Tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu của đông đảo quần chúng nhân dân
lao động là tín đồ của các tôn giáo, của đội ngũ chức sắc, chức việc, nhà tu
hành và của các tổ chức tôn giáo.
Tín ngưỡng, tôn giáo còn tồn tại lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ đi lên
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng, Nhà nước ta nhất quán thực
hiện chủ trương tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do
không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
Đề tài: “QLNN về hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh
Kiên Giang” đã nghiên cứu làm rõ nhưng nội dung sau:
Thứ nhất, tổng quan có chọn lọc về lý luận và thực tiễn QLNN đối với
hoạt động tôn giáo.
Thứ hai, những yếu tố tác động đến QLNN đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn Thị xã và làm rõ thực trạng QLNN đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn thị xã Hà Tiên hiện nay.
Thứ ba, xu hướng phát triển và phương hướng QLNN đối với hoạt động
tôn giáo trên địa bàn Thị xã.
Bên cạnh 07 nhóm giải pháp, tác giả đã khuyến nghị với các cơ quan
chức năng ở Trung ương và Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Kiên Giang một số vấn đề
trọng tâm như: kịp thời xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản dưới Luật;
Phân cấp cho UBNDtỉnh về thẩm quyền cho phép tu sĩ theo Phật giáo Nam
tông tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài; hướng dẫn
chi tiết việc quản lý các cơ sở tôn giáo là di tích, việc đặt tượng mang yếu tố26
tôn giáo, . Đối với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cần tăng cường hơn nữa hiệu lực
công tác QLNN đối với các hoạt động tôn giáo và có chủ trưởng, giải pháp
giải quyết dứt điểm vụ việc sinh hoạt tôn giáo trái phép tại khu vực thuộc
đất quốc phòng và một số vụ việc liên quan khác nhằm ổn định tình hình
tôn giáo trên địa bàn Thị xã.
Với những kết quả nghiên cứu đã trình bày, hy vọng luận văn sẽ góp
phần làm rõ cơ sở khoa học QLNN đối với các hoạt động tôn giáo. Đồng
thời, sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức có thêm nguồn tài liệu tham khảo
nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu QLNN về tôn giáo.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc viện Hành chính Quốc gia.
Số 10 – Đường 3/2 – Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian: vào hồi 8 giờ này 18 tháng 7 năm 2017.
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Tôn giáo vừa là một thực thể xã hội vừa là tổ chức xã hội. Tôn giáo tác
động mạnh mẽ đến kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của một quốc gia, một
địa phương.
Lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loại người đã chứng minh vai
trò của tôn giáo trong đời sống xã hội và khẳng định tôn giáo đã, đang và sẽ
tồn tại lâu dài trong đời sống xã hội.
Thời gian gần đây, tình hình tôn giáo ở nhiều quốc gia, châu lục, trong
đó có Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo đang có xu hướng phục
hồi và phát triển mạnh mẽ. Tình hình tôn giáo đã và đang diễn biến theo
nhiều khuynh hướng, góc độ khác nhau.
Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, theo Ban Tôn
giáo Chính phủ ở Việt Nam hiện nay có khoảng 95% dân số có đời sống tín
ngưỡng, tôn giáo; có 14 tôn giáo với 38 tổ chức, 1 pháp môn tu hành được
nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, gần 24 triệu tín đồ, chiếm
khoảng 27% dân số cả nước.
Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói chung còn
nhiều tồn tại nổi lên như: Hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động tôn giáo
chưa hoàn thiện. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp có
nhiều điểm chưa phù hợp với nhiệm vụ được giao. Nhận thức của tổ chức,
cá nhân đối với tôn giáo còn đa chiều. Tiến độ giải quyết các thủ tục hành
chính về lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành
còn chậm. Trong thực tế hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm
pháp luật vẫn còn xảy ra.
Kiên Giang là một địa phương có vị thế quan trọng của đất nước và khu
vực đồng bằng Sông Cửu Long, có nhiều tôn giáo và có đông đồng bào dân
tộc (chủ yếu là Khmer, Hoa) sinh sống; đang trong quá trình phát triển toàn
diện trên các mặt tương xứng với vị thế và tiềm năng của mình. Thời gian
qua, Kiên Giang đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong quản lý nhà
nước đối với hoạt động tôn giáo. Tuy nhiên, quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo cũng còn những yếu kém, hạn chế nhất định; hoạt động tôn
giáo trên địa bàn vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ ảnh
4
hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, hoạt động tôn giáo vi phạm pháp
luật biểu hiện ở nhiều nơi, nhiều nội dung, có những biểu hiện khác thường;
xử lý vi phạm của cơ quan chức năng còn lúng túng, trách nhiệm thiếu rõ
ràng, minh bạch; các thế lực thù địch luôn lợi dụng hoạt động tôn giáo để
thực hiện ý đồ, âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá
sự nghiệp cách mạng nước ta.
Thị xã Hà Tiên là vùng đất nằm ở cực Tây Nam của Tổ quốc, là đơn vị
hành chính cấp huyện của tỉnh Kiên Giang, được định danh cách đây hơn
300 năm gắn liền với dòng học Mạc. Theo dòng chảy lịch sử, địa giới hành
chính của Hà Tiên qua từng thời kỳ có những thay đổi khác nhau. Từ 1998
đến nay, Hà Tiên là đơn vị hành chính cấp huyện (thị xã Hà Tiên) thuộc
tỉnh Kiên Giang, có 7 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 02 xã, phường
biên giới và 01 xã đảo. Đời sống văn hóa của người dân Hà Tiên phong
phú, đa dạng là do vùng đất mới được khai phá nên được tiếp cận với nhiều
nền văn hóa khi cộng đồng dân cư ở các nơi khác đến sinh sống mang lại.
Trãi qua hơn 3 thế kỷ hình thành và phát triển vùng đất Hà Tiên thì Tôn
giáo cũng đồng hành phát triển. Đặt nền móng đầu tiên cho tôn giáo Hà
Tiên phải kể đến là Phật giáo. Là Thị xã có diện tích nhỏ, dân số ít nhưng
có vị thế quan trọng về kinh tế, văn hoá, quốc phòng của tỉnh Kiên Giang,
là địa bàn có nhiều tôn giáo và tín ngưỡng. Có đường biên giới giáp ranh
với Vương quốc Campuchia nên có đông đồng bào dân tộc sinh sống, đa số
đồng bào dân tộc Khmer theo Phật giáo Nam tông.
Với những lý do trên, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề như làm sao, làm
thế nào để làm tốt công tác tôn giáo, QLNN về tôn giáo và phải được lý giải
trên cơ sở khoa học đối với một quốc gia, một địa phương trong đó có tỉnh
Kiên Giang, thị xã Hà Tiên. Vì vậy, học viên chọn: “Quản lý nhà nước đối
với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên” làm đề tài nghiên cứu
tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Tôn giáo nói chung, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói
riêng là vấn đề được nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều gốc độ
khác nhau, bản thân học viên đã tiếp cận nhiều công trình nghiên cứu khoa
học, sách khoa học, bài báo, luận văn, đề tài, . đã xuất bản và công bố,
trong đó có:
5
Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Lữu (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo và công tác tôn giáo, Nxb. Tôn giáo.
Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước
đối với các hoạt động tôn giáo, Nxb. Tôn giáo.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2010), Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam với công tác tôn giáo (lưu hành nội bộ).
Nguyễn Thanh Xuân (2013), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. Tôn
giáo.
Tỉnh hội phật giáo Kiên Giang (2002), Lược sử những ngôi chùa ở Kiên
Giang, Nbx. Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thanh Xuân (2013), Đạo Cao đài hai khía cạnh lịch sử và tôn
giáo, Nbx. Tôn giáo.
Các công trình trên đã đóng góp xuất sắc vào nghiên cứu khoa học về tôn
giáo, hoạt động tôn giáo, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo với
nhiều gốc độ khác nhau như: quan điểm của Đảng và nhà nước ta về tôn
giáo và quản lý lý nhà nước về tôn giáo; khái quát một số tôn giáo lớn ở
Việt Nam; làm rõ thêm lịch sử một số cơ sở thờ tự trong tỉnh Kiên Giang;
nội dung, phương thức trong công tác vận động tôn giáo.
* Một số luận văn chuyên ngành về tôn giáo nhƣ :
Trịnh Lâm Đồng (2015), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, Luận văn Cao học, Học Viện
Hành chính Quốc gia.
Thái Châu Báu (2015), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang, Luận văn cao học, Học viện Hành chính quốc gia.
Phan Thị Phương Mai (2011) “Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo trên địa bàn quận Hoàn Kiếm - Thành phố Hà Nội ”, Luận
văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính, Học viện chính trị -
hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Trần Thanh Tùng (2013), Tổ chức Giáo phận Xuân Lộc - Những vấn đề
đặt ra hiện nay, Luận văn cao học, Học viện chính trị - hành chính Quốc gia
Hồ Chí Minh.
Nguyễn Đăng Bản (2013), Công tác đấu tranh chống lợi dụng đạo Tin
Lành ĐêGa ở Tây nguyên hiện nay, Luận văn Cao học, Học viện chính trị -
hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
6
Dương Đình Văn (2012), Công tác tranh thủ hàng giáo sĩ đạo Công giáo
trên địa bàn tỉnh Nghệ An thực trạng và giải pháp”, Luận văn tốt nghiệp
Cao cấp lý luận chính trị - hành chính, Học viện chính trị - hành chính Quốc
gia Hồ Chí Minh.
Đào Xuân Hồng (2013), Ảnh hưởng của cộng đồng Vatican II (1962 –
1965) đối với đạo Công giáo ở tỉnh Đồng Nai hiện nay, luận văn Cao học,
Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Các luận văn, đề tài nêu trên là những công trình nghiên cứu thực tiễn ở
một số địa phương, tập trung vào một số tôn giáo lớn ở nước ta, các công
trình đó đã có đóng góp to lớn vào lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo.
Tuy nhiên, các công trình trên chưa đề cập đến vấn đề QLNN đối với
hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên. Kế thừa các công trình trên
về cơ sở khoa học QLNN về tôn giáo và một số kinh nghiệm, giải pháp
QLNN về tôn giáo luận văn tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề mới, nhất là
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở địa bàn biên giới,
có nhiều cơ sở thờ tự tín ngưỡng là di tích, đồng thời cũng có nhiều địa
điểm tham quan, du lịch là cơ sở thờ tự, tín ngưỡng.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan làm rõ lý luận và thực tiễn quản nhà
nước đối với các hoạt động tôn giáo; áp dụng trong quản lý nhà nước đối
với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang; từ
đó luận văn đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước
đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thị xã.
3.2. Nhiệm vụ
Luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với
các hoạt động tôn giáo.
- Phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên hiện nay.
- Phân tích phương hướng và đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước
đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
7
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là quản lý nhà nước nước đối với
hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên giang
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động
tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên giai đoạn 2010-2016.
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo theo quy đinh của pháp luật hiện hành; gồm các hoạt
động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên: Phật Giáo, Công giáo, Cao Đài,
Phật giáo Hoà Hảo, Phật đường Nam tông Minh Sư đạo và Tịnh độ cư sĩ
Phật hội.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phƣơng pháp luận
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở Nghị quyết, phương hướng, đường lối,
chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tín
ngưỡng, tôn giáo và quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo thời
kỳ đổi mới.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, luận văn sử dụng những
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp sưu tầm tư liệu;
- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp tổng hợp;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp quan sát thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về lý luận
Luận văn hệ thống hoá góp phần làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nước
đối với các hoạt động tôn giáo.
6.2. Về thực tiễn
- Phân tích những yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội có tác động đến quản lý
nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên;
8
- Phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo; tìm ra những hạn chế, nguyên nhân trong quản lý nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên hiện nay.
- Phân tích phương hướng và đề xuất một số giải pháp quàn lý nhà nước
đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên trong thời gian tới.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong nghiên cứu, học tập và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn thị xã Hà Tiên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục;
nội dung của Luận văn kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên
địa bàn thị xã Hà Tiên.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên.
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
1.1. NHỮNG KHAI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
1.1.1. Tín ngƣỡng
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 tại Khoản 1, Điều 2 nêu rõ: “Tín
ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi
gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về
tinh thần cho cá nhân và cộng đồng”.
Hoạt động tín ngưỡng, theo Khoản 2, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
năm 2016 thì “hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu
tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với
cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa,
đạo đức xã hội”.
1.1.2. Mê tín, dị đoan
Theo Giáo trình QLNN tôn giáo và dân tộc của Khoa QLNN về xã hội
thuộc Học viện Hành chính quốc gia thì:“Mê tín, dị đoan là hai khái niệm
thường được dùng cặp đôi trong Tiếng Việt, để chỉ một niềm tin mù quáng
như: bói toán, đồng cốt, gọi hồn, những điểm lạvà coi đó là những hiện
9
tượng xã hội tiêu cực, khác với các chuẩn mực xã hội; là những gì trái với
lợi ích của xã hội, nó gây thiệt hại cho chính những người tin theo mê
muội”.
1.1.3. Tôn giáo
Tôn giáo là một khái niệm, định nghĩa mà từ trước đến nay có rất nhiều
nhà nghiên cứu, nhà khoa học đề cập, tiếp cận dưới những gốc độ, khía
cạnh khác nhau, nhưng nhìn chung các khái niệm, định nghĩa về tôn giáo
đều có những điểm tương đồng nhất định. Theo pháp luật Việt Nam, cụ thể
được thể hiện ở Khoản 5, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 nêu
rõ: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và
hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”.
