Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk

Luận văn đã nêu lên thực trạng công tác đấu thầu xây dựng tại địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk. Cũng như những hạn chế trong thực hiện công tác đấu thầu đặc biệt là các văn bản pháp quy và luật về đấu thầu. Đấu thầu là vấn đề khoa học có nội dung rộng và phức tạp, với đề tài chủ yếu tập trung các công trình đấu thầu ở huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk. Đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách là một hoạt động cần thiết không thể thiếu được của một đất nước đang trên24 đà phát triển như đất nước ta. Đặc biệt, khi Việt Nam đang từng bước hội nhập với thế giới thì vấn đề đầu tư xây dựng công trình bằng nguôn vốn ngân sách để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng lại càng quan trọng. Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế thời gian qua chúng ta đã thu được những kết quả bước đầu rất khả quan, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tương đối khá và kiềm chế lạm phát ở mức cho phép. Có được những kết quả trên chính là nhờ một phần vào việc Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chính sách kinh tế thông thoáng cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đầu tư mạnh mẽ vào nền kinh tế. Tuy nhiên do sự buông lỏng các chính sách nên đã để nhiều doanh nghiệp có các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu. Đặc biệt là vi phạm về các nguyên tắc trong đấu thầu vì thế hơn bao giờ hết chúng ta phải phân tích đánh giá thực trạng đó nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm. Để phát huy hiệu quả các công trình và đảm bảo chất lượng đúng theo tiêu chuẩn thì vai trò quản lý Nhà nước rất quan trọng, có thể nói đây là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao chất lượng công trình, hạn chế, ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực. Vai trò quản lý nhà nước càng thể hiện rõ nét hơn trong vấn đề đấu thầu để lựa chọn nhà thầu. Hiệu quả qua đấu thầu trước tiên là ở chỗ thông qua các cuộc đấu thầu chúng ta lựa chọn được nhà thầu đủ kinh nghiệm và năng lực để thực hiện công tác theo yêu cầu của bên mời thầu đảm bảo công trình đạt chất lượng tiến độ. Đảng và Nhà nước ta cần phải xây dựng một kế hoạch kinh tế phù hợp với thực tiễn hiện nay. Kèm theo chính sách về kinh tế đó là những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa nhằm loại bỏ những sai phạm còn tồn đọng trong công tác tổ chức đấu thầu.

pdf27 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO / BỘ NỘI VỤ / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN NGỌC HƢNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤU THẦU TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Đắk Lắk, Tháng 6/2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hoàng Quy Phản biện 1: TS. Phạm Đức Chính Phản biện 2: TS. Lê Đức Niêm Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng số 4, Phân viện Khu vực Tây Nguyên Học viện Hành chính Quốc gia - Số 51 Phạm Văn Đồng - Tp. Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk Thời gian: vào hồi 15 giờ 30, ngày 27 tháng 5 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong đầu tư xây dựng công trình của nhà nước thường tính cạnh tranh không cao. Nhà nước thường đầu tư vào những nơi mà lợi ích kinh tế xã hội nói chung được coi trọng hơn lợi ích kinh tế. Vì vậy, môi trường cạnh tranh trong đầu tư xây dựng công trình của nhà nước nhìn chung thường ít khốc liệt và thiếu minh bạch. Tuy nhiên, nếu thiếu vắng sự cạnh tranh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng công trình. Nhà nước cần phải tạo ra một môi trường cạnh tranh thực chất trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng. Trong những năm qua nhà nước đã giành hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm cho đầu tư xây dựng cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn và giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động đầu tư của nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy việc quản lý hiệu quả vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản rất khó khăn, phức tạp. Ở nước ta hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước còn thấp thể hiện như: đầu tư sai, đầu tư khép kín, đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, ... Trong các khía cạnh của đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tác giả đi sâu vào nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách vì: Với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về công tác đấu thầu thông qua hoạt động đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và việc tổ chức đấu thầu, triển khai thực hiện dự án, thực hiện công tác đấu thầu trong môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp tiết kiệm một khoản chi cho ngân sách nhà nước. 2 Thông qua hoạt động mua bán, cách thức đấu thầu chúng ta lựa chọn được nhà thầu đủ kinh nghiệm và năng lực để thực hiện công tác theo yêu cầu của bên mời thầu. Đồng thời, Nhà thầu cũng phải có các giải pháp khả thi để thực hiện công việc và bảo đảm giá trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt. Cuộc đấu thầu phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo sự công bằng trong cách xem xét, đánh giá các hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia đấu thầu; công bằng trong đấu thầu là khá rộng, liên quan và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đó cũng là cơ sở để lựa chọn nhà thầu trúng thầu. Nếu quá trình lựa chọn Nhà thầu để thực hiện thi công công trình không theo quy định, thực hiện không chặt chẽ sẽ dẫn đến lựa chọn Nhà thầu sai quy định, gây thất thoát, lãng phí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thoát lãng phí trong quản lý đầu tư xây dựng công trình với nhiều lý do, nhưng cơ bản nhất là vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, nhất là trong việc định ra các quy định cơ chế chính sách về đầu tư xây dựng cơ bản cũng như vấn đề tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở lĩnh vực này. Với mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa thì nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ bản ngày càng tăng, cùng với việc đầu tư mạnh vào các lĩnh vực an ninh quốc phòng, nâng cấp cơ sở hạ tầng bằng các nguồn vốn vay của nước ngoài làm cho nợ công của nước ta tăng cao. Từ những lý do nêu trên và từ tầm quan trọng của công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu thầu xây dựng cơ bản, nhằm ngăn chặn hiện tượng tham nhũng, lãng phí, thất thoát, góp phần ổn định phát triển kinh tế xã hội nên tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý 3 nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk” để làm cơ sở nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn Quản lý nhà nước đối với công tác đấu thầu đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đang là vấn đề quan tâm của dư luận cũng như các nhà nghiên cứu khoa học. Hiện nay, những đề tài, công trình nghiên cứu đề cập đến quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về công tác đấu thầu trong đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nói riêng đã được đề cập đến. Các đề tài nghiên cứu đã đưa ra được những nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tuy nhiên chưa hoàn thiện theo xu thế phát triển chung của việc cải cách đổi mới Luật Đấu thầu (2005) bằng Luật Đấu thầu (2013). Quản lý nhà nước về đấu thầu theo Luật Đấu thầu (2013) đã đưa ra được nhiều vấn đề còn tồn tại. Nhưng để áp dụng Luật vào thực tiễn còn phải chờ các Thông tư, Nghị định hướng dẫn làm rõ. Quản lý nhà nước về đấu thầu cả nước nói chung và quản lý nhà nước về đấu thầu trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk nói riêng chưa được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu khoa học tại huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk; vì vậy luận văn là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên nhằm hệ thống hóa, toàn diện và cụ thể, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích nghiên cứu: 4 Hệ thống hóa luận cứ khoa học của công tác đấu thầu và quản lý nhà nước đối với đấu thầu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách. Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk. Nhằm đưa ra những vấn đề còn tồn tại cần xử lý để hoàn thiện hơn về quản lý Nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Xác định và hệ thống các khái niệm liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách dựa trên tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Khảo sát, thu thập tài liệu liên quan đến đấu thầu trong đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách; làm rõ các ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân. Đưa ra các phương hướng và giải pháp nâng cao và hoàn thiện hơn về quản lý Nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quản lý nhà nước về đấu thầu đầu tư xây dựng của cấp huyện. Luận văn chỉ khảo sát thực tiễn ở huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk, thời gian khảo sát từ năm 2013 - 2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Trên cơ sở vận dụng chủ trương đường lối chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát 5 triển kinh tế - xã hội, về đầu tư xây dựng, các văn bản pháp lý về đầu tư xây dựng, đấu thầu trong đầu tư xây dựng. - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp các phương pháp: Thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh số liệu giữa các năm, kế thừa có chọn lọc từ các bài báo, báo cáo phân tích thực trạng để từ đó rút ra nhận xét cũng như đánh giá tính hiệu quả của quá trình nghiên cứu. Vận dụng các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, Chính phủ, các Bộ ngành, UBND các cấp về quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách. Phương pháp thu nhập số liệu: Số liệu được thống kê thu thập qua các năm 2013 - 2016 trong lĩnh vực đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk. Sử dụng một số tài liệu trong nước đã công bố liên quan đến luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: Phân tích mối quan hệ giữa chủ thể, khách thể và đối tượng quản lý; đưa ra mục tiêu, phương pháp và các công cụ quản lý; hệ thống hóa nội dung quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách cấp huyện. - Về thực tiễn: Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về đấu thầu từ đó rút ra các vấn đề có thể nghiên cứu ở Việt Nam trong quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà; làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk. Đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp hoàn thiện 6 quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách. 7. Kết cấu luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤU THẦU TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH 1.1. Lý luận về đấu thầu trong đầu tƣ xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách 1.1.1. Đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách 1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư 1.1.1.2. Khái niệm về đầu tư công 1.1.1.3. Nguồn vốn nguồn vốn đầu tư xây dựng Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được hình thành từ các nguồn vốn trong nước, vốn nước ngoài, vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.1.1.4. Khái niệm về ngân sách nhà nước, các thuật ngữ về ngân sách 1.1.2. Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách 1.1.2.1. Khái niệm về đấu thầu 1.1.2.2. Khái niệm đấu thầu xây dựng Đấu thầu xây dựng là đấu thầu các công việc có liên quan đến xây dựng công trình và các hạng mục công trình nhằm lựa chọn ra nhà thầu xây dựng có thể đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của công việc với mức chi phí hợp lý nhất. 1.1.2.3. Các khái niệm liên quan trong đấu thầu 8 1.1.2.4. Sự cần thiết khách quan thực hiện đấu thầu trong đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách Việc đầu tư ngân sách của các nước trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng, Chính phủ đều phải đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, cho đất nước. Xây dựng công trình là một trong những khâu quan trọng của một dự án, để xây dựng được một công trình đáp ứng tốt các đòi hỏi về kỹ thuật, chất lượng, thời gian thực hiện, tiết kiệm chi phí và hạn chế tới mức thấp nhất những tranh chấp có thể gây thiệt hại về vật chất hoặc về uy tín của các bên hữu quan thì ngày nay. Đối với các dự án lớn, phức tạp, dự án của các công ty nhiều chủ sở hữu và đặc biệt là các dự án thuộc khu vực