Tóm tắt Luận văn Pháp luật về bảo đảm quyền lợi của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền lợi của nông dân khi nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế. Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền lợi của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền lợi của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế.

pdf7 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Pháp luật về bảo đảm quyền lợi của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Pháp luật về bảo đảm quyền lợi của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam Nguyễn Thị Lan Hương Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật kinh tế; Mã số 60 38 01 07 Người hướng dẫn: TS. Trần Ngọc Liêm Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Bảo đảm quyền lợi; Nông dân; Thu hồi đất; Pháp luật Việt Nam. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình triển khai công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vấn đề phát triển kinh tế được coi là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu. Để triển khai được các dự án đầu tư phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế thì cần sử dụng một diện tích đất rất lớn. Vì vậy, không tránh khỏi việc thu hồi hàng triệu m2 đất đang sử dụng của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế. Nhìn chung, ý thức tự giác của nhân dân ta khá cao trong việc chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước vào mục đích quốc phòng, an ninh, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật (như đường giao thông, công trình thủy lợi, v.v.), hay xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội (như trường học, bệnh viện, sân vận động, công viên, chợ, v.v.). Có những trường hợp người bị thu hồi đất chịu thiệt thòi ít nhiều trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng vẫn sẵn sàng hợp tác trong công tác giải phóng mặt bằng vì mong muốn được đóng góp chung để xây dựng một xã hội văn minh hơn. Vấn đề này trở nên nhạy cảm và phức tạp hơn khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế như xây dựng các khu công nghiệp, khu dịch vụ, mặt bằng sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Quy luật giá trị tác động vào tư tưởng của người có đất bị thu hồi, hình thành nên sự so sánh về thiệt thòi của mình khi đất do mình đang sử dụng được giao cho người khác với khả năng sinh lợi cao hơn nhiều. Từ đó đã phát sinh nhiều khiếu kiện của dân về mức bồi thường, hỗ trợ, đồng thời tạo nên tâm lý nặng nề đối với nhà đầu tư khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng. Điển hình có một số vụ việc nổi cộm gần đây gây xôn xao dư luận là việc thu hồi đất dự án Ecopark ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, hay vụ một người nông dân nổ súng bắn một số cán bộ của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Làm thế nào để có được những quy định phù hợp, bảo đảm quyền lợi và sự bình đẳng cho người có đất bị thu hồi; hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người có đất bị thu hồi, nhà đầu tư thực hiện các dự án; hạn chế khiếu nại, tố cáo trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một vấn đề khó và đang được quan tâm. Vậy, pháp luật về bảo đảm quyền lợi của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế cần thực hiện theo cơ chế nào? Vấn đề nóng bỏng này đang đặt ra, đòi hòi phải được giải quyết cả khía cạnh lý luận, thực tiễn một cách triệt để, thuyết phục nhất. Đây cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về bảo đảm quyền lợi của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thu hồi đất là một vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học pháp lý nói chung và những người làm thực tiễn nói riêng. Đã có nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề thu hồi đất dưới khía cạnh khác nhau như: Phạm Thu Thủy, Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam, Luận văn tiến sĩ (2014); Nguyễn Minh Tuấn, Thu hồi đất vì mục đích kinh tế ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ (2013); Đỗ Quang Dương, Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất giải phóng mặt bằng ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ (2013); Nguyễn Thị Phương Thảo, Pháp luật về bồi thường về đất khi thực hiện các dự án kinh tế và thực tiễn áp dụng tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ (2012); Đinh Thị Huê, Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở tỉnh Hà Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ (2011); Hoàng Thị Nga, Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ (2011); Nhìn chung, các công trình này đã đi sâu nghiên cứu pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói chung; hoặc thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế nói riêng. Tuy nhiên, các đề tài này chủ yếu tiếp cận vấn đề thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế dưới các khía cạnh như: các trường hợp thu hồi đất, trình tự thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất,; hoặc đi sâu nghiên cứu đối với một vài dự án thu hồi đất phát triển kinh tế cụ thể; mà chưa đi sâu vào nghiên cứu dưới khía cạnh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi. Kế thừa những thành quả nghiên cứu của các công trình kể trên, Luận văn đi sâu tìm hiểu một cách hệ thống, toàn diện và tập trung về pháp luật về thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay dưới phương diện đảm bảo quyền lợi cho người nông dân bị thu hồi đất. Nghiên cứu đề tài này, luận văn có những đóng góp mới về mặt khoa học với những nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các quy định về bảo đảm quyền lợi của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế; Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền lợi của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế; trên cơ sở đó chỉ ra tồn tại, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế này trong các quy định hiện hành; Thứ ba, đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền lợi của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn đặt ra những mục đích nghiên cứu cơ bản sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng các quy định pháp luật về bảo đảm quyền lợi của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế; - Tìm hiểu khái niệm và chỉ ra những đặc điểm riêng về quyền lợi của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế; - Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của pháp luật về bảo đảm quyền lợi của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế; - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền lợi của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế; - Xác lập định hướng và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền lợi của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nói chung, thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế nói riêng; - Các quy phạm pháp luật thực định về bảo đảm quyền lợi của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế; - Các báo cáo, tổng kết tình hình thực thi pháp luật về bảo đảm quyền lợi của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế. 5. Phạm vi nghiên cứu Do tính chất phức tạp và rộng lớn của đề tài, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở việc đi sâu phân tích, tìm hiểu các quy định về bảo đảm quyền lợi của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế từ khi có Luật Đất đai năm 2013 đến nay, đặt trong mối tương quan so sánh với Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2003 trước đây. 6. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; - Phương pháp so sánh luật học, phương pháp phân tích, bình luận, đánh giá; phương pháp tổng hợp, diễn giải, quy nạp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền lợi của nông dân khi nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế. Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền lợi của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền lợi của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội. 2. Ban Chấp hành Trung ương (2012), Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Hà Nội. 3. Chính chủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Hà Nội. 4. Chính phủ (2006), Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định 197/2004/NĐ- CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội. 5. Chính chủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội. 6. Chính phủ (2007), Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, Hà Nội. 7. Chính chủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/9/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Hà Nội. 8. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Hà Nội. 9. Chính phủ (2014), Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất, Hà Nội. 10. Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Hà Nội. 11. Nguyễn Thị Dung (2010), “Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số nước trong khu vực và Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, (6), tr.19-21. 12. Phan Trung Hiền (2013), “Về nội hàm của một số khái niệm trong pháp luật đất đai”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (20), tr.28-36. 13. Phan Trung Hiền (2011), “Pháp luật về thu hồi đất khi thực hiện quy hoạch và chế định trưng dụng đất trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (3), tr.18-26. 14. Trần Quang Huy (2008), “Về sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2003”, Tạp chí Luật học, (12), tr.14-20. 15. Trần Quang Huy (2010), “Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Luật học, (10), tr.29-36. 16. Hoàng Thị Nga (2011), Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 17. Nguyễn Thị Nga (2010), “Pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng và những vướng mắc nảy sinh trong quá trình áp dụng”, Tạp chí Luật học, (11), tr.27-36. 18. Nguyễn Thị Nga (2011), “Những tồn tại, vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng các phương thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Luật học, (5), tr.14-20. 19. Trần Thị Minh Ngọc (chủ biên) (2010), Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. 21. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội. 22. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. 23. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội. 24. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (2013), Tình hình thu hồi đất của nông dân để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và các giải pháp phát triển, tinhhinhthuhoidatcua-nd7986.html. 25. Lê Ngọc Thạnh (2011), “Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện theo Quyết định 34 của Thủ tướng Chính phủ”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (14), tr.56-57. 26. Châu Hoàng Thân (2013), “Bất cập liên quan đến giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, (26), tr.47-54. 27. Nguyễn Phúc Thiện (2014), Thực hiện pháp luật về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. 28. Nguyễn Kim Thoa (2010), “Lời giải hữu hiệu cho bài toán thu hồi đất nông nghiệp”, Tạp chí Tài chính, (3), tr.44-45. 29. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định 34/2010/QĐ-TTg ngày 08/4/2010 về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện, Hà Nội. 30. Phạm Thu Thủy (2012), “Về giá đất làm căn cứ tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Luật học, (9), tr.39-46. 31. Phạm Thu Thủy (2014), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 32. Nguyễn Quang Tuyến (2008), “Vấn đề thu hồi đất và bồi thường khi thu hồi đất trong dự thảo Luật đất đai sửa đổi, bổ sung”, Tạp chí luật học, (12), tr. 42-46. 33. Nguyễn Quang Tuyến (2012), “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của Hàn Quốc”, Tạp chí luật học, (12), tr. 68-72. 34. Nguyễn Quang Tuyến (2009), “Vấn đề lý luận xung quanh khái niệm bồi thường về đất”, Tạp chí luật học, (1), tr.35-42. 35. Nguyễn Quang Tuyến, Nguyễn Xuân Trọng (2011), Bàn về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, /data/file/ Tailieu/ chinhsach.pdf. 36. Đặng Hùng Võ (2014), Những rào cản cần bước qua trong xây dựng luật đất đai sửa đổi, doi-b4.html. 37. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2001), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdc_7569.pdf
Luận văn liên quan