Từ những cơ sở trên, tác giả có một số kiến nghị như sau:
Đối với Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc, UBND cấp huyện
thực hiện hiệu quả công tác quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại về đất đai theo những đề xuất ở trên. Đồng thời
đề nghị các cơ quan đề xuất những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, giải quyết khiếu nại về đất đai
để cùng nhau giải quyết, trong trường hợp vướng mắc mang tính pháp lý không thể tháo gỡ thì tập hợp thành văn
bản, đề xuất Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh, Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tây Ninh bổ sung vào
chương trình phát biểu, làm việc của mình, đưa những khó khăn, vướng mắc đó đến Quốc hội.
Đối với cơ quan hành chính Nhà nước Trung ương, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra
Chính phủ: Xây dựng quy chế phản hồi thông tin đối với những nội dung kiến nghị của các địa phương.
Đối với Hội đồng nhân dân tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tây Ninh: Có cơ chế phối hợp về
những nội dung kiến nghị từ các cơ quan hành pháp tại địa phương lên Quốc hội. Thực hiện công tác giám sát,
phát hiện những sai phạm để kịp thời đề xuất, sửa chữa.
19 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Giải quyết khiếu nại về đất đai của chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
/ /
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN ĐĂNG DUY
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Sản
Phản biện 1: TS. Trần Thị Diệu Oanh
Phản biện 2: TS. Phan Hải Hồ
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp 201, Nhà A. - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính
Quốc gia
Số: 10 - Đường 3 Tháng 2 - Quận 10 - TP. Hồ Chí Minh
Thời gian: vào hồi 15 giờ 00 ngày 22 tháng 7 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Diễn giải
1 Giấy CNQSDĐ
Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản
trên đất.
2 HĐND Hội đồng nhân dân
3 KN Khiếu nại
4 TAND Tòa án nhân dân
5 TTCP Thanh tra Chính phủ
6 UBND Ủy ban nhân dân
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Xác định khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận, Nhà nước đã
ban hành nhiều văn bản pháp luật để thể chế hoá quyền khiếu nại của công dân. Đồng thời, công tác giải quyết
khiếu nại là một lĩnh vực hết sức quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, đặc biệt là trong lĩnh
vực đất đai, một lĩnh vực vô cùng nhạy cảm trong những năm qua.
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an
ninh và quốc phòng. Theo Kế hoạch số 1130/KH-TTCP ngày 10/5/2012 của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra
Chính phủ về việc rà soát, giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, trong cả nước Thanh
tra Chính phủ đã hỗ trợ, giải quyết 528 vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng (509 vụ khiếu nại, 19 vụ việc
tố cáo), trong đó 422 vụ việc liên quan đến lĩnh vực đất đai, chiếm 79,92 %. Số liệu trên thể hiện lĩnh vực đất đai
đang là nội dung trọng tâm mà người dân tập trung khiếu nại nhiều nhất. Do đó, công tác giải quyết khiếu nại
trong lĩnh vực đất đai đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong giai đoạn hiện nay.
Tỉnh Tây Ninh là một tỉnh biên giới Đông Nam Bộ, nằm phía Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, với
dân số thống kê vào năm 2014 vào khoảng 1.108 triệu người. Tỉnh Tây Ninh có 09 huyện, thành phố trực thuộc,
trong đó Thành phố Tây Ninh là Đô thị loại III chính thức vào ngày 12/12/2012 theo Quyết định số 1112/QĐ-
BXD của Bộ Xây dựng. Từ đó, với nhu cầu phát triển khách quan, UBND tỉnh Tây Ninh đã hoạch định, đưa vào
thực tiễn nhiều quy hoạch công trình, dự án cần thu hồi đất nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đây chính
là lý do khiếu tình hình khiếu nại trong lĩnh vực đất đai không chỉ riêng của tỉnh Tây Ninh tăng lên đột biến
trong thời gian qua.
Với tâm huyết và nguyện vọng giải quyết dứt điểm những vấn đề còn tồn tại trong công tác giải quyết khiếu
nại về đất đai, tạo tác động tích cực giúp tỉnh Tây Ninh phát triển kinh tế - xã hội, tác giả quyết định chọn chủ đề
“Giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh” làm đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý công
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Những vấn đề về pháp luật khiếu nại, tố cáo và việc thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo đã được nhiều nhà
nghiên cứu về khoa học pháp lý và các nhà hoạt động thực tiễn quan tâm, sau đây là một số công trình nghiên
cứu mà tác giả đã tham khảo qua:
- Luận văn Thạc sĩ của ông Lê Hào Quang: “Giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất ở huyện Ba Vì, Hà
Nội”; Luận văn thạc sĩ của ông Đặng Anh Tuấn: “Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai – Qua thực tiễn
tỉnh Thái Nguyên”; Luận văn thạc sĩ của ông Huỳnh Thái Bảo: “Giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND thành
phố Quảng Ngãi” cùng một số tài liệu chuyên khảo, giáo trình phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và các văn bản
pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai, khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai như: “Tìm hiểu
pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân” của PGS.TS Lê Bình Vọng, NXB Pháp lý Hà Nội, 1991; “Tìm hiểu
pháp luật về khiếu nại, tố cáo” PGS.TS Phạm Hồng Thái (chủ biên), NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2003; Giáo
trình “Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo”, HVHCQG, 2009; Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Đất đai năm
1987, 1993, 2003, 2013 và các văn bản hướng dẫn
3
Những đề tài nghiên cứu đề cập đến những vấn đề liên quan đến khiếu nại nói chung và về đất đai nói riêng
đã đưa ra được một số hệ thống cơ sở lý luận về khiếu nại và đất đai, đồng thời kiến nghị một số giải pháp để cải
thiện chất lượng công tác giải quyết khiếu nại về đất đai, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu
nại trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, kể từ khi Luật khiếu nại 2011 và hệ thống Luật Đất đai từng thời kỳ có
hiệu lực cho đến nay, tình hình khiếu nại, tố cáo nói chung, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nói riêng vẫn đang
diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề bất cập không những về khía cạnh
pháp lý mà còn từ khía cạnh quản lý cũng như yếu tố xã hội. Đây cũng chính là những nội dung mà các tác phẩm
trên chưa thực hiện được, cụ thể như chưa đánh giá được chính xác nguyên nhân phát sinh khiếu nại khi thu hồi
đất từ khía cạnh người dân; Chưa đánh giá được sự tác động từ công tác quản lý công chức đến chất lượng hoạt
động giải quyết khiếu nại; Chưa đánh giá chuẩn xác thực trạng khiếu nại và bản chất của việc giải quyết khiếu
nại qua quan điểm “hậu quả pháp lý từ việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định pháp luật”, bỏ
qua thực trạng khiếu nại sai sự thật, cố ý khiếu nại kéo dài từ người dân...
