Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Với mong muốn góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu về vấn đề nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Lựa chọn đề tài nghiên cứu về chủ đề “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, luận văn đã hoàn thành được những công việc chính sau đây: Phân tích cơ sở lý luận về đói nghèo và giảm nghèo. Luận văn đã làm r khái niệm đói nghèo, tiêu chí xác định đói nghèo, quan niệm về giảm nghèo, giảm nghèo bền vững. Quản lý nhà nước về giảm nghèo và nội dung của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Luận văn đã tập trung phân tích các điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương, khái quát sự thành công, kết quả của sự nghiệp xoá đói giảm nghèo của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015, đồng thời đánh giá những khó khăn tồn tại và nguyên nhân trong việc thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bình Dương trong những năm qua. Căn cứ vào bối cảnh thuận lợi, khó khăn trong công tác giảm nghèo bền vững, Luận văn đã đề ra một số quan điểm giảm nghèo và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bình Dương trong những năm tiếp theo.

pdf26 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ / / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM BÌNH LONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ / / Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Trọng Hách Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Thủy Phản biện 2: TS. Phạm Hùng Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng số 102, Nhà B – Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 10 – Đường 3/2 – Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh Thời gian: vào hồi 9 giờ 30 ngày 20 tháng 7 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 3 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giảm nghèo có vai trò quan trọng tạo tiền đề cơ sở cho sự phát triển xã hội; giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội hướng vào phát triển con người, nhất là nhóm người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Mặc dù trong những năm qua công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo đã bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ song vẫn còn nhiều hạn chế. Cũng như các địa phương khác trong cả nước, trong những năm qua, Bình Dương đã có những nỗ lực đáng kể trong công tác giảm nghèo, tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, thiếu điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém của nhà nước trong việc quản lý. Trước những yêu cầu bức thiết đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn để tìm ra được các giải pháp thiết thực nhằm thực hiện tốt công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Dương một cách hiệu quả, bền vững đang là một trong những yêu cầu bức xúc hiện nay ở địa phương. Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “ Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. 2. Tình hình nghiên cứu Trong bất kỳ một thời kỳ, giai đoạn nào của quá trình phát triển đất nước, giảm nghèo luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu và được nhiều cơ quan trong nước, các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau. 4 Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu phân tích vấn đề giảm nghèo ở các địa bàn, phạm vi và dưới nhiều giác độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về vấn đề Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương với cách tiếp cận đầy đủ dưới góc độ của khoa học hành chính công. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững, quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững làm cơ sở cho việc đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhằm chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực này trên địa bàn của tỉnh. - Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 5 - Về không gian Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Về thời gian Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương t năm 2011 đến 2015 - Về nội dung Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luật duy vật lịch s và duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo bền vững. