Kiểm tra văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp huyện là hoạt động
quan trọng, cần thiết trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản
QPPL. Từ thực trạng kiểm tra văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp
huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cho thấy để nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động kiểm tra trên địa bàn tỉnh, cũng như trong phạm
vi toàn quốc, cần có các giải pháp khắc phục đồng bộ những tồn tại,
hạn chế về mặt thể chế, cải tiến và đổi mới các điều kiện liên quan và
tuân thủ chặt chẽ các quy định về soạn thảo, thẩm định, ban hành văn
bản QPPL.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
/ /
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ CẨM GIANG
KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
THỪA THIÊN HUẾ- NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. TẠ NGỌC HẢI
Phản biện 1 :....................................................................................
Phảnbiện 2 :......................................................................................
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện
Hành Chính Quốc gia
Địa điểm : Phòng họp............, nhà............ – Hội trường bảo vệ luận
văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia
Số :.........–Đường....................................– Quận :...........Thành phố...........
Thời gian : vào hồi............. giờ............ tháng...............năm 201..............
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc
gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính
Quốc gia
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong thời gian qua, công tác kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật đối với cấp huyện do Sở Tư pháp thực hiện đã đạt được
những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiện nay, công tác này vẫn còn
nhiều tồn tại, hạn chế như văn bản ban hành sai chưa được phát hiện
và xử lý kịp thời; một số nơi có biểu hiện né tránh, chậm trễ trong
việc xử lý văn bản trái pháp luật đã được kiểm tra, phát hiện... Do
vậy, để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất và đồng bộ
trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp
huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thì việc nghiên cứu chỉ ra những
tồn tại, hạn chế nhằm tìm ra giải pháp khắc phục, qua đó góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ban hành văn bản quy phạm
của HĐND, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh.
Từ những lý do nêu trên, qua khảo sát thực tiễn hoạt động
kiểm tra văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp huyện trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi, tác giả chọn đề tài: “Kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn tốt nghiệp khóa học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Qua nghiên cứu, tham khảo các sách, đề tài, bài viết cho
thấy, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QPPL nói chung, hoạt
động kiểm tra văn bản QPPL nói riêng đã được đề cập nghiên cứu,
phản ánh trên nhiều góc độ và thời gian khác nhau nhưng vẫn còn
nhiều vấn đề về thực trạng hoạt động kiểm tra văn bản QPPL của
HĐND và UBND ở cấp tỉnh trong thời gian gần đây chưa được đề
2
cập nghiên cứu, đánh giá và kiến nghị một cách đầy đủ, thấu đáo.
Chính vì vậy, việc chọn đề tài về kiểm tra văn bản QPPL của HĐND,
UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để nghiên cứu vẫn là
cần thiết trong tình hình hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện hoạt động kiểm tra
văn bản QPPL dưới góc độ lý luận và xuất phát từ thực tiễn thực hiện
hoạt động này ở tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn tập trung làm rõ cơ sở lý
luận về kiểm tra văn bản QPPL của HĐND và UBND; Phân tích,
đánh giá đúng thực trạng kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của
HĐND và UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, nguyên
nhân và bài học kinh nghiệm cũng như đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng kiểm tra văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp
huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống văn bản
QPPL của HĐND, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
hoạt động kiểm tra văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp huyện do
Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi tham mưu UBND tỉnh thực hiện từ năm
2012 đến năm 2016 trong phạm vi 14 huyện, thành phố tại tỉnh
Quảng Ngãi; các nhóm giải pháp về kiến nghị hoàn thiện hoạt động
kiểm tra văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp huyện nói chung và
của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.
