Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán là nguyên
tắc cơ bản, đầu tiên của việc công bố thông tin của các đối tượng công bố thông
tin. Nguyên tắc này yêu cầu các đối tượng công bố thông tin phải tôn trọng tính
trung thực vốn có của thông tin, không xuyên tạc, bóp méo thông tin công bố, hoặc
có những hành vi cố ý gây hiểu nhầm thông tin. Các thông tin được công bố từ tổ
chức thực hiện công bố thông tin là căn cứ để các nhà đầu tư ra quyết định mua
bán chứng khoán trên thị trường, là một trong những vấn đề cơ bản đảm bảo sự
công bằng trong việc hình thành giá cổ phiếu. Nguyên tắc công khai, minh bạch
được tuân thủ trên cơ sở các danh mục thông tin được xem là quan trọng và cần
được cung cấp. Nói cách khác, công ty có nghĩa vụ cung cấp tất cả các thông tin
được xem là có thể ảnh hưởng đến nhận định, đánh giá của các nhà đầu tư đối với
giá trị và triển vọng của công ty.
17 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2719 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ VIÊṬ GIANG
NGUYÊN TẮC CÔNG KHAI, MINH BAC̣H
TRÊN THI ̣TRƢỜNG CHƢ́NG KHOÁN THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ VIÊṬ GIANG
NGUYÊN TẮC CÔNG KHAI, MINH BAC̣H
TRÊN THI ̣TRƢỜNG CHƢ́NG KHOÁN THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Kinh Tế
Mã số : 60380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thi ̣ Thu Thủy
Hà Nội – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Lê Viêṭ Giang
MỤC LỤC
DANH MUC̣ CÁC CHƢ̃ VIẾT TẮT............................................................. 6
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUYÊN TẮC CÔNG KHAI,
MINH BẠCH TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM .................................................................................................... 11
1.1 Khái niệm công khai minh bạch và nguyên tắc, công khai minh bạch trên thị
trường chứng khoán ........................................................................................ 11
1.2 Nội dung của nguyên tắc công khai minh bạch trên thị trường chứng khoán
13
1.3 Lợi ích của việc áp dụng nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường
chứng khoán .................................................... Error! Bookmark not defined.
1.5 Các yếu tố tác động tới việc hoàn thiện nguyên tắc công khai, minh bạch trên
thị trường chứng khoán ................................... Error! Bookmark not defined.
1.6 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về nguyên tắc công khai, minh
bạch trên thị trường chứng khoán ................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAMVỀ NGUYÊN TẮC
CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRÊNTHỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
.......................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.1 Công khai minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán ........ Error!
Bookmark not defined.
2.2. Đánh giá thực trạng áp dụng nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường
chứng khoán .................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3 Những bất cập và tồn tại khi thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trên
thị trường chứng khoán Việt Nam. ................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC CÔNG KHAI MINH BẠCH TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁNERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.1 Phương hướng hoàn thiêṇ pháp luâṭ nhằm nâng cao hiêụ quả thưc̣ hiêṇ nguyên
tắc công khai, minh bac̣h ................................ Error! Bookmark not defined.
3.2 Môṭ số giải pháp nhằm hoàn thiêṇ pháp luâṭ về công khai, minh bac̣h thông tin
trên thi ̣ trường chứng khoán ở Viêṭ Nam hiêṇ nayError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
DANH MUC̣ CÁC CHƢ̃ VIẾT TẮT
BCTC: Báo cáo tài chính
CBTT: Công bố thông tin
CKMB: Công khai, minh bạch
CTĐC: Công ty đại chúng
ĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đông
HNX: Sở giao dic̣h chứng khoán Hà Nội
HOSE Sở giao dic̣h chứng khoán Tp. Hồ Chi ́Minh
LCK: Luật chứng khoán
SGDCK Sở Giao dịch chứng khoán
UBCKNN: Ủy ban chứng khoán nhà nước
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam chính thứcđược thành lập vào
năm 2000,hiện nay thị trường chứng khoán còn khá xa lạ đối với nhiều người dân
Việt Nam. Trong khi đó trên thế giới thị trường này đã ra đời từ thế kỷ thứ 15 tại
các thành phố buôn bán của phương Tây và hiện nay vẫn đang hoạt động rất sôi
động và là một phần không thể thiếu đối với nền các kinh tế lớn trên thế giới.
Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, mọi người cần có những kiến thức
về thị trường cũng như hiểu biết về các nguyên tắc của nó. Trước hết để bảo vệ các
nhà đầu tư, các công ty phát hành phải đảm bảo đảm được nguyên tắc công khai,
minh bạch, tức là phải cung cấp thông tin đầy đủ theo chế độ thường xuyên và đột
xuất trên các phương tiện thông tin đại chúng, các sở giao dịch, công ty chứng
khoán và các tổ chức có liên quan.
Việc công bố thông tin rõ ràng, đầy đủ đóng vai trò rất quan trọng đối với các
nhà đầu tư, điều này không chỉ giúp cho họ có những sự đầu tư chuẩn xác mà còn
có thể giúp cho công ty phát hành có những bước phát triển nhất định trên thị
trường đầy tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro này và chính các hoạt động này sẽ làm
cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển, góp phần phát triển nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta đã chọn.
Nước ta đã ban hành Luật Chứng khoán, điều chỉnh việc công khai, minh
bạch thông tin trên thị trường, điều này góp phần không nhỏ giúp thị trường phát
triển được những bước đi cần thiết, song bản thân Luật Chứng khoán còn nhiều
hạn chế chưa phù hợp với thực tiễn phát triển của thị trường.
Hiện Việt Nam đang ngày càng tham gia sâu rộng vào tiến trình hội nhập
quốc tế. Việc hội nhập quốc tế sẽ mở ra những thuận lợi nhưng cũng đem lại
những thách thức về nhiều mặt, trong đó có vấn đề kinh tế thị trường và đặc biệt là
với thị trường chứng khoán.
Chính vì vậy việc các thành phần tham gia thị trường chứng khoán đã tôn
trọng nguyên tắc này hay chưa, pháp luật điều chỉnh còn thiếu sót những gì thực sự
là điều rất quan trọng.
Trên đây là lý do để tôi lựa chọn vấn đề “Nguyên tắc công khai, minh bạch
trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Việt Nam" làm đề tài cho luận văn tốt
nghiệp Thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề công bố thông tin trên thị
trường chứng khoán. Cụ thể như sau:
- Đề tài luận án tiến sĩ kinh tế “Minh bạch hóa thông tin trên TTCK Việt Nam
đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Nguyễn Thúy Anh, Đại học Ngoại thương,
2012. Luận án làm rõ những tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên TTCK
dưới góc độ kinh tế nói chung trước yêu cầu hội nhập
- Đề tài nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện hệ thống công bố thông tin của công
ty đại chúng trên TTCK Việt Nam”, TS. Tạ Thanh Bình,Ủy ban chứng khoán Nhà
nước, 2011. Đề tài này làm rõ các thông tin phải công bố của công ty đại chúng trên
TTCK và đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống công bố thông tin của công ty đại
chúng nói chung.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Minh bạch trong công bố thông tin của
các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam”, GS-TS. Đinh Văn Sơn. Tác giả đã phân
tích khá đầy đủ về hoạt động công bố thông tin của các công ty niêm yết trên
TTCK.
- Đề tài luận văn thạc sĩ: “Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng
khoán Việt Nam”, Viên Thế Giang, 2008, do TS. Phạm Thị Giang Thu hướng dẫn. Đề
tài khái quát những vấn đề chung về công bố thông tin trên TTCK Việt Nam, đưa ra
thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện.
