Trong bối cảnh sản xuất quy mô nhỏ và manh mún như hiện nay ở Việt
Nam, cần thiết tổ chức phát triển HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng
CĐL. Đối với sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL, mô hình HTX nông nghiệp phù hợp
cần được xây dựng và phát triển đó là mô hình liên kết 04 nhà gồm: i) Doanh
nghiệp tiêu thụ lúa; ii) HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể đại diện cho
các hộ nông dân; iii) Nhà nước: Chính quyền địa phương; các Hội đoàn thể
chính trị; cơ quan cung cấp dịch vụ công nhà nước; iv) Nhà khoa học (các Viện,
trường Đại học). Trong mô hình, HTX nông nghiệp là tác nhân chủ đạo điều
phối liên kết xây dựng CĐL, đại diện cho các hộ nông dân trồng lúa. Các tác
nhân khác trong mô hình có vai trò, trách nhiệm và quyền lợi, nghĩa vụ rõ ràng.
Điều kiện thực thi hiệu quả mô hình HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng
CĐL sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL đó là: trình độ năng lực cán bộ quản lý HTX;
quản trị HTX; khả năng cung cấp dịch vụ cho hộ thành viên; sản xuất được sản
phẩm chất lượng; tuân thủ các cam kết hợp đồng; và sự hỗ trợ từ bên ngoài (nhà
nước và doanh nghiệp).
Để nâng cao vai trò của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL
sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau: i)
Hoàn thiện cơ chế, chính sách để HTX nông nghiệp phát huy vai trò trong
liên kết xây dựng CĐL: tín dụng; đất đai; bảo hiểm nông nghiệp; khuyến
khích doanh nghiệp liên kết với HTX nông nghiệp; quy hoạch và đầu tư nâng
cấp cơ sở hạ tầng vùng liên kết CĐL; ii) Tăng cường năng lực cho cán bộ
quản lý HTX: đào tạo, tập huấn; hỗ trợ HTX quản trị công khai, minh bạch;
hỗ trợ HTX vay vốn để đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ SXKD; iii)
Tăng cường vai trò của HTX nông nghiệp đại diện cho hộ thành viên thực
hiện liên kết xây dựng CĐL: hỗ trợ HTX thực hiện các hành động tập thể và
cung cấp các dịch vụ; huy động sự tham gia của các Hội, đoàn thể; tăng
cường tuyên truyền, vận động; hỗ trợ xây dựng mô hình điểm và tài liệu hóa
tài liệu hướng dẫn HTX nông nghiệp phát triển liên kết xây dựng CĐ
12 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hóa
và phát triển cơ sở lý luận, thực tiễn về vai trò của HTX nông nghiệp trong liên
kết xây dựng CĐL. (ii) Đánh giá đúng thực trạng vai trò của HTX nông nghiệp
trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL; Xác định các lợi ích
kinh tế của HTX nông nghiệp, hộ nông dân và doanh nghiệp trong liên kết xây
dựng CĐL sản xuất lúa. (iii) Phân tích làm rõ những thuận lợi, khó khăn và các
yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng
CĐL sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL. (iv) Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm
nâng cao vai trò của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất
lúa ở vùng ĐBSCL giai đoạn tới.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu trả lời 4 câu hỏi: (1) HTX nông nghiệp có những vai trò như
thế nào trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa? (2) HTX nông nghiệp có
giúp liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa dễ dàng, ổn định hơn không? Trong
liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa, HTX nông nghiệp có giúp giảm chí phí,
tăng lợi nhuận hơn cho hộ nông dân và doanh nghiệp không? (3) Đâu là những
yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng
CĐL sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL? (4) Để phát huy vai trò trong liên kết xây
dựng CĐL sản xuất lúa thì HTX nông nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu nào?
Cần có những giải pháp nào để nâng cao vai trò của HTX nông nghiệp trong
liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL?
Luận án đặt ra 03 giả thuyết cần được kiểm định trong thực tiễn, đó là:
(1) HTX nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tổ chức các hành động
tập thể, giúp phát triển liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa được dễ dàng; (2)
Liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa có HTX nông nghiệp giúp giảm chi phí
thu mua lúa cho doanh nghiệp tiêu thụ; (3) Vai trò HTX nông nghiệp trong
liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa giúp liên kết ổn định hơn các hình thức
liên kết khác, đồng thời đem lại lợi ích kinh tế cao hơn cho hộ nông dân sản
xuất lúa.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vai trò của HTX nông nghiệp trong
liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL. Điều tra, khảo sát thực
trạng vai trò của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa ở
vùng ĐBSCL được thực hiện năm 2016.
5
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp tiếp cận
Để nghiên cứu vai trò của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL
sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL, luận án sử dụng các tiếp cận: tiếp cận thể chế;
phân tích hành động tập thể; tiếp cận mô hình HTX nông nghiệp trong liên kết
xây dựng CĐL; tiếp cận có sự tham gia.
6.2 Đối tượng và phương pháp thu thập thông tin
Nghiên cứu khảo sát tại 04 tỉnh vùng ĐBSCL: An Giang, Hậu Giang,
Đồng Tháp và Bạc Liêu với 50 HTX nông nghiệp, 20 tổ hợp tác (THT); 13
doanh nghiệp tiêu thụ lúa; 139 hộ nông dân trồng lúa. Việc khảo sát các đối
tượng này bằng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi. Ngoài
ra, nghiên cứu còn thực hiện phỏng vấn chuyên gia là cán bộ quản lý nhà nước
và hỗ trợ HTX nông nghiệp tại 04 tỉnh khảo sát.
6.3 Phương pháp phân tích thông tin
Luận án sử dụng các phương pháp: phân tích tổng quan tài liệu; phân tích
thống kê mô tả; phân tích thống kê so sánh; phương pháp phân tích tương quan;
phân tích theo thang điểm; phân tích trường hợp điển hình. Việc xử lí, phân tích
số liệu điều tra sẽ được thực hiện bằng các phần mềm phân tích thống kê
STATA13, Excel2016.
7. Những đóng góp mới của luận án
- Về mặt lý luận: Vận dụng lý thuyết “kinh tế quy mô” (Economies of
scale) và lý thuyết “chi phí giao dịch” (Transaction cost economics), luận án đã
luận giải tính hiệu quả kinh tế trong sự kết hợp giữa liên kết ngang trong tổ chức
HTX nông nghiệp để xây dựng cánh đồng lớn (CĐL) sản xuất lúa và liên kết dọc
giữa HTX nông nghiệp với doanh nghiệp để tiêu thụ lúa cho hộ nông dân thành
viên, với các điểm mới sau: (1) Luận án đã cụ thể hóa cơ sở lý thuyết cho phân
tích, đánh giá vai trò của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL sản
xuất lúa. (2) Trên cơ sở lý thuyết “hành động tập thể” (collective action), luận án
đã luận giải rõ mối liên kết ngang giữa những hộ nông dân thông qua HTX nông
nghiệp để cùng nhau tổ chức sản xuất. (3) Luận án đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu
và phương pháp đánh giá vai trò và các lợi ích của HTX nông nghiệp trong liên
kết xây dựng CĐL sản xuất lúa.
