Nâng cao hiệu quả công tác quản lý văn bản là vấn đề cần thiết của cơ quan Sở Y tế Hà Nội nói
riêng và của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước nói chung. Thực hiện tốt công tác quản lý văn bản góp
phần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong công tác tham mưu chỉ đạo, điều hành và cung cấp thông tin kịp thời,
chính xác cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần phát huy giá trị tài liệu lưu trữ trong sự nghiệp xây dựng
và phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của Thủ đô.
Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy cũng như cơ chế hoạt động trong mối
quan hệ so sánh với yêu cầu của công việc. Luận văn đã làm rõ nguyên nhân làm cho năng lực thực thi công
vụ của đơn vị văn thư trong Sở còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc hiện tại. Luận văn đã đưa
ra các quan điểm; các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho hệ thống quản lý và xử lý
văn bản của Sở.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp, có tác động sâu sắc tới xã hội, nên việc xây dựng hệ thống
các giải pháp, nhóm giải pháp nêu trên với những lập luận, lý giải đảm bảo tính khoa học và hiện đại, phù
hợp với thực tế khách quan là một việc phức tạp. Để hoàn thiện nhiệm vụ này, cần có những nghiên cứu tiếp
theo./.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 1907 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở y tế Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át được chi phí, từ đó có thể tiết kiệm
chi phí, vấn đề chi tiêu sẽ hiệu quả hơn, và sau cùng là tăng hiệu quả hoạt động của đơn vị. Dù cung cấp
8
những sản phẩm hay dịch vụ khác nhau, song hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước là chuyển hoá
các dạng khác nhau của nguồn lực kinh tế thành các dạng khác có giá trị hơn để đáp ứng nhu cầu của người
dân cũng như mục tiêu quản lý đối với xã hội. Vấn đề tiêu hao các nguồn lực kinh tế ban đầu của các cơ
quan Nhà nước được xem là chi phí. Như vậy, chi phí là khoản tiêu hao của các nguồn lực đã sử dụng cho
một mục đích, biểu hiện bằng tiền.
Để đạt được một mục tiêu, hoặc thực hiện một nhiệm vụ, cần chi phí. Chi phí càng thấp, hiệu quả
càng cao, xét trên khía cạnh kinh tế.
Kinh phí dành cho công tác quản lý văn bản tại đơn vị Sở Y tế Hà Nội gồm lương, thưởng, chi phí
vận hành các thiết bị hỗ trợ, chi phí chỉnh sửa, lưu kho tài liệu. Đây là những khoản chi bắt buộc và thường
xuyên hàng năm.
1.2.2.2. Thời gian
Thời gian là một nguồn lực đặc biệt, chúng ta không thể lưu trữ hay tiết kiệm thời gian để ngày mai
mang ra dùng. Mỗi người đều có cùng một lượng thời gian giống nhau trong ngày. Lãng phí thời gian sẽ
không thể lấy lại được. Vì thế, để có thể giải quyết một khối lượng công việc hay nhiệm vụ cụ thể được giao,
việc sắp xếp thời gian là vô cùng quan trọng. Thời gian càng ít, càng có thể giải quyết được nhiều công việc,
hiệu quả công việc càng cao. Với hoạt động quản lý văn bản tại đơn vị Sở Y tế, hiệu quả về thời gian được
xét trên lĩnh vực giờ làm thêm hàng ngày, vì quy định của Nhà nước là 8h/ngày và 5ngày/tuần là không thay
đổi và với thực tế là khối lượng văn bản quá lớn, việc phải làm thêm giờ hàng ngày ở Sở là thường xuyên.
1.2.2.3. Tính hợp lý của công việc
Khi giải quyết công việc, ngoài chi phí và thời gian bỏ ra, chúng ta cũng cần xét đến sự hợp lý khi
công việc được giải quyết xong, tức là kết quả công việc. Công việc không thể xem là có hiệu quả khi những
khâu tiếp theo trong quá trình vận hành bị ảnh hưởng. Xét trong phạm vi công tác xử lý văn bản đi và đến,
hiệu quả công việc còn phải xem xét ở khía cạnh phục vụ và hỗ trợ cho công tác của các đơn vị có liên quan
như thế nào cũng như sử dụng và phân bố nguồn nhân lực ra sao, ứng dụng được các máy móc, công nghệ gì
vào công việc để giảm bớt sức lao động của con người, nâng cao năng suất.
1.2.2.4. Đảm bảo tuân thủ theo quy trình và nguyên tắc quản lý được pháp luật quy định
Để đánh giá hoạt động quản lý văn bản có hiệu quả hay không, ngoài các tiêu chí trên, chúng ta cần
phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Chúng ta không thể vi phạm các quy định này để đạt được
các yêu cầu về thời gian, chi phí. Đây là yêu cầu tối quan trọng mà những người thực hiện công việc phải
tuân thủ.
1.2.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả
1.2.3.1. Chuyên môn nghiệp vụ
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là yêu cầu tiên quyết để thực hiện công việc một cách có hiệu quả.
Đó là: “ Khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được về một lĩnh vực nào đó vào công việc thực tế; là
sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và kỹ năng tổ chức thực hiện các quy trình làm việc (Tô Tử Hạ, Từ
điển Hành chính, Nxb Lao động - Xã hội, 2003, tr 151).[2] Một cử nhân văn thư lưu trữ sẽ có đủ kỹ năng và
tay nghề để xử lý và thao tác thành thục với văn bản, hồ sơ trong thời gian ngắn nhất mà vẫn đảm bảo quy
định, an toàn, hiệu quả.
1.2.3.2. Cơ sở vật chất phục vụ, hỗ trợ công việc
9
Cơ sở vật chất cũng là một yếu tố rất quan trọng, không chỉ đối với công tác quản lý văn bản đi, đến
mà còn với tất cả mọi hoạt động của đời sống con người. Hệ thống máy móc, công cụ làm giảm thời gian
thao tác, giảm chi phí, giúp con người thao tác chuẩn xác hơn với công việc. Đặc biệt trong bối cảnh công
nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thời gian vận chuyển, bàn giao, xử lý văn bản cũng như các
chi phí, nhân lực giao nhận văn bản được giảm đi đáng kể.
1.2.3.3. Động lực làm việc
Động lực làm việc là nhân tố chính thúc đẩy con người thực hiện nhiệm vụ của mình. Mỗi người có
một động lực làm việc khác nhau. Trong mọi lĩnh vực của đời sống nói chung cũng như trong công tác quản
lý và xử lý văn bản nói riêng, động lực làm việc càng trùng khớp với mục tiêu của công việc thì con người
làm việc càng hăng say, càng có hiệu quả.
1.2.3.4. Sự quan tâm của lãnh đạo
Sự quan tâm của lãnh đạo là một yếu tố chi phối đến tất cả mọi yếu tố ở trên. Nếu lãnh đạo quan tâm
sẽ tạo điều kiện cho người lao động được làm việc đúng với mục tiêu, mong muốn của học, nâng cao động
lực làm việc, đồng thời mua sắm, trang bị máy móc, công cụ hỗ trợ, cho người lao động đi học tập, nâng cao
trình độ, tay nghề. Nhìn chung, sự quan tâm của lãnh đạo gần như quyết định lớn đến hiệu quả của mọi công
việc, không chỉ trong công tác văn thư mà còn trong nhiều lĩnh vực khác.