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích luận văn: Đề tài nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh
vực đất đai nói chung, của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nói riêng, từ đó đưa ra những đề xuất giải pháp tương
ứng với những vấn đề đã đặt ra.
- Nhiệm vụ cụ thể: Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu, giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
+ Hình thành cơ sở khoa học về khiếu nại, đất đai, quyền khiếu nại của công dân, trách nhiệm của Chủ tịch
UBND tỉnh đối với khiếu nại của công dân.
+ Trình bày cơ sở thực tiễn về thực trạng tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
tại tỉnh Tây Ninh, phân tích kết quả giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh làm cơ sở đánh giá
những hạn chế, bất cập trong thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh.
+ Trình bày và phân tích những bất cập, hạn chế về pháp lý và quản lý cùng hệ quả của những hạn chế đó.
+ Đánh giá: Đánh giá nguyên nhân của những hạn chế
+ Phương hướng, giải pháp: Căn cứ thực trạng và đánh giá, đề xuất phương hướng và giải pháp tương ứng
cho những hạn chế để nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch UBND tỉnh Tây
Ninh.
+ Kết luận, kiến nghị: Tổng kết kết quả nghiên cứu, kiến nghị những cơ quan, cá nhân có liên quan xem xét,
thực hiện những nội dung giải pháp đã đề ra.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật khiếu nại; thực
trạng hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan hành chính tại tỉnh Tây Ninh, trọng
tâm là trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu: Với mục đích nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận văn “Giải quyết khiếu nại về đất
đai của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh” có phạm vi nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực trạng về pháp
luật khiếu nại, thực trạng hoạt động giải quyết khiếu nại tập trung trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan hành
chính nhà nước tại tỉnh Tây Ninh, trọng tâm là trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh.
Về phạm vi thời gian nghiên cứu, căn cứ vào tình hình thực tế, với mong muốn mang đến một cái nhìn
xuyên suốt về thực trạng khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh Tây Ninh, đặc biệt trong thực tế, tỉnh Tây Ninh
4
có những vụ việc khiếu nại diễn ra gay gắt hơn 10 – 20 năm nay vẫn chưa giải quyết ổn thỏa. Chính vì vậy, mặc
dù phạm vi đề tài chỉ giới hạn tình hình kể từ thời điểm Luật Khiếu nại năm 2011 có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2012 cho đến ngày 01/7/2016 tại thời điểm Thanh tra Chính phủ đề nghị cả nước tổng kết kết quả 04 năm
thực hiện Luật Khiếu nại, tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu cũng như trình bày luận văn, tác giả sẽ không đặt
nặng vấn đề về thời gian để có được một cái nhìn xuyên suốt thông qua những vụ việc phức tạp, tồn đọng làm cơ
sở đánh giá. Từ đó, tác giả sẽ đưa ra những đề xuất cụ thể mà tác giả đã xây dựng, nuôi dưỡng từ trong thực tiễn
công tác nhưng vẫn chưa có cơ hội hiện thực hoá hoàn toàn trong hoạt động.
5. Phương pháp nghiên cứu luận văn
Việc nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở lý
luận nền tảng. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật làm căn cứ để
đánh giá, xây dựng đề xuất cụ thể. Đồng thời, để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, trong quá trình nghiên cứu,tác
giả luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: Phương pháp phân tích được áp dụng
khi xem xét quy định của các văn bản pháp luật về khiếu nại, đất đai. Về phương pháp thu thập, xử lý và phân
tích số liệu tác giả đã sử dụng khi tìm hiểu một số nguyên nhân phát sinh khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Ngoài ra, tác giả luận văn
còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, phương
pháp bình luận
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn sẽ cung cấp cho giới nghiên cứu cũng như hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
những điều như sau:
- Thứ nhất: Tổng hợp, hệ thống hóa các quy định pháp lý về khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực
đất đai và phân tích tìm ra những hạn chế, bất cập về những quy định hiện hành cùng tác động của chúng đối với
tình trạng khiếu nại tồn đọng tại tỉnh Tây Ninh.
- Thứ hai: Phân tích thực trạng về quản lý trong công tác giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh Tây
Ninh để tìm ra những hạn chế, bất cập trong thực tiễn giải quyết các khiếu nại, tố cáo tại tỉnh Tây Ninh, đồng
thời phân tích những nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Thứ ba: Trên cơ sở những đánh giá về hạn chế, bất cập trong những quy định của pháp lý và thực tiễn
công tác giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, tác giả đưa ra những đề xuất giải pháp ở hai
khía cạnh pháp lý (chú trọng về giải thích, phân tích, thống nhất quy trình) và quản lý để cải thiện công tác giải
quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh Tây Ninh.
Kết luận, Luận văn sẽ đưa ra những giải pháp nhằm thống nhất về tính pháp lý cũng như tính hợp lý trong
công tác giải quyết khiếu nại, đồng thời đánh giá và kiến nghị giải pháp quy định trách nhiệm pháp lý và quản lý
đối với những vấn đề hậu khiếu nại, những tác nhân làm phát sinh khiếu nại.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn có kết cấu 03 chương:
Chương 1: Lý luận về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chương 2: Thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo đảm giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Tây Ninh
5
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC
ĐẤT ĐAI CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
1.1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
1.1.1. Khiếu nại
Theo nghĩa rộng (từ điển Oxford – Anh Anh, Cambridge – Anh Mỹ, Go - Nhật Bản), khiếu nại là một sự
tường trình hay đề nghị về một vấn đề mà bản thân người khiếu nại cảm thấy không thỏa đáng hoặc sai nhằm
yêu cầu được giải quyết những vấn đề đó phát sinh đó.
