Kiểm toán Nhà nước được thành lập và hoạt động năm 1994 theo Nghị định
70/CP, ngày 11/07/1994 của Chính phủ và Nghị định số 93/2003/NĐ-CP ngày
13/8/2003. Sau đó Luật Kiểm toán nhà nước đã được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 14/6/2005
và có hiệu lực thi hành từ 1/1/ 2006. Luật Kiểm toán nhà nước đã quy định :
Kiểm toán Nhà nước “là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính
Nhà nước do Quốc hội thành lập hoạt động độc lập và chỉ tuân thủ pháp luật;
Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân
thủ, kiểm toán hoạt động đối với mọi cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách,
tiền và tài sản nhà nước” [21, Điều 13, 14].
Kiểm toán Nhà nước bằng hoạt động kiểm toán có trách nhiệm đánh giá và
xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết
toán của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế Nhà nước và
các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội có sử dụng kinh phí củ a nhà nước cụ thể
như sau:
Kiểm toán Báo cáo quyết toán Ngân sách tỉnh, thành phố trực t huộc trung
ương. Kiểm toán báo cáo tài chính của các Bộ, các cơ quan thuộc Quốc hội, Tòa án
nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các đơn vị sự nghiệp công, các đoàn thể qu ần
chúng, các tổ chức xã hội có sử dụng kinh phí của Nhà nước, báo cáo quyết toán
của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hoặc có vốn đầu tư của nhà nước và
các cơ quan tổ chức khác. Kế hoạch kiểm toán hàng năm do Kiểm toán Nhà nước
quyết định và báo cáo với Quốc hội, Chính phủ trước khi thực hiện.
20 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2753 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận văn Pháp luật về dịch vụ kiểm toán độc lập ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ KHUYÊN
PH¸P LUËT VÒ DÞCH Vô KIÓM TO¸N §éC LËP
ë VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BÙI NGỌC CƢỜNG
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Khuyên
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ KIỂM
TOÁN VÀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP .......................... 11
1.1. Khái quát về dịch vụ kiểm toán ...................................................... 11
1.1.1. Khái niệm dịch vụ kiểm toán ............................................................. 11
1.1.2. Phân biệt hoạt động kiểm toán độc lập với hoạt động kiểm toán
Nhà nước và kiểm toán nội bộ ............................................................. 9
1.2. Pháp luật về dịch vụ kiểm toán độc lập ............................................ 14
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ KIỂM
TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM .................................................... 19
2.1. Những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về dịch vụ
kiểm toán độc lập .............................................................................. 19
2.1.1. Quy định về doanh nghiệp kiểm toán ................................................ 19
2.1.2. Quy định về hợp đồng kiểm toán...29
2.1.3. Quy định về kiểm toán viên và tổ chức nghề nghiệp kiểm toán ........ 32
2.1.4. Quy định về báo cáo kiểm toán và hoạt động dịch vụ kiểm toán ...... 41
2.2. Thực trạng thi hành pháp luật về kiểm toán độc lập ................... 48
2.2.1. Những kết quả đã đạt được trong việc thi hành pháp luật về dịch
vụ kiểm toán ....................................................................................... 48
2.2.2. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật
dịch vụ kiểm toán ............................................................................... 51
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ DỊCH VỤ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP ............................ 59
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về dịch vụ kiểm toán
độc lập ............................................................................................... 59
3.1.1. Đảm bảo tính độc lập của hoạt động kiểm toán ................................. 59
3.1.2. Phù hợp với cam kết của Việt Nam và mở cửa thị trường dịch vụ
kiểm toán ............................................................................................ 61
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ kiểm toán phải đặt trong giải
pháp tổng thể hoàn thiện pháp luật về kế toán, tài chính ................... 62
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về dịch vụ kiểm toán
độc lập ................................................................................................ 63
3.2.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định về kiểm toán viên, doanh nghiệp
kiểm toán ............................................................................................ 63
3.2.2. Sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức nghề nghiệp kiểm toán .... 64
3.2.3. Hoàn thiện các quy định về báo cáo kiểm toán, hợp đồng dịch vụ
kiểm toán ............................................................................................ 65
3.2.4. Sửa đổi và bổ sung các quy định về chuẩn mực kiểm toán ............... 68
