Tóm tắt Luận văn Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

HĐND với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân. Với chức năng, quyền hạn của mình có nhiệm vụ cụ thể hóa đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng bằng các nghị quyết của HĐND, đề ra các quy định, chính sách của địa phương trên các lĩnh vực KT-XH, an ninh, quốc phòng, bảo đảm đường lối lãnh đạo của Đảng, pháp luật của nhà nước. Đồng thời khơi dậy và phát huy tốt mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương để đưa địa phương phát triển lành mạnh và bền vững. Vận động cử tri và Nhân dân ra sức thi đua lao động sản xuất nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng mà nghị quyết của các cấp ủy Đảng đã đề ra. Nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND các cấp nói chung và cấp xã nói riêng là một nhu cầu cấp thiết và cũng đòi hỏi phải trải qua quá trình lâu dài, đúng đắn, đòi hỏi có sự vào cuộc của cả HTCT từ Trung ương đến cơ sở. Có như vậy, HĐND mới phát huy vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và thực sự đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân địa phương. Vì vậy, nâng cao hiệu quả của HĐND trong điều kiện hiện nay phù hợp với yêu cầu cải cách bộ máy nhà nước, góp phần làm cho HĐND cấp xã - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương mang một tầm vóc mới có đủ khả năng, điều kiện tổ chức và hoạt động tự chủ, thực quyền.

pdf24 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --------/-------- BỘ NỘI VỤ -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHÍ VĂN THUẬN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2017 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ ĐỨC ĐÁN Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp tầng Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi h ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, được quy định tại điều 113 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” [35, tr.49]. Chính quyền cấp xã (cấp cơ sở), là cấp chính quyền địa phương thấp nhất trong hệ thống phân cấp từ TW đến địa phương ở Việt Nam nhưng có vai trò quan trọng trong cơ cấu chính quyền địa phương, là nơi Nhân dân thực hiện quyền dân chủ, đồng thời là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. HĐND cấp xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo quyền của Nhân dân, phát huy dân chủ, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước. Do vậy, hoạt động của HĐND cấp xã nói chung và hoạt động giám sát của HĐND cấp xã nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo cho hoạt động của bộ máy Nhà nước được thực hiện chất lượng, hiệu quả. Trong những năm qua, hoạt động giám sát của HĐND cấp xã có nhiều chuyển biến tích cực. Hàng năm đã xây dựng chương trình kế hoạch giám sát; tổ chức các đoàn giám sát khi cần thiết, trong thực hiện giám sát có những hình thức phối hợp với các cấp, các ngành v.v. Do đó, đã đưa lại nhiều kết quả khả quan, bước đầu góp phần khắc phục tính hình thức trong hoạt động của HĐND cấp xã nói chung và hoạt động giám sát nói riêng. Tuy nhiên trong thực tiễn, hoạt động giám sát của HĐND cấp xã còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn như việc xây dựng chương trình, cách thức tổ chức giám sát chưa thật sự khoa học; một số vụ việc tiêu cực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương chưa được phát hiện kịp thời; các kết luận sau khi giám sát thường chung chung, thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận đó nên vẫn còn hiện tượng sau giám sát đâu lại vào đấy; kỹ năng giám sát của các đại biểu HĐND cấp xã còn nhiều hạn chế v.v. Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND cấp xã hiện nay còn thấp. Để khắc phục tình trạng trên, yêu cầu đặt ra hiện nay là phải đổi mới hoạt động của HĐND cấp xã, nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND cấp xã vừa phù hợp với công cuộc đổi mới đất nước, đáp ứng yêu cầu của Nhân dân là nhu cầu, đòi hỏi khách quan của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Hoài Đức là huyện ngoại thành thuộc tỉnh Hà Tây cũ, chính thức sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội kể từ 01/8/2008. Với vị trí cửa ngõ phía Tây và là vùng mở rộng của đô thị trung tâm Hà Nội trong tương lai, từ những năm 2000 trở lại đây kinh tế - xã hội của huyện chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ; quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, phần