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Luận văn s d ng các phương pháp nghiên cứu c thể như: thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về lý luận - Luận văn góp phần hệ thống hóa r hơn cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. - Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương, qua đó chỉ ra được những hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực này trên địa bàn của tỉnh. 6.2. Về mặt thực tiễn 6 Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể s d ng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, học tập ở các cơ sở đào tạo và cho các nhà hoạch định chính sách, hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần m c l c, lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 7 CHƢƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1. Một số vấn đề về giảm nghèo bền vững 1.1.1. Nh ng hái niệm cơ n 1.1.1.1. Quan niệm chung về nghèo đói Tại Hội nghị bàn về xóa đói giảm nghèo ở khu vực châu Á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Thái Lan vào tháng 9/1993, các quốc gia đã thống nhất cho rằng: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội th a nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong t c tập quán của t ng địa phương” [3]. Ở Việt Nam, khái niệm nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư có điều kiện thỏa mãn một phần nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. 1.1.1.2. Chuẩn nghèo và tiêu chí xác định chuẩn nghèo a) Chuẩn nghèo và tiêu chí xác định chuẩn nghèo trên thế giới. b) Chuẩn nghèo và tiêu chí xác định chuẩn nghèo ở Việt Nam 1.1.2. Ngu ên nh n c ngh o đ i Trong thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, nhưng đi sâu tìm hiểu và phân tích có thể dẫn ra một số nguyên nhân c thể như sau: Một là, nghèo do trình độ học vấn thấp, thiếu tri thức hoặc kỹ năng nghề nghiệp. Hai là, nghèo do thiếu các yếu tố đầu vào để sản xuất. 8 Ba là, nghèo do do ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác. Bốn là, nghèo do lười lao động hoặc mắc các tệ nạn xã hội. Năm là, nghèo do sống ở vùng sâu, vùng sa, vùng xa xôi hẻo lánh. Sáu là, các nguyên nhân về nhân khẩu học. Bảy là, nghèo do không có khả năng lao động. Tám là, nghèo do thiếu sự hỗ trợ của nhà nước. 1.1.3. hái niệm gi m ngh o gi m ngh o ền v ng 1.1.3.1. Giảm nghèo Giảm nghèo là tổng thể các biện pháp, chính sách của nhà nước và xã hội hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập thấp, không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo t ng địa phương, khu vực, quốc gia [19]. 1.1.3.2. Giảm nghèo bền vững Giảm nghèo bền vững là tổng thể các biện pháp, chính sách của nhà nước và xã hội hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói nhằm cải thiện và t ng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. 1.1.4. u n lý nh nư c về gi m ngh o ền v ng 1.1.4.1. Quan niệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 9 Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững là sự tác động của nhà nước bằng cơ chế, chính sách của tổ chức bộ máy nhằm quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện giảm nghèo, t ng bước nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, ổn định và phát triển đất nước, hạn chế tối đa nguy cơ tái nghèo. 1.1.4.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững Thứ nhất, đây là hoạt động v a mang tính chấp hành, v a mang tính điều hành. Thứ hai, hoạt động Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững cần có tính chủ động và sáng tạo. Thứ ba, Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững có m c tiêu chiến lược, có chương trình và có kế hoạch để thực hiện m c tiêu. Thứ tư, không có sự cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa chủ thể quản lý và chủ thể của quản lý (chủ thể chịu sự quản lý). Thứ năm, Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững phải có tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao. Thứ sáu, tính không v lợi: Quản lý nhà nước nhất là đối với lĩnh vực giảm nghèo bền vững cần phải coi việc ph c v lợi ích công làm động cơ và m c đích của hoạt động. 1.1.4.