Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là việc
làm không mới, song tính chất của nó ngày càng phức tạp, nhất là
thu hồi đất nhằm phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi
ích quốc gia, lợi ích công cộng, khi mà việc thu hồi đất luôn gắn liền
với lợi ích kinh tế và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân. Mặt
khác, quy luật giá trị tác động vào tư tưởng của người có đất bị thu
hồi, từ đó hình thành nên sự so sánh thiệt hơn, nảy sinh nhiều vấn đề
gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, đặc biệt
đối với các dự án dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông
thôn mới, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn, xây dựng cụm,
khu công nghiệp, xây dựng khu sản xuất chế biến nông - lâm - thủy
hải sản tập trung.
Qua nghiên cứu về lý luận, cơ sở pháp lý và từ thực tiễn công
tác trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất, tác giả đã:
- Xây dựng khung lý thuyết quản lý nhà nước về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư ở cấp huyện;
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên
Giang;
- Đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn
thiện quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn
huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
24 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN MINH SANG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN KIÊN LƯƠNG, TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Ánh Hè
Phản biện 1: TS. Đào Đăng Kiên
Phản biện 2: TS. Tần Xuân Bảo
Luận văn này được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia.
Địa điểm: Phòng 210 Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia.
Số: 10 - Đường 3/2 - Quận 10 – TP. Hồ Chí Minh
Thời gian: Vào hồi 16 giờ 30 phút, ngày 07 tháng 8 năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc
gia hoặc trên Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình đô thị hóa và phát triển đất nước theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc thu hồi đất để phục vụ cho lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội là một tất yếu; trong đó
việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư có tác động rất lớn đến
người bị thu hồi đất.
Kiên Lương là một trong những huyện của tỉnh Kiên Giang có tốc
độ phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa khá nhanh. Thời gian qua, trên
địa bàn huyện đã triển khai nhiều dự án đầu tư phục vụ cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của huyện, như dự án đầu tư xây dựng đường, chợ, cảng
cá, khu du lịch... Mặc dù công tác giải phóng mặt bằng trong thời gian qua
ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang đã cơ bản đáp ứng được mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, công tác bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, như quy trình, phương án
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thiếu chặt chẽ; giá bồi thường thấp chưa
thỏa đáng cho người có đất bị thu hồi; việc bố trí tái định cư cho các hộ
gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi chưa đảm bảo theo quy định của pháp
luật như: chưa đầu tư xây dựng khu tái định cư tập trung, điều kiện khu tái
định cư không đảm bảo như thiếu điện, nước, trường học...
Xuất phát từ thực tiễn trên, học viên chọn đề tài: “Quản lý nhà
nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên
Lương, tỉnh Kiên Giang” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
4
Thời gian qua có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư đã được công bố; trong đó bao gồm: các công
trình nghiên cứu đã in thành sách; các báo cáo nghiên cứu, kỷ yếu hội
thảo, bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học; các Luận án Tiến sĩ,
Luận văn Thạc sĩ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất.
Các công trình trên đã nghiên cứu trên nhiều các chiều cạnh và sát
thực tế về những tồn tại bất cập trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư hiện nay; tuy nhiên, ở góc độ quản lý công, hiện chưa có công trình
nào nghiên cứu “quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
trên địa bàn huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ cơ sở khoa học của quản lý
nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở huyện Kiên Lương, tỉnh
Kiên Giang; qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của nghiên cứu đề tài bao
gồm:
- Xây dựng khung lý thuyết quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư ở cấp huyện;
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang;
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bồi thường,
5
hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động quản lý nhà
nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên Lương,
tỉnh Kiên Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quản lý
nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên
Lương, tỉnh Kiên Giang.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Chủ yếu trên địa bàn huyện
huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Các thông tin, dữ liệu được thu
thập sử dụng cho phân tích đánh giá chủ yếu giai đoạn 2011 - 2016. Định
hướng tầm nhìn giải pháp cho giai đoạn đến năm 2025.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận
văn
5.1. Phương pháp luận
5.2. Phương pháp nghiên cứu
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa về lý luận:
+ Xây dựng được khung lý thuyết quản lý nhà nước về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn cấp huyện; theo đó, luận văn
đã làm rõ được nội hàm của các khái niệm chính, trong đó có khái
6
niệm quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và nội dung của
quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
+ Phân tích và đánh giá một cách khoa học thực trạng quản lý
nhà nước về bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyện Kiên
Lương, tỉnh Kiên Giang.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Chỉ ra những hạn chế, bất cập của quản lý nhà nước về bồi
thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên
Giang, từ đó đề xuất được hệ thống các giải pháp đồng bộ góp phần
hoàn thiện quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại địa
phương.
+ Luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho học sinh,
sinh viên, các nhà quản lý ở địa phương, và những ai quan tâm đến
đề tài này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư trên địa bàn huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
Chương 3: Giải pháp quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư trên địa bàn huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
7
Chương 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ
1.1. Các khái niệm có liên quan
1.1.1. Thu hồi đất
Là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người
được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử
dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
1.1.2. Bồi thường
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước hoặc tổ
chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào
mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng,
hoặc phát triển kinh tế - hội v lợi ích quốc gia, công cộng (tức
các chủ đầu tư) phải bù đắp những tổn hại về đất và tài sản trên đất
do hành vi thu hồi đất gây ra cho người sử dụng đất theo những quy
định của pháp luật đất đai.
1.1.3. Hỗ trợ
Là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định
đời sống, sản uất và phát triển.
1.1.4. Tái định cư
Tái định cư là việc Nhà nước bố trí chỗ ở mới hoặc trả một
khoản chi phí cho người có nhà ở gắn liền với đất bị thu hồi có một
chỗ ở mới khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở.
8
1.1.5. Quản lý nhà nước về bồi thường hỗ trợ tái định cư
Từ nội hàm của các khái niệm trên đây, và từ cơ sở lý luận,
pháp lý và thực tiễn có thể hiểu một cách khái quát: quản lý nhà
nước về bồi thường hỗ trợ tái định cư là tổng hợp các hoạt động của
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện công tác
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà người sử dụng đất phải gánh chịu
những thiệt hại khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất theo quy định của
pháp luật, giúp cho người có đất bị thu hồi ổn định đời sống, sản
uất và phát triển.
1.2. Đặc điểm quan lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư
1.2.1. Tính “nhạy cảm” của quản lý nhà nước về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư
Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng đối với
cuộc sống của mọi người dân; đối với khu vực nông thôn, đất đai
ngoài mục đích để ở còn là tư liệu sản xuất quan trọng. Với quan
niệm truyền thống của người Việt Nam “có an cư mới lạc nghiệp” thì
việc bị mất đất đai, nhà cửa thực sự là một “cú sốc” đối với người bị
thu hồi đất.
1.2.2. Tính phức tạp của quản lý nhà nước về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư
Về nguyên tắc, giá đất để tính tiền bồi thường là giá đất cụ thể,
được xác định theo quy định của pháp luật và bảo đảm phù hợp với
giá đất trên thị trường. Song, việc thu thập thông tin để tính đúng giá
đất trên thị trường là không hề đơn giản.
9
1.2.3. Yếu tố nhân văn và xã hội trong quản lý nhà nước về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Về lý luận và thực tiễn, sự phát triển nào suy cho đến cùng
cũng chỉ vì con người. Trong thu hồi đất, con người này trước hết
phải là những đối tượng người dân chịu tác động trực tiếp và đầu tiên
của công cuộc này, đó là các hộ dân phải di dời. Do vậy công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư phải tạo ra sự công bằng xã hội và đảm
bảo cuộc sống của các đối tượng trên phải tốt hơn trước khi Nhà
nước thu hồi đất.
