Tóm tắt luận văn Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu

Thông thường, pháp luật cạnh tranh sẽ liệt kê các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh nhằm hạn chế cạnh tranh để tạo điều kiện cho các cơ quan quản lí xác định hành vi lạm dụng của doanh nghiệp. Ngoài những hành vi đã được li ệt kê, do sự phát triển đa dạng, nhanh chóng của thị trường và để điều chỉnh các hành vi mang bản chất lạm dụng vị trí thống lĩnh mà pháp luật chưa kịp quy định, pháp luật một số nước và khu vực như Pháp, Canada, EU. đã có quy định các hành vi có thể bị xem xét về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nếu thỏa mãn các đặc điểm hoặc các điều kiện đã được mô tả trong luật nhằm hạn chế tối đa tình trạng lách luật của các doanh nghiệp. Các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường luôn được thực hiện trên một thị trường liên quan và việc xác định thị trường liên quan là một trong những bước quan trọng đầu tiên khi các cơ quan có thẩm quyền xác định vị trí thống lĩnh và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp. Các hành vi của doanh nghiệp do chính doanh nghiệp thực hiện một cách độc lập, dù trong trường hợp hành vi lạm dụng do nhóm doanh nghiệp thực hiện thì các doanh nghiệp trong nhóm cũng không có sự thỏa thuận trước với nhau về việc cùng thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc áp dụng các chính sách giống nhau đối với khách hàng.

pdf21 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3436 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận văn Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ ÁNH KIÓM SO¸T HµNH VI L¹M DôNG VÞ TRÝ THèNG LÜNH THÞ TR¦êNG TRONG LÜNH VùC KINH DOANH X¡NG DÇU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ ÁNH KIÓM SO¸T HµNH VI L¹M DôNG VÞ TRÝ THèNG LÜNH THÞ TR¦êNG TRONG LÜNH VùC KINH DOANH X¡NG DÇU Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG VŨ HUÂN HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Ánh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU ...................... 11 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG ...................................................................... 12 1.1.1. Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng ............ 12 1.1.2. Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng ....... 13 1.2. NHU CẦU KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU....................... Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Một số đặc điểm của thị trƣờng kinh doanh xăng dầuError! Bookmark not defined. 1.2.2. Sự cần thiết phải kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầuError! Bookmark not defined. 1.3. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU ........... Error! Bookmark not defined. Tiểu kết Chƣơng 1 ......................................... Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAYError! Bookmark not defined. 2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦUError! Bookmark not defined. 2.1.1. Xác định vị trí thống lĩnh thị trƣờngError! Bookmark not defined. 2.1.2. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng bị cấm theo pháp luật cạnh tranh ........................ Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Các quy định về thủ tục điều tra xử lí hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng ........................ Error! Bookmark not defined. 2.1.4. Chế tài đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờngError! Bookmark not defined. 2.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .............. Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Khái quát về thị trƣờng kinh doanh xăng dầu của Việt NamError! Bookmark not defined. 2.2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nayError! Bookmark not defined. Tiểu kết Chƣơng 2 ......................................... Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU Ở VIÊṬ NAMError! Bookmark not defined. 3.1. ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦUError! Bookmark not defined. 