Tóm tắt luận văn Phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một là,trong công tác quy hoạch KCN cần phải quan tâm tới vấn đề môi trường trong KCN. Hai là, cần tăng cường công tác thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt là thẩm định về yếu tố môi trường. Ba là, có những chế tài bắt buộc đối với chủ đầu tư trong việc xây dựng các công trình xử lý chất thải tập trung trong KCN. Bốn là,cần có những quy định cụ thể về giám sát các dự án đầu tư và bảo vệ môi trường trong KCN. Năm là,cần có những biện pháp hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng các công trình xử lý nước thải tập trung với các địa phương không đủ điều kiện hỗ trợ nguồn vốn ngân sách trung ương cho công trình xử lý nước thải tập trung và đền bù giải phóng mặt bằng KCN.

pdf30 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 4100 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận văn Phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Kinh tế: 60 31 01 / Trần Minh Ngọc ; Nghd. : PGS.TS. Mai Thị Thanh Xuân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc thành lập các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) là một trong những giải pháp quan trọng đối với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) Đảng và Nhà nước đã chủ trương thí điểm và triển khai việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) định hướng chiến lược xây dựng và phát triển các KCN đã được triển khai trong cả nước, và từng bước được bổ sung, hoàn thiện tại các Đại hội tiếp theo Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Vĩnh Phúc cũng là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để hình thành và phát triển các KCN nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Vì vậy, ngay từ năm 1998, Vĩnh Phúc đã thành lập KCN đầu tiên và đến nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thành lập và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 07 KCN, trong đó có 5 KCN đã đi vào hoạt động. Những thành công của các KCN đã góp phần đưa Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có năng lực 2 cạnh tranh cao thứ 3 của cả nước. Tuy nhiên, sự phát triển KCN tỉnh Vĩnh Phúc còn nhiều bất cập như: số dự án đầu tư từ các thị trường lớn như Mỹ và EU còn hạn chế; các dự án đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ, các ngành công nghiệp phụ trợ và các ngành công nghệ cao còn ít; và vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái,.v.v.. Xuất phát từ thực trạng trên tác giả chọn vấn đề: “Phát triển các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đã có nhiều hội thảo khoa học, nhiều luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, cũng như các bài nghiên cứu khác nghiên cứu về vấn đề này. Trong đó, liên quan trực tiếp đến đề tài là những công trình đáng chú ý sau: “Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc khu kinh tế” của Viện kinh tế học năm 1994, “Khu công nghiệp, khu chế xuất các tỉnh phía Nam” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2002,“Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất” của Trương Thị Minh Sâm, năm 2004. Các hội thảo như: “Phát triển KCN, KCX ở các tỉnh phía Bắc - những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Bộ kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tạp chí Cộng sản và Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá tổ chức tại Thanh Hoá, năm 2004. Hội thảo quốc gia “15 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam” tại tỉnh Long An, năm 2006. 3 Luận án tiến sĩ kinh tế Trần Ngọc Hưng (năm 2004), luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Quốc Bình, luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Ngọc Hiệp... Ngoài ra có nhiều bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành về vấn đề này, như bài của tác giả Võ Thanh Thu, Nguyễn Công Lộc, Như Hùng Tuy vậy, có thể nói, cho đến nay, vấn đề phát triển khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, nhất là với tư cách một luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó, đồng thời đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển có hiệu quả các KCN trên địa bàn này. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm phát triển KCN. - Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc phát các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của tình trạng đó. - Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển có hiệu quả các KCN tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4 - Đối tượng nghiên cứu: là sự phát triển các KCN, bao gồm KCN, KCX và cụm công nghiệp tên các khía cạnh số dự án, vốn đầu tư, tỷ lệ lấp đầy và tác động của chúng đến việc làm, đời sống, môi trường của tỉnh Vĩnh Phúc - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, luận văn cũng nghiên cứu một số địa phương khác để rút ra bài học kinh nghiệm. + Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quá trình phát triển KCN tỉnh Vĩnh Phúc từ khi ra đời đến nay, đặc biệt là từ 2005 đến nay 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: - Cơ sở lý luận: Dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế nói chung và các KCN nói riêng. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp của Kinh tế chính trị. Luận văn cũng sử dụng kết hợp các phương pháp hệ thống, thống kê - so sánh, phân tích - tổng hợp, lôgic - lịch sử, khảo sát thực tế, tổng kết thực tiễn... 6. Đóng góp mới của luận văn: - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các KCN của tỉnh Vĩnh Phúc từ 1998 đến nay. - Tìm ra nguyên nhân dẫn đến các hạn chế của sự phát triển các KCN Vĩnh Phúc thời gian qua. 5 - Đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm phát triển KCN ở Vĩnh Phúc thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương, 10 tiết CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU CÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm và phân loại khu công nghiệp a) Khái niệm khu công nghiệp KCN là một lãnh thổ có ranh giới địa lý xác định, có những điều khiện tương ứng với phát triển công nghiệp về tự nhiên, cơ sở hạ tầng, quản lý nhà nước, tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp dịch vụ có liên quan đến hoạt động công nghiệp b) Phân loại khu công nghiệp: Tuỳ theo góc độ tiếp cận, KCN có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau: - Theo tính chất ngành nghề, KCN được chia thành các loại sau: KCN chuyên ngành, KCN đa ngành, KCN sinh thái, KCN đô thị, KCN đô thị - công nghệ cao - Dựa vào đặc điểm của KCN, người ta chia KCN thành: KCN tập trung, KCN chế xuất, Khu công nghệ cao, Cụm công nghiệp 6 - Theo đặc điểm và cấp quản lý: KCN gồm 3 loại: KCN do chính phủ quyết định thành lập, KCN do UBND tỉnh, thành phố quyết định thành lập, KCN do UBND huyện, thị quyết định thành lập 1.1.2. Đặc điểm khu công nghiệp - KCN là nơi tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp khác nhau, đồng thời cũng sử dụng lượng lớn nguyên, nhiên liệu, năng lượng và thải ra lượng chất thải khổng lồ. - KCN còn đòi hỏi phải có diện tích đất khá lớn, tập trung tại một địa điểm, địa hình tương đối bằng phẳng. - KCN thường được xây dựng ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi. - KCN sử dụng lượng lao động lớn. 1.2. Vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu công nghiệp. 1.2.1. Vai trò của khu công nghiệp 1.2.1.1. Thu hút vốn đầu tư, tăng tổng thu nhập quốc dân và kim ngạch xuất khẩu 1.2.1.2. Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động 1.2.1.3. Góp phần nâng cao trình độ công nghệ và quản lý kinh doanh 1.2.1.4. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hình thành và phát triển các khu đô thị mới 1.2.1.5. Thúc đẩy quá trình hiện đại hoá hệ thống cơ sở hạ tầng 7 1.2.1.6. KCN tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái cho phát triển bền vững. 1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các KCN 1.2.2.1. Vị trí địa lý 1.2.2.2. Quy hoạch và chính sách của nhà nước 1.2.2.