1.1.4. Hoạt động tôn giáo
Theo Khoản 11, 12, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 đã ghi rõ
khi đề cập đến khái niệm tổ chức tôn giáo và hoạt động tôn giáo: “Hoạt
động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý
tổ chức của tôn giáo; Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức
việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định
được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo”.
1.1.5. QLNN đối với hoạt động tôn giáo
Theo nghĩa rộng, QLNN đối với hoạt động tôn giáo được hiệu là quá
trình các cơ quan nhà nước, bao gồm: lập pháp, hành pháp, tư pháp, sử
dụng quyền lực nhà nước để tác động, điều chỉnh, hướng dẫn các hoạt động
của cá nhân, tổ chức tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật nhằm đạt
được mục tiêu của nhà nước.
Theo nghĩa hẹp, QLNN đối với hoạt động tôn giáo là hoạt động thực thi
quyền hành pháp, là sự tác động, điều chỉnh có tổ chức bằng quyền lực
pháp luật nhà nước đối với các hoạt động của các cá nhân, tổ chức tôn giáo
do các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
1.2. SỰ CẦN THIẾT QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
1.2.1. Thực hiện chức năng của nhà nƣớc trong quản lý ngành, lĩnh
vực
Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, cần thiết phải tăng cường
công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo, xuất phát từ những lý do: Thứ
nhất, quá trình đổi mới ở đất nước ta đang diễn ra sâu rộng trên mọi lĩnh
10
vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực tôn giáo. Thứ hai, thực tiễn
QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở nước ta trong thời gian vừa qua đã cho
thấy, chính quyền và đội ngũ cán bộ có trách nhiệm ở một số nơi chưa nhận
thức đúng và quán triệt đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước về vấn đề tôn giáo. Thứ ba, hiện nay trước yêu cầu cải
cách nền hành chính nhà nước và yêu cầu xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ
thống luật pháp về quản lý các hoạt động tôn giáo đang đặt ra rất cấp thiết.
Thứ tư, xuất phát từ âm mưu và hoạt động triệt để lợi dụng các sơ hở thiếu
sót của ta trong QLNN đối với tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo
của các thế lực thù địch.
1.2.2. Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội
Yêu cầu của QLNN đối với hoạt động tôn giáo không chỉ xuất phát từ ý
chí của nhà nước mà còn xuất phát từ thực tế khách quan của sự hình thành,
tồn tại, phát triển và những ảnh hưởng của tôn giáo trong lịch sử, hiện tại và
tương lai. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, tôn giáo ảnh
hưởng khá sâu sắc đến nhiều lĩnh vực thuộc đời sống xã hội của nhiều quốc
gia. Tôn giáo có nhiều chức năng đối với xã hội như: chức năng thế giới
quan, chức năng liên kết cộng đồng, chức năng đền bù hư ảo, điều chỉnh
hành vi đạo đức của con người,Thực hiện các chức năng này, tôn giáo
đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, đoàn kết những người bị áp bức
trong cuộc đấu tranh chống lại những bất công của xã hội, khuyên răn con
người hướng thiện, làm điều nhân đức, tránh điều bất nghĩa, bất nhân,
1.3. NỘI DUNG, CHỦ THỂ, ĐỐI TƢỢNG QLNN VỀ TÔN GIÁO
1.3.1. Nội dung QLNN đối với hoạt động tôn giáo
Theo Điều 60, Mục 1, Chương VIII, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm
2016 quy định: Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
về tín ngưỡng, tôn giáo; Quy định tổ chức bộ máy QLNN về tín ngưỡng,
tôn giáo; Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;
Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; Nghiên cứu trong lĩnh
vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và quan hệ quốc
tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
11
1.3.2. Chủ thể và đối tƣợng QLNN đối với hoạt động tôn giáo
Chủ thể, theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 thì: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại
diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân
địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan
nhà nước cấp trên. Các cơ quan hành chính nhà nước gồm: Chính phủ, các
Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, các UBND cấp
tỉnh, huyện, xã và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND. Các cơ quan tư
pháp; Các cơ quan kiểm sát.
Về đối tượng QLNN đối với tôn giáo là hoạt động tôn giáo bao gồm: tổ
chức tôn giáo; tín đồ, chức sắc, nhà tu hành và đối tượng QLNN về tôn giáo
còn có cả cơ sở vật chất phục vụ các sinh hoạt tôn giáo như: đình, chùa, nhà
thờ, văn miếu, văn thánh ...
1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
TÔN GIÁO CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO THỊ XÃ HÀ TIÊN
1.4.1. Huyện Giang, tỉnh Kiên Giang
1.4.2. Huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Thành Trăng
1.4.3. Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Hà Tiên
- Bài học trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Sự quan tâm của cấp ủy
Đảng, chính quyền, sự nổ lực, cố gắng của cơ quan chuyên môn về tôn giáo
ở các địa phương, nắm chặt tình hình, xử lý kịp thời những vấn đề có liên
quan đên tôn giáo, thì tình hình tôn giáo ở địa phương, đơn vị đó sẽ ổn định.
- Bài học về công tác vận động quần chúng có đạo: Tăng cường tuyên
truyền, vận động quần chúng nhân dân có đạo hiếu và chấp hành tôt chủ
trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nhất là về lĩnh vực tôn
giáo thì phong trào ở địa phương đó sẽ phát triển.
- Bài học về công tác QLNN về tôn giáo: Các chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước đều được cụ thể hóa phù họp với tình
hình thực tế của từng địa phương, đơn vị; tổ chức triển khai, hướng dẫn cụ
12
thể đến các tổ chức tôn giáo, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và đến
từng người dân có đạo thì công tác QLNN về tôn giáo sẽ đạt hiệu quả.
- Bài học trong công tác phối hợp liên ngành: Các cơ quan có liên quan
đến quản lý công tác tôn giáo nên ký kết Quy chế phối hợp, với nội dung
chặt chẽ, phù hợp, đúng nguyên tắc và đúng trách nhiệm.
- Bài học trong công tác đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo: Kiên
quyết, khôn khéo, linh hoạt trong đấu tranh chống lại các thế lực thù địch
lợi dụng tôn giáo để chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta.
Chƣơng 2
TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA
BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN
2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QLNN ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THỰC
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
2.2.2. Phát triển kinh tế
2.2.3. Văn hóa - xã hội
Ngoài những yếu tố về kinh tế, văn hoá, xã hội nêu trên hoạt động QLNN
về tôn giáo còn chịu sự ảnh hưởng của những yếu tố như: mức độ hoàn
thiện chính sách, pháp luật nói chung đối với tôn giáo, hoạt động tôn giáo;
nhận thức về tôn giáo, về hoạt động tôn giáo; điều kiện phát triển kinh tế -
xã hội trong vùng có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo có nơi còn nhiều khó
khăn và tác động từ bên ngoài.
