Thứ hai, kiện toàn và củng cố tổ chức bộ máy quản lý về thuốc
BVTV ở cấp tỉnh để phù hợp với tính chất quản lý của từng ngành,
đồng thời bổ sung bộ máy tổ chức của các cơ quan quản lý cấp
huyện, liên huyện và cán bộ chuyên trách cho cấp xã.
Thứ ba, củng cố nguồn cán bộ quản lý và thực thi pháp luật về
lĩnh vực VTNN nói chung và thuốc BVTV nói riêng hiện có và xác
đinh r ̣ õ nhiêm v ̣ u ̣ đươc giao so v ̣ ớ i biên chế đươc b ̣ ố trí để đảm bảo
có đủ lưc l ̣ ương c ̣ án bô, công ch ̣ ứ c thưc hi ̣ ên nhi ̣ êm v ̣ u; đ ̣ ồng thờ i
tăng cường công tác đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ về mọi
mặt cho cán bộ trong quá trình quản lý và thi pháp luật về buôn bán
thuốc BVTV.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng
như phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật để phù hợp với các yêu
cầu của giai đoạn hiện nay về môi trường, điều kiện buôn bán, sử
dụng thuốc BVTV cũng như các tăng cường các chế độ ưu đãi thích
đáng cho cán bộ quản lý và các chế độ đãi ngộ cho các nhà sản xuất,
kinh doanh VTNN.
Thứ năm, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng
ATTP nông sản, nhằm kịp thời phát hiện những thiếu sót để điều
chỉnh trong quá trình thực thi chính sách; tăng cường sự phối hợp
chặt chẽ trong quá trình quản lý giữa các cơ quan có liên quan, đồng
thời kiên quyết xử lý nghiêm các vi pham pháp luật về ch ̣ ất lương ̣
ATTP đối vớ i ngườ i quản lý và các nhà sản xuất, kinh doanh thưc̣
phẩm nông sản./.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------/------------
BỘ NỘI VỤ
------/-----
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN QUỐC DŨNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH
QUẢN LÝ CÔNG
ĐĂK LĂK - NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: Tiến Sĩ. Hoàng Sỹ Kim
Phản biện 1: ....................................................................
....................................................................
Phản biện 2: ....................................................................
....................................................................
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học
viên Hành chính
Địa điểm: Phòng, Nhà A - Hội trường bảo vệ
luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính
Số:..- Đường- Quận..- TP.
Thời gian: vào hồi.giờ..ngày..tháng..năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành
chính hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện
Hành chính
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất
độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để
bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh
vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính
gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác. Thuốc
BVTV là một trong những nhân tố quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp, góp phần làm ổn định và nâng cao năng suất cây trồng, đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia.
Đắk Lắk là một tỉnh có thế maṇh về sản xuất các măṭ hàng
nông sản có giá tri ̣ kinh tế cao, chiếm tỷ troṇg lớn của cả nước để
xuất khẩu và tiêu dùng như: Cà phê, Ca cao, haṭ điều, hồ tiêu và các
nông sản khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do chaỵ theo lơị
nhuâṇ cùng với nhâṇ thức yếu kém của người dân nên viêc̣ laṃ duṇg
thuốc BVTV trong sản xuất đã đến mức báo đôṇg, làm ô nhiêm̃ môi
trường sống, gây hoang mang trong quá triǹh tiêu dùng, đa ̃và đang
làm ảnh hưởng đến sức khỏe côṇg đồng, làm giảm uy tín về chất
lượng nông sản khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế...
Để kiện toàn, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động
kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhằm góp
phần nâng cao chất lượng nông sản trong sản xuất nông nghiệp, tác giả
tiến hành thực hiện đề tài: “Quản lý nhà nước về hoạt động kinh
doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” cho nội
dung Luận văn cao học quản lý công có ý nghĩa thiết thực về lý luận
và thực tiễn, nhằm hạn chế những tồn tại nêu trên, góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV, thúc đẩy phát triển sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2
2. Tiǹh hiǹh nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Ở nước ta, từ năm 2012 đến nay có nhiều nghiên cứu liên
quan đến vấn đề thuốc BVTV như: Luận văn nghiên cứu của Nguyễn
Thị Thu Hà (năm 2015) “Quản lý nhà nước về thuốc Bảo vệ thực vật
trên địa bàn thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang”; Luận văn
nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhật Linh (năm 2015) về “Quản lý nhà
nước hoạt động kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện
Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam”; Đề án nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Lan,
Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Thanh Phong (năm 2014) “Quản lý
nhà nước về sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật của hộ nông dân ở tỉnh
Thái Bình”; Luận văn thạc sỹ kinh tế của Trần Quang Trung (năm
2012) về “Nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước hoạt động kinh
doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”; Chuyên đề nghiên
cứu của Trung tâm nghiên cứu khoa học – Viện nghiên cứu lập pháp
(năm 2013) “Một số vấn đề về Bảo vệ, kiểm dich thực vật”. Với nội
dung các Luận văn, Đề án nghiên cứu trên chú trọng đến quản lý
thuốc BVTV nói chung và đã đề xuất những giải pháp, định hướng
hoạt động ở các năm tiếp theo, nhưng chỉ mang tińh nghiên cứu
chung, chưa có Đề tài nghiên cứu chuyên sâu quản lý nhà nước về
hoạt động kinh doanh thuốc BVTV cu ̣ thể ở tỉnh Đắk Lắk giai đoạn
2012 - 2016. Như vâỵ, đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về hoạt
động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là
hết sức cần thiết đối với giai đoạn hiện nay.
