Để triển khai thực hiện các giải pháp trên một cách đông bộ và có
hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho ĐNGV các trường Trung học
Cơ sở trong huyện phát huy hết năng lực của mình, tác giả xin có
một số khuyến nghị sau:
2.1. Đối với UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quy hoạch, xây
dựng và phát triển ĐNGV các trường THCS trong toàn huyện
Đầu tư ngân sách cho sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho GV và xây dựng cơ sở vật
chất
2.2. Đối với phòng GD&ĐT của huyện Lệ Thủy
Tham mưu với UBND huyện xây dựng quy hoạch, chiến lược
phát triển giáo dục của huyện nói chung và cấp THCS nói riêng.
2.3. Đối với đội ngũ giáo viên các trường THCS
Giáo viên các trường THCS phải xác định rõ trách nhiệm của
mình, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
Ụ
/ /
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN XUÂN DIỆU
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại: CƠ SỞ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN MINH PHƯƠNG
Phản biện 1: TS. NGUYỄN MINH SẢN
Phản biện 2: TS. LÊ VĂN THĂNG
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Cơ
sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung.
Địa điểm: Phòng họp 201, Nhà B - Hội trường bảo vệ luận văn
thạc sĩ, Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung
Số: 201, đường Phan Bội Châu, TP Huế, Thừa Thiên Huế
Thời gian: vào hồi 13 giờ 30 tháng 12 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Cơ sở Học viện Hành
chính khu vực miền Trung hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học,
Học viện Hành chính Quốc gia.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, điều này đã đúng với
ngày xưa, với ngày nay và mãi mãi về sau. Vậy để có hiền tài, không
có con đường nào khác ngoài con đường phát triển giáo dục, đào tạo.
Quan điểm “Con người Việt Nam vừa là động lực, vừa là mục
tiêu của sự phát triển kinh tế- xã hội” của Đảng và Nhà nước nhằm
phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh.
Phát triển giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước ta xác
định là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa-
hiện đại hóa đất nước, là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế -xã hội,
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011-2020
được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt
Nam thông qua, đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng
đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt nam theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
Trong đó đổi mới cơ chế giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý là khâu then chốt”.
Lệ Thủy là huyện kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng Bình,
trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát
triển kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm
liên tục. Cùng với sự quan tâm của Đảng và chính quyền các cấp,
2
được sự hưởng ứng tich cực của tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp
và các tổ chức trong huyện. Ngành giáo dục và đào tạo của huyện Lệ
Thủy đã phát triển cả về số lượng, lẫn chất lượng, bước đầu đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và nhu cầu nâng cao
trình độ dân trí, đào tạo nhân lực và nuôi dưỡng, khuyến khích nhân
tài trong huyện.
Cho đến nay, huyện Lệ Thủy đã xây dựng được đội ngũ nhà
giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ công chức, viên chức phục vụ
trong các cơ sở giáo dục ngày càng đông đảo, có phẩm chất đạo đức
và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng
được nâng cao. Tuy nhiên, từ thực tế phát triển đội ngũ giáo viên,
cán bộ quản lý giáo dục đã bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng đến
chất lượng và hiệu quả giáo dục. Qua khảo sát, nhiều giáo viên trình
độ chưa đạt chuẩn nên không đáp ứng được yêu cầu dạy học trong
thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay. Công tác quản lý giáo viên các
trường THCS còn nhiều bất cập, các văn bản chỉ đạo chưa thống
nhất, đội ngũ giáo viên các trường còn thiếu về số lượng và kém về
chất lượng.
Vì vậy, cần phải có giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà
giáo, nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm thực hiện mục tiêu phát
triển giáo dục- đào tạo của huyện Lệ Thủy đến năm 2020 là: “Phát
triển toàn diện giáo dục -đào tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại. Xây
dựng huyện Lệ Thủy trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo chất
lượng cao của tỉnh Quảng Bình”. Đề thực hiện mục tiêu trên cần có
sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó phát triển đội ngũ giáo viên các
3
trường học được xem là yếu tố then chốt. Tiếp tục hoàn thiện hơn
nữa công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên nói chung
và GV các trưởng THCS nói riêng để thực hiện mục tiêu trên. Do
vậy, vấn đề đào tạo, quản lý đội ngũ giáo viên là một vấn đề nóng và
bức thiết đặt ra, cần được giải quyết và cải thiện hiện nay.