2.2. THỰC TRẠNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN
2.2.1. Phật giáo
Phật giáo Hà Tiên được hình thành từ những năm đầu khai trấn Hà Tiên,
đến nay Thị xã hiện có 12 cơ sở thờ tự thuộc Giáo hội Phật giáo Giáo Việt
Nam, trong đó: 7 cơ sở theo phái Bắc Tông, 3 cơ sở theo phái Khất Sĩ, 2 cơ
sở theo phái Nam Tông Khmer và 1 cơ sở theo phái Nam Tông Kinh. Với
17.243 tín đồ 139 chức sắc, chức việc, nhà tu hành. Có 01 đơn vị gia đình
phật tử với 150 đoàn sinh. Ban trị sự phật giáo Thị xã, với 21 vị tham gia,
nhiệm kỳ 2016 – 2021, trong đó có 1 vị trưởng ban, 03 vị phó ban và 19 uỷ
viên.
13
2.2.2. Công giáo
Đạo công giáo có mặt ở Việt Nam từ những năm 1533. Giáo xứ Hà Tiên
được hình thành vào năm 1938, do Ngài Médrignac quản sở đầu tiên trực
thuộc Giáo phận Long Xuyên. Có 02 họ lẻ là Họ đạo Hòn Giang và Họ đạo
Hòn Tre được xây dựng vào những năm 1960 thuộc xã Tiên Hải, thị xã Hà
Tiên, với 1.971 tín đồ, 02 linh mục và 23 chức việc.
2.2.3. Tịnh độ cƣ sĩ Phật hội Việt Nam
Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam trở thành một tôn giáo và chính quyền
thuộc Pháp lúc bấy giờ đã cấp giấy phép số 619 ngày 20-2-1934. Tịnh độ
Hưng Phương Tự được thành lập vào năm 1966, trước chỉ là một ngôi ám
nhỏ vừa là ngôi Tam Bảo, vừa là phòng hốt thuốc nam từ thiện của tu sĩ Lê
Văn Y. Trãi qua ba đời quản lý, hiện nay do Cư sĩ Phạm Thị Hiền (pháp
danh Diệu Hoà) quản lý với 50 hội viên.
2.2.4. Cao Đài
Thị xã Hà Tiên, có 02 họ đạo, với 66 chức sắc, chức việc, nhà tu hành,
với 867 tín đồ, cụ thể: Họ đạo Bát Quái Đồ Thiên thuộc Giáo hội Cao Đài
Minh Chơn đạo, được thành lập từ năm 1963, có 9 chức sắc, nhà tu hành,
532 tín đồ và Họ đạo Hà Tiên thuộc Giáo hội Cao Đài Tây Ninh, có 57
chức sắc, chức việc, 760 tín đồ. Trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, đông
đảo chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài đã tích cực tham gia đóng góp sức người,
sức của vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước,
nhiều cán bộ được chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài che dấu và nuôi dưỡng,
nhiều chức sắc, tín đồ tham gia cách mạng đã hy sinh, có 30 vị là chức sắc,
tín đồ thuộc Họ Đạo Bát quát Đồ Thiên được công nhận liệt sĩ.
2.2.5. Phật đƣờng Nam tông Minh Sƣ đạo
Chùa Quảng Tế phật đường, là cơ sở duy nhất trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang theo hệ phái Minh Sư. Khi đăng ký sinh hoạt với Giáo hội Phật giáo
Việt Nam, hệ phái Minh sư còn có tên gọi là Giáo hội Cư sĩ Phật đường
Nam tông. Giáo hội được công nhận hoạt động ngày 01 tháng 10 năm 2008.
Chùa Quảng Tế Phật Đường thuộc hệ phái Minh Sư trước được xây dựng
bằng cây lá đơn sơ trên một khu đất do một người trong hệ phái đứng tên
mua. Sau khi chùa xây dựng xong, Thầy tổ của hệ phái Minh Sư tại Việt
Nam đã chỉ định một vài tu sĩ tại Cần Thơ về hành đạo tại chùa Phật
Đường. Năm 1997, chùa được trùng tu lại và hoạt động cho đến nay, trãi
14
qua quá trình hình thành và phát triển, hiện chùa Phật Đường có 12 chức
việc, 40 tín đồ, Ban trị sự Phật Đường có 5 vị (1 vị là Đảng viên Đảng cộng
sản Việt Nam).
2.2.6. Phật giáo Hoà Hảo
Phật giáo Hòa Hảo có mặt ở Hà Tiên cũng rất sớm, tuy nhiên đến năm
2012 Phật giáo Hoà Hảo phường Tô Châu được thành lập; Ban trị sự có 07
vị (1 trưởng ban, 1 phó ban và 5 uỷ viên) với 105 tín đồ.
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN
2.3.1. Xây dựng và ban hành kế hoạch, hƣớng dẫn thực hiện QLNN
về tôn giáo đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã
Quán triệt các văn bản QLNN về công tác tôn giáo của Trung ương và
các cấp các ngành có liên quan và nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành khác, hàng năm thị xã Hà Tiên đều ban hành công văn về việc hướng
dẫn cơ sở tín ngưỡng thông báo hoạt động tín ngưỡng và tổ chức tôn giáo
cơ sở đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo; thông báo chương trình của
các cơ sở tín ngưỡng; có văn bản hướng dẫn quản lý việc tổ chức các cuộc
lễ trọng, đại hội của các tôn giáo trên địa bàn.
2.3.2. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực làm công tác QLNN đối
với hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thị xã
Cũng như tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị nói
chung, tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức làm công tác QLNN đối với hoạt
động tôn giáo nói riêng thời gian qua có sự thay đổi, xáo trộn. Hiện nay,
cấp huyện chức năng QLNN về tôn giáo giao cho Phòng Nội vụ tham mưu
cho UBND huyện thực hiện, có công chức kiêm nhiệm. Đối với cấp xã bố
trí 01 người hoạt động không chuyên trách phụ trách công tác dân tộc - tôn
giáo. Toàn thị xã có 08 cán bộ, công chức tham mưu thực hiện công tác
QLNN về tôn giáo. Trong đó: cấp huyện 1, cấp xã 07. Trình độ Đại học có:
02; Cao đẵng: 01. Chưa qua đào tạo 4. Có 100% cán bộ, công chức được
tập huấn nghiệp vụ công tác tôn giáo.
