Công tác thi hành án dân sự ngày càng có vị trí, vai trò hết sức
quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn an ninh - trật
tự an toàn xã hội, đảm bảo cho các Bản án của Tòa án và các cơ
quan có thẩm quyền được thực thi trên thực tế. Với sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước, công tác thi hành án dân sự ngày càng có nhiều
chuyển biến tích cực đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất
nước. Các quy định của pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự hiện
nay đã tạo được hành lang pháp lý cơ bản bảo đảm cho công tác thi hành
án dân sự hiệu quả hơn, phù hợp hơn với yêu cầu của thực tiễn và tính
chất đặc thù của hoạt động thi hành án dân sự.
Tuy nhiên, bên cạnh đó đã cho thấy còn nhiều hạn chế và khó
khăn, vướng mắc trong cưỡng chế thi hành án dân sự. Việc nghiên
cứu và triển khai Đề án này sẽ tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng
mắc trong công tác thi hành án dân sự của tỉnh Đắk Lắk, góp phần24
thiết thực góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp
chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội,
tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước theo đúng
nguyên tắc đã được Hiến định: "Bản án, quyết định của Toà án nhân
dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn
trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp
hành” [55, tr.26].
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
/ ../..
../
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ KHẮC ĐỨC
PHÁP LUẬT VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỪ THỰC
TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH
CHÍNH
ĐẮK LẮK - NĂM 2017
2
Công trình được hoàn thành tại
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Lương Thanh Cường
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Quốc Sửu
Phản biện 2: TS. Vũ Anh Tuấn
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn Thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia.
Địa điểm: Phòng 07 – Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ,
Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia Khu vực Tây Nguyên.
Số: 51 Phạm Văn Đồng, phường Tân Hòa, thành phố Buôn
Ma Thuột.
Thời gian: 14 giờ 00 phút, ngày 26 tháng 5 năm 2017.
Có thể tìm hiểu Luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thi hành án dân sự là một trong những hoạt động quan đưa các
bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền ra thi hành trên thực
tế, đảm bảo cho quyền lực Tư pháp được thực thi trên thực tế, khôi
phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm hại.
Tuy nhiên, không phải bản án, quyết định nào cũng được
nghiêm chỉnh chấp hành, mà rất nhiều trường hợp phải sử dụng đến
biện pháp mạnh đó là cưỡng chế buộc thi hành án. Từ tình hình thực
tiễn công tác, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về cưỡng chế thi
hành án dân sự - Từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” làm Đề tài Luận văn tốt
nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Liên quan đến cưỡng chế thi hành án dân sự thì có nhiều bài viết
của nhiều tác giả trong Ngành cũng như ngoài Ngành được đăng tải
trên các báo, tạp chí khoa học, tài liệu chuyên Ngành. Tuy nhiên,
trong số các công trình nêu trên, chưa có công trình khoa học nào
nghiên cứu chuyên sâu ở bậc sau đại học về những vấn đề liên quan
đến hoạt động cưỡng chế thi hành án dân sự của tỉnh Đắk Lắk.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả điều chỉnh
pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự nói chung, tại tỉnh Đắk
Lắk nói riêng.
Nhiệm vụ:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động cưỡng chế thi hành
án dân sự trong quá trình giải quyết thi hành án.
2
- Đánh giá thực trạng chung về hoạt động cưỡng chế thi hành
án dân sự của tỉnh Đắk Lắk. Phân tích, đánh giá kết quả đã đạt
được; những tồn tại, hạn chế, vướng mắc và chỉ ra những nguyên
nhân của tồn tại, hạn chế, vướng mắc.
- Đề xuất các giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác
cưỡng chế thi hành án dân sự tại tỉnh Đắk Lắk.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của
pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự.
- Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Luận văn được nghiên cứu thực hiện tại Cục
Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng công
tác cưỡng chế thi hành án dân sự của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 –
2016, đưa ra phương hướng, giải pháp thực hiện trong giai đoạn
2017 – 2021.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận
văn
- Phương pháp luận: Để đạt được những mục đích đề ra, trong
quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phương pháp
như phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp, kết hợp lý luận với thực
tiễn, đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn để giải quyết
những vấn đề đặt ra trong Luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
3
- Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận chung về hoạt
động cưỡng chế thi hành án dân sự.
- Nêu ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa
hoạt động Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh
Đắk Lắk từ đó góp phần mang lại hiệu quả công tác thi hành án dân
sự của tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn tới.
7. Bố cục của luận văn
Nội dung của đề tài được trình bày trong 03 chương, cụ thể như
sau:
Chương 1: Lý luận về pháp luật cưỡng chế thi hành án dân sự.
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi
hành án dân sự tại tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về cưỡng
chế thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk.
Ngoài ra, luận văn còn có phần mở đầu, kết luận và danh mục
tài liệu tham khảo.