- Về thực tiễn: Nghiên cứu minh chứng được HTX nông nghiệp giúp liên
kết xây dựng CĐL được dễ dàng, ổn định, và đem lại nhiều lợi ích hơn so với các
6
hình thức liên kết khác. Tuy nhiên, HTX nông nghiệp còn nhiều hạn chế, ảnh
hưởng đến việc phát huy được vai trò của HTX trong liên kết xây dựng CĐL sản
xuất lúa ở ĐBSCL như: trình độ, năng lực cán bộ quản lý yếu; quản trị thiếu
minh bạch; thiếu vốn và tài sản, trang thiết bị để cung ứng dịch vụ tốt cho thành
viên. Luận án đã phân tích, làm rõ vai trò của HTX nông nghiệp trong liên kết
xây dựng CĐL sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL chịu ảnh hưởng bởi 02 nhóm yếu tố
gồm nhóm yếu tố bên trong HTX nông nghiệp và nhóm yếu tố bên ngoài HTX
nông nghiệp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đã đưa ra những khuyến
nghị chính sách cụ thể như: i) Hoàn thiện cơ chế, chính sách để HTX nông
nghiệp phát huy vai trò trong liên kết xây dựng CĐL: tín dụng; đất đai; bảo hiểm
nông nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp liên kết với HTX nông nghiệp; quy
hoạch và đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng liên kết CĐL; ii) Tăng cường năng
lực cho cán bộ quản lý HTX: đào tạo, tập huấn; hỗ trợ HTX quản trị công khai,
minh bạch; hỗ trợ HTX vay vốn để đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ
SXKD; iii) Tăng cường hỗ trợ nông dân thông qua HTX để nâng cao vai trò của
HTX nông nghiệp đại diện cho hộ thành viên trong tổ chức thực hiện các hành
động tập thể và cung cấp các dịch vụ sản xuất lúa.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mục lục, danh mục bảng biểu, từ viết tắt, phần mở đầu, kết
luận, và các phụ lục, Luận án được kết cấu gồm 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của hợp tác xã nông
nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn;
- Chương 2. Đánh giá thực trạng vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong
liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long;
- Chương 3. Giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong
liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.
7
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP TRONG LIÊN KẾT XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN
1.1 Khái niệm, nội dung liên kết xây dựng cánh đồng lớn
Theo nghĩa thông thường, “cánh đồng lớn” là cánh đồng có quy mô diện
tích lớn (tiếng Anh là “large-scale field”). Từ “cánh đồng lớn” được dùng ở
Việt Nam, từ tên gọi mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” sản xuất lúa ở vùng
ĐBSCL nhằm đề cập đến một mô hình hợp tác, liên kết giữa những hộ nông
dân trồng lúa trong một vùng với các doanh nghiệp tiêu thụ lúa.
Tuy nhiên, cả trên phương diện nghiên cứu và quy định pháp lý của nhà
nước thì CĐL không đơn thuần để chỉ cánh đồng có quy mô lớn về diện tích, mà
còn là phương thức tổ chức sản xuất, liên kết để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
sản xuất ra trên CĐL đó. Trong nghiên cứu này, liên kết xây dựng CĐL được hiểu
như sau: “Liên kết xây dựng cánh đồng lớn là phương thức tổ chức sản xuất trên
cơ sở hợp đồng hợp tác, liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp, tổ chức
đại diện của nông dân trên cùng cánh đồng có quy mô diện tích đất lớn, các hộ áp
dụng chung quy trình sản xuất, sử dụng đồng bộ cùng loại giống, cùng kế hoạch
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhằm sản xuất ra khối lượng sản phẩm nông
nghiệp hàng hóa lớn, chất lượng cao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng
thu nhập, tăng lợi ích cho nông dân và các đối tác tham gia”.
Nội dung của liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa bao gồm: i) Có
diện tích lớn (theo quy định của UBND từng tỉnh), được chính quyền địa phương
phê duyệt quy hoạch vùng CĐL; ii) Có thực hiện hợp đồng hợp tác, liên kết sản
xuất và tiêu thụ lúa giữa nông dân hoặc tổ chức nông dân (HTX, THT) với doanh
nghiệp; iii) Gieo sạ đồng bộ từ 1-2 loại giống lúa trên diện tích cánh đồng lớn,
trong cùng một vụ sản xuất lúa; iv) Áp dụng đồng bộ quy trình kỹ thuật chung
giữa các hộ nông dân sản xuất lúa: sử dụng phân bón, sử dụng hóa chất và thuốc
BVTV; v) Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ một số khâu trong sản xuất lúa (bơm
nước, phun hóa chất BVTV, làm đất, cắt lúa, vận chuyển lúa); vi) Thực hiện lịch
thời vụ đồng loạt trên cánh đồng lớn (gieo sạ, chăm sóc, thu hoạch) theo kế hoạch
ngành nông nghiệp, và thống nhất trong hợp đồng hợp tác, liên kết.
1.2. Lý luận về liên kết xây dựng cánh đồng lớn
Hai lý thuyết quan trọng liên quan đến liên kết xây dựng cánh đồng lớn,
đó là lý thuyết kinh tế quy mô (economies of scale) và lý thuyết chi phí giao
8
dịch (transaction cost economics). Qua đó cho thấy mục đích chính của liên kết
xây dựng cánh đồng lớn là giảm chi phí giao dịch, nâng cao hiệu quả sản xuất,
đồng thời đem lại lợi ích cho các đối tác tham gia liên kết.
Liên kết xây dựng cánh đồng lớn thúc đẩy liên kết ngang và liên kết dọc
theo chuỗi giá trị:
- Liên kết ngang giữa những hộ nông dân thông qua tổ chức đại diện như
hợp tác xã giúp phát huy lợi thế kinh tế quy mô trên cơ sở tổ chức được các
hành động tập thể, qua đó tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, đồng đều
về chất lượng và giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Hành động tập thể
của các hộ nông dân được thực hiện thông qua tổ chức nông dân đại diện là các
HTX nông nghiệp (hình thành liên kết ngang) và được thể hiện bao gồm: sử
dụng chung cùng loại giống; áp dụng chung QTKT thực hành canh tác; thực
hiện đồng bộ các khâu sản xuất lúa: gieo sạ, làm đất, phụ thuốc BVTV, xử lý
dịch bệnh, thu hoạch); bán chung sản phẩm đầu ra.
- Liên kết dọc giữa nông dân, tổ chức nông dân với doanh nghiệp tiêu thụ
thông qua hợp đồng giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm ổn định, doanh
nghiệp được đảm bảo nguồn cung đầu vào chất lượng. Liên kết dọc trên cơ sở
hợp đồng giúp giảm chi phí giao dịch cho các bên tham gia, góp phần làm tăng
thêm tính ổn định cho các giao dịch thị trường thông qua các cam kết và còn
làm tối thiểu hoá những rủi ro gắn liền với những thay đổi không thuận lợi
trong các điều kiện thị trường.
1.3 Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh
đồng lớn
Trong liên kết xây dựng CĐL, HTX nông nghiệp vừa đóng vai trò thúc
đẩy liên kết ngang giữa các hộ nông dân thông qua các hành động tập thể để tổ
chức sản xuất, vừa thúc đẩy liên kết dọc giữa nông dân với doanh nghiệp theo
chuỗi giá trị. Cụ thể, HTX nông nghiệp có những vai trò sau: i) Thúc đẩy tích
tụ, tập trung ruộng đất nông nghiệp, hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô
lớn; ii) Tổ chức các hành động tập thể để sản xuất ra khối lượng sản phẩm lớn,
đồng đều, chất lượng đảm bảo yêu cầu doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất; iii)
HTX nông nghiệp là tác nhân trung gian chủ đạo, đóng vai trò khâu nối và thúc
đẩy liên kết dọc giữa nông dân với doanh nghiệp; iv) HTX nông nghiệp là đầu
mối tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; v) HTX nông
nghiệp là đơn vị điều phối, giám sát hợp đồng liên kết; vi) HTX nông nghiệp
9
đem lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia liên kết. Doanh nghiệp tham gia liên
kết sẽ có được vùng nguyên liệu ổn định với số lượng lớn, đồng đều và đảm
bảo tiêu chuẩn chất lượng; đồng thời giảm bớt chi phí, công sức liên kết. Người
nông dân giảm được chi phí sản xuất, bán được sản phẩm thuận lợi, đồng thời
tăng vị thế, tiếng nói của mình đối với doanh nghiệp. Tham gia liên kết xây
dựng CĐL còn đem lại lợi ích cho chính bản thân các HTX tham gia, giúp HTX
phát triển tiến lên sản xuất quy mô lớn, hoạt động hiệu quả trong điều kiện tư
liệu đất đai thuộc quyền sở hữu của các hộ gia đình.