3
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của
luận văn
Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, về Chính phủ phục vụ
nhân dân và các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tác
giả đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như:
phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, quan sát.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Nhận định và đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra được nguyên
nhân của vấn đề, qua đó có các giải pháp khắc phục đồng bộ, đúng
định hướng thì hoạt động kiểm tra văn bản QPPL của HĐND và
UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi sẽ phát huy hiệu quả
cao hơn so với hiện nay và còn tác động tích cực vào việc khắc phục
những tồn tại, hạn chế chung trong hoạt động kiểm tra văn bản QPPL
của HĐND, UBND cấp huyện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trong cả nước.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Tổng hợp và làm rõ hệ thống lý luận về hoạt động kiểm tra
văn bản QPPL; đưa ra một số nhận xét đánh giá về hoạt động này đối
với xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Ngoài ra, luận văn
còn có ý nghĩa đối với đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra văn bản
QPPL hiểu đầy đủ, sâu sắc về bản chất nghiệp vụ của hoạt động kiểm
tra, cách lựa chọn và hậu quả pháp lý của từng biện pháp xử lý để
tham mưu đúng theo quy định của pháp luật.
4
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn được viết thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý
luận về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân; Chương 2: Thực trạng kiểm tra văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp
huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Chương 3: Giải pháp hoàn
thiện hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi.
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM
PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN
NHÂN DÂN
1.1. Văn bản quy phạm pháp luật
1.1.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt
buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất
định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật
này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm
pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự,
thủ tục quy định trong Luật này.
5
Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban
hành đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong
luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản QPPL có các đặc điểm như sau: Là văn bản có chứa
các QPPL; do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền ban hành; tên
gọi, thể thức các loại văn bản QPPL được quy định cụ thể trong pháp
luật; được ban hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy
định; được Nhà nước đảm bảo việc thực hiện.
1.1.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Hiện nay, hệ thống pháp luật nước ta gồm 26 hình thức với 18
chủ thể ban hành. Việc giảm bớt hình thức ban hành văn bản QPPL
đã hạn chế được sự cồng kềnh, phức tạp, nhiều tầng nấc thậm chí là
chồng chéo, mâu thuẫn của hệ thống văn bản QPPL ở nước ta hiện
nay.
1.2. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân
1.2.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Có thể hiểu khái niệm văn bản QPPL của HĐND, UBND
như sau: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND là văn bản
do HĐND, UBND ban hành trong đó có chứa quy phạm pháp luật,
được ban hành theo đúng hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định
của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
6
1.2.2. Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Bên cạnh những đặc điểm của văn bản QPPL nói chung thì
văn bản QPPL của HĐND và UBND có những đặc điểm riêng như
mang tính quyền lực nhà nước; mang tính cụ thể, thiết thực, kịp thời;
có hiệu lực pháp luật không lâu dài; có hiệu lực trong phạm vi địa
giới hành chính của địa phương.
1.2.3. Hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Trước đây, theo quy định của Luật 2004, Luật 2008 thì hình
thức văn bản QPPL của HĐND là Nghị quyết và UBND là quyết
định, chỉ thị. Tuy nhiên, hiện nay theo Luật 2015 thì HĐND các cấp
chỉ có hình thức là nghị quyết và UBND các cấp chỉ còn lại hình thức
là quyết định.
1.2.4. Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân với các loại văn bản hành
chính khác ở địa phương
Nhận biết, phân biệt được sự giống nhau và sự khác nhau văn
bản QPPL với văn bản hành chính thông thường là cơ sở đầu tiên
phục vụ cho công tác xây dựng văn bản được đảm bảo đúng hình
thức, quy trình, chất lượng cũng như bảo đảm việc kiểm tra đúng đối
tượng.
1.2.5. Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của
văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân
7
Tính hợp hiến của văn bản QPPL được hiểu là mọi văn bản
QPPL do HĐND, UBND các cấp ban hành phải phù hợp với hiến
pháp.
Tính hợp pháp đối với văn bản QPPL của HĐND, UBND là
văn bản phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục
luật định; có nội dung; hình thức và kỹ thuật trình bày tuân theo quy
định của pháp luật.
Tính thống nhất của văn bản QPPL của HĐND, UBND là sự
phù hợp, sự đồng bộ trong các quy định của pháp luật.
1.3. Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân
1.3.1. Khái niệm kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
Có thể nêu khái niệm kiểm tra văn bản QPPL của HĐND và
UBND như sau: Kiểm tra văn bản QPPL của HĐND và UBND các
cấp là hoạt động được tiến hành thường xuyên của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đối với các văn bản QPPL do HĐND, UBND ban
hành theo quy định của pháp luật, qua đó xem xét, đánh giá, kết luận
về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy
phạm pháp luật được kiểm tra và xử lý văn bản trái pháp luật.