nhà nước, dự án có sự tài trợ của quốc tế thì việc xây dựng công trình qua đấu thầu là cách duy nhất để tránh những sơ hở, sai lầm có thể gây thiệt hại về vật chất và uy tín cho các bên có liên quan. 1.1.2.5. Vai trò và ý nghĩa của đấu thầu trong đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách Mang lại hiệu quả cao trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng công trình. Thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành xây dựng, tạo điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đổi mới công nghệ xây dựng. Thông qua đấu thầu, các nhà thầu phải tự nâng cao năng lực của mình để cạnh tranh, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, nhanh chóng trưởng thành lớn mạnh. 1.2. Quản lý nhà nƣớc về đấu thầu trong đầu tƣ xây dựng bằng vốn ngân sách 1.2.1. Khái niệm 9 Quản lý nhà nước về đấu thầu là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước đối với hoạt động đấu thầu nhằm làm cho hoạt động đấu thầu diễn ra hiệu quả, công bằng, minh bạch và kinh tế nhằm góp phần thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước. 1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu các công trình Luật Đấu thầu (2013) cùng với hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng đưa hoạt động đấu thầu sử dụng vốn nhà nước dần đi vào nề nếp; góp phần thiết lập môi trường minh bạch, cạnh tranh cho các hoạt động đấu thầu phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở để chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, giúp tiết kiệm được nguồn vốn có hạn của nhà nước. Trong thời gian qua, hoạt động đấu thầu sử dụng vốn nhà nước cũng bộc lộ một số bất cập; tính chuyên môn, chuyên nghiệp trong hoạt động đấu thầu chưa đồng đều và còn hạn chế ở một số địa phương; chất lượng, hiệu quả thực hiện một số công việc chuẩn bị cho hoạt động đấu thầu chưa cao; vấn đề quản lý sau đấu thầu chưa được thực hiện thường xuyên và quan tâm đúng mức; có tình trạng thông thầu, chỉ định thầu bất hợp lý, kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng, chia nhỏ gói thầu để tạo thuận lợi cho một số nhà thầu hay đưa vào hồ sơ mời thầu những điều kiện có lợi cho một số nhà thầu tham gia, cố tình không bán hồ sơ thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia, gây lãng phí, thất thoát vốn nhà nước, hiệu quả sử dụng vốn không cao. 1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách 10 Nguyên tắc công bằng, minh bạch; Nguyên tắc thống nhất, ổn định; Nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế; Nguyên tắc pháp chế. 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách Ban hành, phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu; Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu; Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu; Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu; Quản lý hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu về đấu thầu trên phạm vi cả nước; Theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; Hợp tác quốc tế về đấu thầu. Sơ đồ 1.1. Trình tự thực hiện đấu thầu 11 1.2.5. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu 1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách 1.3. Kinh nghiệm quản lý về đấu thầu các nƣớc 1.3.1. Kinh nghiệm của Nga 1.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 1.3.3. Kinh nghiệm của một số tổ chức quốc tế 1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về đấu thầu Qua nghiên cứu một số quy định về đấu thầu của các nước Nga, Hàn Quốc và tổ chức Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho đấu thầu ở Việt Nam nói chung và cho Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk nói riêng như sau: Thứ nhất, phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu có năng lực chuyên môn cao để đáp ứng yêu cầu cho công tác quản lý nhà nước về đấu thầu, làm cho môi trường đấu thầu ngày càng minh bạch, lựa chọn ra được những nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện công trình đạt chất lượng, tiến độ, tiết kiệm chi phí cho Nhà nước. Thứ hai, phải xây dựng hệ thống các quy định về đấu thầu một cách hoàn thiện nhất, ở một mức độ cao nhất. Nội dung các quy định phải bảo đảm nguyên tắc khách quan, công bằng, minh bạch, đồng thời các quy định phải rõ ràng, cụ thể đảm bảo khả năng thực hiện, tránh sự can thiệp của một tổ chức vì một mục đích cá nhân vào việc lựa chọn đơn vị trúng thầu để trao hợp đồng, cũng như xử lý các sai phạm, khiếu nại. 12 Thứ ba, phải có một cơ chế quản lý, giám sát, xử phạt nghiêm minh các hành vi tiêu cực trong các hoạt động đấu thầu. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤU THẦU TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Giới thiệu tổng quan về huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội 2.1.2. Tình hình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk 2.1.2.1. Công tác triển khai phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình năm 2013 - 2016 Chi tiết được thể hiện trong Bảng 2.1 và Biểu đồ 2.1. Bảng 2.1. Công tác triển khai phê duyệt dự án đầu tư xây dựng 2013 - 2016 Diễn giải Tổng số công trình Tổng vốn đầu tư (tỷ.đ) Trong đó xây lắp (tỷ.đ) Tình hình thực hiện Nguồn vốn (tỷ.đ) Hoàn thành Dở dang Chưa thực hiện TW, tỉnh Huyện Xã Khác Tổng cộng 232 504.94 426.70 198 29 5 297.59 184.90 22.4 4 Năm 2013 61 144.24 115.39 58 2 1 75.53 65.57 3.15 Năm 2014 64 96.23 80.84 61 1 2 57.10 33.54 5.59 Năm 2015 52 158.94 141.45 49 2 1 112.51 40.45 5.97 Năm 2016 55 105.53 89.02 30 24 1 52.45 45.34 7.73 13 Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ % vốn triển khai phê duyệt đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2013 - 2016 2.1.2.2. Tình hình triển khai thực hiện dự án 2013 - 2016 Được thể hiện trong Bảng 2.2. Bảng 2.2. Tình hình triển khai thực hiện dự án 2013 - 2016 ĐVT: tỷ đồng Nguồn vốn Tổng mức đầu tư Tổng vốn luỹ kế đến 2016 Tổng 2013- 2016 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng cộng 548.96 454.21 441.71 151.94 96.95 90.90 101.92 Nguồn NS TW, TPCP 249.66 188.11 180.19 78.71 41.52 28.32 31.64 Nguồn NS tỉnh 89.45 81.55 83.01 21.08 19.00 22.58 20.35 Nguồn NS huyện 188.97 164.76 159.57 49.07 32.37 35.05 43.08 Nguồn NS xã 20.88 19.79 18.94 3.08 4.06 4.95 6.85 Một số công trình lớn 292.10 217.93 209.91 112.08 36.21 61.62 25.42 Đường GT liên tỉnh Đắk Lắk - Gia Lai 100.59 98.23 98.23 78.79 10.64 8.81 Đường GT từ xã Ea H’Leo nối Tây Bắc 55.58 51.99 43.97 21.06 15.08 7.83 6.42 Nâng cấp thủy lợi Hà Dưng 12.64 12.64 12.64 5.15 4.85 2.64 Đường GT từ xã Ea H’Leo nối Tây Bắc 108.55 40.34 40.34 21.00 19.00 Đường GT từ xã Cư Mốt đi Sình Thông 14.73 14.73 14.73 7.08 5.65 2.00 14 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ % nguồn vốn triển khai phê duyệt đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2013 - 2016 2.1.3.3. Công tác quyết toán dự án hoàn thành 2013 - 2016 Tổng hợp số công trình quyết toán 4 năm 2013 - 2016 được mô tả chi tiết trong Bảng 2.3. như sau: Bảng 2.3. Công tác quyết toán dự án hoàn thành 2013 - 2016 2.1.3.4. Công tác chuẩn bị đầu tư các công trình cho những năm tiếp theo trên địa bàn Huyện STT Năm Số lượng dự án Tổng mức đầu tư Giá trị đề nghị quyết toán Giá trị quyết toán được duyệt Chênh lệch so với Đề nghị QT Số tiền Tỷ lệ % 1 Năm 2013 53 37.56 35.56 35.13 0.43 1.21% 2 Năm 2014 76 54.86 50.51 49.11 1.4 2.77% 3 Năm 2015 68 49.99 45.62 44.81 0.82 1.80% 4 Năm 2016 57 42.52 39.04 38.41 0.63 1.61% Tổng 254 184.93 170.73 167.46 3.28 1.92% 15 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đấu thầu trong đầu tƣ xây dựng bằng vốn ngân sách trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Bộ máy quản lý nhà nước tại Uỷ Ban nhân dân huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk Sơ đồ 2.1. Tổ chức quản lý của UBND huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách + Quản lý nhà nước của Chính phủ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ ngành liên quan + Quản lý nhà nước của UBND tỉnh Đắk Lắk (Sở Kế hoạch và Đầu tư) + Quản lý nhà nước của UBND huyện huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk + Quản lý nhà nước của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk + Ban Quản lý dự án xây dựng huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk là cơ quan chuyên môn giúp chủ đầu tư trong công tác đấu thầu 16 2.2.3. Nội dung thực hiện quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng công trình bằng nguôn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk 2.2.3.1. Tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đấu thầu 2.2.3.2. Các bước thực hiện quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk 2.2.3.