Chương 1
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CƯỠNG CHẾ
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1. 1. Khái quát chung về cưỡng chế thi hành án dân sự
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm cưỡng chế thi hành án dân sự
Cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp nghiêm khắc được
Chấp hành viên áp dụng trong quá trình tổ chức thi hành án, thể hiện
việc cơ quan Thi hành án dân sự sử dụng quyền lực nhà nước để
4
buộc người phải thi hành án thi hành nghĩa vụ mà bản án, quyết định
đã tuyên.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự có những đặc điểm:
Thứ nhất, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thể hiện
quyền năng đặc biệt của nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng
sức mạnh nhà nước.
Thứ hai, biện pháp cưỡng chế được áp dụng khi người phải thi
hành án không tự nguyện thi hành án, nhằm buộc họ phải thực hiện
nghĩa vụ của mình.
Thứ ba, đối tượng của biện pháp cưỡng chế là tài sản hoặc hành
vi của người phải thi hành án.
Thứ tư, người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế ngoài việc phải
thực hiện các nghĩa vụ trong bản án, quyết định, họ còn phải chịu
mọi chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự.
Thứ năm, các biện pháp cưỡng chế không những có hiệu lực đối
với người phải thi hành àn mà còn có hiệu lực đối với cơ quan, tổ
chức và các nhân có liên quan.
Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế:
Thứ nhất, chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy
định.
Thứ hai, chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế sau khi đã hết
thời hạn tự nguyện thi hành án.
Thứ ba, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án phải
tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần
thiết [26, tr.9].
5
Thứ tư, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào bản
án, quyết định và từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
1.1.2. Vai trò của cưỡng chế thi hành án dân sự
Đảm bảo lợi ích hợp pháp của nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân.
Giữ nghiêm kỷ cương pháp luật, trật tự an toàn xã hội.
Tránh việc lạm quyền của người thực thi công vụ, vì mục tiêu
nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
1.2. Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự
1.2.1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của pháp luật về cưỡng chế
thi hành án dân sự
Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự là tập hợp các chế
định được về cưỡng chế thi hành án dân sự được nhà nước quy định
cụ thể về cách thức sử dụng và hình thức sử dụng pháp luật để xử lý
tài sản của người phải thi hành án hoặc bắt buộc người phải thi hành
án thực hiện nghĩa vụ của mình theo nội dung Bản án, quyết định đã
tuyên.
Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự có những đặc điểm:
Thứ nhất, nó mang tính phổ biến, thống nhất, được quy định
trong Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thứ hai, nó có tính bắt buộc chung, không phụ thuộc vào ý kiến
chủ quan của mỗi người, dù muốn hay không muốn tất cả mọi người
tham gia việc cưỡng chế thi hành án đều phải chấp hành một cách
nghiêm chỉnh.
1.2.2. Nội dung pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự
1.2.2.1. Quy định về hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và
Chấp hành viên
6
Về hệ thống tổ chức thi hành án dân sự:
Hệ thống cơ quan thi hành án dân sự bao gồm cơ quan quản lý
thi hành án dân sự và cơ quan Thi hành án dân sự [57, tr.7].
Cơ quan quản lý Thi hành án dân sự gồm có: cơ quan quản lý
thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp và cơ quan quản lý thi hành
án thuộc Bộ Quốc phòng.
Cơ quan Thi hành án dân sự gồm có: Cơ quan Thi hành án
dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cơ quan thi hành
án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Cơ quan thi
hành án quân khu và tương đương.
Quy định về Chấp hành viên
Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành
các bản án, quyết định theo quy định. Chấp hành viên có ba ngạch là
Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên
cao cấp.
Quy định về thẩm quyền áp dụng và tổ chức thực hiện các biện
pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Chấp hành viên có quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo
đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch
cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án; Quyết định áp
dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho
đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và
các khoản phải nộp khác.
1.2.3. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về cưỡng
chế thi hành án dân sự
1.2.3.1. Năng lực thực thi công vụ của cơ quan thi hành án
dân sự, chấp hành viên thi hành án dân sự
7
Chấp hành viên phải có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để có
thể áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, năng động, linh hoạt, khéo
léo, hiệu quả cao. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Chấp hành viên
bao gồm nhiều yếu tố, như: trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật; ý
thức pháp luật nghề nghiệp; kỹ năng nghiệp vụ công tác; phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống...
1.2.3.2. Ý thức pháp luật của các bên liên quan trong
cưỡng chế thi hành án dân sự
Ý thức chấp hành pháp luật của các bên thể hiện qua thái độ tự
giác, tự nguyện thi hành án. Nếu đương sự có ý thức cao thì hiệu quả
sẽ cao, làm giảm việc áp dụng biện pháp cưỡng chế. Ngược lại, nếu ý
thức thấp, thì hiệu quả thi hành án cũng sẽ thấp và làm tăng việc áp
dụng biện pháp cưỡng chế. Kết quả của tự nguyện thi hành án là tiền
đề, cơ sở và là căn cứ để Chấp hành viên quyết định áp dụng biện
pháp cưỡng chế thi hành án hay không.