3. Muc̣ đích và nhiêṃ vu ̣của luận văn
- Muc̣ đích: Trên cơ sở hệ thống hóa kiến thức về quản lý của
nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thuốc BVTV, phân tích thực
trạng các hoạt động quản lý nhà nước về kinh doanh thuốc BVTV tại
tỉnh Đắk Lắk, tìm ra nguyên nhân những hạn chế của hoạt động quản
3
lý nhà nước về kinh doanh thuốc BVTV để đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiêụ quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh
thuốc BVTV ở tỉnh Đắk Lắk.
- Nhiêṃ vu:̣ Để đaṭ đươc̣ muc̣ đích nghiên cứu, luâṇ văn có
nhiêṃ vu ̣ là: Hệ thống hoá kiến thức về hoạt động quản lý kinh
doanh thuốc BVTV; Phân tićh thưc̣ traṇg hoạt động quản lý kinh
doanh thuốc BVTV tại điạ bàn tỉnh Đắk Lắk để tìm ra nguyên nhân
những hạn chế; Đưa ra giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế,
hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV ở
tỉnh Đắk Lắk.
4. Đối tươṇg và phaṃ vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tươṇg nghiên cứu: Đối tươṇg nghiên cứu của Luâṇ văn
là các hoaṭ đôṇg quản lý của Nhà nước về kinh doanh thuốc BVTV
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Phaṃ vi nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung phân tích, đánh
giá thực trạng quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh thuốc BVTV
tại địa bàn Đắk Lắk, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường quản
lý nhà nước.
Không gian nghiên cứu: được thực hiện tại địa bàn tỉnh Đắk
Lắk.
Thời gian nghiên cứu: là 05 năm. (Số liệu tập trung nghiên
cứu từ năm 2012 đến hết năm 2016).
5. Phương pháp luâṇ và phương pháp nghiên cứu của luận
văn
- Phương pháp luâṇ: Luâṇ văn nghiên cứu dựa trên cơ sở
phương pháp luâṇ của Chủ nghiã Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
4
và những quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong hoạt
động quản lý kinh doanh thuốc BVTV.
- Phương pháp nghiên cứu: Luâṇ văn sử duṇg môṭ số
phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa hoc̣ quản lý hành chính
nhà nước như sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp
thu thập số liệu trong quá trình nghiên cứu; Phương pháp tổng hợp,
xử lý số liệu, kết quả nghiên cứu; Phương pháp thống kê, phân tích
kết quả nghiên cứu; Phương pháp lập bảng, biểu; Phương pháp tham
khảo ý kiến chuyên gia.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Tổng quan được những nội dung cơ bản các hoạt động quản
lý nhà nước về kinh doanh thuốc BVTV ở cấp tỉnh. Phân tích, đánh
giá thực trạng các hoạt động quản lý nhà nước về kinh doanh thuốc
BVTV ở tỉnh Đắk Lắk 5 năm gần nhất (2012 - 2016). Đề xuất một số
giải pháp cơ bản nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về hoạt
động kinh doanh thuốc BVTV ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Về măṭ lý luâṇ: Kết quả nghiên cứu se ̃ bổ sung những
luâṇ cứ khoa hoc̣, những giải pháp mới, góp phần trong viêc̣ hoàn
thiêṇ cơ chế quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV trên điạ
bàn tin̉h Đắk Lắk.
7.2. Về măṭ thưc̣ tiêñ: Luận văn được dùng làm tài liệu tham
khảo cho Cục Bảo vệ thực vật, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk; Sở
NN&PTNT, Chi cục Trồng trọt và BVTV, các trạm Trồng trọt và
BVTV cấp huyện và tương đương trên địa bàn tỉnh trong việc quản lý
các hoạt động kinh doanh thuốc BVTV. có thể làm cơ sở tham khảo
cho công tác quản lý của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
khác trong toàn quốc.
5
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luâṇ, phu ̣ luc̣ và danh muc̣ tài
liêụ tham khảo, Đề tài đươc̣ kết cấu thành ba chương gồm:
- Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về kinh doanh
thuốc BVTV.
- Chương 2: Thưc̣ traṇg quản lý nhà nước về hoạt động kinh
doanh thuốc BVTV trên điạ bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản
lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV trên điạ bàn tỉnh
Đắk Lắk.
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
1.1. Khái niệm quản lý nhà nước, các khái niệm liên quan
và đặc điểm về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV
1.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh thuốc BVTV
1.1.1.1. Khái niệm thuốc Bảo vệ thực vật: Theo Luật Bảo vệ và
kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng11 năm 2013 đưa
ra khái niệm về thuốc bảo vệ thực vật: “Thuốc hóa học bảo vệ thực
vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác
dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm
soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn
trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng
thuốc”.
1.1.1.2. Khái niệm hoạt động kinh doanh thuốc BVTV: là việc
thực hiện liên tục tất cả các hoạt động trong các công đoạn của quá
trình đầu tư, sản xuất đến cung ứng và tiêu thụ sản phẩm trên thị
6
trường mà ở đây là thuốc BVTV nhằm mục đích sinh lời cho người
hoạt động kinh doanh thuốc BVTV.
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh
thuốc BVTV
1.1.2.1. Khái niệm quản lý: là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống
hay một quá trình theo những quy luật, định luật hay những nguyên
tắc tương ứng nhằm để cho hệ thống hay quá trình đó vận động theo
ý muốn của người quản lý nhằm đạt được những mục đích đã định
trước.
