Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An

Đề tài “ Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lương” đã nghiên cứu và làm rõ một số nội dung sau: Trước hết, tác giả đưa ra một số lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, cung cấp tình hình nghiên cứu, các công trình khoa học đã và đang nghiên cứu có liên quan đến đề tài; Luận văn đã nêu rõ mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi, không gian, thời gian nghiên cứu, ý nghĩa của công trình nghiên cứu. Tiếp đó, tác giả đã phân tích và đưa ra những luận điểm, luận cứ làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu đề tài bằng việc đưa ra các quan niệm, quan điểm, khái niệm, một số thuật ngữ liên quan đến đề tài nghiên cứu như: tín ngưỡng, hoạt động tín ngưỡng; tôn giáo, hoạt động tôn giáo; mê tín, dị đoan; quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.Luận văn đã chỉ ra cho độc giả thấy được sự cần thiết phải QLNN đối với hoạt động tôn giáo nói chung và trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An nói riêng. Để làm rõ hơn, tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lương, đó là khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của23 một số tôn giáo lớn, tình hình hoạt động hiện nay của các tôn giáo trên địa bàn. Tác giả tập trung phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn, chỉ ra những kết quả mà Cấp ủy, Chính quyền trên địa bàn đã đạt được, những hạn chế, tồn tại còn chưa giải quyết được và chỉ ra một số nguyên nhân của vấn đề đó.

pdf26 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ................./................ BỘ NỘI VỤ ...../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG XUÂN THÁI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, NĂM 2017 Công trình đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS. HOÀNG VĂN CHỨC Phản biện 1: TS. Lê Thị Hƣờng Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: PGS.TS Hoàng Minh Đô Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng họp 204, Nhà A - Hội trƣờng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đƣờng Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – Tp. Hà Nội Thời gian: vào hồi 16h00 ngày 10 tháng 3 năm 2017. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thƣ viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong những năm vừa qua, công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Đô Lƣơng nói riêng đã có nhiều tiến bộ và đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động tôn giáo trên địa bàn vẫn còn xảy ra một số vụ việc nổi cộm nhƣ vụ việc ở Yên Khê, Con Cuông; vụ việc Trại Gáo ở Nghi Lộc... Bên cạnh đó là trách nhiệm chƣa cao của một số công chức làm công tác tôn giáo, lực lƣợng cốt cán; sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tôn giáo còn thiếu tập trung; khả năng giải quyết tình huống và sự việc của một số cán bộ, công chức và địa phƣơng còn thiếu linh hoạt...Hoạt động tôn giáo ngày càng lớn mạnh và thông qua nhiều hình thức, tiềm ẩn nhiều cơ hội cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc để trục lợi và gây mất trật tự, đoàn kết trong nhân dân. Từ thực tế đó, việc chọn và nghiên cứu đề tài: " Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An" là một yêu cầu tất yếu, khách quan và có tính cấp thiết về lý luận lẫn thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Một số công trình liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo nhƣ: TS. Nguyễn Hữu Khiển (2001), Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay, NXB Công an nhân dân;PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ (2008) Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, NXB Tôn giáo; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ 2 Quản lý công.Nguyễn, Hữu Có (2003), Quản lý nhà nƣớc đối với dòng tu của đạo công giáo ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công.Lê, Tiến Bộ (2015), QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công Các công trình nêu trên đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề tôn giáo cả về lý luận lẫn thực tiễn. Song hầu hết các công trình nghiên cứu trên chƣa toàn diện, mang tính chất chung chung chƣa cụ thể và có thể nói là tƣơng đối giống nhau ở các địa phƣơng, vùng miền. Hiện nay chƣa có công trình nghiên cứu tôn giáo nào làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. Vì vậy, đề tài này hy vọng sẽ phần nào làm sáng tỏ vấn đề quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Luận văn có mục đích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo áp dụng trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An; từ đó đề xuất các giải pháp quản lý nhà nƣớc nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên dịa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. + Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng tỉnh Nghệ An. 3 + Phân tích phƣơng hƣớng và đề xuất một số giải pháp QLNN nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN đói với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: các nội dung QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An theo quy định của pháp luật. - Về không gian: huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. - Về thời gian: từ năm 2010 đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1.Về phƣơng pháp luận Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngƣỡng, tôn giáo và QLNN đối với các hoạt động tôn giáo thời kỳ đổi mới. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tieu và nhiệm vụ của đề tài, tác giả sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phƣơng pháp sƣu tầm số liệu, tƣ liệu;Phƣơng pháp thực nghiệm;Phƣơng pháp phân tích; Phƣơng pháp thống kê;Phƣơng pháp tổng hợp;Phƣơng pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 4 6.1.Về lý luận Phân tích, tổng quan làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. Vận dụng trong QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. 6.2. Về thực tiễn Phân tích thực trạng hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An; Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng tỉnh Nghệ An; Phân tích phƣơng hƣớng và đề xuất một số giải pháp QLNN nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên dịa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An thời gian tới; Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu và cho các nhà quản lý trong lĩnh vực QLNN đối với các hoạt động tôn giáo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; nội dung của luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng, 11 tiết; Chương 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo Chương 2. Thực trạng hoạt động và quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An Chương 3. Phƣơng hƣớng và giải pháp QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên dịa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An thời gian tới 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Tín ngƣỡng và hoạt động tín ngƣỡng Tín ngưỡng Trong Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ƣơng về công tác tôn giáo ở nƣớc ta, cụm từ “tín ngƣỡng tôn giáo không phân biệt hai phạm trù tín ngƣỡng và tôn giáo” Tín ngưỡng là không phải là niềm tin nói chung, mà nó là niềm tin đặc biệt. Tín ngưỡng là gốc của tôn giáo. Mọi tín ngưỡng, tôn giáo đều có một cái chung là thế giới bên kia khác với thế giới hiện thực mà con người đang sống. Hoạt động tín ngưỡng Theo Pháp lệnh số: 21/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội: Về tín ngƣỡng tôn giáo quy định: "Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội"(Điều3). 1.1.2. Tôn giáo và hoạt động tôn giáo Tôn giáo Trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo, thì: Tôn giáo là một tổ chức, đại diện cho một cộng đồng người có chung một đức tin, theo một giáo lý hay một giáo chủ và có một kết cấu là tổ chức giáo hội. 6 Hoạt động tôn giáo Theo Pháp lệnh số: 21/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội: Về tín ngƣỡng tôn giáo quy định: “Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo” (Điều 3). 