1.3. Các nguyên tắc quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư
1.3.1. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với bồi thường về
đất
1.3.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với bồi thường về tài
sản và thiệt hại sản xuất kinh doanh
1.3.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về hỗ trợ
1.3.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với bố trí tái định cư
1.4. Sự cần thiết quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư
1.4.1. Xuất phát từ vai trò của nhà nước đối với phát triển
kinh tế - xã hội
1.4.2. Xuất phát từ nhu cầu thu hồi đất trong phát triển kinh
tế - xã hội nói chung và đáp ứng quá trình công nghiệp hóa và đô
thị hóa nói riêng
1.4.3. Xuất phát từ tính phức tạp của công tác bồi thường, hỗ
10
trợ, tái định cư
1.4.4. Xuất phát từ lợi ích các bên liên quan
1.5. Nội dung quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư
1.5.1. Tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất
1.5.1.1. Về quy tr nh thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một hoạt động phức
tạp, liên quan đến đến lợi ích nhiều đối tượng, vì vậy đòi hỏi công
tác này phải được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình (gồm 12 bước).
1.5.1.2. Trách nhiệm các cơ quan cấp huyện, trong việc
tham gia thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Trách nhiệm trong việc tham gia thực hiện công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định
cư được quy định cụ thể cho: UBND huyện; Hội đồng bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư; và UBND cấp xã.
1.5.2. Xác định điều kiện bồi thường về đất, tài sản trên đất
và giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
1.5.2.1. Điều kiện bồi thường và không bồi thường về đất
Nhà nước có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho người
sử dụng đất khi thu hồi đất, song không phải tất cả các trường hợp
Nhà nước thu hồi đất đều được bồi thường. Người sử dụng đất được
11
xem xét bồi thường hoặc không được bồi thường phải trên cơ sở quy
định của pháp luật.
1.5.2.2. Điều kiện bồi thường và không bồi thường tài sản trên
đất
Khi Nhà nước thu hồi đất, ngoài việc bồi thường thiệt hại về
đất Nhà nước còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản
cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, không phải tài sản nào cũng được
xem xét bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà việc bồi thường
được xem xét tùy từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp
luật.
1.5.2.3. Xác định giá tính tiền bồi thường, hỗ trợ về đất và tài
sản trên đất
Bao gồm 2 nội dung: xác định giá tính bồi thường, hỗ trợ về
đất và xác định giá tính bồi thường, hỗ trợ về tài sản.
1.5.3. Xác định vị trí, quy mô khu tái định cư phù hợp với
quy hoạch phát triển chung của địa phương
Về nguyên tắc, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được
thực hiện bằng việc Nhà nước giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại
đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền
theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do cấp tỉnh quyết định tại thời điểm
quyết định thu hồi đất.
1.5.4. Lập và thực hiện các dự án tái định cư
1.5.4.1. Quy định lập khu tái định cư
1.5.4.2. Thực hiện bố trí tái định cư
12
1.5.5. Kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại tố cáo về
bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
1.5.5.1. Thực hiện kiểm tra, giám sát
Kiểm tra, giám sát là một trong những khâu quan trọng của
quản lý nhà nước. Kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo hoạt động quản
lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện đúng
thẩm quyền, phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và
lợi ích của người bị thu hồi đất, lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của
Nhà nước. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát sẽ kịp thời phát
hiện những sai sót, sai phạm trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái
định cư.
1.5.5.2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư
Bao gồm 2 nội dung: giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư và giải quyết tố cáo về bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
1.5.6. Tổng kết, đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư ở địa phương
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đòi hỏi
phải được tổng kết đánh giá thường xuyên, nhằm kịp thời điều chỉnh
những bất cập trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định
cư.