TIỂU KẾT
Công tác quản lý văn bản có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc triển khai các hoạt động của cơ
quan, tổ chức. Vì lý do đó, công tác này cần được tổ chức dựa trên cơ sở pháp lý chặt chẽ cùng các căn cứ lý
luận, căn cứ khoa học rõ ràng. Những căn cứ, cơ sở này là thước đo để so sánh, đối chiếu cũng như làm định
hướng để phát huy mặt được, khắc phục mặt chưa đạt của công tác quản lý văn bản.
Căn cứ vào nhận định trên, Chương 1của luận văn đã làm rõ một số khái niệm về văn bản, hiệu quả quản
lý văn bản, giới thiệu sơ lược về quy trình xử lý văn bản đi, văn bản đến nói chung. Các kiến thức ở chương 1 là
nền tảng lý luận để có cơ sở nghiên cứu, đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý văn bản ở Sở Y tế Hà Nội tại
chương 2 cũng như tìm kiếm giải pháp ở chương 3 của Luận văn.
10
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VĂN BẢN TẠI SỞ Y TẾ HÀ NỘI
2.1. Khái quát chung về Sở Y tế Hà Nội
Sở Y tế thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
Thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: Y
tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược
cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia
đình; sức khỏe sinh sản và công tác y tế khác trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
Sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên
chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân Thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra
về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
2.2.Thực trạng công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội
2.2.1. Tình hình quản lý văn bản tại Sở Y tế từ 2013-2016
Bảng 2.1. Tình hình quản lý văn bản đi, đến từ 2013-2016 của Sở Y tế Hà Nội
Năm
Văn bản đi Văn bản đến Tổng số
QĐ
BC,
TTr,
QĐ
CV Tổng số
VB
Luật
Chỉ thị,
QĐ
BC, CV Tổng số Tổng số
Tăng,
giảm
Ghi
chú
2013 310 1097 6730 8137 94 1977 14792 16863 25000
2014 557 1088 8739 10384 113 2778 15084 17975 28359 3359
2015 1547 1098 7537 10182 87 3175 15427 18689 28871 512
2016 1422 850 8016 10288 70 3256 115402 18728 29016 145
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý văn bản- văn thƣ
Tổ chức bộ máy quản lý văn bản như sau:
- Lãnh đạo Sở: Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở Y tế, chịu trách nhiệm trong công tác quản
lý văn bản đi, đến như sau:
o Tổ chức xây dựng, ban hành, chỉ đạo việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác quản lý
văn bản đi, đến theo quy định của pháp luật hiện hành.
o Kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác quản lý văn bản đối với các đơn vị
trực thuộc; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác quản lý văn bản theo thẩm
quyền.
- Lãnh đạo Văn phòng Sở: Chánh Văn phòng giúp Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý,
kiểm tra và giám sát việc thực hiện công tác quản lý văn bản tại Sở Y tế, đơn vị. Đồng thời tổ chức hướng
dẫn nghiệp vụ về công tác quản lý văn bản cho các đơn vị trực thuộc.
- Tổ Văn thư: gồm 03 chuyên viên thuộc Văn phòng Sở được giao nhiệm vụ tham mưu, giúp
việc cho Chánh Văn phòng thực hiện công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội. Trong đó:
• 01 cán bộ được giao tiếp nhận, xử lý sơ bộ văn bản đến, trình ký văn bản
• 01 cán bộ được giao nhiệm vụ vào sổ, phát hành, đóng dấu văn bản đi
• 01 cán bộ được giao nhiệm vụ phô tô văn bản, chuyển trả văn bản cho các phòng chuyên
môn
2.2.3. Nhân sự
11
Để đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý văn bản, cán bộ làm công tác quản lý văn bản đi, đến
của Sở Y tế được lựa chọn có trình độ, phẩm chất kỹ năng về công tác quản lý văn bản:
Về trình độ chuyên môn: 01 Thạc sỹ Hành chính công, 01 Cử nhân Hành chính học, 01 Cử
nhân Văn thư lưu trữ. Các cán bộ làm công tác quản lý văn bản tại Sở Y tế Hà Nội nắm vững cả lý luận
nghiệp vụ và kỹ năng thực hành.
Về lý luận nghiệp vụ: nắm vững lý luận nghiệp vụ về công tác văn thư, hiểu nội dung nghiệp vụ, cơ
sở khoa học và điều kiện thực tiễn để thực hiện nghiệp vụ đó.
Về kỹ năng thực hành: không chỉ nắm vững lý luận nghiệp vụ mà còn có kỹ năng thực hành. Cán bộ
làm công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội đều có kinh nghiệm trên 5 năm, giúp cán bộ văn thư
từng bước nâng cao tay nghề và giúp nâng cao trình độ lý luận nghiệp vụ.
Về phẩm chất: đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất chính trị như lòng trung thành, tin tưởng tuyệt đối
vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giữ vững lập trường của giai cấp vô sản trong bất cứ tình
huống nào, luôn có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, coi việc chấp hành pháp luật là
nghĩa vụ của mình,luôn rèn luyện bản thân, coi việc học tập chính trị, nâng cao trình độ hiểu biết về Đảng, về
Nhà nước, về giai cấp vô sản là nhiệm vụ thường xuyên.
Ngoài ra, cán bộ làm công tác văn thư tại Sở Y tế Hà Nội còn đáp ứng các yêu cầu khác như không
những phải có các yêu cầu cơ bản của bất cứ lao động nào như tính trung thực thẳng thắn, chân thành, nhanh
nhẹn, kịp thời, bền bỉ, cởi mở, kỷ luật, kiên quyết, công bằng... mà còn đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu
về tính bí mật, tỉ mỉ, thận trọng, ngăn nắp, gọn gàng, độ tin cậy, tính ngăn nắp, gọn gàng, tính tế nhị.
2.2.4.Trang thiết bị
Trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý văn bản tại Sở Y tế Hà Nội được trang bị khá đầy đủ,
hiện đại. Hệ thống máy vi tính được kết nối mạng LAN, Internet, kết nối với Cổng thông tin điện tử của
Thành phố, cài đặt phần mềm quản lý văn bản về hồ sơ công việc hiện đại
Trang thiết bị dùng cho công tác văn thư tại Sở Y tế Hà Nội
Trang thiết bị dùng cho văn thƣ ĐV (chiếc)
- Máy vi tính 03
- Máy in 03
- Máy quét (scanner) 01
- Máy sao chụp (photocopy) 01
- Máy FAX 01
- Máy huỷ tài liệu 01
2.2.5.Quy trình và hiệu quả của công tác quản lý văn bản đi, đến
2.2.5.1. Quy trình quản lý văn bản đến
a) Tiếp nhận, vào sổ và quét văn bản:
Sở Y tế quản lý tập trung, thống nhất tất cả các văn bản đến qua văn thư, vào sổ, lấy số văn bản (trừ
các thủ tục hành chính được giải quyết theo cơ chế một cửa và các văn bản liên quan đến công tác tiếp nhận
đơn, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo).
- Khi tiếp nhận văn bản, văn thư kiểm tra và chỉ tiếp nhận các văn bản thuộc thẩm quyền xử lý của
Sở.
- Những văn bản gửi riêng cho cá nhân, phòng ban chuyên môn không bóc phong bì mà chuyển đến
cá nhân, phòng ban có tên. Những văn bản đóng dấu "Mật" phải được quản lý theo quy định riêng.
