Tóm tắt Luận văn Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực ở cấp xã – Từ thực tiễn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Vấn đề đặt ra cho nhiệm vụ tổ chức sử dụng một hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực không chỉ ở chỗ phải quan tâm xây dựng tốt các văn bản cụ thể. Muốn làm cho các văn bản có ý nghĩa thì ngay từ khi xây dựng từng văn bản cụ thể cần phải quan tâm đến tính hệ thống của chúng. Qua thực tiễn thực hiện tại cấp xã thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk có thể thấy hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về chứng thực đã thực hiện tốt việc thông tin, truyền đạt các quyết định24 quản lý, phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý, công cụ xây dựng hệ thống pháp luật, hướng dẫn thực hiện. Hầu hết, các văn bản cơ bản đã được thực hiện theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp. Sau hơn hai mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước nói chung và hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực nói riêng đã có những tiến bộ quan trọng. Tuy nhiên, thực trạng hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực nước ta vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ, thiếu thống nhất, nhiều nội dung chưa hợp lý. tính khả thi thấp. Do đó, để hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực và đảm bảo cho việc triển kha và thực hiện tốt hoạt động chứng thực ở cấp xã, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản như sau: Một là hoàn thiện hệ thống thể chế về chứng thực Hai là nâng cao nhận thức và chất lượng đội ngũ làm công tác xây dựng ban hành văn bản về chứng thực Ba là đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, giám sát văn bản trong lĩnh vực chứng thực Bốn là tạo động lực cho cán bộ công chức tư pháp thông qua thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp Năm là đảm bảo cơ sở vật chất của cấp xã trong tổ chức và thực hiện chứng thực25 Với đề xuất giải pháp trên và một số phát hiện của nghiên cứu hy vọng sẽ được xem xét và được tham khảo trong quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực ở cấp xã

pdf25 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực ở cấp xã – Từ thực tiễn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LƢƠNG XUÂN HÙNG HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHỨNG THỰC Ở CẤP XÃ - TỪ THỰC TIỂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐĂKLĂK – NĂM 2017 2 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẬU Phản biện 1: TS. Chu Xuân Khánh Phản biện 2: TS. Nguyễn Thành Dũng Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng ., Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Số: - Đường - Quận - TP Thời gian: vào hồi giờ tháng năm 201... ................... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính quốc gia 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực tế cuộc sống cho thấy, ngày nay công dân, tổ chức cần rất nhiều loại giấy tờ phục vụ cho các giao dịch của mình, không chỉ một bản của mỗi loại mà thường cùng lúc cần rất nhiều bản mỗi loại giấy tờ: học sinh cần làm nhiều bộ hồ sơ để cùng lúc đăng ký thi vào nhiều trường, cử nhân cùng lúc cần làm nhiều bộ hồ sơ để xin việc ở nhiều công sở hay doanh nghiệp, các doanh nghiệp cùng lúc cần nhiều bộ hồ sơ để tham gia vào nhiều quan hệ thị trường. Mặt khác, với mỗi đối tượng nhận hồ sơ, giấy tờ thì yêu cầu về số lượng, chủng loại các giấy tờ là không giống nhau. Do vậy, có thể thấy nhu cầu chứng thực sẽ ngày càng gia tăng. Chứng thực là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống; xuất phát từ nhu cầu giao dịch của công dân, của tổ chức và của chính Nhà nước. Nhu cầu này ngày càng tăng lên do sự mở rộng và phát triển các quan hệ pháp luật. Nhằm đáp ứng nhu cầu tất yếu của cuộc sống và từng bước hoàn thiện nhà nước về chứng thực, nhà nước đã chú trọng ban hành nhiều văn bản để điều chỉnh vấn đề này. Hệ thống các văn bản quản lý nhà nước đã thực hiện tốt việc thông tin, truyền đạt các quyết định quản lý, phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý, công cụ xây dựng hệ thống pháp luật, hướng dẫn thực hiện. Sau hơn hai mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước nói chung và hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực nói riêng đã có những tiến bộ quan trọng. Quy trình ban hành các văn bản quy 4 phạm pháp luật được đổi mới. Nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để Nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực. Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa từng bước được đề cao và phát huy trên thực tế. Công tác phổ biến và giáo dục pháp luật được tăng cường đáng kể. Những tiến bộ đó đã góp phần thể chế hoá đường lối của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Bên cạnh những thành tựu trên, hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực hiện nay còn nhiều bất cập. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực nước ta vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ, thiếu thống nhất, nhiều nội dung chưa hợp lý. tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực dân sự nói chung và chứng thực nói riêng là quan điểm định hướng của Đảng tại Nghị quyết số 48-NQ/TW Bộ Chính trị ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật từ nay đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Vấn đề đặt ra là cần phải nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng thực từ thực tiễn thực tiễn từ cấp cơ sở tại các địa phương. Qua đây, giúp đánh giá khách quan và đầy đủ về thực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực. Đây cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài “Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực ở cấp xã – Từ thực tiển thành phố Buôn Ma 5 Thuột, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Công trình đầu tiên đề cập về hoạt động công chứng, chứng thực có thể kể tới là “những điều cần biết về công chứng nhà nước”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1992 của tác giả Nguyễn Văn Yểu và Dương Đình Thành; “Giới thiệu vài nét về xây dựng và hoàn thiện công chứng nhà nước ở thành phố Hà Nội”, đăng trên tạp chí Thông tin khoa học pháp lý, Bộ tư pháp, năm 1995. Hai công trình này có vai trò như cuốn cẩm nang giới thiệu về hoạt động công chứng nhà nước nói chung với nhiệm vụ trọng tâm của các phòng công chứng nhà nước thuộc UBND cấp tỉnh. Đề cập sâu hơn về hoạt động công chứng, chứng thực ở khía cạnh khác, có công trình “Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xác định phạm vi, nội dung hành vi công chứng, chứng thực và giá trị pháp lý của văn bản công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay” của tác giả Đặng Văn Khanh, luận án tiến sỹ Luật học. Tác giả đã có những luận giải sâu sắc về bản chất và sự khác nhau của hai hoạt động công chứng và chứng thực xuất phát từ thẩm quyền thực hiện các hoạt động này; tương ứng là phạm vi của mỗi hoạt động và giá trị pháp lý của văn bản công chứng; chứng thực, qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện về quy định pháp luật. Về vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng, chứng thực, công trình đầu tiên có thể kể đến là luận văn thạc sỹ Luật học: “Quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực; công chứng 6 nhà nước, những vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta” của tác giả Trần Ngọc Nga, (Hà Nội năm 1996). Có thể nói đây là một trong những công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng và chứng thực dưới góc độ luật học. Trong luận văn của mình, bên cạnh việc luận giải sự khác nhau mang tính bản chất giữa hai hoạt động công chứng và chứng thực dưới góc độ luật học. Trong luận văn của mình, bên cạnh việc luận giải sự khác nhau mang tính bản chất giữa hai hoạt động công chứng và chứng thực theo thẩm quyền thực hiện và tính chất pháp lý của mỗi sự kiện, tác giả đã đề cập tới những nội dung cơ bản về quản lý nhà nước dưới góc độ lý luận quản lý nhà nước trong một lĩnh vực cụ thể. Vài năm trở lại đây, nhu cầu cuộc sống và yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, vấn đề công chứng, chứng thực đã thu hút được khá nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu. Có thể kể đến một số các công trình sau: Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công “Xây dựng nội dung cơ bản quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng, chứng thực từ thực tiễn tỉnh Bình Phước” của tác giả Nguyễn Minh Hợi (TP. Hồ Chí Minh năm 2006). Trong luận văn tác giả đã đề cập những vấn đề lý luận về công chứng, chứng thực như: khái niệm, nguồn gốc ra đời hoạt động công chứng, chứng thực; cách đáp ứng của nhiều nhà nước về nhu cầu công chứng, chứng