Thứ hai, hoạt động tín dụng là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm và nhiều
rủi ro. Rủi ro là sự kiện xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thương mại. Chính vì đặc trưng cơ bản trong hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng thương mại là kinh doanh tiền gửi – chức năng ban đầu là
nhận tiền gửi của xã hôi, sau đó ngân hàng thương mại đã trở thành các chủ thể
chuyên mua bán quyền sử dụng vốn, và tính hệ thống cao nên kinh doanh trong
ngân hàng có độ rủi ro cao gấp nhiều lần so với các doanh nghiệp trong các lĩnh
vực kinh doanh khác.
Hoạt động tín dụng thiết lập nên mối quan hệ kinh tế giữa hai chủ thể là
Ngân hàng và khách hàng. Rủi ro xuất hiện khi trong quan hệ tín dụng, khách hàng
không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng.
19 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2362 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận văn Pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ của ngân hàng thương mại trong hoạt động cho vay bằng biện pháp thế chấp quyền sử dụng đất ở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
DƢƠNG THỊ NGỌC ANH
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CHỦ NỢ CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY BẰNG BIỆN
PHÁP THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TUYẾN
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các
nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Dƣơng Thị Ngọc Anh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN CHỦ NỢ
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
BẰNG BIỆN PHÁP THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở ........... 5
1.1. Những vấn đề lí luận về quyền chủ nợ trong hoạt động cho vay của
ngân hàng thƣơng mại ............................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm quyền chủ nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại .................................................................................................. 6
1.1.2. Đặc điểm của quyền chủ nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại .................................................................................................. 8
1.1.3. Nội dung quyền chủ nợ của ngân hàng trong hoạt động cho vayError! Bookmark not defined.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền chủ nợ trong hoạt động cho vay của
ngân hàng thương mại .............................. Error! Bookmark not defined.
1.2. Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền chủ nợ trong hoạt động cho
vay của ngân hàng thƣơng mại bằng biện pháp thế chấp quyền sử
dụng đất ở ................................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm và phương thức bảo vệ quyền chủ nợ trong hoạt động cho
vay của ngân hàng thương mại bằng biện pháp thế chấp quyền sử dụng
đất ở .......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền chủ nợ trong hoạt động
cho vay của ngân hàng thương mại bằng biện pháp thế chấp quyền sử
dụng đất ở ................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Vai trò và cấu trúc của pháp luật trong việc bảo vệ quyền chủ nợ trong
hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại bằng biện pháp thế chấp
quyền sử dụng đất ở .................................. Error! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 1 .......................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CHỦ
NỢ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY BẰNG BIỆN PHÁP THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT Ở ...................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ của ngân hàng thƣơng
mại trong hoạt động cho vay bằng thế chấp quyền sở dụng đất ởError! Bookmark not defined.
2.1.1. Các quy định về quyền chủ nợ của ngân hàng thương mại trong hoạt
động cho vay ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Các quy định về nghĩa vụ của các bên liên quan trong hoạt động cho
vay có thế chấp quyền sử dụng đất ở nhằm bảo vệ quyền chủ nợ của
ngân hàng thương mại .............................. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Các quy định về thế chấp quyền sử dụng đất ở trong hoạt động cho vay
nhằm bảo vệ quyền chủ nợ của ngân hàng thương mạiError! Bookmark not defined.
2.1.4. Một số nhận xét, bình luận và đánh giá về thực tiễn xử lý tài sản bảo
đảm là quyền sử dụng đất ở để bảo vệ quyền chủ nợ trong hoạt động cho
vay của ngân hàng thương mại ................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ
trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại bằng biện pháp
thế chấp quyền sử dụng đất ở ................ Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Các yêu cầu cơ bản đối với việc hoàn thiện pháp luậtError! Bookmark not defined.
2.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật ... Error! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 2 .......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 10
CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS Bộ luật dân sự
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
LĐĐ Luật đất đai
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước.