Chính vì những lý do đó, học viên chọn đề tài “Quản lý nhà
nước đối với giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ
Thủy tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục,
phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt, là
vấn đề có tính thời sự cấp bách. Ở nước ta, vấn đề quản lý đội ngũ
giáo viên trong các đơn vị trường học từ bậc phổ thông cho đến đại
học, bao giờ cũng được các cấp quản lý quan tâm sâu sát, bởi đội ngũ
giáo viên giữ vai trò quyết định trong quá trình giáo dục.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, luận văn đề
xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với
đội ngũ giáo viên THCS ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
3.2. Nhiệm vụ
Thứ nhất, hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận về quản lý
nhà nước đối với đội ngũ giáo viên THCS
4
Thứ hai, khảo sát, đánh giá thực trạng QLNN đối với đội ngũ
giáo viên THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối
với đội ngũ GV THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: QLNN đối với đội ngũ GV THCS
trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực
trạng quản lý đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện
Lệ Thủy từ năm 2011- 2016 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn giai đoạn 2017-2025.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
- Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của triết học
Mác - Lênin, kết hợp các phương pháp lịch sử - thực tiễn; phân tích
tổng hợp; thống kê, so sánh...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Làm rõ thêm lý luận và thực tiễn về QLNN đối với đội ngũ
giáo viên trong các trường trung học cơ sở
- Đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân về chất
lượng đội ngũ giáo viên ở các trường THCS của huyện Lệ Thủy, trên
cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
5
chất lượng trong công tác quản lý ĐNGV các trường THCS trên địa
bàn huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình hiện nay.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu trúc gồm 03 chương :
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước
đối với giáo viên các trường THCS
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo viên các
trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với
GV các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QLNN
ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Khái niệm và vai trò, đặc điểm của GVcác trường THCS
1.1.1. Khái niệm, vai trò của giáo viên các trường Trung học Cơ sở
1.1.1.1. Khái niệm giáo viên các trường Trung học cơ sở
1.1.1.2. Vai trò giáo viên các trường Trung học cơ sở
Giáo viên các trường THCS không chỉ đóng vai trò là người
truyền đạt tri thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi
mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập tìm tòi khám phá,
giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới..
1.1.2. Đặc điểm của giáo viên các trường Trung học cơ sở
Nghề của GV là nghề dạy học, đây là lao động trí óc đặc thù.
Nghề dạy học yêu cầu về phẩm chất và năng lực rất cao ở giáo viên.
Hơn nữa, nghề dạy học đòi hỏi phải có tính khoa học, tính nghệ thuật
6
và tính sáng tạo. Người thầy là cầu nối giữa thế giới tri thức khoa
học với con người. Sẽ không có một nền dân trí cao nếu không có
một đội ngũ người làm giáo dục có trình độ, tâm huyết và phát triển
[21].
1.2. Quản lý nhà nước đối với GV các trường THCS
1.2.1. Khái niệm và nội dung của quản lý nhà nước đối với giáo
viên các trường Trung học cơ sở
1.2.1.1. Khái niệm QLNN đối với GV các trường Trung học cơ sở
* Khái niệm quản lý
Quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá
trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng
cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo đúng ý muốn của người
quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra từ trước. Là một yếu tố
thiết yếu quan trọng, quản lý không thể thiếu được trong đời sống xã
hội. Xã hội càng phát triển cao thì vai trò của quản lý càng lớn và nội
dung càng phức tạp [34].
* Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước được hiểu “là hoạt động có tổ chức và
điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối
quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng
và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” [18, Tr. 407]
* Quản lý nhà nước đối với giáo viên THCS
7
Quản lý giáo viên các trường THCS là việc xây dựng, phát
triển đội ngũ giáo viên vững mạnh về cả số lượng và chất lượng, có
đầy đủ phẩm chất trí tuệ, năng lực và trình độ chuyên môn để hoàn
thành tốt các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu khoa học.
1.2.1.2. Nội dung của quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường
Trung học cơ sở
Căn cứ Luật viên chức 2010; Luật giáo dục sửa đổi 2009; Nghị
định của Chính phủ; Thông tư hoặc TT liên tịch quy định chi tiết và
hướng dẫn việc thực hiện; Quyết định, chỉ thị và các văn bản hành
chính thông thường của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND hoặc Chủ
tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1.2.2. Đặc điểm của QLNN đối với GV các trường THCS
Thứ nhất, đặc điểm kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên
môn trong các hoạt động QL đội ngũ .