1.3.2. Đặc điểm của kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
Kiểm tra văn bản có các đặc điểm như: nội dung của kiểm tra
văn bản QPPL là xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp hiến, hợp
pháp và tính thống nhất của văn bản QPPL; là hoạt động mang tính
quyền lực nhà nước; là hoạt động có tính chất phòng ngừa và mục
8
đích chính của kiểm tra là kịp thời phát hiện những văn bản đã ban
hành có nội dung không phù hợp, trái với quy định của pháp luật để
kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý;
1.3.3. Nguyên tắc, nội dung, phương thức kiểm tra văn
bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân
Nguyên tắc kiểm tra bao gồm: nguyên tắc thường xuyên,
toàn diện, kịp thời; nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch;
Nguyên tắc pháp chế; Nguyên tắc phối hợp giữa các cơ quan;
Nguyên tắc không vụ lợi; Nguyên tắc thông tin đầy đủ, chính thức về
kết quả kiểm tra; Nguyên tắc chịu trách nhiệm.
Nội dung kiểm tra: Xác định văn bản QPPL được ban hành
đúng thẩm quyền; Xác định nội dung của văn bản phù hợp với quy
định của pháp luật hiện hành; Xác định văn bản quy phạm pháp luật
được ban hành đúng căn cứ pháp lý; Xác định văn bản QPPL được
ban hành phải được trình bày đúng thể thức và kỹ thuật; Văn bản
được ban hành phải tuân thủ đầy đủ các quy định về trình tự, thủ tục
xây dựng, ban hành theo quy định của pháp luật
Phương thức kiểm tra văn bản QPPL của HĐND và
UBND: Gồm có hai phương thức tự kiểm tra văn bản và kiểm tra văn
bản theo thẩm quyền.
Quy trình kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của HĐND
và UBND
Quy trình tự kiểm tra văn bản QPPL gồm 7 bước: Gửi
văn bản kiểm tra; Tiếp nhận văn bản thuộc đối tượng kiểm tra; Phân
9
công người kiểm tra văn bản; Thực hiện kiểm tra văn bản; Báo cáo
kết quả tự kiểm tra; Xử lý văn bản trái pháp luật đã ban hành; Công
bố, lưu trữ kết quả tự kiểm tra;
Quy trình kiểm tra văn bản QPPL theo thẩm quyền cũng
gồm 7 bước: Gửi văn bản kiểm tra; Tiếp nhận văn bản thuộc đối
tượng kiểm tra; Phân công người kiểm tra; Tiến hành kiểm tra; Báo
cáo kết quả kiểm tra văn bản và đề xuất hướng xử lý; Kết luận kiểm
tra văn bản trái pháp luật; Cơ quan, người đã ban hành văn bản phải
tổ chức xem xét, xử lý văn bản đó và thông báo kết quả xử lý cho cơ
quan kiểm tra văn bản.
1.3.4 Thẩm quyền kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Tự kiểm tra của cơ quan ban hành văn bản:
Trách nhiệm thực hiện tự kiểm tra đối với các văn bản của
chính quyền địa phương là Trưởng Ban pháp chế của HĐND; Giám
đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch
cấp xã là đầu mối giúp HĐND và UBND cùng cấp thực hiện việc tự
kiểm tra văn bản do mình ban hành.
Kiểm tra theo thẩm quyền: Thực hiện theo Điều 113 và
Điều 114 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
1.3.5 Các dấu hiệu sai phạm, hình thức và thẩm quyền xử
lý các văn bản quy phạm pháp luật
Các dấu hiệu sai phạm: Sai hoặc thiếu căn cứ pháp lý; Vi
phạm thẩm quyền ban hành, bao gồm thẩm quyền về hình thức; Có
nội dung trái với quy định của pháp luật; Vi phạm các quy định về
10
thủ tục ban hành; Vi phạm các quy định về hình thức, kỹ thuật trình
bày
Các hình thức xử lý: Đình chỉ việc thi hành văn bản trái
pháp luật; Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật (trước
đây có hình thức hủy bỏ); Đính chính văn bản:
Thẩm quyền xử lý
Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện đình
chỉ việc thi hành và bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp
luật của UBND cấp dưới trực tiếp. Đình chỉ việc thi hành nghị quyết
trái pháp luật của HĐND cấp dưới trực tiếp và đề nghị HĐND cùng
cấp bãi bỏ.