1.1.3. Mê tín, dị đoan “Dƣới giác độ quản lý nhà nƣớc, “mê tín, dị đoan là khái niệm kép dùng để chỉ một niềm tin mù quáng như: bói toán, lên đồng, gọi hồn, những điểm lạ và coi đó là những hiện tượng xã hội tiêu cực, khác với các chuẩn mực xã hội; là những gì trái với lợi ích xã hội, nó gây thiệt hại cho chính những người tin theo mê muội”. 1.1.4. Quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo là chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân, hƣớng các hoạt động tôn giáo phục vụ lợi ích chính đáng của các tín đồ và phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Nhƣ vậy, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là quá trình tác động, điều hành, điều chỉnh các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra theo dung quy định của pháp luật. 1.2. SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 1.2.1. Thực hiện vai trò của Nhà nƣớc trong quản lý ngành và lĩnh vực Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nƣớc là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tƣ pháp. 7 Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nƣớc chỉ bao gồm hoạt động hành pháp. Nhà nƣớc có vai trò quan trọng nhất trong quản lý kinh tế - xã hội. Nhà nước và kinh tế: Nhà nƣớc đƣợc quy định bởi kinh tế, do điều kiện kinh tế quyết định. Từ sự xuất hiện của nhà nƣớc, bản chất, chức năng, hình thức, bộ máy nhà nƣớc đều phụ thuộc vào đòi hỏi khách quan của cơ sở kinh tế. - Nhà nước và tổ chức xã hội: Tổ chức xã hội có vai trò quan trọng tùy thuộc vào quy mô, tính chất của tổ chức đó. Quan trọng nhất: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện chức năng nhiệm vụ khác nhau dƣới sự lãnh đạo của đảng. Chúng có vai trò khác nhau trong đời sống chính trị. Nhà nƣớc và tổ chức xã hội có quan hệ chặt chẽ theo nguyên tắc hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Nhà nước và chính trị: Chính trị với tƣ cách hiện tƣợng phổ biến xác định quan hệ giai cấp, tƣơng quan lực lƣợng giai cấp, là sự biểu hiện tập trung của kinh tế trong xã hội có giai cấp. Trong xã hội, nó là sợi dây liên kết giữa nhà nƣớc với cơ sở hạ tầng kinh tế với các bộ phận khác trong kiến trúc thƣợng tầng. Nhà nước và pháp luật: Pháp luật là công cụ để nhà nƣớc duy trì sự thống trị, thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Quyền lực của nhà nƣớc dựa trên cơ sở pháp luật, đƣợc thực hiện thông qua pháp luật và bị hạn chế bởi pháp luật. 1.2.2. Ảnh hƣởng của tín ngƣỡng, tôn giáo trong phát triển kinh tế-xã hội Ảnh hưởng tích cực Tín ngƣỡng - tôn giáo là động lực góp phần thúc đẩy phát triển các nhu cầu khác, trong đó có phát triển kinh tế - xã hội. 8 Đao đức tôn giáo góp phần tạo niềm tin và tâm lý cho xã hội nói chung và tín đồ tôn giáo nói riêng để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Tín ngƣỡng, tôn giáo giúp con ngƣời đoàn kết, gắn bó, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, trong xây dựng kinh tế, xã hội. Ảnh hưởng tiêu cực Bản chất của tôn giáo, tín ngƣỡng chỉ là sự sung bái, tin tƣởng của con ngƣời trƣớc một hiện tƣợng, sự vật nào đó nhƣng một số bộ phận đã quá đề cao và tuyệt đối hóa, thần thánh hóa lên làm cho một số tôn giáo, tín ngƣỡng bị hiểu sai lệch. Một số phần tử lợi dụng lòng tin tôn giáo tín ngƣỡng của tín đồ, làm mê hoặc các tín đồ nhằm phục vụ mục đích cá nhân hòng trục lợi về kinh tế hoặc mƣu đồ chính trị gây mất ổn định tình hình chính trị, xã hội, ảnh hƣởng không tốt đến phát triển kinh tế. 1.2.3. Đáp ứng nhu cầu chính đáng của một bộ phận đồng bào có đạo Nhu cầu là một hiện tƣợng tâm lý của con ngƣời; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con ngƣời về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trƣờng sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi ngƣời có những nhu cầu khác nhau. Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng luôn quan tâm đến đời sống tôn giáo của đồng bào có đạo và luôn tạo điều kiện để tín đồ các tôn giáo sinh hoạt thuận lợi, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của đồng bào có đạo với phâm châm “sống tốt đời đẹp đạo”. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 1.3.1. Chủ thể và đối tƣợng quản lý 9 Chủ thể quản lý Chủ thể quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo bao gồm các cơ quan nhà nƣớc thuộc hệ thống hành pháp gồm: Chính phủ,UBND các cấp ngoài ra có các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân đƣợc nhà nƣớc trao quyền quản lý nhƣ Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trƣờng, Ban Tôn giáo Chính phủ... Đối tượng quản lý - Tín đồ tôn giáo - Nhà tu hành, chức sắc, chức việc tôn giáo - Nơi thờ tự - Đồ dùng việc đạo. - Các cơ sở vật chất khác - Sinh hoạt tôn giáo 1.3.2. Nội dung quản lý - Xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý đối với hoạt động tôn giáo - Xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách đối với hoạt động tôn giáo - Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo - Phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo - Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động tôn giáo - Xét duyệt một số việc thuộc hành chính đạo - Đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo 1.3.3.Phƣơng thức quản lý - Quản lý bằng công cụ pháp luật, chính sách - Quản lý bằng tuyên truyền, giáo dục 10 - Quản lý bằng công cụ hành chính - kinh tế 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tôn giáo ở huyện Nghi Lộc 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tôn giáo ở huyện Con Cuông 1.4.3. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tôn giáo tại tỉnh Quảng Bình 1.4.4. Bài học cho huyện Đô Lƣơng 11 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 2.1. KHÁI QUÁT TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 2.1.1. Khái quát về vị trí đị lý và điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Huyện Đô Lƣơng nằm về phía tây tỉnh Nghệ An, phía bắc giáp huyện Yên Thành, phía đông nam giáp huyện Nam Đàn, Nghi Lộc; phía tây bắc giáp huyện Tân Kỳ, Anh Sơn; phía nam giáp huyện Thanh Chƣơng. Điều kiện tự nhiên Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mƣa nhiều, nhiệt độ, độ ẩm cao, thuận lợi cho trồng trọt, nhƣng thƣờng xuyên phải hứng chịu những tác động khắc nghiệt của thiên nhiên nhƣ bão, lụt, hạn hán 2.1.2. Về phát triển kinh tế Kinh tế phát triển tích cực, năm 1985 tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 54 ngàn tấn thì năm 2015 là 92 ngàn tấn (có năm đạt 110 ngàn tấn). Tổng đàn lợn năm 1985 là 43 ngàn con, năm 2010 là 98,4 ngàn con, năm 2015 là 115 ngàn con. Đàn trâu, bò từ 22 ngàn con lên hơn 46 ngàn con (1985-2015).Tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2015 là 8.9% (có năm đạt gần 19%). Tổng giá trị sản xuất 1995 là 350 tỷ đồng đến năm 2010 là 3.565,09 tỷ đồng, năm 2015 là 5.760,61 tỷ đồng. Sản phẩm đầu ngƣời năm 1995 đạt 1,8 triệu đồng đến năm 2010 đạt: 19.210.000 đồng và năm 2015 là 19.630.000 đồng. 2.1.3. Về xã hội 12 Cƣ dân Đô Lƣơng hình thành từ lâu đời và phát triển ngày càng đông đúc, đến cuối năm 2016 có hơn 21 vạn ngƣời. Từ xa xƣa Đô Lƣơng đã nổi tiếng là đất hiếu học, nhân dân luôn coi trọng việc học hành, khoa cử.Đã có nhiều ngƣời, nhiều làng, nhiều dòng họ nổi tiếng về sự đỗ đạt và có nhiều đóng góp quan trọng cho đất nƣớc, làm rạng danh cho quê hƣơng. 2.2. HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 2.2.1. Công giáo Toàn huyện có 14/33 xã thị có đồng bào theo đạo Công giáo, phân bổ 62 xóm, có 1764 hộ, số khẩu 8065 khẩu chiếm 4,2% dân số toàn huyện (2015). Cơ cấu giáo hội: có 01giáo hạt Bột Đà, 05 xứ đó là: Bột Đà, Sơn La, Thanh Tân, Lƣu Mỹ và xứ Cẩm Sơn, 01dòng tu Mến Thánh giá, 25 giáo họ, có 05 Linh Mục quản xứ. Có 05 hội đồng mục vụ, 109 chức việc, 76 nữ tu, 04 giáo họ không có thánh đƣờng riêng mà cầu nguyện chung nhà thờ giáo xứ nhƣ: giáo họ Bột Đà, giáo họ Sơn La, giáo họ Thanh Tân, giáo họ Nhà Xứ. 2.2.2. Phật giáo Trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ an, Phật giáo từng bƣớc phục hồi và phát triển. Toàn huyện có 58 chùa có nguồn gốc Phật giáo. Từ năm 2011 đến 2012 đƣợc UBND tỉnh chấp thuận phục hồi 03 cơ sở thờ tự phật giáo, năm 2013 tăng 01 chùa, hiện đang làm hồ sơ thẩm định 02 chùa cơ cấu lâm thời có 06 Ban hộ tự đại diện các chùa; về số lƣợng tín đồ đƣợc quy y là 456 tín đồ, sinh hoạt tín ngƣỡng tôn giáo tại chùa tăng lên. 13 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG - Xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lương UBND huyện Đô Lƣơng đều giao cho Ban chỉ đạo công tác huyện, Phòng Nội vụ chủ động xây dựng chiến lƣợc quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo giai đoạn 2010 – 2014 và giai đoạn 2015 – 2020. Để thực hiện và hoàn thành chiến lƣợc đó, hằng năm phòng Nội vụ đã chủ động phối hợp với các phòng, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch công tác trong năm nhƣ: kế hoạch kiểm hành chính đạo, kiểm tra, ra soát đất đai, kế hoạch thăm hỏi, chúc mừng Bên cạnh đó, dựa trên kế hoạch công tác của Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An, UBND huyện Đô Lƣơng đã chủ động, chỉ đạo các xã, thị trận phối hợp thực hiện nghiêm túc các kế hoạch đã đề ra. - Xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lương Hiện nay hệ thống văn bản pháp luật về quản lý hoạt động tôn giáo ở huyện Đô Lƣơng gồm có: - Những văn bản áp dụng chung trên lãnh thổ Việt Nam:Hiến pháp 2013;Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo – Pháp lệnh số: 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18/6/2004;Nghị định số: 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo;Chỉ thị số: 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 về một số công tác đối với Tin lành;Nghị định số: 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo (Thay thế Nghị định số: 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005); 14 - Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lương Phòng Nội vụ huyện Đô Lƣơng hiện nay có 08 biên chế trong đó có 01 Phó trƣởng phòng và 01 chuyên viên phụ trách mảng tôn giáo.Bên cạnh đó UBND huyện còn tham mƣu Huyện ủy thành lập Ban chỉ đạo công tác tôn giáo trên địa bàn huyện gồm có 14 thành viên do Chủ tịch UBND huyện làm Trƣởng ban. - Phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lương Để làm tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc có liên quan trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo, ngày 15/10/2014, UBND huyện Đô Lƣơng đã ban hành quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý Nhà nƣớc về hoạt động Tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng. - Tổ chức nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáotrên địa bàn huyện Đô Lương Hàng năm, UBND huyện Đô Lƣơng thƣờng xuyên phối hợp với Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An mở các lớp tập huấn chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở các xã, thị trấn. Năm 2015, UBND huyện Đô Lƣơng đã mở đƣợc 03 đợt tập huấn với 8 lớp và hơn 180 lƣợt ngƣời tham gia. Bên cạnh đó, UBND huyện còn cử cán bộ chuyên trách tôn giáo tham gia tập huấn do Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ và Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức. - Xét duyệt một số việc thuộc hành chính đạo Hàng năm, UBND huyện Đô Lƣơng đều có Công văn yêu cầu các chức sắc, chức việc, cơ sở thờ tự tôn giáo đăng ký các chƣơng trình hành đạo thƣờng xuyên và đột xuất của các tôn giáo trong năm. 15 - Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lương Thực hiện Công văn số: 1095/UBND-NC ngày 05/3/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc chấn chỉnh một số hoạt động Phật giáo và đạo tràng trên địa bàn tỉnh Nghệ An;Căn cứ Công văn số: 885/UBND.NV ngày 11/9/2014 của UBND huyện Đô Lƣơng về việc khảo sát đánh giá việc thực hiện Nghị định số: 92/2012/NĐ- CP tại các cơ sở thờ tự tôn giáo, tín ngƣỡng nguồn gốc Phật giáo, ngày 19/9/2014, UBND huyện Đô Lƣơng ban hành quyết định số: 1968/QĐ-UBND về việc Thành lập Đoàn khảo sát, đánh giá việc thực hiện Nghị định số: 92/2012/NĐ-CP; 2.4. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 2.4.1. Kết quả đạt đƣợc - Hoạt động tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước Trong 05 năm, UBND huyện đã tổ chức 21 đợt tập huấn về công tác quản lý Nhà nƣớc về tôn giáo số lƣợt ngƣời tham gia là: 720 lƣợt ngƣời trong đó trƣờng nghiệp vụ tôn giáo Chính phủ mở tham gia 07 ngƣời, Ban tôn giáo - Sở Nội vụ tổ chức tại tỉnh 08 đợt 50 lƣợt ngƣời tham gia, chủ yếu là cán bộ chủ chốt cấp huyện và cơ sở xã, thị trấn công chức chuyên môn và các tổ chức đoàn thể; các chức việc và cán bộ cốt cán tôn giáo. - Hoạt động tuyên truyền, vận động tín đồ, chức sắc, chức việc tôn giáo Thông qua hoạt động của Ban đoàn kết công giáo, trong năm BCĐ tôn giáo huyện đã tổ chức hơn 60 cuộc gặp gỡ với các Linh mục, HĐMV- BHG - Dòng tu qua đó nhằm thăm hỏi động 16 viên, đồng thời để nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng của tín đồ tôn giáo, tiếp tục tuyên truyền thuyết phục và giải quyết một số vụ việc có liên quan đến hoạt động tôn giáo trái phép, để họ chấp hành tốt các chủ trƣơng của Đảng, pháp luật, chính sách Nhà nƣớc. - Về quản lý hành chính đạo Các hoạt động của tôn giáo trên địa bàn huyện cơ bản chấp hành đúng quy định, các ngày lễ trọng diễn ra với quy mô ngày càng lớn, vui vẻ, an toàn tiết kiệm tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật và Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo. Tại các giáo xứ và dòng Mến thánh giá Lƣu Mỹ ngoài việc phát triển kinh tế làm giàu, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất còn tham gia các hoạt động từ thiện nhƣ: Nuôi dạy trẻ mồ côi, tàn tật, ủng hộ đồng bào thiên tai, hoạn nạn. 2.4.2. Hạn chế - Về phía Ban chỉ đạo công tác Tôn giáo Việc tổ chức tuyên truyền Pháp lệnh Tín ngƣỡng, Tôn giáo và Nghị định số: 92/2012/NĐ-CP của chính phủ cho cán bộ và các chức sắc, chức việc và bà con giáo dân chƣa thƣờng xuyên, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của một số Linh mục còn chƣa tốt, tổ chức nghi lễ còn kéo dài thời gian, làm ảnh hƣởng đến nhiều hoạt động sản xuất và thời gian học của các em học sinh. - Về phía cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn Một số cấp uỷ Đảng, Chính quyền cơ sở chƣa quan tâm đúng mức về công tác Tôn giáo, khi có sự việc xẩy ra còn lúng túng, chƣa phát huy hết sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để giải quyết những vẫn đề xẩy ra trên địa bàn. Cá biệt một số cán bộ chủ trì còn có biểu hiện tƣ tƣởng né tránh, ngại va chạm, ngại tiếp xúc với các chức sắc, chức việc, ban hành giáo xứ, họ, dẫn 17 đến tạo ra khoảng cách trong mỗi quan hệ, thiếu thông tin trao đổi hợp tác lẫn nhau, hoặc còn đùn đẩy trách nhiệm cho cấp trên. - Về phía các chức sắc, chức việc tôn giáo Một số Linh mục lợi dụng vào các buổi hành lễ tại nhà thờ đã có thái độ kỳ thị, phân biệt những ngƣời giáo dân tích cực là đội ngũ cán bộ cốt cán, Đảng viên vùng giáo, nhằm ngăn cản họ không đƣợc tham gia các hoạt động tổ chức chính trị xã hội. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân khách quan Tình hình họat động tôn giáo nhất là đạo Công giáo còn có nhiều vấn đề phức tạp, sự tác động, ảnh hƣởng từ bên ngoài vào các chức sắc, tín đồ. Một số chức sắc có thái độ chính trị xấu lợi dụng thần quyền, giáo quyền để kích động, lợi dụng tín đồ chống đối, hoạt động vi phạm và cố tình không chấp hành pháp luật. Nguyên nhân chủ quan: Trong một số trƣờng hợp, nhất là giải quyết các nhu cầu hoạt động, vụ việc phức tạp, sự hƣớng dẫn, chỉ đạo của một số Phòng, Ban, Ngành có liên quan chƣa tập trung, thiếu sự khách quan, thiếu kịp thời phƣơng pháp, biện pháp chƣa phù hợp, có nơi chƣa nhận thức đầy đủ tính chất phức tạp của tôn giáo nên nóng vội trong xử lí, để sơ hở cho phần tử xấu lợi dụng. 18 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG, TỈNH NGHỆ AN 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CÔNG TÁC TÔN GIÁO 3.1.1. Quan điểm Một là, khẳng định tôn giáo là vấn đề tồn tại lâu dài. Hai là, tín ngƣỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Ba là, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Bốn là, công tác tôn giáo vừa phải quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngƣỡng của quần chúng, vừa phải kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng. Năm là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, công tác đối với con ngƣời. Sáu là, làm tốt công tác đối với tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. 