SDĐ Sử dụng đất
TCTD Tổ chức tín dụng
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1
Bảng sau thể hiện tình hình cho vay bằng tài
sản thế chấp
Error!
Bookmark
not
defined.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự
phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại
đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng
hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó –
kinh tế thị trường – thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và
trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Trong quan hệ tín dụng, do
tính rủi ro cao nên nhu cầu đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể tham gia giao
dịch đặc biệt là tổ chức tín dụng càng trở nên quan trọng. Các tổ chức tín dụng
thường áp dụng biện pháp bảo đảm tài sản như một giải pháp an toàn, một điều kiện
tiên quyết đối với các khoản vay. Đối với một chủ thể kinh doanh đặc thù như ngân
hàng thì vấn đề gắn với sự sống còn và phát triển của ngân hàng, chính là quyền chủ
nợ và việc đảm bảo thực hiện quyền chủ nợ trong hoạt động kinh doanh.
Thế chấp tài sản là biện pháp bảo đảm được áp dụng phổ biến trong hợp
đồng vay tài sản, đặc biệt là trong các hợp đồng tín dụng. Đất đai luôn giữ vai trò
đặc biệt quan trọng đối với con người, đồng thời quyền sử dụng đất ở là tài sản có
giá trị thiết yếu đối với mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Do đó việc thế chấp quyền sử
dụng đất ở trong quan hệ cho vay tại ngân hàng thương mại có ý nghĩa quan trọng -
là biện pháp bảo đảm phòng ngừa rủi ro hiệu quả cho bất kỳ ngân hàng nào.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật theo cơ chế thị trường cũng như sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế
trong thời gian tới đã làm cho hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật ngân
hàng nói riêng bộc lộ nhiều bất cập, không còn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, đặc
biệt là các quy định về bảo vệ bảo vệ quyền chủ nợ của TCTD.
Việc nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về thế chấp quyền sử dụng
đất ở là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong bối cảnh nền kinh
tế hiện nay.
Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ của
ngân hàng thương mại trong hoạt động cho vay bằng biện pháp thế chấp quyền
sử dụng đất ở” cho luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến việc nghiên cứu nghiên cứu các quy định của pháp luật về thế
chấp quyền sử dụng đất ở, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học của một số
tác giả như:
- Luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Thanh Hằng về đề tài “Thế chấp quyền sử
dụng đất bảo đảm hợp đồng tín dụng ngân hàng ở nước ta hiện nay”;
-“Hoàn thiện pháp luật về quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng” luận văn thạc
sĩ của Lê Kim Thanh;
- “Pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân
hàng thương mại ở Việt Nam – Những vấn đề lí luận và thực tiễn”, luận văn thạc sĩ
luật học Hoàng Anh Tuấn;
- “Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất – một biện pháp bảo đảm hợp
đồng tín dụng ngân hàng”, Khóa luận tốt nghiệp của Ngô Thị Hỷ.
Ngoài ra, còn có các bài viết đăng trên trên tạp chí như: Nghiên cứu luật
pháp, Luật học, Nhà nước và pháp luật, Dân chủ và pháp luật... Các công trình trên
đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thế chấp tài sản và thế chấp quyền sử
dụng đất. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc về các
vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc bảo vệ quyền chủ nợ của ngân hàng
thương mại trong hoạt động cho vay bằng biện pháp thế chấp quyền sử dụng đất ở.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tôi mong muốn tìm hiểu cụ thể
hơn về việc bảo vệ quyền chủ nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương
mại bằng biện pháp thế chấp quyền sử dụng đất ở.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu quy chế pháp lý về việc thực hiện biện pháp
thế chấp quyền sử dụng đất ở để bảo vệ quyền chủ nợ của ngân hàng thương mại
để thấy rõ một số tồn tại vướng mắc trong quá trình thực thi nhằm góp phần hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả thực thi mảng pháp lý này.
