Tóm tắt Luận văn Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi

Khiếu nại là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến trong xã hội, đặc biệt từ khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc xác định bản chất của khiếu nại có ý nghĩa quan trọng, song điều quan trọng hơn là phải xác lập được một cơ chế giải quyết khếu nại thích hợp, nhằm xử lý dứt điểm, nhanh chóng các khiếu nại Thông qua việc phân tích thực tiễn tình hình giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2012 đến nay, tác giải luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, bao gồm: Tổ chức quán triệt và thực hiện tốt Luật Đất đai năm 2013 và Luật Khiếu nại năm 2011 để tạo ra sự thống nhất, đảm bảo các quyền khiếu nại của công dân và việc giải quyết khiếu nại được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Trong quá trình thực hiện cần tiếp tục nghiên cứu những vấn đề, nội dung chưa phù hợp để đề xuất bổ sung. Tăng cường trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp và Thủ trưởng các cơ quan liên quan trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc tiếp công dân, giải quyết đơn khiếu nại; đồng thời kiện toàn hệ thống cơ quan giải quyết khiếu nại; thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ hiểu biết pháp luật, nhất là pháp luật về đất đai. cho đội ngũ các cán bộ làm công tác tiếp nhận đơn thư, thụ lý, thẩm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại. Hoàn thành công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai,24 hồ sơ địa chính, đăng ký biến động về đất đai, đặc biệt là công tác lưu trữ dữ liệu về đất đai. nhằm tạo điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại liên quan đến đất đai.

pdf26 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ / / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ MINH TUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Ở TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Đức Đán Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung. Địa điểm: Phòng họp ....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung Số: 201, đường Phan Bội Châu, TP Huế, Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi giờ tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác, trong đó có Luật Khiếu nại 2011. Việc Hiến pháp ghi nhận quyền khiếu nại của công dân cho thấy vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của quyền năng pháp lý này. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại và ý nghĩa của công tác này trong củng cố mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân. Người đã căn dặn các cơ quan nhà nước “Đồng bào có oan ức mới khiếu nại hoặc vì chưa hiểu chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại. Ta phải giải quyết nhanh, tốt thì đồng bào mới thấy rõ Đảng và Chính phủ quan tâm lo lắng tới quyền lợi của họ. Do đó, mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Chính phủ ngày càng được củng cố tốt hơn”[1]. Giải quyết tốt khiếu nại của công dân góp phần ổn định chính trị xã hội, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, từ đó tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển. Tuy nhiên, việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân. Công tác giải quyết khiếu nại chưa mang lại kết quả cao, các vụ khiếu nại phức tạp, đông người vẫn còn diễn ra Nguyên nhân là do, cách mạng nước ta trải qua nhiều thời kỳ nhau; do hệ thống pháp luật thường xuyên thay đổi, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của xã hội; bên cạnh đó, còn do trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan có thẩm quyền chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; một số [1, tr 69] Hồ Chí Minh, Bàn về nhà nước và pháp luật , Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2 người khiếu nại chưa hiểu biết về pháp luật hoặc thiếu thiện chí trong quá trình giải quyết khiếu nại. Quảng Ngãi là một tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, đang trên đà phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Trong những năm qua, tình hình khiếu nại còn diễn biến phức tạp mặc dù các cơ quan nhà nước đã có nhiều cố gắng trong công tác giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, kết quả giải quyết khiếu nại vẫn còn những hạn chế, bất cập. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi” nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề khiếu nại, giải quyết khiếu nại được nhiều tác giả nghiên cứu trong các công trình khác nhau. Khiếu nại là đề tài nghiên cứu của các tác giả đăng trên các tạp chí chuyên ngành như Luật học, Nhà nước và pháp luật, Nghiên cứu lập pháp, Dân chủ và pháp luật, Quản lý nhà nước, Thanh tra. Một số công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ và cấp Nhà nước cũng đã chọn khiếu nại làm đề tài nghiên cứu. Những luận văn cao học trước đây hướng tới các nội dung: - Công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo các quyền công dân; - Tăng cường năng lực của đội ngũ công chức làm công tác giải quyết khiếu nại hành chính; - Thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai; - Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai và giải phóng mặt bằng của các địa phương 3 Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu một cách hoàn chỉnh về khiếu nại và giải quyết khiếu nại của cả 03 cấp: tỉnh, huyện, xã; đặc biệt là từ thực tiễn của tỉnh Quảng Ngãi. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Hệ thống hóa, làm rõ các vấn đề lý luận và pháp lý về khiếu nại và giải quyết ở 03 cấp: tỉnh, huyện, xã để đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. - Nhiệm vụ: Làm rõ những vấn đề lý luận và pháp lý về khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Phân tích, đánh giá thực trạng về giải quyết khiếu nại trên địa bàn và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về hành chính. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2016. Giải quyết khiếu nại được thực hiện bởi nhiều cấp khác nhau; thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc các cơ quan khác nhau, như: của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Thủ trưởng của các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân..; cơ chế giải quyết khiếu nại được thực hiện trong lĩnh vực hành chính. Tác giả luận văn tập 4 trung nghiên cứu về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính ở 03 cấp: tỉnh, huyện, xã thuộc các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, quán triệt các quan điểm, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại. - Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp cơ bản như: phương pháp nghiên cứu tổng quan; phương pháp mô phỏng; phương pháp điều tra khảo sát; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích; phương pháp đối chiếu, so sánh. để hoàn thành luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài: “Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi” của luận văn góp phần vào cơ sở lý luận tiếp tục bổ sung, hoàn thiện Luật khiếu nại 2011, Luật đất đai 2013 và các văn bản pháp luật khác liên quan đến việc giải quyết khiếu nại của công dân, góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, hiện đại và chuyên nghiệp. Đề tài này còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy và cho người làm công tác giải quyết khiếu nại. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài Phần Mở đầu và Kết luận, bố cục luận văn gồm 3 chương: 5 Chương 1: Cơ sở lý luận về khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Chương 2: Thực trạng khiếu nại, giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI 1.1. Khái quát về khiếu nại Khiếu nại là hoạt động diễn ra khá thường xuyên và phổ biến, do đó cụm từ khiếu nại được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Khiếu nại theo gốc tiếng Latinh: "Complant" có nghĩa là sự phàn nàn, phản ứng, bất bình của người nào đó về vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình2. Theo Đại Từ điển tiếng Việt, khiếu nại là thắc mắc, đề nghị xem xét lại những kết luận, quyết định do cấp có thẩm quyền đã làm.3 1.1.1. Khái niệm về khiếu nại tư pháp Khái niệm khiếu nại tư pháp, là việc công dân hay tổ chức đề nghị cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan Thi hành án xem xét, sửa chữa một việc làm hoặc thay đổi một quyết định trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án mà họ cho rằng việc làm hoặc quyết định đó là không đúng pháp luật, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. 1.1.2. Khái niệm khiếu nại hành chính Khái niệm khiếu nại hành chính, là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức 2 Từ điển Anh - Việt (1990), Nxb Đồng Nai, tr.205 2 Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiềng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr.904 7 khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Về chủ thể thực hiện quyền khiếu nại hành chính Chủ thể của việc khiếu nại bao gồm công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại (Khoản 3 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011); tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên Hiệp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ, người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng có quyền khiếu nại theo luật định. Về đối tượng khiếu nại hành chính Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Về mục đích của khiếu nại hành chính Là nhằm khôi phục các quyền hoặc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại khi bị các quyết định pháp luật cá biệt, hành vi công vụ trái pháp luật xâm hại. Nội dung khiếu nại hành chính Là quyền hay lợi ích của người khiếu nại bị quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của người có chức vụ, quyền hạn vi phạm. Nội dung này có thể có tính chất pháp lý hoặc