1.3.6. Ý nghĩa của kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Kiểm tra văn bản QPPL của HĐND và UBND có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc ban hành và xây dựng văn bản. Thông qua hoạt
động này những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, lạc hậu, bất hợp
pháp được loại bỏ làm cho hệ thống văn bản QPPL được đồng bộ,
minh bạch và đảm bảo tính hợp pháp, hợp hiến và tính thống nhất
của văn bản. Bên cạnh đó, cũng đồng thời góp phần nâng cao ý thức
chấp hành kỷ luật ban hành văn bản cũng như trách nhiệm của cơ
quan soạn thảo, ban hành văn bản.
Chương 2:
THỰC TRẠNG KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM
PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN
DÂN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
11
2.1. Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên và đặc
điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi
Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung gồm có 14 huyện, thành phố, trong đó có 6 huyện
miền núi, 01 hải đảo, 01 thành phố và 06 huyện đồng bằng với 184
xã, phường, thị trấn với diện tích là 5.152,49 km2.
Tỉnh Quảng Ngãi với tiềm lực kinh tế - xã hội đa dạng, có lợi
thế lớn và bước đầu đạt được những thành tựu quan trọng nhưng hiện
tại có không ít những khó khăn, tồn tại. Đây chính là những thách
thức lớn đối với tỉnh Quảng Ngãi, trong đó với vai trò là cơ quan
đứng đầu bộ máy hành chính của địa phương, UBND tỉnh Quảng
Ngãi cần tiếp tục có những giải pháp để vừa phát huy thế mạnh của
địa phương, đồng thời vừa khắc phục được những khó khăn, tồn tại.
Một trong những giải pháp quan trọng đó là xây dựng ban hành các
cơ chế, chính sách hiệu quả, phù hợp với địa phương. Chính vì vậy,
dự báo trong những năm tiếp theo, số lượng văn bản QPPL do các
cấp chính quyền ở Quảng Ngãi ban hành có thể tăng về mặt số lượng
và đa dạng về lĩnh vực. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ quan có
liên quan sẽ tham mưu ban hành văn bản QPPL trên nhiều lĩnh vực
nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành và văn bản xẩy ra sai
sót là khó tránh khỏi.
2.2. Kết quả đạt được trong hoạt động ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
12
Số lượng: từ năm 2012-2016, Cấp tỉnh ban hành 467 văn
bản QPPL gồm 157 nghị quyết; 300 quyết định; 06 chỉ thị; Cấp
huyện ban hành 772 văn bản QPPL gồm 402 nghị quyết; 359 quyết
định; 13 chỉ thị; Cấp xã ban hành 4.499 văn bản QPPL gồm 3.645
nghị quyết; 729 quyết định; 125 chỉ thị
Nhìn chung công tác ban hành và xây dựng văn bản QPPL
của HĐND và UBND các cấp đã có nhiều tiến bộ và chuyển biến rõ
rệt. Chất lượng văn bản được nâng cao, các văn bản ban hành đảm
bảo về trình tự, thủ tục cũng như hình thức và nội dung.
2.3. Những kết quả đạt được trong hoạt động kiểm tra
văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
2.3.1. Về mặt tích cực
Về thể chế
Mặt dù còn chưa đầy đủ nhưng tỉnh Quảng Ngãi cũng là một
trong những địa phương đi đầu trong việc ban hành những quy định
cụ thể về xây dựng, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản QPPL dựa
trên các văn bản của trung ương. Các văn bản pháp luật này chính là
nỗ lực đảm bảo căn cứ pháp lý chắc chắn, rõ ràng để nâng cao hiệu
quả chất lượng hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản của HĐND,
UBND các cấp trên địa bàn tỉnh.