Đánh giá các quy định về quyền chủ nợ và thực trạng áp dụng biện pháp thế
chấp quyền sử dụng đất ở đảm bảo thực thi quyền chủ nợ của ngân hàng thương
mại trong các hoạt động cho vay ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất kiến nghị,
phương hướng hoàn thiện hơn pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: phân tích, so
sánh, tổng hợp, thống kê để làm rõ các nội dung nghiên cứu trong đề tài.
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu vấn đề lí luận về vai trò, yêu cầu của việc bảo vệ
quyền chủ nợ trong nền kinh tế, luận văn tập trung nghiên cứu quy chế pháp lý về
thực hiện bảo vệ quyền chủ nợ của ngân hàng thương mại bằng biện pháp thế chấp
quyền sử dụng đất ở để thấy rõ một số tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực thi
nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi mảng pháp luật này.
Với mục đích nghiên cứu như trên, nhiệm vụ cụ thể của luận văn là:
- Tìm hiểu các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ của ngân
hàng thương mại trong hoạt động cho vay bằng biện pháp thế chấp quyền sử dụng
đất ở.
- Phân tích các yếu tố pháp lý của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ở
trong quan hệ vay vốn ngân hàng.
- Tìm hiểu thực trạng các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền
chủ nợ củ ngân hàng bằng biện pháp thế chấp quyền sử dụng đất ở.
- Kiến nghị những biện pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ
của NHTM bằng biện pháp thế chấp quyền sử dụng đất ở.
6. Những đóng góp của luận văn
- Nghiên cứu một cách tổng quát các quy định về thế chấp quyền sử dụng
đất ở trong quan hệ cho vay của ngân hàng thương mại.
- Phân tích, tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền
chủ nợ của ngân hàng bằng biện pháp thế chấp quyền sử dụng đất ở.
- Đánh giá thực trạng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở và quá trình
giải quyết tranh chấp liên quan đến thế chấp quyền sử dụng đất ở.
- Những bất cập và hạn chế, cơ chế thực thi pháp luật hiện hành về quyền
chủ nợ của ngân hàng thương mại.
- Trên cơ sở phân tích những bất cập của pháp luật xung quanh quy định về
thế chấp quyền sử dụng đất ở, luận văn đưa ra những kiến nghị, giải pháp thiết
thực nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ của Ngân hàng
thương mại trong thời gian tới, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hội nhập.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được thiết kế gồm có 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận về bảo vệ quyền chủ nợ trong hoạt động
cho vay của ngân hàng thương mại bằng biện pháp thế chấp quyền sử dụng đất ở.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp
luật về bảo vệ quyền chủ nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
bằng biện pháp thế chấp quyền sử dụng đất ở.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN CHỦ NỢ
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
BẰNG BIỆN PHÁP THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở
1.1. Những vấn đề lí luận về quyền chủ nợ trong hoạt động cho vay của
ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm quyền chủ nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại là một trong những tổ
chức trung gian tài chính quan trọng nhất, là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất
trong mọi nền kinh tế. Cùng với việc huy động vốn, cho vay là hoạt động quan
trọng và mang tính truyền thống của ngân hàng thương mại. Hoạt động cho vay là
hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng thông qua tiền lãi ngân hàng
nhận được. Cho vay thực chất chính là việc ngân hàng chuyển quyền sở hữu vốn
của mình cho một chủ thể khác (bên vay) để đổi lấy quyền chủ nợ đối với chủ thể
này – quyền được yêu cầu bên vay hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi.
Đối với hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, do có bản chất là một
nghiệp vụ cấp tín dụng nên hoạt động này có thể được xem xét như là một phương
thức tài trợ cho hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn.
Với tư cách là một hoạt động tín dụng, hoạt động cho vay của ngân hàng có
những đặc trưng chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, việc cho vay bao giờ cũng có hai bên tham gia, bao gồm bên cho
vay và bên đi vay. Bên cho vay là Ngân hàng có nguồn vốn nhàn rỗi muốn cho vay
để thu lợi nhuận. Bên vay là tổ chức hay cá nhân cần sử dụng vốn đó để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng hoặc kinh doanh.