13
Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI THƯỜNG,
HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIÊN
LƯƠNG, TỈNH KIÊN GIANG
2.1. Khái quát về huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của
huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
2.1.1.1. Về đặc điểm tự nhiên
Huyện Kiên Lương nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Kiên Giang,
thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên thuộc tỉnh Kiên Giang, cách trung
tâm thành phố Rạch Giá khoảng 60,0 km về phía Bắc, cách trung tâm
thị xã Hà Tiên 22,0 km đường bộ. Toàn huyện có 8 đơn vị hành chính
trực thuộc, bao gồm thị trấn Kiên Lương, 5 xã trên đất liền là Dương
Hòa, Hòa Điền, Kiên Bình, Bình An, Bình Trị và 2 xã đảo là Sơn Hải
và Hòn Nghệ. Kiên Lương là huyện có điều kiện tự nhiên đa dạng như
có nhiều đồi núi, khoán sản, bờ biển dài, cùng những hòn đảo đẹp là
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của huyện, đặc biệt là phát
triển du lịch và công nghiệp xản xuất vật liệu xây dựng...
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - hội
- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện
Kiên Lương trong những năm gần đây đạt 14,75% năm, cao hơn
mức tăng trưởng kinh tế bình quân chung của tỉnh Kiên Giang
(10,53% năm); thu nhập bình quân đầu người đạt 58,9 triệu
đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch theo
14
hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 27,7%
tổng sản phẩm xã hội địa phương; công nghiệp - xây dựng chiếm
33,3%; thương mại - dịch vụ chiếm 39%.
- Về hội: Dân số toàn huyện là 83.056 người, mật độ dân số
175 người/km2, trong đó: dân số đô thị 35.702 người, chiếm khoảng
42,99% dân số toàn huyện; dân số nông thôn 47.354 người, chiếm
57,01% dân số toàn huyện. Công tác giáo dục và đào tạo luôn được
quan tâm đầu tư phát triển. Chính sách về an sinh xã hội, đặc biệt là
chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với gia đình có công với cách mạng
ngày càng được chú trọng.
2.1.2 Tác động của đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế -
xã hội đến quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của
huyện Kiên Lương
2.1.2.1. Về thuận lợi
Áp lực cần phải đào tạo, chuyển đổi việc làm khi Nhà nước thu
hồi đất là không
lớn. Trình độ dân trí cao, nên việc am hiểu pháp luật về đất đai cao
hơn các vùng khác. Ý thức tự giác của người dân địa phương khá cao
trong chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước vào mục đích
quốc phòng, an ninh, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xây dựng
cơ sở hạ tầng xã hội.
2.1.2.2. Khó khăn
Tăng trưởng kinh tế cao, đòi hỏi nhu cầu sử dụng đất để đầu tư
kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện
ngày càng lớn, từ đó cũng tạo ra nhiều áp lực cho công tác bồi
15
thường, hỗ trợ, tái định cư ở địa phương. Cơ sở dữ liệu về đất đai
của huyện chưa hoàn chỉnh, công tác cập nhật chỉnh lý biến động
không kịp thời, dẫn đến việc xác định nguồn gốc sử dụng đất khi
thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mất rất nhiều thời gian, gặp
nhiều khó khăn do nguồn gốc sử dụng đất phức tạp trong khi lại
thiếu các thông tin xác định chuẩn xác.
2.2. Tình hình thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
trên địa bàn huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
2.2.1. Về tình hình chung
Trong giai đoạn từ 2011 - 2016, để đáp ứng yêu cầu chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và quá trình đô thị
hóa ở địa phương, trên địa bàn huyện Kiên Lương đã thực hiện 58
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với tổng diện đất phải thu
hồi là 748,57 ha. Có 1.297 hộ dân bị ảnh hưởng khi thu hồi đất, trong
đó có 518 hộ bị giải tỏa trắng phải di chuyển chổ ở cần phải bố trí tái
định cư.
2.2.2. Thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số
dự án điển hình trên địa bàn huyện Kiên Lương
1- Dự án Khu Du lịch Chùa Hang - Hòn Phụ tử.
2- Dự án Cảng cá Ba Hòn.
3- Dự án Trung tâm điện lực Kiên Lương.