3.1.1. Đảm bảo tính phù hợp của các quy định đối với thực tiễn thị trƣờng kinh doanh xăng dầu ........... Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Đảm bảo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, góp phần đảm bảo sự ổn định và hiệu quả của thị trƣờng kinh doanh xăng dầu ...................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nƣớcError! Bookmark not defined. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦUError! Bookmark not defined. 3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luâṭ caṇh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ........... Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Tăng cƣờng vai trò của cơ quan quản lý nhà nƣớcError! Bookmark not defined. 3.2.3. Tăng cƣờng sƣ ̣minh bac̣h của thi ̣ trƣờngError! Bookmark not defined. 3.2.4. Đảm bảo môi trƣờng caṇh tranh lành maṇh trong thi ̣ trƣờng kinh doanh xăng dầu ........................ Error! Bookmark not defined. Tiểu kết Chƣơng 3 ......................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 16 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cạnh tranh là hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường và là nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của nền kinh tế. Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã có những quy định cụ thể điều chỉnh các hoạt động cạnh tranh trên thị trường, trong đó có các quy định kiểm soát vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Các quy định này phần nào đã đáp ứng được nhu cầu bảo đảm pháp lý về môi trường kinh doanh lành mạnh bình đẳng của một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Thị trường kinh doanh xăng dầu là một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của nền kinh tế cũng như đời sống của ngư ời dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trên thị trường kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam đã diễn ra tình trạng giá xăng dầu trong nước tăng giảm không phù hợp với sự tăng giảm giá xăng dầu thế giới, cụ thể là khi giá xăng dầu thế giới tăng thì giá xăng dầu trong nước cũng lập tức tăng, nhưng khi giá xăng dầu thế giới giảm thì giá xăng dầu trong nước lại không giảm theo. Sự bất hợp lý này có liên quan mật thiết đến một số doanh nghiệp lớn, giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường. Vì vậy, thực tế của thị trường kinh doanh xăng dầu đặt ra nhu cầu phải nghiên cứu vấn đề kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu nhằm đảm bảo thị trường có sự cạnh tranh lành mạnh, các hoạt động kinh doanh xăng dầu tuân thủ đúng nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, tạo sự phát triển bền vững của thị trường kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 thay thế Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu được ban hành và có hiệu lực từ tháng 11/2014. Từ các phân tích ở trên, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn sẽ góp một phần nhỏ tìm ra những nguyên nhân của bất cập trong các quy định của pháp luật cạnh tranh nói chung, pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nói riêng, qua đó, đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Cơ chế kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được hình thành từ khá sớm trong lịch sử và dần trở thành nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật cạnh tranh của mỗi quốc gia. Ở nước ta, sau khi Luật Cạnh tranh ra đời năm 2004, đã có nhiều công trình nghiên cứu về doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền theo pháp luật cạnh tranh. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu đã công bố như: Phan Thị Vân Hồng (2005), Độc quyền và pháp luật về kiểm soát độc quyền ở Việt Nam hiện nay; Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam; Đào Ngọc Báu (2004), Vấn đề độc quyền ở Việt Nam; Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh; Nguyễn Thị Bảo Nga (2012), Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật Cạnh tranh Việt Nam hiện nay; Nguyêñ Như Sơn (2013), Kiểm soát hành vi laṃ duṇg vi ̣trí thống liñh thi ̣trường trong liñh vưc̣ kinh doanh điêṇ; Nguyêñ Thế Cường (2013), Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Viêṭ Nam hiêṇ nay ; Đỗ Tuấn Lâm (2014), Thỏa thuận hạn chế caṇh tranh trong liñh vưc̣ kinh doanh xăng dầu ở Viêṭ Nam hiêṇ nay ; Cục Quản lý cạnh tranh (2010), Báo cáo đánh giá cạnh tranh trên thị trường xăng dầu Viêṭ Nam... Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu môṭ cách chi tiết về viêc̣ kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trên thị trường kinh doanh xăng dầu mặc dù đây là một thị trường nhiều biến động , tồn tại một số doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh có vai trò quyết điṇh đối với giá xăng dầu trên thị trường. Luận văn sẽ phân tích các quy điṇh của pháp luâṭ caṇh tranh điều chỉn h vi ̣ trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu , thưc̣ traṇg áp duṇg pháp luật và đưa ra một số giải pháp về vấn đề này nhằm góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực liñh vưc̣ kinh doanh xăn g dầu ở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn hướng tới mục đích nghiên cứu các quy định của pháp luật cạnh tranh về vị trí thống lĩnh thị trường, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật cạnh tranh liên quan đến doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có vị trí thống lĩnh thị trường, làm rõ những đặc trưng của thị trường kinh doanh xăng dầu, các chủ thể tham gia thị trường kinh doanh xăng dầu của Việt Nam, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ cụ thể sau: - Tìm hiểu, phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến vị trí thống lĩnh thị trường, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; - Phân tích vai trò và cơ chế kiểm soát của pháp luật đối với các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; - Nêu kinh nghiệm quốc tế trong kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; - Đánh giá thực trạng kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, đặc biệt nêu và phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những vấn đề bất cập, hạn chế và nguyên nhân; - Kiến nghị một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tâp̣ trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi laṃ duṇg vị trí thống lĩnh trên thi ̣ trường kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Để đáp ứng mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung giải quyết các vấn đề pháp lý trong kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Các hoạt đôṇg kinh doanh xăng dầu bao gồm rất nhiều hoaṭ đôṇg cu ̣thể , tuy nhiên, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường thường xảy ra trong hoạt động nhập khẩu và phân phối xăng dầu , Vì vậy, luâṇ văn đi sâu nghiên cứu vi ̣ trí thống liñh của các doanh nghiêp̣ hoaṭ đôṇg trong liñh vưc̣ nhâp̣ khẩu và phân phối xăng dầu. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, so sánh pháp luật... để làm sáng tỏ mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài. 6. Những đóng góp của luận văn Luận văn nếu được thực hiện và bảo vệ thành công sẽ đưa lại các đóng góp mới như sau: - Góp phần làm rõ hơn các vấn đề lý luận pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam; - Góp phần đánh giá trung thực, khách quan về thực trạng pháp luật và hiệu quả áp dụng pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay. - Góp phần hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, từ đó, xây dựng và hoàn thiện môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu Chương 2: Thực trạng kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Viêṭ Nam Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG 1.1.1. Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường Bản chất của một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh vượt trội hơn so với các doanh nghiệp khác. Sự vượt trội này mang lại cho họ khả năng hành động một cách độc lập trong các hoạt động về giá, các hoạt động nhằm thực hiện chiếc lược kinh doanh... so với các đối thủ và so với khách hàng. Sự xuất hiện của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là hệ quả tất nhiên từ sự cạnh tranh trên thị trường nơi mà khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của thương nhân, khi một doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp đó sẽ có xu hướng sử dụng các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của mình để thu được nhiều lợi nhuận hơn và pháp luật sẽ có vai trò quan trọng để kiểm soát những hành vi này. Không phải mọi hệ thống pháp luật cạnh tranh của các nước đều đưa ra khái niệm cụ thể về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nhằm hạn chế cạnh tranh. Pháp luật một số nước như Việt Nam, Canada tiếp cận theo hướng liệt kê các hành vi bị coi là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong khi pháp luật của Pháp, EU, Bộ quy tắc về Cạnh tranh của Liên Hợp Quốc được thông qua ngày 22/04/1980, Luật mẫu về Cạnh tranh của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Conference on Trade and Development) lại đưa ra khái niệm hay chính xác hơn là mô tả dấu hiệu pháp lý của hành vi này. Ví dụ, theo Bộ quy tắc về Cạnh tranh của Liên Hợp Quốc và Luật mẫu về Cạnh tranh của UNCTAD, thì hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh để hạn chế cạnh tranh là hành vi hạn chế cạnh tranh mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh sử dụng để duy trì hay tăng cường vị trí của nó trên thị trường bằng cách hạn chế khả năng gia nhập thị trường hoặc hạn chế quá mức cạnh tranh. Còn Điều 82 Hiệp định Rome cũng đưa ra khái niệm theo hướng hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh là hành vi bị coi là đi ngược với thị trường chung và bị cấm, trong chừng mực mà thương mại giữa các nước thành viên có khả năng bị ảnh hưởng, hành vi của một hoặc nhiều doanh nghiệp khai thác một cách lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường chung hoặc trên một phần của thị trường chung. Tuy nhiên, từ những hành vi được liệt kê trong các hệ thống pháp luật cạnh tranh, có thể đưa ra một khái niệm chung về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là: “Hành vi của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nhằm hạn chế sự cạnh tranh trên thị trường, củng cố vị trí thống lĩnh, thu lợi nhuận thông qua các biện pháp loại bỏ đối thủ ra khỏi thị trường, ngăn cản sự gia nhập của đối thủ cạnh tranh tiềm năng hoặc bóc lột khách hàng”. 1.1.2. Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Doanh nghiệp ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các công ty, cá nhân kinh doanh... [27, tr.32]. Vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp có thể được hình thành từ quá trình cạnh tranh hoặc từ sự bảo hộ của nhà nước. Con đường hình thành do quá trình cạnh tranh là doanh nghiệp có được vị trí thống lĩnh sau một thời gian dài tồn tại trên thị trường, sản phẩm của họ đã thu hút, tạo được uy tín với khách hàng và doanh nghiệp đã phát triển vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan bằng chính các hoạt động kinh doanh sản xuất của mình. Còn đối với các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh dựa vào sự bảo hộ của quyền lực nhà nước, chính sự ưu ái của các cơ quan quản lý nhà nước thông qua những “ưu đãi đặc biệt” so với các doanh nghiệp khác trên thị trường, những quyền lợi mà các doanh nghiệp này được hưởng trong khi các doanh nghiệp khác thì không đã giúp cho các doanh nghiệp được ưu ái đaṭ đươc̣ vị trí thống lĩnh thị trường chứ không hoàn toàn do họ có năng lực cạnh tranh hơn các đối thủ. Nhưng dù có hình thành bằng con đường nào, một khi đã có vị trí thống lĩnh là doanh nghiệp đã có lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp và có khả năng chủ động trong mối quan hệ với khách hàng. Những lợi thế này có thể là khả năng kiểm soát các yếu tố của thị trường (nguyên liệu đầu vào, giá cả...) hoặc có sức ảnh hưởng đến khách hàng, các doanh nghiệp khác trên thị trường. Đôi khi doanh nghiệp đã lợi dụng những lợi thế này để áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng và các doanh nghiệp khác nhằm củng cố vị trí thống lĩnh, tăng lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp không có vị trí thống lĩnh thị trường thì sẽ không cấu thành hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vì khi đó các chủ thể đều bình đẳng trên thị trường và họ có thành công hay không phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của họ được thể hiện qua chất lượng sản phẩm, khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng... Mặt khác, chủ thể thực hiện hành vi lạm dụng có thể là doanh nghiệp đơn lẻ hoặc nhóm doanh nghiệp, và việc xác định cũng như chế tài áp dụng đối với hai loại doanh nghiệp này cũng có sự khác nhau bởi đối với nhóm doanh nghiệp còn có sự đồng thời và thống nhất khi thực hiện hành vi lạm dụng. Các chủ thể khác đứng ngoài thị trường dù có quyền lực tác động đến thị trường sẽ không được coi là chủ thể của hành vi này. Thứ hai, hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh đã hoặc đang thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định hoặc mô tả trong pháp luật cạnh tranh. Các hành vi hạn chế cạnh tranh mà các doanh nghiệp thường thưc̣ hiêṇ là các hành vi bóc lột khách hàng, chèn ép đối thủ, ngăn cản sự gia nhập thị trường của các đối thủ tiềm năng nhằm thu được nhiều lợi nhuận, giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường. Đó là những hành vi cản trở cạnh tranh lành mạnh, không để cho cạnh tranh phát huy vai trò tích cực của nó trên thị trường. Những hành vi này dần dần sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến khách hàng, các doanh nghiệp và xa hơn nữa là làm cho thị trường mất cân bằng, mất cạnh tranh bình đẳng và không phát triển được. Thông thường, pháp luật cạnh tranh sẽ liệt kê các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh nhằm hạn chế cạnh tranh để tạo điều kiện cho các cơ quan quản lí xác định hành vi lạm dụng của doanh nghiệp. Ngoài những hành vi đã được liệt kê, do sự phát triển đa dạng, nhanh chóng của thị trường và để điều chỉnh các hành vi mang bản chất lạm dụng vị trí thống lĩnh mà pháp luật chưa kịp quy định, pháp luật một số nước và khu vực như Pháp, Canada, EU... đã có quy định các hành vi có thể bị xem xét về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nếu thỏa mãn các đặc điểm hoặc các điều kiện đã được mô tả trong luật nhằm hạn chế tối đa tình trạng lách luật của các doanh nghiệp. Các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường luôn được thực hiện trên một thị trường liên quan và việc xác định thị trường liên quan là một trong những bước quan trọng đầu tiên khi các cơ quan có thẩm quyền xác định vị trí thống lĩnh và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp. Các hành vi của doanh nghiệp do chính doanh nghiệp thực hiện một cách độc lập, dù trong trường hợp hành vi lạm dụng do nhóm doanh nghiệp thực hiện thì các doanh nghiệp trong nhóm cũng không có sự thỏa thuận trước với nhau về việc cùng thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc áp dụng các chính sách giống nhau đối với khách hàng. Thứ ba, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp cạnh tranh và khách hàng của họ, có thể xa hơn nữa là gây nguy hại đến sự cạnh tranh trên thị trường, ảnh hưởng đến lợi ích công cộng. Những mối nguy hại này chính là nguyên nhân khiến Nhà nước cần can thiệp vào hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường . Khác với các vụ việc dân sự, kinh tế thông thường luôn yêu cầu phải có một bên đưa ra thì các cơ quan đại diện Nhà nước mới can thiệp vào mối quan hệ giữa các bên, vụ việc liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh có thể được cơ quan nhà nước can thiệp bất kì lúc nào nếu phát hiện ra có dấu hiệu của hành vi. Việc phát hiện này có thể xuất phát từ phản ánh của khách hàng, người dân, các doanh nghiệp khác, các phương tiện truyền thông, hoặc chính từ cơ quan quản lý cạnh tranh. Tùy thuộc vào cách nhìn nhận, sự điều chỉnh và các chính sách đối với nền kinh tế ở mỗi quốc gia, khu