thực của người dân. Sự cần thiết khách quan phải quản lý nhà nước đối với những hoạt động này; từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của hệ thống cung 7 ứng dịch vụ công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh Bình Phước, tác giả đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm xây dựng những mô hình cung ứng dịch vụ này trên bình diện toàn quốc. Đề cập tới hoạt động chứng thực và quản lý nhà nước về chứng thực theo hướng tách biệt với hoạt động công chứng, có thể kể tới một số công trình sau: Khóa luận tốt nghiệp đại học hành chính (năm 2008) của tác giả Nguyễn Đình Việt - Học viện hành chính quốc gia với đề tài “Dịch vụ chứng thực theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An - Thực trạng và giải pháp”. Khóa luận đã tiếp cận chứng thực dưới góc độ là một dịch vụ hành chính công mà nhà nước có nghĩa vụ cung ứng cho công dân, tổ chức; phản ánh thực tiễn thực hiện chứng thực trên địa bàn huyện Quỳ Hợp thông qua bảng số liệu tổng hợp tình hình chứng thực, đặc biệt là sự khảo sát thông qua điều tra xã hội học đối với cán bộ, công chức người thực hiện dịch vụ chứng thực; trên cơ sở những tồn tại, hạn chế, khóa luận cũng đề xuất những nhóm giải pháp mang tính chất vĩ mô áp dụng trên phạm vi toàn quốc, cũng như những tác động đối với thực tiễn ở huyện Quỳ Hợp. Lấy phạm vi không gian là huyện Quỳ Hợp, luận văn đã dành khoảng một nửa nội dung để đề cập tới hoạt động chứng thực ở cấp xã theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP. Như vậy có thể nói đây là một công trình nghiên cứu khá sớm về hoạt động chứng thực ở cấp xã. Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công với đề tài “Quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực trên địa bàn cấp quận” của tác giả Phan Hùng Nam (Học viện Hành Chính, Hà Nội năm 8 2008). Tiếp cận vấn đề theo góc độ của hoạt động quản lý nhà nước, luận văn lấy thực tiễn từ hoạt động công chứng, chứng thực ở cấp quận trên địa bàn thành phố Hà Nội làm không gian khảo sát. Tôi nhận thấy, bên cạnh việc đề cập những nội dung mang tính lý luận về công chứng, chứng thực, tác giả Phan Hùng Nam đã rất thành công trong việc đề cập những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực với tư cách là một hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực hành chính tư pháp. Luận văn của tác giả Ngô Sỹ Trung với nội dung “Quản lý nhà nước về chứng thực hiện nay - Qua nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Luận văn đi sâu vào việc phân tích hoạt động chứng thực và nôi dung quản lý nhà nước về chứng thực theo tinh thần của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP; nêu lên thực trạng và thách thức trong quản lý nhà nước đối với hoạt động chứng thực của chính quyền và ngành tư pháp thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về chứng thực, cũng như những giải pháp về tổ chức, điều hành của cơ quan, ủy ban nhân dân và cơ quan tư pháp các cấp địa phương. Có thể thấy những công trình trên đã tiếp cận ở những góc độ khác nhau xung quanh vấn đề chứng thực và quản lý nhà nước về chứng thực, để làm phong phú thêm về lý luận cũng như thực tiễn thực hiện chứng thực ở nước ta trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực ở cấp xã – Từ thực tiển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 9 Mục đích: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng hệ thống văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng thực ở cấp xã từ thực tiễn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng thực nói chung và ở cấp xã thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chứng thực, hệ thống văn bản quản lý nhà nước và hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực ở cấp xã. - Khảo sát và đánh giá tình hình thực hiện và đội ngũ công chức cấp xã làm công tác chứng thực; thực trạng hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực ở cấp xã thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. - Trên cơ sở kết quả khảo sát tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực ở cấp xã. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tương nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực qua thực tiễn thực hiện ở cấp xã. Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực qua thực tiễn thực hiện tại UBND các xã trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 10 Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, các tư tưởng, quan điểm của Đảng và pháp luật của nhà nước và định hướng cải cách tư pháp đến năm 2020. Phương pháp nghiên cứu của luận văn: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê. Mỗi phương pháp nghiên cứu được vận dụng linh hoạt, đóng vai trò riêng giúp tác giả có cái nhìn khách quan, nhiều chiều, đầy đủ hơn về vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng thực, khi được hoàn thiện luận văn sẽ đóng vai trò thiết thực vào việc hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về chứng thực. Thực tiễn của luận văn: Các giải pháp đưa ra có thể được áp dụng để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng thực qua việc phân tích, đánh giá từ đó khuyến nghị một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương bao gồm: - Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực ở cấp xã 11 - Chương 2: Thực trạng hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực ở cấp xã trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. - Chương 3: Một số giải pháp năng cao chất lượng của văn bản quản lý nhà nước về chứng thực ở cấp xã. PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHỨNG THỰC Ở CẤP XÃ 1.1. Một số vấn đề chung lý quản lý nhà nƣớc về chứng thực 1.1.1. Khái niệm chứng thực 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về chứng thực Quản lý nhà nước về chứng thực là tổng thể các biện pháp tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước tới hoạt động chứng thực, điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia chứng thực tuân theo những quy định pháp luật nhằm nâng cao chất lượng chứng thực, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về an toàn pháp lý trong giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại..., phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước và đảm bảo thực hiện bởi quyền lực nhà nước. 1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về chứng thực Quản lý nhà nước về chứng thực được quy định tại chương II Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực, chương III Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/05/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản 12 sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chương IV Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Theo đó công tác quản lý nhà nước về chứng thực bao gồm những nội dung sau: 1.1.4. Chủ thể quản lý nhà nước về chứng thực 1.2. Khái niệm và các kiểu hệ thống văn bản quản lý nhà nƣớc về chứng thực 1.2.1. Khái niệm văn bản quản lý nhà nước về chứng thực Văn bản là phương tiện ghi lại và truyền đạt thông tin bằng một ngôn ngữ (hay ký hiệu) nhất định. Văn bản quản lý nhà nước có 3 chức năng cơ bản, đó là: Chức năng thông tin, chức năng quản lý và chức năng pháp lý[48]. Văn bản quản lý nhà nước về chứng thực là văn bản ghi lại và truyền đạt quyết định quản lý và thông tin quản lý, do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ quản lý nhà nước giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa các cơ quan nhà nước với tổ chức và công dân trong lĩnh vực chứng thực. Từ quan niệm trên, có thể thấy văn bản quản lý nhà nước về chứng thực có những đặc điểm cơ bản sau: - Văn bản quản lý nhà nước về chứng thực được hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước về chứng thực, do các cơ quan nhà nước là chủ thể quản lý nhà nước về chứng thực ban hành để thực thi thẩm quyền theo luật định. 13 - Là phương tiện ghi lại và truyền đạt quyết định quản lý nhà nước và thông tin quản lý liên quan đến chứng thực. - Nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nhà nước giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân trong lĩnh vực chứng thực. - Thẩm quyền, thủ tục ban hành và thể thức do luật định và quy chế hoạt động của cơ quan. - Được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp khác nhau, kể cả cưỡng chế nhà nước. 1.2.2. Khái niệm hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực 1.2.2.1. Khái niệm hệ thống Hệ thống là một tập hợp các phần tử khác nhau, giữa chúng có mối liên hệ và tác động qua lại theo một nguyên tắc nhất định tạo thành một chỉnh thể có khả năng thực hiện được những chức năng cụ thể nhất định. - Khái niệm hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực Hệ thống văn bản quản lý nhà nước là tập hợp các văn bản quản lý nhà nước có liên hệ mất thiết với nhau về mọi phương diên, được sắp xếp theo trật tự khách quan, lô gích và khoa học. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực là tập hợp các văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng thực có liên hệ mật thiết với nhau, được sắp xếp theo trật tự pháp lý khách quan, lô gích và khoa học. 14 1.2.3. Các kiểu hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực 1.2.3.1. Một số kiểu hệ thống văn bản 1.2.3.2. Hệ thống văn bản theo hiệu lực pháp lý và lĩnh vực quản lý chuyên môn 1.3. Khái quát quá trình hình thành và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nƣớc về chứng thực 1.3.1. Hoạt động công chứng, chứng thực từ khi thực dân Pháp đô hộ Đông Dương đến năm 1975 1.3.2. Hoạt động công chứng, chứng thực giai đoạn 1975-1986 1.3.3. Giai đoạn từ năm 1986 đến năm trước 2000 1.3.4. Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2014 1.3.5. Giai đoạn từ tháng 4/2015 đến nay 1.4. Đánh giá hệ thống văn bản quản lý nhà nƣớc về chứng thực 1.4.1. Tiếp cận nghiên cứu, đánh giá văn bản từ góc độ hệ thống 1.4.2. Mục đích nghiên cứu, đánh giá hệ thống văn bản quản lý nhà nước 1.4.3. Nguyên tắc chung của việc đánh giá hệ thống văn bản 1.4.4. Tiêu chuẩn đánh giá hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực 1.4.4.1. Các tiêu chuẩn đánh giá văn bản 1.4.4.2. Các tiêu chuẩn đánh giá hệ thống văn bản Kết luận chương 1 Ở chương 1 luận văn đã đưa ra cơ sở lý thuyết chung về văn bản, làm rõ các văn bản liên quan đến chứng thực.Văn bản chứng thực hổ trợ tích cực cho nhà nước trong lĩnh vực quản lý kinh tế, xã 15 hội bằng pháp luật. Chứng thực gắn liền với quá trình quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Quản lý nhà nước về chứng thực là biện pháp tích cực hổ trợ cho công dân và các tổ chức chính trị xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi ích của mình trước pháp luật. 16 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHỨNG THỰC Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Tổng quan về thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Địa lý 2.1.2. Điều kiện tự nhiên 2.1.3. Kinh tế - xã hội 2.1.4. Đơn vị hành chính, dân số 2.2. Quản lý chứng thực trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột 2.3. Thực trạng hệ thống văn bản quản lý nhà nƣớc về chứng thực ở cấp xã trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột 2.3.1. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước hiện hành về chứng thực ở cấp xã trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột 2.3.2. Nhận xét chung về hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực ở cấp xã trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột 2.3.2.1. Ưu điểm Thứ nhất, về thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính Thứ hai, về thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản Thứ ba, về thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch theo quy định của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP . 2.3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân * Văn bản về hoạt động chứng thực còn tản mạn, chắp vá, chưa đầy đủ 17 đặt ra là cần phải được đổi mới và nâng cao chất lượng nhằm quản lý [58]. * Văn bản về hoạt động chứng thực chưa thống nhất, đồng bộ * Văn bản về hoạt động chứng thực chưa rõ ràng * Một số văn bản chưa hợp lý - Về chứng thực bản sao: - Về chứng thực chữ ký: - Về chứng thực hợp đồng, giao dịch:  Nguyên nhân của những hạn chế Kết luận chương 2 Trong nhiều năm qua, Uỷ ban nhân dân thành phố và Uỷ ban nhân dân các xã, phường đã xác định rõ vị trí và vai trò quan trọng của công tác chứng thực. Đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp từ thành phố đến cơ sở được quan tâm củng cố cả về số lượng và chất lượng [60]. Các yêu cầu hợp pháp của công dân được giải quyết kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân. Thông qua việc giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng thực là cơ sở để người dân có thể đánh giá về hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính của thành phố. Đặc biệt, đối với công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội; quốc phòng - an ninh trên địa bàn thành phố, công tác chứng thực đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực [59]. Công tác quản lý và thực hiện chứng thực cần được nhận thức