Luận văn “Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe
ô tô tại tỉnh Quảng Bình” đề xuất một số giải pháp góp phần thực
hiện thành công mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng
bộ tỉnh đã nêu; đồng thời là tài liệu để các cơ quan quản lý Nhà nước
về GTVT của tỉnh Quảng Bình có thể nghiên cứu, vận dụng nhằm
giải quyết các bất cập, hạn chế hiện nay; từ đó không ngừng nâng
cao chất lượng phục vụ VTHK bằng ô tô, đáp ứng nhu cầu đi lại của
nhân dân.
Luận văn đã nghiên cứu, phân tích và nêu ra một số điểm
chính sau đây:
- Tổng hợp những vấn đề cơ bản về quản lý Nhà nước, về
VTHK bằng ô tô; các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước
về hoạt động VTHK bằng ô tô trên phạm vi cả nước nói chung và tại
tỉnh Quảng Bình nói riêng.
- Trên cơ sở thực trạng VTHK bằng ô tô trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình, luận văn đã chỉ ra những bất cập, hạn chế trong hoạt
động VTHK bằng ô tô nói chung, trong công tác quản lý Nhà nước
của Quảng Bình về VTHK bằng ô tô nói riêng.
- Luận văn đã nêu ra các định hướng chung, cũng như một số
giải pháp cụ thể để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về VTHK
bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, nhằm không ngừng nâng cao
chất lượng phục vụ VTHK bằng ô tô, đáp ứng nhu cầu đi lại của
nhân dân, hạn chế tai nạn giao thông do VTHK bằng ô tô gây ra. Bên24
cạnh đó, luận văn đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản
lý Nhà nước các cấp nhằm hoàn thiện, thống nhất công tác quản lý
Nhà nước về VTHK bằng ô tô.
Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến Thầy giáo TS Đặng Thành Lê - Người hướng dẫn đề tài,
và các bạn đồng
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
/ /
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHẠM XUÂN TÂN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ TẠI
TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Thừa Thiên Huế - Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG THÀNH LÊ
Phản biện 1: .....................................................................
Phản biện 2: ....................................................................
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học
viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp ....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn
thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.
Số: 203- Đường Phan Bội Châu - Tp Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế
Thời gian: vào hồi giờ...ngày.....thángnăm 2017
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Hoạt động vận tải hiện nay chủ yếu gồm đường không, đường
thủy và đường bộ, trong đó đường bộ mà đặc biệt là bằng xe ô tô là
phổ biến nhất ở nước ta. Hình thưc hoạt động vận tải này có mặt ở
khắp nơi, từ thành phố đến nông thôn, tính cơ động rất cao nên đã
phát huy vai trò quan trọng trong hệ thống vận tải, đáp ứng nhu cầu
vận tải đa dạng và ngày càng cao của xã hội. Hiện nay, Luật Doanh
nghiệp 2005 và (và 2014 mới ban hành), Luật Giao thông đường bộ
2008 đều tạo ra sự thông thoáng cho các doanh nghiệp vận tải phát
triển. Các thành phần kinh tế với quy mô khác nhau đều có thể tham
gia thị trường vận tải hành khách bằng xe ô tô. Những năm vừa qua,
các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách đều đã có những
chuyển biến, đầu tư phương tiện mới thay thế phương tiện cũ, nâng
cao chất lượng phục vụ khách, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao
của nhân dân, được xã hội hoan nghênh và đồng tình ủng hộ.
Quảng Bình là tỉnh nằm ở Trung trung Bộ có đầy đủ các hệ
thống giao thông gồm đường không, đường thủy và đường bộ. Trong
đó hệ thống giao thông đường bộ chiếm chủ đạo với hệ thống đường
sắt Bắc – Nam, đường Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh
Đông và Tây), Đường Quốc lộ 9B và Quốc Lộ 12A nối với nước bạn
Lào cùng với 322km đường tỉnh lộ và hơn 10.000km đường địa
phương. Trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương xã hội hóa
trong lĩnh vực vận tải đường bộ, các thành phần kinh tế trên địa bàn
tỉnh đã không ngừng đầu tư đổi mới phương tiện, tổ chức khai thác
nhiều tuyến vận tải đến các vùng miền trong cả nước, đặc biệt là với
các tỉnh nước bạn Lào.
Tuy nhiên, cũng như tình hình chung trên cả nước, sự phát
triển quá nhanh của vận tải hành khách bằng xe ô tô, cùng với mặt
trái của cơ chế thị trường đã để lại nhiều hệ lụy: Chạy quá tốc độ cho
phép, dành đường, vượt ẩu, an toàn giao thông không được kiểm
soát; vi phạm các quy định về vận tải như chèn ép khách, chở quá tải,
2
quá số người quy định, sang nhượng khách, xe dù, bến khách đã
gây ra hậu quả nghiêm trọng và dư luận bất bình trong xã hội.
Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là do công tác là do công tác
quản lý nhà nước về vận tải và trật tự ATGT của các cấp, các ngành
còn thiếu sót, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương còn
buông lỏng quản lý trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng tuyến cố
định, vận tải hành khách bằng xe taxi chưa tổ chức thực hiện, làm
đúng và đầy đủ chức năng quản lý nhà nước theo các quy định của
pháp luật hiện hành; các lực lượng kiểm tra, kiểm soát chưa phối hợp
hoạt động một cách chặt chẽ, thường xuyên và xử lý chưa nghiêm
đối với hành vi vi phạm; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
chưa được chú trọng.
Trước yêu cầu thực tiễn đề ra, là người làm công tác quản lý
nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải, tác giả chọn đề tài
“Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh
Quảng Bình” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ với hy vọng đưa ra
một số giải pháp giúp các cơ quan quản lý nhà nước về công tác
quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình thực
hiện có hiệu quả, góp phần phát triển hệ thống giao thông tỉnh Quảng
Bình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có một số đề tài nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước
về vận tải hành khách như:
- Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Lưu Việt Anh năm 2014
“Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng
xe ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” (trường Đại học Kinh tế và
Quản trị Kinh doanh - Đại Học Thái Nguyên);
- Luận văn thạc sỹ của tác giả Dương Thị Kim Ngọc “Hoàn
thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng
bằng xe xe buýt tại Đà Nẵng đến năm 2020”;
- Luận văn thạc sỹ Luật của tác giả Đỗ thị Hải Như năm 2015
“Pháp luật về kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường bộ ở
Việt Nam” (trường Đại học Quốc gia Hà Nội);
3
- Luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Việt Cảm – Đại học Đà
Nẵng năm 2013 “ Phát triển dịch vụ vận tải hành khách đường bộ tại
địa bàn tỉnh Quảng Nam”
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, đề tài
nghiên cứu khác như: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả vận tải hành
khách công cộng, thực trạng và giải pháp dịch vụ vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt trong thành phố Hà Nội, Nghiên cứu mô
hình quản lý vận tải hành khách công cộng trong các thành phố Việt
Nam Tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về quản lý
nhà nước đối với lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh
Quảng Bình. Do vậy đây được coi như là công trình nghiên cứu khoa
học đầu tiên đề cập có hệ thống về vấn đề này, không trùng lặp với
các công trình đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề ra những giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô
tô tại tỉnh Quảng Bình.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn công tác
quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về
vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình, chỉ ra những
mặt tích cực và hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện.
- Đề xuất, kiến nghị và đưa ra các giải pháp trong công tác
quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng
Bình, qua đó từng bước nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà
nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình.
4
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về giới hạn không gian: Luận văn chủ yếu nghiên cứu ở phạm
vi tỉnh Quảng Bình, có tham khảo kinh nghiệm của một số tỉnh khác.
Về giới hạn thời gian: khoảng thời gian từ năm 2013 – 2015 và
kiến nghị cho các năm tới.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên phương pháp luận Chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải và quản lý nhà nước
trong hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô.
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học hệ thống, sưu
tầm và thu thập thông tin từ thực tiễn, phân tích tổng hợp, so sánh
đánh giá khoa học về thực trạng công tác quản lý nhà nước về vận tải
hành khách bằng xe ô tô, từ đó đề xuất các giải pháp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn làm rõ các khái niệm, vai trò, sự cần thiết khách quan
phải quản lý nhà nước đối với lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe ô
tô, quan điểm của Đảng và nhà nước về lĩnh vực vận tải hành khách
bằng xe ô tô và đặc biệt là làm rõ nội dung của công tác quản lý nhà
nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước về vận
tải hành khách bằng xe ô tô, chỉ ra những bất cập, hạn chế của công
tác quản lý nhà nước từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính
sách và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về vận tải hành khách
bằng xe ô tô có hiệu quả hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý Nhà nước về vận tải
hành khách bằng xe ô tô
5
Chương 2: Thực trạng về quản lý nhà nước về vận tải hành
khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác
quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng
Bình
6
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT
ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ
1.1. Vận tải hành khách
1.1.1. Khái niệm
“Vận tải là quá trình di chuyển hay thay đổi vị trí của hàng
hóa, hành khách trong không gian, theo thời gian cụ thể nhằm thỏa
mãn một nhu cầu nào đó của con người” [6]. Vận tải hành khách
bằng xe ô tô là một loại hình vận tải chuyên chở con người từ địa
điểm này đến địa điểm khác bằng xe ô tô.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đi lại thay đổi cả về số
lượng và chất lượng. Thay đổi về số lượng là sự gia tăng về nhu cầu
đi lại của người dân. Thay đổi về chất lượng là yêu cầu đảm bảo về
mặt an toàn, tiện nghi và sự thỏa mái, nhanh chóng. Tính xã hội của
VTHK rất cao vì sự thay đổi giá cước, thời gian vận tải sẽ tác động
trực tiếp đến người tiêu dùng (hành khách). Chi phí chuyến đi của
hành khách thể hiện ở hai mặt: thời gian chuyến đi và giá vé phải trả.
