Tóm tắt Luận văn Pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc sàng lọc, đảm bảo ban hành thủ tục hành chính thật sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và hiệu quả với mức chi phí tuân thủ thấp nhất. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đánh giá việc quy định và thực hiện công tác kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, từ đó chỉ rõ một số hạn chế, nguyên nhân tồn tại của công tác này. Bên cạnh đó, đề tài đã chỉ ra các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến việc kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể: Bổ sung phương pháp đánh giá tác động thủ tục hành chính trong giai đoạn đề xuất chính sách; hoàn thiện phương pháp đánh giá tác động thủ tục hành chính trong giai đoạn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; bổ sung phương pháp kiểm soát chất lượng đánh giá tác động thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng tham gia ý kiến, thẩm định quy định về thủ tục hành chính; tăng cường sự tham gia của đối tượng chịu tác động trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đây là các nhóm giải pháp để hoàn thiện quy định liên quan đến kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, khắc phục những hạn chế, bất cập, cũng như đảm bảo phù hợp, đáp ứng yêu cầu mới của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

pdf19 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HÙNG HUẾ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI, NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Cúc Phản biện 1: TS. Trần Thị Diệu Oanh Phản biện 2: TS. Phan Văn Hùng Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng họp 344, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số 77, Đường Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội Thời gian: vào hồi 16 giờ, ngày 17 tháng 8 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia. 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1 ....................................................................................................................................... 5 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ................................... 5 1.1. Một số khái niệm ............................................................................................................................... 5 1.2. Quy định pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ................................................................................................................................................. 6 CHƯƠNG 2 ....................................................................................................................................... 7 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT .......................... 7 CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ................................................................................................................................................... 7 2.1. Thực trạng pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ................................................................................................................................................. 7 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ........................................................................................................................... 8 CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................................... 12 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ..................... 12 3.1. Xây dựng bổ sung các quy định pháp luật về phương pháp đánh giá tác động thủ tục hành chính trong giai đoạn đề xuất chính sách ........................................................................................................................ 12 3.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về phương pháp đánh giá tác động thủ tục hành chính trong giai đoạn dự thảo văn bản ............................................................................................................................................ 13 3.3. Xây dựng bổ sung các quy định pháp luật về phương pháp kiểm soát chất lượng đánh giá tác động thủ tục hành chính ................................................................................................................................................. 14 3. 4. Nâng cao chất lượng tham gia ý kiến, thẩm định quy định về thủ tục hành chính .......................... 