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng 1.2.2.4. Trình độ nguồn nhân lực 1.2.2.5. Bộ máy quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp 1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Việc đưa ra các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của các KCN là rất cần thiết. Nó là cơ sở để các địa phương cũng như quốc gia nhìn lại hiệu quả hoạt động xây dựng KCN tại địa phương mình. Sau đây là một số chỉ tiêu: - Vị trí đặt của KCN - Tỷ lệ lấp đầy KCN - Số lượng vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện - Kết quả và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN - Trình độ công nghệ của doanh nghiệp và các hoạt động triển khai khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh - Tiêu chí đời sống của người lao động trong KCN - Tiêu chí phản ánh môi trường 1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 8 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển KCN tỉnh Bình Dương Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Xuất phát điểm của Bình Dương là tỉnh thuần nông, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nhỏ bé, gần như chưa có hạ tầng công nghiệp. Do đó, tỉnh Bình Dương đã xác định xây dựng và phát triển KCN được coi là giải pháp và bước đi cần thiết để CNH, HĐH nền kinh tế của tỉnh. Với phương châm “trải chiếu hoa” để mời gọi các nhà đầu tư, tỉnh Bình Dương tạo được sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư và cho đến nay Bình Dương đã trở thành một trong những địa phương dẫn đầu về phát triển và thu hút đầu tư vào KCN trong những năm gần đây. Qua thực tiễn phát triển KCN Bình Dương thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm để tỉnh Vĩnh Phúc nghiên cứu, áp dụng như sau: Một là, tạo thống nhất nhận thức và nhất quán hành động của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh trong quá trình quy hoạch, xây dựng KCN. Hai là, quy hoạch KCN phải dựa trên lợi thế so sánh của vùng. , Quy hoạch KCN phải theo lộ trình và định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội KT- XH của tỉnh. Ba là, lựa chọn chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có năng lực tài chính, kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh và có kinh nghiệm quản lý. Bốn là, phải tiến hành cải cách hành chính một cách triểt để, thực hiện tốt cơ chế “một cửa”. 1.4.2. Kinh nghiệm của Hải Dương 9 Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tuy là tỉnh đi sau trong việc quy hoạch đầu tư xây dựng các KCN so với một số tỉnh trong cả nước, nhưng Hải Dương đã biết chọn cho mình một cách thức và biện pháp, bước đi thích hợp, nên sự hình thành và phát triển các KCN ở đây khá nhanh. Bài học về sự hình thành và phát triển các KCN ở Hải Dương, đã cung cấp một số kinh nghiệm có thể tham khảo cho tỉnh Vĩnh Phúc trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững đối với các KCN, đó là: Thứ nhất, việc quy hoạch phát triển các KCN và KCX phải gắn với sự quy hoạch phát triển KT - XH của địa phương. Thứ hai, công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các KCN cần phải được sự chỉ đạo thống nhất và kịp thời của các cấp chính quyền trong tỉnh. Thứ ba, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCN. Thứ tư, thực hiện cơ chế “một cửa tại chỗ” cho các nhà đầu tư. Thứ năm, chủ động xây dựng và thực hiện tốt các chương trình xúc tiến đầu tư thích hợp. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 10 2.1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC 2.2.1. Đất phi nông nghiệp khá lớn, nguồn nước dồi dào và vị trí địa lý thuận tiện 2.1.1.1. Đất đai Điều kiện tự nhiên của Vĩnh Phúc không có nhiều ưu đãi trong phát triển nông nghiệp, nhưng đổi lại Vĩnh Phúc có tiềm năng để phát triển công nghiệp và dịch vụ. Vĩnh Phúc được đánh giá là tỉnh có chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất khá tốt và cũng là một trong những tỉnh tạo khả năng tiếp cận đất đai tốt nhất cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang sản xuất công nghiệp hoặc thành lập các KCN để có hiệu quả cao hơn. 2.1.1.2. Nguồn nước Tài nguyên nước trên địa bàn Vĩnh Phúc khá dồi dào, đặc biệt là nước mặt với tổng trữ lượng nước mặt khoảng 10 tỷ m3. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là phát triển các KCN có quy mô lớn. 2.1.1.3. Vị trí địa lý: Vĩnh Phúc có vị trí địa lý được đánh giá là khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước: Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi - đồng bằng, với độ cao địa hình không lớn. Vĩnh Phúc lại tiếp giáp với Hà Nội. Vị trí đã tạo nên những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển các KCN và thu hút đầu tư. Đặc biệt nó tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn so với các tỉnh trung du và miền núi 11 2.1.2. Nguồn lao động trẻ Dân số Vĩnh Phúc khá đông, do đó tỉnh có một nguồn lao động khá dồi dào. Do kết cấu dân số trẻ, giá nhân công lao động Vĩnh Phúc rẻ hơn hẳn so với các tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Hồng. Đây là lợi thế so sánh tạo ra năng lực thu hút vốn đầu tư cho tỉnh nhà nói chung và cho KCN nói riêng. Tuy nhiên, cần thấy rằng lao động giá rẻ chỉ là lợi thế hiện tại, và cũng chỉ đối với một số ngành truyền thống nào đó, chứ không phải là lợi thế so sánh trong thời đại CNH, HĐH. Vì vậy, tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có chiến lược đào tạo trình độ chuyên môn cho đội ngũ này. 2.1.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối phát triển - Tại Vĩnh Phúc, mạng lưới giao thông tương đối phát triển, đặc biệt là hệ thống đường bộ. Hệ thống giao thông vận tải của Vĩnh Phúc đã tạo ra khá nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế hội nhập của tỉnh. - Mạng lưới điện của tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong sự phát triển của hệ thống điện của các tỉnh Miền Bắc. - Hiện tại, tỉnh đang triển khai xây dựng mới một số công trình cấp nước để đến 2010 đảm bảo công suất cấp nước đạt 100.000-300.000m3/ngày-đêm; đến 2020 lên 1.000.000m3/ngày-đêm, đảm bảo nguồn nước cần thiết cho các nhà máy hoạt động. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC 1998 - 2010 2.2.1. Thực trạng quy hoạch và phát triển khu công nghiệp 12 Tính đến nay trên địa bàn Vĩnh Phúc có 20 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phát triển đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, trong đó có 07 KCN đã được thành lập và cấp giấy CNĐT Nhìn lại hơn 10 năm phát triển, có thể nhận thấy quy hoạch phát triển KCN của tỉnh khá hợp lý, cho phép khai thác được các tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Cụ thể: − Các KCN đều được quy hoạch ở vị trí thuận lợi. Quy hoạch KCN được gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương. Các KCN được phân bố hợp lý tại các vùng, các địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển KCN trong tỉnh. − Quy hoạch KCN đã gắn với quy hoạch các khu đô thị, dịch vụ. 2.2.2. Hoạt động tại các khu công nghiệp 2.2.2.1. Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Bảng 2.2 : Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Vĩnh Phúc (tính luỹ kế) Tên các KCN Vốn đầu tư đăng ký Vốn thực hiện 200 5 200 7 2008 2009 đến quý II/20 10 Chủ đầu tư trong nước (tỷ đồng) 21,2 7 273, 6 445,2 3 616, 28 493,8 1 Kim Hoa GĐ1 95,01 21,2 7 35,7 5 60,99 95,0 1 - 13 Tỷ trọng (%) 22,3 9 37,6 3 64,19 100 Kim Hoa GĐ2 252,3 7 48,5 6 - Tỷ trọng (%) 19,2 4 Khai Quang 286,0 2 0 120, 0 156,0 4 185, 71 188,2 1 Tỷ trọng (%) 41,9 6 54,56 64,9 3 65,80 Bình Xuyên 573,5 4 0 117, 8 228,2 0 287 305,6 Tỷ trọng (%) 20,5 4 39,79 50,0 4 53,28 Chủ đầu tư nước ngoài (triệu USD) 5,82 12,3 2 17,6 Bá Thiện 78,5 0 0 3,82 8,92 12,2 Tỷ trọng (%) 4,87 11,3 6 15,54 Bình Xuyên II 100,0 0 0 2 3,4 5,4 Tỷ trọng (%) 2 3,40 5,40 Nguồn: [10] Qua bảng 2.2, có thể nhận thấy, vốn thực hiện của các dự án hạ tầng KCN tăng liên tục từ năm 2005 đến nay. 14 Với số vốn đầu tư lớn, được sự hỗ trợ của nhà nước các chủ đầu xây dựng cơ sở hạ tầng đã bước đầu xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng khá đồng bộ cho các KCN tỉnh Vĩnh Phúc. 2.2.2.2. Thu hút dự án và vốn đầu tư. Bảng 2.3: Vốn đầu tư tại các KCN Vĩnh Phúc từ 1998 – quý I/2010 Đơn vị: Triệu USD Năm Tổng Trong đó FDI DDI Dự án Vốn Vốn/d ự án Số d ự án Vốn đầu tư Số dự án Vốn đầu tư 1998- 2004 16 159,17 9,95 16 159,17 - - 2005 10 56,37 5,64 10 56,37 - - 2006 35 97,41 2,78 9 30,84 26 66,5 7 2007 18 745,48 41,42 16 728,78 2 16,7 0 2008 25 516,96 20,68 22 514,20 3 2,76 2009 4 77,32 19,33 3 75,52 1 1,80 Quí I/201 4 7,35 1,84 3 6,00 