1.1.2.2. Khái niệm quản lý nhà nước: là một dạng quản lý xã
hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật nhà
nước để điều chỉnh hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện,
nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định
và phát triển của xã hội
1.1.2.3. Khái niệm quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh
thuốc BVTV:
Quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV là
thực hiện vai trò giám sát của các cơ quan chức năng quản lý Nhà
nước. Quá trình quản lý Nhà nước là quá trình tạo điều kiện để cho
các cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, và
sử dụng thuốc BVTV và đồng thời xử lý các vấn đề trước, trong và
sau khi sử dụng thuốc BVTV.
1.1.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước về hoạt động kinh
doanh thuốc BVTV
Kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật là hoạt động kinh doanh
có điều kiện. Thuốc Bảo vệ thực vật là một mặt hàng kinh doanh đặc
thù không giống như các loại hàng hóa khác trên thị trường. Đây là
7
một mặt hàng yêu cầu các điều kiện kinh doanh khắt khe hơn rất
nhiều so với các loại hàng hóa thông thường khác trên thị trường.
Tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh các loại thuốc thành
phẩm có trong Danh mục thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật phải có
đủ các điều kiện sau: Có chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc
BVTV; Có cửa hàng bán thuốc và kho chứa thuốc đúng quy định; Có
trang thiết bị cần thiết bảo đảm an toàn cho người, vệ sinh môi
trường, phòng chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật.
1.1.4. Vai trò của quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh
thuốc BVTV
Thuốc BVTV là đầu vào rất cần cho sản xuất nông nghiệp
đặc biệt là trong trồng trọt nhưng nó lại là con dao hai lưỡi vì nếu sử
dụng đúng, hợp lý, tốt thì có tác dụng khống chế được dịch bệnh,
tăng được năng suất và chất lượng; còn nếu không đúng mức thì nó
phản lại tác dụng cho người sử dụng thuốc; thứ hai là các tàn dư của
hóa chất nằm trong sản phẩm gây độc hại, không an toàn về mặt sức
khỏe, thứ ba là làm ô nhiễm môi trường, suy giảm các loài sinh thái,
nhiễm độc...
1.2. Nội dung quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh
thuốc BVTV
1.2.1. Xây dựng quy hoạch, chính sách và ban hành văn bản
quy phạm pháp luật
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý hoạt động
kinh doanh thuốc BVTV là hệ thống các văn bản có chứa quy phạm
pháp luật được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự,
thủ tục theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Trong đó, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt
8
buộc chung, được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân
tham gia thị trường thuốc BVTV do các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Đối tượng
chịu sự tác động trực tiếp của các văn bản quy phạm pháp luật là các
cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán và người sử dụng thuốc BVTV
có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm áp dụng sau khi văn bản được ban
hành.
1.2.2. Hệ thống tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh thuốc
BVTV
Hoạt động quản lý kinh doanh thuốc BVTV đuợc kiểm soát
chặt chẽ bởi hệ thống bộ máy quản lý nhà nuớc của từng quốc gia,
mỗi quốc gia đều có xu huớng ban hành các quy chế và thiết lập cơ
chế quản lý riêng, tuy nhiên đều huớng tới mục đích quản lý hiệu quả
hoạt động kinh doanh thuốc BVTV. Bộ máy quản lý nhà nước được
tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất tạo
thành một chỉnh thể đồng bộ nhằm thực hiện các nhiệm vụ và chức
năng của Nhà nước.
Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thuốc BVTV: Cơ cấu,
hệ thống tổ chức bộ máy của các cơ quan liên quan từ Trung ương
đến cấp tỉnh, huyện, xã. Việc quản lý hoạt động kinh doanh thuốc
BVTV chủ yếu thông qua ngành dọc là Cục BVTV trực thuộc Bộ
Nông nghiệp và PTNT và Chi cục BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và
BVTV các tỉnh, Trạm BVTV hoặc trạm Trồng trọt và BVTV tại các
huyện. Ngoài ra còn có sự tham gia của các cấp, các ngành: Chính
quyền địa phương, môi trường, y tế, công an, quản lý thị trường, ...
1.2.3. Tổ chức thực thi pháp luật QLNN về hoạt động kinh
doanh thuốc BVTV
9
Tổ chức hoạt động thực thi pháp luật của các đối tượng tham
gia kinh doanh thuốc BVTV là quá trình đưa văn bản quy phạm pháp
luật vào hoạt động trong thực tiễn, biến các văn bản quy phạm pháp
luật trên giấy thành những kết quả trong thực tế thông qua những
hoạt động tổ chức chặt chẽ nhằm thực hiện mục tiêu quản lý nhà
nước.
1.2.4. Công tác đào tạo, tập huấn và tuyên truyền giáo dục
Công tác thông tin tuyên truyền phổ biến các văn bản quy
phạm pháp luật là một là loại hình đặc biệt “một mắt xích quan trọng,
trực tiếp nối liền Nhà nước với nhân dân” góp phần vận động nhân
dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước,
chấp hành nghiêm quy định của pháp luật.
Hình thức thông tin tuyên truyền được thực hiện qua một số
kênh như Cổng thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, địa phương và các phương tiện thông tin đại
chúng; Các tài liệu chuyên đề, tạp chí, tờ rơi; Tổ chức triển lãm, hội
thảo, tập huấn; Tổ chức các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm và một số
hình thức khác phù hợp với tình hình từng địa phương như các cuộc
họp dân, các gương điển hình...