Theo nghĩa hẹp (Luật số 68 ngày 13/6/2014 về khiếu nại hành chính sửa đổi, bổ sung toàn bộ Luật số 160
năm 1965 về khiếu nại của Quốc hội Nhật Bản, Từ điển Tiếng Việt) của vấn đề nghiên cứu cũng như mục tiêu
đề tài, khiếu nại có nghĩa là “việc công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại những quyết định của
mình do quyết định đó ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.” Trong điều kiện tại Việt Nam,
khiếu nại là vấn đề phát sinh giữa một bên là người khiếu nại yêu cầu xem xét lại một vấn đề sai hay không đồng
ý, một bên là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, cơ sở thực tiễn về pháp lý của khái niệm khiếu nại được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu
nại năm 2011 như sau: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do
Luật Đất đai quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành
vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là
trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
1.1.2. Giải quyết khiếu nại
Theo Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011, giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết
định giải quyết khiếu nại. Theo đó, việc giải quyết khiếu nại là thuộc phạm vi thẩm quyền của Nhà nước – hay
chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định, có trách nhiệm xem xét lại tính pháp lý của Quyết
định hành chính, Hành vi hành chính của mình, trả lời cho công dân về những nội dung mà họ khiếu nại.
Nói cách khác, mối quan hệ trong quá trình giải quyết khiếu nại là giữa Nhà nước với công dân (người
khiếu nại), hoặc lãnh đạo cơ quan Nhà nước với công chức (đối với quyết định kỷ luật). Có thể nói, đây là mối
quan hệ trực tiếp của đại diện Nhà nước không bình đẳng về mặt quyền lực Nhà nước, tuy nhiên Nhà nước vẫn
phải đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý trong quá trình giải quyết khiếu nại của mình chứ không thể tùy ý áp đặt quy
định phi pháp lý, khác với bản chất giải quyết tranh chấp mặc dù có bản chất tương tự về giải quyết xung đột
nhưng vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết nằm ở một vị trí khác.
1.1.3. Ý nghĩa của việc đảm bảo quyền khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” trong đó khiếu nại là một trong những quyền quan trọng của công
dân, nhằm phát hiện “những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân” để có cơ sở xử lý, giải quyết
theo quy định pháp luật.
Với tư cách là một quyền hiến định, khiếu nại và giải quyết khiếu nại mang ý nghĩa thực tiễn như sau:
- Khiếu nại là phương tiện, công cụ thực hiện quyền làm chủ của công dân.
- Nắm được ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
- Khắc phục những hạn chế trong hệ thống pháp luật và cơ chế hoạt động của Nhà nước.
6
- Hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách Nhà nước đến nhân dân.
- Xu thế toàn cầu hoá đòi hỏi việc thể chế hoá nhằm đảm bảo quyền khiếu nại của công dân.
1.2. Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
1.2.1. Đối tượng giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Trong lĩnh vực đất đai, đối tượng giải quyết khiếu nại cũng bao gồm hai đối tượng: Quyết định hành chính
và Hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai. Đây là những Quyết định, Hành vi do cơ quan, cá nhân có thẩm
quyền ban hành trong quá trình thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai tác động trực tiếp đến người
khiếu nại và bị khiếu nại
1.2.2. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết khiếu nại về đất đai
1.2.2.1. Cơ sở xác định thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết khiếu nại về
đất đai
Theo Khoản 10 Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định Chủ tịch UBND tỉnh là người
đứng đầu UBND tỉnh, tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp
công dân theo quy định của pháp luật. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của
công dân theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 21 Luật Khiếu nại năm 2011, thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cấp tỉnh
được quy định như sau:
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp
huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết
thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
- Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý
của Chủ tịch UBND tỉnh
1.2.2.2. Cơ chế thực hiện thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết khiếu nại về
đất đai
Căn cứ cơ chế thực hiện thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo Luật định, Chủ tịch UBND
tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế sẽ triển khai, phân công tham mưu giải quyết khiếu nại cho công dân, đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
1.2.3. Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Căn cứ theo Luật Khiếu nại năm 2011, trình tự khiếu nại sẽ diễn ra như sau:
+ Khiếu nại phát sinh khi công dân cho rằng QĐHC hoặc HVHC của cơ quan NN là không đúng pháp luật,
xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp công dân. Việc thực hiện quyền khiếu nại tiến hành “theo hai cấp” đối với
QĐHC hoặc HVHC đó: Lần đầu là với người đã ban hành QĐHC hoặc thực hiện HVHC đó/HVHC của công
chức mà người đó trực tiếp quản lý; Lần hai là với cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết lần đầu.
- Trình tự giải quyết khiếu nại, căn cứ Luật Khiếu nại năm 2011 và Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày
31/10/2013 được sửa đổi bổ sung bằng Thông tư số 02/2016/TT-TTCP ngày 20/10/2016 của Thanh tra Chính
phủ, trình tự giải quyết khiếu nại được diễn ra hai lần: giải quyết khiếu nại lần đầu và giải quyết khiếu nại lần hai.
Tuy nhiên, hai trình tự này không có nhiều điểm khác biệt:
+ Thụ lý giải quyết khiếu nại;
7
+ Kiểm tra lại Quyết định hành chính, Hành vi hành chính;
+ Giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại;
+ Hoạt động xác minh của người xác minh/cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ xác minh nội dung
khiếu nại;
+ Tổ chức đối thoại;
+ Ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại;
+ Công khai, Tống đạt Quyết định giải quyết khiếu nại;
+ Tổ chức thực hiện các Quyết định có hiệu lực pháp luật.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh
Pháp lý: Pháp lý có thể tạo ra ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực trong từng trường hợp.
Tính chất vụ khiếu nại: Những vụ khiếu nại thường đa dạng về nội dung, hình thức, kể cả tiến trình xem xét
cũng có thể khác nhau, tùy vào tính chất phức tạp của vụ khiếu nại đó, ảnh hưởng đến công tác giải quyết KN.
Trình độ chuyên môn, tư cách đạo đức của công chức tham mưu giải quyết khiếu nại: Trình độ chuyên môn,
tư cách đạo đức chính là thước đo mức độ tận tâm, chí công vô tư trong quá trình xem xét khiếu nại, đảm bảo
tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật và đáp ứng kịp thời nhu cầu cũng như bức xúc của người dân.