Các đề tài nêu trên đã đóng góp những kết luận khoa học quan trọng trong quá
trình nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin trên TTCK. Tuy
nhiên, các đề tài đều được làm trước khi Thông tư số 52/2012/TT-BTC được Bộ Tài
chính ban hành ngày 5/4/2012, do đó tính đến thời điểm hiện tại, chưa có đề tài luận
văn nào khai thác những điểm mới tại Thông tư 52/2012/TT-BTC về nghĩa vụ công
bố thông tin của công ty đại chúng (kể cả công ty đại chúng niêm yết và công ty đại
chúng chưa niêm yết). Do đó, những vướng mắc khi công ty đại chúng thực thi các
quy định pháp luật và cơ chế công bố thông tin theo quy định mới chưa được đề cập.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố
thông tin của công ty đại chúng tại một số quốc gia có TTCK phát triển như Mỹ,
Australia, Hàn Quốc nhằm đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam so với
pháp luật quốc tế; đồng thời đưa ra một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện phù
hợp với thực tế Việt Nam hiện nay là vấn đề cần được xem xét toàn diện và có tầm
quan trọng không chỉ đối với công ty đại chúng mà còn đối với cả nhà đầu tư và cơ
quan quản lý. Có thể nói, đây là một vấn đề mới, có tính ứng dụng cao và đòi hỏi có
những nghiên cứu toàn diện.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu Tổng quát
Luận văn nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về nguyên tắc công khai,
minh bạch trên thị trường chứng khoán, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp
luật và nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị
trường chứng khoán.
Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng của hệ thống pháp luật chứng khoán
Việt Nam hiện nay, sự đòi hỏi phát triển và nhu cầu hoàn thiện của hệ thống pháp
luật chứng khoán về nguyên tắc công khai, minh bạch luận văn sẽ đề xuất một hệ
thống các giải pháp và kiến nghị nhằm:
- Góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về công khai, minh bạch trên thị
trường chứng khoán.
- Tìm hiểu về hệ thống khuôn khổ pháp lý của Việt Nam cũng như một vài
nước trên thế giới về vấn đề công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán.
- Nghiên cứu thực trạng và đánh giá nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật
chứng khoán Việt Nam về việc đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị
trường chứng khoán
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm
bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến nguyên tắc công khai,
minh bạch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Phân tích thực trạng pháp luật về nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị
trường chứng khoán của Việt Nam hiện nay.
- Xác định phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam nhằm nâng
cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật chứng
khoán Việt Nam về nguyên tắccông khai, minh bac̣h trên thị trường, thực trạng và
phương hướng hoàn thiện vấn đề này, song đây là một vấn đề khá rộng nên luận
văn chỉ nghiên cứu vấn đề này trong khoảng thời gian từ khi luật chứng khoán
2006 ra đời đến nay và gắn với công khai minh bạch thông tin trên thị trường
chứng khoán. Các vấn đề khác luận văn không đề cập sâu như công khai minh
bạch các giao dịch trên thị trường chứng khoán v.v.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn bao
gồm 3 chƣơng sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nguyên tắc công khai, minh bac̣h trên
thị trường chứng khoán
Chương 2: Thưc̣ traṇg pháp luâṭ Việt Nam về nguyên tắc công khai, minh
bạch trên thị trường chứng khoán
Chương 3:Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam
nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc công khai minh bạch trên thị
trường chứng khoán
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUYÊN TẮC
CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1 Khái niệm công khai minh bạch và nguyên tắc, công khai minh bạch trên
thị trƣờng chứng khoán
Xét về mặt ngôn ngữ,theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Viện
ngôn ngữ học xuất bản năm 2004 thì “công khai” là tính từ hay tính ngữ và tổ hợp
tương đương không giữ kín mà để cho mọi người đều có thể biết; còn “minh bạch”
là rõ ràng, rành mạch. Dựa trên cách hiểu từ Hán Việt chúng ta có thể cắt nghĩa
như sau: công là việc chung, khai là mở vì vậy “công khai” có nghĩa là cho mọi
người biết, không giấu diếm, không bí mật. Còn “minh” là sáng, “bạch” là trắng,
“minh bạch” có nghĩa là sự rõ ràng.
Từ cách nhận định trên ta có thể hiểu công khai,minh bạch thông tinlà việc
các chủ thể khi tham gia vào thị trường chứng khoán công bố các thông tin liên
quan đến mọi mặt hoạt động của mình khi có sự kiện pháp lý phát sinh hoặc khi có
yêu cầu của cơ quan quản lý một cách rõ ràng, mạch lạc, không bí mật, giấu diếm.