1.2.3.3. Sự phối hợp của các bên liên quan trong cưỡng chế
thi hành án dân sự
Việc phối hợp tốt với các cơ quan, tổ chức, ban ngành liên
quan trong thi hành án dân sự là một trong những yếu tố quan trọng
quyết định hiệu quả của công tác thi hành án dân sự. Có thể nói, nếu
cơ quan thi hành án dân sự nhận được sự phối hợp hỗ trợ tốt từ các
cơ quan, ban ngành liên quan thì công tác thi hành án dân sự sẽ đạt
kết quả cao, việc tổ chức thi hành án của Chấp hành viên sẽ có nhiều
thuận lợi.
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
8
Hoạt động thi hành án là công đoạn cuối cùng, bảo đảm cho bản
án, quyết định của Toà án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính
nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần
giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của
bộ máy nhà nước.
Để công tác thi hành án dân sự đạt được hiệu quả, thì không thể
thiếu các biện pháp cưỡng chế thi hành án, là các biện pháp mạnh, sử
dụng quyền lực nhà nước, thể hiện tính nghiêm khắc, nghiêm minh
của pháp luật, giữ vững kỷ cương phép nước, bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Thực trạng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự
2.1.1 Quy định về thủ tục cưỡng chế
Giai đoạn 1: Xác minh tài sản. Trước khi tiến hành kê biên,
chấp hành viên phải tiến hành xác minh tài sản của người phải thi
hành án. Việc xác minh phải tiến hành trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày ra quyết định thi hành án hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu
xác minh của đương sự.
Giai đoạn 2: Thông báo cưỡng chế kê biên. Trước khi kê
biên tài sản chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp
xã, phường hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương
9
sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài
sản kê biên ít nhất là 03 ngày làm việc, trừ trường hợp cần ngăn chặn
đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
Giai đoạn 3: Kê biên tài sản. Việc kê biên tài sản phải lập
biên bản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên
Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên
bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến
của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự
và ý kiến của người làm chứng.
2.1.2. Quy định về biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi
hành án dân sự
Biện pháp bảo đảm thi hành án: Biện pháp bảo đảm thi hành
án dân sự là biện pháp hạn chế hoặc tạm thời cấm sử dụng, định
đoạt, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành
án nhằm ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện việc tẩu tán,
hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, trốn tránh việc thi hành án, làm
cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trong trường
hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án.
Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự: Biện pháp cưỡng chế
là những cách thức cưỡng chế được nhà nước quy định để Chấp hành
viên áp dụng trong quá trình tổ chức thi hành án, gồm 06 biện pháp: (1)
Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của
người phải thi hành án; (2) Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
(3) Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang
do người thứ ba giữ; (4) Khai thác tài sản của người phải thi hành án; (5)
Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ; (6) Buộc
10
người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc
nhất định [57, tr.40].
2.1.2. Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong cưỡng chế
thi hành án dân sự
Về khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền
khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi
hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định,
hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
mình [57, tr.67].
Thời hiệu khiếu nại đối với quyết định, hành vi đối với quyết
định về áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản là 03 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được quyết định. Đối với quyết định, hành vi về áp
dụng biện pháp bảo đảm khác là 10 ngày, kể từ ngày nhận được
quyết định hoặc biết được hành vi đó.
Về tố cáo và giải quyết tố cáo:
Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi
hành án dân sự, Chấp hành viên và công chức khác làm công tác thi
hành án dân sự gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
[57, tr.73].
2.2 Thực trạng tổ chức bộ máy và khái quát tình hình thi
hành án dân sự ở tỉnh Đắk Lắk
2.2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy
Hệ thống Thi hành án dân sự của tỉnh Đắk Lắk gồm có Cục
Thi hành án dân sự tỉnh và 15 Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc.
Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk là cơ quan trực thuộc Tổng cục
11
Thi hành án dân sự, thực hiện chức năng thi hành án dân sự, có
nhiệm vụ giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quản
lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan thi hành án dân
sự địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy
định của pháp luật.
Chấp hành viên thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk
Lực lượng Chấp hành viên các cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Đắk
Lắk có tổng cộng 88 Chấp hành viên (trong đó có 18 Chấp hành
viên Trung cấp, 70 Chấp hành viên sơ cấp), được phân bổ tương ứng
với quy mô địa gới hành chính, số biên chế công chức được giao và
khối lượng án của từng đơn vị phai giải quyết trong năm
2.2.2. Kết quả tổ chức thi hành án dân sự ở tỉnh Đắk Lắk
Kết quả thi hành án về việc:
Năm 2011: Thụ lý 17.473 việc, trong đó có điều kiện thi hành
11.397 việc. Kết quả đã giải quyết xong 10.292 việc, đạt tỷ lệ
90,30% trên số việc có điều kiện thi hành.