1.1.2. Phân loại phương thức vận tải
1.1.2.1 Các phương thức vận tải:
1.1.2.2 Các loại hình vận tải hành khách bằng ô tô:
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của vận tải hành khách
1.1.3.1. Vai trò của vận tải hành khách
1.1.3.2. Ý nghĩa của hệ thống vận tải hành khách
1.2. Quản lý nhà nước về vận tải hành khách
1.2.1. Khái niệm
Có thể hiểu khái niệm QLNN về VTHK là : QLNN về
VTHK là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà
nước lên đối tượng bị quản lý trong việc tổ chức, quy hoạch, điều
hành các tuyến xe thông qua quản lý các doanh nghiệp, HTX kinh
doanh trong lĩnh vực vận tải nhằm phục vụ cho nhu cầu đi lại của
nhân dân, góp phần vào việc tạo xây dựng và phát triển đất nước
trong lĩnh vực GTVT một cách có hiệu quả và công bằng.
7
1.2.2. Mục tiêu và nguyên tắc QLNN về vận tải hành khách
1.2.2.1. Mục tiêu QLNN về vận tải hành khách
1.2.2.2. Nguyên tắc QLNN về vận tải hành khách
1.2.3. Nội dung QLNN về vận tải hành khách
QLNN là sự tác động và điều chỉnh mang tính quyền lực nhà
nước đối với quá trình và hành vi xã hội, quản lý toàn bộ xã hội,
trong đó có sự thực hiện QLNN đối với từng lĩnh vực, từng ngành cụ
thể khác nhau. Nhà nước tổ chức xây dựng và quản lý toàn bộ nền
kinh tế quốc dân.
Để việc QLNN về VTHK mang lại hiệu quả cao, đáp ứng
được nhu cầu của xã hội trong tình hình kinh tế hội nhập toàn cầu,
nhà nước cần phải quan tâm đến những vấn đề sau :
1.2.3.1. Xây dựng thể chế, pháp luật về vận tải hành khách
1.2.3.2. Lập kế hoạch và quy hoạch mạng lưới về vận tải hành khách
1.2.3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch về vận tải hành khách
1.2.3.4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật giao thông đường bộ
1.2.3.5. Thanh tra, kiểm tra về vận tải hành khách
1.2.4. Tổ chức bộ máy QLNN về vận tải hành khách
1.2.4.1 Chủ thể quản lý (Các cơ quan QLNN về VTHK bằng ô tô)
1.2.4.2. Đối tượng bị quản lý (DN vận tải, người vận tải).
1.3. Kinh nghiệm nước ngoài
Để phát triển hệ thống vận tải hành khách hợp lý, mỗi
Quốc gia đều phải lựa chọn một chính sách riêng để phù hợp với
điều kiện Kinh tế - Xã hội, điều kiện tự nhiên của Quốc gia và khu
vực. Tuy nhiên, trên Thế giới những định hướng và xu hướng chung
trong vấn đề lựa chọn cơ cấu các phương thức vận tải hành khách có
thể nói là thống nhất. Hầu hết các Quốc gia đều có khuynh hướng sử
dụng mạng lưới xe buýt và hệ thống đường sắt để phục vụ hành
khách ở đô thị. Xe buýt chủ yếu hoạt động với cự ly ngắn, trung bình
để tiếp chuyển cho các phương thức vận tải khác. Còn hệ thống vận
tải đường sắt (Như tàu điện ngầm; tàu điện trên cao, ...) là phương
tiện giao thông có khối lượng vận chuyển lớn, đặc biệt là tàu điện
8
ngầm có tốc độ hoạt động nhanh và an toàn nhất trong giao thông đô
thị.
1.3.1. Kinh nghiệm của Singapore
1.3.2. Kinh nghiệm của Canađa
1.3.3. Kinh nghiệm của Kuala Lumpur
1.3.4. Kinh nghiệm của Brussels
9
Chương 2:
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Tổng quan về tỉnh Quảng Bình
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ
Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng
Trị, phía Tây giáp với Lào, phía Đông giáp với biển Đông.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 8.055 km2, dân số trên 800.000
người. Địa hình thường hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông với
85% diện tích tự nhiên là đồi núi và 15% là diện tích đồng bằng, chủ
yếu tập trung theo hai bờ các con sông chính như sông Gianh, sông
Roòn, sông Nhật Lệ, sông Lý Hòa, sông Dinh. Tỉnh có bờ biển dài
116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở
phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng không Đồng Hới, Quốc lộ 1A
và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ
20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một
số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Dân số Quảng Bình năm 2013 có 863.350 người. Phần lớn
cư dân địa phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm
chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là:
Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập
trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã
miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Dân cư phân bố không
đều, 84,82% sống ở vùng nông thôn và 15,18% sống ở thành thị.