12
- Các văn bản đến sau khi đã bóc phong bì, văn thư vào sổ công văn đến, quét văn bản và đề xuất
phân bổ văn bản vào Phiếu xử lý văn bản.
b) Xử lý sơ bộ:
Lãnh đạo Văn phòng ký tắt vào nội dung đề xuất phân bổ, xác nhận đã duyệt và đồng ý trình Giám đốc
Sở (hoặc người được ủy quyền) phê duyệt. Đối với những văn bản khẩn, hỏa tốc hoặc những văn bản cần
phải giải quyết ngay, văn thư phải báo cáo ngay Chánh Văn phòng để kịp thời trình Giám đốc (hoặc người
được ủy quyền) xem xét, nếu Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) đang đi công tác khỏi cơ quan phải gọi
điện thoại báo cáo.
c) Xử lý văn bản:
Giám đốc Sở (hoặc người được ủy quyền) xem xét, phê duyệt và chuyển trả văn bản tại Văn thư.
d) Quét ý kiến xử lý và chuyển văn bản cho phòng, ban theo quy định.
Văn thư thực hiện chuyển văn bản chính đến người/phòng ban có trách nhiệm chủ trì giải quyết công
việc, những phòng ban có trách nhiệm phối hợp thì văn thư chuyển cho các phòng bna đó qua hệ thống quản
lý văn bản và hồ sơ công việc. Đối với văn bản cần phải phô tô cho nhiều người/phòng ban và trong phiếu xử
lý ghi rõ lưu tại văn thư thì văn thư có trách nhiệm lưu văn bản đó theo quy định.
Các phòng, ban và đơn vị có trách nhiệm cử người ký nhận văn bản chuyển cho phòng ban mình tại
văn thư hàng ngày (hoặc khi có thông báo của văn thư), đồng thời thường xuyên kiểm tra trên phần mềm hệ
thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc để kịp thời nhận văn bản gửi cho phòng ban/đơn vị mình trong
ngày.
e) Giải quyết công việc và lưu hồ sơ:
Các phòng, ban và đơn vị nhận được ý kiến xử lý văn bản tiến hành nghiên cứu đề xuất thực hiện theo
chỉ đạo, lập hồ sơ công việc, lưu hồ sơ, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo mật tài liệu.
2.2.5.2. Quy trình quản lý văn bản đi
a) Dự thảo văn bản hành chính
Các chuyên viên sau khi dự thảo văn bản phát hành có trách nhiệm chuyển văn bản cho trưởng
phòng hoặc lãnh đạo phụ trách phòng (trừ trường hợp trưởng phòng trực tiếp dự thảo văn bản) xem xét, ký
tắt vào phần cuối của nội dung văn bản, sau dấu (./.) Nếu văn bản cần xin ý kiến góp ý các phòng, ban có liên
quan, phòng soạn thảo có trách nhiệm xin ý kiến, tổng hợp và hoàn thiện văn bản trước khi đăng ký trình văn
bản.
Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản tuân thủ theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV
ngày 19/1/2011 hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính . Trưởng phòng, ban và đơn vị
được giao soạn thảo văn bản phải chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung văn bản.
b) Đăng ký trình văn bản đi
Phòng soạn thảo văn bản phải đăng ký trình ký văn bản đi ở sổ đăng ký trình ký tại bộ phận văn thư
và chuyển cho văn thư các tài liệu có liên quan (nếu có) kèm theo văn bản trình ký.
c) Kiểm tra thể thức, trình ký
Văn thư tiếp nhận văn bản trình ký và các hồ sơ tài liệu liên quan, kiểm tra thể thức văn bản:
- Nếu không đạt các quy định về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản văn thư trả ngay cho phòng
soạn thảo đề nghị chỉnh sửa lại (trường hợp gấp có thể báo cáo trực tiếp với Lãnh đạo Sở hoặc Chánh Văn
phòng để xin ý kiến chỉ đạo xử lý).
13
- Nếu các văn bản đạt các quy định về thể thức, kỹ thuật trình bày, văn thư ký nhận vào sổ đăng ký
trình văn bản, chuyển Chánh Văn phòng ký tắt vào vị trí cuối cùng ở "Nơi nhận" để xác nhận văn bản được
phép phát hành
d) Xem xét nội dung, ký duyệt:
Lãnh đạo Sở kiểm tra lần cuối và ký văn bản. Thời gian xem xét và phê duyệt không quá 02 ngày
làm việc. Trường hợp cần sửa chữa Lãnh đạo Sở chuyển văn bản cho Văn thư để chuyển đến phòng soạn
thảo để hoàn chỉnh và trình ký lại. Văn thư phải ghi chép vào sổ đăng ký trình văn bản ở phần Ghi chú đầy
đủ ccs trường hợp văn bản bị trả lại phòng soạn thảo để theo dõi chặt chẽ, không để thất lạc văn bản.
e) Phát hành văn bản
Sau khi nhận lại cặp trình ký từ Lãnh đạo Sở, Văn thư kiểm tra những văn bản nào đã được ký duyệt
thì Văn thư nhập sổ công văn đi trên phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc, nhân bản, đóng dấu và
phát hành văn bản, không để chậm quá 1 ngày. Những văn bản có đóng dấu "Khẩn", "Hỏa tốc" phải được
chuyển ngay sau khi đăng ký.
g) Lưu văn bản đi:
Văn thư lưu văn bản gốc và chuyển trả bản chính cùng các hồ sơ tài liệu kèm theo có ký nhận cho
phòng soạn thảo để lưu trong hồ sơ.
2.3.Đánh giá chung
2.3.1.Kết quả đã đạt đƣợc
2.3.1.1 Công tác chỉ đạo điều hành
Sở Y tế đã ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác văn thư năm 2016 tại cơ quan
Văn phòng Sở và các đơn vị trực thuộc như sau:
- Kế hoạch số 86/KH-SYT ngày 12/1/2016 của Sở Y tế Hà Nội về công tác văn thư, lưu trữ ngành y tế
Hà Nội năm 2016;
- Kế hoạch số 5326/KH-SYT ngày 12/11/2015 của Sở Y tế Hà Nội về chỉnh lý tài liệu năm 2016;
- Danh mục hồ sơ năm 2016
2.3.1.2. Về công tác tổ chức cán bộ
Sở Y tế bố trí 03 công chức làm công tác quản lý văn bản đi, đến. Trong đó 01 đồng chí có trình độ
Cử nhân lưu trữ quản trị văn phòng; 01 đồng chí có trình độ Thạc sỹ quản lý công, và 01 đồng chí đang theo
học Cao học hành chính. Phụ trách trực tiếp công tác quản lý văn bản đi, đến là đồng chí Chánh Văn phòng.
Về cơ bản, đội ngũ công chức làm công tác quản lý văn bản đi, đến của Sở có kỹ năng và nghiệp vụ đáp ứng
yêu cầu của công việc và nhiệm vụ Lãnh đạo phòng, lãnh đạo Sở phân công.
2.3.1.3. Công tác quản lý văn bản đi, đến
Bộ phận Văn thư Sở Y tế nghiêm túc tuân thủ quy trình quản lý văn bản đã được ban hành, đảm bảo
các nguyên tắc của công tác văn thư về: tính tập trung; nhanh chóng, kịp thời; chính xác; an toàn, bí mật;
đảm bảo đúng quy trình .