Vai trò của lãnh đạo cơ quan trong hoạt động quản lý nhà nước: một động lực vô hình tác động hiệu quả
hoạt động đến công chức thực thi, quản lý sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả.
Trình độ, ý thức của các cá nhân, tổ chức có liên quan: Khả năng tiếp nhận các chủ trương, chính sách, pháp
luật của người dân không giống nhau, ý thức tuân thủ pháp luật cũng như tinh thần hợp tác của người dân cũng
như các cá nhân, tổ chức có liên quan khác nhau dẫn đến nhiều ảnh hưởng khác nhau cho quá trình giải quyết
khiếu nại.
Tiểu kết chương 1
Bản chất của hoạt động khiếu nại là việc yêu cầu quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đây là một trong
những quyền hiến định đã được thể chế hóa bằng Luật khiếu nại. Trong các nội dung làm phát sinh khiếu nại, đất
đai được xác định là lĩnh vực nhạy cảm cần được quan tâm do tính chất phức tạp liên quan trực tiếp đến quyền
lợi của nhiều chủ thể dẫn đến rất nhiều sự xung đột căng thẳng, khó dung hòa. Do đó, công tác giải quyết khiếu
nại về đất đai bên cạnh việc vận dụng tinh thần khoa học, khách quan của công tác giải quyết khiếu nại thì cần
phải quan tâm đến công tác quản lý, sử dụng đất như một cách thức giải quyết mang tính chất phòng ngừa, ngăn
chặn hoặc tạo điều kiện thuận lợi nhất để xử lý vụ việc khi khiếu nại phát sinh.
8
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh tác động đến tình hình khiếu nại về đất
đai
Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố
Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh có trung tâm là thành phố Tây Ninh, nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng
100 km theo đường Quốc lộ 22, cách biên giới Campuchia 40 km về phía Tây Bắc. Dân số toàn tỉnh vào năm
2014 được ước tính vào khoảng 1.104,2 nghìn người (tức khoảng 1,104 triệu người). Tỉnh Tây Ninh có 09 huyện,
thành phố trực thuộc, trong đó Thành phố Tây Ninh là Đô thị loại III chính thức vào ngày 12/12/2012 theo
Quyết định số 1112/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng. Từ đó, với nhu cầu phát triển khách quan, UBND tỉnh Tây
Ninh đã xây dựng, trình HĐND tỉnh Tây Ninh phê duyệt, đưa vào thực tiễn nhiều quy hoạch công trình, dự án
nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tuyên
truyền, thuyết phục người dân thực hiện chính sách thu hồi, nhận bồi thường và tái định cư ở nơi khác, tuy nhiên
một số người dân không đồng ý nên tiếp tục khiếu nại kéo dài, một số người quá khích nên giăng biểu ngữ, băng
rôn gây bất ổn đến tình hình an ninh xã hội của địa phương.
2.2. Quy trình giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
Nhìn chung, quy trình giải quyết khiếu nại về đất đai không khác biệt so với quy trình giải quyết khiếu nại
chung, đều phải căn cứ theo quy định Luật Khiếu nại. Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh sau khi tiếp nhận đơn
khiếu nại sẽ tiến hành thực hiện quy trình giải quyết khiếu nại. Quy trình giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai
của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhìn chung là giống nhau và đều căn cứ trên pháp luật, không ban hành quy
trình riêng mà chỉ ban hành quy trình ISO để đảm bảo tiến độ thời hạn. Quy trình giải quyết khiếu nại cụ thể như
sau:
Bước 1: Tiếp nhận, xử lý đơn
Bước 2: Giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại
Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại
Bước 4: Xử lý kết quả tham mưu
Bước 5: Ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại
Bước 6: Tổ chức thực hiện Quyết định có hiệu lực pháp luật
2.3. Tình hình khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh
Tây Ninh
2.3.1. Tình hình chung
Trong 04 năm (01/7/2012 đến 01/7/2016) kể từ khi Luật Khiếu nại có hiệu lực, tổng số đơn khiếu nại thuộc
thẩm quyền của các cấp, các ngành trong 4 năm là 1.193 đơn (bình quân khoảng 300 vụ/năm), trong đó chủ yếu
liên quan đến lĩnh vực đất đai như cấp giấy, thu hồi giấy CNQSDĐ, thu hồi đất, giao đất, bồi thường, hỗ trợ tái
định cư và một số vụ khiếu nại việc giải quyết tranh chấp về đất đai giữa cá nhân với cá nhânvà hầu hết đều có
sự tham gia giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh, từ phương diện giải quyết khiếu nại lần hai đến phương diện trả
lời trường hợp không đủ điều kiện thụ lý giải quyết.
9
Vấn đề phức tạp, gay gắt nhất trong thời gian qua là tình hình khiếu nại đông người đòi lại đất các dự án,
nông, lâm trường trên địa bàn huyện Tân Biên và Tân Châu, khiếu nại chính sách hỗ trợ Khu dân cư biên giới
Chàng Riệc, khiếu nại đối với Dự án nâng cấp đường 797 Hòa Thành, khiếu nại đối với Dự án Khu du lịch núi
Bà Đen; khiếu nại Dự án Khu Liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Phước Đông Bời Lời; Dự án nâng cấp
mở rộng Tỉnh lộ 786 thuộc huyện Bến CầuHầu hết các vụ việc trên là những vụ việc cũ, đã được các cấp, các
ngành của tỉnh hoặc Trung ương giải quyết đúng theo quy định của pháp luật, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý
kiến kết luận, nhưng một số hộ dân vẫn không đồng ý. Hàng tuần các hộ vẫn thường xuyên tập trung đông người
đến Trụ sở Tiếp dân của tỉnh hoặc Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội để khiếu nại, nhất là vào những dịp diễn ra
những sự kiện quan trọng của đất nước, gây bức xúc, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội tại địa phương.
Từ thực tế phát sinh khiếu nại về lĩnh vực đất đai, thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch
UBND tỉnh Tây Ninh chủ yếu xoay quanh 02 nhiệm vụ: Giải quyết khiếu nại lần hai và Giải quyết khiếu nại
về tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân.