Năm 2012: Thụ lý 17.322 việc, trong đó có điều kiện thi hành
11.938 việc. Kết quả đã giải quyết xong 10.844 việc, đạt tỷ lệ
90,84% trên số việc có điều kiện thi hành.
Năm 2013: Thụ lý 17.185 việc, trong đó có điều kiện thi hành
13.411 việc. Kết quả đã giải quyết xong 12.327 việc, đạt tỷ lệ
91,92% trên số việc có điều kiện thi hành.
Năm 2014: Thụ lý 17.080 việc, trong đó có điều kiện thi hành
13.699 việc. Kết quả đã giải quyết xong 12.832 việc, đạt tỷ lệ
93,67% trên số việc có điều kiện thi hành.
12
Năm 2015: Thụ lý 16.636 việc, trong đó có điều kiện giải quyết
13.043 việc. Kết quả đã giải quyết xong 12.327 việc, đạt tỷ lệ
94,51% trên số việc có điều kiện thi hành.
Năm 2016: Thụ lý 17.705 việc, trong đó có điều kiện thi hành
14.819 việc. Kết quả đã giải quyết xong 12.276 việc, đạt tỷ lệ
82,84% trên số việc có điều kiện thi hành.
Kết quả thi hành án về tiền:
Năm 2011: Thụ lý 1.002 tỷ 745 triệu 564 ngàn đồng, trong đó
có điều kiện thi hành 292 tỷ 656 triệu 761 ngàn đồng. Kết quả đã tổ
chức thi hành xong 251 tỷ 666 triệu 484 ngàn đồng, đạt tỷ lệ 85,99%
trên số tiền có điều kiện thi hành.
Năm 2012: Thụ lý 1.131 tỷ 650 triệu 874 ngàn đồng, trong đó
có điều kiện thi hành 323 tỷ 698 triệu 845 ngàn đồng. Kết quả đã tổ
chức thi hành xong 259 tỷ 957 triệu 526 ngàn đồng, đạt tỷ lệ 80,31%
trên số tiền có điều kiện thi hành.
Năm 2013: Thụ lý 1.046 tỷ 281 triệu 945 ngàn đồng, trong đó
có điều kiện thi hành 606 tỷ 304 triệu 383 ngàn đồng. Kết quả đã tổ
chức thi hành xong 527 tỷ 113 triệu 175 ngàn đồng, đạt tỷ lệ 86,94%
trên số tiền có điều kiện thi hành.
Năm 2014: Thụ lý 1.749 tỷ 127 triệu 263 ngàn đồng, trong đó
có điều kiện thi hành 1.439 tỷ 597 triệu 130 ngàn đồng. Kết quả đã tổ
chức thi hành xong 1.300 tỷ 541 triệu 760 ngàn đồng, đạt tỷ lệ
90,34% trên số tiền có điều kiện thi hành.
Năm 2015: Thụ lý 1.072 tỷ 183 triệu 085 ngàn đồng, trong đó
có điều kiện thi hành 543 tỷ 010 triệu 195 ngàn đồng. Kết quả đã tổ
chức thi hành xong 478 tỷ 115 triệu 191 ngàn đồng, đạt tỷ lệ 88,05%
trên số tiền có điều kiện thi hành.
13
Năm 2016: Thụ lý 1.144 tỷ 356 triệu 129 ngàn đồng, trong đó
có điều kiện thi hành 906 tỷ 852 triệu 835 ngàn đồng. Kết quả đã tổ
chức thi hành xong 359 tỷ 095 triệu 578 ngàn đồng, đạt tỷ lệ 39,60%
trên số tiền có điều kiện thi hành.
Kết quả thi hành án trong giai đoạn 2011 - 2016 được thể hiện
qua Biểu đồ sau đây:
Biểu 2.1. Kết quả THA về việc Biểu 2.2. Kết quả THA về tiền
Qua kết quả tổ chức thi hành án trên cho thấy, khối lượng và kết
quả thi hành xong đạt được ngày càng lớn về số việc và số tiền thi
hành án.
2.2.3 Thực trạng thực hiện cưỡng chế thi hành án
Năm 2011: trong số 9.0005 việc, với số tiền 163.851.641.000
đồng có điều kiện thi hành, đã áp dụng biện pháp cưỡng chế 1.875
việc với số tiền 68.125.635.000 đồng, chiếm tỷ lệ 20,82% số tiền có
điều kiện thi hành; chiếm 23,49% số việc và việc và 41,58% số tiền
thi hành xong.
Năm 2012: trong số 11.397 việc, với số tiền 292.656.761.000
đồng có điều kiện thi hành, đã áp dụng biện pháp cưỡng chế 2.302
việc, với số tiền 152.635.211.000 đồng, chiếm tỷ lệ 20,20% số việc
và 52,16% số tiền có điều kiện thi hành; chiếm tỷ lệ 22,37% số việc
và 60,65% số tiền thi hành xong.