1.4 Chỉ tiêu đánh giá vai trò, lợi ích hợp tác xã nông nghiệp đem lại
trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa
Trên cơ sở khung lý thuyết, hệ thống các chỉ tiêu được thu thập sẽ được
phân tích theo 02 nhóm: i) Nhóm chỉ tiêu đánh giá vai trò của HTX nông
nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa: các chỉ tiêu đánh giá nội dung
HTX nông nghiệp thực hiện trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa (gieo sạ
cùng loại giống; áp dụng chung quy trình kỹ thuật; áp dụng cơ giới hóa đồng bộ
một số khâu trong sản xuất; thực hiện lịch thời vụ); các chỉ tiêu đánh giá hình
thức HTX nông nghiệp thực hiện trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa; các
chỉ tiêu đánh giá mức độ vai trò HTX nông nghiệp thực hiện trong liên kết xây
dựng CĐL sản xuất lúa. ii) Nhóm chỉ tiêu đánh giá lợi ích các bên khi có HTX
nông nghiệp tham gia liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa: lợi ích đối với hộ
nông dân thành viên HTX; lợi ích đối với HTX nông nghiệp; lợi ích đối với
doanh nghiệp liên kết với HTX nông nghiệp.
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của hợp tác xã nông nghiệp
trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa
a) Nhóm yếu tố bên trong hợp tác xã nông nghiệp
- Trình độ, năng lực cán bộ quản lý HTX: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra là
trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý HTX ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động và thực hiện liên kết của HTX.
- Tổ chức quản trị HTX công khai, minh bạch: Quản trị là một trong
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của một HTX nói chung
và vai trò của HTX trong thực hiện liên kết nói riêng, nó thể hiện mối quan hệ
giữa các thành viên HTX với HĐQT và các bộ phận quản lí của HTX.
- Vốn, tài sản và trang thiết bị phục vụ liên kết của HTX: Để tổ chức cung
ứng được vật tư đầu vào phục vụ sản xuất cho hộ nông dân, cung cấp các dịch
10
vụ sản xuất (làm đất, thu hoạch,...), dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho
thành viên đòi hỏi HTX phải có vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, đủ điều
kiện cung cấp dịch vụ cho các hộ thành viên HTX.
- Yếu tố từ phía hộ nông dân thành viên HTX: i) Quy mô sản xuất và nhu
cầu liên kết của hộ nông dân. Quy mô sản xuất của hộ nông dân là một trong
các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản; ii) Nhu cầu,
động lực và nhận thức của hộ nông dân liên kết. Nhận thức của hộ nông dân đối
với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp
đến các quyết định liên kết; iii) Điều kiện kinh tế của hộ nông dân: cũng có thể
ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà họ sản xuất ra;
iv) Sự cam kết của hộ nông dân trong liên kết. Có 03 loại cam kết của hộ nông
dân là: cam kết cảm xúc, cam kết duy trì và cam kết đạo đức.
b) Nhóm yếu tố bên ngoài hợp tác xã nông nghiệp
- Năng lực và mức độ đầu tư hỗ trợ liên kết của doanh nghiệp liên kết.
Các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế lớn sẵn sàng hỗ trợ vật tư, giống, vốn, kỹ
thuật cho quá trình sản xuất của hộ nông dân thì liên kết sẽ thuận lợi hơn.
- Chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đóng vai trò thúc đẩy HTX nông
nghiệp thực hiện liên kết để sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa.
- Sự phát triển của thị trường nông sản. Sự tham gia của HTX trong liên
kết xây dựng CĐL chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của thị trường nông sản.
- Điều kiện CSHT như đường giao thông, thủy lợi, điện, kho bãi, thông tin liên
lạc,. có vai trò quan trọng để phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
1.5 Kinh nghiệm hợp tác xã nông nghiệp ở nước ngoài trong liên kết
xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa
Qua nghiên cứu mô hình HTX nông nghiệp Phi Mai ở Thái Lan và HTX
nông nghiệp JA Niigata Mirai ở Nhật Bản có thể rút ra bài học kinh nghiệm để
HTX nông nghiệp phát huy vai trò trong liên kết xây dựng CĐL là: Để HTX
nông nghiệp liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa thành công đòi hỏi HTX nông
nghiệp phải tổ chức cung ứng được các dịch vụ đầu vào sản xuất lúa có chất
lượng để phục vụ cho các hộ thành viên. Qua đó, các hộ thành viên được HTX
cung ứng vật tư đầu vào đảm bảo chất lượng, và được mua với giá rẻ hơn so với
bên ngoài. Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vai trò của HTX nông
nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL đó là: i) Đội ngũ cán bộ quản lý HTX có
năng lực, có tầm nhìn và đề ra chiến lược phát triển đúng đắn cho HTX, tạo
11
được lòng tin đối với thành viên; ii) Tổ chức bộ máy điều hành HTX chuyên
nghiệp (thuê Giám đốc, nhân viên có chuyên môn), tách bạch bộ máy quản lý
với bộ máy điều hành HTX; iii) Huy động vốn góp của các thành viên; iv) Luôn
đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và có sự kiểm tra chéo, vì lợi ích
chung của các thành viên; v) HTX tổ chức đa dạng các hoạt động dịch vụ, cung
cấp được các dịch vụ đầu vào sản xuất lúa đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý
cho các thành viên; vi) Có sự hỗ trợ của Nhà nước: đào tạo cán bộ quản lý
HTX, tổ chức quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kết nối thị trường, xúc
tiến thương mại sản phẩm cho HTX.
CHƯƠNG 2.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG
NGHIỆP TRONG LIÊN KẾT XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN SẢN
XUẤT LÚA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1 Khái quát tình hình hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây
dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
Vùng ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh, thành phố là: Long An, Tiền Giang, Vĩnh
Long, Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang Kiên Giang, Bến Tre,
Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau. Thế mạnh kinh tế của ĐBSCL là
ngành nông nghiệp, là khu vực dẫn đầu cả nước về xuất khẩu lúa gạo, trái cây
và thủy sản.
Trong ngành hàng lúa gạo, ĐBSCL có trên 3,8 triệu ha đất nông nghiệp,
diện tích canh tác lúa từ 1,6-1,8 triệu ha, diện tích gieo trồng lúa đạt 3,8 triệu
ha, có gần 2 triệu hộ sản xuất lúa, trung bình 0,87 ha/hộ. Vùng cung cấp 90%
sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, tuy vậy, ngành sản xuất lúa gạo ở
ĐBSCL vẫn còn nhiều khó khăn. Do sản xuất manh mún, nên chất lượng gạo
không đồng đều và chất lượng chưa cao. Bên cạnh đó, việc liên kết sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị chưa được hình thành phổ
biến, và còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân chính đó là do thiếu
các tổ chức nông dân đủ mạnh như các HTX nên người nông dân đa số vẫn phải
“tự làm, tự bán” là chính, dẫn đến rủi ro nhiều trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
và thu nhập của người dân.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tính đến hết năm 2017, toàn
vùng ĐBSCL có 1.304 HTX nông nghiệp (chiếm 11,16% tổng số cả nước),
12
trong đó có 351 HTX nông nghiệp với 43.456 hộ nông dân thành viên tham gia
sản xuất lúa gạo. Nhìn chung các HTX nông nghiệp chưa có đủ năng lực để liên
kết với doanh nghiệp để thu mua sản phẩm của người dân; chưa đảm nhận tốt
được khâu tổ chức sản xuất và quản lý chất lượng nông sản theo quy trình sản
xuất tiên tiến, hỗ trợ nông dân thu hoạch và bảo quản sản phẩm; chưa biết xây
dựng các phương án/dự án kinh doanh có hiệu quả. Vì thế, việc phát triển liên
kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn chậm. Các liên kết vẫn còn lỏng lẻo, tình
trạng phá vỡ hợp đồng liên kết vẫn thường xuyên xảy ra.
Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ HTX nông
nghiệp tham gia liên kết xây dựng CĐL như: Chính sách liên kết xây dựng
CĐL theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày
5/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (có hiệu lực từ ngày 20/8/2018 và thay thế
cho Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg); Đề án thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô
hình Hợp tác xã kiểu mới tại vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2020 theo Quyết
định số 445/QĐ-TTg; Đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông
nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 theo Quyết định số 461/QĐ-TTg;
Chính sách tín dụng khuyến khích phát triển liên kết theo chuỗi giá trị theo
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, kết quả hỗ trợ
phát triển HTX trong liên kết xây dựng CĐL chưa được thực sự hiệu quả.
Nguyên nhân chính là do chính sách hỗ trợ khá dàn trải, chưa tập trung giải
quyết những yêu cầu cấp thiết trong tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ sản
phẩm, xây dựng CĐL. Chế tài xử lý các tranh chấp hợp đồng liên kết sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm không được quy định cụ thể nên không xử lý được các
tranh chấp hợp đồng dẫn đến rủi ro cho cả doanh nghiệp và nông dân. Ngoài ra,
do các địa phương không bố trí được nguồn kinh phí để thực hiện chính sách.
2.2 Đánh giá thực trạng vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên
kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
2.2.1 Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh
đồng lớn sản xuất lúa
a) Thúc đẩy tích tụ, tập trung ruộng đất nông nghiệp, hình thành vùng sản
xuất tập trung quy mô lớn:
HTX nông nghiệp thực hiện liên kết xây dựng CĐL sẽ thúc đẩy tích tụ,
tập trung ruộng đất nông nghiệp, hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn
13
dễ dàng hơn so với các hình thức liên kết khác. Để hình thành vùng CĐL sản
xuất lúa, các HTX nông nghiệp ở vùng ĐBSCL thực hiện theo hai hình thức, đó
là: i) HTX thuê lại ruộng của các hộ nông dân, sau đó HTX tự tổ chức sản xuất
cùng một loại giống, sản xuất theo quy trình kỹ thuật thống nhất theo yêu cầu
của doanh nghiệp mà HTX ký hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm. Điển hình
thực hiện theo hình thức này là trường hợp của HTX Đức Huệ ở tỉnh Đồng
Tháp. ii) HTX xác định 1-2 loại giống theo yêu cầu của doanh nghiệp, sau đó
vận động các hộ thành viên trên cùng cánh đồng sản xuất chung 1-2 loại giống
đã xác định. Sau đó HTX xây dựng kế hoạch thời vụ và hướng dẫn áp dụng
QTKT canh tác chung. Đây là cách làm khá phổ biến hiện nay đối với các HTX
nông nghiệp ở vùng ĐBSCL.
b) Tổ chức các hành động tập thể để sản xuất ra khối lượng sản phẩm
lớn, đồng đều và đảm bảo chất lượng, giảm chi phí sản xuất
Kết quả nghiên cứu cho thấy: HTX nông nghiệp có nhiều thuận lợi trong
liên kết xây dựng CĐL. Vai trò của HTX nông nghiệp thể hiện rõ nét trong các
khâu: tổ chức các hộ nông dân gieo sạ đồng bộ từ 1-2 loại giống lúa trong vụ
trên CĐL; tổ chức cho các hộ nông dân gieo sạ cùng đợt theo kế hoạch; tổ chức
các hộ nông dân thu hoạch cùng đợt theo kế hoạch. Riêng khâu áp dụng QTKT
sản xuất chung và thực hành chung về sử dụng phân bón, hóa chất; áp dụng
động bộ một số khâu trong sản xuất lúa thì vai trò của HTX mờ nhạt hơn. Lí do
là vì nhiều doanh nghiệp hợp đồng liên kết không yêu cầu các hộ bắt buộc phải
áp dụng cùng 01 QTKT canh tác, còn các hộ nông dân thì không chịu thay đổi
thói quen canh tác lúa khi doanh nghiệp yêu cầu, và nếu việc áp dụng QTKT
canh tác không giúp tăng lợi nhuận.
c) Hợp tác xã nông nghiệp là tác nhân trung gian chủ đạo, đóng vai trò
khâu nối và thúc đẩy liên kết dọc với doanh nghiệp
HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL theo 03 hình thức: i) HTX
chỉ làm trung gian liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp (trung gian
hưởng hoa hồng từ doanh nghiệp): chiếm 48% tổng số HTX khảo sát; ii) HTX
hợp đồng mua đứt bán đoạn với hộ nông dân và doanh nghiệp: chỉ có 6% HTX
khảo sát; iii) HTX đại diện cho thành viên để đàm phán, ký hợp đồng liên kết
sản xuất và tiêu thụ lúa với doanh nghiệp (hình thức tiêu thụ tập trung qua
HTX): có 46% HTX khảo sát.
d) Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong điều phối, giám sát thực hiện
hợp đồng liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ lúa
14
HTX nông nghiệp còn có vai trò rất quan trọng trong ký kết và thực hiện
hợp đồng liên kết với doanh nghiệp, được thể hiện: đại diện hộ thành viên đàm
phán và ký hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa với doanh nghiệp; đại diện
hộ thành viên để đàm phán về giá bán lúa với doanh nghiệp trước thời điểm thu
hoạch lúa; nhận đầu tư ứng trước từ doanh nghiệp và cấp lại cho hộ thành viên,
đồng thời thu hồi nợ từ hộ thành viên để hoàn trả lại doanh nghiệp; đại diện hộ
thành viên để thanh toán tiền bán lúa với doanh nghiệp và hoàn trả lại hộ nông dân.
e) Hợp tác xã nông nghiệp với vai trò là đầu mối tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
Khi liên kết xây dựng CĐL với HTX nông nghiệp, các doanh nghiệp có
nhiều thuận lợi như: i) Không phải ký hợp đồng với từng hộ nông dân, qua đó
giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí liên kết; ii) Xây dựng được vùng nguyên
liệu ổn định, giúp doanh nghiệp kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm,
nhờ đó thu mua nguyên liệu được dễ dàng, thuận lợi; iii) Giảm thất thoát trong
thu hồi nợ đầu tư ứng trước; hạn chế tình trạng phá vỡ hợp đồng do hộ nông
dân không thực hiện đúng cam kết.
f) Hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất
lúa giúp đem lại lợi ích cho hộ nông dân và hợp tác xã
- Đối với hộ nông dân sản xuất lúa:
+) Tăng năng suất lúa: HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL
giúp năng suất lúa tăng cao hơn. Nguyên nhân làm tăng năng suất lúa chủ yếu
nhờ 03 yếu tố: thay đổi giống lúa (chủ yếu chuyển từ giống lúa thường sang
giống lúa chất lượng cao, có xác nhận chất lượng); áp dụng QTKT canh tác
mới; được hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa. Ngoài ra, năng suất lúa tăng hơn
một phần nhờ hộ nông dân được HTX cung cấp dịch vụ tưới tiêu nước, làm đất,
phun xịt, tốt hơn.