2.3.2. Kết quả giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (Tính từ ngày
01/7/2012 – ngày 01/7/2016)
Kết quả xử lý đơn
Theo số liệu thống kê của Báo cáo 296/BC-UBND ngày 31/10/2016 của UBND tỉnh Tây Ninh 04 năm thực
hiện Luật Khiếu nại và các Báo cáo công tác hằng năm, tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh được xử lý
tại Ban Tiếp công dân tỉnh trong giai đoạn này là 5.369 đơn, có 4.123 đơn đủ điều kiện xử lý theo quy định,
trong đó có 1.996 đơn khiếu nại, 80% thuộc lĩnh vực đất đai. Số đơn thư gửi đến UBND tỉnh có xu hướng ngày
một tăng.
Kết quả giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
Tổng số đơn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong giai đoạn này đã giải quyết
1.178/1.193 đơn, đạt 98,74%; vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra của Thanh tra Chính phủ là giải quyết đạt trên 85% số
vụ việc mới phát sinh hàng năm.
Thông qua kết quả giải quyết cho thấy về nội dung khiếu nại của công dân có khoảng 70% số vụ việc là
khiếu nại sai, khoảng 20% khiếu nại có đúng có sai (chủ yếu sai về trình tự, thủ tục, họ tên, địa chỉ) và khoảng
10% số vụ việc khiếu nại đúng.
Kết quả tổ chức thực hiện các quyết định có hiệu lực pháp luật
Công tác tổ chức thực hiện các quyết định có hiệu lực pháp luật ở tỉnh Tây Ninh còn nhiều hạn chế nên
trước năm 2016 chưa tổ chức thống kê theo dõi để có số liệu cụ thể. Tuy nhiên hiện nay, Thanh tra tỉnh sau khi
kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh đã thực hiện công tác theo dõi việc thực hiện các quyết định có hiệu lực pháp luật
và tổ chức kiểm tra, thống kê tại 09 huyện, thành phố để tổng hợp tình hình. Kết quả thể hiện khoảng 80% Quyết
định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật của Chủ tịch UBND tỉnh đã được tổ chức thi hành.
Kết quả giải quyết khiếu nại tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch số 1130/KH-TTCP, Kế hoạch số
2100/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ
Theo Kế hoạch số 1130/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ, tỉnh Tây Ninh có 17/17 vụ khiếu nại tồn đọng
kéo dài, tất cả đều thuộc lĩnh vực đất đai với nội dung tranh chấp quyền sử dụng đất giữa cá nhân, hộ gia đình.
Theo Kế hoạch số 2100/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ, tỉnh Tây Ninh có 10/10 vụ khiếu nại tồn đọng
kéo dài thuộc lĩnh vực đất đai.
10
Chủ tịch UBND tỉnh đã tích cực chủ động liên hệ phối hợp với Thanh tra Chính phủ tổ chức đối thoại với
các hộ dân khiếu nại, giải quyết dứt điểm 100% các vụ khiếu nại tồn đọng, phức tạp hiện nay theo Kế hoạch
1130 và Kế hoạch 2100 của Thanh tra Chính phủ.
Kết quả giải quyết khiếu nại đông người ở các dự án, nông lâm trường
Trong thời gian qua, các vụ khiếu nại đông người ở tỉnh Tây Ninh có chiều hướng phức tạp, số người khiếu
nại ngày càng tăng, tập trung ở Ban Tiếp công dân Trung ương tại TP.HCM và Hà Nội, giăng biểu ngữ phản đối
Chủ tịch UBND tỉnh và Thanh tra Chính phủ. Mặc dù Chủ tịch UBND tỉnh đã có nhiều chính sách để ổn định
cuộc sống người dân nhưng tình hình vẫn còn rất phức tạp.
Kết quả khác
Ngoài ra, công tác quản lý Nhà nước về đất đai và khiếu nại cũng được Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh quan
tâm. Qua đó thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về đất đai, khiếu nại,
tố cáo ở UBND các huyện, thành phố, qua đó phát hiện, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót trong công tác quản
lý ở các cấp cơ sở, xử lý ngay những vi phạm trong quản lý đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai, nâng cao
lòng tin trong nhân dân.
Năm thực hiện Nội dung
Đối tượng thanh tra,
kiểm tra
Cơ quan thực hiện
2013
Thanh tra trách nhiệm
việc thực hiện pháp luật
về tiếp công dân, khiếu
nại, tố cáo và phòng
chống tham nhũng
Sở Tư pháp
Sở Nội vụ
UBND huyện Dương
Minh Châu
UBND huyện Gò Dầu
Thanh tra tỉnh Tây Ninh
2014
Thanh tra trách nhiệm
việc thực hiện pháp luật
về tiếp công dân, khiếu
nại, tố cáo và phòng
chống tham nhũng
UBND huyện Trảng
Bàng
UBND huyện Tân Châu
Thanh tra tỉnh Tây Ninh
2015
Thanh tra trách nhiệm
việc thực hiện pháp luật
về tiếp công dân, khiếu
nại, tố cáo và phòng
chống tham nhũng
Sở Y tế
UBND thành phố Tây
Ninh
Thanh tra tỉnh Tây Ninh
2016
Kiểm tra việc thực hiện
các Quyết định có hiệu
lực pháp luật
09 huyện, thành phố Thanh tra tỉnh Tây Ninh
Kiểm tra công tác thụ lý,
giải quyết đơn, giải
quyết khiếu nại, tố cáo
09 huyện, thành phố Thanh tra tỉnh Tây Ninh
2017
Thanh tra trách nhiệm
việc thực hiện pháp luật
UBND huyện Gò Dầu
UBND thành phố Tây
Thanh tra tỉnh Tây Ninh
11
về tiếp công dân, khiếu
nại, tố cáo và phòng
chống tham nhũng
Ninh
UBND huyện Bến Cầu
Thanh tra việc quản lý,
sử dụng đất
Công ty TNHH MTV
cao su 1/5
Công ty cổ phần Mía
Đường Tây Ninh
Công ty TNHH MTV
Thanh niên xung phong
Thanh tra tỉnh Tây Ninh
2.4. Đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
2.4.1. Những mặt đạt được
Thứ nhất: Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã bám sát sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính
phủ và Ban Thường vụ Thành ủy liên quan đến công tác thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, ban hành kịp thời
các văn bản chỉ đaọ nhằm tiếp tuc̣ tăng cường công tác tiếp dân, công tác giải quyết khiếu naị, tố cáo trên địa bàn
thành phố, sự quan tâm và trực tiếp tiếp công dân
Thứ hai: công tác tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn công dân chấp hành và thực hiện quyền khiếu nại, tố
cáo theo quy định pháp luật đạt nhiều kết quả tích cực cũng như công tác tập huấn pháp luật được tổ chức
thường xuyên với nhiều hình thức đảm bảo chất lượng.