2.2.3. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực
hiện QLNN đối với hoạt động tôn giáo
Mối quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực hiện QLNN
đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên, trong đó có mối
15
quan hệ giữa cấp huyện với cấp tỉnh, giữa các ngành cấp huyện và cấp
huyện với cấp xã, ngày càng được tăng cường. Để nâng cao trách nhiệm
của cơ quan chuyên môn và ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc xem xét
giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo UBND tỉnh ban hành Quyết
định số 15/2006/QĐ-UBND, ngày 19-5-2006. Do sự phối hợp còn bộc lộ
những bất cập cũng như văn bản pháp luật liên quan đến QLNN đối với
hoạt động tôn giáo có những quy định mới. Ngày 18-5-2015, UBND tỉnh
tiếp tục ban hành Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND, quy định về thẩm
quyền của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện quản lý hoạt động
tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
2.3.4. Tuyên truyền, vận động tín đồ, chức sắc thực hiện pháp luật,
chính sách về công tác tôn giáo
Việc tuyên truyền, vận động tín đồ, chức sắc thực hiện pháp luật được
các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện dưới nhiều
hình thức như: UBNDthị xã, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng
các ban, ngành thị xã thường xuyên phối hợp tuyên truyền triển khai chủ
trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, ... đến toàn thể
chức sắc, chức việc, nhà tu hành trên địa bàn. Đồng thời, các Uỷ ban
Mặt trận và các tổ chức đoàn thể, các đơn vị thông qua hoạt động của
mình lồng ghép tuyên truyền cho đồng bào có đạo là đoàn hội viên và
nhân dân.
2.3.5. Tổ chức quản lý đối với nội dung hoạt động tôn giáo cụ thể
Trong thời gian 5 năm qua, công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo
trên những nội dung, lĩnh vực, tôn giáo cụ thể được tăng cường, hiệu quả
ngày một thiết thực hơn; đã có tổng số 335 vụ việc của tôn giáo được giải
quyết theo đúng pháp luật, được sự đồng tình của các ngành, các tổ chức
tôn giáo.
Kết quả nổi bật cụ thể qua từng thời gian như sau:
- Thẩm quyền của UBND thị xã đã tiếp nhận 54 hồ sơ yêu cầu của các cơ
sở tôn giáo, xem xét chấp thuận hồ sơ trên các lĩnh vực: Chấp thuận đăng
ký thuyên chuyển; Chấp thuận trường hợp hoạt động tôn giáo ngoài chương
trình đăng ký hàng năm; Chấp thuận tổ chức hội nghị, đại hội của tổ chức
tôn giáo cơ sở, Ngoài ra, còn xác nhận tóm tắt quá trình hoạt động tôn
giáo của người được phong chức, phong phẩm, bầu cử, suy cử.
16
- Thẩm quyền của cấp xã đã tiếp nhận 281 hồ sơ yêu cầu của các cơ sở
tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó: tiếp nhận thông báo dự kiến hoạt động tín
ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng vào năm sau; Tiếp nhận và giải quyết đăng ký
hoạt động tôn giáo hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở; .Tiếp nhận và
giám sát 06 nội dung thông báo về cải tạo, sửa chữa công trình tín ngưỡng,
công trình tôn giáo không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm
thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực, an toàn công trình và khu vực xung
quanh không phải xin cấp phép xây dựng.
2.3.6. Chống lợi dụng tôn giáo
Những năm qua, tình hình tôn giáo trên địa bàn thị xã cơ bản ổn định,
nhưng vẫn còn một số vấn đề đáng quan tâm như: đã và đang xuất hiện các
hoạt động của Pháp luân công; Tu sĩ ở Campuchia đã lợi dụng việc qua lại
Việt Nam hoạt động tôn giáo để để thu thập thông tin, tài liệu phản ánh về
đời sống của đồng bào Khmer Nam bộ để gửi ra bên ngoài nhằm xuyên tạc
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, xuyên tạc vùng đất lịch sử
Nam bộ của Việt Nam; hoạt động tôn giáo trái pháp luật,
2.3.7. Thanh tra, kiểm tra QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa
bàn Thị xã
Nội dung thực hiện chủ yếu đối với đối tượng cụ thể như sau:
Đối với chính quyền cấp dưới và cơ quan chức năng tham mưu: việc cụ
thể hoá văn bản thực hiện kế hoạch công tác của UBNDthị xã; việc ban
hành các văn bản liên quan đến hoạt động tôn giáo theo chức năng của
UBND và ngành chức năng; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với
hoạt động tôn giáo; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với hoạt
động tôn giáo; Bố trí tổ chức bộ máy QLNN đối với hoạt động tôn giáo;
kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
về hoạt động tôn giáo.
Đối với các tổ chức tôn giáo cũng như hoạt động tôn giáo nội dung chủ
yếu là về: Việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo và tổ chức thực hiện chương
trình đăng ký; Việc đăng ký người vào tu, hoạt động của dòng tu, hội đoàn
tôn giáo; Việc đề nghị phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, ...
Kết quả cụ thể thời gian qua nổi lên như sau:
17
- Khu vực Mũi Gành, xã Thuận Yên: Các ngành chức năng cấp tỉnh, cấp
huyện phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh xử lý việc bà Trần
Thị Hiền (Thích nữ Như Huệ), Trụ trì Chùa Hòa An, huyện Gò Quao đến
khu vực núi Mũi Gành, ấp Rạch Vược, xã Thuận Yên, thị xã Hà Tiên vận
động người dân hoạt động tôn giáo trái pháp luật, dựng chùa trên đất thuộc
khu vực quốc phòng.
- Chùa Tiên Sơn, xã Mỹ Đức: Năm 2011, Ông Giang Văn Khép (Đại
Đức Thích Minh Luận - trụ trì chùa Tiên Sơn) xây dựng công trình (nhà
nghỉ dưỡng) nhưng không có giấy phép xây dựng, UBNDthị xã Hà Tiên
đã tiến hành lập biên bản, ban hành quyết định xử phạt 30.000.000 đồng
và buộc tự tháo dỡ công trình vi phạm, trả lại hiện trạng ban đầu.
- Chùa Phù Dung, phường Bình San: Năm 2011, ông Nguyễn Phước
Thành (Đại đức Thích Huệ Tâm – Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo
Việt Nam thị xã Hà Tiên) được Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh phân
công điều hành công tác Phật sự Chùa Phù Dung. Trong quá trình quản lý
ông Nguyễn Phước Thành đã xây dựng, sửa chữa một số công trình, hạn
mục trong khu di tích, chưa làm thủ tục xin phép và chưa được sự đồng ý
của các cấp có thẩm quyền. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên
Giang phối hợp với thị xã Hà Tiên tiến hành thanh tra hoạt động QLNN về
di tích tại di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh - Chùa Phù Dung và ban hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa số tiền
30.000.000 đồng, buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu.
- Tịnh xá Ngọc Đăng, phường Tô Châu. Năm 2012, qua kiểm tra phát
hiện có hai vị tu sĩ đến sinh hoạt tôn giáo tại Tịnh xá Ngọc Đăng nhưng
không làm thủ tục thuyên chuyển. Sau kiểm tra đã nhắc nhở và thông báo
gởi đến các đơn vị, tổ chức, địa phương liên quan.