Thứ hai, đặc điểm về tính quyền lực nhà nước trong hoạt động QL.
Thứ ba, đặc điểm kết hợp Nhà nước - xã hội trong quá trình triển
khai QLNN đối với GV ở các trường THCS.
1.3. Các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước đối với GV các
trường THCS
1.3.1. Chức trách, nhiệm vụ của GV các trường Trung học cơ sở
Giáo viên các trường THCS có nhiệm vụ dạy học và giáo dục
theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài; dạy thực hành thí
nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ
đầy đủ, lên lớp đúng giờ, quản lí học sinh trong các hoạt động giáo
8
dục do nhà trường tổ chức. Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa
phương, rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật [31].
1.3.2. Quy định pháp luật đối với giáo viên THCS
Trong quá trình quản lý, việc ban hành văn bản và các quy
định hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước là một yếu tố có ảnh
hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường
THCS. Yếu tố này đòi hỏi phải có tính chính xác và tính kịp thời,
nếu một vấn đề phát sinh liên quan đến đội ngũ GV không được
hướng dẫn giải quyết chính xác thì nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm
trọng.
1.3.3. Tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức quản lý
Bộ máy quản lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến
công tác quản lý nhà nước giáo viên ở các trường Trung học cơ sở.
Việc tổ chức tốt một bộ máy triển khai có tính quyết định đến việc
thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Tiểu kết chương 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, chúng ta thấy rằng trong công
tác phát triển giáo dục thì công tác quản lý đội ngũ giáo viên là một
trong những nhiệm vụ quan trọng. Để quản lý đội ngũ giáo viên
ngoài sự nỗ lực tự học của giáo viên, người quản lý còn phải tiến
hành đồng thời cả hai việc đó là: Nắm bắt được mục tiêu giáo dục
trong một giai đoạn nhằm đề ra những yêu cầu cụ thể; phát triển cả
về số lượng và chất lượng cho đội ngũ hiện có, và đó cũng là cơ sở
9
cho luận văn đề ra các giải pháp. Kinh nghiệm rút ra từ những nghiên
cứu của các tác giả trên thế giới và trong nước qua cách tiếp cận kiến
thức quản lý đội ngũ giáo viên và từ góc độ tâm lý, cho thấy rằng nội
dung quản lý đội ngũ giáo viên là sự thống nhất hữu cơ trên các mặt:
quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh
giá và các cơ chế chính sách đối với giáo viên... Kết quả nghiên cứu
về QL ĐNGV cùng với việc nhờ ứng dụng các thành tựu khoa học,
đã xác lập cơ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng, tính toán các
chỉ số lượng hóa của các giải pháp và xử lý kết quả khảo nghiệm.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI GV CÁC
TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH
QUẢNG BÌNH
2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội và thực trạng đội ngũ GV
các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
2.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội
2.1.1.3. Tình hình phát triển GD&ĐT huyện Lệ Thủy
Tình hình phát triển giáo dục Trung học cơ sở từ năm 2010 -
2015 được thể hiện qua bảng sau đây:
TT
Loại hình trường
lớp
2010-
2011
2011-
2012
2012-
2013
2013-
2014
2014-
2015
1 Trường 29 29 29 29 29
2 Trường(đạtchuẩn) 6 9 12 15 17
3 Số lớp 277 278 290 293 291
4 Số học sinh 9455 9466 9475 9567 9500
10
5 Giáo viên 558 566 569 576 578
6 Phòng học 259 267 275 297 307
(Nguồn Phòng GD& ĐT huyện Lệ Thủy)
2.1.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
2.1.2.1. Thực trạng về trường, lớp, học sinh THCS huyện Lệ
Thủy
Bảng 2.4: Thống kê số liệu về trường, lớp và học sinh năm học 2015-
2016
TT Đơn vị trường học Số lớp Tổng số HS Tổng số HS nữ
1 TT Kiến Giang 16 522 323
2 An Thủy 16 625 350
3 Phong Thủy 12 448 245
4 Lộc Thủy 8 244 150
5 Xuân Thủy 8 340 195
6 Liên Thủy 15 460 240
7 Cam Thủy 8 225 120
8 Hồng Thủy 18 603 305
9 Hưng Thủy 15 526 337
10 Sen thủy 10 386 154
11 Ngư Thủy Bắc 8 281 176
12 NgưThủy Trung 5 136 78
13 Ngư Thủy Nam 8 202 123
14 Dương Thủy 8 247 140
15 Mỹ Thủy 10 328 117
16 Tân Thủy 12 423 129
17 Thái Thủy 11 359 171
18 Trường Thủy 4 89 53
19 Văn Thủy 8 184 79
11
20 Kim Thủy 1 9 218 124
21 Kim Thủy 2 4 107 54
22 Mai Thủy 12 368 142
23 Phú Thủy 13 458 233
24 Lệ Ninh 9 311 167
25 Sơn Thủy 13 450 278
26 Hoa Thủy 15 524 312
27 Ngân Thủy 5 136 67
28 Lâm Thủy 6 146 79
29 Dân tộc Nội trú 5 144 82
Tổng 291 9500 5936
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Lệ Thủy)
2.1.2.2. Thực trạng về cơ cấu và số lượng GV THCS của
huyện Lệ Thủy
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục
huyện Lệ Thủy không ngừng phát triển trong những năm qua trên cả
ba mặt: đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và hợp lý về cơ cấu..
Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng, đến hết năm
học 2015-2016 toàn ngành giáo dục Lệ Thủy không còn giáo viên
nào có trình độ dưới chuẩn.
Bảng 2.7: Số lượng và cơ cấu GV THCS
TT
Đơn vị trường
học
Toán -
Lý
Văn-
Sử
VănGD Sinh-
Địa
Hóa-
Sinh
Tiếng
Anh
Lý-
CN
Mỹ
Thuật
Thể
dục
1 TT Kiến
Giang
5 5 4 3 3 4 2 2 3
2
An Thủy 5 4 4 3 3 4 2 2 3
3
Phong Thủy 4 3 2 2 3 3 2 2 2
12
4
Lộc Thủy 3 3 1 2 1 2 1 1 2
5
Xuân Thủy 3 3 2 2 1 2 1 1 2
6
Liên Thủy 4 4 2 2 2 4 2 2 3
7
Cam Thủy 3 2 1 2 1 2 1 1 2
8
Hồng Thủy 5 4 3 3 3 4 3 3 4
9
Hưng Thủy 4 3 2 2 2 3 2 2 2
10 Sen thủy 3 3 3 2 2 2 1 1 2
11 Ngư Thủy
Bắc
3 3 2 1 1 2 1 1 2
12 Ngư Thủy
Trung
2 2 1 1 1 1 1 1 2
13 Ngư Thủy
Nam
3 2 2 1 1 1 1 1 2
14 Dương Thủy 3 2 2 2 1 2 1 1 2
15 Mỹ Thủy 3 3 2 3 1 2 2 1 2
16 Tân Thủy 4 4 3 2 2 3 2 2 3
17 Thái Thủy 4 4 2 2 3 2 2 2 2
18 TrườngThủy 2 1 1 1 1 1 1 1 1
19 Văn Thủy 3 2 2 2 1 1 1 1 2
20 Kim Thủy 1 2 2 1 1 2 1 1 1 2
21 Kim Thủy 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1
22 Mai Thủy 3 3 2 2 2 2 2 2 2
23 Phú Thủy 4 4 3 2 2 3 3 2 3
24 Sơn Thủy 4 4 3 3 3 3 3 2 3
25 Lệ Ninh 3 4 2 2 2 2 1 1 2
26 Hoa Thủy 4 4 3 4 3 4 3 2 3
27 Ngân Thủy 1 1 1 1 1 1 1 1 1
28 Lâm Thủy 2 2 1 1 1 1 1 1 1
29 Dân tộc Nội
trú
2 2 2 1 1 1 1 1 2
(Nguồn : Phòng GD&ĐT huyện Lệ Thủy)
2.1.2.3. Thực trạng quản lý, phát triển năng lực đội ngũ giáo
viên các trường Trung học Cơ sở
Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý là nhân tố quyết định chất
lượng giáo dục. Do đó, Uỷ ban nhân dân huyện đã luôn chỉ đạo
phòng GD&ĐT huyện Lệ Thủy quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ
giáo viên theo đúng tinh thần Chỉ thị 40- CT/TW của Ban Bí thư.