2.1.3. Đặc điểm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Quảng Bình là tỉnh có mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông
vận tải tương đối hoàn chỉnh, khép kín với đầy đủ các loại hình như
đường không, đường thủy nội địa, đường biển, đường sắt và đường
bộ, trong đó hệ thống giao thông đường bộ chiếm chủ đạo. Mạng
lưới đường giao thông được thể hiện tại bảng 2.1.
10
Bảng 2.1. Tổng hợp mạng lưới giao thông đường bộ trên toàn
tỉnh
TT Loại đường
Tổng số
(km) Loại kết cấu chính
1 Quốc lộ TW 441.6 Bê tông nhựa
2 Quốc lộ ủy thác 349.5 Bê tông nhựa, láng nhựa
2 Tỉnh lộ 322
BT nhựa, láng nhựa, BT
xi măng
3 Huyện và đô thị 1.346
BT nhựa, láng nhựa, BT
xi măng
4 Giao thông nông
thôn
9.400 Láng nhựa, BT xi măng
5
Đường chuyên
dùng
156 BT nhựa, BT xi măng
2.1.3.1. Hệ thống đường do Trung ương quản lý:
2.1.3.2. Hệ thống đường Trung ương ủy thác địa phương quản lý:
2.1.3.3. Hệ thống đường tỉnh:
2.1.4. Thực trạng công tác vận tải hành khách bằng xe ô tô hiện
nay
Cùng với sự khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành
phần, sự hội nhập nền kinh tế WTO chúng ta không chỉ hội nhập về
kinh tế mà còn hội nhập về tri thức, kiến thức. Năm 2015, phương
tiện kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Bình không ngừng
phát triển, tăng nhanh về số lượng lẫn chất lượng. Tính đến thời điểm
hiện nay, toàn tỉnh có 19.819 xe ô tô các loại (tăng 4.544 chiếc so với
năm 2014), trong đó có 10.006 xe tải; 9.029 xe chở người và 784 loại
xe khác đang hoạt động. Chất lượng phương tiện và phương thức
dịch vụ không ngừng cải thiện, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu lưu
thông hàng hóa và đi lại của nhân dân trong tỉnh. Tổng hợp đơng vị
vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh tại bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tổng hợp đơn vị và số lượng phương tiện vận tải
hành khách trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
11
TT Hình thức vận tải Số lượng đơn vị Số phương tiện
1
VTHK theo tuyến cố
định 21 315
2 VTHK công cộng
bằng xe buýt
02 15
3 VTHK bằng xe taxi 05 262
4 VTHK hợp đồng,
du lịch
41 146
Nguồn: Sở GTVT Quảng
Bình, 2015
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe
ô tô tại tỉnh Quảng Bình 2013 - 2015
2.2.1. Tổ chức bộ máy QLNN về vận tải hành khách bằng xe ô tô
Các cơ quan tham gia công tác quản lý Nhà nước về VTHK
bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Bình bao gồm các cơ quan được
trình bày như hình:
Hình 2.1. Các cơ quan quản lý Nhà nước về VTHK bằng ô tô tại
tỉnh Quảng Bình
12
- Hội đồng nhân dân tỉnh. Hội đồng nhân dân là cơ quan
quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng
và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu
trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp
trên. Trong lĩnh vực VTHK bằng ô tô, HĐND quyết định thông qua
Quy hoạch phát triển GTVT của địa phương do UBND trình sau khi
có sự thỏa thuận thống nhất với Bộ GTVT; quyết định các mức phí
và lệ phí liên quan đến phương tiện như phí trước bạ, lệ phí đăng
ký,HĐND thực hiện quyền giám sát đối với việc tuân theo pháp
luật trong lĩnh vực VTHK bằng ô tô của các cơ quan Nhà nước, tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội,
- Đối với vận tải khách theo tuyến cố định bằng ô tô ( Đó là
vận tải khách nội, ngoại tỉnh) thực hiện quản lý theo mô hình sau:
Hình 2.2. Mô hình tổ chức quản lý vận tải tại tỉnh Quảng Bình
2.2.2. Quy hoạch và thực hiện Quy hoạch về vận tải hành khách
Xác định tầm quan trọng của công tác quy hoạch đối với sự
phát triển của Ngành, trên cở sở Quy hoạch phát triển giao thông vận
tải toàn quốc đến năm 2020, Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, Sở Giao thông vận tải Quảng Bình
đã hoàn thiện, điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải của
tỉnh đến năm 2020 và chủ động xây dựng các quy hoạch phát triển
cho từng lĩnh vực của Ngành làm tiền đề cho việc xây dựng và triển
khai Kế hoạch phát triên giao thông vận tải của tỉnh đến năm 2020 và
13
các giai đoạn tiếp theo. Cụ thể, Sở Giao thông vận tải đã lập và được
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các Quy hoạch gồm:
2.2.3. Thủ tục hành chính trong hoạt động VTHK bằng xe ô tô.
Sở Giao thông vận tải Quảng Bình đã thực hiện công bố,
công khai các thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải
quyết tại bộ phận “một cửa”, trên website của tỉnh và của Sở Giao
thông vận tải.
Bảng 2.3. Số lượng cấp phù hiệu các loại hình vận tải
TT Loại hình vận tải
Số lượng
cấp năm 2014
Số lượng
cấp năm 2015
1 xe chạy tuyến cố định 291 153
2 xe chạy hợp đồng 109 94
3 xe taxi 178 98
4 xe Container 04 48
5 xe tải chưa có 248
6 xe buýt chưa có 15
Nguồn: Sở GTVT Quảng Bình, 2015
2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra
Sở GTVT đã tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra thường
xuyên và đột xuất đối với các bến xe khách và các doanh nghiệp vận
tải hành khách trong tỉnh để nắm bắt tình hình hoạt động của các đơn
vị, khuyến khích phát huy những mặt làm tốt đồng thời cũng chỉ ra
những mặt còn yếu để đơn vị có hướng khắc phục. Từ năm 2013 đến
2015, Sở đã thực hiện nhiều đợt kiểm tra về điều kiện kinh doanh
vận tải bằng ô tô của các doanh nghiệp, HTX. Qua kiểm tra phát hiện
các đơn vị còn thiếu sót chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy
định, Sở đã yêu cầu các doanh nghiệp, HTX khẩn trương khắc phục,
thực hiện nghiêm túc các qui định của Nhà nước và kiên quyết không
cấp các loại Giấy phép, Phù hiệu... khi doanh nghiệp, HTX vận tải vi
phạm.
14
2.2.5. Nguồn nhân lực thực hiện QLNN về VTHK bằng xe ô tô
Không kể đến những đơn vị, tổ chức có liên quan thì nguồn
nhân lực thực hiện QLNN về vận tải hành khách băng xe ô tô tại tỉnh
Quảng Bình hiện tại là Sở Giao thông vận tải, trong đó có 02 phòng
ban chính thực hiện là phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người
lái và Thanh tra Sở. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban thuộc
Sở được quy định tại Quyết định số 1060/QĐ-SGTVT ngày
07/11/2016 của Sở Giao thông vận tải Quảng Bình ban hành quy
định chức năng, nhiệm vụ các phòng thuộc Sở (thay thế Quyết định
số 74/QĐ-SGTVT ngày 22/02/2012 của Sở Giao thông vận tải
Quảng Bình)
2.2.5.1. Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái
2.2.5.2. Thanh tra Sở
2.2.6. Công tác kiểm định và trang thiết bị chuyên dùng cho
quản lý xe ô tô hành khách
Năm 2015 có sự chuyển đổi về mô hình hoạt động kiểm định
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh. Đã xây
dựng thêm 01 Trung tâm đăng kiểm với 2 dây chuyền, công suất
thiết kế 28.000 lượt phương tiện trên năm đưa vào hoạt động từ
23/7/2015. Việc xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới, đưa trung
tâm 7302D vào hoạt động đã làm giảm tải cho trung tâm 7301S, tạo
điều kiện thuận lợi cho các chủ phương tiện trên địa bàn.
2.2.7. Tuyên truyền, phổ biến về an toàn giao thông trong vận tải
hành khách bằng xe ô tô
Các văn bản quy định của Nhà nước đối với lĩnh vực kinh
doanh vận tải được Sở GTVT thông tin kịp thời đến các đơn vị vận
tải, đồng thời có văn bản chỉ đạo, có lộ trình phù hợp để các đơn vị
vận tải thống nhất thực hiện. Đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp
luật mới ban hành như Nghị định 86/2014/NĐ-CP [8] ngày
10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô; Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT [14]
ngày 07/11/2014 của Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt
động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường
15
bộ; Triển khai mạnh mẽ đợt tuyên truyền nâng cao trách nhiệm và
đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ lái xe để hoạt động, phục vụ lâu dài
trong lĩnh vực vận tải.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Kết quả
Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh, Bộ GTVT đã giúp cho Sở GTVT Quảng Bình đã hoàn
thành nhiệm vụ trong lĩnh vực của mình quản lý, trong đó có quản lý
nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô.