1.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm pháp
luật về thuốc BVTV
Kiểm tra, đánh giá điều kiện đối với các tổ chức, cá nhân
trong hoạt động kinh doanh thuốc BVTV là hoạt động thường xuyên
của các cơ quan quản lý chuyên ngành, nhằm mục đích chấn chỉnh
kịp thời những sai sót của các tổ chức cá nhân trong quá trình thực
hiện quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh sản thuốc
BVTV để có những giúp đỡ, hướng dẫn và xử lý theo quy định. Hoạt
động thanh tra kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm pháp
10
luật nhằm kiểm soát việc thực thi pháp luật của các tác nhân tham gia
kinh doanh thuốc BVTV nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh
thuốc BVTV lành mạnh, bình đẳng và tôn trọng pháp luật.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về hoạt
động kinh doanh thuốc BVTV
1.3.1. Hệ thống văn bản pháp luật
Hệ thống các văn bản pháp luật: Có tính chất định hướng
đối với hoạt động kinh doanh thuốc BVTV, vì thế khi mà hệ thống
pháp luật đồng bộ, đầy đủ và có tính áp dụng thực tiễn cao sẽ là
điểm mấu chốt nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
Chính sách của nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật là các
văn bản mang tính pháp quy thể hiện quan điểm, tư tưởng của nhà
nước về vấn đề thuốc bảo vệ thực vật và thông qua đó để điều
hành, quản lý các vấn đề liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật.
1.3.2. Số lượng, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ
quản lý
Nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, kiểm tra ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả quản lý. Hiệu quả của công tác quản lý sẽ được
nâng cao nếu có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng trong bộ máy
quản lý. Đối với hoạt động kinh doanh thuốc BVTV, địa bàn mà một
cán bộ phải quản lý càng hẹp thì công tác quản lý sẽ càng chặt chẽ và
có hiệu quả hay nói cách khác số lượng cán bộ quản lý càng nhiều
hiệu quả quản lý càng cao.
Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý có ảnh hưởng trực tiếp
đến việc quản lý bởi họ là chủ thể của hoạt động này. Họ cũng là
người sẽ trực tiếp hướng dẫn, giám sát quá trình thực hiện các quy
định, chính sách của Nhà nước dưới cơ sở, trực tiếp lắng nghe, tiếp
thu ý kiến từ khách thể quản lý.
11
1.3.3. Công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý
vi phạm pháp luật giữa các cơ quan quản lý nhà nước
Sự phối kết hợp, điều hành chặt chẽ giữa các cấp, các ngành
tạo điều kiện cho việc truyền tải và tiếp nhận thông tin giữa các cơ
quan quản lý. Chính quyền địa phương là cơ quan gần gũi và tiếp xúc
thường xuyên, trực tiếp với người kinh doanh cũng như người sử
dụng thuốc BVTV, giám sát người buôn bán, sử dụng trong quá trình
thực hiện quy định của Nhà nước về thuốc BVTV.
1.3.4. Kinh phí, nguồn lực dành cho công tác quản lý
Kinh phí cho công tác quản lý nhằm phục vụ việc mua sắm
trang thiết bị, phương tiện, phụ cấp, trợ cấp phục vụ cho công tác
quản lý. Điều này sẽ giúp các cán bộ quản lý nâng cao hiệu quả trong
quá trình làm việc. Kinh phí dùng để tuyên truyền, phổ biến văn bản
pháp luật, mua sắm trang thiết bị kiểm tra chuyên dùng để kiểm tra
chất lượng, dư lượng thuốc BVTV...
1.3.5. Nhận thức và ứng xử của người kinh doanh thuốc
BVTV
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật làm sao cho hiệu quả của
người nông dân phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, nhận thức của người
kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Người dân hiện nay khi thấy sâu
bệnh hại cây trồng thì thường ra các cửa hàng, đại lý thuốc bảo vệ
thực vật nói triệu chứng bệnh và người bán giới thiệu và bán cho các
loại thuốc về phun chứ người dân cũng không phân biệt được đâu là
thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc ngoài danh mục.
1.3.6. Nhận thức và ứng xử của người kinh doanh thuốc
BVTV
Trong quy mô sản xuất cá thể, người nông dân hoàn toàn tự
do quyết định mua, lựa chọn và sử dụng thuốc BVTV theo ý muốn
12
chủ quan. Khi trình độ dân trí, nhận thức của người dân cao họ sẽ có
ý thức trong việc thực thi các quy định của pháp luật trong quá trình
sử dụng thuốc BVTV. Từ đó, những vi phạm trong việc kinh doanh,
buôn bán, sử dụng thuốc BVTV giảm đi, việc quản lý của các cơ
quan chức năng cũng dễ dàng, thuận tiện và đạt hiệu quả hơn.
1.4. Một số kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động
kinh doanh thuốc BVTV tại các địa phương
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý của thành phố Hà Nội
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý của tỉnh Lâm Đồng
1.4.3. Kinh nghiệm quản lý của tỉnh Bình Thuận
1.4.4. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn
Tiểu tiết chương 1.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Vị trí địa lý và hành chính
Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây nguyên. Diện
tích tự nhiên là: 13.125,37 km2. Có 15 đơn vị hành chính gồm:
Thành phố Buôn Ma Thuột, Thị xã Buôn Hồ và 13 huyện.Toạ độ địa
lý: Từ 12010’00’’ đến 13024’59’’ Vĩ độ Bắc và từ 107020’03’’ đến
108059’43’’ Kinh độ Đông; phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp
tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên,
Khánh Hoà; phía Tây giáp Vương quốc Cam Pu Chia.
2.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1. Khí hậu: Đăk Lăk có khí hậu nhiệt đới giá mùa, manh
tính chất của khí hậu Cao nguyên mát dịu; thời tiết chia làm 2 mùa
khá rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió mùa Tây-
13
Nam, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông-
Bắc. Nhiệt độ trung bình 23,70C, biên độ nhiệt có lúc đạt 200C; lượng
mưa trung bình đạt từ 1.600 -1.800 mm.