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng công trình từ nguồn ngân sách tại huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua Trong giai đoạn năm 2013 - 2016 có tổng số gói thầu được lựa chọn là 269 gói thầu, đó gói thầu xây lắp 48 gói. Đến nay các công trình cơ bản đã quyết toán; 10 công trình đang quyết toán và 8 công trình đang thi công dở dang do sự phân bổ vốn không đúng theo kế hoạch đề ra. Sơ đồ 2.2. Bộ máy QLNN về đấu thầu trong đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk 17 Tỷ lệ giảm thầu rất thấp do các gói thầu có quy mô nhỏ, kỹ thuật thi công đơn giản cho nên việc công tác đấu thầu chưa được thể hiện rõ nét phát huy hiệu quả trong công tác đấu thầu mà còn mang tính hình thức. Tình hình thực hiện đấu thầu các công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách năm 2013 - 2016 tại Ban Quản lý dự án xây dựng huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk thể hiện trong Bảng 2.4. Bảng 2.4. Tình hình thực hiện đấu thầu các công trình xây dựng năm 2013 - 2016 tại Ban Quản lý dự án xây dựng Huyện 18 Đơn vị: tr. đồng LĨNH VỰC VÀ HÌNH THỨC Tổng số gói thầu Tổng giá gói thầu Tổng giá trúng thầu Chênh lệch Tỷ lệ % giảm thầu Năm 2013 Lĩnh vực 1. Tư vấn 54 4,905.97 4,905.97 0.00 0.00% 2. Mua sắm hàng hóa 3. Xây lắp 6 50,999.64 50,820.69 178.95 0.35% Hình thức 1. Rộng rãi 1 35,709.00 35,645.43 63.57 0.18% 2. Hạn chế 3. Chỉ định thầu 53 19,111.00 18,995.62 115.38 0.60% 4. Chào hàng cạnh tranh 5. Mua sắm trực tiếp 6. Tự thực hiện 6 1,085.61 1,085.61 0.00 0.00% Tổng cộng I 60 55,905.61 55,726.66 178.95 0.32% Năm 2014 Lĩnh vực 1. Tư vấn 63 3,407.47 3,407.47 0 0.00% 2. Mua sắm hàng hóa 3. Xây lắp 14 30,260.05 30,082.75 177.31 0.59% Hình thức 1. Rộng rãi 2. Hạn chế 3. Chỉ định thầu 69 29,909.57 29,732.26 177.31 0.59% 4. Chào hàng cạnh tranh 5. Mua sắm trực tiếp 6. Tự thực hiện 8 350 350 0 0.00% Tổng cộng II 77 30,259.57 30,082.26 177.31 0.59% Năm 2015 Lĩnh vực 1. Tư vấn 40 6,131.15 6,046.65 84.49 1.38% 2. Mua sắm hàng hóa 1 322.54 319 3.54 1.10% 3. Xây lắp 9 105,053.09 104,895.56 157.53 0.15% Hình thức 1. Rộng rãi 6 103,000.00 102,804.34 195.66 0.19% 2. Hạn chế 3. Chỉ định thầu 33 4,339.69 4,329.69 10 0.23% 4. Chào hàng cạnh tranh 2 2,632.25 2,592.34 39.91 1.52% 5. Mua sắm trực tiếp 6. Tự thực hiện 9 1,534.84 1,534.84 0 0.00% Tổng cộng III 50 111,506.78 111,261.22 245.57 0.22% Năm 2016 Lĩnh vực 1. Tư vấn 64 2,606.00 2,551.00 55.00 2.11% 2. Mua sắm hàng hóa 2 1,477.00 1,440.00 37.00 2.51% 3. Xây lắp 16 32,688.00 32,335.00 353.00 1.08% Hình thức 1. Rộng rãi 2. Hạn chế 3. Chỉ định thầu 67 12,764.00 12,647.00 117.00 0.92% 4. Chào hàng cạnh tranh 9 23,840.00 23,512.00 328.00 1.38% 5. Mua sắm trực tiếp 6. Tự thực hiện 6 167.00 167.00 0.00 0.00% Tổng cộng IV 82 36,771.00 36,326.00 445.00 1.21% Tổng I+II+III+IV 269 234,442.96 233,396.14 1,046.83 0.45% 19 2.3.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk Yếu tố quản lý, Yếu tố doanh nghiệp. 2.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nƣớc về đấu thầu các công trình xây dựng từ nguồn vốn ngân sách ở huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua 2.3.1. Những kết quả đạt được 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Việc chấm thầu chưa khách quan, các công trình chủ yếu là chỉ định thầu. Văn bản về đấu thầu nhiều, chồng chéo, chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện. Công tác hướng dẫn chưa thường xuyên và chưa đào tạo chuyên nghiệp, chưa yêu cầu có chứng chỉ hành nghề khi tham gia đấu thầu. Công tác thanh tra đấu thầu chưa phát huy rõ vai trò thanh tra, kiểm tra. Tính công khai hóa, minh bạch trong công tác đấu thầu chưa được thực hiện một cách triệt để, khách quan, kịp thời. Chưa theo dõi kiểm tra năng lực các nhà thầu. Cán bộ làm công tác quản lý đấu thầu không có chuyên môn, nghiệp vụ. 2.3.2.2. Nguyên nhân