Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận có liên quan đến hoạt động giáo dục pháp
luật của các trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh.
Cần phải nhận thức, ý thức trách nhiệm của các chủ thể về công tác
giáo dục pháp luật cho sinh viên.
Đánh giá khách quan về thực trạng giáo dục pháp luật cho sinh viên các
trường cao đẳng nghề Thanh Hóa, thông qua đó có nội dung, phương pháp như:
đổi mới chương trình dạy và học bộ môn pháp luật, hoàn thành hệ thống giáo
trình, tài liệu phục vụ cho công tác giáo dục pháp luật, nâng cao chất lượng công
tác giáo dục pháp luật trong nhà trường. Lựa chọn phát huy những hình thức giáo
dục pháp luật ngoại khóa phù hợp, đạt hiệu quả nhằm nâng ca o ý thức pháp luật
cho sinh viên các trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa.
16 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2498 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường Cao đẳng nghề qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ THÙY
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ QUA THỰC TIỄN TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. CHU HỒNG THANH
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lê Thị Thùy
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 8
Chương 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ GIÁO DỤC PHÁP PHÁP
LUẬT CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀError! Bookmark not defined.
1.1. Tổng quan về giáo dục pháp luật .... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm giáo dục pháp luật ............. Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Mục đích của giáo dục pháp luật ........ Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Vai trò của giáo dục pháp luật ............ Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Nội dung của giáo dục pháp luật ........ Error! Bookmark not defined.
1.2. Giáo dục pháp luật cho sinh viên cao đẳng nghềError! Bookmark not defined.
1.2.1. Mục tiêu của giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghềError! Bookmark not defined.
1.2.2. Mục đích của giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghềError! Bookmark not defined.
1.2.3. Vai trò của công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường
cao đẳng nghề ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Nội dung của giáo dục pháp luật cho sinh viên cao đẳng nghềError! Bookmark not defined.
Kết luận chương 1 ......................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH
VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TẠI TỈNH THANH HÓAError! Bookmark not defined.
2.1. Những yếu tố tác động đến công tác giáo dục pháp luật cho sinh
viên các trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh HóaError! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng của công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các
trường cao đẳng nghề Tỉnh Thanh HóaError! Bookmark not defined.
2.2.1. Thực trạng trong công tác giáo dục pháp luật ở các trường cao
đảng nghề Tỉnh Thanh Hóa dưới nội dung là một môn họcError! Bookmark not defined.
2.2.2. Thực trạng trong công tác giáo dục pháp luật dưới góc độ tiếp
thu ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt ngoại khóa và các hoạt động
đoàn thể khác ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Những hạn chế yếu kém trong công tác giáo dục pháp luật
cho sinh viên các trường cao đẳng nghề Tỉnh Thanh HóaError! Bookmark not defined.
2.4. Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém trong công tác
giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề ở
Thanh Hóa......................................... Error! Bookmark not defined.
Kết luận chương 2 ......................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC GIÁO
DỤC PHÁP LUẬT Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY ... Error! Bookmark not defined.
3.1. Các quan điểm bảo đảm giáo dục pháp luật trong các trường
cao đẳng nghề Thanh Hóa ............... Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số giải pháp đối với công tác giáo dục pháp luật cho sinh
viên các trường cao đẳng nghề ở Thanh HóaError! Bookmark not defined.
3.2.1. Đối với nội dung, chương trình giáo dục pháp luậtError! Bookmark not defined.
3.2.2. Nâng cao vị trí, vai trò, chất lượng giáo dục pháp luật ở các
trường cao đẳng nghề Thanh Hóa ...... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Đối với hình thức và phương pháp giảng dạy pháp luậtError! Bookmark not defined.
3.2.4. Từng bước đổi mới, hiện đại hóa về cơ sở vật chất phục vụ công
tác giáo dục pháp luật của các trường cao đẳng nghề ở Thanh HóaError! Bookmark not defined.
Kết luận chương 3 ......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 13
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTTHPT: Bổ túc trung học phổ thông
CĐN: Cao đẳng nghề
SCN: Sơ cấp nghề
TCN: Trung cấp nghề
THPT: Trung học phổ thông
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Chương trình môn học dành cho hệ cao đẳng nghề 2014 Error!
Bookmark
not
defined.
Bảng 2.2: Chương trình môn học pháp luật dành cho hệ trung cấp
nghề năm 2014
Error!
Bookmark
not
defined.
Bảng 2.3: Chương trình môn học pháp luật dành cho hệ trung cấp
nghề
Error!