- Tập trung: Tất cả văn bản đi, đến của Sở Y tế được quản lý tập trung tại Bộ phận Văn thư để làm
thủ tục tiếp nhận, đăng ký. Bộ phận Văn thư khi nhận được văn bản chịu trách nhiệm phân loại sơ bộ, bóc bì
những văn bản gửi đến Sở Y tế, trừ văn bản mật; các bì văn bản gửi cho tổ chức Đảng, các đoàn thể trong cơ
quan, tổ chức và các bì văn bản gửi đích danh người nhận thì không bóc phong bì nhưng nếu là văn bản liên quan
đến công việc chung của cơ quan, tổ chức thì cá nhân nhận văn bản có trách nhiệm chuyển cho văn thư để đăng
ký. Những văn bản đến không đăng ký tại Văn thư, các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết. Nhờ
vậy, việc tổ chức quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế được đảm bảo chính xác, kịp thời, tiết kiệm.
14
- Nhanh chóng, kịp thời: Công tác quản lý văn bản đi- đến tại Sở Y tế Hà Nội được tiến hành các bước
đồng bộ nhịp nhàng, nhận- chuyển giao các văn bản đi - đến được thực hiện nhanh chóng, phân loại độ mật,
khẩn để chuyển giao và xử lý kịp thời đúng người, đúng bộ phận chịu trách nhiệm giải quyết không để sót
việc, chậm việc và quy định rõ thời hạn giải quyết và dần đơn giản hóa thủ tục giải quyết văn bản. Văn bản
đi, đến ngày nào được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là ngày làm việc tiếp
theo.
Bộ phận văn thư Sở Y tế rất linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ của mình. Khi nhận được những văn
bản có tính chất quan trọng, khẩn, hỏa tốc, bộ phận văn thư có trách nhiệm báo cáo ngay với lãnh đạo Văn
phòng để xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp, chuyển cho cá nhân, phòng ban liên quan để giải quyết giúp đảm bảo
tiến độ công việc, bộ phận nhận văn bản có thể xử lý ngay . Đặc biệt với đặc thù của ngành y tế Hà Nội,
thường xuyên có các sự việc bất ngờ xảy ra, đòi hỏi được giải quyết kịp thời. Văn bản khẩn đi được hoàn
thành thủ tục phát hành và chuyển phát ngay sau khi văn bản được ký. Bộ phận Văn thư Sở Y tế thường
xuyên làm thêm ngoài giờ để đảm bảo phát hành ngay các văn bản khẩn này.
Sở Y tế Hà Nội rất chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý văn bản giúp việc
sửa chữa và gửi nhận văn bản được nhanh chóng, kịp thời, đễ theo dõi quá trình xử lý và giải quyết văn bản
của cơ quan. Thực hiện ứng dụng phần mềm quản lý văn bản vào công việc, 100% văn bản đi – đến được
scan lưu dưới dạng file pdf, có đính chữ ký điện tử vào hệ thống quản lý văn bản, nhờ vậy việc khai thác văn
bản được thực hiện rất thuận lợi, dễ dàng, chỉ vài thao tác nhấp chuột có thể tìm được nội dung của văn bản
cần sử dụng. Bên cạnh đó, Sở Y tế đã triển khai hòm thư điện tử công vụ đến các đơn vị trong ngành cũng
như gửi thư điện tử đến các cơ quan, tổ chức liên quan giúp thuận tiện cho công tác chỉ đạo, điều hành, trao
đổi công việc của ngành, tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong công tác gửi nhận văn bản.
Bên cạnh đó, công tác đôn đốc nhắc việc cũng được đặc biệt chú trọng. Cán bộ làm công tác quản lý
văn bản đến không chỉ tiếp nhận và chuyển giao văn bản đến mà thường xuyên rà soát các văn bản gần đến
hạn báo cáo, đôn đốc các phòng ban chuyên môn trả lời văn bản kịp thời.
- Tính chính xác:
Chính xác về các khâu nghiệp vụ: Nghiệp vụ văn thư được thực hiện đúng chế độ công tác văn thư
và các khâu nghiệp vụ cụ thể như đánh máy văn bản, đăng ký, chuyển giao và quản lý văn bảnkhông xảy
ra sai sót, nhầm lẫn. Con dấu được sử dụng và thực hiện quản lý nghiêm ngặt theo quy định
Chính xác về đối tượng nhận và giải quyết văn bản giúp cho việc giải quyết văn bản nhanh chóng,
kịp thời, đúng thời hạn.
Chính xác về quá trình giải quyết văn bản đảm bảo chính xác về nội dung, thể thức văn bản. Sở Y tế
nghiêm túc thực hiện theo đúng quy trình ban hành cũng như chuyển nhận văn bản nhờ vậy văn bản ban
hành được đảm bảo đúng về thể loại, chính xác về thẩm quyền ban hành, đầy đủ các thành phần thể thức
theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV; văn bản đến đúng đối tượng nhận kịp thời, nhanh chóng.
Về nội dung các văn bản được Sở Y tế ban hành đã đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc của ngành và của
Thành phố Hà Nội; không trái với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, các quy định của Đảng,
dẫn chứng trung thực, số liệu đầy đủ, chứng cứ rõ ràng.
- Tính an toàn, bí mật: Bí mật là yêu cầu quản lý đối với công tác văn thư, là biểu hiện tập trung
mang tính chính trị của công tác văn thư. Trong nội dung văn bản đến, văn bản đi của các cơ quan, tổ chức
đảng, tổ chức chính trị-xã hội có nhiều vấn đề thuộc phạm vi bí mật của Đảng và Nhà nước. Để bảo đảm yêu
cầu này cần thực hiện đúng các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước, xác định
chính xác độ mật của văn bản, lựa chọn cán bộ văn thư biết giữ bí mật, lựa chọn chính xác đối tượng phổ
15
biến, quản lý và giải quyết văn bản mật; không trao đổi nội dung văn bản mật đối với những đối tượng không
liên quan; không mang tài liệu mật về nhà hoặc các nơi đông người; văn bản mật phải để ở hòm, tủ có khóa;
văn bản mật được đăng ký riêng và giao cho người có trách nhiệm quản lý và giải quyết, không chuyển giao
văn bản qua mạng, máy fax nếu chưa được mã hóa...
Bộ phận văn thư của Văn phòng Sở Y tế được bố trí ở vị trí độc lập, những cá nhân không phận sự
không được ra vào tùy tiện phòng văn thư. Văn bản mật được tiếp nhận, lưu và bảo quản theo chế độ riêng.
Nhân viên văn thư được lựa chọn và đào tạo đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn của công việc được giao.
Sở Y tế Hà Nội sử dụng phần mềm hệ thống quản lý văn bản hiện đại, được cài đặt đáp ứng các yêu
cầu nghiêm ngặt đảm bảo sự bảo mật. Các cá nhân được giao quản lý tài khoản sử dụng phần mềm hệ thống
quản lý văn bản đặc biệt là bộ phận văn thư chịu trách nhiệm giữ bí mật tài khoản, không được tiết lộ ra bên
ngoài. Mỗi tài khoản được phân quyền khai thác hệ thống quản lý văn bản theo chức năng, nhiệm vụ của cá
nhân được giao tài khoản đó.
- Đảm bảo đúng quy trình: Sở Y tế Hà Nội đã ban hành quy trình quản lý văn bản đến, đi và nghiêm
túc thực hiện công tác quản lý văn bản theo đúng trình tự, thủ tục đó.