Biểu đồ 3: Kết quả THA về tiền
0
200.000.000
400.000.000
600.000.000
800.000.000
1.000.000.000
1.200.000.000
1.400.000.000
1.600.000.000
1.800.000.000
2.000.000.000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
S
ố
tiề
n
(Đ
vt
: 1
.0
00
đ
ồn
g)
Tổng tiền thụ lý
Số tiền có điều kiện thi hành
Số tiền đã giải quyết xong
Biểu đồ số 2: Kết quả THA về việc
0
2.000
4.000
6.000
8.000
10.000
12.000
14.000
16.000
18.000
20.000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
T
ổ
n
g
s
ố
v
iệ
c
Tổng số việc thụ lý THA
Số việc có điều kiện thi hành
Số việc đã giải quyết xong
14
Năm 2013: trong số 11.938 việc, với số tiền 323.698.845.000
đồng có điều kiện thi hành, đã áp dụng biện pháp cưỡng chế 2.657
việc, với số tiền 167.235.648.000 đồng, chiếm tỷ lệ 22,26% số việc
và 57,84% số tiền có điều kiện thi hành; chiếm 24,50% số việc và
72,03% số tiền thi hành xong.
Năm 2014: trong số 13.411 việc với số tiền 606.304.383.000
đồng có điều kiện thi hành, đã áp dụng biện pháp cưỡng chế 4.689
việc, với số tiền 326.236.525.000 đồng, chiếm tỷ lệ 34,96% số việc
và 53,81% số tiền có điều kiện thi hành; chiếm 38,04% số việc và
61,89% số tiền thi hành xong.
Năm 2015: trong số 13.699 việc với số tiền
1.439.597.130.000 đồng có điều kiện thi hành, đã áp dụng biện
pháp cưỡng chế 4.356 việc, với số tiền 768.365.546.000 đồng,
chiếm tỷ lệ 31,80% số việc và 53,37% số tiền có điều kiện thi
hành; chiếm 33,95% số việc và 59,08% số tiền thi hành xong.
Năm 2016: trong số 14.819 việc, với số tiền 906.852.835.000
đồng có điều kiện thi hành, đã áp dụng biện pháp cưỡng chế 4.223
việc, với số tiền 596.053.981.000 đồng chiếm tỷ lệ 28,49% s việc và
65,72% số tiền có điều kiện thi hành; chiếm 34,40% số việc và
54,59% số tiền thi hành xong.
2.2.4. Nhận xét về thực hiện pháp luật cưỡng chế thi hành án
dân sự ở Đắk Lắk
2.2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đã góp phần tạo chuyển
biến cơ bản trong công tác thi hành án dân sự, nâng cao hiệu quả
hoạt động thi hành án, giữ vững kỷ cương phép nước và tính nghiêm
minh của pháp luật.
15
Biểu đồ 6: Số việc cưỡng chế/số việc
có điều kiện thi hành
0
2.000
4.000
6.000
8.000
10.000
12.000
14.000
16.000
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
S
ố
v
iệ
c
Số việc có điều kiện t hi hành
Số việc áp dụng BPCC
Biểu đồ7: Số tiền cưỡng chế/số tiền có điều
kiện thi hành
0
200.000.000
400.000.000
600.000.000
800.000.000
1.000.000.000
1.200.000.000
1.400.000.000
1.600.000.000
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
S
ố
t
iề
n
(
Đ
v
t:
1
.0
0
0
V
N
Đ
)
Số t iền có điều kiện thi hành
Số t iền áp dụng BPCC
Từ kết quả cưỡng chế cho thấy, đây là biện pháp rất quan trọng
của hoạt động thi hành án dân sự, nó có vai trò to lớn, ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả tổ chức thi hành án. Kết quả các việc thi hành xong do
áp dụng biện pháp cưỡng chế chiếm một phần đáng kể trong tổng số
việc thi hành xong, đặc biệt là số tiền thi hành án của các vụ việc này
là rất lớn.
Trong thi hành án dân sự có hai loại việc thi hành án: loại việc
thi hành án chủ động và loại việc thi hành án theo yêu cầu. Trong đó,
loại việc thi hành án chủ động chiếm tỷ lệ lớn (trên 70% tổng số việc),
nhưng số tiền thi hành án của loại việc này lại chiếm tỷ lệ nhỏ (chưa đến
10% tổng số tiền thụ lý).
Do số việc thi hành án chủ động chiếm tỷ trọng rất lớn trong
tổng số việc thụ lý thi hành (trên 70%), nhưng giá trị tiền thi hành án
lại nhỏ, thụ lý thi hành chiếm chưa đầy 1/10 tổng số tiền thụ lý thi
hành. Kết quả thi hành án cho thấy, số việc thi hành án chủ động
được thi hành xong chiếm tỷ lệ vượt trội, nhưng kết quả thi hành
xong về tiền thì loại việc thi hành án theo đơn lại chiếm tỷ lệ cơ bản.