1 1,35 15 0 Tổng 112 1.660,0 5 14,82 79 1.570,8 8 33 89,1 7 Nguồn: [7],[8], [9] Bảng 2.4: Nguồn vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Vĩnh Phúc phân theo KCN đến quý I/2010 Tên KCN Đơn vị tính Tổng số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện Tỷ lệ vốn thực hiện/tổng vốn đầu tư (%) Khai Quang Triệu USD 58 Trong đó: FDI Triệu USD 43 300,42 211,59 70,43 DDI Tỷ đồng 15 575,85 210,46 36,5 Bình Xuyên Triệu USD 39 Trong đó: FDI Triệu USD 21 179,23 93,19 51,99 DDI Tỷ đồng 18 1259,2 1248,5 99,2% Kim Hoa 16 FDI Triệu USD 01 290,43 234,35 80,69 Bá Thiện FDI Triệu USD 12 614,80 9,61 1,56 Bình Xuyên II FDI Triệu USD 2 218,0 0 0,00 Tổng 112 Nguồn: [7],[8],[9] Bảng 2.5 : Dự án FDI đầu tư vào KCN phân theo quốc gia và vùng lãnh thổ Stt Quốc gia và vùng lãnh thổ Số dự án Tổng vốn đầu tư (1.000USD) Diện tích (ha) 1 Đài Loan 41 1.224.208,0 223,1 2 Hàn Quốc 22 152.152,5 57,2 3 Nhật 11 395.427,1 88,0 4 Trung Quốc 3 3.710,0 3,4 5 Malaysia 1 2.500,0 1,0 6 Mỹ 1 5.000,0 0 7 Samoa 1 5.000,0 1,7 8 Ấn Độ 1 6.000,0 2,5 9 Ý 1 45.000,0 8,0 17 10 Cộng hoà Seychelles 1 5.000,0 0,9 Tổng 83 1.843.997,6 385,8 Nguồn: [9] Về đối tác, hiện đã có 10 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN tỉnh Vĩnh Phúc, với tổng số vốn đăng ký là là 1844 triệu USD (chiếm 86% tổng vốn đầu tư FDI toàn tỉnh). Các đối tác đầu tư, chủ yếu đến từ vùng Đông Bắc Á, như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Cơ cấu nguồn vốn đầu tư nước ngoài theo ngành vào các KCN của Vĩnh Phúc khá hợp lý, phù hợp với quy hoạch phát triển KT – XH của tỉnh đến năm 2020. 2.2.2.3. Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp Quy mô các KCN tỉnh Vĩnh Phúc càng ngày càng được mở rộng, tỷ lệ lấp đầy các KCN của Vĩnh Phúc cũng tăng dần qua các năm. Bảng 2.6: Tỷ lệ lấp đầy các KCN từ 2005 – quý I/2010 Năm (1) Tổng diện tích (2) Diện tích có thể cho thuê theo quy hoạch (3) Diện tích có thể cho thuê đã xây dựng cơ sở hạ tầng (4) Diện tích đất đã cho thuê (5) Tỷ lệ lấp đầy (6) 2005 583 390 260 130 50 18 2006 854 391,2 279 167,4 60 2007 1040,2 668 334 214 64 2008 1395,1 919,8 598,92 464,63 77,.6 2009 1695,5 1129,6 598,92 454,34 75,9 Quý I/2010 1695,5 1129,6 598,92 454,34 75,9 Nguồn: [10] Tỷ lệ lấp đầy = (5)/(4)*100% 2.2.2.4. Thu hút việc làm và tạo thu nhập cho người lao động Những năm qua, các KCN ở Vĩnh Phúc đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động trên địa bàn Tỉnh, đồng thời, còn tạo thu nhập cho người lao động. 2.2.3. Thực trạng về môi trường trong các KCN Vĩnh Phúc - Thực trạng xử lý nước thải trong KCN: Tính đến quý II/2010, hầu hết các KCN đều có hệ thống xử lý nước thải, nhưng mới chỉ có KCN Khai Quang là đưa hệ thống giai đoạn I và sử dụng. Do hầu hết các KCN trong tỉnh đều chưa có hệ thống thu gom chất và xử lý chất thải tập trung nên việc quản lý, quan trắc chất lượng nước thải ở các khu vực này gặp rất nhiều khó khăn; đồng thời cũng cũng gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở một số nơi như: KCN Khai Quang, KCN Bình Xuyên. - Thực trạng ô nhiễm không khí: Theo kết quả quan trắc hàng năm cho thấy, nồng độ 19 các chất gây ô nhiễm môi trường có chiều hướng tăng lên. Đối với chỉ tiêu ô nhiễm bụi ở hầu hết các điểm quan trắc đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) từ 1,2 đến 5 lần và ô nhiễm nặng vào mùa khô. Kết quả quan trắc vào mùa mưa chỉ có trên 33% số điểm quan trắc có nồng độ bụi vượt quá TCCP, nhưng kết quả quan trắc vào mùa khô thì 100% điểm quan trắc có nồng độ bụi vượt TCCP từ 2,23 – 5,6 lần. - Thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn: Một thực tế đáng báo động là hầu hết các KCN trong tỉnh đều chưa xây dựng khu xử lý tập trung rác thải, hoặc xử lý bằng các thiết bị đơn giản. Bên cạnh đó, các nhà máy trong KCN đều chưa phân loại rác thải và có thiết bị xử lý phù hợp mức độ nguy hại. 2.