13
Bảng 2.6: Thống kê trình độ chuyên môn của GV cấp THCS huyện
Lệ Thủy
Tổng số
Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trình độ khác
SL %
SL
%
SL
%
SL
%
578
10 0,7
440
76,1
128
22,2
0
0
(Nguồn Phòng GD& ĐT huyện Lệ Thủy)
Bảng 2.10: Thống kê kết quả năng lực sư phạm của GV các
trường THCS theo đánh giá của cán bộ quản lý ngành giáo dục
TT Đơn vị trường
học
Tỷ lệ %
Giỏi Khá Trung bình Yếu
1 TT Kiến Giang 55 35 10 0
2 An Thủy 40 35 25 0
3 Phong Thủy 42 33 25 0
4 Lộc Thủy 35 42 23 0
5 Xuân Thủy 40 40 20 0
6 Liên Thủy 45 35 20 0
7 Cam Thủy 35 40 25 0
8 Hồng Thủy 35 40 25 0
9 Hưng Thủy 40 43 17 0
10 Sen thủy 35 40 25 0
11 Ngư Thủy Bắc 32 40 28 0
12 NgưThủy Trung 30 38 32 0
13 Ngư Thủy Nam 32 36 32 0
14 Dương Thủy 40 35 25 0
15 Mỹ Thủy 45 40 15 0
16 Tân Thủy 38 37 25 0
17 Thái Thủy 35 40 25 0
18 Trường Thủy 34 39 27 0
19 Văn Thủy 35 39 26 0
20 Kim Thủy 1 30 40 30 0
21 Kim Thủy 2 30 38 32 0
22 Mai Thủy 40 35 25 0
23 Phú Thủy 42 38 20 0
24 Lệ Ninh 50 35 15 0
25 Sơn Thủy 50 32 18 0
26 Hoa Thủy 45 35 20 0
14
27 Ngân Thủy 31 39 30 0
28 Lâm Thủy 30 37 33 0
29 Dân tộc Nội trú 32 38 30 0
(Nguồn Phòng GD& ĐT huyện Lệ Thủy)
2.1.2.4. Thực trạng công tác quản lý GV các trường THCS
a. Đối với công tác quy hoạch, tuyển dụng giáo viên THCS
UBND huyện chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện và các trường
THCS trên địa bàn huyện phối hợp với phòng Nội vụ huyện có kế
hoạch định hướng việc quy hoạch, tuyển dụng giáo viên. Tuy nhiên
việc thực hiện vẫn chưa đạt theo yêu cầu đặt ra, do còn phụ thuộc
nhiều vào điều kiện khách quan như: cơ chế, chính sách, kinh phí và
sự phối hợp chưa tốt giữa các bên có liên quan.
b. Đối với việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Trung học cơ sở
UBND huyện chỉ đạo phòng GD&ĐT phải xác định công tác
xây dựng đội ngũ giáo viên là một nhiệm vụ trọng tâm, trong đó xây
dựng đội ngũ giáo viên THCS là ưu tiên hàng đầu. Vì thế đã có tác
động rất lớn đến giáo viên trong toàn huyện có ý thức học tập để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt, huyện đã chi
ngân sách bồi dưỡng và tổ chức thi sát hạch trình độ B2 (theo khung
tham chiếu Châu Âu 6 bậc) cho tất cả các giáo viên dạy môn Tiếng
Anh trên toàn huyện.
c. Đối với công tác sử dụng giáo viên Trung học cơ sở
Hiện nay, việc sử dụng đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn
huyện Lệ Thủy khá hợp lý và có hiệu quả theo thực tế địa phương..
d. Đối với công tác quản lý hoạt động sư phạm của giáo
viên các trường Trung học Cơ sở
15
Công tác quản lý hoạt động sư phạm của GV chủ yếu là công
tác quản lý của hiệu trưởng của các trường, hướng dẫn các quy định.
e. Công tác quản lý về đánh giá giáo viên THCS
* Về ưu điểm
Công tác đánh giá phân loại giáo viên đã có nhiều đổi mới,
bước đầu phát huy tính tích cực, tạo động lực và khuyến khích các
giáo viên phấn đấu vươn lên, đã triển khai thực hiện quyết định của
Bộ Nội vụ, UBND huyện, các công văn, thông tư của ngành hướng
dẫn một số điều trong quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên.