2.3.2. Hạn chế
Công tác quản lý văn bản đi- đến tại Văn phòng Sở Y tế đã và đang ngày càng được quan tâm, thực
hiện tốt hơn. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế cần khắc phục
- Quá trình chuẩn bị ban hành văn bản phải làm đi làm lại nhiều lần do không sát với thực tế hoặc
thiếu sót trong quá trình ban hành. Tình trạng văn bản sai thể thức còn nhiều, một số lỗi nhầm về nội dung
văn bản (như các lỗi chính tả, đánh máy nhầm tên, số)
- Việc quản lý văn bản còn nhiều tồn tại, quy định nộp tài liệu vào lưu trữ cuối năm nhiều phòng ban
chưa thực hiện tốt, do đó văn bản còn nằm rải rác ở các phòng ban chức năng. Khi cần tra tìm thì không có
hoặc mất nhiều thời gian.
- Việc quản lý văn bản đi chưa đảm bảo nguyên tắc tập trung. Một số thủ tục hành chính không được
quản lý tại sổ văn bản đi của văn thư mà có sổ riêng do phòng chức năng mở sổ. Việc này ảnh hưởng không
nhỏ đến công tác tìm kiếm, lưu trữ tài liệu.
- Thời gian xử lý văn bản từ lúc tiếp nhận văn bản tại bộ phận Văn thư đến phòng chuyên môn từ 4
– 24 giờ ( nếu văn bản thường quy đến vào chiều thứ 6, có thể đến 72 giờ), như vậy, khoảng thời gian này
còn tương đối nhiều, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết nội dung xử lý của văn bản.
- Vẫn xảy ra tình trạng xử lý quá hạn văn bản, trả lời văn bản chậm trễ. Tính trong năm 2015, Sở Y
tế có 215 văn bản trả lời quá hạn. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến công tác thi đua, hình ảnh, uy tín
của Sở Y tế Hà Nội mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan.
- Việc bố trí văn phòng hiện nay khá hợp lý, tuy nhiên chưa thực hiện được một cách toàn diện chế
độ bảo mật của tài liệu, nhiều cá nhân có thể ra vào phòng văn thư khá tự do.
- Công tác nộp hồ sơ của các phòng chưa được tiến hành một cách triệt để đây là thực tế chung của
hầu hết các đơn vị trong cơ quan Nhà nước. Khi văn bản, tài liệu được giải quyết xong ở từng phòng không
tiến hành tiến nộp vào lưu trữ cơ quan. Đây là vấn đề tồn tại khá lớn của ngành lưu trữ nói chung và Sở Y tế
Hà Nội nói riêng.
- Theo quy định về việc đóng dấu văn bản thì :"Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản,
tài liệu chuyên ngành và phụ lục kèm theo được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
quản lý ngành. Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm
lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản". Tuy nhiên, do đặc thù công việc, các tài
16
liệu, phục lục kèm theo rất quan trọng nhưng lại quá dày nên Văn thư Sở Y tế khó mà thực hiện đúng theo
quy định này trong việc đóng dấu giáp lai văn bản (có thể 10-20 trang văn bản/1 dấu giáp lai).
- Vẫn xảy ra tình trạng có một số văn bản đến trực tiếp các phòng chuyên môn hay lãnh đạo Sở
không được chuyển qua văn thư để quản lý tập trung văn bản.
- Tuy chưa xảy ra sai sót liên quan đến công tác bảo mật, nhưng việc đảm bảo tính bảo mật vẫn còn
một số lỗ hổng: Việc đưa văn bản lên hệ thống mạng internet mặc dù mang lại rất nhiều hiệu quả, tuy nhiên
nó lại chứa các nguy cơ bị các hacker ăn cắp thông tin dữ liệu; Do hạn chế về kinh phí nên chưa có hệ thống
máy tính scan lưu riêng văn bản mật theo đúng quy định.
- Khối lượng công việc khá nhiều, song lại chỉ có 03 cán bộ làm công tác văn thư nên bộ phận văn
thư thường xuyên phải làm việc ngoài giờ hành chính.
2.3.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân của các hạn chế nêu trên đó là do:
- Về nhân sự: Khối lượng văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội mỗi ngày khá lớn 100 văn bản đến, 80
văn bản đi, nhưng số lượng cán bộ làm công tác quản lý văn bản đi, đến lại chỉ có 03 người, trong đó có 01
cán bộ sắp đến tuổi nghỉ hưu. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở
Y tế Hà Nội. Muốn hoàn thành hết công việc đòi hỏi bộ phận văn thư phải thường xuyên làm thêm giờ.
- Việc soạn thảo văn bản hành chính thông thường do cán bộ, chuyên viên được giao giải quyết công
việc thực hiện. Đó chủ yếu là các bác sỹ, dược sỹ, không nắm vững các quy định về thể thức văn bản dẫn
đến việc soạn văn bản sai thể thức, đôi khi phải “trình lên, trình xuống” nhiều lần.
- Việc trang bị phương tiện kỹ thuật công tác quản lý văn bản còn hạn chế:
+ Cấu hình máy tính còn thấp, chưa được cài đặt hệ điều hành windows bản quyền, phần mềm diệt
vỉ rút được cung cấp miễn phí không đủ mạnh
+ Máy scan, máy fax, máy photo coppy được sử dụng đã lâu với tần suất hoạt động thường xuyên nên
thỉnh thoảng bị hư hỏng, trong khi thủ tục sửa chữa lại rườm rà
+ Hệ thống mạng internet, đường truyền còn chậm
+ Do hạn chế về kinh phí nên chưa có hệ thống máy tính scan lưu riêng văn bản mật theo đúng quy
định
- Về quy trình quản lý văn bản và việc tuân thủ quy trình:
+ Theo quy trình quản lý văn bản thì tất cả văn bản sau khi được Chánh Văn phòng xem xét đề xuất
chuyển cho phòng chuyên môn sẽ được văn thư chuyển vào phòng chờ Giám đốc Sở ký duyệt 2 đợt mỗi
ngày:10 giờ 30 và 16 giờ 30. Để kịp thời gian này, cán bộ văn thư sẽ không vào sổ văn bản những văn bản
thường quy đến sau 16 giờ (10-20 văn bản mỗi ngày), những văn bản này sẽ được vào sổ văn bản vào buổi
sáng và chuyển vào phòng Giám đốc lúc 10 giờ 30 hôm sau, sau đó chuyển trả lại phòng văn thư vào 13 giờ
30, văn thư sẽ chuyển cho phòng chuyên môn vào 14 giờ. Như vậy, thời gian văn bản từ khi tiếp nhận tại bộ
phận văn thư đến chuyển cho phòng chuyên môn có thể đến 24 giờ (hoặc 72 giờ nếu văn bản đến vào chiều
thứ 6), khoảng thời gian như vậy là quá nhiều dẫn đến tình trạng chậm trễ trong việc giải quyết văn bản đến.
+ Mặc dù theo quy định tại Quy chế Văn thư lưu trữ của Sở Y tế thì “Tất cả văn bản đi của cơ quan
phát hành phải được quản lý tập trung, thống nhất tại văn thư của cơ quan” , tuy nhiên do lịch sử để lại từ nhiều
năm trước mà một số thủ tục hành chính như Giấy phép hoạt động do phòng chuyên môn cấp và họ mở sổ tự
quản lý tại phòng chuyên môn đó.