lớn đất nông nghiệp đã được quy hoạch, thu hồi, nhiều khu đô thị lớn được đầu tư xây dựng đã đặt ra nhiều vấn đề thực tiễn quản lý mới phức tạp hơn, khó khăn hơn như chăm lo đời sống, giải quyết tạo việc làm cho người dân sau thu hồi đất nông nghiệp, sự dịch chuyển dân số cơ học, chuyển dịch cơ cấu dân cư, lao động việc làm trong quá trình đô thị hóa. nên đây thực sự là một trong những khó khăn rất lớn cho chính quyền địa phương nói chung và hoạt động giám sát của HĐND cấp xã nói riêng. Do vậy, nghiên cứu, đánh giá về hoạt động giám sát của HĐND cấp xã trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội theo pháp luật hiện hành được đặt ra nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND nói chung và hoạt động giám sát của HĐND cấp xã nói riêng với mục tiêu xây dựng HĐND thực sự là cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, là cơ quan dân cử xứng đáng với niềm tin của Nhân dân. Từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài: “Hoạt động Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Luật hiến pháp và Luật hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề nghiên cứu về chất lượng, tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân nói chung và Hội đồng nhân dân cấp xã nói riêng đã được nhiều đề tài tiếp cận. Có thể kể ra đây một số công trình tiêu biểu sau: - Nguyễn Khắc Bộ (2001), Công tác giám sát tại kỳ họp Hội đồng nhân dân - Những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, Kỷ yếu nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân, Văn phòng Quốc hội. - TS Phạm Ngọc Kỳ, Quyền giám sát của Hội đồng nhân dân và kỹ năng giám sát cơ bản, , (2001), Nxb Tư pháp, Hà Nội; - Đinh Ngọc Quang, Về đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009, Tạp chí Nhà nước số 2/2005. - Nguyễn Thị Nữ - Tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã- qua thực tiễn ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, năm bảo vệ 2012. - Lê Thị Bình Tuyết - Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện - Từ thực tiến tỉnh Thanh Hóa. Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm bảo vệ 2014. Các công trình trên đã tiếp cận tổ chức và hoạt động giám sát của HĐND ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh với những luận giải, đánh giá khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn như: Tổ chức hoạt động, chủ thể giám sát, đối tượng giám sát, hình thức giám sát, . Tuy nhiên, cho đến nay vẫn tồn tại một khoảng trống trong nghiên cứu về hoạt động giám sát của HĐND cấp xã trên địa bàn cụ thể ở thành phố Hà Nội để tổng kết, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, qua đó đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giám sát của HĐND cấp xã. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động giám sát của HĐND cấp xã ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Qua đó tác giả luận văn đưa ra những quan điểm và giải pháp đẩy mạnh hoạt động giám sát của HĐND cấp xã, nhằm đảm bảo HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân ở địa phương. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động giám sát của HĐND cấp xã. - Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã từ thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội hiện nay, đặt trọng tâm vào nhiệm kỳ 2011-2016. - Đưa ra những quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giám sát của HĐND cấp xã đáp ứng với yêu cầu đổi mới ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND cấp xã từ thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng và không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về hoạt động giám sát của HĐND cấp xã từ thực tiễn của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. - Thời gian nghiên cứu: Luận văn khảo sát, phân tích hoạt động giám sát của HĐND cấp xã theo pháp luật hiện hành từ thực tiễn huyện Hoài Đức thời gian qua (2011–2016), trên cơ sở đó đề ra phương hướng và giải pháp cho thời gian tới (nhiệm kỳ 2016 – 2021). 