Về kết quả đạt được
Kết quả đạt được trong công tác kiểm tra văn bản QPPL do
13
HĐND, UBND các huyện, thành phố gửi đến
Từ năm 2012 đến năm 2016, Sở Tư pháp nhận được 476 văn
bản các loại, trong đó có 422 văn bản QPPL và 54 văn bản không
phải là văn bản QPPL do HĐND, UBND các huyện, thành phố gửi
đến và tiến hành kiểm tra 413 văn bản, phát hiện 15 văn bản trái pháp
luật, sau kiểm tra đã kịp thời có văn bản thông báo gửi về HĐND,
UBND các huyện, thành phố xử lý 11 trường hợp.
Kết quả đạt được trong công tác kiểm tra văn bản QPPL
thông qua việc thành lập các đoàn kiểm tra
Từ năm 2012 đến năm 2016, đã thành lập 20 đoàn kiểm tra
văn bản kiểm tra tại 14 huyện, thành phố và tiến hành kiểm tra
290.969 văn bản các loại, trong đó có 742 văn bản QPPL gồm 420
nghị quyết, 311 quyết định và 11 chỉ thị qua đó kiến nghị xử lý 140
văn bản QPPL có sai sót về thẩm quyền ban hành, sai về nội dung,
sai căn cứ pháp lý và hình thức văn bản.
2.3.2. Về mặt hạn chế
Một là, vẫn còn tình trạng văn bản QPPL sau khi ban hành
không được gửi đến hoặc có gửi nhưng không đầy đủ đến cơ quan
kiểm tra.
Hai là, việc kiểm tra văn bản QPPL của cơ quan kiểm tra
chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục.
14
Ba là, hệ thống các quy định về xử lý đối với công chức có
thẩm quyền hoặc cơ quan ban hành văn bản QPPL không đúng pháp
luật chưa có các chế tài rõ ràng để áp dụng.
Bốn là, kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản mặc dù
đã có sự quan tâm, bố trí nhưng chưa tương xứng.
Năm là, mạng lưới thông tin, xây dựng và quản lý hệ cơ sở
dữ liệu phục vụ cho việc kiểm tra văn bản chưa được cấp huyện quan
tâm chỉ đạo và thực hiện, các Phòng Tư pháp cấp huyện cũng chưa
chủ động tham mưu xây dựng để làm cơ sở phục vụ cho việc kiểm tra
văn bản.
2.3.3. Nguyên nhân
Về cơ bản, bao gồm các nguyên nhân sau đây:
Một là, hệ thống văn bản QPPL làm cơ sở, căn cứ cho việc
ban hành và kiểm tra văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp huyện
có số lượng lớn, tính ổn định không cao, liên tục được sửa đổi, bổ
sung, thậm chí còn mâu thuẫn, chồng chéo do vậy hạn chế về chất
lượng, kết quả ban hành và kiểm tra văn bản QPPL của HĐND và
UBND.
Hai là, nhận thức của của lãnh đạo về vị trí, vai trò của hoạt
động ban hành, kiểm tra văn bản QPPL tuy đã được nâng lên nhưng
vẫn chưa cao.
15
Ba là, cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của đơn vị làm
nhiệm vụ kiểm tra văn bản QPPL tại tỉnh Quảng Ngãi chưa được tổ
chức lại cho phù hợp.
Bốn là, công tác tập huấn chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu
về kỹ năng kiểm tra văn bản trong thời gian qua chưa được Bộ Tư
pháp quan tâm thực hiện.
Năm là, sự phối hợp giữa cơ quan kiểm tra với cơ quan ban
hành văn bản QPPL cũng như với cộng tác viên chưa chặt chẽ.
Sáu là, việc tiếp cận, khai thác các văn bản mới (nhất là ở
các huyện miền núi) chưa kịp thời, nhanh chóng.
2.4. Những khó khăn, thách thức trong việc nâng cao chất
lượng công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Một là, vẫn còn khó khăn trong việc xác định văn bản quy
phạm pháp luật.
Hai là, về nội dung kiểm tra chưa quan tâm nhiều đến tính
hợp lý của văn bản QPPL.
Ba là, Nghị định 34 lại đưa ra hình thức “đính chính”, nhưng
nó không phải là hình thức xử lý văn bản trái pháp luật.