Thứ ba: Góp phần khôi phục lại những quyền và lợi ích chính đáng của công dân, hỗ trợ đời sống, an cư lạc
nghiệp cho công dân.
Thứ tư: Kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong công tác quản lý đất đai, giải
quyết khiếu nại nhằm chấn chỉnh biểu hiện quan liêu, thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức.
Thứ năm: Công tác quản lý sử dụng đất tại các huyện, thành phố thông qua hoạt động thanh tra trách nhiệm,
kiểm tra thường xuyên đã phát hiện những sai sót, kịp thời chấn chỉnh và khắc phục những hậu quả tồn đọng.
Thứ sáu: Giải quyết khiếu nại đông người về đất đai là cơ sở sửa chữa, khắc phục những thiếu sót, bất cập
trong chính sách pháp luật nhiều thời kỳ.
Thứ bảy: Kế hoạch 1130/KH-TTCP, Kế hoạch 2100/KH-TTCP được triển khai thực hiện khẩn trương,
nghiêm túc đúng quy trình.
Thứ tám: Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc chấp hành
và thực hiện các quy định pháp luật về khiếu nại, quản lý đất đai được quan tâm, đã kịp thời phát hiện, chấn
chỉnh những hạn chế, thiếu sót góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trách nhiệm của Thủ tưởng cơ
quan hành chính nhà nước.
2.4.2. Hạn chế, vướng mắc
2.4.2.1. Hạn chế về pháp lý
Thứ nhất, Hạn chế pháp lý khiếu nại
Một là, đối tượng bị khiếu nại không được xác định là quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính làm
phát sinh khiếu nại hay quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Hai là, quy định về Người bị khiếu nại và Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại bất cập về thẩm quyền
giải quyết khiếu nại cá nhân
12
Ba là, việc xử lý vi phạm liên quan đến việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại chưa rõ ràng và cụ thể
Bốn là, chưa quy định quyền kế thừa khiếu nại
Năm là, việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật còn rất nhiều khó khăn,
trường hợp khởi kiện không quy định có tiến hành thi hành hay không
Thứ hai, hạn chế về Luật Đất đai
Một là, trường hợp khiếu nại Thông báo thu hồi Giấy CNQSDĐ cấp sai quy định thuộc thẩm quyền của
UBND cấp huyện và cấp tỉnh cho phép khiếu nại Thông báo là chưa chính xác
Hai là, nhầm lẫn giữa quy trình giải quyết tranh chấp với quy trình giải quyết khiếu nại.
2.4.2.2. Hạn chế trong giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
Thứ nhất, chỉ tiêu thời gian trong hệ thống giao nhận văn bản hành chính chưa rõ ràng, cụ thể.
Thứ hai, công tác xử lý đơn khiếu nại không phù hợp với quy định pháp luật, đùn đẩy trách nhiệm cho cơ
quan chuyên môn
Thứ ba, việc giao nhiệm vụ xác minh khiếu nại chưa hợp lý
Thứ tư, việc xác minh nội dung khiếu nại về đất đai tại các cơ quan chuyên môn chưa đảm bảo nguyên tắc
“trực quan”, còn nặng giấy tờ, trình bày.
Thứ năm, việc thẩm định nội dung báo cáo xác minh chưa đạt được sự thống nhất giữa Ban Tiếp công dân
tỉnh thuộc Văn phòng UBND tỉnh với cơ quan chuyên môn
Thứ sáu, việc công khai các quyết định giải quyết khiếu nại chưa được thực hiện hiệu quả
2.4.2.3. Một số hạn chế khác tác động đến hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh
Thứ nhất, hạn chế thuộc trách nhiệm của cơ quan Nhà nước
Một là, tâm lý “đoàn, tổ”
Hai là, tâm lý “thỏa hiệp”
Ba là, công tác quản lý công chức còn phát sinh nhiều hạn chế
Bốn là, công tác quản lý đất đai chưa nghiêm ngặt
Năm là, hệ thống bảo mật thông tin trong các cơ quan Nhà nước tại tỉnh vẫn còn hạn chế
Sáu là, cơ chế phúc đáp, phản hồi thông tin của Trung ương đối với kiến nghị của địa phương chưa thật sự
kịp thời
Thứ hai, hạn chế xã hội
Một là, nhận thức về quyền, lợi ích “hợp pháp” của công dân chưa xuất phát từ quy định pháp luật
Hai là, cơ chế khởi kiện sau khi giải quyết khiếu nại chưa được người dân thực hiện
Ba là, thực trạng cơ quan báo chí tác động đến giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch UBND tỉnh
Tây Ninh
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
2.4.3.1. Nguyên nhân pháp lý khiếu nại về đất đai
Thứ nhất, nguyên nhân khách quan
Xuất phát điểm của Việt Nam thấp hơn so với thế giới
13
Tiền thân của Luật Khiếu nại là Luật Khiếu nại, Tố cáo vừa được tách ra không lâu, do đó một số hạn chế
trong Luật Khiếu nại, Tố cáo vẫn còn tồn tại trong Luật Khiếu nại
Đặc thù pháp luật Việt Nam nói chung được quy định rất nhiều tầng nấc
Thứ hai, nguyên nhân chủ quan
Chưa có đội ngũ thể chế hóa chuyên nghiệp về văn bản pháp luật
Trách nhiệm phối hợp, phúc đáp giữa Trung ương với địa phương chưa thật sự sâu sát
2.4.3.2. Nguyên nhân về hạn chế giải quyết khiếu nại về đất đai và một số công tác quản lý khác liên quan
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
Thứ nhất, nguyên nhân khách quan
Tính chất phức tạp của lĩnh vực đất đai nói chung và lề lối, thói quen sử dụng đất của người dân nói chung