Minh bạch hóa thông tin là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp thị
trường chứng khoán phát triển một cách ổn định, với tư cách là người chủ sở hữu
của doanh nghiệp, cổ đông của công ty hoàn toàn có quyền biết rõ tình trạng của
doanh nghiệp mình, thậm chí các doanh nghiệp này đã được niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán thì câu chuyện này không chỉ dừng lại ở những người chủ sở
hữu mà còn liên quan đến các nhà đầu tư trên sàn giao dịch. Doanh nghiệp niêm
yết phải có trách nhiệm công bố thông tin một cách rõ ràng, minh bạch để các nhà
đầu tư có sự lựa chọn đúng đắn. Việc minh bạch thông tin không chỉ đem lại lợi
ích cho các nhà đầu tư mà còn đem lại lợi ích cho sự phát triển của thị trường
chứng khoán cũng như các doanh nghiệp công bố thông tin.
Công khai, minh bạch thông tin là một trong những nguyên tắc cơ bản của
thị trường chứng khoán. Việc công khai, minh bạch thông tin có ý nghĩa quan
trọng trong việc đảm bảo duy trì một thị trường hoạt động ổn định, có trật tự, thông
suốt và công khai, đảm bảo quyền lợi cho mọi đối tượng tham gia thị trường chứng
khoán. Các thông tin phải được thực hiện theo các chuẩn mực chung đảm bảo tính
kịp thời, rõ ràng, chính xác. Công khai, minh bạch thông tin được tiến hành theo
chế độ thường xuyên, liên tục, định kỳ hoặc đột xuất thông qua các phương tiện
công bố thông tin. Thông tin càng nhanh nhạy chính xác càng thúc đẩy thị trường
chứng khoán hoạt động hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động của thị trường.
Thị trường chứng khoán các nước trên thế giới đều hết sức chú trọng hoạt động
này, xây dựng các chuẩn mực trong hoạt động công bố thông tin theo nguyên tắc
công khai, minh bạch. Nguyên tắc và tiêu chí cơ bản trong hoạt động này là tính
chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời, liên tục đảm bảo công bằng.
Ta có thể định nghĩa Nguyên tắc công khai minh bạch là nguyên tắc chủ
đạo của thị trường chứng khoán, theo đó các chủ thể có nghĩa vụcông bố thông tin
xác thực, kịp thời cho cơ quan quản lý chuyên ngànhvà các nhà đầu tư trên thị
chứng khoán và đảm bảo rằng các nhà đầu tư đều có cơ hội tiếp cận thông tin như
nhau trên thị trường chứng khoán.
1.2 Nội dung của nguyên tắc công khai minh bạch trên thị trƣờng chứng
khoán
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán là nguyên
tắc cơ bản, đầu tiên của việc công bố thông tin của các đối tượng công bố thông
tin. Nguyên tắc này yêu cầu các đối tượng công bố thông tin phải tôn trọng tính
trung thực vốn có của thông tin, không xuyên tạc, bóp méo thông tin công bố, hoặc
có những hành vi cố ý gây hiểu nhầm thông tin. Các thông tin được công bố từ tổ
chức thực hiện công bố thông tin là căn cứ để các nhà đầu tư ra quyết định mua
bán chứng khoán trên thị trường, là một trong những vấn đề cơ bản đảm bảo sự
công bằng trong việc hình thành giá cổ phiếu. Nguyên tắc công khai, minh bạch
được tuân thủ trên cơ sở các danh mục thông tin được xem là quan trọng và cần
được cung cấp. Nói cách khác, công ty có nghĩa vụ cung cấp tất cả các thông tin
được xem là có thể ảnh hưởng đến nhận định, đánh giá của các nhà đầu tư đối với
giá trị và triển vọng của công ty.
References.
I. Tiếng Việt
1. TS. Tạ Thanh Bình (2010), “Hoàn thiện hệ thống công bố thông tin của công ty
đại chúng”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước, Hà
Nội.
2. TS. Tạ Thanh Bình, Phạm Thị Hằng Nga (2013), “Đẩy mạnh hoạt động công bố
thông tin trên thị trường chứng khoán”, (180), Tạp chí Chứng khoán Việt Nam,
tr.7-12.
3. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010 về công bố
thông tin trên thị trường chứng khoán, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2012 hướng dẫn về
công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Hà Nội.
5. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/6/2012 hướng dẫn về
quản trị công ty đại chúng, Hà Nội.