2.1.2.2. Tài nguyên nước: Có 3 lưu vực chính, đó là sông
Srêpôk, sông Pa và sông EaHleo; hồ đập có 642 hồ tự nhiên và nhân
tạo, dung tích các hồ chứa 650 triệu m3 nước; có mực nước ngầm
khá sâu, bình quân từ 10 – 15m
2.1.2.3. Tài nguyên đất: Có 8 nhóm đất chính với 21 đơn vị
phân loại đất. Trong đó, nhóm đất đỏ vàng là chủ yếu, có diện tích
944,9 nghìn ha.
2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Tình hình kinh tế: Tốc đô ̣tăng trưởng GDP bình quân
8,0%/năm; thu nhập bình quân đầu người đaṭ 34,9 triêụ đồng.
2.1.3.2. Tình hình xã hội và nông thôn: Dân số của tỉnh là
1.827.786 người, mật độ trung bình 139,26 người/Km2, có 47 dân tộc
cùng sinh sống, dân tộc Kinh chiếm khoảng 70%; toàn tỉnh có 1.061
nghìn lao động; trong đó, lao động làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp là 728,9 nghìn người, còn lại là các ngành khác.
2.2. Khái quát về tình hình kinh doanh thuốc BVTV tỉnh
Đắk Lắk
2.2.1. Tình hình đăng ký và sử dụng thuốc BVTV ở tỉnh Đắk
Lắk
2.2.1.1. Tình hình đăng ký thuốc BVTV tại Việt Nam: số lượng
thuốc BVTV được đăng ký lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam tăng cả
về số lượng hoạt chất lẫn tên thương mại, tăng mạnh nhất là chủng
loại thuốc trừ bệnh, từ 471 hoạt chất với 1.101 tên thương mại tăng
lên 621 hoạt chất với 1.311 tên thương mại (Tỷ lệ 1,21%). Qua 5
14
năm, Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng và hạn chế sử dụng
đã tăng thêm là 318 hoạt chất với 514 tên thương mại.
2.2.1.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng ở tỉnh
Đắk Lắk: Với cơ cấu cây trồng như trên thì nhu cầu sử dụng thuốc
BVTV hàng năm ở Đắk Lắk là khá cao. Nông dân có xu hướng sử
dụng thuốc BVTV ngày càng tăng, điều đáng nói hơn là lượng thuốc
BVTV được sử dụng gấp 2-3 lần so với bình thường bởi theo quan
niệm của người dân khi phun thuốc với liều lượng cao, độc tính cao
(vượt mức khuyến cáo) sẽ giúp ngăn ngừa dịch hại, sâu bệnh chết
nhiều, nhanh hơn và sản phẩm thu hoạch cũng sẽ tăng cao.
2.2.2. Nguồn cung cấp thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk
2.2.2.1. Các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV
Các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV ở tỉnh Đắk Lắk được chia
thành 2 nhóm: i) Nhóm thứ nhất gồm 06 chi nhánh công ty phân phối
và kinh doanh thuốc BVTV có trụ sở đặt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
ii) Nhóm thứ hai gồm 26 công ty cung ứng sản phẩm thuốc BVTV
vào thị trường Đắk Lắk (không có trụ sở đặt trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk) thông qua đại lý bán buôn (đại lý cấp I, II) của tỉnh Đắk Lắk.
2.2.2.2. Các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV
Qua điều tra và tổng hợp các báo cáo của Chi cục TT&BVTV
Đắk Lắk cho thấy, nếu như trước đây thuốc BVTV chủ yếu do các
Nông trường, HTX cung ứng cho bà con nông dân thì hiện nay do
nhu cầu sử dụng thuốc BVTV tăng cao nên mặt hàng này đã dần
chuyển sang tư nhân hóa với hơn 629 cửa hàng bán lẻ.
2.2.3. Cấu trúc thị trường thuốc BVTV ở tỉnh Đắk Lắk
15
Thị truờng thuốc BVTV ở tỉnh Đắk Lắk có rất nhiều kênh
phân phối khác nhau để đưa sản phẩm thuốc BVTV từ nơi sản xuất
kinh doanh, buôn bán đến tay nguời sử dụng thuốc BVTV.
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh
thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Xây dựng quy hoạch và ban hành hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật
2.3.1.1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch về
quản lý hoạt động kinh doanh thuốc BVTV
Cơ quan quản lý chuyên ngành (Chi cục Trồng trọt và
BVTV Đắk Lắk). Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của cơ
quan quản lý cấp trên và tình hình thực tế tại địa phương, Chi cục
Trồng trọt và Bảo vệ thực vật lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra trình
Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk phê duyệt, đồng thời báo cáo
Cục BVTV, đây là một trong những chức năng, nhiệm vụ trọng tâm
và thường xuyên của Chi cục.
2.3.1.2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý thuốc BVTV
Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc ban hành và
hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công
tác quản lý nhà nuớc về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV. Tính
đến năm 2015, Việt Nam đã ban hành 120 văn bản quy phạm pháp
luật quản lý kinh doanh thuốc BVTV, trong số đó có 90 văn bản đang
còn hiệu lực và Luật BV&KDTV 2013 là văn bản có hiệu lực pháp lý
cao nhất.
2.3.2. Tổ chức bộ máy QLNN về hoạt động kinh doanh thuốc
BVTV
16
Tổ chức bộ máy QLNN về thuốc BVTV ở tỉnh Đắk Lắk là
tương đối phù hợp. Tuy nhiên ở cấp xã chưa có bộ phận chuyên trách
và ở cấp tỉnh chưa được trang bị phòng kiểm nghiệm, kiểm định chất
lượng sản phẩm, làm ảnh hướng lớn đến quá trình quản lý.
