Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại tỉnh Gia Lai
KẾT LUẬN Tỉnh Gia Lai là một tỉnh miền núi với những đặc trưng cơ bản của vùng Tây Nguyên. Trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong giai đoạn mới cần có sự kết hợp nhuần nhuyển hơn nữa các yếu tố rèn luyện và giáo dục. Cụ thể: tính chất phức tạp của địa bàn là tính đa dạng dân tộc (có 38 dân tộc anh em cùng sinh sống-trong đó trên 45% dân số của tỉnh Gia Lai là người đồng bào dân tộc thiểu số), đa tôn giáo (có chính thức 5 tôn giáo đang hoạt động), lại là địa bàn chiến lược về an ninh quốc phòng. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh niên, luận văn “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại tỉnh Gia Lai” đã đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả và tăng cường hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên tại tỉnh Gia Lai. Thực hiện lồng ghép mục tiêu chiến lược phát triển thanh niên với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nói riêng và của đất nước nói chung, trong đó cần đẩy mạnh thực hiện một số nội dung sau: Đa dạng hóa hình thức và nội dung tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thanh niên. Lập kế hoạch giáo dục, cơ cấu đào tạo nghề theo chiến lược, tầm nhìn phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Gia Lai, sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu hội nhập quốc tế.Có kế hoạch đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước về thanh niên và các hoạt động thuộc chương trình phát triển thanh niên. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thanh niên tỉnh Gia Lai, đóng góp vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_cong_tac_thanh_nien_tai.pdf