Các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định được ban
hành từ Trung ương đến địa phương đều đã được các ban ngành phối
hợp hiệu quả; Sở GTVT Quảng Bình đã thực hiện theo các văn bản
quy phạm pháp luật với tinh thần trách nhiệm cao; với sự nỗ lực, cố
gắng của lãnh đạo, cán bộ và công nhân lao động trong toàn ngành
giúp cho ngành luôn hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
2.3.2. Hạn chế, tồn tại
Vận tải hành khách là một lĩnh vực mang tính đặc thù riêng
của ngành Giao thông vận tải nên việc có nhiều vấn đề tồn tại chưa
thể giải quyết là điều không tránh khỏi.
16
Chương 3.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG
TÁC QLNN VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ
TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. Quan điểm, định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước
Giao thông vận tải là ngành sản xuất vật chất thuộc cơ sở hạ
tầng của nền kinh tế quốc dân, có vị trí chiến lược trong công cuộc
xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an
ninh của đất nước. Trải qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành,
các thế hệ cán bộ, công nhân ngành GTVT luôn sát cánh cùng đồng
bào cả nước vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, mở đường
thắng lợi, bảo đảm mạch máu giao thông thông suốt, góp phần chi
viện đắc lực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước, xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN.
Trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò, vị trí của ngành GTVT là càng
quan trọng hơn. Mỗi bước phát triển của Ngành đều tác động trực
tiếp đến hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng –
an ninh của đất nước.
Ngày 25/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số
355/QĐ-TTg về việc Phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao
thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội
dung chủ yếu như sau:
3.1.1. Quan điểm
1. Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội, một trong ba khâu đột phá, cần ưu tiên đầu
tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo
tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh,
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
2. Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
của đất nước, đặc biệt là tiềm năng biển, để phát triển hệ thống giao
thông vận tải hợp lý, tiết kiệm chi phí xã hội.
17
3. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, có
trọng tâm trọng điểm, vừa có bước đi phù hợp vừa có bước đột phá
theo hướng hiện đại tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết
giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và
nông thôn trên phạm vi toàn quốc. Coi trọng công tác bảo trì, áp
dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất lao động đảm bảo hiệu
quả, bền vững trong khai thác kết cấu hạ tầng giao thông hiện có.
4. Phát triển vận tải theo hướng hiện đại, chất lượng ngày càng
được nâng cao với chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi
trường và tiết kiệm năng lượng; ứng dụng công nghệ vận tải tiên
tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức và logistics.
5. Kết hợp đầu tư mới với cải tạo, nâng cấp, đầu tư theo chiều
sâu phát huy hiệu quả của các cơ sở công nghiệp giao thông vận tải
hiện có, nhanh chóng đổi mới và tiếp cận công nghệ hiện đại, đặc
biệt là trong lĩnh vực đóng tàu, chế tạo ô tô và đầu máy, toa xe để sử
dụng trong nước và xuất khẩu.
6. Phát triển hệ thống giao thông vận tải đối ngoại gắn kết chặt
chẽ với hệ thống giao thông vận tải trong nước để chủ động hợp tác,
hội nhập khu vực và quốc tế.
7. Nhanh chóng phát triển phương thức vận tải nhanh, khối
lượng lớn đối với các đô thị lớn (trước mắt là Thủ đô Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh); phát triển vận tải ở các đô thị theo hướng
sử dụng vận tải công cộng là chính, đảm bảo hiện đại, an toàn, tiện
lợi; phát triển hệ thống giao thông tĩnh; kiểm soát sự gia tăng phương
tiện cá nhân; giải quyết ùn tắc giao thông và bảo đảm trật tự an toàn
giao thông đô thị.
8. Phát triển giao thông vận tải địa phương, gắn kết được mạng
lưới giao thông vận tải địa phương với mạng giao thông vận tải quốc
gia, tạo sự liên hoàn, thông suốt, hiệu quả.
9. Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông. Huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông. Người sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông có
trách nhiệm đóng góp phí sử dụng để bảo trì và tái đầu tư xây dựng
18
kết cấu hạ tầng giao thông.
10. Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông và đảm bảo hành lang an toàn giao thông. Quy hoạch đất sử
dụng cho kết cấu hạ tầng giao thông cần có sự thống nhất và phối
hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ giữa các Bộ, ngành và địa phương.