6. Chính phủ (2012), Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán,Hà Nội.
7. Chính phủ (2013), Nghị định 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán,Hà Nội.
8. Trần Đình Cung (2007), “Công khai hóa và minh bạch thông tin – cơ sở để thị
trường và bên ngoài công ty thực hiện giám sát công ty”, Tạp chí Chứng khoán
Việt Nam (107), tr.15-18.
9. Viên Thế Giang (2008), “Hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng
khoán Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, (1,2), tr.16-18.
10. An Huy (2010), “Hoàn thiện công bố thông tin nâng cao tính minh bạch và công
bằng trên Thị trường chứng khoán”, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, (161), tr.3-
5.
11. TS. Đào Lê Minh (2009), “Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường
chứng khoán”, Hà Nội, tr.409-413.
12. PGS-TS. Lê Hoàng Nga (2010), “Bảo vệ nhà đầu tư nhỏ trên Thị trường chứng
khoán Việt Nam”, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, (166), tr.10-13.
13. Phạm Thị Hằng Nga (2012), “Minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán”,
(168), Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, tr.11-14.
14. TS. Nguyễn Sơn (2010), “Mười năm hoạt động Thị trường chứng khoán Việt
Nam và định hướng chiến lược giai đoạn 2010-2020”, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Phong (2012), “Công bố thông tin của công ty niêm yết”, Tạp chí
Chứng khoán Việt Nam, (165), tr.13-15.
16. Quốc Hội (2006), Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm
2006, Hà Nội.
17. Quốc Hội (2010), Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung số 62/2010/QH12 ngày 24
tháng 1 năm 2010, Hà Nội.
18. Quốc Hội (2005), Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005, Hà Nội;
19. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007
về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm
nhìn đến năm 2020, Hà Nội.
20. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (2005-2013), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
21. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (2012), Quyết định số 515/QĐ-UBCK ngày
25/6/2012 ban hành Quy trình thực hiện công bố thông tin trên cổng Thông tin
điện tử UBCKNN và báo cáo UBCKNN cho các đối tượng tham gia thị trường
chứng khoán, Hà Nội.
22. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (2013), Quyết định số 578/QĐ-UBCK ngày
4/8/2014 ban hành Quy chế hướng dẫn công ty đại chúng sử dụng Hệ thống
công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Hà Nội.
23. Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2007), Pháp luật về quản lý các thị
trường tài chính, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.76-91, 211-218.
24. Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (2013), Quyết định số 250/QĐ-SGDHN ngày
6/6/2013 về việc ban hành Quy chế công bố thông tin tại Sở Giao dịch Chứng
khoán Hà Nội, Hà Nội.
25. Sở Giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (2013), Quyết định số 07/2013/QĐ-
SGDHCM ngày 24/7/2013 về việc ban hành Quy chế công bố thông tin tại
HOSE, TP. Hồ Chí Minh.
26. Website:
bo-thong-tin/127/12732501.epi.
II. Tiếng Anh
27. Broadcom corporation (2010), Corporate disclosure policy, New York.
28. Dr. Md. Mohobbot Ali Mohammmad Badrul Haider (2008), Accounting and
disclosure system in Japan, The Bangladesh Accountant.
29. International Accounting Standards Board (2009), IFSA 1:Presentation of
financial statements, includes amendments resulting from IFRSs issued up to 31
December 2009.
30. Korea Stock Exchange (2010), Corporate Disclosure in Korean securities
market, Seoul.
31. OECD (1999, 2004), Principles of Corporate Governance, Paris.
32. OICD-IOSCO (2002), Principles for Ongoing DisclosureAnd Material
Development ReportingBy Listed Entities, New York.
33. Russel Craig and Joselito Diga, Corporate Accounting Disclosure in Indonesia,
Journal of international financial management and accounting.
34. Shleifer, Andrei, Vishny, R., (1997), "A Survey of Corporate Governance,"
Journal of Finance, 52 (2): pp. 737–783.
35. The World Bank (2010), The 2010 corporate governance ROSC for Indonesia,
Washington DC.
36. The Japanese Institute of Certified Public Accountants (2010), Corporate
Disclosure In Japan – Overview, sixth edition, Tokyo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004837_7263.pdf