+) Tăng giá bán lúa: Nhờ chuyển đổi sang giống lúa chất lượng, thay đổi
QTKT sản xuất nên khi tham gia hợp đồng liên kết xây dựng CĐL nên giá bán
lúa tăng cao hơn so với không làm liên kết CĐL.
+) Giảm chi phí sản xuất lúa: Không chỉ tăng năng suất, tăng giá bán,
HTX nông nghiệp tham gia liên kết xây dựng CĐL còn giúp giảm chi phí sản
xuất lúa của hộ nông dân. Lí do là tham gia liên kết CĐL, hộ nông dân được
hướng dẫn và áp dụng đồng bộ các thực hành canh tác trên CĐL (một phải năm
giảm-1P5G, ba giảm ba tăng-3G3T), nên giảm được khối lượng giống sử dụng,
15
giảm phân bón và thuốc BVTV, giảm chi phí dịch vụ (làm đất, phun thuốc
BVTV, thủy lợi,...).
+) Tăng lợi nhuận sản xuất lúa: Tăng năng suất, tăng giá bán và giảm chi
phí sản xuất, nhờ đó lợi nhuận của hộ nông dân sản xuất lúa tăng.
+) Hộ nông dân được nhận các hỗ trợ của doanh nghiệp: Tham gia liên kết
CĐL, hộ nông dân thành viên HTX còn được doanh nghiệp hỗ trợ ứng trước
tiền mặt, vật tư đầu vào, được HTX cung ứng vật tư đầu vào thuận tiện, đảm
bảo chất lượng, giá cả hợp lý, được hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa, được hỗ
trợ phòng trừ dịch bệnh,.
- Đối với hợp tác xã nông nghiệp: Những lợi ích của HTX nông nghiệp
trong liên kết xây dựng CĐL đó là: i) Giúp nâng cao vai trò của HTX trong
phục vụ thành viên; ii) HTX thuận lợi trong chỉ đạo thời vụ sản xuất, thu hoạch;
iii) Giúp nâng cao năng lực HTX; iv) HTX dễ dàng hơn khi theo dõi và phòng
trừ dịch bệnh cho lúa; v) Giúp HTX tìm kiếm và ký hợp đồng liên kết tiêu thụ
lúa với doanh nghiệp được dễ dàng; vi) Giúp HTX dễ tổ chức các dịch vụ sản
xuất lúa để cung ứng cho hộ thành viên; vii) Thuận lợi cho đầu tư CSHT sản
xuất: thủy lợi, giao thông nội đồng, kho bãi; viii) Giúp HTX mở rộng các hoạt
động SXKD để phục vụ thành viên.
2.3 Nghiên cứu điển hình về vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên
kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
Nghiên cứu 03 mô hình điển hình về vai trò HTX nông nghiệp trong liên
kết xây dựng CĐL sản xuất ở ĐBSCL đó là: i) Mô hình HTX nông nghiệp tổ
chức cung ứng dịch vụ và tiêu thụ lúa tập trung cho các hộ thành viên trong liên
kết xây dựng CĐL (HTX Tân Cường ở tỉnh Đồng Tháp); ii) Mô hình HTX
nông nghiệp thuê ruộng đất của hộ thành viên để thực hiện liên kết xây dựng
CĐL (HTX Đức Huệ ở tỉnh Đồng Tháp); iii) Mô hình HTX nông nghiệp do
doanh nghiệp hỗ trợ để làm trung gian liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp
(HTX Vĩnh Bình ở An Giang).
Qua phân tích 03 mô hình điển hình cho thấy: để tổ chức liên kết CĐL,
HTX nông nghiệp có nhiều cách thức thực hiện khác nhau, đó là: tổ chức cung
ứng dịch vụ và tiêu thụ tập trung qua HTX như trường hợp HTX Tân Cường;
HTX thuê lại đất của hộ thành viên để tổ chức sản xuất CĐL và liên kết tiêu thụ
như trường hợp HTX Đức Huệ; hoặc HTX chỉ làm trung gian liên kết, là cánh
tay nối dài của doanh nghiệp như trường hợp HTX nông nghiệp Vĩnh Bình. Tuy
16
nhiên, để phát huy vai trò của HTX là tổ chức kinh tế tập thể, mang lại nhiều lợi
ích cho hộ thành viên và phù hợp với điều kiện, năng lực hiện nay của HTX thì
cách làm như HTX Tân Cường là phù hợp nhất. Chính sách nhà nước, cũng cần
khuyến khích phát triển các HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL
như trường hợp HTX Tân Cường. Để làm được điều đó, cần hỗ trợ nâng cao
năng lực quản trị, năng lực tổ chức sản xuất CĐL, liên kết thị trường cho đội
ngũ cán bộ quản lý HTX.
2.4 Thuận lợi, khó khăn và nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp
thực hiện liên kết xây dựng cánh đồng lớn
2.4.1 Thuận lợi, khó khăn của hợp tác xã nông nghiệp
- Thuận lợi của các HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL gồm: i)
Chính quyền địa phương quy hoạch vùng CĐL; ii) Cơ sở hạ tầng vùng liên kết
CĐL sản xuất lúa tốt, thuận lợi; iii) Sự hỗ trợ tích cực của Chính quyền địa
phương: hỗ trợ tìm kiếm, kết nối với doanh nghiệp thu mua lúa; tuyên truyền, vận
động hộ nông dân tham gia liên kết xây dựng CĐL; xử lý khi có tranh chấp; iv) Dễ
vận động được các hộ áp dụng QTKT chung, chuyển đổi giống lúa theo yêu cầu
của doanh nghiệp; v) Doanh nghiệp liên kết thu mua lúa ổn định, kịp thời.
- Những khó khăn của các HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL
đó là: i) Quy trình kỹ thuật chung canh tác lúa phức tạp, khó thay đổi thói quen
canh tác lúa của hộ nông dân; ii) Doanh nghiệp ký hợp đồng liên kết CĐL
nhưng không thu mua với giá cao hơn bên ngoài thị trường tự do; iii) Hộ nông
dân không tuân thủ hợp đồng đã ký với doanh nghiệp. Đây là khó khăn, trở ngại
rất lớn đối với HTX cũng như doanh nghiệp khi ký hợp đồng liên kết xây dựng
CĐL; iv) Doanh nghiệp không đầu tư ứng trước (tiền mặt, vật tư) theo hình
thức trả chậm; doanh nghiệp không thu mua lúa kịp thời theo lịch thông báo;
doanh nghiệp yêu cầu phải vận chuyển lúa về kho của doanh nghiệp nhưng
HTX không tổ chức được dịch vụ vận chuyển lúa; v) HTX không vận động
được các hộ tham gia áp dụng QTKT chung hoặc chuyển đổi giống lúa; và
HTX không tổ chức được các dịch vụ phục vụ sản xuất lúa cho các hộ thành
viên; vi) Các khó khăn khác: không nhận được chính sách hỗ trợ gì của Nhà
nước khi HTX tham gia liên kết xây dựng CĐL; Cơ sở hạ tầng yếu kém (kênh
mương, đê bao, giao thông) nên không hình thành được vùng liên kết CĐL.