Cụ thể:
Biểu 2.5. Số việc cưỡng chế/số việc
có điều kiện thi hành
Biểu 2.6. Số tiền cưỡng chế/số
việc có điều kiện thi hành
16
Bảng 2.6 Cơ cấu tỷ lệc việc THA chủ động và theo yêu cầu
Số việc thi hành
xong
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Số việc chủ động
Đã thi hành xong
8.832 9.223 9.879 10.732 10.721 11.055
Số việc theo đơn
Đã thi hành xong
1.460 1.621 2.448 2.100 1.606 1.221
Tỷ lệ việc chủ
động thi hành
xong trên tổng số
việc thi hành
xong
85,81% 85,05% 80,14% 83,63% 86,97% 90,05%
(Nguồn: Báo cáo thống kê kết quả thi hành án dân sự năm 2011, 2012,
2013, 2014, 2015 và 2016 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk).
Kết quả thi hành góp phần tích cực, quan trọng vào sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là góp
phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh
thông qua hoạt động thu hồi nợ, giảm nợ xấu và mở rộng tín dụng,
Nguyên nhân
Công tác thi hành án dân sự của tỉnh Đắk Lắk nhận được sự quan
tâm của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự và sự quan tâm của
cấp ủy, chính quyền địa phương cùng các cơ quan hữu quan.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn của
tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua luôn được giữ vững, việc tổ chức thi
hành án nhận được sự quan tâm, phối hợp của cấp ủy, chính quyền và
các cơ quan hữu quan.
Đội ngũ công chức và người lao động của Ngành Thi hành án dân
sự tỉnh đã từng bước trưởng thành, được đào tạo tương đối cơ bản, có ý
chí khắc phục khó khăn để vươn lên, có tinh thần trách nhiệm trong
công tác, có ý thức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
17
2.2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thi hành án dân sự
của tỉnh Đắk Lắk trong các năm qua vẫn còn một số hạn chế, tồn tại
như:
Kết quả công tác thi hành án dân sự giữa các đơn vị trong tỉnh chưa
đồng đều, có nhiều đơn vị duy trì kết quả ở mức cao, tuy nhiên kết quả
của một số Chi cục Thi hành án dân sự vẫn chưa cao, làm ảnh hưởng
đến kết quả chung của toàn Ngành. Trong quá trình tổ chức thi hành án,
có một số Chấp hành viên vẫn còn vi phạm trong áp dụng trình tự, thủ
tục thi hành án dân sự, như: chậm tiến hành xác minh và tổ chức thi
hành án, thậm chí có trường hợp vi phạm về trách nhiệm công vụ dẫn
đến bị xem xét xử lý trách nhiệm hình sự.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Công tác thi hành án dân sự của tỉnh Đắk Lắk trong những năm
qua đã có những chuyển biến tích cực, số việc, số tiền giải quyết
xong của năm sau luôn cao hơn năm trước, theo hướng ngày càng
bền vững. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế một công cụ không thể
thiếu trong tổ chức thi hành án, biểu hiện rõ ràng nhất là kết quả thi
hành án từ việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế chiếm tỷ lệ đáng kể
so với tổng số lượng án phải thi hành.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thi hành án dân sự
của tỉnh còn bộc lộ một số hạn chế như: người phải thi hành án là các
tổ chức và cá nhân chưa chấp hành nghiêm chỉnh Bản án, quyết định
của Tòa án và cơ quan có thẩm quyền; công tác phối hợp giữa các
cấp, các ngành trong thi hành án vẫn có lúc, có nơi chưa thực sự chặt
chẽ và hiệu quả; một số cấp uỷ, chính quyền địa phương có lúc, có
nơi chưa quan tâm đúng mức trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều
kiện cho hoạt động của các cơ quan Thi hành án dân sự.
18
Để tạo chuyển biến lớn trong công tác thi hành án dân sự của
tỉnh, cần các giải pháp cả về lý luận lẫn thực tiễn để triển khai thực
hiện, đưa công tác này đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu nhiệm vụ trong
thời gian tới.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH
ĐẮK LẮK
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế thi hành
án dân sự từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự
theo hướng đề cao trách nhiệm Thủ trưởng cơ quan Thi hành án
dân sự và cá nhân Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự
Chấp hành viên là người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án
giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức thi hành án, đồng thời là chủ thể chịu
trách nhiệm chính trước pháp luật về những hành vi của mình và
được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về
cưỡng chế thi hành án dân sự theo hướng đề cao trách nhiệm Thủ
trưởng cơ quan thi hành án dân sự và cá nhân Chấp hành viên cơ
quan Thi hành án dân sự.