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
2.4.1. Kết quả đạt đƣợc
Thực hiện sự lãnh chỉ đạo của lãnh đạo cấp tỉnh và của Thị uỷ Hà Tiên,
trong thời gian qua, các cơ quan ban ngành thị xã và UBND các xã, phường
đã tích cực phối hợp triển khai và tham mưu giúp UBND thị xã xem xét
giải quyết các vấn đề đối với hoạt động tôn giáo theo đúng quy định của
18
pháp luật, đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáp ứng được nguyện vọng
chính đánh của nhân dân.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
- Công tác QLNN về tôn giáo, hoạt động tôn giáo từng lúc, từng nơi
chưa chặt chẽ; xử lý những sai phạm phát sinh còn lúng túng, thiếu kiên
quyết, chưa mạnh dạn; chế độ thông tin, báo cáo về tình hình tôn giáo có
thời điểm thực hiện chưa đầy đủ, thiếu kịp thời; việc nắm tình hình, đề xuất
xử lý hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật bảo đảm theo trình tự, quy định
pháp luật chưa sâu sát, kịp thời. Như trên đã trình bày, thì hiện nổi lên một
số tôn giáo tiến hành việc xây sửa, cơi nới diện tích cơ sở thờ tự, người dân
đặt tượng Phật trái phép, hiện tượng “biến gia thành tự”, ảnh hưởng đến
an ninh - chính trị và trật tự an toàn - xã hội trên địa bàn. Quản lý việc tham
gia hoạt động tôn giáo, khoá đào tạo tôn giáo ở nước ngoài của tổ chức, cá
nhân tôn giáo còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các vụ việc qua lại biên giới
Việt Nam – Campuchia của tu sĩ theo hệ phái Nam Tông. Vẫn còn tình
trạng tu sĩ tham gia hoạt động tôn giáo, các khoá đào tạo không xin phép.
- Sự phân công trách nhiệm giữa các cấp, các ngành thiếu cụ thể dẫn đến
hiện tượng chồng chéo hoặc đùn đẩy trong tổ chức thực hiện. Trách nhiệm
cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp chưa thống nhất rõ ràng, còn đùn đẩy
trách nhiệm lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ. Công tác phối hợp trong
QLNN đối với hoạt động tôn giáo của chính quyền, các cơ quan chức năng,
mặt trận, đoàn thể chưa thường xuyên; phân công trách nhiệm chưa rõ,
chưa thống nhất.
- Công tác QLNN hiện tập trung nhiều vào các tôn giáo đã được Nhà
nước công nhận. Việc ngăn chặn, đấu tranh với các tôn giáo không hợp
pháp và những hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật còn bị động, tại nhiều
thời điểm chưa khôn khéo, kịp thời.
- Còn tồn tại nhận thức cơ quan QLNN về tôn giáo chỉ Phòng Nội vụ,
dẫn đến việc thực hiện QLNN về tôn giáo bị bó hẹp, hạn chế, yếu kém.
- Tổ chức bộ máy làm công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo luôn
thay đổi, xáo trộn. Không có cán bộ chuyên trách, 100% cán bộ công chức
làm công tác tham mưu QLNN về tôn giáo đều kiêm nhiệm.
Nguyên nhân của những hạn chế
- Một là, hạn chế từ quy định trong Pháp lệnh và Nghị định:
19
+ Một số nội dung chưa được quy định: chưa có quy định cụ thể về xử lí
vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân tôn giáo trong hoạt động tôn giáo;
chưa có quy định nào về dựng tượng của các tổ chức, cá nhân tôn giáo, ...
+ Một số nội dung quy định thiếu cụ thể, không phù hợp với thực tiễn
như: về đăng ký hoạt động tôn giáo hàng năm: Theo quy định tại khoản 1
Điều 12 Pháp lệnh thì chỉ tổ chức tôn giáo cơ sở phải đăng ký hoạt động tôn
giáo hàng năm, còn những tổ chức cấp trên cơ sở như tổ chức tôn giáo cấp
huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương không phải đăng ký; về sinh hoạt tôn
giáo của người nước ngoài tại Việt Nam như quy định tại Điều 37 Pháp
lệnh không còn phù hợp với thực tiễn và chủ trương chính sách của Nhà
nước.
+ Việc phân công, phân cấp thẩm quyền trong các quy định của Pháp
lệnh chưa phù hợp, chưa tương xứng với điều kiện, năng lực thực hiện của
các chủ thể, chưa tính tới yếu tố đặc thù, nhạy cảm của các hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo. Quy định về phân cấp thẩm quyền chưa gắn với trách
nhiệm và các chế tài xử lý.
- Hai là, về thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN đối với hoạt
động của đạo tôn giáo hiện nay không mang tính chuyên trách. Chế độ đãi
ngộ chưa tướng xứng với nhiệm vụ được giao.
- Ba là, Việc nhận thức, hiểu biết về quy định của pháp luật của chức sắc,
nhà tu hành, chức việc còn hạn chế; đời sống của tín đồ tôn giáo trên địa
bàn cơ bản đời sống dân trí thấp, kinh tế còn khó khăn.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QLNN ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN
3.1. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG QLNN
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ
TIÊN
3.1.1. Xu hƣớng phát triển của tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
và thị xã Hà Tiên
- Xu hướng phát triển tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Những năm tiếp theo, trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục phát sinh một số tổ
chức tôn giáo và các đạo lạ. Các tôn giáo sẽ đẩy mạnh thu hút, tranh giành
ảnh hưởng trong quần chúng, hoạt động tôn giáo thuần túy sẽ sôi động hơn,
20
nhu cầu về lễ nghi, xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo, phong chức, thành lập
tổ chức tôn giáo cơ sở sẽ nhiều hơn. Bên cạnh đó, hiện nay trong quá trình
thực hiện các chính sách mở cửa, hội nhập về kinh tế sẽ nảy sinh nhiều vấn
đề tôn giáo như du nhập đạo, tài trợ, nhân đạo, tăng cường quan hệ quốc tế,
móc nối, gây rối, chống đối, phá hoại. Trước mối quan hệ thường xuyên
giữa tổ chức, cá nhân tôn giáo trong tỉnh với tổ chức, cá nhân tôn giáo trong
và ngoài nước sẽ còn diễn biến phức tạp hơn. Các thế lực thù địch vẫn đang
thực hiện các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo, bọn cực đoan, phản động
tiếp tục tiềm cách chống phá gay gắt.
Nét cơ bản, chủ đạo trong hoạt động của các tôn giáo hiện nay ở tỉnh là
vẫn tiếp tục theo hướng tích cực, hòa nhập trong các phong trào yêu nước
của nhân dân trong tỉnh trên cơ sở đường hướng từng giáo hội, khoảng
cách, mặc cảm có thể thu hẹp đối với đa số chức sắc, tín đồ, trên cơ sở chủ
trương, chính sách của Đảng, nhà nước ngày càng đi vào cuộc sống, kinh tế
tiếp tục phát triển, xã hội tiếp tục tiến bộ, đời sống đồng bào ngày càng cải
thiện, nâng cao.