+ Đặc trưng hoạt động y tế thường xuyên có nhiều sự cố bất ngờ cần sự chỉ đạo giải quyết ngay dẫn
đến sự rút ngắn, làm tắt quy trình của công tác quản lý văn bản đã được ban hành. Lãnh đạo các phòng
17
chuyên môn sau khi duyệt qua nội dung văn bản cần ban hành thì báo cáo, trình ký trực tiếp với Ban Giám
đốc Sở, bỏ qua một số khâu về duyệt thể thức, nội dung, không tuân thủ đúng quy trình ban hành văn bản,
khiến xảy ra sai sót về nội dung, thể thức khi ban hành văn bản
Nguyên nhân khác:
- Lãnh đạo Sở thường xuyên phải đi họp, nhiều hôm không có thời gian để xử lý ngay các văn bản
nhận được trong thời gian hành chính
- Việc báo cáo ngay các văn bản nhiều khi không đóng dấu khẩn nhưng có tính chất khẩn, quan
trọng phụ thuộc vào năng lực chủ quan của cán bộ văn thư
- Tính đặc thù của công tác y tế, thường xuyên xảy ra nhiều sự việc bất ngờ, cần có sự chỉ đạo ngay,
nhiều văn bản cần xử lý ngoài giờ hành chính
- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý văn bản khiến hoạt động này phụ
thuộc rất nhiều vào hệ thống mạng, đường truyền... nên chỉ cần một sự cố hỏng hóc nhỏ về hệ thống mạng
cũng dẫn đến sự đình trệ trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc
TIỂU KẾT
Chương 2 nêu rõ thực trạng công tác xử lý văn bản đi, văn bản đến tại Sở Y tế Thành phố Hà Nội về
tổ chức bộ máy, nhân sự, các trang thiết bị phục vụ công việc và quuy trình quản lý văn bản. Bên cạnh đó,
tác giả giới thiệu khái quát về chức năng, nhiệm vụ và các loại văn bản mà Sở ban hành theo chức năng,
nhiệm vụ của mình. Từ đó tác giả đánh giá được kết quả cũng như các hạn chế còn tồn tại trong công tác
quản lý và xử lý văn bản, nguyên nhân của các hạn chế đó. Đối chiếu với nội dung lý luận được nêu ở
chương 1, thực trạng ở chương 2 là cơ sở thực tiễn cho các giải pháp nêu ở chương 3 của Luận văn
18
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ VĂN BẢN TẠI SỞ Y TẾ HÀ NỘI
3.1. Quan điểm, mục tiêu
3.1.1.Quan điểm
Để công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội hoạt động một cách có hiệu quả nhằm thực
hiện những mục tiêu chung của đơn vị theo xu hướng công cuộc cải cách hành chính, chúng ta cần quan tâm
đúng mức đến công tác này để phát huy tối đa hiệu quả của nó. Để làm được điều này trước hết cần đổi mới
nhận thức về vai trò của công tác quản lý văn bản đi, đến đối với hoạt động quản lý tại Sở Y tế Hà Nội.
3.1.2.Mục tiêu
Hướng tới xây dựng Sở Y tế Hà nội trở thành một cơ quan quản lý nhà nước hiện đại, theo kịp chủ
chương chính sách cuả Đảng và Nhà nước ta. Quan trọng nhất là phải đảm bảo đầy đủ kịp thời nguồn thông
tin phục vụ trước hết hàng ngày cho cán bộ lãnh đạo và chuyên môn.
3.2. Giải pháp
Để làm tốt công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội chúng ta cần phải có cái nhìn tổng
thể và toàn diện. Các giải pháp được nêu ra nhằm khắc phục những tồn tại, đồng thời nâng cao hơn nữa chất
lượng công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội.
3.2.1. Kiện toàn tổ chức Bộ phận Văn thƣ Sở Y tế Hà Nội
Trong mỗi cơ quan, tổ chức, để thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ nào đó có tính dài hạn cần phải có
bộ phận chuyên trách đảm nhiệm công việc đó. Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến
tại Sở Y tế Hà Nội cần tiến hành củng cố, kiện toàn bộ phận Văn thư Sở theo hướng thành lập Tổ văn thư để
tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên môn hóa công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội.
Vấn đề cơ bản của mọi vấn đề đó chính là con người. Con người là nhân tố đặc biệt quan trọng, có ý
nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của mọi công việc. Cùng với việc thành lập Tổ Văn thư thì bổ
sung nhân sự phụ trách Tổ Văn thư cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Trước mắt, Văn phòng Sở cần tiến hành rà soát tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với cán bộ phụ trách Tổ
Văn thư, trên cơ sở đó có kế hoạch bố trí và tuyển dụng thêm biên chế cán bộ văn thư, tăng cường công tác
đào tạo, hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng nghiệp vụ để cán bộ Văn thư có thể đáp
ứng được yêu cầu công việc đạt hiệu quả.
Việc mạnh dạn đề đạt những cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn tốt, có lòng yêu nghề, hăng say với
công việc, có thời gian gắn bó lâu dài với công tác quản lý văn bản giữ chức vụ phụ trách Tổ văn thư cũng là
một biện pháp hữu hiệu.
3.2.2. Nâng cao kiến thức, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ văn thƣ, lƣu trữ, bảo vệ bí mật
Đổi mới phương thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
làm công tác văn thư, lưu trữ. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần sát với thực tế, hướng vào các vấn đề
thiết thực đặt ra từ quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải bảo
đảm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, chú trọng gắn liền lý luận với thực tiễn, cập nhật những nội
dung mới.
Đa dạng hóa các loại hình đào tạo phù hợp với từng đối tượng cán bộ, công chức, viên chức. Tiến tới
đào tạo, bồi dưỡng dựa trên cơ sở năng lực thực thi công việc, phát triển kỹ năng làm việc, nâng cao hiệu quả
công tác của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ.
Xây dựng kế hoạch hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn
19
thư, lưu trữ, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được trao đổi, nghiên cứu, học tập, tiếp thu kinh
nghiệm của các tỉnh trên cả nước.
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ văn thư, lưu trữ một cách khoa học có hệ
thống, đảm bảo cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu công việc,
từng bước đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh, vị trí việc làm, nâng cao năng lực thực thi công vụ.
Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải có kiến thức chuyên sâu, giàu kinh nghiệm
nghiên cứu thực tiễn, có phương pháp giảng dạy phù hợp đáp ứng yêu cầu, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Hàng năm, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng, tiến
hành điều tra khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ và xác
định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để có hướng sắp xếp, quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm
công tác văn thư, lưu trữ.
Đổi mới hình thức kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ, đẩy mạnh công tác kiểm tra theo chuyên đề,
theo một lĩnh vực, nội dung nhất định. Ví dụ: Lập hồ sơ công việc của cán bộ, công chức, viên chức; thu thập
hồ sơ...tại các cơ quan, tổ chức...v..v
- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:
+ Kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước và nghiệp vụ chuyên ngành văn thư, lưu trữ cho từng chức
danh cán bộ, công chức, viên chức phụ trách và trực tiếp làm công tác văn thư, lưu trữ các cấp thuộc Thành
phố.
+ Đào tạo kỹ sư, thạc sỹ tin học, điện tử phục vụ cho việc vận hành, quản lý, khai thác hồ sơ, tài
liệu và các chương trình phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý nhà nước ở Chi cục Văn thư - Lưu trữ
và điều hành Trung tâm Lưu trữ lịch sử của Thành phố.