14 3.5. Tăng cường sự tham gia của người dân, đối tượng chịu tác động trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ............................................................................................................................................... 15 KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 16 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ....................................................................... 17 3 MỞ ĐẦU 1. Lý dovà mục tiêu nghiên cứu Tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài này với 03 lý do chính sau: Thứ nhất, vai trò và ảnh hưởng của quy định thủ tục hành chính đến việc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; là công cụ hữu hiệu góp phần chuyển tải chính sách của Nhà nước vào cuộc sống. Chất lượng của quy định nội dung và quy định thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật có ảnh hưởng lớn đến người dân, doanh nghiệp và xã hội cũng như ảnh hưởng lớn đến mục tiêu, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; quy định về thủ tục hành chính cũng như quá trình thực hiện chính là sự thể hiện một cách rõ nét, tập trung nhất bộ mặt của chính quyền và sự tiến bộ văn minh, dân chủ của chính quyền và xã hội. Thứ hai, thực trạng trên là công tác kiểm soát chất lượng quy định thủ tục hành chính còn bất cập, cần được nghiên cứu để hoàn thiện. Thứ ba, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có những quy định mới liên quan đến đánh giá tác động thủ tục hành chính, quy định thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên một số quy định về kiểm soát chất lượng quy định thủ tục hành chính hiện nay không còn phù hợp nên không có tác dụng tích cực trong việc kiểm soát, đảm bảo mục tiêu đặt ra trong việc ban hành thủ tục hành chính. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Việc nghiên cứu đề tài nhằm các mục đích sau: Đánh giá về thực trạng quy định và thực hiện quy định của pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; đề xuất hoàn thiện pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm góp phần nâng cao chất lượng văn bản nói chung, thủ tục hành chính nói riêng để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức thực hiện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quy định và áp dụng pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật hiện hành, còn hiệu lực và thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam. Luận văn không nghiên cứu về việc kiểm soát chất lượng đối với từng thủ tục hành chính cụ thể, ở từng lĩnh vực cụ thể; cũng như không nghiên cứu về kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính. Về phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian, luận văn nghiên cứu từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 về kiểm soát thủ tục hành chính đến nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết; phương pháp lịch sử; phương pháp quan sát khoa học; phương pháp điều tra. 4 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa khoa học: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Ý nghĩa thực tiễn: Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Thứ ba, nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật theo hướng chỉ ban hành và duy trì thủ tục hành chính thật sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và hiệu quả. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục kèm theo, Luận văn gồm 03 Chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LU HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐO 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Thủ tục hành chính luận văn chỉ rõ hiện nay còn có nhi văn tiếp cận khái niệm theo pháp luật th 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nư một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, t 1.1.2. Kiểm soát chất lượng th Luận văn đã đưa ra khái niệm v xem xét, phát hiện quy định thủ tục hành chính chưa c giảm hoặc đơn giản hóa quy định thủ tụ 1.1.3. Văn bản quy phạm pháp lu Luận văn tiếp cận khái niệm văn văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, v được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình th 1.1.4. Giai đoạn xây dựng văn b Luận văn xác định rõ giai đoạ thể như sau: Chương 1 ẬN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TH ẠN XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LU ều quan điểm khác nhau về khái niệm thủ tục hành chính. Lu ực định, cụ thể là Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm tục hành chính. Theo đó, “Thủ tục hành chính