3.3. Một số giải pháp đảm bảo thực thi có hiệu quả pháp luật về
dịch vụ kiểm toán ............................................................................. 69
3.3.1. Trao thêm quyền cho tổ chức thực hiện chức năng kiểm tra chất
lượng dịch vụ kiểm toán độc lập từ bên ngoài ................................... 69
3.3.2. Xây dựng mô hình kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán độc
lập từ bên ngoài .................................................................................. 71
3.3.3. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động kiểm toán
độc lập ................................................................................................ 73
3.3.4. Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật kiểm toán .................... 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 77
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A&C: Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán và tư vấn
AASC: Công ty dịch vụ, tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán
ACCA: Hội Kế toán viên công chứng Anh quốc (Association of
Chartered Certified Accountants – viết tắt ACCA)
AFC: Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Việt Nam
AICPA: Viện kế toán viên công chứng Hoa Kỳ
BCKT: Báo cáo kiểm toán
BCTC: Báo cáo tài chính
BTC: Bộ Tài Chính
CPA: Hội Kế toán viên công chứng Australia (Certified Practising
Accountants Australia)
DN: Doanh nghiệp
DTL: Công ty TNHH kiểm toán
DTT: Hãng kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu
HKSA: Hiệp hội kế toán Hồng Kông
ICAEW: Hiệp hội kế toán chuyên nghiệp Anh và xứ Wales
IFAC: Liên đoàn kiểm toán quốc tế
IIA: Viện kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ
IMA: Hội Kế toán viên quản trị (Institute of management
Accountants – viết tắt IMA)
ISD: Phòng dịch vụ quốc tế
KTĐL: Kiểm toán độc lập
KTNB: Kiểm toán nội bộ
KTNN: Kiểm toán Nhà nước
M&H: Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán và thẩm định giá
NĐ: Nghị định
NĐT: Nhà đầu tư
QH: Quốc Hội
SEC: Ủy ban bảo vệ và trao đổi tiền tệ
TT: Thông tư
U&I: Công ty TNHH kiểm toán
VAA: Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam
VACO: Công ty Kiểm toán Việt Nam
VACPA: Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1: Phân biệt các loại kiểm toán 12
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dịch vụ kiểm toán độc lập là một hoạt động đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong nền kinh tế của các quốc gia đặc biệt đối với nền kinh tế có sự quản lý của
Nhà nước như ở Việt Nam hiện nay. Kiểm toán làm tăng mức độ tin cậy đối với
các thông tin tài chính, góp phần lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế. Dựa vào kết
quả kiểm toán, những người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán có được các
thông tin khách quan, chính xác theo đó có thể đánh giá một cách đúng đắn tình
hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở
cho các quyết định kinh tế của mình. Bên cạnh mục tiêu chính là đưa ra ý kiến về
báo cáo tài chính, các kiểm toán viên, thông qua quá trình kiểm toán, còn có thể
đưa ra những kiến nghị giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát, nâng cao
hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh
nói chung.
Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ thực sự tiếp cận và làm quen
với khái niệm kiểm toán, dịch vụ kiểm toán, Công ty kiểm toán độc lập trong
khoảng hơn chục năm trở lại đây. Trước đây trong một thời gian dài, do không
nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán nên nền kinh tế nước ta hoạt động
hầu như không có hệ thống kiểm toán, việc này đã khiến cho tài sản của Nhà nước
bị thâm hụt, nhiều công ty báo cáo tài chính sai để gian lận thuế, báo cáo kết quả
kinh doanh tốt để thu hút nhà đầu tư dẫn đến quyền lợi của nhà đầu tư không được
đảm bảo.
Hiện nay, hoạt động kiểm toán đã hình thành và phát triển ngày càng trở
thành nhu cầu tất yếu đối hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý
doanh nghiệp. Nhưng chất lượng hoạt động kiểm toán ở Việt Nam còn chưa thực sự
tốt vẫn còn nhiều thiếu sót chưa đáp ứng được kỳ vọng của các chủ thể trong nền
kinh tế. Nhiều công ty vừa được các công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán, xác
nhận thực trạng tài chính nhưng ngay sau đó lại phá sản với những khoản lỗ hàng
chục tỷ đồng như vụ: Công ty dược phẩm viễn đông DVD, vụ Công ty cổ phần
VinashinCho thấy, chất lượng dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam chưa thực sự tốt cần
phải được nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Cùng với sự ra đời của hoạt động kiểm toán, pháp luật kiểm toán đã ra đời
ban đầu văn bản pháp lý đầu tiên điều chỉnh hoạt động này chỉ là các nghị định và
thông tư. Cho đến tận năm 2011 Luật kiểm toán độc lập mới ra đời cùng với hàng
loạt các nghị định, thông tư, chấm dứt một thời gian dịch vụ kiểm toán hoạt động
vướng vì thiếu luật. Tuy nhiên, pháp luật về dịch vụ kiểm toán độc lập còn có nhiều
bất cập, thiếu đồng bộ làm cho hoạt động kiểm toán trong quá trình áp dụng pháp
luật còn khá nhiều khó khăn.