3.2.3. Tổ chức lớp bồi dƣỡng nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức
Công tác quản lý văn bản đi, đến là trách nhiệm của tất cả cán bộ công chức làm việc liên quan đến
văn bản giấy tờ. Lực lượng này chiếm số lượng rất lớn tại Sở Y tế Hà Nội. Tuy nhiên, số lượng cán bộ có
nhận thức đúng và đủ về ý nghĩa, vai trò của công tác quản lý văn bản đi, đến cũng như trách nhiệm của họ
trong việc phối hợp làm việc với bộ phận Văn thư còn khá khiêm tốn. Do vậy, việc tổ chức các lớp bồi
dưỡng thường niên nhằm nâng cao nhận thức cho các cán bộ về ý nghĩa, vai trò, các nội dung của công tác
quản lý văn bản đi, đến là việc làm cần thiết. Thông qua đó sẽ giúp họ hiểu biết đúng hơn về vai trò của công
tác quản lý văn bản đi, đến nói chung cũng như việc tuân thủ các quy định về quy trình quản lý văn bản, nắm
được các yêu cầu về thể thức văn bản, để từ đó họ sẽ phối hợp với Bộ phận Văn thư ban hành ra các văn bản
đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, chính xác về nội dung, thể thức.
3.2.4. Hoàn thiện quy trình xử lý văn bản
3.2.4.1. Xây dựng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế
Hà Nội.
Đặt trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, các văn bản đi, đến Sở Y tế ngày một nhiều, công tác
quản lý văn bản ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình trong cơ quan, tổ chức thì việc ban
hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ là điều vô cùng quan trọng.
Cán bộ làm công tác quản lý văn bản đi, đến phải là người nắm vững quy định của Nhà nước và thực
tế công tác quản lý văn bản đi, đến của Sở Y tế Hà Nội, kết hợp dựa trên kinh nghiệm của bản thân để tham
mưu, đề xuất đối với Lãnh đạo Sở nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn công tác văn
thư nói chung và công tác quản lý văn bản đi, đến nói riêng như Quy chế công tác Văn thư; Quy trình quản
lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế theo tiêu chuẩn ISO 9001-2015 thay cho tiêu chuẩn ISO 9001-2008. Hệ thống
20
văn bản này là cơ sở để hoạt động quản lý văn bản đi, đến của Sở Y tế được thực hiện thống nhất và hiệu
quả.
3.2.4.2. Tăng cường kiểm tra, đánh giá về công tác quản lý văn bản đi, đến
Kiểm tra, đánh giá là khâu then chốt giúp các cơ quan, tổ chức nắm được tình hình thực hiện các quy
định của nhà nước về một ngành, một lĩnh vực nhất định. Kiểm tra, đánh giá là bước cuối cùng của một quy
trình công việc được xem xét trong một thời gian hoàn thành nhất định. Để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá
có thể tiến hành bằng nhiều hình thức như kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm
tra qua các báo cáo bằng văn bản.
Sở Y tế cần tiến hành kiểm tra, đánh giá việc hiện các nghiệp vụ quản lý văn bản đi, đến của các cán
bộ Văn thư và cán bộ chuyên môn các phòng ban. Thông qua việc tiến hành kiểm tra, đánh giá, Văn phòng
Sở Y tế có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để thực hiện công tác tốt hơn. Biểu dương, khen thưởng kịp
thời đối với cán bộ thực hiện tốt công việc; nhắc nhở, phê bình, thậm chí đưa vào tiêu chí xét thi đua đối với
những cá nhân vi phạm. Đây chính là động lực thúc đẩy các cá nhân, phòng ban có trách nhiệm và nghiêm
túc hơn trong công tác chuyên môn nghiệp vụ cũng như phối hợp với bộ phận Văn thư từng bước đưa công
tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội đi vào nề nếp.
3.2.4.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý văn bản đi, đến
Chúng ta biết rằng khả năng tin học mang lại cho công tác quản lý văn bản đi, đến là rất lớn. Trong
việc hoàn thiện công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội phục vụ cho công cuộc cải cách hành
chính, thiết nghĩ chúng ta cần quan tâm đầu tư thích đáng để công tác này thực sự phát huy được vai trò của
nó.
Việc thực hiện những nội dung cụ thể của công tác quản lý văn bản gắn liền với việc sử dụng các
phương tiện kỹ thuật văn phòng hiện đại theo yêu cầu hiện đại hoá công tác văn thư – lưu trữ đã và đang trở
thành một trong những tiền đề cho công tác quản lý và hoạt động chung của cơ quan Sở Y tế Hà Nội nhằm
nâng cao chất lượng hệ thống thông tin giữa các cơ quan thông qua mạng thông tin nội bộ và các mạng thông
tin quốc gia.
3.2.5. Đầu tƣ, nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác văn thƣ, lƣu trữ
Để công tác quản lý văn bản đi, đến thực sự có hiệu quả, có được những tiền đề vững chắc để phát
triển, bên cạnh những giải pháp về con người, chúng ta cần phải đặt ra các giải pháp về cơ sở vật chất sao
cho đồng bộ.
Lãnh đạo Sở Y tế cần ủng hộ việc đầu tư kinh phí để thực hiện công tác quản lý văn bản đi, đến. Văn
phòng Sở cần có sự đầu tư nâng cấp các trang thiết bị văn phòng như máy vi tính, máy in, máy scan, máy
fax, máy photo coppy, cải thiện tốc độ đường truyền internet, nâng cấp phần mềm quản lý văn bản đang sử
dụng Để lập những dự toán kinh phí, cán bộ văn thư cần tham mưu cho lãnh đạo dựa trên những cơ sở
pháp lý, những văn bản quy phạm pháp luật, thực trạng và nhu cầu trang thiết bị đối với công tác quản lý văn
bản đi, đến. Khi có sự cung cấp đầy đủ về cơ sở vật chất, kinh phí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
quản lý văn bản đi, đến được thực hiện một cách tốt nhất. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất, kinh phí tuy
không phải là giải pháp quyết định đến hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến nhưng được đánh giá là
quan trọng, có vai trò hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý văn bản đi, đến đạt kết quả cao.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Bộ Nội vụ
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất về hoạt động văn thư tại các đơn vị cấp Sở
một cách thống nhất trên toàn quốc, phù hợp với đặc thù hoạt động của các đơn vị nói chung và Sở Y tế nói
21
riêng.
- Hướng dẫn kiểm tra, chỉ đạo, chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công
tác văn thư tại các sở địa phương.
- Quy định lại định biên cho đội ngũ văn thư tại các cơ quan cấp sở tại địa phương cho phù hợp với
khối lượng công việc
- Tổ chức thống nhất các lớp tập huấn về nghiệp vụ văn thư trên phạm vi cả nước
- Đề xuất chính sách, phụ cấp tiền lương trình Chính phủ cho đội ngũ văn thư các sở tại địa phương
nói chung cũng như sở y tế Hà Nội nói riêng
- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan nhà nước thực hiện các quy định về quản lý công tác văn thư, lưu
trữ;
- Thống nhất quản lý về thống kê văn thư, lưu trữ trên phạm vi cả nước. Lưu trữ thông tin số trong
các cơ quan nhà nước. Hoàn thiện hệ thống quản lý và điều hành văn bản điện tử đang được triển khai.
Thống nhất với UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai sử dụng chung 1 hệ thống quản lý văn
bản.