không có có tính chất pháp lý. Người khiếu nại sẽ khiếu nại khi họ cho rằng quyền và lợi ích của họ bị vi phạm còn thực tế có vi phạm hay không phải căn cứ vào quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền. 1.2. Giải quyết khiếu nại hành chính 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm về giải quyết khiếu nại Khái niệm giải quyết khiếu nại 8 Theo quy định của Luật Khiếu nại thì giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Đặc điểm của giải quyết khiếu nại hành chính Thứ nhất, cơ sở của giải quyết khiếu nại chỉ được triển khai khi có khiếu nại hành chính. Thứ hai, đối tượng xem xét khi giải quyết khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Thứ ba, giải quyết khiếu nại được thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định về giải quyết khiếu nại. Thứ tư, kết quả giải quyết khiếu nại là một quyết định hành chính của chủ thể giải quyết khiếu nại về việc xem xét lại tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. 1.2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính Theo quy định của pháp luật về khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại về nguyên tắc được xem xét, giải quyết qua hai cấp. Cấp giải quyết khiếu nại lần đầu là Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính lý bị khiếu nại. Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, chỉ tập trung nghiên cứu các khiếu nại thuộc thẩm quyền của: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng các phòng, ban chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã. 1.2.3. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại Nguyên tắc giải quyết khiếu nại là phải bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời và đúng thẩm quyền, trình 9 tự, thủ tục, thời hạn theo quy định của pháp luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân. 1.2.4. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính 1.2.4.1. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu - Thụ lý giải quyết khiếu nại lần đầu - Xác minh nội dung khiếu nại lần đầu - Đối thoại trong giải quyết khiếu nại lần đầu - Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu 1.2.4.2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai - Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai - Xác minh nội dung khiếu nại lần hai - Đối thoại trong giải quyết khiếu nại lần hai - Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai 1.2.5. Ý nghĩa của việc đảm bảo quyền khiếu nại và giải quyết khiếu nại Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp, có tính chất chính trị và pháp lý, là một hình thức biểu hiện của dân chủ. 1.3. Những yếu tố tác động đến kết quả giải quyết khiếu nại 1.3.1. Yếu tố chính trị Theo học thuyết Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật thì tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị. Pháp luật là một trong những biểu hiện cụ thể của chính trị. Đường lối chính sách của giai cấp thống trị luôn giữ vai trò chỉ đạo đối với pháp luật. Với ý nghĩa như vậy, pháp luật trở thành một công cụ quản lý không thể thay thế được của Đảng và Nhà nước ta. Trong đó, hình thức và hoạt động giải quyết khiếu nại là sự hiện thực 10 hóa ý chí của nhà nước vào đời sống thực tiễn. Điều này xét về bản chất chính là ý chí của nhân dân lao động trong bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền và hợp ích của người dân. 1.3.2. Yếu tố lịch sử, văn hóa Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến việc giải quyết khiếu nại. Trình độ dân trí cao là điều kiện đầu tiên, cơ bản để có những hành vi xử sự hợp pháp, với người có trình độ cao sẽ dễ dàng hiểu biết pháp luật, nhận thức đúng pháp luật và dẫn đến việc thực hiện pháp luật tốt. Còn với những người trình độ thấp, điều đó sẽ ngược lại, thật khó khăn cho họ trong việc hiểu biết cũng như thực hiện pháp luật. 1.3.3. Yếu tố kinh tế - xã hội Theo học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội, trong mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thì cơ sở hạn tầng giữ vai trò quyết định. Do vậy, trong mối quan hệ giữa các điều kiện kinh tế xã hội với pháp luật thì pháp luật ra đời, tồn tại và phát triển phải dựa trên nền tảng của kinh tế - xã hội và phản ánh trình độ phát triển của kinh tế - xã hội. Lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng chỉ ra rằng nếu như kiến thức thượng tầng là phạm trù chỉ tất các hiện tượng xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế, bao gồm những hình thái ý thức xã hội về chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học và những thiết chế tương ứng như nhà nước, chính đảng, giáo hội thì cơ sở hạ tầng là tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp thành kết cấu kinh tế của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Quá trình giải quyết khiếu nại chịu sự ảnh hưởng bởi sự phát triển kinh tế xã hội. 1.3.4. Yếu tố chủ thể quản lý Trong đời sống xã hội, pháp luật là một trong nhiều phương thức thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, đồng thời là phương tiện để 11 nhà nước quản lý kinh tế, xã hội và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Thông qua giải quyết khiếu nại, các quan hệ xã hội có liên quan được nhà nước điều chỉnh theo những mục tiêu đã định. TIỂU KẾT CHƯƠNG I Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp năm 2013 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật ghi nhận, việc giải quyết khiếu nại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, góp phần ổn định chính trị, xã hội, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, từ đó tạo động lực cho sự phát triển. 