Bốn là, việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan,
người ban hành văn bản trái pháp luật chưa rõ ràng.
16
Năm là, đối với các cơ chế, chính sách phục vụ cho công tác
kiểm tra văn bản trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa được sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp.
Sáu là, không quy định việc kiểm tra văn bản đối với văn bản
ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Bảy là, chưa quy định về thời hạn kiểm tra văn bản QPPL sau
khi được ban hành.
2.5. Các yêu cầu, điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng
công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân
2.5.1. Về chỉ đạo điều hành
Đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra đã thực hiện thường xuyên và
định kỳ nhằm bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật, kịp
thời phát hiện và nhân rộng những sáng kiến, kinh nghiệm tốt trong
công tác kiểm tra, xử lý văn bản, biểu dương các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thành tích, uốn nắn những lệch lạc, phát hiện những khó
khăn, vướng mắc để kịp thời hướng dẫn, giải đáp.
2.5.2. Về nhân lực phục vụ cho hoạt động kiểm tra văn
bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân
Phòng Văn bản pháp quy được bố trí 05 biên chế tốt nghiệp
đại học luật. Tuy nhiên, với khối lượng công việc khá lớn, vừa trực
tiếp làm công tác thẩm định, vừa làm công tác soạn thảo, góp ý văn
17
bản, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản, công tác pháp chế trong
khi biên chế không tăng so với đầu việc được giao đã làm cho thời
gian đầu tư thực hiện công tác kiểm tra bị chi phối khá nhiều, nhất là
thời gian dành thực hiện nhiệm vụ thẩm định dự thảo văn bản, dẫn
đến phần nào làm ảnh hưởng đến công tác này.
2.5.3. Về tài chính phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
Việc bố trí kinh phí cho công tác kiểm tra văn bản của Sở Tư
pháp tỉnh Quảng Ngãi được UBND tỉnh thực hiện từ năm 2007. Nhìn
chung kinh phí chi cho công tác văn bản nói chung, kiểm tra văn bản
nói riêng hiện nay ở tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn thấp, chưa tương xứng
với yêu cầu nhiệm vụ được giao, chưa tạo được động lực cho người
làm công tác kiểm tra an tâm công tác.
2.5.4. Các điều kiện khác đảm bảo cho công tác kiểm tra
văn bản quy phạm pháp luật
Điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc phục vụ
cho công tác kiểm tra đã được bố trí, trang bị tương đối tốt và đầy đủ
đã tạo điều kiện thuận lợi thực hiện hoạt động chuyên môn. Tuy
nhiên, do trụ sở Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi được thiết kế và xây
dựng từ những năm 2000 nên diện tích phòng làm việc khá chật hẹp
nên không tạo được sự thoải mái về mặt không gian làm việc.
Về hệ cơ sở dữ liệu
18
Hệ cơ sở dữ liệu làm cơ sở đối chiếu, kiểm tra văn bản là một
trong những nhiệm vụ quan trọng và tiếp tục được quan tâm triển
khai.
2.6. Kinh nghiệm đúc kết
Một là, công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL có vai trò
quan trọng góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật từ đó tăng cường
pháp chế trong công tác quản lý nhà nước tại các địa phương.
- Thứ hai, nhận thức và mức độ quan tâm của cấp ủy đảng,
của HĐND, UBND các cấp là điều kiện quan trọng để phát huy và
nâng cao vai trò công tác văn bản nói chung và kiểm tra văn bản
QPPL nói riêng.
- Thứ ba, hoạt động kiểm tra văn bản QPPL không thể phát
huy tốt vai trò, nhiệm vụ nếu không có sự phối hợp với các cơ quan
liên quan.
- Thứ tư, thể chế đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng và phù hợp là yêu
cầu quan trọng để đảm bảo duy trì cho hoạt động kiểm tra văn bản
QPPL diễn ra theo đúng hành lang pháp lý, tạo sự thống nhất và phát
huy hiệu quả của công tác này.
- Thứ năm, cần có các điều kiện cần thiết để đảm bảo hỗ trợ
cho kiểm tra văn bản QPPL, trong đó điều kiện về nguồn nhân lực
thực hiện kiểm tra.