2.4.2 Nhu cầu hỗ trợ phát triển liên kết xây dựng cánh đồng lớn
- Nhu cầu hỗ trợ của HTX nông nghiệp: i) Đầu tư, nâng cấp CSHT sản
xuất lúa vùng CĐL (giao thông, thủy lợi); ii) Hỗ trợ hộ nông dân tham gia liên
17
kết xây dựng CĐL: tập huấn, hướng dẫn áp dụng QTKT chung sản xuất lúa; hỗ
trợ giống lúa chất lượng; hỗ trợ hộ nông dân ứng trước vật tư sản xuất lúa;
tuyên truyền, vận động người dân tham gia liên kết xây dựng CĐL; iii) Hỗ trợ
HTX: tập huấn nâng cao năng lực quản trị cho cán bộ quản lý HTX; hỗ trợ
HTX vay vốn ưu đãi để mua máy móc phục vụ hộ thành viên (máy làm đất,
gieo sạ, phun thuốc, thu hoạch,); hướng dẫn HTX theo dõi, phòng trừ sâu
bệnh; hỗ trợ HTX đàm phán hợp đồng doanh nghiệp; hỗ trợ HTX tìm kiếm
doanh nghiệp hợp đồng bao tiêu lúa cho HTX; hỗ trợ HTX thuê đất của hộ
nông dân; iv) Có sự tham gia của Chính quyền và các Hội Đoàn thể địa phương
trong xử lý các trường hợp vi phạm hợp đồng đã ký.
- Mong muốn của hộ nông dân đối với HTX nông nghiệp: Nhiều hộ có
mong muốn ký hợp đồng qua HTX nông nghiệp, tuy nhiên HTX phải đáp ứng
được các yêu cầu: tìm kiếm doanh nghiệp ký hợp đồng liên kết tiêu thụ lúa ổn
định; tổ chức cung cấp dịch vụ, đầu vào sản xuất lúa đảm bảo chất lượng với
giá hợp lý; tìm kiếm doanh nghiệp ký hợp đồng liên kết thu mua lúa với giá
cao; HTX quản lý công khai, minh bạch về tài chính; HTX phải bảo vệ quyền
lợi, lợi ích cho hộ nông dân thành viên.
- Nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp để thực hiện liên kết xây dựng CĐL:
hỗ trợ quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng liên kết CĐL; đầu tư,
nâng cấp CSHT sản xuất lúa vùng CĐL (giao thông, thủy lợi); tuyên truyền,
vận động người dân tham gia liên kết xây dựng CĐL; hỗ trợ doanh nghiệp vay
vốn ưu đãi để: đầu tư ứng trước cho hộ nông dân và HTX tham gia; đầu tư cơ
sở chế biến, kho bãi phục vụ liên kết; hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán
bộ HTX nông nghiệp; hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa cho hộ nông dân; có sự
tham gia của chính quyền và các Hội Đoàn thể địa phương trong xử lý các
trường hợp vi phạm hợp đồng đã ký.
2.5 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của hợp tác xã nông
nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long
Phân tích vai trò của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL ở
vùng ĐBSCL được thực hiện bằng cách tính điểm trung bình vai trò của mỗi
HTX khảo sát trong nhóm 25 HTX liên kết xây dựng CĐL. Mỗi HTX khảo sát
được hỏi ý kiến đánh giá về các vai trò của HTX trong tổ chức thực hiện các
hành động tập thể của hộ nông dân trong liên kết xây dựng CĐL. Mỗi vai trò
18
của HTX được đánh giá theo các mức thang điểm: i) Rất tốt: 4 điểm; ii) Tốt: 3
điểm; iii) Trung bình: 2 điểm; iv) Kém: 1 điểm; v) Rất kém: 0 điểm.
Kết quả phân tích định tính cho thấy có 09 yếu tố ảnh hưởng tích cực đến
vai trò của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL, trong đó: i) 06 yếu
tố bên trong HTX, đó là: quản trị HTX; trình độ, năng lực cán bộ quản lý HTX;
vốn của HTX; tài sản của HTX; lợi ích của hộ nông dân tham gia liên kết xây
dựng CĐL; nhận thức và sự cam kết của hộ nông dân thực hiện liên kết; ii) 03
yếu tố bên ngoài HTX, đó là: mức hỗ trợ của doanh nghiệp liên kết xây dựng
CĐL với HTX; chính sách hỗ trợ của Nhà nước; điều kiện cơ sở hạ tầng liên kết
CĐL (giao thông, kênh mương, đê bao,).
CHƯƠNG 3.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
TRONG LIÊN KẾT XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN SẢN XUẤT LÚA Ở
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1 Bối cảnh, quan điểm xây dựng và phát triển hợp tác xã nông
nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long
3.1.1 Bối cảnh
- Yêu cầu đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp và tái cơ cấu ngành nông
nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới đặt ra yêu cầu phát triển HTX và thúc đẩy
hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân.
- Vị trí, vai trò của HTX nông nghiệp trong chiến lược tái cơ cấu ngành
nông nghiệp và phát triển chuỗi giá trị lúa gạo.
- Chủ trương xây dựng và phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới hoạt
động có hiệu quả trong nông nghiệp của Chính phủ, đó là: thí điểm xây dựng
mô hình HTX kiểu mới tại vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết
định số 445/QĐ-TTg; phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt
động có hiệu quả đến năm 2020 theo Quyết định 461/QĐ-TTg.
- Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phát triển các tổ chức người nông dân, trong
đó có HTX nông nghiệp.
- Phát triển HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL là hướng đi tất
yếu trong phát triển lúa gạo vùng ĐBSCL.
19
3.1.2 Quan điểm phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây
dựng cánh đồng lớn
- Xây dựng và phát triển HTX nông nghiệp hoạt động theo đúng bản chất
HTX của Liên minh HTX quốc tế (ICA) và Luật HTX năm 2012 của Việt Nam.
- Xây dựng và phát triển HTX nông nghiệp phù hợp với năng lực quản lý
và hoạt động, phát huy được vai trò chủ đạo trong liên kết xây dựng CĐL.
- Lựa chọn xây dựng và phát triển HTX nông nghiệp phù hợp với điều
kiện và năng lực của tổ chức kinh tế tập thể.
- Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc thù và có điều kiện để
phát huy vai trò của HTX trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa ở ĐBSCL.
- Để nâng cao vai trò của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL,
chính sách hỗ trợ của Nhà nước không chỉ hỗ trợ HTX và thành viên HTX, mà
còn khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp liên kết.
3.2 Đề xuất hoàn thiện mô hình hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết
xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
Từ các kết quả nghiên cứu, NCS đề xuất mô hình HTX nông nghiệp trong
liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL gồm các tác nhân chính
tham gia như sau: (1) Doanh nghiệp tiêu thụ lúa: Hợp đồng liên kết xây dựng
CĐL với HTX; (2) HTX nông nghiệp: Là tác nhân chủ đạo điều phối liên kết
xây dựng CĐL, đại diện cho các hộ nông dân trồng lúa; (3) Cơ quan Nhà nước,
gồm: i) Chính quyền địa phương (Đảng ủy, UBND xã); ii) Cơ quan cung cấp
dịch vụ công của nhà nước: khuyến nông, BVTV; iii) Các Hội, đoàn thể chính
trị cơ sở; (4) Nhà khoa học: các Viện nghiên cứu, trường đại học.
Trong mô hình, HTX nông nghiệp là tác nhân chủ đạo điều phối liên kết
xây dựng CĐL, đại diện cho các hộ nông dân trồng lúa. Các tác nhân khác
trong mô hình có vai trò, trách nhiệm và quyền lợi, nghĩa vụ rõ ràng.
Để phát huy được vai trò trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa ở
ĐBSCL thì các HTX nông nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản đó là: lãnh
đạo quản lý HTX nông nghiệp có trình độ, năng lực quản trị tốt; HTX được
quản trị minh bạch và hiệu quả; tổ chức được các hoạt động SXKD, cung cấp
dịch vụ tốt phục vụ thành viên; tổ chức sản xuất được các sản phẩm chất lượng
cao, có tiêu chuẩn chất lượng; hộ nông dân thành viên khi thực hiện hợp đồng
liên kết xây dựng CĐL cần có ý thức tuân thủ hợp đồng; có sự hỗ trợ từ bên
20
ngoài HTX (Chính sách hỗ trợ của Nhà nước, và của các chương trình/ dự án;
mức độ đầu tư và sự hỗ trợ của doanh nghiệp tham gia liên kết xây dựng CĐL).