3.1.2. Minh bạch hóa quá trình cưỡng chế thi hành án dân sự
Quá trình tổ chức thi hành án dân sự cũng như quá trình cưỡng
chế thi hành án phải được minh bạch hóa. Chấp hành viên và cơ
quan Thi hành án dân sự phải thông báo đầy đủ, ngay từ khi phát
sinh nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc thi hành án.
3.1.3. Xã hội hóa thi hành án dân sự
Xã hội hóa thi hành án dân sự bằng việc nhà nước cho phép sự
tham gia của Thừa phát lại, nhằm góp phần nâng cao nhận thức không
19
những đối với cơ quan nhà nước mà còn đối với người dân về một
chủ trương mới của Đảng, Nhà nước. Đối với hoạt động tư pháp và
liên quan, hỗ trợ tích cực cho các hoạt động tư pháp được nhanh hơn,
hiệu quả hơn, góp phần giảm tải công việc của các cơ quan tư pháp,
trước hết là của Tòa án và Cơ quan Thi hành án dân sự.
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế thi hành
án dân sự từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk
3.2.1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về
cưỡng chế thi hành án dân sự
Cần tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định của pháp luật về thi
hành án dân sự hiện còn bất cập, vướng mắc, cụ thể là:
- Các vấn đề liên quan đến Luật Thi hành án dân sự, những vấn
đề liên quan đến Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định còn thiếu,
chưa rõ, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- Có những vấn đề đã được Luật, Nghị định quy định và các văn
bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cơ
quan Thi hành án dân sự địa phương còn lúng túng, còn có cách hiểu
khác nhau, chưa thống nhất.
- Có những vấn đề phát sinh trong thực tiễn nhưng pháp luật
chưa có quy định, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ
chức thi hành án.
- Có những vấn đề liên quan đến các văn bản khác có liên quan
cần sửa đổi, bổ sung.
3.2.2. Xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể trong quá
trình cưỡng chế thi hành án dân sự
Trách nhiệm của các bên liên quan cũng như của đương sự cần
được thể chế, xác định rõ ràng, phải có tính ràng buộc trách nhiệm,
20
đề cao tính nghiêm khắc và nghiêm minh, nhằm nâng cao hiệu quả
thực thi quyền lực nhà nước trong thi hành án dân sự.
3.2.3. Nâng cao năng lực thực thi công vụ của Chấp hành
viên cơ quan Thi hành án dân sự
Thứ nhất, cần tổ chức tập huấn chuyên sâu về nội dung, trình tự, thủ
tục thực hiện việc kê biên, xử lý tài sản để thi hành án, các quy định của
pháp luật có liên quan.
Thứ hai, tổ chức kiểm tra các hoạt động kê biên, xử lý tài sản để thi
hành án, nhất là các vụ việc có giá trị lớn. Kịp thời phát hiện các sai sót để
khắc phục, thông tin rộng rãi, phổ biến các dạng sai sót, vi phạm, tồn tại,
hạn chế trong tác nghiệp thi hành án trong toàn hệ thống để Chấp hành
viên, công chức làm công tác thi hành án tổ chức nghiên cứu, đối chiếu và
rút kinh nghiệm chung.
Thứ ba, tập trung chỉ đạo Chấp hành viên thực hiện tốt công tác xác
minh điều kiện thi hành án của đương sự, làm rõ các thông tin về tài sản,
trên cơ sở đó, làm việc với cơ quan nhà nước quản lý chuyên ngành để
giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc phát sinh, làm rõ trường hợp
nào có thể kê biên thì áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản đảm bảo thi
hành án và trường hợp nào không thực hiện được việc kê biên thì cần kịp
thời báo cáo, phối hợp với cơ quan hữu quan hoặc có biện pháp giải quyết
phù hợp, đúng quy định.
3.2.4. Bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có trách
nhiệm trong cưỡng chế thi hành án dân sự
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành, đơn
vị mình, các cơ quan hữu quan phải có trách nhiệm chỉ đạo hoặc đề
xuất chỉ đạo đối với tập thể, cá nhân thuộc ngành, đơn vị mình phối
hợp chặt chẽ với cơ quan Thi hành án dân sự; xem xét, giải quyết các
21
vấn đề có liên quan đến chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có
liên quan trong thi hành án dân sự.
3.2.5. Đẩy mạnh xã hội hóa thi hành án dân sự
Triển khai trên địa bàn tỉnh các Văn phòng Thừa phát lại, giúp
cơ quan Thi hành án dân sự giảm tải được các công việc về tống đạt
văn bản thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, tạo cơ chế vừa
phối hợp, hỗ trợ vừa cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực thi hành
án, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án.
3.2.6. Các giải pháp riêng cho tỉnh Đắk Lắk
Nhóm giải pháp thứ 01: Đổi mới công tác tổ chức cán bộ, chấn
chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính, giáo dục nâng cao phẩm chất
chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ Chấp hành viên của tỉnh.
Tăng cường công tác tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ Chấp hành viên; Thường xuyên
theo dõi, giúp đỡ, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ vướng mắc khó khăn
trong công tác cho Chấp hành viên, công chức thi hành án.