là trình t ớc, người có thẩm quyền quy đ ổ chức” (Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ ủ tục hành chính ề kiểm soát chất lượng thủ tục hành chínhcó thể ần thiết, khả thi, hợp pháp và hiệu qu c hành chính. ật bản quy phạm pháp luật theo pháp luật thực định, ăn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy ph ức, trình tự, thủ tục quy định. ản quy phạm pháp luật n xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy đ 5 Ủ TỤC ẬT ận ự, cách thức ịnh để giải quyết -CP). được hiểu là việc ả làm cơ sở cắt tại Luật ban hành ạm pháp luật, ịnh hiện nay. Cụ 6 1.2. Quy định pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Luận văn đã chỉ rõ quy định của pháp luật hiện hành về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, luận văn có sự so sánh, đánh giá sự sửa đổi, bổ sung các quy định này giữa các giai đoạn khác nhau để chỉ ra những điểm mới, ưu điểm, hạn chế của quy định pháp luật về lĩnh vực này theo từng giai đoạn. Luận văn đã đưa ra các nội dung cụ thể sau: Thứ nhất, nguyên tắc, yêu cầu và tiêu chí đánh giá chất lượng thủ tục hành chính. Thứ hai,nội dung, đối tượng, phạm vi kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Thứ ba,chủ thể và quy trình thực hiện kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Để triển khai nghiên cứu, luận văn dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp;phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết;phương pháp lịch sử;phương pháp quan sát khoa học; phương pháp điều tra. 7 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 2.1. Thực trạng pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Luận văn đã chỉ rõ hệ thống pháp luật hiện hành quy định về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó đã chỉ rõ những nội dung cụ thể được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề nghiên cứu như: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Nghị định số 63/2010/NĐ-CP; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP; Thông tư số 07/2014/TT-BTP,. Luận văn cũng đã đánh giá những ưu điểm, hạn chế của pháp luật thực định liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Cụ thể: Về ưu điểm, luận văn chỉ rõ đây là phương pháp, công cụ đầu tiên, cụ thể, khoa học giúp cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan có liên quan có căn cứ, phương pháp để xem xét, kiểm soát chất lượng quy định về TTHC, tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan chủ trì soạn thảo, từ đó làm cơ sở cho việc hoàn thiện quy định về TTHC trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về TTHC. Về hạn chế, luận văn chỉ rõ phương pháp, công cụ hiện nay mới xây dựng phục vụ cho giai đoạn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, có nghĩa là thừa nhận việc đã có chính sách và thủ tục hành chính là một trong những biện pháp để thực hiện chính sách.Trong khi đó, quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã đổi mới cơ bản theo hướng tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị định và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trong đó tập trung quy định về quy trình xây dựng chính sách theo hướng chính sách được thông qua, phê duyệt trước khi bắt đầu soạn thảo văn bản; sửa đổi một số quy định trong quy trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, xem xét, thông qua văn bản quy phạm pháp luật và đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản pháp luật của một số chủ thể khác. Như vậy, quy trình chia làm 02 giai đoạn: Giai đoạn đề xuất chính sách (gắn với đánh giá tác động chính sách) và giai đoạn soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (đánh giá tác động văn bản). Vì vậy, phương pháp, công cụ hiện hành không đáp ứng được toàn diện đòi hỏi trong xây dựng văn bản của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; đồng thời, những nội dung của Bộ công cụ hiện nay cũng sẽ không còn thực sự phù hợp khi áp dụng Luật năm 2015 do cách thức xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Luật năm 2015 khác quy định của Luật trước đây. Bên cạnh đó, bộ công cụ cũng chưa thật sự thân tiện, thuận tiện và phù hợp đối với người sử dụng; cũng như chưa đáp ứng được các loại đối tượng sử dụng như: người dân, chuyên gia,...Đồng thời, quy trình thực hiện đánh giá tác động thủ tục hành chính đã được xác định các bước cơ bản nhưng nội dung chi tiết về trách nhiệm thực hiện, cơ chế phối hợp chưa được hướng dẫn cụ thể nên thực tế thực hiện còn lúng 8 túng.Ngoài ra, cơ chế kiểm soát chất lượng đánh giá tác động thủ tục hành chính còn yếu nên chưa phát huy hết được hiệu quả của công cụ đánh giá tác động thủ tục hành chính trong việc nâng cao chất lượng thủ tục hành chính. 