3.2 Giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên
kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
3.2.1 Nhóm giải pháp 1: Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo môi
trường thuận lợi để HTX nông nghiệp hoạt động và phát huy vai trò trong
liên kết chuỗi giá trị nông sản
- Hoàn thiện chính sách phát triển các hình thức liên kết chuỗi giá trị
nông sản có sự tham gia của hợp tác xã nông nghiệp: i) Hoàn thiện chính sách
phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị;
ii) Hoàn thiện chính sách tín dụng liên kết, trong đó có chính sách tín dụng đối
với HTX nông nghiệp tham gia liên kết; iii) Xây dựng và hoàn thiện cơ chế,
chính sách tích tụ đất nông nghiệp để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp quy mô
lớn; iii) Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách hướng đến thúc đẩy HTX
tham gia sâu vào liên kết chuỗi giá trị; iv) Phát triển thị trường bảo hiểm nông
nghiệp gắn với liên kết xây dựng cánh đồng lớn.
- Quy hoạch và đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng sản xuất cánh đồng
lớn: i) UBND các tỉnh quy định tiêu chí vùng CĐL sản xuất lúa tập trung chất
lượng cao, vùng sản xuất lúa đặc sản trên địa bàn tỉnh; ii) Quy hoạch và công
bố quy hoạch các vùng CĐL sản xuất lúa tập trung chất lượng cao, vùng sản
xuất lúa đặc sản trên cơ sở khảo sát, đánh giá các điều kiện về thổ nhưỡng,
nguồn nước, thời tiết khí hậu từng vùng, tiểu vùng; iii) Đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ
tầng các vùng CĐL sản xuất lúa tập trung chất lượng cao, vùng sản xuất lúa đặc
sản: kênh mương, giao thông nội đồng; iv) Khuyến khích hộ nông dân, doanh
nghiệp, HTX thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất để thuận lợi trong việc xây
dựng vùng CĐL sản xuất lúa tập trung chất lượng cao, vùng sản xuất lúa đặc
sản; v) Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu, phát triển liên
kết với HTX, hộ nông dân sản xuất lúa; vi) Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp và
HTX nông nghiệp liên kết xây dựng dự án hoặc phương án CĐL.
- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư liên kết với các hợp tác xã nông
nghiệp để xây dựng cánh đồng lớn: i) Tạo điều kiện, ưu đãi cho doanh nghiệp
liên kết thuê đất để xây dựng nhà xưởng, kho bãi, cơ sở bảo quản, chế biến
nông sản; hỗ trợ doanh nghiệp chi phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ chi phí thuê
đất, miễn, giảm tiền thuê đất; ii) Hỗ trợ lãi suất vay vốn ưu đãi để doanh nghiệp
21
có vốn đầu tư liên kết; iii) Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng dự án liên kết
xây dựng CĐL với HTX.
3.2.2 Nhóm giải pháp 2: Tăng cường năng lực và điều kiện hoạt động
cho hợp tác xã nông nghiệp thực hiện liên kết xây dựng cánh đồng lớn
- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ hợp tác xã, nhất
là người đứng đầu hợp tác xã: Đào tạo Chủ tịch HĐQT và Giám đốc của HTX
như một nhà doanh nghiệp về quản trị HTX, lập kế hoạch SXKD của HTX dựa
trên lợi thế của HTX, kiến thức về thị trường, nghiên cứu thị trường,
- Tăng cường quản trị hợp tác xã, giúp hợp tác xã nông nghiệp quản trị
công khai, minh bạch: i) Hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ để HTX thực hiện quản trị
công khai, minh bạch; ii) Tăng cường kiểm tra các HTX về quản lý tài chính,
báo cáo tài chính của HTX để đảm bảo các HTX thực hiện đúng quy định; iii)
Tăng cường công tác hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp cho các HTX.
- Hỗ trợ để hợp tác xã tiếp cận vay vốn và đầu tư tài sản, trang thiết bị
phục vụ liên kết xây dựng cánh đồng lớn: i) Nhà nước đảm bảo nguồn vốn và
ưu tiên cho các HTX trong liên kết xây dựng CĐL được vay vốn với lãi suất ưu
đãi để mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ liên kết, xây dựng CĐL; ii) Tập
huấn, hướng dẫn các HTX xây dựng dự án, phương án liên kết xây dựng CĐL
và làm các hồ sơ vay vốn.
3.2.3 Nhóm giải pháp 3: Tăng cường vai trò của hợp tác xã nông
nghiệp đại diện cho hộ thành viên thực hiện liên kết xây dựng cánh đồng lớn
- Hỗ trợ hợp tác xã tổ chức thực hiện các hành động tập thể trong xây
dựng cánh đồng lớn và phát triển các dịch vụ, đem lại lợi ích cho thành viên: i)
Hướng dẫn HTX nông nghiệp xây dựng phương án sản xuất kinh doanh; ii) Hỗ
trợ các HTX nông nghiệp thực hiện áp dụng chung các quy trình kỹ thuật canh
tác chung, bền vững (GAP, GlobalGAP,); iii) Tập huấn, hướng dẫn cho các
thành viên HTX áp dụng QTKT sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng; hỗ trợ một
phần chi phí chứng nhận chất lượng sản phẩm thông qua HTX; iv) Tư vấn,
hướng dẫn HTX xác định nhu cầu dịch vụ của thành viên; xác định khả năng
đáp ứng nhu cầu dịch vụ của HTX; xây dựng phương án/ kế hoạch cung ứng
dịch vụ của HTX; v) Hướng dẫn HTX tổ chức cung cấp dịch vụ phục vụ hộ
nông dân tham gia liên kết xây dựng CĐL.
- Huy động sự tham gia của các Hội đoàn thể, Chính quyền địa phương: i)
Quy định về giải quyết tranh chấp cũng như hỗ trợ sự tham gia hòa giải của các
tổ chức thành viên Mặt trận tổ quốc đóng vai trò như các tổ chức trung gian hòa
giải. Huy động và hỗ trợ các Hội đoàn thể chính trị cơ sở cấp xã tham gia hòa
22
giải, giải quyết khi có tranh chấp; ii) Đảng ủy, chính quyền địa phương cần
phân công và giao nhiệm vụ cho các Hội đoàn thể chính trị cấp xã hỗ trợ, theo
dõi các hợp đồng liên kết trên vùng CĐL.
- Giải pháp về tuyên truyền, vận động: i) Các địa phương cần tăng
cường tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, giúp người nông dân hiểu được
lợi ích khi tham gia HTX, tham gia liên kết xây dựng CĐL, từ đó người nông
dân tự nguyện tham gia; ii) Thông tin về chủ trương của Đảng, cơ chế chính
sách của Nhà nước về phát triển liên kết, xây dựng CĐL; iii) Thông tin về
quy hoạch vùng CĐL, vùng sản xuất lúa chất lượng cao; iv) Các Hội đoàn
thể chính trị tổ chức thông tin, tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ các thành viên và
thực hiện đúng hợp đồng liên kết.
- Hỗ trợ xây dựng mô hình điểm và tài liệu hóa tài liệu hướng dẫn HTX
nông nghiệp phát triển liên kết xây dựng CĐL: i) Hỗ trợ xây dựng mô hình điểm
HTX nông nghiệp phát triển liên kết xây dựng CĐL làm cơ sở đánh giá, tổng kết
để rút ra bài học kinh nghiệm; ii) Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện liên kết
để các bên tham gia liên kết có thể nắm rõ cơ chế, vai trò trách nhiệm của mỗi bên,
tạo sự minh bạch và thuận lợi cho hoạt động liên kết.