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện xóa đói giảm nghèo 1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững 1.2.1. Đ nh hư ng để gi m ngh o ền v ng 1.2.2. trợ nh m gi m ngh o ền v ng 10 1.2.3. n thiệp v o các hoạt đ ng phát triển inh t – h i để gi m ngh o ền v ng theo chương tr nh mục tiêu đ được ác đ nh 1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững 1.3.1. oạch đ nh chi n lược chương tr nh mục tiêu chính sách về gi m ngh o ền v ng Công tác giảm nghèo được nhà nước hoạch định bằng các chiến lược, chính sách và thời gian thực hiện chương trình theo t ng giai đoạn: 5 năm, 10 năm, 20 năm... hoặc phân kỳ cho t ng giai đoạn 5 năm và phải dựa trên điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. M c tiêu của Chương trình m c tiêu quốc gia Giảm nghèo phải r ràng, lượng hóa được và nằm trong các chiến lược chung của quốc gia theo t ng thời kỳ c thể. 1.3.2. n h nh v n n qu phạm pháp luật về gi m ngh o ền v ng Trên cơ sở, quán triệt các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chính quyền cấp tỉnh thể chế hóa các văn bản trên cơ sở đặc thù của địa phương và ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành như Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các Quyết định, Chỉ thị của UBND tỉnh. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Cấp ủy và chính quyền các cấp t huyện đến xã ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành, xây dựng các kế hoạch c thể và tổ chức thực hiện các dự án thuộc CTMTQG về giảm nghèo. Bên cạnh đó lồng ghép giữa CTMTQG về giảm nghèo với các chương trình kinh tế- xã hội khác phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. 1.3.3. chức má v ố trí ngu n nh n lực trong qu n lý nh nư c về gi m ngh o ền v ng - Tổ chức bộ máy 11 Cơ cấu điều hành CTMTQG về giảm nghèo bao gồm cấp trung ương và địa phương như sau: + Trung ương: + Địa phương: Tỉnh, huyện xã. Tương ứng với cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo các cấp là trách nhiệm quản lý nhà nước của các ngành. 1.3.4. u đ ng các ngu n lực t i chính phục vụ gi m ngh o ền v ng Nhà nước thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; tăng cường huy động vốn t ngân sách địa phương và các nguồn huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng th hưởng. 1.3.5. h nh tr iểm tr gi i qu t hi u nại tố cáo v lý vi phạm trong qu n lý nh nư c về gi m ngh o ền v ng Tổ chức thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo việc thực hiện công tác giảm nghèo ở các địa phương thực hiện theo đúng các m c tiêu đề ra với tiến độ, thời gian và nguồn lực dự kiến. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và x lý vi phạm về giảm nghèo có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo công tác giảm nghèo được thực hiện nghiêm, qua đó các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời phát hiện và x lý những vi phạm trong quá trình thực hiện chính sách. 1.4. Những ếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững 1.4.1. hính tr Ủy ban Dân tộc 12 1.4.2. inh t 1.4.3. Pháp luật 1.4.4. V n h phong tục tập quán 1.4.5. i nhập quốc t 1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững một số địa phƣơng và bài học inh nghiệm c th vận dụng cho Bình Dƣơng 1.5.1. inh nghiệm m t số đ phương 1.5.1.1. Hải Phòng 1.5.1.2. Th a thiên Huế 1.5.1.3. Bạc Liêu 1.5.2. i h c inh nghiệm cho nh ương Ti u kết chƣơng 1 Trong chương 1, T những luận điểm khoa học liên quan đến vấn đề xóa đói giảm nghèo, quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, cũng như kinh nghiệm giảm nghèo của các địa phương đã cho tác giả những gợi ý cả về lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc đánh giá hiện trạng đói nghèo, quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại tỉnh Bình Dương; đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. 13 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG 2.1. Khái quát chung về tỉnh Bình Dƣơng 2.1.1. Điều iện inh t – h i - Đặc điểm tự nhiên Bình Dương được chia tách, tái lập t tỉnh Sông Bé ngày 01/01/1997, là một tỉnh thuộc Đông Nam Bộ, Bình Dương nằm hoàn toàn trong nội địa, không giáp biển và cũng không có đường biên giới giáp với các nước láng giềng. Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ). Cơ cấu hành chính của tỉnh gồm 09 đơn vị hành chính cấp huyện và 91 đơn vị hành chính cấp xã . - Điều kiện kinh tế-xã hội Dân số của tỉnh Bình Dương là 1.802.500 người, mật độ dân số khoảng 669người/km2 (Tổng c c Thống kê – tháng 10/2014), dân số phân bố không đồng đều giữa các vùng, trong đó dân số nông thôn chiếm đa số 64,1%, dân số thành thị chỉ chiếm 35,9%. Trên địa bàn Bình Dương có khoảng 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khơ Me Đến cuối năm 2015 thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đã đạt 73,1 triệu đồng; GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh công nghiệp và dịch v đóng vai trò chủ đạo theo tỷ lệ công nghiệp 60% - dịch v 37,3% - nông nghiệp 2,7%. Văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân 14 không ng ng được cải thiện. Bình Dương có 11 di tích lịch s , văn hóa được công nhận cấp quốc gia, 39 di tích lịch s , văn hóa cấp tỉnh. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội nêu trên có tác động không nhỏ đến việc phân bố dân cư và trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng và ảnh hưởng đến tiến trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 2.1.2. hực trạng ngh o đ i trên đ n t nh 2.1.2.1. Vài nét về thực trạng nghèo đói Do mới được tái lập t 01/01/1997, nên công tác giảm nghèo của Tỉnh được bắt đầu một cách có hệ thống có chậm hơn một số tỉnh trong vùng Miền Đông Nam Bộ. Sau hơn 19 năm thực hiện, chương trình m c tiêu quốc gia về giảm nghèo ở tỉnh Bình Dương có thể chia làm 08 giai đoạn. Năm 2011 số hộ nghèo toàn tỉnh là 10.882 hộ, chiếm tỷ lệ 4,34%; đến năm 2015 số hộ nghèo toàn tỉnh là 1.833 hộ, chiếm tỷ lệ 0,64%, bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,74%, tỷ lệ hộ nghèo giảm trong giai đoạn 2011-2015 là 3,7%. Nếu xét nghèo đói theo địa bàn bàn thì huyện có tỷ lệ nghèo nhiều nhất là thị xã Thuận An 371 hộ, chiếm tỷ lệ 1,07; huyện có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là huyện Bắc Tân Uyên 09 hộ, chiếm tỷ lệ 0,07. Tuy nhiên số hộ nghèo tiềm ẩn có nguy cơ tái nghèo là rất cao. Kết quả điều tra hộ nghèo đầu giai đoạn 2016 - 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều, toàn tỉnh có 3.889 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,32% trên tổng số hộ dân. Qua 05 năm thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011 - 15 2015 tỉnh Bình Dương đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đẩy nhanh tỷ lệ giảm nghèo, vượt m c tiêu mà Chương trình đề ra, t ng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Kết quả trên thể hiện định hướng chương trình giảm nghèo là đúng đắn, phù hợp, sự nỗ lực cố gắng của các ngành các cấp trong công tác giảm nghèo là rất lớn, sự chung tay góp sức, đồng tình hỗ trợ của toàn dân đã góp phần làm chuyển biến trong nhận thức, tạo động lực tự vươn lên thoát nghèo của chính người nghèo. 2.1.2.2. Các nhân tố tác động đến tình trạng nghèo đói trên địa bàn tỉnh Bình Dương - Những nhân tố khách quan: - Nhân tố thuộc về cơ chế chính sách của nhà nước: - Những nhân tố trực tiếp t các hộ gia đình: + Tâm lý ỷ lại: + Thiếu vốn sản xuất: + Thiếu đất canh tác: + Thu nhập thấp và không ổn định: 2.2. Ph n tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng 2.2.1. n h nh v t chức thực hiện các v n n qu phạm pháp luật về gi m ngh o ền v ng trên đ n t nh UBND tỉnh, Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh đã ban hành nhiều văn bản về giảm nghèo bền vững.Trong giai đoạn 2011-2015, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh đã ban hành trên 70 văn bản nhằm chỉ đạo, điều hành công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn đã ban hành hơn 750 quyết định, kế hoạch.về giảm nghèo bển vững; đồng 16 thời, quán triệt các nghị quyết, chương trình về giảm nghèo tới cán bộ, đảng viên và nhân dân; có các nghị quyết chuyên đề, xây dựng kế hoạch giảm nghèo, tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện các chính sách, giảm nghèo của địa phương, khơi dậy ý chí vươn lên của người nghèo, sự tham gia của cộng đồng, tạo điều kiện để người nghèo thoát nghèo. 2.2.2. chức má v ố trí ngu n nh n lực qu n lý nh nư c về gi m ngh o ền v ng trên đ n t nh 2.