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Luận văn đã chỉ rõ kết quả thực hiện của hoạt động đánh giá tác động, cho ý kiến, thẩm định thủ tục hành chính dựa trên nguồn là các báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp các năm 2013, 2014, 2015, 2016.Luận văn đã chỉ rõ kết quả đạt được về số lượng, chất lượng, trong đó đã chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế.Cụ thể là: Thứ nhất, luận văn đã đưa ra kết quả thực hiện đánh giá tác động thủ tục hành chính như sau: Biểu đồ 2.1.Kết quả đánh giá tác động TTHC 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2013 2014 2015 6M- 2016 TTHC đã đánh giá tác động TTHC chưa đánh giá tác động Luận văn cũng đã chỉ rõ chất l Biểu đồ 2.2.K Từ đó, xác định rõ ảnh hưởng c định thủ tục hành chính tại dự thảo văn b không được đánh giá tác động TTHC có chi thời với việc thực hiện đánh giá tác động còn hình th thẩm định năm 2015 tăng hơn 27% so v đổi, hoàn thiện khi thẩm định. Thứ hai, về cho ý kiến, thẩm định, l 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Năm 2014 ượng đánh giá tác động theo biểu đồ sau: ết quả tham gia ý kiến, thẩm định TTHC ủa kết quả đánh giá tác động thủ tục hành chính đ ản quy phạm pháp luật. Số lượng văn bản quy ph ều hướng giảm, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao (bi ức dẫn đến số lượng quy định TTHC ph ới năm 2014 và chỉ có gần 4% quy định TTHC là không ph uận văn đã chỉ rõkết quả thực hiện cụ thể như sau: Năm 2015 TTHC tham gia ý kiến phải sửa TTHC thẩm định phải sửa 9 ến chất lượng quy ạm pháp luật ểu đồ 2.1); đồng ải chỉnh sửa khi ải sửa Biểu đồ 2.3. Kết qu Thứ ba, ngoài những ảnh hưởng của thực trạng pháp luật đến việc thực hiện pháp luật th cũng đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân c định thủ tục hành chính như sau: - Sự phối hợp, gắn kết chưa cao trong công tác th kiểm soát thủ tục hành chính dẫn đến ch dựng, ban hành văn bản. - Việc xây dựng Chương trình thủ tục luật định. Số lượng văn bản đăng ký ban h chương trình còn mang tính hình thức. - Dự thảo văn bản gửi thẩm định không đúng quy định l động cho cơ quan thực hiện chức năng thẩm định. Đội ngũ cán bộ l về trình độ, năng lực. Nội dung thẩm định phần lớn về thể thức, kỹ thuật tr tích nội dungthủ tục hành chính của văn bản. - Công tác rà soát và hệ thống hoá mức. Việc gửi văn bản phục vụ cho công tác kiểm tra ch luật; 0 500 1000 1500 2000 2500 Năm 2014 ả tham gia ý kiến, đánh giá tác động TTHC ủa bất cập trong đánh giá tác động, tham gia ý ki ẩm định văn bản quy phạm pháp luật ưa phát huy được hết vai trò “tấm thảm lọc” trong quá tr xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chưa đảm bảo đúng tr ành theo các Chương trình này đạt tỷ lệ không cao, v àm ảnh hưởng đến thời gian thẩm định v àm công tác thẩm định c ình bày văn bản, ch văn bản quy phạm pháp luật hàng năm chưa đư ưa kịp thời và chưa đầy đủ theo quy định của pháp Năm 2015 6 tháng năm 2016 số dự thảo VBQPPL Số TTHC 10 ì luận văn ến, thẩm và công tác ình xây ình tự, ì vậy à bị òn nhiều hạn chế ưa đi sâu phân ợc quan tâm đúng 11 - Mặc dù nội dung thẩm định chủ yếu phát hiện các lỗi về hình thức, kỹ thuật trình bày, nhưng hầu hết các văn bản ban hành vẫn chưa đảm bảo về mặt trình tự, thủ tục và thể thức, kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật. - Nhiều địa phương còn né tránh việc kiểm tra văn bản, nên đã không ban hành văn bản quy phạm pháp luật, mà thay vào đó là ban hành nhiều văn bản cá biệt có chứa quy phạm pháp luật. - Các quy định về phân cấp, phân quyền của trung ương cho địa phương chưa rõ ràng, thậm chí còn chồng chéo, mâu thuẫn giữa thẩm quyền của tập thể Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh với cá nhân Chủ tịch UBND tỉnh hoặc có chồng chéo về thẩm quyền của Hội đồng nhân dân với UBND. - Một bộ phận cán bộ lãnh đạo vẫn còn lối tư duy cũ trong việc soạn thảo ban hành văn bản quy phạm pháp luật; chưa thấy được tầm quan trọng của công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động quản lý điều hành ở địa phương. - Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác văn bản còn thiếu và yếu về trình độ năng lực. Còn nhận thức máy móc về công tác soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khi xây dựng dự thảo văn bản còn thiếu rà soát, đối chiếu với quy định của cấp trên; thiếu khâu điều tra, khảo sát, phân tích