12 Chương 2 THỰC TRẠNG KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Ở TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Đặc điểm về tình hình kinh tế - xã hội tác động đến khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi Từ năm 2014 - 2016 đã có đến 947 dự án trong nước còn hiệu lực xuất phát từ thực tế đó, giá đất trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Nhu cầu sử dụng đất thì nhiều trong khi vốn đất đai có hạn cùng với việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để phục vụ các dự án phát triển kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh nên trong lĩnh vực đất đai phát sinh nhiều mâu thuẫn trong gia đình và ngoài xã hội, tình hình khiếu nại ngày càng tăng và phức tạp. Bên cạnh đó, chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát sinh. Bảng 2.1: Diện tích, dân số tỉnh Quảng Ngãi. STT Đơn vị Hành chính Diện tích tự nhiên (km2) Đơn vị hành chính Dân số trung bình (người) 1 TP. Quảng Ngãi 156,85 23 249.840 2 Huyện Bình Sơn 466,22 25 178.689 3 Huyện Sơn Tịnh 243,10 11 96.777 4 Huyện Tư Nghĩa 206,29 15 129.835 5 Huyện Nghĩa Hành 234,40 12 91.112 6 Huyện Mộ Đức 214,01 13 127.809 7 Huyện Đức Phổ 372,88 15 144.272 8 Huyện Trà Bồng 422,50 10 31.494 13 9 Huyện Tây Trà 338,46 9 18.818 10 Huyện Sơn Hà 752,11 14 70.933 11 Huyện Sơn Tây 381,49 9 18.621 12 Huyện Minh Long 217,23 5 16.779 13 Huyện Ba Tơ 1.137,56 20 53.370 14 Huyện Lý Sơn 10,40 3 19.295 Tổng cộng 5.152,49 184 1.247.644 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015 của tỉnh Quảng Ngãi 2.2. Tình hình khiếu nại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Từ năm 2012 đến năm 2016, tình hình phát sinh khiếu nại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có chiều hướng phát sinh tăng so với giai đoạn 2007-2011, trong đó số lượng đơn thư khiếu nại tăng 32,7%, số đoàn đông người tăng 13%. Bảng 2.2: Tình hình phát sinh khiếu nại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2012-2016 Năm Tổng số vụ khiếu nại phát sinh Số vụ việc thuộc thẩm quyền Số vụ không thuộc thẩm quyền Số vụ khiếu nại đã giải quyết Phân tích kết quả Ghi chú KN đúng KN sai KN đúng một phần 2012 2.900 1.424 1.476 1.080 205 541 334 2013 688 379 309 330 38 263 29 2014 267 111 156 109 18 62 29 2015 255 249 6 214 21 170 23 2016 366 348 18 307 33 198 76 14 Tổng 4.476 2.511 1.956 2.040 315 1.234 491 Nguồn: Báo cáo và kết quả thanh tra trách nhiệm về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại của Uỷ ban nhân các huyện, thành phố và Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2012-2016 2.3. Kết quả giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 2.3.1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền trong công tác giải quyết khiếu nại Trong những năm qua, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại; đặc biệt, khi các dự án, nhà máy được triển khai, đưa vào hoạt động. 2.3.2. Hoạt động giải quyết khiếu nại của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh 2.3.3.1. Ủy ban nhân dân cấp xã: Thực tiễn ở cấp xã, các vụ việc khiếu nại thường được xem xét giải quyết theo thủ tục rút gọn (không ban hành thông báo thụ lý, báo cáo xác minh, quyết định giải quyết khiếu nại...), Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo công chức phụ trách lĩnh vực có khiếu nại xem xét, kiểm tra lại việc tham mưu ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại để điều chỉnh, bổ sung hoặc hủy bỏ nếu người khiếu nại đúng mà không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại; trường hợp quyết định hành chính, hành vi hành chính sau khi kiểm tra lại xác định là đúng thì tổ chức đối thoại, phân tích, giải thích để người khiếu nại hiểu, tự giác rút đơn, trường hợp không tự rút đơn mới ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. 