đã gây ra những khó khăn nhất định trong việc xác minh nội dung khiếu nại
Lực lượng làm nhiệm vụ xác minh, tham mưu giải quyết khiếu nại còn thấp
Thứ hai, nguyên nhân chủ quan
Trình độ của cơ quan chuyên môn tham mưu giải quyết khiếu nại chưa cao
Việc quản lý Nhà nước về đất đai ở một số cơ quan cấp dưới chưa chặt chẽ, còn chủ quan lỏng lẻo nên dẫn
đến tình trạng lấn, chiếm, tranh chấp kéo dài
Một số thông tin quản lý, giải quyết khiếu nại về đất đai chưa đủ điều kiện công bố của cơ quan Nhà nước
bị rò rỉ bởi hệ thống quản lý bảo mật thông tin còn nhiều hạn chế
Quá trình quản lý, phân công nhiệm vụ xác minh của Chủ tịch UBND tỉnh cũng như phân công nhiệm vụ
xác minh tại các cơ quan tham mưu đều xảy ra hạn chế
Chất lượng công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật chưa nghiêm minh, chưa có quy chế cụ thể trong việc
đánh giá dẫn đến việc cào bằng đánh giá, bình quân chủ nghĩa
2.4.3.3. Nguyên nhân làm phát sinh khiếu nại về đất đai
Thứ nhất, nguyên nhân khách quan
Trình độ dân trí còn thấp cũng tác động đến mọi hoạt động có liên quan trong đời sống xã hội
Thứ hai, nguyên nhân chủ quan
Ý thức và tính chủ động tiếp cận và nhận thức pháp luật của người dân
Tư tưởng, đạo đức của một số phóng viên bị tha hóa, biến chất
Tiểu kết chương 2
Pháp lý mang tính chất khuôn khổ, đặt ra quy định về quyền, nghĩa vụ, trình tự, thủ tục liên quan đến khiếu
nại và đất đai, nếu yếu tố này bất cập tất yếu sẽ tạo ra những bất cập liên quan đến thực tiễn tùy từng mức độ,
trong đó một phần tác động đến công tác quản lý, phát sinh tiêu cực trong công tác quản lý. Trong khi đó, Quản
lý là hoạt động thực tiễn để hoạch định, thực thi, kiểm tra kiểm soát những quy định của pháp lý, chuyển những
quy định pháp lý vào thực tiễn. Do đó bất cứ sai phạm nào trong công tác quản lý sẽ biến những giá trị vốn có
thành sai trái, tạo sự bất bình đẳng cũng như kiềm hãm tính hiệu quả của hoạt động công vụ. Ngoài ra, nếu như
yếu tố pháp lý và quản lý đều hầu hết liên quan đến trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, thì những yếu tố xã hội
chính là trách nhiệm của những chủ thể trong xã hội có liên quan đến tình trạng khiếu nại, trong đó người dân,
báo chí, định kiến dư luậnchính là những yếu tố trực quan nhất.
14
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
3.1. Phương hướng bảo đảm giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây
Ninh
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo và Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của
Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến
năm 2020, tác giả xác định phương hướng hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại như sau:
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết khiếu nại.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại và đất đai.
- Chủ tịch UBND tỉnh phải nhận thức được vị trí của công tác giải quyết khiếu nại là một trong những
nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý Nhà nước.
- Tập trung tuyên truyền phổ biến pháp luật.
- Hạn chế khiếu nại phát sinh bằng nhiều hình thức, có khoa học.
- Hoàn thiện trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức .
- Xác định công tác quản lý công chức là một trong những tác động quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng
cũng như hiệu quả công vụ, từ đó khắc phục những sai phạm, hạn chế trong công tác quản lý công chức.
- Ứng dụng khoa học, công nghệ vào quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại và bảo mật thông tin
3.2. Giải pháp bảo đảm giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại đất đai
Thứ nhất, thống nhất quan điểm về quyết định hành chính /hành vi hành chính làm phát sinh khiếu nại mới
là đối tượng khiếu nại, không phải là QĐ giải quyết KN.
Thứ hai, đề xuất quy trình về giải quyết khiếu nại: Từ những thực trạng trên, tác giả xin đề xuất một quy
trình chung giải quyết khiếu nại trên cơ sở những quy định hiện hành để có thể hoàn thiện hóa quá trình giải
quyết khiếu nại cũng như đảm bảo quyền lợi khiếu nại của công dân. Các thủ tục, trình tự chi tiết trong quá trình
giải quyết khiếu nại vẫn thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại.
Thứ ba, quy định thẩm quyền tập thể giải quyết khiếu nại
Thứ tư, quy định cụ thể việc xử lý những vi phạm trong Luật Khiếu nại
Thứ năm, tách quy trình giải quyết tranh chấp về đất đai khỏi quy trình giải quyết khiếu nại trong Luật Đất
đai
Thứ sáu, quy định lại quy trình khiếu nại khi Nhà nước thu hồi Giấy CNQSDĐ
3.2.2. Phân định trách nhiệm trong từng khâu giải quyết khiếu nại đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Tây Ninh 3.2.2.1. Giải pháp về quản lý quá trình giải quyết khiếu nại
Thứ nhất, xây dựng, ban hành quy chế giao nhận văn bản hành chính trong toàn tỉnh.