đánh giá tình hình thực tế, việc ban hành văn bảncó tình trạng sao chép lại các quy định của cấp trên, dẫn đến có sự chồng chéo trong hệ thống, nên nhìn chung tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật(nhất là ở cấp tỉnh) sau khi được ban hành không cao. - Các dự thảo văn bản đăng ký theo chương trình lập quy chưa đúng trọng tâm, trọng điểm, chưa bám sát thực tiễn cũng như khả năng thực hiện của mình. - Vai trò của đối tượng chịu tác động trong việc tham gia vào hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều hạn chế. - Việc hỗ trợ kinh phí cho công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa tương xứng với “hàm lượng chất xám” bỏ ra từ khi xây dựng cho đến khi ban hành văn bản và đưa vào áp dụng trong thực tế. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THI TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐO 3.1. Xây dựng bổ sung các quy định pháp chính trong giai đoạn đề xuất chính sách Từ việc phân tích thực trạng cho th đánh giá tác động thủ tục hành chính trong giai đo nội dung sau: Thứ nhất,bổ sung phương pháp Việc xác định sự cần thiết của thủ tục hành chính trong giai đo trình sau: Sơ đồ 3.1. Quy trình Từ đó, luận văn đã đưa ra biểu động chính sách để phục vụ cho quá trình Thứ hai,bổ sung phương pháp Trong đó, luận văn đã chỉ rõ những nội dung cần đánh giá trong giai đoạn đề nghị chính sách, cụ thể l TTHC; cơ quan thực hiện TTHC; đối t việc đánh giá. Chương 3 ỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT L ẠN XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT luật về phương pháp đánh giá tác đ ấy việc thiếu quy định pháp luật về phương pháp đ ạn đề xuất chính sách, luận văn đã đề xu , cách thức đánh giá tiêu chí về sự cần thiết của th ạn đề xuất chính sách được xác đ đánh giá sự cần thiết của TTHC mẫu phân tích sự cần thiết của thủ tục hành chính trong đánh giá tác đánh giá chính sách. , cách thức đánh giá tiêu chí về tính hợp lý của thủ tục h ượng thực hiện TTHC. Đồng thời, đưa ra biểu mẫu để phục vụ cho 12 ƯỢNG THỦ ộng thủ tục hành ể thực hiện ất bổ sung một số ủ tục hành chính. ịnh theo quy ành chính. à: Tên 13 Thứ ba,bổ sung phương pháp, cách thức đánh giá tiêu chí về tính hợp pháp của thủ tục hành chính để phù hợp với đoạn đề xuất chính sách. Thứ tư,bổ sung phương pháp, cách thức để đánh giá tính hiệu quả của thủ tục hành chính. Luận văn chỉ rõ việc đánh giá tính hiệu quả của thủ tục hành chính trong đề nghị chính sách được xác định dựa trên so sánh chi phí – lợi ích.Việc đánh giá này sẽ kế thừa phương pháp tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính hiện nay và chỉ tập trung đánh giá phần chi phí, lợi ích của đối tượng thực hiện thủ tục.Do các bộ phận cấu thành của thủ tục hành chính trong giai đoạn đề nghị chính sách không đầy đủ nên giai đoạn này cách xác định chi phí tuân thủ thủ tục hành chính dự kiến có thể được thực hiện dựa trên các dữ liệu đã có, trong đó chính là chi phí tuân thủ của những thủ tục hành chính tương tự. Đồng thời, trên cơ sở dự kiến lợi ích và chi phí bỏ ra để đánh giá hiệu quả của thủ tục hành chính, cũng như chính sách, cụ thể: Đánh giá lợi ích – chi phí Kết luận Lợi ích <= Chi phí thực hiện Đề nghị xem xét lại sự cần thiết ban hành chính sách và TTHC. 0.5 <= (chi phí / lợi ích) < 1 Đề nghị đơn giản hóa TTHC, bằng quy định TTHC với hình thức nhẹ hơn như: chuyển từ cấp phép sang thông báo,... (Chi phí / lợi ích) < 0.5 Có thể xem xét ban hành TTHC là biện pháp thực hiện chính sách. Bảng 3.1. Đánh giá lợi ích – chi phí 3.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về phương pháp đánh giá tác động thủ tục hành chính trong giai đoạn dự thảo văn bản Pháp luật hiện hành đã có quy định về phương pháp đánh giá tác động thủ tục hành chính trong giai đoạn dự thảo văn bản (Thông tư số 07/2014/TT-BTP), tuy nhiên qua phân tích luận văn cho thấy một số quy định này còn chưa hợp lý, nhất là việc thực hiện quy trình 02 bước trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Vì vậy, luận văn đã đề xuất hoàn thiện một số nội dung sau: Thứ nhất,hoàn thiện phương pháp, cách thức đánh giá tiêu chí về sự cần thiết của thủ tục hành chính. Thứ hai, hoàn thiện phương pháp, cách thức đánh giá tiêu chí về tính hợp lý của thủ tục hành chính. Thứ ba,hoàn thiện phương pháp, cách thức đánh giá tiêu chí về tính hợp pháp của thủ tục hành chính. Thứ tư,hoàn thiện phương pháp, cách thức tính toán chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính. Thứ năm,quy định rõ việc sử dụng phương pháp đánh giá