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư trên địa bàn huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
2.3.1. Tổ chức bộ máy làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư trên địa bàn huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
16
Tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư trên địa bàn huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang gồm:
1- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện Kiên Lương
(gọi tắt là Hội đồng bồi thường)
2- Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư
huyện Kiên Lương (gọi tắt là Hội đồng thẩm định phương án);
3- Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư huyện
Kiên Lương (gọi tắt là Ban bồi thường, GPMB)
2.3.2. Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên
địa bàn huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
2.3.2.1. Về tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất
2.3.2.2. Xác định điều kiện bồi thường về đất, tài sản trên đất
và giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện
Kiên Lương
2.3.2.3. Xác định vị trí, quy mô khu tái định cư phù hợp với quy
hoạch phát triển chung của địa phương
2.3.2.4. Lập và thực hiện các dự án tái định cư
2.3.2.5. Về kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại tố cáo về
bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn
huyện Kiên Lương
2.3.2.6. Về tổng kết, đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư trên địa bàn huyện Kiên Lương
17
2.3.3. Nhận xét chung quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư trên dịa bàn huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
2.3.3.1. Những kết quả, thành tựu nổi bật
- Quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh Kiên Giang.
- Về cơ bản, các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên
địa bàn huyện Kiên Lương thời gian qua đã được thực hiện một cách
chặt chẽ, đảm bảo đúng pháp luật và quy trình, từ giai đoạn xây dựng
hiện kế kế hoạch thu hồi đất, tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và
bố trí tái định cư và bàn giao quỹ đất đã thu hồi cho nhà đầu tư.
- Huyện đã thực hiện khá tốt việc xác định điều kiện bồi thường,
không được bồi thường theo đúng quy định của pháp luật. Phần lớn công
tác xét duyệt điều kiện bồi thường được thực hiện chặt chẽ, nên đã
hạn chế được phát sinh khiếu kiện sau khi phương án bồi thường
được phê duyệt.
- Các khu tái định cư trên địa bàn huyện đã được địa phương
lập đúng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn về xây dựng.
2.3.3.2. Những hạn chế, bất cập
- Việc xác định điều kiện bồi thường về đất đôi khi vẫn còn sai
sót, vi phạm các nguyên tắc về bồi thường tài sản.
- Công tác điều tra, khảo sát đo đạc thống kê thiệt hại của
người dân được đơn vị lập phương án thực hiện đôi khi chưa chính
xác, còn thiếu diện tích và tài sản trên đất; việc thẩm định phương án
còn thiếu chặt chẽ; trình tự thủ tục lập, phê duyệt phương án chưa
đảm bảo theo quy định.
18
- Huyện vẫn chưa tiến hành điều tra xác định được nhu cầu
cần bố trí tái định cư cho các dự án đầu tư theo quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Kiên
Giang phê duyệt.
- Năng lực cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc
- Công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện còn nhiều hạn
chế, nhất là trong việc theo dõi cập nhật, chỉnh lý biến động về đất
đai. - Hạ tầng cơ sở của các khu tái định cư chưa đồng bộ, chất lượng
các khu tái định chưa đạt theo yêu cầu..
- Công tác giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư còn chậm so với thời gian quy định.
2.3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế bất cập
- Thiếu cơ sở dữ liệu về đất đai và không có bản đồ địa chính
huyện. Công tác cập nhật chỉnh lý biết động đất đai thiếu kịp thời, từ
đó dẫn tới công tác xác định điều kiện bồi thường về đất và tài sản
trên đất mất nhiều thời gian và thiếu chính xác.
- Việc đo đạc xác định diện tích sử dụng thực tế thường sai
lệch với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do đó thời gian xác
minh xử lý kéo dài và thường gặp phải sự phản ứng gay gắt của
người dân.
- Đơn giá bồi thường đất do cấp trên phê duyệt, lại thường
không sát với giá thị trường nên việc bồi thường cho người dân nhiều
trường hợp còn chưa thỏa đáng và cũng là nguyên nhân dẫn đến
khiếu kiện kéo dài.