Thứ hai, hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại (với tư cách là chủ
nợ) và người đi vay (khách hàng vay – con nợ) được thể hiện bằng hợp đồng tín
dụng, trong đó ghi nhận những thỏa thuận cơ bản ràng buộc người vay phải tuân
thủ trước khi giao kết hợp đồng tín dụng. Đây là văn bản thỏa thuận giữa ngân
hàng với khách hàng vay, theo đó ngân hàng thỏa thuận ứng trước một số vốn cho
bên vay sử dụng trong một khoảng thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả
gốc lẫn lãi dựa trên cơ sở sự tín nhiệm.
Thứ ba, hoạt động cho vay một mặt mang lại thu nhập chính cho ngân hàng,
mặt khác chứa đựng rủi ro cho ngân hàng. Nếu cho vay một cách có hiệu quả sẽ bù
đắp được chi phí huy động vốn và sẽ thu được lợi nhuận.
Ngược lại, sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và tính chất an toàn của
hệ thống ngân hàng. Đối với những khoản vay càng lớn thì rủi ro càng cao. Rủi ro
là sự kiện xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng thương mại. Trong quan hệ cho vay của ngân hàng thương mại, yếu tố
cơ bản nhất đe dọa quyền chủ nợ của ngân hàng chính là các rủi ro mất vốn, hay
rủi ro tín dụng.
Vậy, có thể quan niệm như thế nào về quyền chủ nợ trong hoạt động cho vay
của ngân hàng thương mại?
Như đã phân tích ở trên, với tư cách là một trung gian tài chính, hoạt động
chính của ngân hàng thương mại là huy động vốn từ công chúng và sử dụng nguồn
vốn đó để cấp tín dụng cho khách hàng là tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi nhuận.
Chính vì lẽ đó, ngân hàng thường được đánh giá là chủ nợ lớn nhất (khi tiến hành
hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp và công chúng), đồng thời ngân hàng
cũng là con nợ lớn nhất (khi thực hiện việc huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân
trong nền kinh tế).
Theo cách hiểu thông thường, quyền chủ nợ của NHTM trong hoạt động cho
vay là quyền của bên cho vay đối với bên vay trong quan hệ vay nợ, theo đó bên
cho vay (chủ nợ) được yêu cầu bên vay (con nợ) hoàn trả số tiền vốn vay cả gốc và
lãi, tiền phạt vi phạm hợp đồng (nếu có). Quyền chủ nợ bao gồm tổng thể các
quyền năng pháp lý của bên cho vay như: quyền qui định các điều kiện, thủ tục
vay, quyền được bảo đảm cho khoản vay, quyền được hưởng những lợi ích phát
sinh từ việc cho vay, quyền thu hồi khoản nợ...
Vấn đề quyền chủ nợ trở nên đặc biệt nhạy cảm khi con nợ bị lâm vào tình
trạng mất khả năng thanh toán. Khi đó chủ nợ - với tư cách là bên có tài sản cho
vay – sẽ đứng trước nguy cơ không thu hồi được tài sản của mình. Chính bởi vậy,
trong khoa học pháp lý quan niệm về quyền chủ nợ (nghĩa hẹp) thường đồng nhất
với quyền đòi nợ của bên cho vay.
Xét từ góc độ pháp luật dân sự, quyền chủ nợ của ngân hàng trong hoạt động
cho vay được hiểu là quyền yêu cầu bên vay hoàn trả tiền vay cả gốc và lãi, tiền
phạt và các khoản phí phát sinh từ việc cung cấp dịch vụ tín dụng.
Quyền năng pháp lý này phát sinh trên cơ sở các cam kết trong hợp đồng tín
dụng, cũng như các quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại.Việc ghi nhận quyền chủ nợ của ngân hàng trong hoạt động cho vay
chính là cách để giúp ngân hàng tự bảo vệ lợi ích chính đáng của mình trong quan
hệ tín dụng, đồng thời ràng buộc bên vay với nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng khi
đến hạn thanh toán.