Văn bản đấu thầu được ban hành phức tạp, chưa ổn định thay đổi thường xuyên. Việc thanh tra đấu thầu chưa thường xuyên, khâu xử phạt chưa nghiêm, chưa mang tính răn đe. Việc kiểm soát và thực hiện các chế tài xử phạt chưa thực sự nghiêm minh. Công tác theo dõi, phát hiện những sai sót, tiêu cực trong quá trình đấu thầu khó khăn do chế độ báo cáo chưa được quy định cụ thể. Toàn bộ quá trình đấu thầu chủ yếu do chủ đầu tư quyết định, gần như khép kín và chưa có sự quan tâm của cơ quan giám sát, thẩm tra, thẩm định. 20 Chưa chú trọng đến công tác đấu thầu còn mang tính hình thức, mục đích để chỉ khép kín hồ sơ chưa có tính cạnh tranh khách quan. Đội ngũ cán bộ thiếu, yếu, chưa chuyên nghiệp, số lượng ít. Công trình đầu tư xây dựng thường kéo dài do khó khăn về nguồn vốn. Chƣơng 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤU THẦU TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Phƣơng hƣớng 3.1.1. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, tiết kiệm được khẳng định là quốc sách. 3.1.2. Phương hướng có tính nguyên tắc cho việc hoàn thiện quản lý nhà nước về đấu thầu xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách 3.1.2.1. Chấp hành nghiêm túc các quy định của nhà nước trong đấu thầu và quản lý nhà nước về đấu thầu 3.1.2.2. Cải cách các thủ tục hành chính trong đấu thầu bằng nguồn vốn ngân sách 3.1.2.3. Phân định rõ quản lý đấu thầu và quản lý nhà nước về đấu thầu 3.1.2.4. Nâng cao chất lượng hiệu quả đầu tư quản lý nhà nước về đấu thầu các công trình xây dựng 3.1.2.5. Bảo đảm minh bạch, cạnh tranh theo cơ chế thị trường đối với hoạt động đấu thầu 21 3.1.2.6. Phòng chống tham nhũng từ hoạt động đấu thầu 3.1.2.7. Hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ theo hướng đảm bảo chuyên môn, năng lực cho đội ngũ thực hiện quản lý nhà nước về đấu thầu 3.1.3. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu Tăng cường cạnh tranh. Thống nhất quản lý việc chi tiêu sử dụng tiền của Nhà nước. Công khai, minh bạch. Đảm bảo công bằng. Bảo đảm hiệu quả của công tác đấu thầu 3.2. Giải pháp nâng cao quản lý nhà nƣớc về đấu thầu trong đầu tƣ xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu Để đảm bảo tính đồng bộ, cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn chỉnh một số văn bản pháp quy sau: Mẫu hồ sơ mời thầu về mua sắm hàng hóa, văn bản đấu thầu. Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu của Nhà nước đã ban hành, các bộ ngành, địa phương tùy theo tình hình cụ thể cần ra các văn bản hướng dẫn thực hiện cho phù hợp. 3.2.2. Tăng cường công tác hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu cho chủ đầu tư và nhà thầu Cần tổ chức một số hội nghị và lớp tập huấn đào tạo nghiệp vụ về đấu thầu trên các địa bàn trọng điểm để phổ biến quy định mới của nhà nước về đấu thầu cho chủ đầu tư và nhà thầu tránh nhà thầu làm hồ sơ sai, sơ sài. Tổ chức phổ biến, quán triệt thi hành các quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu cho chủ đầu tư, bên mời thầu, các tổ chức tư vấn thông qua đào tạo, bồi dưỡng tăng cường năng lực cho các cán bộ làm công tác đấu thầu là cần thiết. 22 Cần có các quy định cụ thể về việc quản lý chất lượng đào tạo, chương trình khung đào tạo để phát triển một mạng lưới đào tạo có chất lượng đảm bảo, góp phần triển khai sâu rộng các hoạt động đào tạo bồi dưỡng, góp phần giúp việc thực thi Luật Đấu thầu được thống nhất và đúng quy định. 3.2.3. Tăng cường tính công khai hóa, minh bạch trong công tác đấu thầu Công khai mời thầu, kết quả đấu thầu, giá gói thầu, giá trúng thầu, đơn vị trúng thầu và năng lực nhà thầu. Công khai hóa trong đấu thầu đã được quy định trong quy chế đấu thấu. Thông tin về đấu thầu và trang web về đấu thầu, các Bộ ngành, địa phương cần chỉ đạo để các ban quản lý dự án, các chủ đầu tư đơn vị có liên quan cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ. 3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, thanh tra về đấu thầu Việc triển khai thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về đấu thầu phải được tập trung vào một số vùng và lĩnh vực trọng điểm, cần phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ, thường xuyên, chủ động, kiểm tra đột xuất, phân cấp kiểm tra một cách rõ ràng. 3.