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về các vấn đề về Nhà nước và pháp luật, về Hội đồng nhân dân, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu, ở đây tác giả chủ yếu dùng các phương pháp phân tích những tài liệu sẵn có; phương pháp thu thập và xử lý thông tin; phương pháp thống kê, phân tích và xử lý số liệu; phương pháp so sánh, đánh giá; phương pháp quan sát... để nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Thông qua việc phân tích đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã từ thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, tác giả đưa ra được những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND cấp xã, từ đó góp phần luận chứng về mặt lý luận cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động hoạt động của HĐND nói chung và HĐND cấp xã nói riêng trong giai đoạn hiện nay. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và ứng dụng trong tổ chức hoạt động giám sát của Hội động nhân dân cấp xã ở huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ 1.1. Khái quát chung về Chính quyền cấp xã và Hội đồng nhân dân cấp xã 1.1.1. Những vấn đề chung về chính quyền cấp xã 1.1.1.1. Khái niệm chính quyền cấp xã 1.1.1.2. Vị trí, vai trò của chính quyền xã trong bộ máy nhà nước 1.1.1.3. Cơ cấu, tổ chức của chính quyền cấp xã 1.1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã 1.1.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân cấp xã 1.1.2.1. Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân cấp xã HĐND xã là cơ quan quyền lực Nhà nước ở cấp xã, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong xã, do Nhân dân xã bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân xã và cơ quan nhà nước cấp trên. 1.1.2.2. Chức năng của Hội đồng nhân dân xã - Quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương - Giám sát 1.1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã quy định HĐND cấp xã có những nhiệm vụ và quyền hạn. 1.1.3. Tổ chức của hội đồng nhân dân cấp xã 1.1.3.1. Thường trực Hội đồng nhân dân 1.1.3.2. Đại biểu Hội đồng nhân dân 1.1.3.3. Các ban của Hội đồng nhân dân xã 1.2. Những vấn đề chung về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã 1.2.1. Khái niệm giám sát của Hội đồng nhân dân Theo khoản 1, Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015. Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. 1.2.2. Đối tượng giám sát - Thường trực HĐND, UBND cùng cấp, Ban của HĐND. - Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND các thành viên khác của UBND, cơ quan chuyên môn thuộc UBND. - Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở địa phương. 1.2.3. Nội dung giám sát - Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân - Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân - Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. 1.2.4. Hình thức giám sát Theo Điều 57 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, quy định các hoạt động giám sát như sau: “1. Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và các báo cáo khác theo quy định tại Điều 59 của Luật này. 2. Xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 của Luật này. 3. Xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. 4. Giám sát chuyên đề. 5. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu” 1.2.5. Chủ thê giám sát Theo Khoản 2, Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015: “Chủ thể giám sát bao gồm Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân”. 1.3. Yếu tố tác động đến kết quả hoạt động giám sát của HĐND cấp xã. 1.3.1. Các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã. 1.3.2. Tổ chức bộ máy, hoạt động của Thường trực và các Ban HĐND cấp xã. 1.3.3. Năng lực, bản lĩnh và trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát của đại biểu HĐND cấp xã. 1.3.4. Chương trình, kế hoạch, phương thức giám sát của HĐND cấp xã. 1.3.5. Sự hợp tác của đối tượng chịu sự giám sát của HĐND cấp xã. 1.3.6. Điều kiện vật chất, chi phí cho hoạt động giám sát của HĐND cấp xã. Tiểu kết chương 1 Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước là một yêu cầu khách quan để góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân ở Việt Nam hiện nay. Trong hệ thống bộ máy nhà nước, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do Nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí nguyện vọng của Nhân dân địa phương trong việc thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương. Chất lượng hoạt động của HĐND thể hiện việc ban hành các Nghị quyết, hoạt động giám sát và các hoạt động khác. Với chức năng, nhiệm vụ được quy định, HĐND có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo quyền lực thuộc về Nhân dân, phát huy quyền làm chủ, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước ở địa phương. Vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã nói riêng và HĐND các cấp nói chung là một trong những phương hướng và giải pháp của quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước nói riêng, của sự nghiệp đổi mới đất nước ta hiện nay nói chung, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế xã hội tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội 2.1.1. Vị trí địa lý Huyện Hoài Đức là huyện ngoại thành phía Tây Hà Nội với vị trí địa lý: - Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng. - Phía Tây giáp huyện Quốc Oai. - Phía Nam giáp quận Hà Đông. - Phía Đông giáp quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm. Tổng diện tích đất tự nhiên là 8.245ha (chia ra vùng đồng bằng là 5.820 ha, vũng bãi là 2.425 ha). 2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội Cơ cấu hành chính của huyện Hoài Đức bao gồm 19 xã và 1 thị trấn: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Di Trạch, Dương Liễu, Đắc Sở, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở và thị trấn Trạm Trôi. Trong đó phân loại có 4 xã loại I, 13 xã loại II và 3 xã loại III. 2.2. Phân tích thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội 2.2.1. Tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Hoài Đức HĐND cấp xã ở huyện Hoài Đức, bao gồm: HĐND ở 20 xã, thị trấn với tổng số đại biểu HĐND: đầu nhiệm kỳ 2011 - 2016 là 542 đại biểu, đến cuối nhiệm kỳ còn 525 đại biểu, trong đó: 381 đại biểu trong Đảng cộng sản Việt Nam, 144 đại biểu ngoài đảng chiếm 27,4%; 402 đại biểu nam, 123 đại biểu nữ chiếm 23,4%; dân tộc 01 đại biểu chiếm 0,19%; độ tuổi trung bình là 45. 2.2.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (nhiệm kỳ 2011-2016). 2.2.2.1. Hoạt động giám sát của tập thể Hội đồng nhân dân tại kỳ họp 2.2.2.2. Hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân xã 2.2.2.3. Hoạt động giám sát của các ban Hội đồng nhân dân xã 2.2.2.4. Hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân xã 2.3. Đánh giá chung hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội 2.3.1. Ưu điểm - Công tác tổ chức kỳ họp được chuẩn bị chu đáo, nội dung sát thực. Việc điều hành kỳ họp hợp lý, khoa học, phát huy được trí tuệ và trách nhiệm của các đại biểu HĐND. - Nội dung giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND được chọn lọc kỹ hơn, tập trung vào những vấn đề lớn được đông đảo cử tri quan tâm và ủng hộ. - Hoạt động giám sát của Thường trực và các Ban ngày càng đi vào ổn định, thực chất, đặc biệt giám sát chuyên đề và giám sát tại kỳ họp. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân - Ý kiến thảo luận tại Tổ tập trung phần lớn vào một số đại biểu là Bí thư chi bộ, Trưởng thôn. - Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các câu hỏi chất vấn của đại biểu tập trung chủ yếu đối với Chủ tịch UBND xã và một vài cơ quan chuyên môn của UBND xã, rất ít ý kiến chất vấn đối với Chủ tịch HĐND, Thường trực HĐND. - Hoạt động xem xét văn bản qui phạm pháp luật của UBND xã mới chỉ dừng lại ở việc thông qua hoạt động giám sát phát hiện văn bản qui phạm pháp luật có sai phạm thì kiến nghị sửa đổi, bãi bỏ chứ chưa tổ chức thành chuyên đề giám sát. - Việc tổ chức đoàn giám sát chuyên đề tại một số xã còn mang tính hình thức, thiếu cán bộ có trình độ và chất lượng. * Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động giám sát của HĐND xã. - Nhiệm kỳ 2011-2016, thực hiện theo quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã cho thấy nhiều điểm trong pháp luật vẫn quy định một cách chung chung, chưa đủ cụ thể và sát hợp với ba cấp của HĐND. - Cơ cấu tổ chức của HĐND các xã của huyện chưa tương xứng với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND. - Hạn chế về trình độ, năng lực của đại biểu HĐND và của đội ngũ thường trực HĐND. Tiểu kết chương 2 Trong những năm gần đây, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã là một trong những nội dung cơ bản của chủ trương đổi mới HTCT, thực hiện cải cách toàn diện bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND cấp xã là một quá trình chuyển biến từ nhận thức đến hành động. Hoạt động giám sát của HĐND cấp xã của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2011-2016 đã có nhiều cố gắng trong hoạt động, đã dần khẳng định vị trí, vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan đại diện của nhân dân địa phương, quyết định nhiều vấn đề quan trọng ở địa phương. Hoạt động giám sát đã đi vào thực chất hơn, hiệu quả giám sát được nâng lên, về cơ bản các đối tượng chịu sự giám sát đã nghiêm túc tiếp thu kiến nghị của các chủ thể giám sát... Tuy nhiên, hoạt động giám sát của HĐND cấp xã cũng cần phải khắc phục những hạn chế như việc xem xét báo cáo tại kỳ họp còn chưa sâu, hoạt động chất vấn vẫn còn hình thức, hoạt động xem xét văn bản qui phạm pháp luật còn chưa thường xuyên... Mặc dù vẫn còn những hạn chế như vậy, nhưng những hoạt động giám sát của HĐND cấp xã huyện Hoài Đức đã mang lại hiệu quả thiết thực, trở thành niềm tin cho cử tri và nhân dân trong huyện. Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ 3.1. Quan điểm đẩy mạnh hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã 3.1.1. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân xã phải mang lại hiệu quả thực tế Hoạt động giám sát tại kỳ họp và giữa hai kỳ họp phải mang lại những hiệu quả thiết thực.Việc xem xét báo cáo của Thường trực HĐND, UBND, cùng cấp không phải chỉ dừng lại ở việc nghe báo cáo, có vài ý kiến chung chung, xuôi chiều mà đòi hỏi phải tỏ rõ quan điểm, có lý lẽ xác đáng về những vấn đề nhất trí, không nhất trí với những nội dung báo cáo đã nêu. Đoàn giám sát phải có đánh giá đúng tình hình, giúp cơ quan đơn vị chịu giám sát nhìn lại việc triển khai nhiệm vụ ở đơn vị mình, từ đó phát huy những mặt tốt, khắc phục yếu kém để ngày càng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ. Hiệu quả của hoạt động giám sát còn thể hiện ở chỗ, thông qua giám sát HĐND nắm bắt được tình hình thực tế diễn ra tại địa phương để từ đó ban hành nghị quyết có tính khả thi cao. Hiệu quả hoạt động giám sát còn thể hiện ở việc thông qua hoạt động này, HĐND phát hiện những qui định của chính sách pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chưa sát với thực tế để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. 3.1.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân xã phải đưa ra được những kết luận xác đáng bảo đảm cho việc tuân thủ nghiêm chỉnh của các đối tượng chịu sự giám sát Để thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật, Nhà nước đã phân công và phân cấp cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thực thi quyền lực Nhà nước. Nhiệm vụ của những cơ quan này là phải tuyệt đối chấp hành và tuân theo những qui định của pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Tuy nhiên, do ảnh hưởng và tác động của lợi ích mà những cá nhân hoặc tổ chức có xu hướng lạm dụng quyền lực, vi phạm những quy định của Hiến pháp và pháp luật vì lợi ích cá nhân hay cục bộ. Chính vì vậy, trong hoạt động quản lý của nhà nước, từ xưa đến nay đều phải có những qui định của pháp luật đặt những cơ quan nhà nước luôn luôn nằm trong sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước và của nhân dân, nhằm chống lại xu hướng lạm dụng quyền lực Nhà nước, chống lại những hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên, hoạt động giám sát của HĐND cấp xã không được gây cản trở đến hoạt động bình thường của các đối tượng chịu sự giám sát, đảm bảo cho các cơ quan này vẫn giữ được tính độc lập và chủ động khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Muốn vậy, kết quả hoạt động giám sát của HĐND phải là cơ sở vững chắc, tạo tiền đề cho việc tuân thủ pháp luật của các đối tượng chịu sự giám sát của HĐND. 3.1.3. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân xã phải bảo đảm đưa ra các kiến nghị hoàn thiện cơ chế chính sách Khi xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật mặc dù các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia làm công tác xây dựng luật đã tuân theo qui trình rất khoa học và nghiêm ngặt, nhưng lúc áp dụng vào thực tiễn vẫn có thể bộc lộ những điểm chưa phù hợp hoặc chưa đáp ứng đúng nhu cầu xã hội cần phải được phát hiện bổ sung kịp thời. Vì vậy, chỉ có thông qua hoạt động giám sát, mới phát hiện ra những mặt trái của chính sách hay tính không khả thi của chính sách. Do đó quá trình giám sát thực chất là quá trình kiểm nghiệm tính đúng đắn của các chính sách, pháp luật được triển khai trên thực tiễn. Yêu cầu đó đặt ra cho hoạt động giám sát của HĐND nhiều vấn đề cần phải đổi mới, như: nâng cao chất lượng xây dựng chương trình, kế hoạch, xác định mục tiêu giám sát; xác lập đội ngũ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn; sử dụng phương pháp khoa học... 3.1.4. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân xã phải bảo đảm lợi ích chung của đất nước Pháp luật ban hành thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của đa số tầng lớp nhân dân trong xã hội. Sự tuân thủ nghiêm minh pháp luật của các chủ thể chịu sự giám sát chính chính là đảm bảo lợi ích của nhân dân. Hoạt động giám sát của HĐND xã trên địa bàn nhằm xem xét, theo dõi việc chấp hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và công dân. Nếu phát hiện những sai phạm HĐND xã có quyền kiến nghị với các chủ thể chịu sự giám sát phải sửa đổi cho phù hợp với qui định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, việc đưa ra các kiến nghị xử lý sau giám sát không đồng nghĩa với việc điều chỉnh những giải pháp nào đó nhằm bảo vệ lợi ích cục bộ của địa phương. Tính thống nhất về chính sách được thể hiện ở việc cụ thể hóa đường lối, chủ trương nhất quán từ trung ương đến các địa phương. Chính vì vậy, hoạt động giám sát của HĐND xã phải đảm bảo lợi ích chung của đất nước, lợi ích của địa phương phù hợp với lợi ích quốc gia. 3.1.5. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân xã phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan nhà nước khác và của toàn xã hội Hoạt động giám sát muốn đạt hiệu quả cao thì một trong những yếu tố quan trọng là phải có hệ thống pháp luật hoàn thiện và đồng bộ về giám sát. Hoạt động giám sát hiện nay chưa có chế tài xử lý vì vậy chất lượng giám sát vẫn còn thấp. Trong điều kiện hiện nay, hoạt động giám sát của HĐND cần có sự phối hợp hài hòa với hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của các tổ chức Đảng, đoàn thể, cơ quan nhà nước và của xã hội. Hoạt động giám sát cần có sự phối hợp hợp lý với các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát của các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội khác nhằm tránh sự mâu thuẫn chồng chéo hoạt động giữa các cơ quan này với nhau gây cản trở cho hoạt động bình thường của cơ quan chịu sự giám sát. Các chủ thể và đối tượng bị giám sát cần nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò, yêu cầu của hoạt động giám sát, phải coi giám sát của HĐND như là một động lực để phát triển, để ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật đang diễn ra tại các đơn vị chịu sự giám sát chứ không phải nhằm tìm tòi những mặt yếu kém như nhận thức của một số cá nhân. Trên cơ sở đó xác định, mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động giám sát. 3.2. Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã Hoạt động kiểm tra, giám sát vừa là quá trình xem xét các nghị quyết, quyết định được triển khai thực hiện trên thực tế như thế nào, vừa là quá trình thực tiễn để cung cấp những thông tin làm căn cứ cho HĐND xem xét, thảo luận, quyết định chính xác, kịp thời các vấn đề quan trọng ở địa phương. Do vậy, cần phải có những quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục và các chế tài giám sát, xử lý sau giám sát. Để bảo đảm chất lượng hoạt động của HĐND, Quốc hội đã thông qua Luật giám sát của Quốc hội và HĐND (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2016), đây là công cụ pháp lý quan trọng và là một bảo đảm cần thiết để HĐND thực hiện tốt quyền giám sát, đảm bảo tính pháp lý cao. Hoạt động giám sát có vai trò bổ trợ cho việc thực hiện chức năng quyết định của HĐND. Thông qua hoạt động giám sát, HĐND có thể nắm bắt được tình hình thực tiễn ở địa phương, qua đó giúp HĐND nâng cao tính đúng đắn, tính thực tiễn trong các quyết định của mình; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hoạt động lệch lạc, chưa phù hợp với đường lối, chính sách chung, thúc đẩy việc thực hiện các nghị quyết của HĐND giúp nâng cao hiệu quả việc thực thi chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước tại địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND. Chất lượng, hiệu quả giám sát có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND. Để nâng cao hiệu quả giám sát chính quyền địa phương cần tập trung vào một số giải pháp sau: 3.2.1. Giải pháp chung nhằm đẩy mạnh hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân xã 3.2.1.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân xã 3.2.1.2. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân xã nói chung và hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát nói riêng 3.2.1.3. Bảo đảm cơ cấu, chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân xã 3.2.1.4. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giám sát giữa các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể 3.2.