Xuất phát từ đặc thù của dịch vụ kiểm toán và đặc điểm pháp luật kiểm toán ở
Việt Nam chính vì vậy, việc nghiên cứu hệ thống pháp luật về hoạt động kiểm toán,
chỉ ra những khiếm khuyết của pháp luật, đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật từ
đó thúc đẩy hoạt động kiểm toán, nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán
hiện nay. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Pháp luật về dịch vụ kiểm toán độc lập
ở Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Nghiên cứu pháp luật về dịch vụ kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về dịch vụ
kiểm toán độc lập.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hoàn thiện quy định của pháp luật về doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán
viên và kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán. Để hoàn thiện pháp luật về dịch
vụ kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động kiểm toán độc lập và pháp luật
về dịch vụ kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ trên, luận văn sử dụng phối hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tế, so sánh Các phương
pháp nghiên cứu trong luận văn được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy
vật biện chứng.
5. Tính mới và đóng góp của đề tài
Luận văn đưa ra cái nhìn tổng quát về pháp luật về dịch vụ kiểm toán độc
lập ở Việt Nam và đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về
dịch vụ kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
6. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề nghiên cứu về pháp luật về dịch vụ kiểm toán độc lập cũng có một số
tác giả nghiên cứu một số khía cạnh của pháp luật kiểm toán như bài viết của tác
giả Mai Thị Hoàng Minh về “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán
trong điều kiện luật kiểm toán đã ban hành và áp dụng”, bài viết của tác giả Trần
Thị Giang Tân về “Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán
độc lập – Bài học kinh nghiệm từ Hoa Kỳ” ở các bài viết này tác giả đi nghiên
cứu từng vấn đề pháp lý của hoạt động kiểm toán. Trong luận văn nghiên cứu của
mình về “Pháp luật về dịch vụ kiểm toán độc lập ở Việt Nam” tác giả đi nghiên
cứu khái quát pháp luật kiểm toán độc lập, sau đó tác giả đi phân tích những thành
tựu và hạn chế của pháp luật từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn
thiện pháp luật về dịch vụ kiểm toán độc lập.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về dịch vụ kiểm toán và tổ chức kiểm toán
độc lập.
Chương 2. Thực trạng pháp luật về dịch vụ kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
Chương 3. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về dịch vụ kiểm
toán độc lập.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ KIỂM TOÁN
VÀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
1.1. Khái quát về dịch vụ kiểm toán
1.1.1. Khái niệm dịch vụ kiểm toán
Khái niệm dịch vụ kiểm toán
Ở nước ta khái niệm kiểm toán mới xuất hiện và được sử dụng từ hơn chục
năm cuối thể kỷ 20.
Từ thời Ai Cập, La Mã cổ đại khái niệm kiểm toán: Kiểm toán có nguồn gốc
từ la tinh “Audit”, nguyên bản “Auditing” gắn với văn minh thời Ai Cập, La Mã cổ
đại. “Audit” có nghĩa là “Audrie” có nghĩa là “nghe” gợi lên một hình ảnh cổ điển
về kiểm toán là các tài khoản về tài sản phần lớn được kiểm tra bằng các người
soạn thảo đọc to lên cho một bên độc lập nghe và chấp nhận.
Ngày nay có rất nhiều các khái niệm về dịch vụ kiểm toán:
Theo Liên đoàn kiểm toán quốc tế (International Federation of accountants –
IFAC) thì “dịch vụ kiểm toán là việc kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý
kiến của mình về các bản báo cáo tài chính”.
Các tác giả Alvin A.Aen và James K.Loebbecker trong giáo trình “Kiểm
toán” đã nêu một định nghĩa chung về kiểm toán như sau:
“Dịch vụ kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập thu thập và đánh
giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ
thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin
này với các chuẩn mực đã được thiết lập” [25].