19
- Các chính sách bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu
hồi đất thường xuyên thay đổi, thiếu nhất quán và đồng bộ nên
không tạo được sự đồng thuận của người dân.
- Đa số nhà ở nông thôn đều xây dựng không phép trên đất
nông nghiệp chưa được xử lý.
- Còn mang tính hình thức, tạo nên sự bức xúc đối với người bị
thu hồi đất.
- Nhân sự còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, thời gian
tham gia thường bị hạn chế do phải giải quyết các công việc chính ở
cơ quan.
- Ủy ban nhân dân một số xã, thị trấn chưa thực sự quyết liệt
trong công tác giải phóng mặt bằng, ngại va chạm với dân và nhiều
khi chưa hiểu một cách thấu đáo chế độ chính sách về giải phóng mặt
bằng của Nhà nước, dẫn tới việc tuyên truyền, giải thích và vận động
nhân dân địa phương chưa thực sự hiệu quả.
- Công tác kiểm tra, giám sát về thực hiện bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư trên địa bàn huyện còn thiếu chặt chẽ.
Chương 3:
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ
TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIÊN LƯƠNG,
TỈNH KIÊN GIANG
3.1. Quan điểm, định hướng quản lý nhà nước về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên Lương, tỉnh
Kiên Giang
20
3.1.2. Định hướng
Một là, trên cơ sở quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng
và Nhà nước về đổi mới chính sách, pháp luật đất đai.
Hai là, dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích
kinh tế giữa Nhà nước, chủ đầu tư và người bị thu hồi đất.
Ba là, chú trọng đảm bảo công ăn việc làm, đào tạo chuyển đổi
nghề nghiệp; giải quyết vấn đề tái định cư, vấn đề an sinh xã hội cho
người trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất nông nghiệp mà
không có đất khác để giao cho họ tiếp tục sản xuất.
Bốn là, quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo việc làm và
phân công lại lao động ở khu vực nông thôn; mở mang ngành nghề
mới ... đảm bảo tăng thu nhập cho người nông dân.
Năm là, phải trên quan điểm giá đất do Nhà nước bồi thường
đảm bảo cho người bị thu hồi đất có thể mua được chỗ ở mới tương
đương; chú trọng đến việc bố trí tái định cư tại chỗ.
Sáu là, dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng
và đúng pháp luật
Thứ bảy, theo hướng chuyển việc bồi thường, giải phóng mặt
bằng từ cơ chế hành chính do các cơ quan công quyền thực hiện sang
cơ chế kinh tế do tổ chức phát triển quỹ đất hoặc doanh nghiệp làm
dịch vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện.
Tám là, dựa trên sự nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc những
kinh nghiệm bổ ích của trong và ngoài nước.
21
Chín là, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị
trong công tác tổ chức thực hiện và tuyên truyền, vận động, giải thích
các chế độ, chính sách.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên Lương, tỉnh
Kiên Giang
3.2.1. Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai và quy hoạch
trên địa bàn huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
Tập trung đầu tư để thực hiện hoàn thành sớm công tác điều
tra, đo đạc, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai; lập và chỉnh lý hồ sơ
địa chính; nhanh chóng xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai của huyện
Kiên Lương. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý
quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện. Tổ chức thực hiện tốt việc
quản lý đất đai trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật.
3.2.2. Đổi mới nhận thức về chính sách bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải
đồng bộ, thống nhất, khách quan đảm bảo lợi ích cho các bên có liên
quan. Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần xem
xét bồi thường về đất không chỉ với tư cách là tài sản mà còn là tài
nguyên và tư liệu sản xuất Luật Đất đai năm 2014 vẫn giữ nguyên tắc
khi Nhà nước thu hồi đất thì bồi thường bằng đất cùng loại, nếu không
có đất cùng loại thì bồi thường bằng tiền với giá trị tương đương.