tác động trong một số trường hợp đặc thù. 14 3.3. Xây dựng bổ sung các quy định pháp luật về phương pháp kiểm soát chất lượng đánh giá tác động thủ tục hành chính Theo đánh giá của luận văn, đánh giá tác động thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong việc phát hiện thủ tục không cần thiết, hợp lý, hợp pháp, hiệu quả nhưng do các cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá hình thức nên công tác này thực tế thực hiện chưa hiệu quả, trong đó nguyên nhân là do chưa có phương pháp kiểm soát chất lượng đánh giá tác động của các cơ quan liên quan. Vì vậy, luận văn đã đề xuất bổ sung các quy định pháp luật về phương pháp kiểm soát chất lượng đánh giá tác động thủ tục hành chính, cụ thể: Thứ nhất,quy định rõ ràng quy trình kiểm soát chất lượng đánh giá tác động thủ tục hành chính. Thứ hai, quy định rõ nội dung kiểm soát chất lượng của từng cơ quan trongquá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thứ ba,bổ sung quy định pháp luật về nội dung, phương pháp kiểm soátchất lượng hoạt động đánh giá tác động thủ tục hành chính, cụ thể là các nội dung sau: Kiểm soát thời gian thực hiện đánh giá tác động; kiểm soát tính đầy đủ trong hoạt động đánh giá tác động thủ tục hành chính;kiểm soát chất lượng đánh giá tác động theo tiêu chí cần thiết, hợp lý, hợp pháp trong từng giai đoạn xây dựng chính sách và dự thảo văn bản; kiểm soát chất lượng tính toán chi phí tuân thủ. 3.4. Nâng cao chất lượng tham gia ý kiến, thẩm định quy định về thủ tục hành chính Chất lượng tham gia ý kiến, thẩm định quy định về thủ tục hành chính phụ thuộc vào trách nhiệm thực hiện của cá nhân, cơ quan cho ý kiến, thẩm định và cơ quan chủ trì soạn thảo; đồng thời, phụ thuộc vào công cụ và phương pháp giúp các cơ quan này kiểm soát chất lượng tham gia ý kiến, thẩm định, tiếp thu, giải trình. Do đó, để nâng cao chất lượng tham gia ý kiến, thẩm định, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về ban hành và thẩm định VBQPPL.Phải kịp thời xử lý những cơ quan, cá nhân liên quan đến việc ban hành VBQPPL. Cần có cơ chế rõ ràng khi ban hành văn bản, chỉ rõ biện pháp xử lý sai lầm, chỉ rõ trách nhiệm thuộc về ai nếu có sai lầm và phải có phản hồi cụ thể. Thứ hai, đổi mới quy trình xây dựng luật và nâng cao chất lượng các đạo luật được ban hành. Thứ ba, loại bỏ các lực cản trong việc sửa chữa sai lầm khi ban hành văn bản, không để lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm chi phối việc ban hành và điều chỉnh văn bản. Thứ tư, cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ soạn thảo văn bản cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức trước công việc. Thứ năm, cần có chính sách thu hút đội ngũ luật sư, luật gia và người có trình độ trong việc tham gia vào hoạt động tham gia ý kiến và thẩm định văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương và địa phương. Thứ sáu, cần có cách làm cụ thể để tăng cường mạnh mẽ sự phản hồi từ phía người sử dụng văn bản, tạo điều kiện để người dân thể hiện nguyện vọng của mình và cơ quan có liên quan phải có trách nhiệm giải trình cụ thể. Điều này sẽ làm cho cơ quan ban hành văn bản chịu trách nhiệm thực tế hơn trong công việc của mình trước nhân dân. 15 Thứ bảy, phải thay đổi cơ chế thẩm định và giám sát việc ban hành văn bản. Để có hiệu quả thì việc giám sát phải có tính độc lập và công khai; tổ chức giám sát có đủ quyền hạn trong công việc, được hỗ trợ về cơ chế, ngân sách và các điều kiện cần thiết để hoạt động. Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế thẩm định nội bộ nhằm góp phần hạn chế các sai lầm của văn bản được ban hành. Thứ tám, bổ sung một số nội dung liên quan đến kiểm soát việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, thẩm định, trong đó tập trung thực hiện: Xác định những nội dung đã được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu và thể hiện rõ trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; những nội dung không tiếp thu và có giải trình; những nội dung chưa tiếp thu và chưa có giải trình;phân tích, làm rõ nguyên nhân vì sao cơ quan chủ trì soạn thảo không tiếp thu;xác định những quy định mới bổ sung hoặc sửa đổi về thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.Trên cơ sở nội dung so sánh, đối chiếu nêu trên, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo; đồng thời, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đối với các vấn đề còn ý kiến khác nhau để đảm bảo chất lượng quy định thủ tục hành chính khi được ban hành. 3.5. Tăng cường sự tham gia của