Tiến sĩ RobertN. Anthor, Giáo sư trường đại học Harvatr cho rằng: “Dịch
vụ kiểm toán là việc xem xét, kiểm tra các việc ghi chép kế toán bởi các kiểm
toán viên công cộng, được thừa nhận bởi các tổ chức bên ngoài tổ chức kiểm
tra”.
Điều này cũng phù hợp với định nghĩa được ghi trong phần mở đầu giải
thích về chuẩn mực kế toán của Vương quốc Anh: “Dịch vụ kiểm toán là sự kiểm
tra độc lập, và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một xí nghiệp
do một kiểm toán viên được bổ nhiệm để thực hiện những công việc đó theo đúng
với bất cứ nghĩa vụ pháp định có liên quan”.
Ở Pháp:
Dịch vụ kiểm toán là sự nghiên cứu kiểm tra các tài khoản niên độ của một
tổ chức do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là kiểm toán viên tiến hành để
khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình thực tế, không
che giấu sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu chính thức của luật định.
Như vậy, dịch vụ kiểm toán được hiểu chung như sau: dịch vụ kiểm toán là
một chức năng quản lý, là một quá trình mà trong đó, các kiểm toán viên có thẩm
quyền, những người được đào tạo để có trình độ thích hợp, tiến hành một cách độc
lập việc thu thập, xác minh, đánh giá các bằng chứng về các thông tin số lượng có
liên quan đến các hoạt động kinh tế - tài chính của một đơn vị và tổ chức kinh tế
nhằm xác định và báo cáo mức độ phù hợp của các thông tin số lượng đó với các
chuẩn mực về kinh tế, tài chính và kế toán đã được thiết lập và pháp luật thừa
nhận. Qua đó, kiểm toán còn đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả sử
dụng nguồn tài chính cũng như hiệu năng quản lý của cá nhân, tổ chức.
Theo pháp luật Việt Nam quy định tại khoản 1, Điều 5 Luật Kiểm toán
2011: “Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm
toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra
ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp
đồng kiểm toán” [20, Điều 5, Khoản 1].
Các loại dịch vụ kiểm toán
+ Kiểm toán báo cáo tài chính:
“Là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh
doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính
trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị
được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán” [20, Điều 5, Khoản 9].
+ Kiểm toán tuân thủ: “là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp
kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra,
đưa ra ý kiến về việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định mà đơn vị được kiểm
toán phải thực hiện” [20, Điều 5, khoản 10].
+ Kiểm toán hoạt động: “là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp
kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra,
đưa ra ý kiến về tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của một bộ phận hoặc
toàn bộ đơn vị được kiểm toán” [20, Điều 5, khoản 11].
+ Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, kiểm toán báo cáo tài
chính vì mục đích thuế và công việc kiểm toán khác.
+ Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính, thông tin tài chính và dịch vụ bảo đảm
khác.
Các dịch vụ liên quan đến hoạt động kiểm toán
Tư vấn kinh tế, tài chính, thuế.
Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị của doanh nghiệp, tổ
chức.
Dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
Thẩm định giá tài sản và đánh giá rủi ro kinh doanh.
Dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm của dịch vụ kiểm toán
Về chủ thể thực hiện dịch vụ là công ty kiểm toán độc lập:
Không phải bất kỳ công ty nào cũng có thể cung cấp dịch vụ này cho khách hàng
mà chỉ có công ty kiểm toán độc lập mới được thực hiện chức năng này.
Dịch vụ kiểm toán là một loại hình dịch vụ kinh doanh có điều kiện:
Để thực hiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán công ty kiểm toán khi được cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh thì phải có đủ các điều kiện để được cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thì công ty mới được hoạt động.
Pháp luật điều chỉnh:
Chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành và phải tuân thủ những nguyên tắc
hoạt động đặc thù mà pháp luật quy định.
Dịch vụ được thực hiện thông qua hợp đồng kiểm toán được ký kết giữa
khách hàng và công ty kiểm toán.
Mục đích của kiểm toán là xác nhận mức độ tin cậy của thông tin trình bày
trong báo cáo tài chính và các hồ sơ tài chính kế toán.