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP CHỦ YẾU CỦA CÁC KCN VÀO SỰ PHÁT TRIỂN KT – XH TỈNH VĨNH PHÚC 2.3.1. Đóng góp vào tổng thu nhập nội địa của tỉnh Trong những năm qua Vĩnh Phúc đã sản xuất nhiều sản phẩm, phục vụ nhu cầu trong và ngoài tỉnh, trong đó chủ yếu các sản phẩm của ngành chế tạo và lắp ráp ôtô, xe máy. Sự hình thành một số doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, chi tiết ôtô, xe máy trong các KCN đã góp phần nâng tỷ lệ nội địa hoá ôtô lên khoảng 27%, xe máy lên 81%. Những ngành công nghiệp chủ đạo trên đem lại 80% tổng giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp Vĩnh Phúc 20 Bảng 2.7: GTSX của các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ 2005 đến 2010 (tính theo giá so sánh 1994) Năm 2005 2007 2008 2009 Quý I/201 0 GTSXCN toàn tỉnh 15.50 4,01 28.42 7,86 32.51 4,48 34.11 8,00 - GTSX trong KCN 9.940, 50 18.79 7,52 21.81 5,44 2.378 9,68 7.068 ,28 Tỷ trọng so với tổng GTSXCN toàn tỉnh (%) 64,12 66,12 67,09 69,73 - Tỷ trọng GTSX KCN so 18,60 29,24 32,51 36,43 - 21 với GDP (%) Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: [31], [1]-[6] 2.3.2. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH Tính đến hết tháng 12/2009 trên địa bàn tỉnh có 194 dự án đầu tư vào KCN, CCN, chiếm 42,45% tổng số dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh. Các dự án này tập trung chủ yếu vào lĩnh vực như: sản xuất ôtô, xe máy; linh kiện ôtô, xe máy; chế biến nông sản; may mặc... Việc ngày càng có nhiều dự án FDI đầu tư vào trong KCN đã có tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Vĩnh Phúc. 2.3.3. Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thực sự trở nên sôi động kể từ khi các dự án trong KCN được thực hiện, đi vào sản xuất và một số doanh nghiệp tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá. Bảng 2.9: Giá trị xuất khẩu của các KCN Đơn vị: triệu USD 2006 2007 2008 2009 Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh 216,3 343,8 375,6 377,5 Kim ngạch xuất khẩu của các KCN 175,0 290,0 314,73 322,4 22 Tỷ trọng (%) 80,9 84,4 83,8 79,0 Nguồn: [8], [9], [40] 2.3.4. Đóng góp vào ngân sách: Nhờ sự hoạt động có hiệu quả và sự đóng góp đáng kể của dự án trong KCN, đặc biệt là các dự án FDI, ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc đã liên tục được cải thiện, năm sau cao hơn năm trước. Bảng 2.10. Đóng góp của các KCN vào ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc 2007 2008 2009 Tổng ngân sách tỉnh (tỷ đồng) 5.704,606 9.400,258 10.174,097 Thu từ khu công nghiệp (tỷ đồng) 1.514,84 2.799,21 2.525,21 Tỷ trọng thu từ KCN/tổng thu (%) 27 30 25 Nguồn: Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc 2.3.5. Thúc đẩy quá trình hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng: Để tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn nói chung và KCN nói riêng, đồng thời phục vụ công tác đẩy mạnh thu hút nguồn vốn cho phát triển KCN, nên trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã đặc biệt chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bao gồm cả đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, các dịch vụ bưu chính viễn thông. 2.3.6. Nâng cao trình độ công nghệ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: 23 Sự gia tăng của các dự án đầu tư nước ngoài vào các KCN, kéo theo đó là sự xuất hiện của các mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp tiên tiến, hiện đại của nhiều quốc gia trên thế giới được chuyển giao cho tỉnh. Chính điều này đã làm cho trình độ công nghệ của nhiều lĩnh vực đã tăng khá nhanh so với trước đây. 2.4. MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KCN TỈNH VĨNH PHÚC VÀ NGUYÊN NHÂN 2.4.1. Những hạn chế, yếu kém Bên cạnh những thành công đã đạt được, trong quá trình phát triển các KCN Vĩnh Phúc vẫn còn có nhiều yếu kém, hạn chế, trong đó những hạn chế chủ yếu là: Một là, việc xây dựng kết cấu hạ tầng còn chậm, chưa theo kịp công tác xúc tiến đầu tư. Hai là, tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) các KCN và các dự án trên địa bàn tỉnh chậm. Ba là, tỷ lệ lấp đầy còn thấp. Bốn là, tình hình triển khai các dự án trong KCN trên địa bàn tỉnh không đảm bảo tiến độ đăng ký. Năm là, mối quan hệ giữa chủ và người lao động chưa được cải thiện. Sáu là, trình độ người lao động trong một số doanh nghiệp còn thấp và thiếu trầm trọng. 