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Ban chỉ đạo Chương trình m c tiêu quốc gia giảm nghèo tỉnh Bình Dương được thành lập ở 3 cấp; cơ cấu, thành phần trong Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo ở tỉnh bao gồm các Sở, ban nghành, các tổ chức đoàn thể; cơ cấu ở huyện và xã cũng theo mô hình tương tự. - Cấp tỉnh: - Cấp huyện: - Cấp xã: 2.2.2.2. Phương thức hoạt động và trách nhiệm của Ban Chỉ đạo CTMTQGGN các cấp 2.2.2.3. Công tác phối hợp hoạt động 2.2.3. Bố trí nguồn inh phí cho hoạt động giảm nghèo bền vững Tổng nguồn lực bố trí cho thực hiện Chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh là 1.204.356 triệu đồng, trong đó, Ngân sách Trung ương hơn 69.000 triệu đồng, chiếm 5,73%; vốn ngân sách địa phương 60.000 triệu đồng, chiếm 4,98%; vốn t các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo chung 768.998 triệu đồng, 17 chiếm 63,85%; còn lại 306.358 triệu đồng, chiếm 25,44% là vốn huy động t các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể, cộng đồng và vốn t các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác, như vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn phi chính phủ NGO... [30]. 2.2.4. Hoạt động thanh tra, i m tra, giải qu ết hiếu nại, tố cáo và lý vi phạm trong quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Trong giai đoạn 2011-2015, Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh tiến hành 15 cuộc thanh tra, kiểm tra công tác giảm nghèo, Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, xã đã tiến hành trên 250 cuộc kiểm tra, đánh giá công tác giảm nghèo trên địa bàn và cũng trong thời gian qua các cấp chính quyền t Tỉnh đến cơ sở chưa tiếp nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo cũng như phát hiện hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức liên quan đến công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Có thể nói rằng, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và x lý vi phạm trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững được xem là một khâu cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác giảm nghèo bền vững. 2.2.5. Kết quả thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo a) Chính sách tín d ng cho hộ nghèo b) Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo c) Chính sách hỗ trợ về y tế d) Chính sách hỗ trợ giáo d c 18 đ) Dự án dạy nghề, giới thiệu việc làm e) Hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo g) Công tác vận động Quỹ vì người nghèo h) Đào tạo cán bộ 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. t qu v ngu ên nh n - Tỉnh Bình Dương luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho công tác giảm nghèo; thể hiện qua hệ thống các văn bản chỉ đạo và các chính sách ban hành hướng tới người nghèo. - Hệ thống chính sách, cơ chế, dự án về giảm nghèo bước đầu được hoàn thiện và đi vào cuộc sống. - Nhiều mô hình hộ gia đình, ấp, khu phố, xã, huyện giảm nghèo có hiệu quả được Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh nhân rộng. - Chính quyền địa phương đã chú trọng đến việc phát triển kinh tế song song với đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. - Chính quyền địa phương đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, đây chính là bài học sâu sắc nhất qua nhiều năm tỉnh triển khai công tác giảm nghèo. - Công tác thanh tra, kiểm tra chính sách giảm nghèo ngày càng được nâng cao. - Điều kiện sống của người thuộc hộ nghèo đã được cải thiện r rệt, một số nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng. 2.3.2. ạn ch v ngu ên nh n - Công tác chỉ đạo điều hành chương trình giảm nghèo mang tính chất liên ngành dẫn đến việc phối hợp, thống nhất cơ chế quản lý thực hiện gặp khó khăn 19 - Nguồn lực thực hiện hoạt động giảm nghèo bền vững chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay, còn phân tán, dàn trải, chưa ưu tiên để giải quyết những vấn đề bức xúc nhất, địa bàn trọng điểm nhất. - Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức. - Ban chỉ đạo CTMTQG giảm nghèo các cấp, nhất là ở cấp xã thiếu tính ổn định. - Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo tại một số địa phương vẫn còn tình trạng chạy theo thành tích, chưa làm tốt công tác điều tra, rà soát và