Bookmark
not
defined.
Bảng 2.4: Chương trình môn học pháp luật dành cho hệ cao đẳng nghề Error!
Bookmark
not
defined.
Bảng 2.5: Chương trình môn học luật kinh tế Error!
Bookmark
not
defined.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục pháp luật trong các nhà trường, đặc biệt trong các trường cao đẳng
nghề góp phần đào tạo nhân lực, hình thành một cách vững chắc những thế hệ công
nhân đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai. Do đó, Đảng và
Chính phủ đã ra những nghị quyết, chỉ thị trong đó đã khẳng định rằng để xây
dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân cần đưa việc giáo dục pháp luật
vào các trường học, các cấp học, từ phổ thông đến đại học, trung học chuyên
nghiệp cùng toàn thể nhân dân. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ V, khẳng
định “các cấp uỷ Đảng, các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể phải thường xuyên
giải thích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đưa việc giáo dục pháp luật vào
các trường học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn trọng pháp
luật” [6].
Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh: “coi
trọng công tác giáo dục tuyên truyền, giải thích pháp luật, đưa việc dạy pháp luật
vào hệ thống các trường của Đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông,
đại học) của các đoàn thể nhân dân” [7].
Trên tinh thần ấy, các cơ quan chức năng đã phối hợp, từng bước triển khai
việc đưa giáo dục pháp luật vào các trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân,
đổi mới chương trình, mục tiêu giáo dục ở các hệ đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề. Trong chương trình chính khóa, giáo dục pháp luật
trong nhà trường thực hiện thông qua việc dạy và học các môn học pháp luật hoặc
lồng ghép, tích hợp vào các môn học có liên quan. Bên cạnh đó, giáo dục pháp luật
cho học sinh, sinh viên được nhà trường thực hiện thông qua các hoạt động ngoại
khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Hiện trong thời kỳ hội nhập, nhiều học sinh, sinh viên có ý chí vươn lên trong
học tập, có hoài bão khát khao lớn. Tuy nhiên, dưới tác động của nền kinh tế thị
trường, kinh tế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh
thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của sinh
viên khiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm giao thông, đua xe trái phép, cờ
bạc, rượu chè, quay cóp bài có lối sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa,
lãng phí, lười lao động và học tập. Những phẩm chất ấy là kết quả của giáo dục
không đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, trong thời gian khá
dài, công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên còn hạn chế dẫn tới tình trạng vi phạm
pháp luật trong giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng có chiều hướng gia tăng.
Một tỷ lệ không nhỏ học sinh, sinh viên con hiểu về pháp luật một cách sơ sài, hời
hợt. Nhiều sinh viên coi các môn học pháp luật trong trường đại học, cao đẳng chỉ là
môn học phụ, thậm chí có những sinh viên chưa phân biệt được hành vi hợp pháp
với hành vi không hợp pháp giữa các loại vi phạm pháp luật hành chính, dân sự,
hình sự dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật một cách đáng tiếc.
Những hạn chế này do nhiều nguyên nhân tác động, thể hiện ở việc nhận
thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật ở một số
trường chưa đúng mức, chương trình nội dung giáo dục pháp luật còn dàn trải chưa
thống nhất giữa các trường, hình thức và phương thức giáo dục còn chậm đổi mới,
hoạt động giáo dục ngoại khóa còn đơn điệu, thiếu hấp dẫn, đội ngũ nhà giáo và
cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật còn thiếu về số lượng, năng lực của một số
cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu trong công việc, cơ chế phối hợp giữa các chủ
thể giáo dục pháp luật còn chưa đồng bộ chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Giáo
dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề qua thực tiễn Tỉnh Thanh
Hóa” nhằm đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục cho sinh viên
các trường cao đẳng nghề Tỉnh Thanh Hóa.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Giáo dục pháp luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Trong công
cuộc đổi mới của nước ta hiện nay việc giáo dục pháp luật càng có vai trò quan
trọng trong nhiều lĩnh vực do đó, giáo dục pháp luật là một trong những nội dung
mà các nhà khoa học pháp lý quan tâm và là một vấn đề mang tính cấp thiết ở nước
ta hiện nay. Đã có nhiều công trình nghiên cứu như:
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong thời ký đổi
mới. Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số 92 - 98 - 223 - ĐT của viện nghiên cứu khoa
học pháp lý – Bộ Tư pháp.
- Bàn về giáo dục pháp luật, của hai tác giả Trần Ngọc Đường và Dương
Thanh Mai.