3.3.2. UBND Thành phố Hà Nội
3.3.2.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ
Tăng cường, tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật hiện hành và văn bản quy
phạm pháp luật mới được ban hành về công tác văn thư, lưu trữ. Bố trí kinh phí để tổ chức đào tạo, tổ chức
tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ cho toàn thể công thức, viên chức từ cấp tỉnh, cấp huyện đến
cấp xã.
3.3.2.1.Tổ chức bộ máy, nhân sự làm công tác văn thư, lưu trữ
Kiện toàn tổ chức, nhân sự của Trung tâm Lưu trữ lịch sử thuộc Chi cục Văn thư - Lưu trữ theo quy
định tại Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Yêu cầu các cơ quan, tổ chức bố trí nhân sự trong tổng số biên chế được giao đủ tiêu chuẩn để thực
hiện nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ theo quy định tại Thông tư số 13/2014/TT-BNV quy định mã số và
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lưu trữ và Thông tư số 14/2014/TT-BNV quy
định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành văn
thư.
3.3.2.3. Xây dựng, ban hành văn bản quản lý, hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ
Quán triệt, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức ban hành mới, rà soát những văn bản đã ban hành không
còn phù hợp để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế như: Xây dựng Danh mục hồ sơ hàng năm; Quy chế công tác
văn thư, lưu trữ; Quy định về tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ của cơ quan...
3.3.2.4. Thanh tra, kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ
Thành phố Hà Nội cần phối hợp với Sở Y tế thực hiện rà soát, kiện toàn và chấn chỉnh lại tình hình
thực hiên công tác văn thư, lưu trữ ở đơn vị trên các lĩnh vực sau để nâng cao hiệu quả hoạt động công việc,
thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo:
- Công tác tổ chức, biên chế;
- Ban hành văn bản chỉ đạo về công tác văn thư, lưu trữ;
- Tình hình thực hiện công tác văn thư;
- Tình hình thực hiện hoạt động lưu trữ.
22
3.3.2.5. Hiện đại hóa công tác văn thư, lưu trữ
- Triển khai thực hiện văn bản số 822/HD-VTLTNN ngày 26 tháng 8 năm 2015 của Cục Văn thư và
Lưu trữ nhà nước Hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến và lập hồ sơ trong môi trường mạng; văn bản
số 169/HD-CVTLTNN ngày 10 tháng 3 năm 2010 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Hướng dẫn về xây
dựng cơ sở dữ liệu lưu trữ. [2]
- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và khai thác sử dụng tài liệu tại Lưu trữ lịch sử tỉnh.
- Nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về văn thư, lưu trữ.
- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản cho các cơ quan, đơn vị:
+ Cấp thêm hòm thư công vụ cho các đơn vị thường xuyên liên lạc: khối phòng y tế quận, huyện, thị
xã và khối bệnh viện tư nhân(hiện tại UBNDTP mới cấp hòm thư công vụ cho các đơn vị trực thuộc Sở Y
tế, các đơn vị bên ngoài phải gửi thư qua đường bưu điện không những tốn kém mà đôi khi còn không kịp
thời, thất lạc thư).
+ Thống nhất triển khai ứng dụng hệ thống quản lý văn bản đi, đến cho các đơn vị trong ngành trực
thuộc Sở Y tế Hà Nội.
3.3.2.7. Bố trí kinh phí để thực hiện công tác văn thư, hoạt động lưu trữ
Thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Lưu trữ.[5]
Bố trí kinh phí để tiếp tục giải quyết tài liệu tồn đọng tích đống, bó gói, đồng thời đề ra giải pháp
để chấn chỉnh, chấm dứt tình trạng tài liệu tồn đọng và tăng cường kiểm tra chất lượng tài liệu được chỉnh lý
trên địa bàn của tỉnh.
Tiếp tục triển khai dự án đầu tư xây dựng Kho lưu trữ chuyên dụng của tỉnh và xem xét để đưa dự án
vào danh mục ưu tiên vốn trong Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020.
3.3.3. Sở Y tế
- Nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động quản lý và xử lý văn bản đi, đến. Rà soát lại các quy
định, quy chế về công tác quản lý văn bản đi, đến, trên cơ sở đó ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các
quy định về công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội, đồng thời tổ chức phổ biến các quy định
cho toàn bộ cán bộ công chức làm việc tại Sở Y tế Hà Nội hiểu và thực hiện theo đúng quy định.
- Bố trí cải tạo sửa chữa phòng văn thư độc lập, hạn chế sự ra vào của các cá nhân khác.
- Tập trung chỉ đạo quyết liệt việc lập hồ sơ công việc của các cán bộ, công chức. Chấm dứt tình
trạng không lập hồ sơ và có các biện pháp, giải pháp hành chính bắt buộc cán bộ, công chức, viên chức phải
lập hồ sơ công việc và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan (đưa vào quy chế làm việc, có các chế tài
thưởng phạt; bình xét thi đua cuối năm).[1]
- Nên bắt đầu học tập, nghiên cứu và triển khai ứng dụng quản lý văn bản đi, đến hoàn toàn trên môi
trường mạng theo Hướng dẫn số 822/HD-VTLTNN ngày 26 tháng 8 năm 2015 của Cục Văn thư và Lưu trữ
nhà nước Hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến và lập hồ sơ trong môi trường mạng.
23
TIỂU KẾT
Dựa vào cơ sở lý luận tại chương 1 và thực trạng công tác quản lý văn bản đi, văn bản đến tại
chương 2, tác giả nêu ra một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý văn
bản đi, văn bản đến tại Sở Y tế Hà Nội dựa trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu mà tác giả đề cập. Các nhóm
giải pháp bao gồm giải pháp về tổ chức bộ máy, nhân sự, tay nghề chuyên môn, quy trình xử lý văn bản cũng
như hệ thống trạng thiết bị phục vụ, hỗ trợ. Từ đó tác giả nêu ra một số kiến nghị bao gồm kiến nghị về công
tác quản lý chuyên môn chung của Bộ Nội vụ, công tác quản lý Nhà nước trên địa bản Thủ đô Hà Nội cũng
như các kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp thuộc lĩnh vực chuyên môn đặc thù của Sở Y tế Hà Nội. Các
giải pháp hướng đến cải thiện cả về chất lượng đội ngũ nhân sự cũng như kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao
chất lượng cơ sở vật chất phục vụ cho công việc.
24
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý văn bản là vấn đề cần thiết của cơ quan Sở Y tế Hà Nội nói
riêng và của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước nói chung. Thực hiện tốt công tác quản lý văn bản góp
phần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong công tác tham mưu chỉ đạo, điều hành và cung cấp thông tin kịp thời,
chính xác cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần phát huy giá trị tài liệu lưu trữ trong sự nghiệp xây dựng
và phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của Thủ đô.
Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy cũng như cơ chế hoạt động trong mối
quan hệ so sánh với yêu cầu của công việc. Luận văn đã làm rõ nguyên nhân làm cho năng lực thực thi công
vụ của đơn vị văn thư trong Sở còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc hiện tại. Luận văn đã đưa
ra các quan điểm; các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho hệ thống quản lý và xử lý
văn bản của Sở.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp, có tác động sâu sắc tới xã hội, nên việc xây dựng hệ thống
các giải pháp, nhóm giải pháp nêu trên với những lập luận, lý giải đảm bảo tính khoa học và hiện đại, phù
hợp với thực tế khách quan là một việc phức tạp. Để hoàn thiện nhiệm vụ này, cần có những nghiên cứu tiếp
theo./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_hieu_qua_cong_tac_quan_ly_van_ban_di_den_ta.pdf