bình xét hộ nghèo. - Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chương trình có lúc còn hình thức, chưa được tiến hành thường xuyên, chất lượng chưa cao. - Hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo t tỉnh đến cơ sở hiệu quả chưa cao. - Một bộ phận khá lớn các hộ nghèo vẫn thiếu quyết tâm và tự chủ vươn lên, có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng còn phổ biến. Ti u ết chƣơng 2 Trong chương 2 luận văn đã khái quát được những đặc điểm tự nhiên, dân số và tình hình kinh tế-xã hội cũng như đặc điểm đói nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đồng thời tác giả cũng đã thống kê khá đầy đủ những kết quả c thể trong công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn v a qua. Số liệu được thu thập khá chi tiết, kết hợp với việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Qua đó tác giả cũng chỉ ra những ưu điểm và những tồn tại 20 hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. 21 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NH M HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng 3.1.1. Mục tiêu - M c tiêu chung: - M c tiêu c thể: 3.1.2. Phƣơng hƣớng 3.1.2.1. G n hoạt động giảm nghèo bền vững với hoạt động phát tri n inh tế – hội trên địa bàn Tỉnh Bình Dương xác định tăng trưởng kinh tế cao, bền vững là điều kiện chủ yếu và là nhân tố quan trọng nhất để rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa khu vực thành thị và nông thôn. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nhằm tạo thêm việc làm, nâng cao sức khỏe cộng đồng, giảm nghèo, ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả các tệ nạn xã hội. Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra thêm nhiều nguồn lực để giảm nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận được các cơ hội cải thiện cuộc sống, nỗ lực vươn lên tự thoát nghèo. 3.1.2.2. Phối hợp với các hoạt động ph biến, giáo dục pháp luật đ n ng cao ý thức, tinh thần vƣợt h cho các đối tƣợng đƣợc thụ hƣ ng chính sách và trách nhiệm chung của cộng đồng Các ngành, các cấp, nhất là cấp ủy và chính quyền cơ sở cần tăng cường công tác tuyên truyền vận động, giáo d c về ý nghĩa 22 m c đích nội dung hoạt động giảm nghèo. Cần đổi mới công tác tuyên truyền, vận động mới đạt hiệu quả thiết thực. Cần kết hợp giữa tuyên truyền bởi phương tiện thông tin với tuyên truyền trực tiếp thông qua nghị quyết cấp ủy cơ sở và chi, tổ hội cơ sở. Cần đầu tư nhiều hơn việc ứng d ng thông tin trong quản lý chương trình giảm nghèo, cần có quy trình công khai việc xét các đối tượng hộ nghèo, người nghèo... kết hợp với việc kiểm tra, giám sát có hiệu quả của cơ quan QLNN ở t ng địa phương. 3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng 3.2.1. o n thiện chính sách pháp luật về gi m ngh o ền v ng Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách; nghiên cứu ban hành các văn bản pháp luật về an sinh xã hội cộng đồng, nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện đồng bộ, nghiêm túc, hiệu quả các quy định, chính sách, chế độ an sinh xã hội cho người nghèo. Phối hợp đồng bộ chính sách giảm nghèo với các chính sách kinh tế - xã hội khác, thực hiện các chương trình hỗ trợ tích cực, các chương trình m c tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững..., tăng cường khả năng tiếp cận các dịch v xã hội cơ bản cho các đối tượng nghèo. 3.2.2. iện to n má v ố trí ngu n nh n lực c ch t lượng cho hoạt đ ng gi m ngh o ền v ng Cần tiếp t c cải cách hành chính, tăng cường năng lực của bộ máy hành chính địa phương. Cần tổ chức bộ máy giảm nghèo chuyên trách. Theo đó, cần thiết lập hệ thống tổ chức chịu trách nhiệm về công tác giảm nghèo c thể là: hình thành ban chỉ đạo 23 giảm nghèo các cấp, chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, giám sát và xét duyệt các công tác trong lĩnh vực giảm nghèo. 3.2.3. u đ ng các ngu n lực cho gi m ngh o ền v ng trên đ n Thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực để thực hiện giảm nghèo bền vững, chủ động và tích cực tranh thủ nguồn kinh phí của Trung ương, địa phương cần đặc biệt ưu tiên bố trí ngân sách để đảm bảo thực hiện m c tiêu giảm nghèo bền vững theo chương trình, kế hoạch đã đề ra. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng các cấp t tỉnh, huyện và các xã, thị trấn, tiếp t c triển khai thực hiện tốt hơn nữa việc huy động “Quỹ vì người nghèo”; khuyến khích các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhận hỗ trợ, giúp đỡ huyện, xã nghèo tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ liên kết phát triển sản xuất, chuyển giao kỹ thuật và mô hình sản xuất; đào tạo nghề miễn phí và nhận lao động nghèo vào làm việc để tăng thu nhập cho hộ nghèo, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững. 3.2.4. Đẩ mạnh việc thực hiện các chính sách h trợ cho người ngh o Nhà nước cần đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người nghèo, trong đó tập trung vào một số nhóm chính sách như: Chính sách tín d ng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Chính sách giáo d c – đào tạo, dạy nghề và giới thiệu việc làm, Chính sách hỗ trợ y tế, Chính sách hỗ trợ nhà ở, điện, nước sinh hoạt, Chính sách hỗ trợ pháp lý cho hộ nghèo, Chính sách bảo trợ xã hội. 24 3.2.5. ng cường công tác phối t hợp gi các c p các ng nh đ phương trong thực hiện gi m ngh o trên đ n t nh Các cấp, các ngành t tỉnh đến huyện, xã cần đẩy mạnh, tăng cường công tác phối, kết hợp trong thực hiện giảm nghèo trên địa bàn. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động, hỗ trợ thông qua các phong trào nhằm giảm nghèo bền vững. 3.2.6. i p tục triển h i thực hiện v nh n r ng m t số mô h nh h dự án đạt t qu c o về gi m ngh o ền v ng trên đ n t nh Xây dựng mô hình giảm nghèo để tìm ra mô hình s d ng đồng vốn có hiệu quả cho hộ nghèo. Nhân rộng mô hình có hiệu quả cho nhiều địa phương khác góp phần thực hiện công tác giảm nghèo; đồng thời, góp phần thực hiện các tiêu chí giảm nghèo, việc làm và dạy nghề gắn với chương trình xây dựng xã nông thôn mới. 3.2.7. hực hiện thường u ên công tác iểm tr th nh tr gi i qu t hi u nại tố cáo lý các vi phạm trong hoạt đ ng gi m ngh o trên đ n Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, x lý các vi phạm trong hoạt động giảm nghèo trên địa bàn thông qua các hình thức đối thoại hộ nghèo, tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra.; ban chỉ đạo giảm nghèo cùng với chính quyền địa phương cần kịp thời phát hiện sai sót và có phương pháp điều chỉnh những bất hợp lý về cơ chế, chính sách, có chế tài x lý nghiêm túc dành cho cán bộ không hoàn 25 thành nhiệm v , đặc biệt là đối với cán bộ có dấu hiệu vi phạm như tham nhũng, làm trái, gây thất thoát kinh phí nhà nước, nhũng nhiễu, tham ô. Ti u ết chƣơng 3 Chương 3 luận văn đã tập trung vào việc trình bày định hướng, m c tiêu giảm nghèo của tỉnh Bình Dương nhằm có hướng đi vững chắc, đồng thời xây dựng hệ thống các nhóm giải pháp phù hợp với những điều kiện khách quan và và chủ quan của tỉnh Bình Dương nhằm giúp cho công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Dương đạt được kết quả cao hơn, bền vững hơn đến năm 2020 và những năm tiếp theo. 26 KẾT LUẬN Với mong muốn góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu về vấn đề nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Lựa chọn đề tài nghiên cứu về chủ đề “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, luận văn đã hoàn thành được những công việc chính sau đây: Phân tích cơ sở lý luận về đói nghèo và giảm nghèo. Luận văn đã làm r khái niệm đói nghèo, tiêu chí xác định đói nghèo, quan niệm về giảm nghèo, giảm nghèo bền vững. Quản lý nhà nước về giảm nghèo và nội dung của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Luận văn đã tập trung phân tích các điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương, khái quát sự thành công, kết quả của sự nghiệp xoá đói giảm nghèo của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015, đồng thời đánh giá những khó khăn tồn tại và nguyên nhân trong việc thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bình Dương trong những năm qua. Căn cứ vào bối cảnh thuận lợi, khó khăn trong công tác giảm nghèo bền vững, Luận văn đã đề ra một số quan điểm giảm nghèo và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bình Dương trong những năm tiếp theo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giam_ngheo_ben_vung_tre.pdf
Luận văn liên quan