- Xu hướng phát triển của tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên
Về xu hướng phát triển và hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng ở địa phương
trong thời gian tới, chủ yếu là việc xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự đẩy
mạnh các hoạt động xã hội, từ thiện nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch tâm linh
của du khách ở một địa phương du lịch như thị xã Hà Tiên.
Trong những năm tới tình hình tôn giáo trên địa bàn thị xã sẽ còn nhiều
vấn đề phức tạp các thế lực thù địch vẫn chưa có gì thay đổi, chúng vẫn lợi
dụng các vấn đề tôn giáo để hoạt động chống phá, nhằm thực hiện âm mưu
“diễn biến hoà bình” đối với Việt Nam. Với địa bàn biên giới có tín đồ phật
tử, phật giáo Nam Tông Khmer có mối quan hệ gắn bó và phong tục tập
quán tương tự nên công dân hai nước Việt Nam – Campuchia thường xuyên
qua lại để cúng bái, thăm thân, tham quan du lịch và học tập tạo điều kiện
cho các thế lực thù địch lợi dụng lôi kéo, câu móc, hoạt động chống phá
Đảng, Nhà nước ta.
Một số nơi trình độ dân trí còn thấp, điều kiện khó khăn về kinh tế, một
số tôn giáo dùng vật chất để vận động lôi kéo phát triển đạo phái phép, lợi
dụng vấn đề này các thế lực thù địch lôi kéo, câu móc hoạt động chống phá
Đảng và nhà nước gây chia rẽ khối đoàn kết trong dân tộc.
21
Lợi dụng chính sách đổi mới, hội nhập của Đảng và nhà nước ta, các tôn
giáo lạ từ nước ngoài du nhập vào làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị trên
địa bàn, các tổ chức tôn giáo trong nước tăng cường hoạt động xã hội, từ
thiện củng cố vị thế của tôn giáo mình, mở rộng đạo phát triển tín đồ. Lợi
dụng sơ hở, thiếu sót của cán bộ trong thực hiện chính sách tôn giáo, khiếu
kiện đất đai có liên quan đến tôn giáo của Đảng và nhà nước ta để khoét sâu
mâu thuẫn giữa tín đồ tôn giáo với chính quyền, gây phức tạp về an ninh,
trật tự.
3.1.2. Quan điểm của Đảng về tôn giáo
Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn coi công
tác tôn giáo là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có
nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Thông báo.... về tôn giáo và công tác tôn giáo
như: Nghị Quyết số 24/NQ-TW, ngày 16/10/1990, Bộ Chính trị "về tăng
cường công tác tôn giáo trong tình hình mới". Chỉ thị số 37-CT/TW của Bộ
Chính trị ngày 02/7/1998 “về tăng cường công tác tôn giáo trong thời kỳ
mới” và đặc biệt Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003, Nghị quyết
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “về công
tác tôn giáo”.
3.1.3. Phƣơng hƣớng QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang và thị xã Hà Tiên
Trong thời gian tới, từ quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước và thực tiễn tình hình, công tác QLNN đối với hoạt động
tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cần quan tâm tổ chức thực hiện tốt
phương hướng sau đây:
- QLNN đối với hoạt động tôn giáo trong giai đoạn tới trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang nhằm góp phần bảo đảm cho thực hiện thắng lợi chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, tăng cường đoàn kết
tín đồ các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Tiếp tục triển khai, quán triệt sâu trong nội bộ, tuyên truyền, phổ biến
trong nhân dân, trong đó có quần chúng là tín đồ tôn giáo về Nghị quyết số
25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về công tác tôn giáo,
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, các văn bản của Chính phủ, của Tỉnh
uỷ, UBND tỉnh Kiên Giang về tôn giáo và hoạt động tôn giáo.
22
- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào các tôn giáo tham gia thực
hiện các phong trào thi đua yêu nước.
- Tham mưu, phối hợp các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị từ cơ
sở đến tỉnh giúp cấp uỷ, chính quyền, mặt trận, các ngành, các cấp, cán bộ,
đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhân dân.
- Củng cố bộ máy làm công tác tôn giáo các cấp.
3.2. GIẢI PHÁP QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN
3.2.1. Triển khai thực hiện và đề xuất hoàn thiện hệ thống văn bản
pháp luật, chính sách trong QLNN về tôn giáo
Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo là một bộ phận quan trọng trong hệ
thống pháp luật của nhà nước ta. Thực hiện QLNN đối với hoạt động tôn
giáo bằng pháp luật là xu hướng, là nhu cầu mang tính tất yếu khách quan.
Do đó, với vai trò QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở địa phương, việc
hoàn thiện, đồng bộ thể chế, chính sách về QLNN đối với hoạt động tôn
giáo càng là đòi hỏi có tính cấp bách.
3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức làm công tác
tôn giáo các cấp trên địa bàn Thị xã
Khắc phục những hạn chế về công tác cán bộ, tổ chức bộ máy làm công
tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo, một lĩnh vực có đặc thù riêng, rất
nhạy cảm và được cả quốc tế quan tâm. Thực hiện lộ trình xây dựng đội
ngũ những người trực tiếp làm công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo
có tính chuyên nghiệp cao, nhiệm vụ chuyên môn thành thạo, đủ trình độ,
năng lực, phẩm chất để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3.2.3. Đổi mới nội dung và phƣơng thức tuyên truyền, vận động đối
với đồng bào có đạo trên địa bàn Thị xã
Xác định công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các tôn giáo hiểu rõ
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có vai
trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố lòng tin của nhân dân đối với
Đảng và Nhà nước, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Với tinh thần đó, dưới
sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền, Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã thời gian qua đã không ngừng
đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, vận động quần chúng trong vùng đồng bào có đạo, góp phần đem lại
23
cuộc sống bình yên cho nhân dân và đóng góp tích cực vào sự phát triển
kinh tế, văn hóa- xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn toàn thị xã.
3.2.4. Phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
cho đồng bào có đạo trên địa bàn Thị xã
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án phát triển kinh
tế-xã hội ở những địa bàn có đông đồng bào dân tộc, đồng bào tôn giáo,
vùng sâu, vùng xa. Các cấp chính quyền phối hợp quan tâm thực hiện tốt
chính sách an sinh xã hội. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
vùng đồng bào tôn giáo. Làm tốt công tác tranh thủ chức sắc và tổ chức tôn
giáo; phát huy vai trò của các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn
giáo trong các phong trào hành động cách mạng của từng địa phương, cơ
sở.