KẾT LUẬN
Hợp tác xã nông nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa tập
trung, quy mô lớn. Hình thức HTX trong liên kết xây dựng CĐL giúp liên kết
được ổn định, dễ dàng và đem lại lợi ích nhất cho cả hộ nông dân và doanh
nghiệp, phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện nay của Việt Nam.
HTX trong liên kết xây dựng CĐL giúp doanh nghiệp giảm chi phí liên kết,
đồng thời giúp hộ nông dân có quy mô sản xuất nhỏ tăng sức cạnh tranh sản
phẩm trên thị trường, cả về số lượng, chất lượng, giá bán.
Với bản chất là tổ chức kinh tế tập thể, HTX phát huy được những lợi thế
mà từng hộ nông dân đơn lẻ quy mô sản xuất nhỏ không thực hiện được hoặc
thực hiện kém hiệu quả. Hành động tập thể giữa các hộ nông dân trong HTX để
sản xuất, tiêu thụ lúa giúp hình thành liên kết xây dựng CĐL. Hành động tập
thể của các hộ nông dân được thực hiện thông qua HTX gồm: sử dụng cùng loại
giống; áp dụng chung QTKT thực hành canh tác; thực hiện đồng bộ các khâu
sản xuất lúa: gieo sạ, làm đất, phun thuốc BVTV, xử lý dịch bệnh, thu hoạch;
bán chung sản phẩm đầu ra.
23
Kinh nghiệm quốc tế và trong nước cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến
vai trò của HTX trong liên kết xây dựng CĐL gồm: i) Nhóm yếu tố bên trong
HTX: trình độ, năng lực cán bộ quản lý HTX; quản trị HTX công khai, minh bạch;
vốn, tài sản và trang thiết bị của HTX; yếu tố từ phía hộ nông dân thành viên: quy
mô sản xuất và nhu cầu liên kết của hộ nông dân; nhu cầu, động lực và nhận thức
của hộ nông dân liên kết; điều kiện kinh tế của hộ nông dân; sự cam kết của các hộ
nông dân liên kết; ii) Nhóm yếu tố bên ngoài HTX: năng lực và mức độ đầu tư hỗ
trợ liên kết của doanh nghiệp liên kết; chính sách hỗ trợ của Nhà nước; sự phát
triển của thị trường nông sản; điều kiện cơ sở hạ tầng sản xuất.
Trong bối cảnh ngành hàng lúa gạo ở ĐBSCL hiện nay, mặc dù là vùng
sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước, tuy nhiên diện tích CĐL sản xuất lúa tính
đến năm 2017 cũng mới chỉ đạt 11% tổng diện tích canh tác lúa của cả vùng. Số
lượng HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL còn rất ít. Rất ít HTX có
đủ năng lực thực hiện liên kết xây dựng CĐL, chưa đảm nhận tốt được khâu tổ
chức sản xuất và quản lý chất lượng nông sản theo quy trình sản xuất tiên tiến,
hỗ trợ nông dân thu hoạch và bảo quản sản phẩm.
Kết quả nghiên cứu đã chứng minh vai trò của HTX nông nghiệp giúp liên
kết xây dựng CĐL được dễ dàng; ổn định liên kết và mang lại nhiều lợi ích hơn
cho hộ nông dân so với các hình thức sản xuất lúa khác: tăng năng suất lúa; giá
bán lúa của hộ nông dân tăng; giảm chi phí sản xuất lúa cho hộ nông dân, qua đó
giúp tăng lợi nhuận cho người trồng lúa. Nguyên nhân giúp tăng năng suất, tăng
giá bán lúa của hộ nông dân chủ yếu là do hộ chuyển đổi từ giống lúa thường sang
giống lúa chất lượng cao theo yêu cầu của doanh nghiệp liên kết. Chí phí sản xuất
lúa của hộ giảm chủ yếu nhờ được hướng dẫn và áp dụng đồng bộ QTKT canh tác
chung trên CĐL (một phải năm giảm-1P5G, ba giảm ba tăng-3G3T), nên giảm
được khối lượng giống sử dụng, giảm phân bón và thuốc BVTV. HTX nông
nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL cũng có được nhiều lợi ích như: nâng cao uy
tín, phát huy vai trò phục vụ của HTX với thành viên; năng lực quản trị HTX được
nâng cao; HTX có thêm thu nhập từ liên kết xây dựng CĐL.
Có 09 yếu tố ảnh hưởng tích cực đến vai trò của HTX nông nghiệp trong
liên kết xây dựng CĐL, trong đó: i) 06 yếu tố bên trong HTX, đó là: quản trị
HTX; trình độ, năng lực cán bộ quản lý HTX; vốn của HTX; tài sản của
HTX; lợi ích của hộ nông dân tham gia liên kết xây dựng CĐL; nhận thức và
sự cam kết của hộ nông dân thực hiện liên kết; ii) 03 yếu tố bên ngoài HTX,
đó là: mức hỗ trợ của doanh nghiệp liên kết xây dựng CĐL với HTX; chính
24
sách hỗ trợ của Nhà nước; điều kiện cơ sở hạ tầng liên kết CĐL (giao thông,
kênh mương, đê bao,).
Trong bối cảnh sản xuất quy mô nhỏ và manh mún như hiện nay ở Việt
Nam, cần thiết tổ chức phát triển HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng
CĐL. Đối với sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL, mô hình HTX nông nghiệp phù hợp
cần được xây dựng và phát triển đó là mô hình liên kết 04 nhà gồm: i) Doanh
nghiệp tiêu thụ lúa; ii) HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể đại diện cho
các hộ nông dân; iii) Nhà nước: Chính quyền địa phương; các Hội đoàn thể
chính trị; cơ quan cung cấp dịch vụ công nhà nước; iv) Nhà khoa học (các Viện,
trường Đại học). Trong mô hình, HTX nông nghiệp là tác nhân chủ đạo điều
phối liên kết xây dựng CĐL, đại diện cho các hộ nông dân trồng lúa. Các tác
nhân khác trong mô hình có vai trò, trách nhiệm và quyền lợi, nghĩa vụ rõ ràng.
Điều kiện thực thi hiệu quả mô hình HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng
CĐL sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL đó là: trình độ năng lực cán bộ quản lý HTX;
quản trị HTX; khả năng cung cấp dịch vụ cho hộ thành viên; sản xuất được sản
phẩm chất lượng; tuân thủ các cam kết hợp đồng; và sự hỗ trợ từ bên ngoài (nhà
nước và doanh nghiệp).
Để nâng cao vai trò của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL
sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau: i)
Hoàn thiện cơ chế, chính sách để HTX nông nghiệp phát huy vai trò trong
liên kết xây dựng CĐL: tín dụng; đất đai; bảo hiểm nông nghiệp; khuyến
khích doanh nghiệp liên kết với HTX nông nghiệp; quy hoạch và đầu tư nâng
cấp cơ sở hạ tầng vùng liên kết CĐL; ii) Tăng cường năng lực cho cán bộ
quản lý HTX: đào tạo, tập huấn; hỗ trợ HTX quản trị công khai, minh bạch;
hỗ trợ HTX vay vốn để đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ SXKD; iii)
Tăng cường vai trò của HTX nông nghiệp đại diện cho hộ thành viên thực
hiện liên kết xây dựng CĐL: hỗ trợ HTX thực hiện các hành động tập thể và
cung cấp các dịch vụ; huy động sự tham gia của các Hội, đoàn thể; tăng
cường tuyên truyền, vận động; hỗ trợ xây dựng mô hình điểm và tài liệu hóa
tài liệu hướng dẫn HTX nông nghiệp phát triển liên kết xây dựng CĐL.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_giai_phap_nang_cao_vai_tro_cua_hop_tac_xa_n.pdf