Nhóm giải pháp thứ 02: Thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra
công tác thi hành án dân sự, kiểm tra toàn diện và kiểm tra theo
chuyên đề
Hàng năm tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 30% và ít nhất 20%
tổng số các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc
Nhóm giải pháp thứ 03: Nâng cao năng lực quản lý tổ chức
thi hành án dân sự của Chi cục trưởng đối với Chấp hành viên các
Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc
Chỉ đạo rà soát, sửa đổi bổ sung Quy chế làm việc của các Chi
cục Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc. Phân công cụ thể nhiệm
vụ quyền hạn cho Lãnh đạo Chi cục và cán bộ công chức theo
22
phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian hoàn
thành”;
Nhóm giải pháp thứ 04: Nâng cao năng lực nghiệp vụ tổ chức
thi hành án cho Chấp hành viên, bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh
các quy định của pháp luật.
Tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, trình trự, thủ tục theo quy định
của pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định của pháp luật có
liên quan; Tổ chức thi hành án kịp thời, liên tục, không để gián đoạn,
chấp hành nghiêm chỉnh thời hạn, thời hiệu ban hành các văn bản về
thi hành án dân sự.
Nhóm giải thứ 05: thành lập các Tổ, Đội công tác của Cục Thi
hành án dân sự tỉnh trực tiếp xuống từng Chi cục Thi hành án dân sự
để kiểm tra, đôn đốc, nắm bắt tình hình, chỉ đạo và hướng dẫn về
chuyên môn nghiệp vụ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với
từng đơn vị Thi hành án dân sự trực thuộc, từng Chấp hành viên và
từng vụ việc thi hành án cụ thể.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Cưỡng chế thi hành án dân sự với tính chất đặc thù là dùng
quyền lực nhà nước áp đặt đối với đối tượng bị cưỡng chế thi hành
án dân sự, bảo đảm cho các bản án, quyết định được nghiêm chỉnh
thi hành, góp phần thực hiện chức năng quản lý xã hội của Nhà nước.
Hiệu quả cưỡng chế thi hành án dân sự ảnh hưởng bởi nhiều hoạt
động, công đoạn khác nhau, từ xác minh điều kiện cưỡng chế, đến
lựa chọn biện pháp cưỡng chế, ra quyết định cưỡng chế và tổ chức
thực hiện quyết định cưỡng chế .v.v.
Cưỡng chế thi hành án dân sự không chỉ phát huy hiệu quả ngay
sau khi tiến hành xong một vụ việc cưỡng chế cụ thể mà còn phát
huy tác dụng trong một thời gian dài sau đó. Thực trạng cưỡng chế
23
thi hành án cũng đã chỉ ra rằng, việc cưỡng chế thi hành án dân sự để
có thể thành công, đạt được hiệu quả phụ thuộc rất nhiều yếu tố
Những bất cập của lý luận và pháp luật về cưỡng chế thi hành
án dân sự được phát hiện thông qua thực tiễn cưỡng chế thi hành án
dân sự được coi là tiêu chí có ý nghĩa quan trọng hơn đối với các nhà
nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước, nhưng ở góc độ đánh giá
khác, những vi phạm trong cưỡng chế thi hành án dân sự không được
phát hiện và xử lý thì cưỡng chế thi hành án dân sự cũng chưa hiệu
quả. Với các giải pháp đã được đưa ra, công tác thi hành án dân sự
của tỉnh Đắk Lắk sẽ đạt được nhiều kết quả khả quan trong thời gian
tới.
KẾT LUẬN LUẬN VĂN
Công tác thi hành án dân sự ngày càng có vị trí, vai trò hết sức
quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn an ninh - trật
tự an toàn xã hội, đảm bảo cho các Bản án của Tòa án và các cơ
quan có thẩm quyền được thực thi trên thực tế. Với sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước, công tác thi hành án dân sự ngày càng có nhiều
chuyển biến tích cực đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất
nước. Các quy định của pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự hiện
nay đã tạo được hành lang pháp lý cơ bản bảo đảm cho công tác thi hành
án dân sự hiệu quả hơn, phù hợp hơn với yêu cầu của thực tiễn và tính
chất đặc thù của hoạt động thi hành án dân sự.
Tuy nhiên, bên cạnh đó đã cho thấy còn nhiều hạn chế và khó
khăn, vướng mắc trong cưỡng chế thi hành án dân sự. Việc nghiên
cứu và triển khai Đề án này sẽ tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng
mắc trong công tác thi hành án dân sự của tỉnh Đắk Lắk, góp phần
24
thiết thực góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp
chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội,
tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước theo đúng
nguyên tắc đã được Hiến định: "Bản án, quyết định của Toà án nhân
dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn
trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp
hành” [55, tr.26].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_phap_luat_ve_cuong_che_thi_hanh_an_dan_su_t.pdf