người dân, đối tượng chịu tác động trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Để tăng cường sự tham gia của đối tượng chịu tác động vào quá trình xây dựng quy định TTHC, luận văn đề xuất các giải pháp sau: Thứ nhất, tăng cường nhận thức về vai trò, trách nhiệm của người dân, đối tượng chịu tác động trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Thứ hai, Chương trình xây dựng pháp luật được tổng hợp từ nhiều bên, được tham vấn công chúng rộng rãi hơn, có sự tham gia của các cá nhân, rõ ràng sẽ góp phần khắc phục được những hạn chế hiện nay về tính khả thi của Chương trình. Thứ ba, cầnđơn giản hóa quy trình, thủ tục lấy ý kiến đối tượng chịu tác động. Thứ tư, quy trình tham vấn công chúng và cung cấp bằng chứng nên được luật hóa cụ thể hơn trong quá trình xây dựng pháp luật, bao gồm cả quá trình đề nghị pháp luật, soạn thảo trước khi ban hành. Thứ năm,mở rộng sự tham gia của các cá nhân, tổ chức có uy tín vào Ban soạn thảo và Tổ biên tập. Thứ sáu, tăng cườngtrách nhiệm tổng hợp, tiếp thu và giải trình. Cuối cùng, cầntăng cường trách nhiệm của các bên. Tăng cường trách nhiệm của tất cả các bên và công tác đào tạo, chuẩn bị cho một đội ngũ chuyên nghiệp về xây dựng pháp luật là hết sức cần thiết. Điều này đòi hỏi bản thân các cơ quan quản lý nhà nước phải đi trước trong việc đổi mới công tác xây dựng pháp luật, tránh để tình trạng chạy theo và tụt hậu với thực tiễn xã hội. Đối với các tổ chức, cá nhân trong xã hội phải thực sự đổi mới và có nhận thức đúng đắn, khách quan về xây dựng pháp luật và trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia vào quá trình này dưới nhiều hình thức khác nhau một cách khách quan, độc lập, thậm chí phải kiên trì và có kỹ năng trong công tác tuyên truyền, vận động chính sách để có những đóng góp hữu ích vào sự phát triển của cộng đồng, của quốc gia. 16 KẾT LUẬN Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc sàng lọc, đảm bảo ban hành thủ tục hành chính thật sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và hiệu quả với mức chi phí tuân thủ thấp nhất. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đánh giá việc quy định và thực hiện công tác kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, từ đó chỉ rõ một số hạn chế, nguyên nhân tồn tại của công tác này. Bên cạnh đó, đề tài đã chỉ ra các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến việc kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể: Bổ sung phương pháp đánh giá tác động thủ tục hành chính trong giai đoạn đề xuất chính sách; hoàn thiện phương pháp đánh giá tác động thủ tục hành chính trong giai đoạn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; bổ sung phương pháp kiểm soát chất lượng đánh giá tác động thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng tham gia ý kiến, thẩm định quy định về thủ tục hành chính; tăng cường sự tham gia của đối tượng chịu tác động trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đây là các nhóm giải pháp để hoàn thiện quy định liên quan đến kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, khắc phục những hạn chế, bất cập, cũng như đảm bảo phù hợp, đáp ứng yêu cầu mới của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. 17 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Các đề tài, đề án khoa học đã tham gia: TT Tên đề tài, đề án Năm hoàn thành Đề tài cấp (NN, Bộ, ngành, trường) Trách nhiệm tham gia trong đề tài 01 Đề tài cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường 2012 Bộ Thành viên 02 Đề án Xây dựng Bộ công cụ đánh giá tác động và tính toàn chi phí tuân thủ thủ tục hành chính 2014 Bộ Thành viên 03 Đề án Cải cách thủ tục hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất 2014 Bộ Thành viên 04 Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư 2013 - 2020 Thủ tướng Chính phủ Thành viên 2. Các công trình khoa học đã công bố (sách, giáo trình, bài tạp chí) TT Tên công trình Năm công bố Nơi công bố Tác giả/Đồng tác giả 01 Áp dụng mô hình chi phí chuẩn trong xây dựng và ban hành thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam 2010 Đại học Kinh tế Quốc dân (Luận văn Thạc sĩ Kinh tế) Tác giả 02 Sổ tay nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính 2012, 2013 Nhà xuất bản Tư pháp Đồng tác giả 18 03 Giáo trình pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính (dành cho hệ trung cấp luật) 2014 Nhà xuất bản Tư pháp Đồng tác giả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_phap_luat_ve_kiem_soat_chat_luong_thu_tuc_h.pdf
Luận văn liên quan