3.2.3. Hoàn thiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất
22
Theo thẩm quyền, huyện cần hoàn thiện chính sách và kiến
nghị hoàn thiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất. Việc hoàn thiện các chính sách phải đảm bảo tính
bền vững, dự liệu được các tình huống phát sinh và tránh tình trạng
“chết yểu” của các văn bản quy phạm pháp luật gây khó khăn trong
áp dụng, triển khai.
3.2.4. Tổ chức thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất
Trên cơ sở các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư, tùy từng điều kiện cụ thể mà quy định chi tiết để thực
hiện. Khi tiến hành triển khai phải đảm bảo được được sự thống nhất
đến tất cả các cấp ngành, cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư và từng người dân trong diện giải tỏa.
Mỗi dự án khi xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư phải đồng thời xây dựng và cụ thể hóa chính sách hỗ trợ đào tạo
nghề và giải quyết việc làm cho trong độ tuổi lao động có đất thu hồi
theo quy định hiện hành.
3.2.5. Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền và phổ
biến, giáo dục về chính sách, pháp luật đất đai, công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng
Các cấp chính quyền ở địa phương có trách nhiệm thông tin kịp
thời về những nội dung dự án và yêu cầu của việc giải phóng mặt bằng
đến các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị trên địa bàn để phối hợp tuyên
truyền, vận động, để người dân trong diện bị ảnh hưởng hiểu rõ đẩy đủ
mục đích yêu cầu của Nhà nước và quyền lợi trách nhiệm của mình.
23
3.2.6. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tái định cư
trên địa bàn huyện
Chủ động xây dựng các khu tái định cư kết hợp với các khu
phân lô bán đấu giá; cơ sở hạ tầng phải được đầu tư đồng bộ theo
quy định, quy mô diện tích đa dạng cho người được tái định cư chọn
lựa, cung cấp mẫu thiết kế nhà miễn phí. Bảo đảm khu tái định cư
hoàn thành trước khi giải phóng mặt bằng. Quy định các tiêu chí cụ
thể về khu tái định cư đảm bảo phải tốt hơn hoặc ít nhất bằng nơi ở
cũ. Tuyên truyền cho người dân hiểu được lợi ích từ các khu tái định
cư.
3.2.7. Kiện toàn bộ máy và cải cách hành chính trong quản
lý nhà nước về đền bù, hỗ trợ, tái định cư
Kiện toàn bộ máy làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
của Huyện đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất, có sự phân
công, phân cấp rõ ràng, cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm, tránh
tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
Triển khai đồng bộ, nâng cao chất lượng cơ chế “một cửa”
theo yêu cầu công khai, minh bạch trong lĩnh vực giải phóng mặt
bằng và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
3.2.8. Tăng cường kiểm tra, giám sát và tổng kết đánh giá
trong quản lý nhà nước về đền bù, hỗ trợ, tái định cư
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện
công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm kịp thời phát hiện, bổ
sung và điều chỉnh, kiến nghị điều chỉnh các cơ chế chính sách còn
bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn; phát huy dân chủ ở cơ sở, giải
quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại của người dân.
24
KẾT LUẬN
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là việc
làm không mới, song tính chất của nó ngày càng phức tạp, nhất là
thu hồi đất nhằm phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi
ích quốc gia, lợi ích công cộng, khi mà việc thu hồi đất luôn gắn liền
với lợi ích kinh tế và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân. Mặt
khác, quy luật giá trị tác động vào tư tưởng của người có đất bị thu
hồi, từ đó hình thành nên sự so sánh thiệt hơn, nảy sinh nhiều vấn đề
gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, đặc biệt
đối với các dự án dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông
thôn mới, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn, xây dựng cụm,
khu công nghiệp, xây dựng khu sản xuất chế biến nông - lâm - thủy
hải sản tập trung.
Qua nghiên cứu về lý luận, cơ sở pháp lý và từ thực tiễn công
tác trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất, tác giả đã:
- Xây dựng khung lý thuyết quản lý nhà nước về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư ở cấp huyện;
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên
Giang;
- Đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn
thiện quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn
huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_boi_thuong_ho_tro_tai_d.pdf