Chức năng của kiểm toán
Chức năng về kiểm tra và thẩm định thông tin kinh tế - tài chính:
Đây là chức năng cơ sở mà kiểm toán viên sẽ sử dụng các phương pháp đặc
thù để tiến hành kiểm tra thẩm định tính đúng đắn, trung thực, hợp thủ tục, hợp
pháp, hợp lý của thông tin. Chức năng này gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát
triển của hoạt động kiểm toán. Bản thân chức năng kiểm tra, thẩm định thông tin
của kiểm toán cũng không ngừng phát triển và được thể hiện khác nhau tùy theo
đối tượng của kiểm toán. Kiểm tra và thẩm định là hình thức kiểm tra sau khi các
hoạt động tài chính đã diễn ra. Quan hệ diễn ra giữa kiểm tra và thẩm định với các
hoạt động kiểm toán là quan hệ giữa “cái chung và cái riêng”, giữa cái tổng thể và
phương diện biểu hiện ra với tính chất là các nghiệp vụ cụ thể của tổng thể đó.
Chức năng xác nhận và giải toả trách nhiệm:
Thông qua chức năng kiểm tra và thẩm định thì kiểm toán viên dựa trên các
bằng chứng xác thực thẩm định hay còn gọi là xác nhận thực trạng tài chính của
đơn vị, xác nhận tính đúng đắn của thông tin đã được ghi nhận trên báo cáo tài
chính (tính khách quan, trung thực). Việc xác nhận đó đồng nghĩa với việc giải
tỏa trách nhiệm cho những người cung cấp thông tin này.
Chức năng tư vấn của kiểm toán
Thông qua kiểm tra và xác nhận từ góc nhìn của kiểm toán, kiểm toán viên
sẽ thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của thực trạng tài chính và đưa ra những ý
kiến tư vấn cho cán bộ, nhân viên, cán bộ quản lý nhằm thiết lập lại kỉ cương tài
chính và hướng tới hiệu quả, chất lượng.
Thông qua hoạt động kiểm toán thì tổ chức kinh tế sẽ phát hiện ra những nội
dung mà các định chế hay các quy phạm pháp luật còn có sơ hở, bất cập để kiến
nghị các cơ quan hữu trách sửa đổi phù hợp.
Trong quá trình kiểm toán nếu phát hiện những dấu hiệu nghiêm trọng về vi
phạm pháp luật thì kiểm toán phải tư vấn với cơ quan pháp luật để họ thực hiện
nhiệm vụ của họ.
1.1.2. Phân biệt hoạt động kiểm toán độc lập với hoạt động kiểm toán Nhà
nước và kiểm toán nội bộ
Kiểm toán độc lập do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện. Kiểm toán Nhà
nước kiểm toán các hoạt động tài chính nhà nước. Kiểm toán nội bộ kiểm toán
trong từng đơn vị, cơ quan.
Kiểm toán Nhà nước là hoạt động kiểm toán do cơ quan Kiểm toán Nhà
nước tiến hành. Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm
toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động, xác định độ tin cậy của các báo cáo tài chính,
kiểm tra việc chấp hành các chính sách, chế độ của Nhà nước và đánh giá hiệu quả
hoạt động tại các đơn vị sử dụng vốn và kinh phí của Nhà nước. Kiểm toán Nhà
nước là một tổ chức trong bộ máy quản lý của Nhà nước và kiểm toán viên Nhà
nước là các viên chức Nhà nước.
Kiểm toán Nhà nước được thành lập và hoạt động năm 1994 theo Nghị định
70/CP, ngày 11/07/1994 của Chính phủ và Nghị định số 93/2003/NĐ-CP ngày
13/8/2003. Sau đó Luật Kiểm toán nhà nước đã được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 14/6/2005
và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2006. Luật Kiểm toán nhà nước đã quy định:
Kiểm toán Nhà nước “là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính
Nhà nước do Quốc hội thành lập hoạt động độc lập và chỉ tuân thủ pháp luật;
Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân
thủ, kiểm toán hoạt động đối với mọi cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách,
tiền và tài sản nhà nước” [21, Điều 13, 14].