3.1.2. Mục tiêu - Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về tôn giáo - Tôn trọng quyền tự do tôn giáo của công dân, tạo điều kiện để các tín đồ tôn giáo tham gia các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn trật tự, an ninh 19 - Cán bộ làm công tác tôn giáo cần giữ thái độ ứng xử vừa kiên quyết vừa linh hoạt và thận trọng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo 3.2. DỰ BÁO XU HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI - Tình trạng chuyển nhƣợng, hiến tặng đất, mở rộng, cơi nới cơ sở thờ tự, xây dựng nhà thờ, nhà nguyện trái pháp luật diễn ra ở nhiều địa phƣơng. - Vấn đề mâu thuẫn nội bộ ở một số tổ chức tôn giáo. - Hoạt động phức tạp của các tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. -Hoạt động chống đối chính quyền của các phần tử phản động trong các tôn giáo. - Các hiện tƣợng tín ngƣỡng, tôn giáo mới, đạo lạ và tà đạo. 3.2.2. Xu hƣớng hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An hiện nay Tình hình kinh tế, xã hội, tôn giáo trên thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch trong và ngoài nƣớc vẫn tình cách chống phá cách mạng. Các thế lực thù địch thực hiện chiến lƣợc “diễn biến hòa bình” bằng nhiều thủ đoạn. Dự báo trong thời gian tới, trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Đô Lƣơng nói riêng, hoạt động tôn giáo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, các loại tôn giáo mới, tôn giáo lớn có xu hƣớng phát triển mạnh trên địa bàn. 20 3.3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG - Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng - Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo các cấp trên địa bàn huyện Đô Lƣơng - Đổi mới nội dung và phƣơng thức tuyên truyền, vận động đối với đồng bào có đạo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng - Phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào có đạo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng - Tăng cƣờng phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nƣớc về công tác tôn giáo với các cớ quan đơn vị trong hệ thống chính trị của huyện Đô Lƣơng - Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, chống lợi dụng tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng - Thanh tra, kiểm tra trong QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 3.4. KIẾN NGHỊ Với Đảng, Nhà nước, với các cơ quan chức năng ở Trung ương Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngƣỡng tôn giáo phù hợp với đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, pháp luật, chính sách Nha nƣớc và điều kiện cụ thể của hoạt động tôn giáo hiện nay. 21 Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ tăng cƣờng và thƣờng xuyên hỗ trợ các địa phƣơng trong công tác bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Bộ Nội vụ phối hợp các cơ quan chức năng xây dựng và ban hành cơ chế chính sách, tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo để quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng để có hiệu quả hơn. Với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An Tỉnh ủy, HĐND tỉnh cần có kế hoạch thƣờng xuyên, định kỳ giám sát trong QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện. UBND tỉnh cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các huyện, thị xã trong quản lý nhà nƣớc. UBND tỉnh chỉ đạo các Sở nhƣ: Nội vụ, Tài nguyên – Môi trƣờng, Xây dựng, Văn hóa – Thông tin – Thể thao – Du lịch, Công an tỉnh hỗ trợ các huyện, thị xã trong QLNN đối với hoạt động tôn giáo. Ban Tôn giáo Sở Nội vụ phối hợp UBND huyện, thị xã mở các lớp thức phổ biến chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, pháp luật chính sách Nhà nƣớc vè tôn giáo; bồi dƣỡng kiến chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo của cơ quan cấp huyện, cơ sở xã, thị trấn và các ban, ngành liên quan. UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Nội vụ cần có kế hoạch xây dựng chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, 22 công chức làm công tác tôn giáo, đặc biệt là cán bộ cơ sở, cán bộ cốt cán. Sở Tài nguyên – Môi trƣờng, Sở Công thƣơng đẩy mạnh việc rà soát, quy hoạch đất đai để giúp UBND huyện, thị xã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở thờ tự tôn giáo. KẾT LUẬN Đề tài “ Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng” đã nghiên cứu và làm rõ một số nội dung sau: Trƣớc hết, tác giả đƣa ra một số lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, cung cấp tình hình nghiên cứu, các công trình khoa học đã và đang nghiên cứu có liên quan đến đề tài; Luận văn đã nêu rõ mục đích nghiên cứu, đối tƣợng, phạm vi, không gian, thời gian nghiên cứu, ý nghĩa của công trình nghiên cứu. Tiếp đó, tác giả đã phân tích và đƣa ra những luận điểm, luận cứ làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu đề tài bằng việc đƣa ra các quan niệm, quan điểm, khái niệm, một số thuật ngữ liên quan đến đề tài nghiên cứu nhƣ: tín ngƣỡng, hoạt động tín ngƣỡng; tôn giáo, hoạt động tôn giáo; mê tín, dị đoan; quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo.Luận văn đã chỉ ra cho độc giả thấy đƣợc sự cần thiết phải QLNN đối với hoạt động tôn giáo nói chung và trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An nói riêng. Để làm rõ hơn, tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, đó là khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của 23 một số tôn giáo lớn, tình hình hoạt động hiện nay của các tôn giáo trên địa bàn. Tác giả tập trung phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn, chỉ ra những kết quả mà Cấp ủy, Chính quyền trên địa bàn đã đạt đƣợc, những hạn chế, tồn tại còn chƣa giải quyết đƣợc và chỉ ra một số nguyên nhân của vấn đề đó. Dựa trên quan điểm, mục tiêu QLNN đối với hoạt động tôn giáo cùng với kết quả nghiên cứu, phân tích thực trạng, những dự báo xu hƣớng hoạt động của các tôn giáo trên đị bàn huyện, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mang tính định hƣớng nhằm hoàn thiện QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng. QLNN đối với hoạt động tôn giáo thời gian qua trên địa bàn huyện Đô Lƣơng đã đạt đƣợc những kết quả nhất định.Có đƣợc kết quả đó là do cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, mặt trận, các đoàn thể đã nhận thức đúng tầm quan trọng của QLNN đối với hoạt động tôn giáo; nắm vững quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Pháp luật chính sách của Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. Chính quyền các cấp đã có sự quan tâm, thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là những vùng còn khó khăn, vùng có đông đồng bào theo tôn giáo; mặt trận, các đoàn thể, tổ chức xã hội đã có những thay đổi trong công tác hoạt động: thay đổi nội dung, phƣơng thức tuyên truyền, phát động các phong trào thi đua, phát triển kinh tếBên cạnh đó là sự quan tâm của cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh 24 Nghệ An trong việc tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục..hỗ trợ kịp thời cho các địa phƣơng trong các tình huống phức tạp. Trong thời gian không quá dài, với đề tài mang tính phức tạp và nhạy cảm, do điều kiện tiếp xúc thực tế còn hạn chế về cả thực tiễn lẫn lý luận tác giả mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp, tiếp thu và hoàn thiện Luận văn và các công trình nghiên cứu tiếp theo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_ton_giao.pdf
Luận văn liên quan