- Giáo dục pháp luật trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
ở nước ta hiện nay, Luận án Phó tiến sĩ của Đinh Xuân Thảo, 1996.
- Nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong đào tạo sỹ quan hậu cần
hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học Lê Hồng Sơn, 2004.
- Xây dựng ý thức và lối sống pháp luật, do GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên,
1995.
- Giáo dục pháp luật trong nhà trường, của tác giả Nguyễn Đình Đình Đặng
Lục, 2008, Nxb Giáo dục Hà Nội.
- Suy nghĩ từ những lời dạy của Bác đối với việc trồng người, của tác giả Đỗ
Thắng, Tạp chí giáo dục, 2003.
- Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách, Nxb Tư pháp,
Hà Nội.
- Đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện
nay, Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Ngọc Hoàng, 2000.
- Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội ở nước ta, Đề
tài khoa học cấp Bộ, Hoàng Thị Kim Quế chủ nhiệm, năm 2002.
- Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách, Nguyễn Đặng
Đình Lục, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2005.
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật, Trần Thị
Sáu, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, năm 2008.
Cho đến nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu xung quanh vấn đề về giáo dục
pháp luật cho sinh viên. Mỗi đề tài nghiên cứu, cách tiếp cận và mục tiêu khác
nhau. Tuy nhiên, chưa có một tác giả nào nghiên cứu cơ bản về giáo dục pháp luật
cho sinh viên các trường cao đẳng nghề Thanh Hóa. Luận văn là chuyên khảo
nghiên cứu có hệ thống và tương đối hoàn thiện về giáo dục pháp luật cho sinh
viên trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích: luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và nhu cầu thực tiễn
về giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh
Hóa và nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho sinh viên.
Nhiệm vụ: để thực hiện được mục đích trên, luận văn cần có những nhiệm
vụ chủ yếu sau:
Phân tích làm rõ các khái niệm và tính chất của giáo dục pháp luật cho sinh
viên.
Đánh giá thực trạng của công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên trường
cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa, luận văn tập chung nghiên cứu:
những thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được và nguyên nhân của nó từ thực trạng
của việc giáo dục pháp luật của các trường cao đẳng nghề trong Tỉnh Thanh Hóa.
Trên cơ sở thực trạng thực hiện giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường
cao đẳng nghề Tỉnh Thanh Hóa, cùng với những quan điểm chỉ đạo của Đảng và
Nhà nước, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của
công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng nghề trên địa bàn
Tỉnh Thanh Hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn góp phần nghiên cứu cơ sở lý luận về công
tác giáo dục pháp luật cho sinh viên trong các Trường Cao đẳng nghề trên địa bàn
Tỉnh Thanh Hóa
Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở khái quát phân tích thực trạng giáo dục
pháp luật ở một số Trường Cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa, phát hiện
và phân tích những điểm chưa hợp lý hiện nay và đề xuất một số biện pháp,
phương hướng, có thể vận dụng để tiến tới hoàn thiện
và nâng cao chất lượng đối với công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các
trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa nhằm nâng cao ý thức pháp
luật cho cho sinh viên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là lý luận Mác – Lê
nin với phép biện chứng duy vật khoa học và biện chứng khoa học lịch sử, tư
tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt
Nam về việc đề cao vai trò của pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền; đề
cao nhân tố con người, đào tạo con người phát triển toàn diện phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Luận văn kết hợp các nghiên cứu biện chứng duy vật, lịch sử, phân tích, so
sánh, tổng hợp các phương pháp điều tra xã hội học pháp luật, phương pháp thí
điểm và phương pháp phân tích tổng hợp để chọn lọc, kế thừa và phát huy những
kinh nghiệm cũ và mới trong và ngoài nước để đánh giá phân tích thực trạng công
tác giáo dục pháp luật cho sinh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đồng thời đưa ra
các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác giáo dục pháp luật
đối với sinh viên
6. Những đóng góp mới của luận văn
Cho đến nay, có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề giáo dục pháp luật cho
sinh viên, mỗi đề tài nghiên cứu có cách tiếp cận và mục tiêu khác nhau. Tuy
nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu cơ bản về giáo dục pháp luật cho sinh viên
trường cao đẳng nghề tỉnh Thanh Hóa, luận văn là chuyên khảo nghiên cứu có hệ
thống và tương đối hoàn thiện về giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao
đẳng nghề Thanh Hóa và có những đóng góp khoa học cụ thể sau:
Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận có liên quan đến hoạt động giáo dục pháp
luật của các trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh.