3.1.2. Định hướng phát triển
3.1.2.1. Định hướng phát triển đến 2020
Đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải nước ta cơ bản đáp
ứng nhu cầu vận tải của xã hội, đảm bảo chất lượng ngày càng được
nâng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao
thông và hạn chế ô nhiễm môi trường, về tổng thể, hình thành được
một hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải,
phát triển một cách đồng bộ, từng bước tiến tới hiện đại nhằm góp
phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại vào năm 2020.
a) Về vận tải
b) Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
c) Về phát triển giao thông vận tải đô thị
d) Về phát triển giao thông nông thôn
đ) Về phát triển công nghiệp giao thông vận tải
3.1.2.2. Tầm nhìn đến năm 2030
3.2. Mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh Quảng Bình đến
năm 2020
3.2.1. Mục tiêu
3.2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đưa Quảng Bình ra khỏi tình trạng tỉnh nghèo vào
năm 2015 và cơ bản trở thành Tỉnh phát triển trong vùng vào năm
2020; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; phát
triển hệ thống giáo dục, đào tạo, đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân
lực trong từng giai đoạn; chủ động phòng chống bão, lũ nhằm hạn
chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do thiên tai gây ra.
3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kinh tế:
19
b) Về xã hội:
c) Về bảo vệ môi trường:
3.2.2. Định hướng phát triển
3.2.2.1. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
3.2.2.2. Thương mại, dịch vụ
3.2.2.3. Về nông, lâm nghiệp, thủy sản và xây dựng nông thôn mới
3.2.2.4. Phát triển các lĩnh vực xã hội
a) Về dân số, lao động, việc làm:
b) Về giáo dục và đào tạo:
c) Về y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân:
d) Về phát triển văn hoá, thể dục, thể thao:
3.2.2.5. Về khoa học và công nghệ
3.2.2.6. Về bảo vệ tài nguyên và môi trường
3.2.2.7. Về quốc phòng, an ninh
3.2.2.8. Phát triển kết cấu hạ tầng
3.3. Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác QLNN về vận tải
hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Trên cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước, quản lý Nhà nước về
GTVT; tổng quan về VTHK bằng ô tô; kết quả phân tích, đánh giá
thực trạng quản lý Nhà nước về VTHK bằng ô tô trên phạm vi cả
nước nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng; các quy định của Nhà
nước về hoạt động VTHK bằng ô tô và các lĩnh vực có liên quan;
chiến lược phát triển GTVT trên phạm vi toàn quốc và của tỉnh
Quảng Bình; thực trạng hoạt động VTHK bằng ô tô trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình; luận văn đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác
quản lý Nhà nước về VTHK bằng ô tô tại tỉnh Quảng Bình, từ đó
nâng cao chất luợng phục vụ, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân,
góp phần hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Quảng Bình lần thứ XVI về phát triển Giao thông vận tải trên địa
bàn; đo đó hoàn thành Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Quy
hoạch phát triển GTVT tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.
20
3.3.1. Tổ chức bộ máy QLNN về vận tải hành khách bằng xe ô tô
Tổ chức bộ máy là nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự vận
hành của hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước. Việc đổi mới, kiện toàn
tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ có ý nghĩa quyết
định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn
vị trong bộ máy quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về
vận tải hành khách nói riêng. Trong Chương trình tổng thể cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, Chính phủ đã xác định
cải cách tổ chức bộ máy hành chính là một trong những nội dung
quan trọng cần tập trung thực hiện. Qua thời gian thực hiện, bộ máy
hành chính nhà nước đã từng bước được tinh gọn, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả hơn, nhưng so với yêu cầu thực tiễn vẫn còn một số vấn
đề đặt ra cần tiếp tục hoàn thiện.
3.3.2. Quy hoạch và thực hiện Quy hoạch phát triển vận tải hành
khách
Sở GTVT tỉnh Quảng Bình đã xác định được tầm quan trọng
của công tác quy hoạch đối với sự phát triển của Ngành. Do đó, Sở
đã tham mưu UBND tỉnh hoàn thành tất cả các Quy hoạch của
Ngành, là tiền đề quan trọng cho việc thực hiện kế hoạch phát triển
giao thông vận tải của tỉnh trong giai đoạn 2016-2020. Trong thời
gian tới, Nhiệm vụ của Sở GTVT tỉnh Quảng Bình là phải thực hiện
theo Quy hoạch, kế hoạch đề ra, tiếp tục nghiên cứu, tìm các điểm
chưa phù hợp trong Quy hoạch để tham mưu điều chỉnh Quy hoạch
cho phù hợp với tốc độ phát triển của kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
3.3.3. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực vận tải hành khách
Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình đã rất quan tâm và
quyết liệt trong cải cách thủ tục hành chính, tuy nhiên vẫn còn một
số tồn tại cần phải khắc phục, sửa chửa để nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước:
21
3.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra
3.3.4.1. Đối với lực lượng cảnh sát giao thông:
3.3.4.3. Đối với Phòng Vận tải thuộc Sở GTVT:
3.3.5. Nguồn nhân lực thực hiện QLNN về vận tải hành khách
Sở Giao thông vận tải Quảng Bình khẩn trương thực hiện
việc xây dựng Đề án vị trí việc làm và sử dụng biên chế theo quy
định và phù hợp với chức năng nhiệm vụ, vị trí việc làm, năng lực
cán bộ, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực
giao thông vận tải nói chung cũng như vận tải hành khách nói riêng.