2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế Những hạn chế nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau đây: 24 Thứ nhất, một số hệ thống cơ chế, chính sách còn bất cập Thứ hai, Năng lực tài chính của một số chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, dự án thứ cấp chưa đủ mạnh: Thứ ba, việc thực hiện các quy định pháp luật của các doanh nghiệp chưa nghiêm túc: Thứ tư, hoạt động xúc tiến đầu tư chưa được chú trọng Thứ năm, chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC 3.1.1. Quan điểm phát triển khu công nghiệp - Phát triển KCN phải phù hợp với quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, và với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế - Phát triển KCN phải đảm bảo tính bền vững: 3.1.2. Mục tiêu phát triển các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020 3.1.2.1.Mục tiêu tổng quát “Hình thành hệ thống các KCN hợp lý trên địa bàn, đảm bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển chung của toàn tỉnh, tạo hạt nhân để 25 phát triển đồng đều các tiểu vùng và các địa phương trong tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển CN, tăng tỷ lệ đóng góp của CN (đặc biệt là các KCN) trong phát triển kinh tế – xã hội tỉnh”. 3.1.2.2. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020 Bảng 3.1: Mục tiêu cụ thể phát triển các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020 Stt Năm 2020 1 Diện tích KCN 6,038 ha 2 Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng (tăng thêm) 1 tỷ USD 3 Vốn đầu tư sản xuất trong KCN 7,5 tỷ USD 4 Tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp 70 % 5 Giá trị sản xuất công nghiệp Tăng 17%/năm 6 Tỷ lệ đóng góp vào GTSX CN 75% 7 Thu hút thêm lao động 26 vạn Nguồn: Ban quản lý KCN Vĩnh Phúc 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KCN TỈNH VĨNH PHÚC 3.2.1. Phải đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ trong quy hoạch phát triển KCN. Một là, quy hoạch phát triển các KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển KTXH, quy hoạch đất đai, quy hoạch điểm dân cư, thành phố, khu đô thị. 26 Hai là, quy hoạch các KCN phải chấp hành nghiêm chỉnh qui định về tỷ lệ lấp đầy KCN. Ba là, quy hoạch KCN cần đảm bảo tính bền vững. Bốn là, trong quy hoạch phát triển các KCN, nhất thiết phải tính đến việc đảm bảo tính đồng bộ của các yếu tố cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội và môi trường. Năm là, công tác thiết kế quy hoạch chi tiết phải tính toán dự kiến hợp lý các loại đất. 3.2.2. Đẩy nhanh việc giải quyết bồi thường, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất: - Có chính sách thống nhất về sử dụng đất đai và bồi thường GPMB.: - Cần công khai, minh bạch về chủ trương, chính sách bồi thường GPMB và quy hoạch phát triển KCN.: - Tạo việc làm và đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân có đất bị thu hồi để phát triển KCN. 3.2.3. Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp - Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho KCN. - Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN: 3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư - Xác định rõ đối tượng cần vận động xúc tiến đầu tư. - Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư + Tiếp xúc trực tiếp giữa tỉnh với các nhà đầu tư tiềm năng. 27 + Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo đầu tư trao đổi giữa các cơ quan nhà nước và các nhà đầu tư nhằm kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN ở Vĩnh Phúc. + Ứng dụng công nghệ thông tin trong XTĐT. + Đẩy mạnh công tác XTĐT đối với các dự án cơ hội thông qua các dự án triển khai thành công và thông qua các nhà đầu tư lớn, có uy tín hiện có của tỉnh. - Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các địa phương, Ban quản lý các KCN và các Công ty đầu tư phát triển hạ tầng; chủ động trong thực hiện công tác đầu tư. 3.2.5. Sửa đổi một số cơ chế, chính sách về thu hút đầu tư vào KCN - Đổi mới chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư - Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” Chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau: + Kiên quyết bãi bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây khó khăn, cản trở doanh nghiệp hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. + Tiếp tục đổi mới triệt để, cách nghĩ, cách làm mạnh dạn đơn giản hoá thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”. 