* Về những mặt còn tồn tại
Nhận thức và trách nhiệm của một bộ phận giáo viên và cán
bộ quản lý chưa đầy đủ, còn né tránh, nể nang, chưa ban hành kịp
thời các tiêu chí đánh giá, thiếu các tiêu chí cụ thể nên việc đánh giá
chưa thật chính xác, khách quan, chưa phản ánh thực chất về chất
lượng đội ngũ giáo viên.
f. Công tác quản lý thu hút, đãi ngộ giáo viên Trung học Cơ sở
Cũng như các địa phương khác trong tỉnh toàn tỉnh Quảng
Bình, huyện Lệ Thủy đã có những chính sách thu hút nguồn nhân lực
về huyện công tác, như huyện hỗ trợ những người dưới 35 tuổi đi
học cao học, ưu tiên những GV có trình độ cao, có chuyên môn giỏi
về công tác tại huyện.
2.1.2.5. Môi trường sư phạm
Hiện nay, hầu hết khuôn viên của các trường THCS trên địa
bàn huyện Lệ Thủy khá khang trang, các phòng học và trang thiết bị
hiện đại đảm bảo tốt cho hoạt động dạy học và NCKH ở các trường.
16
2.1.2.6. Đối với việc phối hợp trong công CTQL giáo viên THCS
Nhìn chung công tác phối hợp QLGV các trường THCS trên
địa bàn huyện Lệ Thủy thời gian qua đã có nhiều ưu điểm tích cực.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề chưa được hoàn thiện
2.2. Quản lý nhà nước đối với ĐNGV các trường THCS trên địa
bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình: Kết quả, hạn chế và
nguyên nhân
2.2.1. Kết quả quản lý nhà nước đối với ĐNGV các trường Trung
học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
* Về đội ngũ giáo viên:
Đội ngũ giáo viên của các trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình đều có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, yêu
nghề, yêu trẻ, đảm bảo hệ thống các năng lực cần thiết mà ngành quy
định. Về trình độ cơ bản là đã đạt được theo quy định chuẩn của Luật
giáo dục và có thể đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy - giáo
dục theo quy định của ngành.
* Về công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên:
Nhìn chung, các ban, ngành, chính quyền địa phương trên địa bàn
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã có những nhận thức đúng đắn và
quan tâm đến công tác quản lý đội ngũ giáo viên, xem đây là một
trong những nội dung trọng tâm trong công tác quản lý của mình.
Theo kết quả khảo sát, công tác này được đánh giá ở mức khá tốt,
đồng thời công tác sử dụng GV cũng được đánh giá ở mức khá
17
2.2.2. Hạn chế, vướng mắc QLNN đối với ĐNGV các trường
THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và nguyên
nhân
2.2.2.1. Những hạn chế, vướng mắc QLNN đối với ĐNGV THCS
2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
* Nguyên nhân chủ quan
* Nguyên nhân khách quan:
Tiểu kết chương 2
Mặc dù các cấp chính quyền trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình đã có những nhận thức đúng đắn và quan tâm đến công
tác quản lý ĐNGV các trường THCS. Nhưng nhìn chung hiệu quả
của công tác này chưa cao, chưa sử dụng và phát huy hết năng lực
sẵn có của đội ngũ giáo viên. Hơn nữa, ĐNGV vẫn chưa thật sự chủ
động, sáng tạo trong công tác giảng dạy, ý thức tự học, tự bồi dưỡng
để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Vì vậy, để có thể đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo mà ĐNGV là lực
lượng đóng vai trò quyết định và công tác QLNN đối với đội ngũ này
là rất quan trọng. Việc phân tích thực trạng quản lý ĐNGV các
trường THCS sẽ là cơ sở quan trọng để đề xuất một số biện pháp
nâng cao hiệu quả QLNN đối với giáo viên các trường THCS trên
địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
QLNN ĐỐI VỚI ĐNGV CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
18
3.1. Quan điểm nâng cao QLNN đối với đội ngũ giáo viên các
trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
3.1.1. Quản lý nhà nước về giáo viên các trường Trung học cơ sở
phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
3.1.2. Quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường Trung học Cơ
sở phải hướng tới mục tiêu xây dựng ĐNGV đáp ứng nhu cầu đổi
mới giáo dục
3.1.3. Quản lý nhà nước về GV các trường THCS phải đảm bảo sự
hài hòa lợi ích giữa nhà nước, xã hội và với lợi ích của đội ngũ này
3.1.4. Quản lý nhà nước về đội ngũ giáo viên trường THCS phải phù
hợp với đặc điểm vùng, miền.