1.1.2. Đặc điểm của quyền chủ nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại
Quyền chủ nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng mang những đặc điểm
của quyền chủ nợ nói chung: là những quyền tài sản, được xác lập trong một quan
hệ vay nợ xác định, được pháp luật ghi nhận và bảo đảm... Tuy nhiên, xuất phát từ
tính đặc thù về chủ thể, tính đặc thù của lĩnh vực tín dụng nên quyền chủ nợ của
ngân hàng trong hoạt động cho vay còn có những đặc điểm riêng thể hiện ở những
điểm sau:
Thứ nhất, ngân hàng là một loại chủ thể đặc biệt của nền kinh tế, với bản chất là
một trung gian tài chính, người đi vay để cho vay. Việc phát sinh nhu cầu vay vốn
ngân hàng của các doanh nghiệp và vấn đề cho vay vốn của ngân hàng đối với các
doanh nghiệp là một tất yếu khách quan diễn ra thường xuyên trong quá trình thực
hiện mọi hoạt động kinh doanh cả về phía doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
Bởi vậy, trong khi là chủ nợ trong mối quan hệ vay nợ này thì Ngân hàng lại là con
nợ trong những quan hệ vay nợ khác. Chúng ta có thể hiểu ẩn sau quyền chủ nợ
của các tổ chức tín dụng là quyền lợi của nhiều chủ thể khác trong xã hội. Do đó,
quyền chủ nợ của Ngân hàng cần phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ
với quyền chủ nợ của các tổ chức, cá nhân khác. Các bất cập của hệ thống pháp
luật về bảo vệ quyền chủ nợ và bất cập trong cơ chế thực thi các quy định pháp luật
đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam nói chung, môi trường kinh
doanh của TCTD nói riêng còn nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện cho các TCTD
thực hiện tốt vai trò trung gian tài chính của mình trong nền kinh tế, đồng thời làm
giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp. Để
có thể tạo lập cơ chế hữu hiệu bảo vệ quyền chủ nợ, việc khắc phục và hoàn thiện
các bất cập của pháp luật hiện hành cần phải tiến hành đồng thời với việc nâng cao
nhận thức về vai trò của hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ đối với các
doanh nghiệp, TCTD, nền kinh tế và tạo lập một cơ chế thực thi nghiêm minh, có
hiệu quả các quy định pháp luật quan trọng này trên thực tế.
Thứ hai, hoạt động tín dụng là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm và nhiều
rủi ro. Rủi ro là sự kiện xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thương mại. Chính vì đặc trưng cơ bản trong hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng thương mại là kinh doanh tiền gửi – chức năng ban đầu là
nhận tiền gửi của xã hôi, sau đó ngân hàng thương mại đã trở thành các chủ thể
chuyên mua bán quyền sử dụng vốn, và tính hệ thống cao nên kinh doanh trong
ngân hàng có độ rủi ro cao gấp nhiều lần so với các doanh nghiệp trong các lĩnh
vực kinh doanh khác.
Hoạt động tín dụng thiết lập nên mối quan hệ kinh tế giữa hai chủ thể là
Ngân hàng và khách hàng. Rủi ro xuất hiện khi trong quan hệ tín dụng, khách hàng
không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng.
Sự ổn định của hoạt động tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đến sự phát
triển nền kinh tế ở mỗi quốc gia. Sự rối loạn hoạt động tín dụng thường dẫn đến
tình trạng khủng hoảng về kinh tế và xã hội. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á
năm 1997 là một minh chứng rõ ràng cho điều này. Chính vì vậy, ở mỗi quốc gia,
quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng là khách thể đặc biệt của pháp luật. Điều này
thể hiện ở việc pháp luật cho phép các TCTD tự do lựa chọn các biện pháp cần
thiết để bảo đảm an toàn pháp lý đối với các khoản vay. TCTD được áp dụng các
biện pháp bảo đảm tài sản đối với các khoản vay, có quyền xem xét, cấp tín dụng
cho khách hàng bằng tài sản bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TIẾNG VIỆT
1 Bộ tư pháp (2005), Thông tư liên tịch số 05/2005/TT-BTP-BTNMT ngày
16/06/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn đăng ký
thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội.