15 Bảng 2.3: Kết quả giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã từ năm 2012-2016 Năm Số vụ thuộc thẩm quyền Số vụ đã giải quyết Tỷ lệ giải quyết Số vụ thực hiện thủ tục thụ lý Số vụ ban hành quyết định giải quyết 2012 438 336 76,7% 05 12 2013 217 176 81,1% 12 25 2014 265 231 87,2% 34 29 2015 55 42 76,4% 30 27 2016 132 120 90,9% 57 55 Tổng 1.107 1.582 83,6% 138 148 Nguồn: Báo cáo về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại của Uỷ ban nhân các huyện, thành phố và kết luận thanh tra trách nhiệm của Thanh tra cấp huyện từ năm 2012-2016 2.3.3.2. Ủy ban nhân dân cấp huyện: Ở cấp huyện, thẩm quyền giải quyết khiếu nại phần lớn là của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; một số rất ít khiếu nại thuộc thẩm quyền của Trưởng phòng, ban chuyên môn thuộc huyện hoặc tương đương. Việc giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện được giải quyết hầu hết đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định; chỉ có một số ít vi phạm thủ tục về tổ chức đối thoại lần đầu với công dân. Bảng 2.4: Kết quả giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện 16 Năm Số vụ thuộc thẩm quyền Số vụ đã giải quyết Tỷ lệ giải quyết Số vụ có thủ tục thụ lý Số vụ có quyết định giải quyết 2012 261 194 74,3% 243 147 2013 305 269 88,2% 284 258 2014 147 119 81% 147 104 2015 140 121 86,4% 140 115 2016 119 98 82,4% 119 91 Tổng 1.152 960 82,4% 1.060 761 Nguồn: Báo cáo về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại của của các UBND các huyện, thành phố và kết luận thanh tra trách nhiệm của Chánh Thanh tra tỉnh từ năm 2012-2016 2.3.3.3. Các sở, ngành và tương đương: Qua báo cáo hàng năm về công tác giải quyết khiếu nại cho thấy số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc các sở, ngành và tương đương không nhiều. Bảng 2.5: Kết quả giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Giám đốc các sở, ngành và tương đương Năm Số vụ thuộc thẩm quyền Số vụ đã giải quyết Tỷ lệ Giải quyết Số vụ có thủ tục thụ lý Số vụ có quyết định giải quyết 2012 86 85 98,85 86 75 2013 53 48 90,6% 53 48 2014 22 09 40,9% 22 09 17 2015 32 30 93,8% 32 28 2016 22 21 95,5% 22 19 Tổng 215 193 89,7% 215 179 Nguồn: Báo cáo về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại của các sở, ngành từ năm 2012-2016 2.3.3.4. Ủy ban nhân dân tỉnh Hầu hết các vụ giải quyết khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hầu như ủy quyền cho Chánh Thanh tra tỉnh đối thoại trước khi ban hành quyết định giải quyết. Về thực tiễn cũng như quy định của pháp luật thấy rằng đây là một trong những tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại hiện nay. Bảng 2.6: Tình hình giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Năm Số vụ thuộc thẩm quyền Số vụ đã giải quyết Tỷ lệ giải quyết Số vụ có thủ tục thụ lý Số vụ có quyết định giải quyết 2012 59 50 84,7% 59 41 2013 48 45 93,7% 48 37 2014 40 35 87,5% 40 35 2015 22 21 95,4% 22 17 2016 48 42 87,5% 48 42 Tổng 217 193 88,9% 217 172 Nguồn: Báo cáo về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2012-2016 2.3.4. Đánh giá chung tình hình giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 18 2.3.4.1 Ưu điểm Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai, quán triệt và tổ chức kịp thời Luật Khiếu nại; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tỷ lệ giải quyết khiếu nại đạt trên 85%, không có phát sinh điểm nóng phức tạp về chính trị, kết quả giải quyết đã góp phần bảo đảm pháp chế, phục vụ hiệu quả cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 2.3.4.2. Hạn chế, vướng mắc - Chất lượng của đội ngũ làm công tác tiếp công dân, tham mưu giải quyết khiếu nại còn bất cập, chưa được quan tâm đúng mức. - Việc đối thoại trong giải quyết khiếu nại là yêu cầu bắt buộc khi kết quả xác minh khác với yêu cầu của người khiếu nại. Tuy nhiên vẫn còn nhiều Chủ tịch cấp xã, cấp huyện và cả Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chưa đích thân trực tiếp chủ trì đối thoại. - Tỷ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số địa phương vẫn thấp hơn mục tiêu 85% theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ. - Các biện pháp phòng ngừa phát sinh khiếu nại chưa hiệu quả 2.3.4.3. Nguyên nhân - Việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng ngày càng nhiều nên phát sinh khiếu nại về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tăng. - Quá trình áp dụng pháp luật về khiếu nại phát sinh một số vướng mắc, - Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không trực tiếp chủ trì đối thoại - Sự chồng chéo trong hệ thống pháp luật của nước ta tạo nên kẻ hở 19 - Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương còn hạn chế, chưa quyết liệt. - Công tác quy hoạch đất đai, xây dựng, quản lý đất đai còn nhiều bất cập, hạn chế, yếu kém. - Công tác thực thi pháp luật không đảm bảo trình tự, thủ tục quy định, chưa thật sự công khai, minh bạch. - Chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn chưa đáp ứng được yêu cầu. - Nhận thức pháp luật của người dân vẫn còn hạn chế. - Công tác gặp gỡ, đối thoại của Thủ trưởng một số cơ quan hành chính chưa tốt. - Sự phối hợp giữa các cơ quan trong giải quyết vụ việc chưa tốt Tiểu kết Chương 2 Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về khiếu