2.3.3. Thực trạng thực thi pháp luật QLNN về hoạt động
kinh doanh thuốc BVTV ở tỉnh Đắk Lắk
Hoạt động thực thi pháp luật QLNN về hoạt động kinh doanh
thuốc BVTV ở Đắk Lắk đã đi vào nề nếp tuy nhiên vẫn còn một bộ
phận các tác nhân tham gia vào hoạt động không chấp hành hoặc
không thực thi các pháp luật này. Cơ chế kiểm soát và đảm bảo hoạt
động thực thi cũng chưa được đảm bảo, gây khó khăn cho công tác
quản lý.
2.3.4. Thực trạng công tác đào tạo, tập huấn và tuyên truyền
pháp luật QLNN đối với hoạt động kinh doanh thuốc BVTV ở tỉnh
Đắk Lắk
Công tác đào tạo, tập huấn và tuyên truyền pháp luật đã được
tổ chức hàng năm tuy nhiên số lượng lớp đào tạo, tập huấn và đợt
tuyên truyền pháp luật còn ít do hạn chế về kinh phí cũng như khó
khăn về công tác tổ chức do địa bàn quản lý rộng, trình độ dân trí
chưa cao và thành phần các dân tộc khá phong phú.
2.3.5. Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm
trong lĩnh vực thuốc BVTV ở tỉnh Đắk Lắk
Về số lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra còn
thiếu cả về biên chế lẫn con người, chất lượng hoạt động thanh tra,
kiểm tra về thuốc BVTV chưa kiên quyết; mức xử phạt thấp chưa đủ
sức răn đe, sự phối hợp giữa các lực lượng thanh tra thiếu chặt chẽ,
năng lực cán bộ hạn chế, còn chủ quan, hiệu quả hoạt động thấp.
17
2.4. Kết quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh
thuốc BVTV tại Đắk Lắk
2.4.1. Kết quả đạt được về QLNN hoạt động kinh doanh
thuốc BVTV tại Đắk Lắk
2.4.1.1. Hệ thống văn bản pháp luật: Hê ̣thống các văn bản quy
phạm pháp luật đã dần được hoàn chỉnh, thay đổi kịp thời để quản lý
theo sự phát triển của xã hội.
2.4.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý: Có tổ chức bộ máy tương đối
đồng bộ và khép kín; đã phân công, phân cấp rõ ràng theo chức năng,
nhiệm vụ của từng bộ ngành; chế đô ̣làm viêc̣ đa ̃được đổi mới.
2.4.1.3. Thực thi pháp luật: Đã tổ chức thực thi pháp luật đồng
bộ từ cấp tỉnh xuống đến cấp xã, đa số các tác nhân tham gia hoạt
động kinh doanh thuốc BVTV đã ý thức chấp hành pháp luật, công
tác giám sát, đảm bảo thực thi pháp luật cũng được chú trọng.
2.4.1.4. Đào tạo, tập huấn và tuyên truyền: Đã tổ chức được
nhiều lớp bồi dưỡng, tập huấn và tuyên truyền về pháp luật. Góp
phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của các tác nhân tham gia vào
hoạt động kinh doanh thuốc BVTV.
2.4.4.5. Thanh tra, kiểm tra: Ngày càng được nâng lên về số
lượng cũng như chất lượng; văn bản hướng dẫn thi hành được rõ ràng
hơn, sự nổ lực của cán bộ ngày càng tăng và đã hạn chế được nhiều
sản phẩm không đảm bảo chất lượng đưa ra tiêu thụ.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
2.4.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật: Văn bản được ban hành
có khi nội dung còn chưa rõ ràng, thiếu nội dung quản lý, chưa phù
hợp với thực tế và có sự thay đổi quá nhanh, thiếu tính ổn định.
2.4.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý: Quá trình hoạt động chưa
đồng đều, hiệu lực, hiệu quả chưa cao; sự phân công nguồn lực vào
18
các bộ máy chưa hợp lý; cấp huyện, cấp xã chưa có nguồn nhân lực
để bố trí, chưa có hệ thống kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng nông
sản.
2.4.2.3. Thực thi pháp luật: Công tác thực thi pháp luật đôi khi
còn bị bỏ ngỏ, các tác nhân tham gia hoạt động còn coi thường, vi
phạm pháp luật. Việc giám sát, đảm bảo việc thực thi còn nhiều hạn
chế yếu kém, nhiều lúc không theo sát.
2.4.2.4. Đào tạo, tập huấn và tuyên truyền: Số lượng tổ chức
còn quá ít so với số lượng nhu cầu cần đào tạo, tập huấn và tuyên
truyền. Số lượng văn bản pháp luật được ban hành ngày càng nhiều
trong khi kinh phí để tuyên truyền thì ít gây khó khăn cho công tác tổ
chức.
2.4.2.5. Thanh tra, kiểm tra: Số lượng cán bộ thực hiện nhiệm
vụ này chưa đảm bảo so với nhiệm vụ được giao, cán bộ có kinh
nghiệm và chuyên môn còn ít; sự phối hợp giữa các đoàn thanh kiểm
tra chưa chặt chẽ, còn tính chủ quan; chế tài xử lý chưa đủ sức để răn
đe.
Tiểu tiết chương 2.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỐC
BVTV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu tăng cường QLNN
về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV ở tỉnh Đắk Lắk
3.1.1. Quan điểm chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về thị
trường thuốc bảo vệ thực vật
Thứ nhất, khẳng định vai trò rất cần thiết của thuốc BVTV
trong SXNN kể cả nông nghiệp xanh, không cấm hết các loại thuốc
19
BVTV chỉ cấm việc sản xuất kinh doanh, buôn bán các loại thuốc
BVTV độc hại
Thứ hai, bảo đảm tính minh bạch của thị trường thuốc BVTV,
cung cấp đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, giá bán.