2 Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Thông tư liên tịch số
04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên
Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực
hiện quyền của người sử dụng đất, Hà Nội.
3 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất (có hiệu lực từ ngày 5/7/2014), Hà Nội.
4 Chính phủ (2006), Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày
29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
5 Chính phủ (2010), Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính
phủ về bán đấu giá tài sản, Hà Nội.
6 Chính phủ (2010), Nghị định số 83/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày
23/7/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
7 Chính phủ (2012), Nghị điṇh 11/2006/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính
Phủ về s ửa đổi, bổ sung một số điều của Nghi ̣điṇh 163/2006/NĐ-CP ngày
29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
8 Chính phủ (2013), Nghị định 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013 của Chính
phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công
chứng, có hiệu lực ngày 25/02/2013, Hà Nội.
9 Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính
phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, có hiệu lực từ
ngày 01/7/2014, Hà Nội.
10 Chính phủ (2014), Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ
Quy định về giá đất, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2014, Hà Nội.
11 Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp (2012), Báo cáo rà soát
các quy định của Luật Đất đai 2003 với các quy định của pháp luật về giao
dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
12 Bùi Ðức Giang (2011), “Một số hạn chế của chế định thế chấp quyền đòi nợ
theo quy định hiện hành”, Tạp chí Ngân hàng, (21), tháng 11.
13 Bùi Thị Thanh Hà (2005), Từ điển Bách khoa toàn thư của Việt Nam, NXB
Từ điển Bách khoa.
14 FIAS –World Bank (2006), Việt Nam tăng cường cơ hội tiếp cận tín dụng
thông qua cải cách về giao dịch bảo đảm, Hà Nội
15 Nguyên Linh (2006), Hướng xử lý nợ tín dụng, Thời báo Kinh tế Việt Nam.
16 Nguyễn Thị Nga (2009), Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất, Luận án
Tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật.
17 Ngân hàng nhà nước (2001), Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay
của Tổ chức Tín dụng với khách hàng, Hà Nội.
18 Ngân hàng nhà nước (2002), Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
số 28/2002/QĐ- NHNN ngày 11/01/2002 về sửa đổi Điều 2 Quyết định số
1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước về việc ban hành quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng với khách hàng,
Hà Nội.
19 Ngân hàng nhà nước (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ – NHNN ngày
03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ
chức tín dụng với khách hàng ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ –
NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban
hành quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng với khách hàng, Hà Nội.
20 Quốc Hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
21 Quốc Hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.
22 Quốc Hội (2004), Luật phá sản, Hà Nội.
23 Quốc Hội (2004), Bộ Luật tố tụng dân sự, Hà Nội.
24 Quốc Hội (2005), Bộ luật Dân sự Việt Nam, Hà Nội.
25 Quốc Hội (2006), Luật Công chứng, Hà Nội.
26 Quốc Hội (2008), Luật thi hành án dân sự, Hà Nội.
27 Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
28 Quốc Hội (2013), Luật đất đai, Hà Nội.
29 Đoàn Thái Sơn (2011), Vướng mắc, bất cập của việc thế chấp quyền sử dụng
đất trong hoạt động ngân hàng,
30 Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 02/2006/NQ-HÐTP ngày
12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán, Hà Nội.
31 Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày
3/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán, Hà Nội.
32 Hoàng Anh Tuấn (2006), Pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt
động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận
và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, khoa Luật, Ðại học Quốc gia Hà Nội.
33 Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật đất đai, Nhà xuất bản
Công an nhân dân, Hà Nội.
34 Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam,
Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
II. TRANG WED
35 Tạp chí thuế:
chap-Noi-kho-cua-cac-to-chuc-tin-dung/24806.tctc]
36
va-kinh-nghiem-cua-Nhat-Ban/14065.tctc
37 ngan-
ty-dong-no-xau-20131203032135624.htm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004880_3831.pdf