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Nhà nước trong đấu thầu Các nhà thầu phải chứng minh là có đủ kinh nghiệm và năng lực, phải có giải pháp được đánh giá là khả thi và giá cả phải cạnh tranh với các nhà thầu khác khi tham gia đấu thầu. 3.2.6. Tăng cường sự phối hợp giữa phòng, ban, ngành và UBND các xã, thị trấn UBND Huyện cần ban hành các quyết định hướng dẫn về định hướng, mục tiêu hoạt động đầu tư cho từng thời kỳ để các đơn vị có 23 cái nhìn khách quan tổng thể. Đồng thời phân công nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng đơn vị để không bị chồng chéo trong khâu quản lý, kiểm tra giám sát cũng như thực hiện. Các đơn vị có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho nhau vì sự nghiệp phát triển chung. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị sẽ giúp giảm tối đa thời gian, nhân lực và chi phí cho mọi công việc. 3.2.7. Đẩy mạnh cải cách hành chính - Về thể chế hành chính cần ban hành các Luật mới và các văn bản dưới luật về tổ chức bộ máy nhà nước, phải quy định khá cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác QLNN về đấu thầu. - Về bộ máy hành chính cần giảm các đầu mối quản lý, số lượng các cơ quan QLNN, thủ tục hành chính được cải cách theo hướng “một cửa”, mẫu hóa các văn bản hành chính, giấy tờ, công khai các thủ tục hành chính về đấu thầu từ khâu lập kế hoạch đấu thầu đến lựa chọn nhà thầu. 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Đối với Chính phủ, cơ quan ban ngành Trung ương 3.3.2. Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk KẾT LUẬN Luận văn đã nêu lên thực trạng công tác đấu thầu xây dựng tại địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk. Cũng như những hạn chế trong thực hiện công tác đấu thầu đặc biệt là các văn bản pháp quy và luật về đấu thầu. Đấu thầu là vấn đề khoa học có nội dung rộng và phức tạp, với đề tài chủ yếu tập trung các công trình đấu thầu ở huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk. Đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách là một hoạt động cần thiết không thể thiếu được của một đất nước đang trên 24 đà phát triển như đất nước ta. Đặc biệt, khi Việt Nam đang từng bước hội nhập với thế giới thì vấn đề đầu tư xây dựng công trình bằng nguôn vốn ngân sách để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng lại càng quan trọng. Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế thời gian qua chúng ta đã thu được những kết quả bước đầu rất khả quan, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tương đối khá và kiềm chế lạm phát ở mức cho phép. Có được những kết quả trên chính là nhờ một phần vào việc Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chính sách kinh tế thông thoáng cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đầu tư mạnh mẽ vào nền kinh tế. Tuy nhiên do sự buông lỏng các chính sách nên đã để nhiều doanh nghiệp có các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu. Đặc biệt là vi phạm về các nguyên tắc trong đấu thầu vì thế hơn bao giờ hết chúng ta phải phân tích đánh giá thực trạng đó nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm. Để phát huy hiệu quả các công trình và đảm bảo chất lượng đúng theo tiêu chuẩn thì vai trò quản lý Nhà nước rất quan trọng, có thể nói đây là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao chất lượng công trình, hạn chế, ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực. Vai trò quản lý nhà nước càng thể hiện rõ nét hơn trong vấn đề đấu thầu để lựa chọn nhà thầu. Hiệu quả qua đấu thầu trước tiên là ở chỗ thông qua các cuộc đấu thầu chúng ta lựa chọn được nhà thầu đủ kinh nghiệm và năng lực để thực hiện công tác theo yêu cầu của bên mời thầu đảm bảo công trình đạt chất lượng tiến độ. Đảng và Nhà nước ta cần phải xây dựng một kế hoạch kinh tế phù hợp với thực tiễn hiện nay. Kèm theo chính sách về kinh tế đó là những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa nhằm loại bỏ những sai phạm còn tồn đọng trong công tác tổ chức đấu thầu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dau_thau_trong_dau_tu_x.pdf
Luận văn liên quan