Thứ ba, huy động sự tham gia của các thành phần khác nhau
vào việc quản lý sản xuất kinh doanh, buôn bán và sử dụng thuốc
BVTV.
3.1.2. Định hướng tăng cường quản lý nhà nước về thị
trường thuốc bảo vệ thực vật
Thứ nhất, xã hội hóa công tác giám sát hoạt động kinh doanh
thuốc BVTV, đặc biệt là nâng cao vai trò quản lý ở cấp cơ sở.
Thứ hai, quy hoạch thị trường thuốc BVTV bằng cách sắp xếp
lại hệ thống các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV
theo hướng giảm đầu mối cung ứng.
Thứ ba, phối hợp hoạt động thanh tra kiểm tra giữa các cơ
quan quản lý nhà nước với các cấp, các ngành và chính quyền cơ sở.
Thứ tư, giảm thiểu 30 - 40 % số lượng thuốc BVTV sử dụng
hàng năm, giảm 90% số lượng người tiếp xúc trực tiếp với thuốc
BVTV.
Thứ năm, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thuốc BVTV
có nguồn gốc sinh học thân thiện, ít độc hại và không tồn dư trong
môi trường, trong nông sản thực phẩm.
Thứ sáu, nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội cho các tác
nhân tham gia thị trường thuốc BVTV.
3.1.2. Mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước về thị trường
thuốc bảo vệ thực vật
Một là, xây dựng được bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước
về thị trường thuốc BVTV tinh nhuệ, hiệu quả, bảo đảm đủ về số
20
lượng và giỏi về chuyên môn. Phân cấp, phân quyền và quy định rõ
trách nhiệm tránh chồng chéo giữa các cơ quan chức năng tham gia
quản lý nhà nước về kinh doanh thuốc BVTV.
Hai là, hoàn thiện và triển khai thực thi hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật nhanh chóng và đồng bộ.
Ba là, xây dựng hệ thống cổng thông tin điện tử, yêu cầu các
cơ quan chức năng thường xuyên phải bổ sung, cập nhật kiến thức
thuốc BVTV, kiến thức pháp luật, danh mục thuốc BVTV được phép
sử dụng, cấm sử dụng và hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV cho người
nông dân.
Bốn là, tất cả tác nhân tham gia kinh doanh thuốc BVTV đều
nhận thức đầy đủ vai trò và tác hại của thuốc BVTV đối với con
người, vật nuôi và môi trường.
Năm là, hoàn thiện thị trường thuốc BVTV đúng theo quy định
của Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật: cung ứng thuốc BVTV kịp
thời, bảo đảm đúng chất lượng, đủ về số lượng thuốc.
Sáu là, phát huy tinh thần giám sát và tự giác của người dân
khi phát hiện thuốc cấm, thuốc kém chất lượng, thuốc quá hạn sử
dụng...
3.2. Giải pháp tăng cường QLNN về hoạt động kinh doanh
thuốc BVTV ở tỉnh Đắk Lắk
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế xây dựng và thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nước đối với thị trường
thuốc bảo vệ thực vật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải dưạ vào khoa hoc̣,
sát thực tiễn. Khi quyết định một vấn đề cần phải công khai và lấy ý
kiến góp ý của các cơ quan khác nhau trong xây dưṇg. Văn bản phân
công nhiệm vụ phải trọng tâm, đúng chuyên ngành. Phân bổ tài chính
21
cho hoạt động quản lý thuốc BVTV phải kịp thời. Việc thu hút người
có năng lực phải thật sự rõ ràng, chế độ đãi ngộ phải phù hợp với khả
năng cống hiến, tạo môi trường làm việc thuận lợi.
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về hoạt động kinh
doanh thuốc BVTV
Kiện toàn, củng cố bộ máy quản lý thuốc BVTV đã có và thiết
lập phòng kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng thuốc BVTV thuộc
cấp tỉnh. Hình thành các trạm liên huyện hoặc tăng cường cán bộ
chuyên trách về thuốc BVTV của xã để kịp thời quản lý.
3.2.3. Nâng cao công tác thực thi pháp luật cho các tác nhân
tham gia thị trường thuốc bảo vệ thực vật
Tăng cuờng xây dựng mô hình cửa hàng buôn bán thuốc
BVTV tiêu chuẩn trên địa bàn xã, thôn nhằm chuẩn hóa hệ thống
cung ứng thuốc BVTV theo đúng quy định của Luật BV&KDTV
2013. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội cho cán bộ quản lý.
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội cho chủ các cơ sở sản xuất
kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Nâng cao nhận thức và
trách nhiệm xã hội cho người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
3.2.4. Tăng cường công tác tập huấn, thông tin và tuyên
truyền văn bản pháp luật
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến các
văn bản quy phạm pháp luật cho chủ các cơ sở kinh doanh, buôn bán
thuốc BVTV. Tăng cường thông tin tuyên truyền để người dân trong
tỉnh nắm bắt được chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh,
liên kết trong sản xuất, tăng quy mô đồng ruộng tiến tới cùng sản
xuất một loại sản phẩm nhất định, tạo điều kiện cơ giới hóa, giảm chi
phí lao động, công chăm sóc và hạn chế sử dụng thuốc BVTV
22
3.2.5. Tăng cường công tác phối hợp thanh tra kiểm tra giữa
các cơ quan quản lý nhà nước đối với kinh doanh thuốc bảo vệ
thực vật
Tăng cường số lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra,
kiểm tra, giám sát; tăng cường đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ
thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Duy trì
thường xuyên hoạt động kiểm tra liên ngành và nghiên cứu thực hiện
các biện pháp kiểm soát theo thị trường, kiên quyết xử lý nghiêm các
vi phạm trong quản lý hoạt động kinh doanh thuốc BVTV.