19
Chương 3:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TRA VĂN BẢN QPPL CỦA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
3.1. Phương hướng chung về nâng cao chất lượng kiểm
tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự chỉ
đạo của HĐND, UBND các cấp đối với hoạt động cải cách thể chế,
trong đó tiếp tục giành sự quan tâm vào đổi mới và hoàn thiện quy
trình xây dựng, ban hành, kiểm tra văn bản QPPL.
Thứ hai, kiểm tra văn bản QPPL tiếp tục được yêu cầu theo
hướng đổi mới đồng bộ, toàn diện công tác xây dựng, ban hành văn
bản QPPL của HĐND, UBND các cấp.
Thứ ba, việc kiện toàn tổ chức, bộ máy của Sở Tư pháp trong
thời gian tới tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh thực hiện.
Thứ tư, đổi mới thể chế liên quan đến kiểm tra văn bản QPPL
là một trong những vấn đề quan trọng tiếp tục được các cơ quan
trung ương và địa phương quan tâm thực hiện nhằm phát huy vai trò,
vị trí của công tác này cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế
hiện nay.
20
- Thứ năm, hoàn thiện các điều kiện cần thiết để đảm bảo
nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm tra văn bản QPPL.
3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng kiểm
tra văn bản quy phạm pháp luật
3.2.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật tạo cơ sở pháp
lý đồng bộ cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
3.2.1.1. Sửa đổi, bổ sung
Thứ nhất, tiêu chí, dấu hiệu để phân biệt giữa văn bản QPPL
với văn bản không phải QPPL
Thứ hai, sửa đổi quy định về thời hạn kiểm tra văn bản
QPPL.
Thứ ba, bổ sung tiêu chí tính hợp lý vào nội dung kiểm tra.
Thứ tư, bổ sung các biện pháp xử lý văn bản QPPL như: sửa
đổi, bổ sung, thay thế, đồng thời quy định rõ dấu hiệu bất hợp pháp,
bất hợp lý nào sẽ bị áp dụng từng biện pháp xử lý đó để đảm bảo
thống nhất với quy định của Điều 11 Luật 2015
Thứ năm, quy định rõ các biện pháp cũng như cách thức thực
hiện quy định về truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với cơ quan, người
có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL trái pháp luật cũng như cơ
quan, đơn vị tham mưu soạn thảo, thẩm định văn bản đó.
Thứ sáu, cần bổ sung quy định chặt chẽ đối với việc kiểm tra
văn bản chứa QPPL nhưng không được ban hành bằng hình thức văn
bản QPPL.
3.2.1.2 Xây dựng, ban hành mới
21
- Ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật 2015, Nghị
định 34.
- Sớm ban hành văn bản thay thế Thông tư liên tịch
122/2011/TTLT-BTC-BTP nhằm bảo đảm kinh phí cho hoạt động
này.
- Cần xây dựng Quy chế kiểm tra văn bản áp dụng thống nhất
từ trung ương đến địa phương, xây dựng các cuốn Sổ tay hướng dẫn
nghiệp vụ cũng như kỹ năng kiểm tra, soạn thảo văn bản QPPL.
3.2.2. Tạo cơ chế phối hợp đồng bộ, thuận lợi để công tác
kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có kết quả thiết thực
3.2.2.1. Kết hợp giữa các cơ quan có liên quan trong công
tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
Tăng cường sự trao đổi thông tin, đối thoại xuyên suốt trong
quá trình kiểm tra. Trước hết, cần tăng cường mối quan hệ phối hợp
giữa cơ quan kiểm tra với cơ quan ban hành trong kiểm tra văn bản
QPPL. Thứ hai là cần xác lập cơ chế phối hợp tốt giữa các đơn vị có
chức năng, nhiệm vụ kiểm tra văn bản. Ngoài ra cũng cần bảo đảm
sự tham gia rộng rãi của các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội, của
các phương tiện thông tin đại chúng và của mọi tầng lớp nhân dân
vào quá trình kiểm tra, khuyến khích sự quan tâm, phát hiện và yêu
cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức và công dân về văn bản QPPL có
dấu hiệu sai trái.