3.2.5. Tăng cƣờng phối hợp giữa cơ quan QLNN về công tác tôn giáo
với các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của Thị xã
Tôn giáo và hoạt động tôn giáo liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa
phương và đông đảo, rộng rãi trong người dân là quần chúng tín đồ. Các
cấp, từng ngành có chức năng liên quan đến công tác QLNN đối với hoạt
động tôn giáo như công an, quân sự, biên phòng, các tổ chức chính trị, mặt
trận, đoàn thể, các tổ chức thành viên của mặt trận, nhất là cơ quan trực
tiếp QLNN về tôn giáo, chủ động thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp trong
QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn. Tổ chức ký kết liên tịch
giữa các ngành liên quan, trong đó chú ý quy định phân công nhiệm vụ của
từng bên tham gia liên tịch. Thường xuyên, định kỳ sơ kết nội dung liên
tịch đã ký kết.
3.2.6. Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, chống lợi dụng
tôn giáo trên địa bàn Thị xã
Đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật, xâm
phạm an ninh quốc gia là một trong những vấn đề sống còn của dân tộc vì
các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu, thủ đoạn chiến lược "diễn
biến hoà bình", “bạo loạn lật đổ”, lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền,
dân tộc, tôn giáo”, để chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, chia
rẽ giữa Đảng, Nhà nước, quân đội, công an với nhân dân, chia rẽ giữa đồng
bào theo đạo và đồng bào không theo đạo.
24
Để làm thất bại âm mưu, thủ đoạn trên, góp phần vào thực hiện tốt công
tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo các ngành chức năng phối hợp làm tốt
một số giải pháp trọng tâm: Tập trung xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở
vững mạnh. Chủ động phát hiện, tấn công số đối tượng cốt cán, cầm đầu.
Quản lý tốt các chương trình, dự án hoạt động của các Tổ chức phi Chính
phủ nước ngoài ở địa bàn. Nâng lên chất lượng hoạt động của phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những
mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện có liên quan đến tôn giáo. Chủ động nắm
chắc tình hình địa phương, phát hiện và xử lý kịp thời những mâu thuẫn
trong nhân dân nói chung, nhất là vụ việc có liên quan đến tôn giáo theo
đúng pháp luật, không để địch lợi dụng kích động.
3.2.7. Thanh tra, kiểm tra trong QLNN đối với các hoạt động tôn
giáo trên địa bàn Thị xã
Thanh tra, kiểm tra là công cụ mà QLNN thường xuyên dùng để bảo đảm
quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm cho người thực thi pháp luật sử
dụng đúng luật pháp đã ban hành. Thanh tra, kiểm tra QLNN đối với hoạt
động tôn giáo và thanh tra, kiểm tra hoạt động tôn giáo, nhất là thanh tra,
kiểm tra hoạt động tôn giáo là công việc đặc thù, góp phần rất hiệu quả
trong công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo. Thanh tra, kiểm tra hoạt
động tôn giáo để bảo đảm tính chủ động trong công tác QLNN đối với hoạt
động tôn giáo, khắc phục bị động, chạy theo, “đi sau” sự vụ mỗi khi xử lý
vi phạm.
3.3. KHUYẾN NGHỊ
3.3.1. Với các cơ quan chức năng ở Trung ƣơng
- Sớm ban hành các văn bản dưới Luật (Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm
2016) để kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển chung của xã hội.
- Trong phân cấp thẩm quyền cần tính tới yếu tố thực tiễn địa phương
như: các địa phương có đường biên giới tiếp giáp với Campuchia thì thẩm
quyền cho phép tu sĩ theo Phật giáo Nam tông tham gia hoạt động tôn giáo,
đào tạo tôn giáo ở nước ngoài giao cho UBNDcấp tỉnh.
- Ban hành các văn bản: quy định chi tiết việc quản lý các cơ sở tôn giáo
vừa là di tích, vừa là khu du lịch. Hướng dẫn việc đặt tượng (mang yếu tố
tôn giáo) ngoài cơ sở thờ tự.
25
3.3.2. Với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kiên Giang
Thứ nhất, tăng cường hơn nữa hiệu lực công tác QLNN đối với các hoạt
động tôn giáo.
Thứ hai, có chủ trương để giải quyết dứt điểm những vụ việc phức tạp có
liên quan tôn giáo trên địa bàn Kiên Giang cũng như các vụ việc trên địa
bàn thị xã thị xã Hà Tiên.
Thứ ba, có chủ trương chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng trong nước
trên tuyến biên giới phối hợp với các lực lượng giáp biên thuộc Vương
quốc Campuchia trong việc nắm, quản lý chặt chẽ việc qua lại biên giới của
chức sắc, nhà tu hành nhằm phòng, tránh các đối tượng lợi dụng móc nối,
lối kéo hoạt động trái quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN
Tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu của đông đảo quần chúng nhân dân
lao động là tín đồ của các tôn giáo, của đội ngũ chức sắc, chức việc, nhà tu
hành và của các tổ chức tôn giáo.
Tín ngưỡng, tôn giáo còn tồn tại lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ đi lên
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng, Nhà nước ta nhất quán thực
hiện chủ trương tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do
không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
Đề tài: “QLNN về hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh
Kiên Giang” đã nghiên cứu làm rõ nhưng nội dung sau:
Thứ nhất, tổng quan có chọn lọc về lý luận và thực tiễn QLNN đối với
hoạt động tôn giáo.
Thứ hai, những yếu tố tác động đến QLNN đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn Thị xã và làm rõ thực trạng QLNN đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn thị xã Hà Tiên hiện nay.
Thứ ba, xu hướng phát triển và phương hướng QLNN đối với hoạt động
tôn giáo trên địa bàn Thị xã.
Bên cạnh 07 nhóm giải pháp, tác giả đã khuyến nghị với các cơ quan
chức năng ở Trung ương và Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Kiên Giang một số vấn đề
trọng tâm như: kịp thời xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản dưới Luật;
Phân cấp cho UBNDtỉnh về thẩm quyền cho phép tu sĩ theo Phật giáo Nam
tông tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài; hướng dẫn
chi tiết việc quản lý các cơ sở tôn giáo là di tích, việc đặt tượng mang yếu tố
26
tôn giáo, . Đối với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cần tăng cường hơn nữa hiệu lực
công tác QLNN đối với các hoạt động tôn giáo và có chủ trưởng, giải pháp
giải quyết dứt điểm vụ việc sinh hoạt tôn giáo trái phép tại khu vực thuộc
đất quốc phòng và một số vụ việc liên quan khác nhằm ổn định tình hình
tôn giáo trên địa bàn Thị xã.
Với những kết quả nghiên cứu đã trình bày, hy vọng luận văn sẽ góp
phần làm rõ cơ sở khoa học QLNN đối với các hoạt động tôn giáo. Đồng
thời, sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức có thêm nguồn tài liệu tham khảo
nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu QLNN về tôn giáo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_ton_giao.pdf