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân xã ở huyện Hoài Đức Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa và công tác quy hoạch phát triển nông thôn mới trên địa bàn huyện Hoài Đức diễn ra rất nhanh thu hút nhiều dự án đầu tư mới, các cụm công điểm nghiệp ngày càng phát triển vv. Đặc biệt, với mục tiêu trở thành một quận của Thủ đô vào năm 2020, đòi hỏi huyện phải quyết tâm, năng động hơn, đặt ra những mục tiêu phát triển cao hơn nữa trong thời gian tới. Đồng thời, giải quyết và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình quy hoạch phát triển đô thị hóa. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động giám sát của HĐND cấp xã trên địa bàn huyện Hoài Đức và những hạn chế, nguyên nhân đã nêu, chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp sau: 3.2.2.1. Đổi mới phương pháp và cách thức giám sát của Hội đồng nhân dân xã 3.2.2.2. Nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân xã 3.2.2.3. Tăng cường trách nhiệm của chính quyền huyện Hoài Đức đối với Hội đồng nhân dân cấp xã Tiểu kết chương 3 Chất lượng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã trong giai đoạn hiện nay là vấn đề bức thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng hoạt động của HĐND và sự phát triển KT-XH của địa phương. Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND cấp xã ở huyện Hoài Đức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ để HĐND cấp xã thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương cấp xã, thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong xã. Do đó, để nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND cấp xã trong nhiệm kỳ 2016-2021 cần thực hiện tốt các phương hướng và giải pháp chủ yếu đã đề ra. KẾT LUẬN HĐND với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân. Với chức năng, quyền hạn của mình có nhiệm vụ cụ thể hóa đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng bằng các nghị quyết của HĐND, đề ra các quy định, chính sách của địa phương trên các lĩnh vực KT-XH, an ninh, quốc phòng, bảo đảm đường lối lãnh đạo của Đảng, pháp luật của nhà nước. Đồng thời khơi dậy và phát huy tốt mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương để đưa địa phương phát triển lành mạnh và bền vững. Vận động cử tri và Nhân dân ra sức thi đua lao động sản xuất nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng mà nghị quyết của các cấp ủy Đảng đã đề ra. Nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND các cấp nói chung và cấp xã nói riêng là một nhu cầu cấp thiết và cũng đòi hỏi phải trải qua quá trình lâu dài, đúng đắn, đòi hỏi có sự vào cuộc của cả HTCT từ Trung ương đến cơ sở. Có như vậy, HĐND mới phát huy vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và thực sự đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân địa phương. Vì vậy, nâng cao hiệu quả của HĐND trong điều kiện hiện nay phù hợp với yêu cầu cải cách bộ máy nhà nước, góp phần làm cho HĐND cấp xã - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương mang một tầm vóc mới có đủ khả năng, điều kiện tổ chức và hoạt động tự chủ, thực quyền. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động giám sát của HĐND cấp xã thời gian qua (nhiệm kỳ 2011-2016) tại một địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, tác giả đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND cấp xã ở huyện Hoài Đức nói riêng và của HĐND cấp xã nói chung. Điều đó đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân cần nhận thức và quán triệt đầy đủ vị trí, vai trò của HĐND trong HTCT, tạo điều kiện để HĐND thực sự phát huy được nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật. Mặt khác, HĐND cần quán triệt đầy đủ và vận dụng tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của Thành ủy, Huyện ủy, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân để đề ra được các quyết định đúng đắn phát triển KT-XH địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân, giải quyết việc làm, củng cố an ninh, quốc phòng... Đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới, xây dựng HTCT của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Có như vậy hoạt động của HĐND mới thực sự phát huy được vai trò của HĐND cấp xã trong HTCT, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_hoat_dong_giam_sat_cua_hoi_dong_nhan_dan_ca.pdf
Luận văn liên quan