3.2.2.2. Kết hợp công tác kiểm tra với các công tác thẩm
định, rà soát, hệ thống hóa, theo dõi thi hành pháp luật và kiểm
soát thủ tục hành chính
22
Là tiền đề để việc kiểm tra được dễ dàng, thuận lợi và nhanh
chóng.
3.2.3. Kiên quyết xử lý đối với các kiến nghị qua kiểm tra
văn bản quy phạm pháp luật
Những văn bản đã được xử lý nhưng chưa triệt để và chưa
được xử lý thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tiến hành việc đôn
đốc, nhắc nhở, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn
bản đó thực hiện việc tự kiểm tra, xử lý và thông báo kết quả xử lý
cho cơ quan kiểm tra trước khi báo cáo cơ quan có thẩm quyền đình
chỉ việc thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn
bản đó. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến việc xem xét, xử lý trách
nhiệm đối với cơ quan, người đã tham mưu, ban hành văn bản trái
pháp luật
3.2.4. Giải pháp về bảo đảm các điều kiện kiểm tra văn
bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân cấp huyện
3.2.4.1. Về chỉ đạo, đôn đốc
Các cơ quan có thẩm quyền các cấp cần nhận thức đúng về ý
nghĩa và tầm quan trọng của công tác kiểm tra xử lý văn bản QPPL;
quan tâm, đôn đốc, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện công tác kiểm tra
văn bản của địa phương mình.
3.2.4.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác
kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
23
Cần chú ý trong việc tuyển dụng; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ cho công tác kiểm tra văn bản QPPL; xây dựng cơ chế thu hút,
nâng cao chất lượng kiểm tra văn bản QPPL của cộng tác viên; xây
dựng các chức danh kiểm tra viên kiểm tra văn bản; kiện toàn cơ cấu,
tổ chức của các cơ quan kiểm tra văn bản tại địa phương.
3.2.4.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp
luật nâng cao nhận thức của đội ngũ làm công tác kiểm tra văn
bản quy phạm pháp luật
Cần tăng cường tập huấn chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ;
tăng cường tập huấn chuyên đề pháp luật, bồi dưỡng kiến thức pháp
luật thường xuyên và toàn diện.
3.2.4.4. Chuyên môn hóa lĩnh vực kiểm tra văn bản quy
phạm pháp luật
Để giúp cho việc phân công kiểm tra phù hợp, mang lại hiệu
quả cao thì cần thiết trong nội bộ cơ quan kiểm tra cần có sự phân
công nghiên cứu theo lĩnh vực như: đất đai; đầu tư; y tế; văn hóa...
hoặc theo nhóm lĩnh vực liên quan; đối với dự thảo văn bản phức tạp
thì nên áp dụng mô hình làm việc theo nhóm.
3.2.4.5. Về tài chính, ngân sách phục vụ công tác kiểm tra
văn bản quy phạm pháp luật
Để hoạt động này được thuận lợi, cơ chế tài chính và ngân
sách phải rõ ràng, nhanh chóng kịp thời trong cấp phát và thuận lợi
trong việc quyết toán sử dụng.
24
3.2.4.6. Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất
lượng, hiệu quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
Trước hết, đó là đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu. Thứ hai, phát
huy hiệu quả các hệ thống thông tin, hệ thống phần mềm dùng chung
của tỉnh, của huyện. Thứ ba, cần nghiên cứu xây dựng các phần mềm
hỗ trợ người làm công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản
QPPL.
KẾT LUẬN
Kiểm tra văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp huyện là hoạt động
quan trọng, cần thiết trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản
QPPL. Từ thực trạng kiểm tra văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp
huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cho thấy để nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động kiểm tra trên địa bàn tỉnh, cũng như trong phạm
vi toàn quốc, cần có các giải pháp khắc phục đồng bộ những tồn tại,
hạn chế về mặt thể chế, cải tiến và đổi mới các điều kiện liên quan và
tuân thủ chặt chẽ các quy định về soạn thảo, thẩm định, ban hành văn
bản QPPL.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_kiem_tra_van_ban_quy_pham_phap_luat_cua_hoi.pdf