3.2. Yêu cầu nâng cao QLNN đối với đội ngũ giáo viên các trường
THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Vấn đề đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối
với đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đẩy mạnh
công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước vừa có ý nghĩa hết sức quan
trọng vừa là nhu cầu cấp bách hiện nay. Thực hiện quản lý nhà nước
đối với ĐNGV bằng pháp luật; mọi giáo viên đều phải gương mẫu
chấp hành pháp luật nhà nước. Xây dựng ĐNGV trong sạch, có
phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình
mới.
3.2.1. Tổ chức cho các giáo viên học tập nâng cao nhận thức về mục
tiêu giáo dục và đào tạo
3.2.2. Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho ĐNGV lòng yêu nghề, yêu
ngành tất cả vì học sinh thân yêu thông qua các phong trào thi đua
19
3.2.3. Phát huy tính dân chủ, vai trò trách nhiệm của các tổ chức
đoàn thể trong và ngoài nhà trường đối với việc nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên
3.2.4. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý
3.2.5. Xây dựng chế độ thi đua khen thưởng
3.2.6. Xây dựng quy chế quản lý GV theo các nhiệm vụ chuyên môn
3.2.7. Xây dựng quy trình kế hoạch kiểm tra và đánh giá xếp loại GV
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với GV các
trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng
giáo viên các trường Trung học Cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình thời gian qua, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với ĐNGV các trường
THCS trên địa bàn huyện giai đoạn từ nay đến năm 2025.
3.3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò quản lý nhà nước đối với giáo
các trường THCS
Nhận thức là cơ sở của hành động, nhận thức đúng thì hành
động mới đúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: Tư tưởng đúng, thì hành
động mới khỏi bị sai lạc và mới làm tròn nhiệm vụ cách mạng được.
Do vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, làm
cho ĐNGV nhận thức sâu sắc hơn nữa về vị trí, vai trò, ý nghĩa, mục
đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành và các giải pháp chủ
yếu trong các nghị quyết, kết luận, quy định pháp luật của Nhà nước,
của tỉnh Quảng Bình về công tác QLNN đối với giáo viên THCS.
3.3.2. Hoàn thiện pháp luật
20
3.3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật của các cơ quan trung ương
đối với công tác quản lý giáo viên THCS
Mục tiêu của hoàn thiện pháp luật về GV THCS trong giai
đoạn hiện nay là tạo ra một hệ thống văn bản pháp luật có sự đổi mới
cơ bản, có hệ thống quy phạm pháp luật, nguyên tắc, định hướng và
mục đích pháp lý đầy đủ, rõ ràng, đồng bộ, thống nhất và có tính khả
thi cao đáp ứng yêu cầu xây dựng nền giáo dục Việt Nam theo hướng
hiện đại. Hoàn thiện pháp luật về quản lý đội ngũ giáo viên THCS
phải bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng.
3.3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở địa
phương
Hoàn thiện các chế định về tiêu chuẩn giáo viên là khâu đầu
tiên của quy trình xây dựng đội ngũ giáo viên các trường Trung học
Cơ sở và có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì, có hình thành một hệ
thống tiêu chuẩn cho các giáo viên một cách đồng bộ mới có cơ sở
để xác định, đánh giá, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch
giáo viên một cách đúng đắn và chính xác.
3.3.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức quản lý
Cơ cấu lại đội ngũ công chức quản lý theo hướng tăng cường
chất lượng, tinh giản biên chế hành chính, đáp ứng yêu cầu chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội huyện Lệ Thủy giai đoạn 2015- 2020,
bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa các chức danh lãnh đạo, quản lý, các
ngạch, bậc công chức; giữa các độ tuổi, giới tính, chuyên ngành;
khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ; phân công công
21
chức đúng người, đúng việc nhằm phát huy được chuyên môn, sở
trường của công chức.
3.3.4. Bảo đảm các điều kiện quản lý
Tiến hành rà soát, đánh giá lại một cách tổng thể các chính
sách hiện hành đối với đội ngũ giáo viên. Sửa đổi, bổ sung những
quy định còn có sự chồng chéo hoặc bất hợp lý. Ban hành đồng bộ
các chính sách từ khâu tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo, bồi
dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, điều kiện làm việc, nghỉ ngơi nâng cao hiệu
lực, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi để các
chính sách sớm đi vào cuộc sống.
3.3.5. Đổi mới công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,
bổ nhiệm, đánh giá, kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật đối với
giáo viên Trung học Cơ sở
a. Công tác tuyển dụng giáo viên: Việc tuyển dụng giáo
viên cần được thực hiện một cách đồng bộ hóa và thực hiện đúng
quy định của pháp luật, công khai, dân chủ.
b.. Chế độ chính sách
Một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra để từng bước nâng
cao chất lượng đội ngũ GV là cần phải có chế độ đãi ngộ thích hợp.