vực mà pháp luật cạnh tranh sẽ điều chỉnh hành vi lạm dụng ở các mức độ khác nhau. Quốc gia khu vực nào xem trọng tính hiệu quả kinh tế thì hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh sẽ được đánh giá bằng nguyên tắc hợp lý (rule of season), tức hành vi lạm dụng của doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn so với thiệt hại mà nó gây ra thì cùng với việc xem xét lợi ích của khách hàng, của các doanh nghiệp khác thì hành vi này có thể được xem xét chấp nhận. Ngược lại, những quốc gia khu vực muốn đảm bảo tuyệt đối sự cạnh tranh lành mạnh cho nền kinh tế, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, cá nhân thì họ có thể áp dụng các biện pháp điều tra, xử lý đối với hành vi này ngay khi nó xuất hiện, dù nó có mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn thiệt hại mà nó gây ra cho các chủ thể khác trên thị trường. Đây được gọi là nguyên tắc xử lý coi hành vi lạm dụng có sự nguy hại tất yếu (rule of perse). DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Viêṭ 1. Nguyễn Thị Vân Anh (chủ biên) (2011), Giáo trình Luật Cạnh tranh , NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 2. Báo Công thương (2012), Người dân đươc̣ hưởng lơị từ chính sách điều hành xăng dầu , Bô ̣Công thương , truy câp̣ ngày 5/7/2014 tại địa chỉ dieu-hanh-xang-dau.aspx. 3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48/2005/NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 4. Bộ Công thương (2013), Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05/02/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh, Hà Nội. 5. Bộ Tài chính (2008), Quyết định số 79/2008/QĐ-BTC ngày 16/9/2008 về cơ chế quản lý, điều hành giá bán xăng dầu, Hà Nội. 6. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 56/2009/TT-BTC ngày 23/3/2009 về việc hướng dẫn cơ chế hình thành, sử dụng, quyết toán Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Hà Nội. 7. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 169/2009/TT-BTC ngày 20/8/2009 hướng dẫn thực hiện quyết toán bù lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu năm 2008, Hà Nội. 8. Bô ̣Tài chính (2013), Thông báo số 135/TB-BTC ngày 28/3/2013 về viêc̣ điều chỉnh chi phí kinh doanh định mức xăng,dầu, Hà Nội. 9. Chính phủ (2005), Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 quy điṇh chi tiết thi hành môṭ số điều của Luâṭ Caṇh tranh, Hà Nội. 10. Chính phủ (2005), Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy điṇh về xử lý vi phaṃ pháp luâṭ trong liñh vưc̣ caṇh tranh, Hà Nội. 11. Chính phủ (2006), Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh,, Hà Nội. 12. Chính phủ (2007), Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 06/4/2007 quy điṇh về kinh doanh xăng dầu, Hà Nội. 13. Chính phủ (2009), Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu, Hà Nội. 14. Chính phủ (2013), Nghị định số 97/2013/NĐ-CP ngày 27/8/2013 quy điṇh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí , kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng, Hà Nội. 15. Chính phủ (2014), Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 quy điṇh chi tiết Luâṭ caṇh tranh về xử lý vi phaṃ pháp luâṭ trong liñh vưc̣ caṇh tranh , Hà Nôị. 16. Chính phủ (2014), Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 về kinh doanh xăng dầu, Hà Nội. 17. Cục Quản lý cạnh tranh – Bô ̣Công thương (2010), Báo cáo đánh giá caṇh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế, tr. 315-359, Hà Nội. 18. Cục Quản lý cạnh tranh – Cơ quan hơp̣ tác quốc tế Nhâṭ Bản (2012), Báo cáo rà soát Luật cạnh tranh Việt Nam, Hà Nội. 19. Nguyêñ Duyên Cường (2011), Đổi mới quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu của Viêṭ Nam trong điều kiêṇ hôị nhâp̣ kinh tế quốc tế , Luâṇ án tiến si ̃ kinh tế, Trường Đaị hoc̣ Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 20. Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống caṇh tranh không lành maṇh ở Viêṭ Nam, NXB Chính tri ̣ quốc gia, Hà Nội. 21. Dương Đăng Huệ, Nguyễn Hữu Huyên (2004), “Góp ý dự thảo Luật cạnh tranh: Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (5), tr. 37-41. 