Cần phải nhận thức, ý thức trách nhiệm của các chủ thể về công tác
giáo dục pháp luật cho sinh viên.
Đánh giá khách quan về thực trạng giáo dục pháp luật cho sinh viên các
trường cao đẳng nghề Thanh Hóa, thông qua đó có nội dung, phương pháp như:
đổi mới chương trình dạy và học bộ môn pháp luật, hoàn thành hệ thống giáo
trình, tài liệu phục vụ cho công tác giáo dục pháp luật, nâng cao chất lượng công
tác giáo dục pháp luật trong nhà trường. Lựa chọn phát huy những hình thức giáo
dục pháp luật ngoại khóa phù hợp, đạt hiệu quả nhằm nâng cao ý thức pháp luật
cho sinh viên các trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
gồm 03 chương:
Chương 1: Lý luận chung về giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường cao
đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa.
Chương 2: Thực trạng giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng
nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp cho công tác giáo dục pháp luật ở các
trường cao đẳng nghề Tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2003), Chỉ thị số 32 – CT/TW ngày 09 tháng 12
năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân,
Hà Nội.
2. Ban chấp hành Trung ương (1991), Văn kiện đại hội Đảng lần thứ V, Hà Nội.
3. Ban Chấp hành Trung ương (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp
hành trung ương khóa VIII, Hà Nội.
4. Ban Chấp hành Trung ương (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp
hành Trung ương khóa IX, Hà Nội.
5. Ban Chấp hành Trung ương (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp
hành Trung ương khóa IX, Hà Nội.
6. Ban chấp hành Trung ương (2011), Văn kiện Đại hội Đại Biểu Toàn quốc lần
thứ V, Hà Nội.
7. Ban chấp hành Trung ương (2011), Văn kiện Đại hội Đại Biểu Toàn quốc lần
thứ VII, Hà Nội.
8. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1993), Nghị quyết Về tiếp tục đổi
mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Chị thị số 45/2007/CT – BGD&ĐT ngày 17
tháng 8 năm 2007 về việc tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật
trong ngành giáo dục, Hà Nội.
10. Bộ lao động - Thương binh và xã hội (2014), Thông tư số 08/ 2014/ TT-
BLĐTBXH. Thông tư ban hành chương trình, giáo trình môn học pháp luật
dùng trong trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề ban hành ngày
22/4/2014, Hà Nội.
11. Bộ Tư pháp – Vụ phổ biến giáo dục pháp luật (1997), Một số vấn đề phổ biến
giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
12. Bộ Tư pháp (2003), Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ giáo dục pháp luật, Kỷ yếu
dự án, Hà Nội.
13. Bộ Tư pháp (2003), Thông tư số 01/2003/TT-BTP ngày 14/03/2003 Hướng
dẫn thực hiện nghị quyết số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/1/2003 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003
đến năm 2007, Hà Nội.
14. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ – CP ngày 02 tháng 11 năm 2005
về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, Hà Nội.
15. Lê Thị Kim Dung (2004), Hoàn thiện pháp luật về giáo dục ở Việt Nam hiện
nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48 – NQ/TW ngày 24/5/2005
của bộ Chính trị (khóa IX) về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam đến năm 2001, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
18. Nguyễn Minh Đoàn (1997), Hiệu quả pháp luật – Những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Quốc hội (1998), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Quốc hội (2001), Hiến pháp 1992, Nxb chính trị Quốc Gia Hà Nội.
21. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Quốc hội (2006), Luật dạy nghề, Nxb chính trị Quốc Gia Hà Nội.
23. Quốc hội (2006), Luật dạy nghề, Nxb chính trị Quốc Gia Hà Nội.
24. Quốc hội (2009), Luật số 44/2009/QH12 sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Hà Nội.
25. Quốc hội (2012), Luật Giáo dục đại học, Nxb chính trị Quốc Gia Hà Nội.
26. Quốc hội (2013), Hiến pháp 2013, Nxb chính trị Quốc Gia Hà Nội.
27. Thủ tướng Chính phủ (1997), Chỉ thi số 2/1998/CT-TT ngày 7/1/1998 về việc
tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
28. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp
luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
29. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp
luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
30. UBND tỉnh Thanh Hóa (2014), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2013,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, Thanh Hóa.
31. Đào Trí Úc (1995), Xây dựng ý thức và lối sông theo pháp luật, Nxb Chính trị
quốc gia Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004792_0658.pdf