Đổi mới chế độ lương, thưởng cho cán bộ giáo viên nhằm khuyến
khích những người thực sự có tài yên tâm cống hiến hết mình cho sự
nghiệp giáo dục.
c. Công tác nhận xét, đánh giá giáo viên
22
Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 56/2015/NĐ-
CP về đánh giá, phân loại viên chức. Tăng cường sự lãnh đạo của các
cấp ủy Đảng, coi trọng và phát huy vai trò, trách nhiệm của người
đứng đầu trong công tác nhận xét, đánh giá và sử dụng đội ngũ giáo
viên THCS.
d. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
Trong quá trình sử dụng cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng
cao kiến thức toàn diện cho CBQL, GV về kiến thức chuyên môn, về
lý tưởng, lý luận chính trị cũng như trình độ ngoại ngữ.....
Tiểu kết chương 3
Xuất phát từ vai trò, nhiệm vụ của giáo viên, qua nghiên cứu
và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
QLNN đối với giáo viên các trường Trung học Cơ sở trên địa bàn
huyện Lệ Thủy nói riêng và toàn tỉnh Quảng Bình nói chung. Đây
vừa là giải pháp cấp bách, vừa lâu dài nhằm xây dựng đội ngũ GV có
đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, có chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ về đổi mới GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, phát triển giáo dục và đao tạo là yếu
tố cấp bách, là nền tảng và động lực để phát triển kinh tế xã hội của
đất nước ta trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới. Muốn phát triển
GD&ĐT thì việc quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo giữ vai trò
23
quyết định, trong đó công tác quản lý đội ngũ giáo viên là khâu then
chốt quyết định đến chất lượng giáo dục.
Đội ngũ giáo viên trong các trường học giữ vai trò hết sức
quan trọng, là nhân tố quyết định trong việc đào tạo nhân lực, bồi
dưỡn nhân tài cho mỗi quốc gia; Chất lượng đội ngũ giáo viên quyết
định trực tiếp đến chất lượng giáo dục của toàn xã hội, và do đó
quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia cũng như sự
phát triển của mỗi địa phương.
Có thể nói rằng, công tác QLNN đối với ngành GD&ĐT nói
chung và QLNN đối với giáo viên các trường THCS nói riêng là một
trong những vấn đề bấc xúc nhất, được Đảng, Nhà nước và nhân dân
quan tâm. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng quản lý, phát triển
ĐNGV là nhiệm vụ quan trọng cần được ưu tiên hàng đầu, đây là
nhân tố then chốt quyết định mọi tháng lợi trong phát triển kinh tế xã
hội của địa phương.
Trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới, hội
nhập quốc tế, công tác quản lý nhà nước đối với ĐNGV của ngành
giáo dục huyện Lệ Thủy cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót,
những bất cập và hạn chế
Trên cơ sở hệ thống hóa những cơ sở lý luận về công tác
QLNN đối với ngành GD&ĐT, tác giả đã nghiên cứu công tác
QLNN đối với giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ
Thủy, từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, chỉ ra nguyên nhân
của những hạn chế còn tồn tại. Trên cơ sở đó, tác giả cũng mạnh dạn
đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa và nâng cao công
24
tác quản lý đối với ĐNGV Trung học cơ sở huyện Lệ Thủy theo yêu
cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
2. KIẾN NGHỊ
Để triển khai thực hiện các giải pháp trên một cách đông bộ và có
hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho ĐNGV các trường Trung học
Cơ sở trong huyện phát huy hết năng lực của mình, tác giả xin có
một số khuyến nghị sau:
2.1. Đối với UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quy hoạch, xây
dựng và phát triển ĐNGV các trường THCS trong toàn huyện
Đầu tư ngân sách cho sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho GV và xây dựng cơ sở vật
chất
2.2. Đối với phòng GD&ĐT của huyện Lệ Thủy
Tham mưu với UBND huyện xây dựng quy hoạch, chiến lược
phát triển giáo dục của huyện nói chung và cấp THCS nói riêng.
2.3. Đối với đội ngũ giáo viên các trường THCS
Giáo viên các trường THCS phải xác định rõ trách nhiệm của
mình, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_giao_vien_cac_truo.pdf