3.2.6. Tăng cường nguồn lực cho công tác quản lý nhà nước
về thị trường thuốc bảo vệ thực vật
Bổ sung thêm kinh phí cho công tác tập huấn, thông tin tuyên
truyền: nâng cao trình độ chuyên môn BVTV cho đội ngũ cán bộ
quản lý đặc biệt là cán bộ quản lý cấp xã.
Bổ sung kinh phí cho công tác thanh tra kiểm tra, giám sát,
để tăng cường trách nhiệm, khuyến khích các cán bộ quản lý, cán bộ
chuyên ngành, cán bộ kỹ thuật tham gia quản lý giám sát thị trường
thuốc BVTV
3.2.7. Quy hoạch thị trường thuốc bảo vệ thực vật, khuyến
khích phát triển mô hình tổ dịch vụ bảo vệ thực vật
Tổ chức quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống cửa hàng buôn bán
thuốc BVTV. Hệ thống cung ứng thuốc BVTV chưa được quy hoạch
cụ thể, cho nên tình trạng kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV còn
diễn ra tràn lan, gây khó khăn cho công tác quản lý giám sát.
3.3. Kiến nghị về tăng cường QLNN về hoạt động kinh
doanh thuốc BVTV ở tỉnh Đắk Lắk
3.3.1. Đối với Trung Ương
3.3.2. Đối với địa phương
23
Kết luận chương 3.
KẾT LUÂṆ
Quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV là
hoaṭ đôṇg tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát,
đánh giá, xử lý của cơ quan QLNN về viêc̣ thưc̣ hiêṇ chính sách,
pháp luâṭ đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong kinh doanh
thuốc BVTV, đươc̣ thưc̣ hiêṇ bởi cơ quan chuyên trách theo môṭ
trình tư,̣ thủ tuc̣ do pháp luâṭ quy điṇh, nhằm phòng ngừa, phát hiêṇ
và xử lý các hành vi vi phaṃ pháp luâṭ.
Hiêṇ nay, Đảng và Nhà nước ta đăc̣ biêṭ quan tâm đến viêc̣
nâng cao hiêụ quả quản lý của Nhà nước để thưc̣ hiêṇ muc̣ tiêu xây
dưṇg, hoàn thiêṇ Nhà nước pháp quyền, xã hôị chủ nghiã. Trong đó,
QLNN về VTNN mà thuốc BVTV là một nhân tố quan trọng là
nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu và đã đaṭ đươc̣ nhiều kết quả đáng
khích lệ; đối với tỉnh Đắk Lắk bước đầu đã nâng cao được nhận thức
của người sử dụng, nỗ lực trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý
vi phạm, từ đó đã hạn chế phần nào những loại thuốc BVTV
không đảm bảo chất lượng và an toàn được tiêu thụ ngoài thị trường,
góp phần phát triển kinh tế-xã hôị của địa phương.
Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và hạn chế của quá trình
quản lý hoạt động kinh doanh thuốc BVTV tại địa phương, đồng thời
đây cũng là vấn đề mang tính thời sự và cấp bách. Do đó, để đảm bảo
việc quản lý thuốc BVTV trên điạ bàn tỉnh Đắk Lắk đạt hiệu quả cao
hơn, tác giả rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện việc ban hành văn bản quy phạm
pháp luật và các hướng dẫn triển khai thực hiện quản lý thuốc BVTV
phù hợp với sự phát triển của xã hội và cụ thể đến từng Bộ, ngành
24
trong phân cấp quản lý; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền,
giáo dục đến mọi thành phần trong xã hội để biết thực hiện và nâng
cao khả năng dự báo được nguy cơ ảnh hưởng của thuốc BVTV tới
sức khỏe con người để có biện pháp ứng phó.
Thứ hai, kiện toàn và củng cố tổ chức bộ máy quản lý về thuốc
BVTV ở cấp tỉnh để phù hợp với tính chất quản lý của từng ngành,
đồng thời bổ sung bộ máy tổ chức của các cơ quan quản lý cấp
huyện, liên huyện và cán bộ chuyên trách cho cấp xã.
Thứ ba, củng cố nguồn cán bộ quản lý và thực thi pháp luật về
lĩnh vực VTNN nói chung và thuốc BVTV nói riêng hiện có và xác
điṇh rõ nhiêṃ vu ̣đươc̣ giao so với biên chế đươc̣ bố trí để đảm bảo
có đủ lưc̣ lươṇg cán bô,̣ công chức thưc̣ hiêṇ nhiêṃ vu;̣ đồng thời
tăng cường công tác đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ về mọi
mặt cho cán bộ trong quá trình quản lý và thi pháp luật về buôn bán
thuốc BVTV.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng
như phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật để phù hợp với các yêu
cầu của giai đoạn hiện nay về môi trường, điều kiện buôn bán, sử
dụng thuốc BVTV cũng như các tăng cường các chế độ ưu đãi thích
đáng cho cán bộ quản lý và các chế độ đãi ngộ cho các nhà sản xuất,
kinh doanh VTNN.
Thứ năm, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng
ATTP nông sản, nhằm kịp thời phát hiện những thiếu sót để điều
chỉnh trong quá trình thực thi chính sách; tăng cường sự phối hợp
chặt chẽ trong quá trình quản lý giữa các cơ quan có liên quan, đồng
thời kiên quyết xử lý nghiêm các vi phaṃ pháp luật về chất lươṇg
ATTP đối với người quản lý và các nhà sản xuất, kinh doanh thưc̣
phẩm nông sản./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_hoat_dong_kinh_doanh_th.pdf