Kiểm toán Nhà nước bằng hoạt động kiểm toán có trách nhiệm đánh giá và
xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết
toán của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế Nhà nước và
các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội có sử dụng kinh phí của nhà nước cụ thể
như sau:
Kiểm toán Báo cáo quyết toán Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương. Kiểm toán báo cáo tài chính của các Bộ, các cơ quan thuộc Quốc hội, Tòa án
nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các đơn vị sự nghiệp công, các đoàn thể quần
chúng, các tổ chức xã hội có sử dụng kinh phí của Nhà nước, báo cáo quyết toán
của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hoặc có vốn đầu tư của nhà nước và
các cơ quan tổ chức khác. Kế hoạch kiểm toán hàng năm do Kiểm toán Nhà nước
quyết định và báo cáo với Quốc hội, Chính phủ trước khi thực hiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Tài chính (2001-2006), Mười lăm năm tổng kết hoạt động kiểm toán độc
lập, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2004), Quyết định 59/2004/QĐ-BTC ngày 09/07/2004 và Quyết
định 94/2007/QĐ-BTC ngày 16/11/2007 của Bộ Tài Chính ban hành quy
“Quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ KTV và chứng chỉ hành nghề kiểm
toán”, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2005), Quyết định 47/2005/QĐ-BTC ngày 14/07/2005 của Bộ
Tài Chính về việc chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung
công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2007), Quyết định 32/2007/QĐ-BTC ngày 15/05/2007 của Bộ
Tài Chính ban hành “Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán, kế
toán”, Hà Nội.
5. Bộ Tài chính (2007), Quyết định 89/2007/QĐ-BTC ngày 24/10/2007 của Bộ
Tài Chính về lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp nhận kiểm toán cho
tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán, Hà
Nội.
6. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 129/2012/TT-BTC ngày 09/08/2012 Quy định
về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/09/2012, Hà Nội.
7. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 150/2012/TT-BTC ngày 12/09/2012 Hướng dẫn
cập nhật kiến thức hàng năm cho kiểm toán viên (KTV) đăng ký hành nghề
kiểm toán có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013, Hà Nội.
8. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 202/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 Hướng
dẫn về đăng ký, quản lý và công khai danh sách KTV hành nghề kiểm toán có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2013, Hà Nội.
9. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 203/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 về trình tự,
thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ
kiểm toán có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2013, Hà Nội.
10. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 Ban hành
hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam theo đề nghị của Chủ tịch Hội Kiểm
toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán,
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014, Hà Nội.
11. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 183/2013/TT-BTC về kiểm toán độc lập đối
với đơn vị có lợi ích công chúng, Hà Nội.
12. Bộ Tài Chính (2013), Chiến lược kế toán – kiểm toán đến 2020 – tầm nhìn
2030, Hà Nội.
13. Bộ Tài chính (2013), Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Hà Nội.
14. Chính phủ (2004), Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 và Nghị định
133/2005/NĐ-CP, Nghị định số 30/2009 và số 16/2011 sửa đổi, bổ sung một
số điều của nghị định 105/2004, Hà Nội.
15. Chính phủ (2012), Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/03/2012 Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật kiểm toán độc lập, Hà Nội.
16. Chính phủ (2013), Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16/09/2013 Quy định về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, Hà Nội.
17. Học viện tài chính (2009), Giáo trình lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, Hà
Nội.
18. Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (2013), Hệ thống chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.
19. Mai Thị Hoàng Minh (2012), Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm
toán trong điều kiện luật kiểm toán đã ban hành và áp dụng, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp trường, Đại học kinh tế TP. HCM.
20. Quốc hội (2012), Luật kiểm toán độc lập luật số 67/2011/QH12 có hiệu lực từ
ngày 01/01/2012, Hà Nội.
21. Quốc hội (2006), Luật kiểm toán Nhà nước số 37/2005/QH11 có hiệu lực
ngày 01/01/2006, Hà Nội.
22. Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 có hiệu lực ngày
01/07/2006, Hà Nội.
23. Trần Thị Giang Tân (2009), Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt
động kiểm toán độc lập – Bài học kinh nghiệm từ Hoa Kỳ, NXB Tài chính, Hà
Nội.
24. VACPA (2012), Báo cáo kết quả kiểm tra tình hình hoạt động năm 2011 của
30 công ty kiểm toán, Hà Nội.
25. VACPA (2013), Báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động năm 2012 và
phương hướng hoạt động năm 2013 của các công ty kiểm toán độc lập, Hà
Nội.
Tiếng Anh
26. Alvin A.Arens, James, K.Loebbecke (1984), Auditing: An Intergrated
Approach, Prenticeltall International.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004879_0252.pdf