Thứ hai, chấn chỉnh một số mặt trong quá trình xử lý, chỉ đạo tham mưu xác minh
Thứ ba, đảm bảo chất lượng trong quá trình xác minh khiếu nại
Thứ tư, có giải pháp thẩm định nội dung xác minh, khắc phục tình trạng thẩm tra báo cáo xác minh không
hợp lý của bộ phận Văn phòng
15
Thứ năm, trong tổ chức thực hiện Quyết định giải quyết khiếu nại
3.2.3. Giải pháp khác
Thứ nhất, cân nhắc việc thành lập Đoàn, Tổ
Thứ hai, chấn chỉnh công tác quản lý cán bộ, công chức, xây dựng lực lượng công chức giải quyết khiếu nại
về đất đai chất lượng
Thứ ba, áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác theo dõi khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Thứ tư, nâng cao trách nhiệm công tác quản lý đất đai của các cấp
Thứ năm, xây dựng, đào tạo lực lượng kỹ sư an toàn thông tin, bảo vệ hệ thống mạng tại các cơ quan Nhà
nước của tỉnh
Thứ sáu, quy định trách nhiệm phúc đáp giữa Trung ương với địa phương về những vấn đề vướng mắc
trong quá trình quản lý đất đai cũng như giải quyết khiếu nại về đất đai
Thứ bảy, nâng cao trách nhiệm tuyên truyền phổ biến pháp luật về khiếu nại và đất đai cho nhân dân của cơ
quan Nhà nước
Thứ tám, siết chặt việc xử lý các trường hợp bất hợp tác, vi phạm quy định pháp luật về khiếu nại
Thứ chín, cần đặc biệt quan tâm theo dõi thông tin báo chí và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong
đăng tải bài viết sai lệch về vụ việc khiếu nại
Tiểu kết chương 3
Những giải pháp trên là kết quả của quá trình công tác cũng như phân tích, đánh giá mà tác giả thông qua
hoạt động thực tiễn đã rút ra được và xây dựng thành những giải pháp cho luận văn. Trong đó 03 nhóm giải pháp
mang những vai trò khác nhau:
Nhóm giải pháp pháp lý sẽ tác động trực tiếp vào yếu tố pháp luật nhằm tạo cơ sở cơ bản để hoạt động giải
quyết khiếu nại về đất đai hiệu quả - một trong những hoạt động thực thi pháp luật của cơ quan Nhà nước nói
chung, của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nói riêng.
Nhóm giải pháp quản lý sẽ tác động trực tiếp vào công tác quản lý thực tế của Chủ tịch UBND tỉnh cũng
như công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh – gốc rễ của tình trạng khiếu nại đất đai.
Cuối cùng, công tác giải quyết khiếu nại về đất đai không thể đạt chất lượng cao với một khối lượng công
việc nhiều, hạn chế về biên chế và lương bổng. Do đó, nhóm giải pháp nhằm hạn chế nguyên nhân làm phát sinh
khiếu nại sẽ thực hiện vai trò của mình trong việc giảm bớt áp lực giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh
nói riêng hay các cơ quan Nhà nước của tỉnh nói chung. Nhóm giải pháp này đưa ra những cách thức nhằm hạn
chế tác động xấu lên tâm lý người khiếu nại, đồng thời nâng cao cơ hội tiếp cận pháp luật của người dân để triệt
tiêu từ gốc rễ việc khiếu nại do không hiểu pháp luật hoặc bị kích động xúi giục do thiếu hiểu biết.
16
KẾT LUẬN
Đất đai là một lĩnh vực có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống dân sinh, đây cũng là một lý do tất yếu dẫn
đến tình trạng phức tạp của khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai ở Việt Nam nói chung hay tỉnh Tây Ninh nói
riêng. Những nghiên cứu và số liệu thống kê trong Luận văn đã chứng minh được tầm quan trọng của giải quyết
khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại.
Những vấn đề pháp lý và quản lý đã được phân tích và đề xuất giải pháp theo tác giả chính là những vấn đề
đang gây bức xúc hiện nay, rút ra từ quá trình thực thi pháp luật, điều kiện thực tiễn và kinh nghiệm công tác.
Những vấn đề trên cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành để không chỉ cải thiện chất lượng giải
quyết khiếu nại, mà còn nhằm mục tiêu quan trọng là hạn chế tình trạng phát sinh khiếu nại trong lĩnh vực đất
đai, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như trên cả nước, đây cũng là mục
đích chính của luận văn này.
Tuy nhiên, xã hội luôn vận động không ngừng, những quy định pháp luật, những giải pháp hiện tại hay
chính những giải pháp của tác giả sẽ dần trở nên lỗi thời, lạc hậu theo thời gian. Do đó trách nhiệm của những
công chức trong bộ máy Nhà nước chính là không ngừng học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu xu hướng phát triển của
xã hội, tìm ra những điểm bất cập, không còn phù hợp để đề xuất điều chỉnh, thay thế. Đây là một nhiệm vụ suốt
đời mà mỗi công chức cần phải luôn ghi nhớ và thực hiện, vì mục tiêu xây dựng, phát triển đất nước, phục vụ vì
quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Mặt khác, sự linh hoạt, tinh thần cầu tiến và luôn luôn ghi nhớ mục tiêu
cao nhất của hoạt động quản lý Nhà nước mà mỗi công chức đang thực hiện chính là đảm bảo xã hội ổn định, sự
phát triển của công dân và bảo vệ thành quả cách mạng chính là tinh thần mà bản Luận văn này muốn gửi đến
mỗi công chức.
Cuối cùng, những nghiên cứu trên chỉ là những bước chân đầu tiên trên con đường tìm ra một cách thức phù
hợp cho giải quyết khiếu nại về đất đai, không chỉ của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh mà còn của những chủ thể
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khác, không thể tránh khỏi nhiều sơ sót nên sẽ còn tiếp tục nghiên cứu nhiều
hơn nữa. Qua đây, tác giả rất mong sẽ nhận được sự quan tâm từ các giảng viên, các nhà nghiên cứu khoa học
pháp lý và quý độc giả để luận văn này trở nên hoàn thiện hơn./.
17
KIẾN NGHỊ
Từ những cơ sở trên, tác giả có một số kiến nghị như sau:
Đối với Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc, UBND cấp huyện
thực hiện hiệu quả công tác quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại về đất đai theo những đề xuất ở trên. Đồng thời
đề nghị các cơ quan đề xuất những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, giải quyết khiếu nại về đất đai
để cùng nhau giải quyết, trong trường hợp vướng mắc mang tính pháp lý không thể tháo gỡ thì tập hợp thành văn
bản, đề xuất Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh, Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tây Ninh bổ sung vào
chương trình phát biểu, làm việc của mình, đưa những khó khăn, vướng mắc đó đến Quốc hội.
Đối với cơ quan hành chính Nhà nước Trung ương, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra
Chính phủ: Xây dựng quy chế phản hồi thông tin đối với những nội dung kiến nghị của các địa phương.
Đối với Hội đồng nhân dân tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tây Ninh: Có cơ chế phối hợp về
những nội dung kiến nghị từ các cơ quan hành pháp tại địa phương lên Quốc hội. Thực hiện công tác giám sát,
phát hiện những sai phạm để kịp thời đề xuất, sửa chữa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_giai_quyet_khieu_nai_ve_dat_dai_cua_chu_tic.pdf