22. Nguyêñ Hữ u Huyên (2004), Luâṭ Caṇh tranh của Pháp và Liên minh châu Âu, NXB Tư pháp, Hà Nội. 23. Đoàn Trung Kiên (2006), “Nhận diện hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam”, Tạp chí luật học, (1), tr. 35 – 42. 24. Đỗ Tuấn Lâm (2014), Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Viêṭ Nam hiêṇ nay , Luâṇ văn thac̣ sỹ luâṭ kinh tế , Học viện khoa hoc̣ xa ̃hôị, Hà Nội. 25. Nguyên Long (2013), “Bất câp̣ khi sử duṇg Quỹ bình ổn gi á xăng dầu” , Đài tiếng nói Viêṭ Nam, truy câp̣ ngày 30/6/2014 tại địa chỉ cap-khi-su-dung-quy-binh-on-gia-xang-dau-270388.vov. 26. Trần Hoàng Nga (2011), Pháp luật chống định giá lạm dụng của EU, Hoa Kì, Viêṭ Nam – so sánh và kinh nghiêṃ áp duṇg cho Viêṭ Nam , Luâṇ án Tiến si ̃ Luâṭ hoc̣, Đaị hoc̣ Luâṭ thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 27. Nguyêñ Như Phát, Nguyêñ Ngoc̣ Sơn (2006), Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyển để hạn chế cạnh tranh, NXB Tư pháp, Hà Nội. 28. Quốc hôị (2004), Luâṭ Caṇh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03/12/2004, Hà Nôị. 29. Quốc hôị (2005), Bô ̣luâṭ dân sư ̣số 33/2005/QH11 ngày14/6/2005, Hà Nội. 30. Quốc hôị (2005), Luâṭ Thương maị số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005, Hà Nôị. 31. Quốc hôị (2005), Luâṭ Doanh nghiêp̣ số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Hà Nôị. 32. Quốc hôị (2010), Luâṭ Bảo vê ̣quyền lơị người tiêu dùng số 59/2010/QH12 ngày 30/10/2010, Hà Nội. 33. Quốc hôị (2012), Luâṭ Giá số 11/2012/QH13, Hà Nội. 34. Nguyễn Ngọc Quý (2005), Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học , Khoa Luâṭ, Đaị hoc̣ Quốc gia Hà Nôị, Hà Nội. 35. Bùi Hữu Quyền (2011), Giải pháp quản lý và bình ổn thị trường xăng dầu tại Viêṭ Nam, Luâṇ văn thac̣ si ̃kinh tế , Đaị hoc̣ Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh , Hồ Chí Minh. 36. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết điṇh số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 về viêc̣ ban hành Quy chế quản lý kinh doanh xăng, dầu, Hà Nội. 37. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết điṇh số 828/QĐ-TTg ngày 31/5/2011 về viêc̣ phê duyêṭ Phương án cổ phần hóa và cơ cấu laị Tổng công ty xăng dầu Viêṭ Nam, Hà Nội. 38. Nguyêñ Quang Tuấn (2008), Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Viêṭ Nam, Luâṇ văn thac̣ sỹ kinh tế , Trường Đaị hoc̣ Kinh tế – Đaị học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 39. Văn phòng Chính phủ (2014), Thông báo số 173/TB-VPCP ngày 24/4/2014 về kết luâṇ của Thủ tướng Chính phủ taị cuôc̣ hop̣ thường trưc̣ Chính phủ về phương án giá xăng sinh hoc̣ và lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh hoc̣ với nhiên liêụ truyền thống, Hà Nội. 40. Văn phòng Chính phủ (2014), Thông báo số 189/TB-VPCP ngày 07/5/2014 về kết luâṇ của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải taị cuôc̣ hop̣ v ề dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu, Hà Nội. 41. Bùi Thị Hồng Việt (2012), Chính sách quản lý nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu ở Viêṭ Nam , Luâṇ án tiến si ̃kinh tế , Đaị hoc̣ Kinh tế Quốc dân , Hà Nôị. 42. Lê Danh Viñh (2010), Giáo trình Luật cạnh tranh , NXB Đaị hoc̣ Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 43. Vụ Công tác lập pháp – Văn phòng Quốc hôị (2005), Những nôị dung cơ bản của Luật Cạnh tranh, NXB Tư pháp, Hà Nội. II. Tiếng Anh 44. European Commission (1957), Treaty of Rome, Italy. 45. Michael Porter (1998), Competitive Strategy: Techniques Analyzing Industries and Competitors, John Wiley & Sons publisher, United States. 46. United nations conference on trade and development (2010), Model Law on Competition, United Nations, New York and Geneva. 47. United States Congress (1890), The Sherman Antitrust Act, United States.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkiem_soat_hanh_vi_lam_dung_vi_tri_thong_linh_thi_truong_trong_linh_vuc_kinh_doanh_xang_dau_2751.pdf