và tổ chức thực hiện trong bối cảnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, mà cụ thể là việc thực hiện chứng thực ở cấp xã phải gắn với quy trình của cơ chế một cửa; Xây dựng một 18 quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ chứng thực một cách hợp lý, khoa học giảm bớt đầu mối và mang tính ổn định. Quy trình tiếp nhận hồ sơ được xây dựng thích hợp cho từng loại việc chứng thực tùy theo mức độ đơn giản và khác nhau. Từ đó giới hạn thời gian giải quyết một cách khoa học. Tránh tình trạng kéo dài đối với việc giải quyết những hồ sơ đơn giản, rõ ràng. Do đó, công tác quản lý chứng thực của nhà nước cần thể hiện vai trò phục vụ nhân dân, thông qua những nguyên tắc, phương hướng hoạt động sau: - Đảm bảo sự tiếp cận dễ dàng của công dân đến cơ quan hành chính nhà nước: Rõ ràng về quyền hạn của công dân trong việc được thực hiện chứng thực và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện chứng thực; công khai các chỉ dẫn cho người dân khi đến yêu cầu chứng thực; niêm yết rõ ràng, công khai thủ tục hành chính và thời hạn giải quyết từng loại việc chứng thực; công chức có trách nhiệm chứng thực phải có thái độ hòa nhã, lịch sự, chu đáo. - Đảm bảo đơn giản hóa, quy chuẩn hóa, công khai, minh bạch quy trình thực hiện chứng thực, góp phần đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu của tổ chức và công dân; - Đề cao trách nhiệm của công chức chứng thực, cơ quan nhà nước trước nhân dân: nâng cao trách nhiệm công việc và đạo đức công vụ của công chức thực hiện chứng thực, khẳng định vai trò và trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong việc tổ chức thực hiện chứng thực cho người dân. 19 - Đảm bảo thực hiện chứng thực công bằng với người dân: Tức là, mọi người dân có quyền tiếp cận ngang nhau đến việc thực hiện chứng thực và chất lượng chứng thực được thực hiện là như nhau đối với mọi người dân; nghiêm cấm các quy định riêng gây cản trở yêu cầu chứng thực chính đáng của người dân; thực hiện những ưu đãi về mức phí chứng thực đối với những diện theo quy định. - Đảm bảo nguyên tắc phân cấp cho chính quyền địa phương: Đề cao vai trò tổ chức và thực hiện của cấp xã trong thực hiện chứng thực. - Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống thể chế, văn bản quy phạm pháp luật; gắn việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, địa phương [62]. - Đảm bảo nguyên tắc pháp chế, công khai, minh bạch trong quản lý của nhà nước; phát huy dân chủ cơ sở, tăng cường vài trò của người dân trong giám sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả của hoạt động chứng thực 20 Chƣơng 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHỨNG THỰC Ở CẤP XÃ 3.1. Cơ sở chính trị, pháp lý và xã hội cần đƣợc quán triệt trong việc hoàn thiện công tác quản lý Nhà nƣớc về chứng thực 3.1.1. Sự đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng Nhà nước dân chủ, pháp quyền 3.1.2. Đòi hỏi của thực tiễn cần nhanh chóng khắc phục những tồn tại, yếu kém trong quản lý nhà nước về chứng thực 3.1.3. Quan điểm về cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 48/NQ-TW của Đảng 3.1.3.1 Mục tiêu mà các Nghị quyết của Đảng đặt ra 3.1.3.2. Quan điểm 3.1.4. Những tư tưởng, quan điểm và chương trình cải cách hành chính của Nhà nước 3.1.4.1. Sự cần thiết phải đặt việc hoàn thiện hoạt động quản lý chứng thực trong khuôn khổ cải cách hành chính Nhà nước (CCHCNN) 3.1.4.2. Những nội dung căn bản của chương trình CCHCNN cần được quán triệt trong hoàn thiện tổ chức và hoạt động chứng thực * Văn bản về cải cách hành chính nhà nước  Nội dung cơ bản của các văn bản trên * Những điều cần quán triệt trong hoàn thiện hoạt động chứng thực 21 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nƣớc về chứng thực ở cấp xã 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống thể chế về chứng thực 3.2.2. Nâng cao nhận thức và chất lượng đội ngũ làm công tác xây dựng ban hành văn bản về chứng thực 3.2.3. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, giám sát văn bản trong lĩnh vực chứng thực 3.2.4. Tạo động lực cho cán bộ công chức tư pháp thông qua thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp 3.2.4.1. Cải cách chế độ đãi ngộ đối với công chức tư pháp nhằm tạo động lực, nâng cao tinh thần, trách nhiệm thực thi công vụ, gắn với hiệu quả công việc 3.2.4.2. Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo căn bản, tư duy hiện đại bổ sung vào nguồn nhân lực lĩnh vực tư pháp 3.2.5. Đảm bảo cơ sở vật chất của cấp xã trong tổ chức và thực hiện chứng thực 3.2.6. Tăng cường sự trợ giúp đối với cấp xã trong tổ chức và thực hiện chứng thực Kết luận chương 3 Để nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác chứng thực việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về chứng thực là một đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển. Việc đổi mới hoàn thiện pháp luật và công tác quản lý nhà nước về chứng thực cần phải được thực hiện trong bối cảnh tổn thể của cải cách hành chính Nhà nước, cải cách tư 22 pháp và xây dựng nền dân chủ pháp quyền ở Việt Nam. Việc nhận thức đầy đủ và đúng đắn về mục đích, ý nghĩa công tác chứng thực đó nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu của nhân dân là rất cần thiết. Trên thực tế hệ thống văn bản pháp luật về chứng thực cũng còn những điểm hạn chế như giá trị pháp lý của các văn bản pháp luật không cao. Cần thiết phải nâng cao hiệu lực các quy định về chứng thực, nhằm điều chỉnh toàn diện hoạt động chứng thực. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực chủ yếu là: Nghị định; Thông tư hướng dẫn, việc tiến hành pháp điển nâng lên thành Luật chứng thực là cần thiết. 23 KẾT LUẬN Chứng thực là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống; xuất phát từ nhu cầu giao dịch của công dân, của tổ chức và của chính Nhà nước. Nhu cầu này ngày càng tăng lên do sự mở rộng và phát triển các quan hệ pháp luật. Nhằm đáp ứng nhu cầu tất yếu của cuộc sống và từng bước hoàn thiện nhà nước về chứng thực, nhà nước đã chú trọng ban hành nhiều văn bản để điều chỉnh vấn đề này. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực có vai trò hết sức quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động chứng thực và quản lý chứng thực, là cơ sở để bảo vệ quyền nhân thân của công dân. Trong hệ thống văn bản quản lý nhà nước nói chung và hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực nói riêng ngày càng nhiều văn bản sự vụ và nhiều văn bản không phù hợp và giữa chúng không có mối liên hệ chặt chẽ với nhau vì vậy gí trị của hệ thống văn bản đó càng thấp, việc sử dụng hệ thống văn bản càng ít hiệu quả. Vấn đề đặt ra cho nhiệm vụ tổ chức sử dụng một hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực không chỉ ở chỗ phải quan tâm xây dựng tốt các văn bản cụ thể. Muốn làm cho các văn bản có ý nghĩa thì ngay từ khi xây dựng từng văn bản cụ thể cần phải quan tâm đến tính hệ thống của chúng. Qua thực tiễn thực hiện tại cấp xã thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk có thể thấy hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về chứng thực đã thực hiện tốt việc thông tin, truyền đạt các quyết định 24 quản lý, phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý, công cụ xây dựng hệ thống pháp luật, hướng dẫn thực hiện. Hầu hết, các văn bản cơ bản đã được thực hiện theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp. Sau hơn hai mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước nói chung và hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực nói riêng đã có những tiến bộ quan trọng. Tuy nhiên, thực trạng hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực nước ta vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ, thiếu thống nhất, nhiều nội dung chưa hợp lý. tính khả thi thấp. Do đó, để hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực và đảm bảo cho việc triển kha và thực hiện tốt hoạt động chứng thực ở cấp xã, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản như sau: Một là hoàn thiện hệ thống thể chế về chứng thực Hai là nâng cao nhận thức và chất lượng đội ngũ làm công tác xây dựng ban hành văn bản về chứng thực Ba là đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, giám sát văn bản trong lĩnh vực chứng thực Bốn là tạo động lực cho cán bộ công chức tư pháp thông qua thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp Năm là đảm bảo cơ sở vật chất của cấp xã trong tổ chức và thực hiện chứng thực 25 Với đề xuất giải pháp trên và một số phát hiện của nghiên cứu hy vọng sẽ được xem xét và được tham khảo trong quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực ở cấp xã.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_he_thong_van_ban_quan_ly_nha_nuoc_ve_chung.pdf
Luận văn liên quan