nại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có nhiều chuyển biến tích cực. 20 Chương 3 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Ở TỈNH QUẢNG NGÃI 3.1. Quan điểm hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại đóng vai trò hết sức quan trọng, là một khâu then chốt để bảo vệ lợi ích của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần ổn định tình hình trật tự xã hội, củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Quan điểm, định hướng: - Đề xuất hoàn thiện pháp luật. - Thực hiện tốt Quy chế phối hợp trong giải quyết khiếu nại. - Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. - Tiếp tục đổi mới công tác tiếp dân, giải quyết đơn khiếu nại của công dân; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra. 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi 3.2.1. Hoàn thiện thể chế về khiếu nại và giải quyết khiếu nại - Mở rộng đối tượng khiếu nại để thống nhất với đối tượng khởi kiện tại Tòa theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015. - Bổ sung quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại. - Thống nhất giữa Luật Khiếu nại và Luật Tố tụng hành chính về thời hiệu khiếu nại, thời hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính. - Sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn cụ thể để khắc phục các điểm còn chưa rõ trong Luật Khiếu nại 3.2.3. Tổ chức thực hiện tốt chính sách, pháp luật 21 Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật ở từng cấp: tỉnh, huyện, xã. 3.2.4. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát - Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra trách nhiệm đối với Giám đốc các sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại. - Phát huy vai trò, chức năng giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại. ng dân. Tăng cường biện pháp dân vận trong quá trình giải quyết khiếu nại, 3.2.5. Công tác nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân. 3.2.6. Công tác tổ chức tiếp công dân Tổ chức tiếp công dân hiệu quả, gắn việc tiếp công dân của Thủ trưởng với việc xem xét, chỉ đạo, giải quyết kịp thời vụ việc khiếu nại. 3.2.7. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản pháp luật về khiếu nại, pháp luật về đất đai đến mọi tầng lớp nhân. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Đồng thời đổi mới phương thức, nội dung các chương trình phối hợp để mang lại hiệu quả thiết thực. 3.2.8. Công tác thi hành giải quyết khiếu nại 22 Quy định rõ trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại nhằm nâng cao hiệu quả thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. 3.2.9. Về đảm bảo các điều kiện thực hiện Đảm bảo các điều kiện về tài chính, đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, xây dựng dữ liệu, hồ sơ lưu trữ và tủ sách pháp luật; củng cố hệ thống đài truyền thanh huyện và cơ sở. Tiểu kết Chương 3 Thông qua việc phân tích thực tiễn tình hình giải quyết khiếu nại về đất đai và nghiên cứu pháp luật về đất đai, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tác giả luận văn đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn. 23 KẾT LUẬN Khiếu nại là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến trong xã hội, đặc biệt từ khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc xác định bản chất của khiếu nại có ý nghĩa quan trọng, song điều quan trọng hơn là phải xác lập được một cơ chế giải quyết khếu nại thích hợp, nhằm xử lý dứt điểm, nhanh chóng các khiếu nại Thông qua việc phân tích thực tiễn tình hình giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2012 đến nay, tác giải luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, bao gồm: Tổ chức quán triệt và thực hiện tốt Luật Đất đai năm 2013 và Luật Khiếu nại năm 2011 để tạo ra sự thống nhất, đảm bảo các quyền khiếu nại của công dân và việc giải quyết khiếu nại được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Trong quá trình thực hiện cần tiếp tục nghiên cứu những vấn đề, nội dung chưa phù hợp để đề xuất bổ sung. Tăng cường trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp và Thủ trưởng các cơ quan liên quan trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc tiếp công dân, giải quyết đơn khiếu nại; đồng thời kiện toàn hệ thống cơ quan giải quyết khiếu nại; thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ hiểu biết pháp luật, nhất là pháp luật về đất đai... cho đội ngũ các cán bộ làm công tác tiếp nhận đơn thư, thụ lý, thẩm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại. Hoàn thành công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, 24 hồ sơ địa chính, đăng ký biến động về đất đai, đặc biệt là công tác lưu trữ dữ liệu về đất đai... nhằm tạo điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại liên quan đến đất đai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_giai_quyet_khieu_nai_o_tinh_quang_ngai.pdf
Luận văn liên quan