3.3.6. Nâng cao chất lượng công tác kiểm định, tăng cường đầu
tư trang thiết bị chuyên dùng cho quản lý xe ô tô khách
Hiện nay, phần lớn các Trung tâm đăng kiểm ở Việt Nam
nói chung cũng như ở tỉnh Quảng Bình nói riêng đều có được cơ sở
vật chất đáp ứng được yêu cầu. Trung tâm 7302D của tỉnh còn có
nhiều dây chuyền kiểm định đáp ứng được yêu cầu Cục Đăng kiểm
Việt Nam đề ra là các Trung tâm đăng kiểm có 2 dây chuyền kiểm
định: một dây chuyền kiểm định cho xe tải, xe khách và một dây
chuyền kiểm định cho xe con. Tuy nhiên, vẫn còn có Trung tâm như
7301S của tỉnh vẫn chỉ có một dây chuyền kiểm định, quy trình kiểm
định vẫn còn nhiều hạng mục kiểm tra bằng thủ công. Trong thời
gian tới, thực hiện theo Nghị định số 63/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ
kiểm định xe cơ giới [12], các Trung tâm đăng kiểm cần hoàn thiện
hơn, trang bị thêm thiết bị kiểm định hiện đại để phù hợp với yêu
cầu. Đặc biệt Trung tâm 7301S cần khẩn trương chuyển đổi sang mô
hình xã hội hoá mới, xây dựng cơ sở mới để có đủ diện tích đáp ứng
các tiêu chuẩn của Nghị định số 63/2016/NĐ-CP [12].
3.3.7. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp
luật về giao thông
Trong thời gian qua, ngành GTVT nói chung Sở GTVT
Quảng Bình nói riêng đã triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật bằng nhiều biện pháp, hình thức nhằm từng bước nâng cao chất
lượng và hiệu quả công tác này, góp phần tăng cường công tác
22
QLNN trong lĩnh vực GTVT trong đó có lĩnh vực VTHK, bảo đảm
trật tự ATGT. Từ đó, ý thức chấp hành pháp luật về GTĐB của mọi
tầng lớp trong nhân dân từ cán bộ, công chức đến người dân từng
bước được nâng lên, góp phần quan trọng vào việc kiềm chế, giảm
thiểu TNGT. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng
của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật GTĐB, ngành
GTVT xác định công tác phổ biến, giáo dục Luật GTĐB là một bộ
phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nhưng cũng là một
trong những giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính cơ
bản, lâu dài, nhằm xây dựng nếp sống văn hóa trong giao thông, tạo
thói quen tuân thủ pháp luật của nhân dân.
23
KẾT LUẬN
Luận văn “Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe
ô tô tại tỉnh Quảng Bình” đề xuất một số giải pháp góp phần thực
hiện thành công mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng
bộ tỉnh đã nêu; đồng thời là tài liệu để các cơ quan quản lý Nhà nước
về GTVT của tỉnh Quảng Bình có thể nghiên cứu, vận dụng nhằm
giải quyết các bất cập, hạn chế hiện nay; từ đó không ngừng nâng
cao chất lượng phục vụ VTHK bằng ô tô, đáp ứng nhu cầu đi lại của
nhân dân.
Luận văn đã nghiên cứu, phân tích và nêu ra một số điểm
chính sau đây:
- Tổng hợp những vấn đề cơ bản về quản lý Nhà nước, về
VTHK bằng ô tô; các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước
về hoạt động VTHK bằng ô tô trên phạm vi cả nước nói chung và tại
tỉnh Quảng Bình nói riêng.
- Trên cơ sở thực trạng VTHK bằng ô tô trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình, luận văn đã chỉ ra những bất cập, hạn chế trong hoạt
động VTHK bằng ô tô nói chung, trong công tác quản lý Nhà nước
của Quảng Bình về VTHK bằng ô tô nói riêng.
- Luận văn đã nêu ra các định hướng chung, cũng như một số
giải pháp cụ thể để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về VTHK
bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, nhằm không ngừng nâng cao
chất lượng phục vụ VTHK bằng ô tô, đáp ứng nhu cầu đi lại của
nhân dân, hạn chế tai nạn giao thông do VTHK bằng ô tô gây ra. Bên
24
cạnh đó, luận văn đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản
lý Nhà nước các cấp nhằm hoàn thiện, thống nhất công tác quản lý
Nhà nước về VTHK bằng ô tô.
Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến Thầy giáo TS Đặng Thành Lê - Người hướng dẫn đề tài,
và các bạn đồng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_van_tai_hanh_khach_bang.pdf