3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các KCN - Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế. 28 - Tăng cường hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề cho việc nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, thực hành, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ giảng dạy của các cơ sở giáo dục đào tạo. - Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần, nhất là về nhà ở và điều kiện sinh hoạt của người lao động. - Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực. - Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường tại các KCN Một là, trong công tác quy hoạch KCN cần phải quan tâm tới vấn đề môi trường trong KCN. Hai là, cần tăng cường công tác thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt là thẩm định về yếu tố môi trường. Ba là, có những chế tài bắt buộc đối với chủ đầu tư trong việc xây dựng các công trình xử lý chất thải tập trung trong KCN. Bốn là, cần có những quy định cụ thể về giám sát các dự án đầu tư và bảo vệ môi trường trong KCN. Năm là, cần có những biện pháp hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng các công trình xử lý nước thải tập trung với các địa phương không đủ điều kiện hỗ trợ nguồn vốn ngân sách trung ương cho công trình xử lý nước thải tập trung và đền bù giải phóng mặt bằng KCN. 29 Sáu là, nhanh chóng xây dựng những văn bản quy phạm phát luật quy định cụ thể Luật Bảo vệ môi trường mới. Bảy là, giáo dục tuyên truyền để nâng cao nhận thức giữ gìn và bảo vệ môi trường cho tất cả các cấp, các ngành; từng địa phương; từng hộ gia đình, đặc biệt là cho các chủ đầu tư và DN trong KCN. KẾT LUẬN Việc phát triển các KCN có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia đang phát triển. Nó tạo ra những thuận lợi về thể chế, môi trường cho quá trình thu hút, sử dụng nguồn lực từ bên ngoài như vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại vào quá trình sản xuất, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với vai trò đó, sự phát triển của KCN đến nay đã là một hiện tượng phổ biến ở các nước trên thế giới, nhất là các nước đang trong thời kỳ đầu CNH. Tại nhiều nước, đặt biệt là các nước ở Châu Á, KCN đã trở thành động lực của sự phát triển kinh tế Tại Vĩnh Phúc, các KCN tuy mới thành lập nhưng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong hơn 10 năm qua, các KCN đã có đóng góp lớn vào sự phát triển KT–XH của tỉnh. Cụ thể là: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế 30 của tỉnh theo hướng CNH, HĐH; góp phần gia tăng năng lực nội sinh của tỉnh; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu và tăng thu ngân sách. Điều này khẳng định, phát triển KCN là chủ trương, định hướng đúng đắn của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc trong việc vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể của tỉnh, là lối đi nhanh chóng để xây dựng, phát triển và sớm đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các KCN còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém, trong đó nổi lên là: quy hoạch và xây dựng KCN chưa tương xứng với tiềm năng và không theo kịp với yêu cầu phát triển; cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN yếu kém, thiếu đồng bộ; tiến độ triển khai dự án thứ cấp chậm tiến độ; trình độ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong KCN. Nguyên nhân của những hạn chế đó thì có nhiều, song tựu trung lại là do thiếu những quyết sách đúng đắn, sự hỗ trợ đồng bộ của Nhà nước cũng như sự nỗ lực của các công ty đầu tư phát triển hạ tầng và của các doanh nghiệp KCN. Để tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng hiệu quả, đòi hỏi phải có nhiều biện pháp cơ bản và đồng bộ. Trước mắt, cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề về quy hoạch, xúc tiến đầu tư, cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050000454_404.pdf