Tóm tắt luận văn Quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam

Luận văn được viết trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, luận văn cũng kế thừa có chọn lọc những vấn đề lý luận, thực tiễn được các nhà nghiên cứu trước đã đưa ra, những tài liệu được công bố trên tạp chí, bài viết, bài báo, các báo cáo tổng kết, từ thực tiễn ở Việt Nam và các nguồn tài liệu nước ngoài. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, chứng minh tổng hợp, quy nạp để phân tích các nội dung của đề tài và rút ra những kết luận khoa học của mình.

pdf15 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận văn Quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --------------------- TRẦN THỊ NGUYỆT QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CƠ QUAN BẢO HIỂM TIỀN GỬI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – Năm 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --------------------- TRẦN THỊ NGUYỆT QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CƠ QUAN BẢO HIỂM TIỀN GỬI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS .TS LÊ THỊ THU THỦY Hà Nội – Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo qui định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Trần Thị Nguyệt MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 6 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: Những vấn đề lý luận về quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi ............................................... Error! Bookmark not defined. 1.1. Tổng quan về cơ quan bảo hiểm tiền gửi ..... Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Vị trí pháp lý của cơ quan bảo hiểm tiền gửi ....... Error! Bookmark not defined. 1.1.2.Vai trò của cơ quan bảo hiểm tiền gửi ... Error! Bookmark not defined. 1.1.3. Mô hình cơ quan bảo hiểm tiền gửi ...... Error! Bookmark not defined. 1.2. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Khái niệm quyền, nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi. .......... Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Mục đích quy định quyền, nghĩa vụ của cơ quan BHTG .............. Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Các loại quyền, nghĩa vụ của cơ quan BHTG...... Error! Bookmark not defined. 1.2.4. Các yếu tố tác động đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan BHTG ...... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................. Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam ..... Error! Bookmark not defined. 2.1. Về việc thực hiện chính sách BHTG ....... Error! Bookmark not defined. 2.2.Về cấp và thu hồi giấy chứng nhận BHTGError! Bookmark not defined. 2.3. Về cung cấp thông tin .............................. Error! Bookmark not defined. 2.4. Về kiểm tra, giám sát tổ chức tham gia BHTG ....... Error! Bookmark not defined. 2.5. Về thu phí BHTG ..................................... Error! Bookmark not defined. 2.6. Về chi trả BHTG ...................................... Error! Bookmark not defined. 2.7. Về kiểm soát đặc biệt và quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG. ............................................................. Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................. Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3. Phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện các qui định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam . Error! Bookmark not defined. 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện ......................... Error! Bookmark not defined. 3.2. Một số giải pháp cụ thể .............................. Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Về việc thực hiện chính sách BHTG .... Error! Bookmark not defined. 3.2.2.Về cấp và thu hồi giấy CNBHTG .......... Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Về cung cấp thông tin ........................... Error! Bookmark not defined. 3.2.4. Về kiểm tra, giám sát tổ chức tham gia BHTG .... Error! Bookmark not defined. 3.2.5. Về thu phí BHTG .................................. Error! Bookmark not defined. 3.2.6. Về chi trả BHTG ................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.7. Về quá trình kiểm soát đặc biệt và quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG ............................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................. Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 11 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHTG : Bảo hiểm tiền gửi DIV : Cơ quan bảo hiểm tiền gửi Việt Nam FDIC : Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Liên bang của Hoa Kỳ KDIC : Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Liên bang của Hàn Quốc IDIC : Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Liên bang của Indonesia MDIC : Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Liên bang của Malaysia NHNN : Ngân hàng nhà nước PGS.TS : Phó Giáo sư - Tiến sĩ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau 13 năm hoạt động, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào hệ thống tài chính quốc gia và trở thành một thiết chế không thể thiếu tại bất kỳ nền kinh tế nào. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng thì sự gia tăng rủi ro trong hoạt động ngân hàng ngày càng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của nhân dân vào hệ thống ngân hàng. Chính sách bảo hiểm tiền gửi được xem là một công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, củng cố niềm tin cho công chúng và duy trì an toàn mạng tài chính quốc gia. Cơ quan bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - Tên tiếng Anh là Deposit Inusurance of Vietnam (DIV) là tổ chức tài chính Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 11 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng. Hoạt động của cơ quan bảo hiểm tiền gửi không vì mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo an toàn vốn, tự bù đắp chi phí, được miễn các loại thuế theo quy định của pháp luật. Được thừa nhận trong Luật bảo hiểm tiền gửi là “Tổ chức tài chính Nhà nước có tư cách pháp nhân”, cơ quan bảo hiểm tiền gửi Việt Nam vừa là công cụ của Chính phủ trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, vừa là một pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm phi thương mại, được tổ chức và hoạt động như một doanh nghiệp nhà nước. Để cơ quan bảo hiểm tiền gửi thực hiện tốt vai trò trên, pháp luật quy định các quyền, nghĩa vụ, tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức này thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Luật bảo hiểm tiền gửi ra đời có ý nghĩa quan trọng đối với cơ quan bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, nâng cao địa vị pháp lý và là cơ sở để đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ phù hợp với tình hình phát triển của hệ thống ngân hàng và điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật Việt Nam là cần thiết nhằm đánh giá được tính hiệu quả, độc lập và khả năng chủ động trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của tổ chức này. Với ý nghĩa trên, tôi xin chọn đề tài “Quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam” để làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay đã có một số nghiên cứu về Bảo hiểm tiền gửi như “Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam” của PGS, TS Lê Thị Thu Thủy, nhà xuất bản đại học quốc gia năm 2008. Đây là một cuốn sách chuyên khảo có nội dung tổng quan về bảo hiểm tiền gửi, cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và thế giới, tuy nhiên lại chưa đi sâu vào từng khía cạnh cụ thể của bảo hiểm tiền gửi. Một số công trình khác chủ yếu tập trung vào mô hình tổ chức, quy chế pháp lý và các hoạt động nghiệp vụ giám sát, kiểm tra, xử lý, lợi ích của bảo hiểm tiền gửi như “Bảo hiểm tiền gửi, nguyên lý và định hướng”, TS Nguyễn Thị Kim Oanh, Nhà xuất bản Lao động xã hội năm 2004; Quy chế pháp lý về bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam, ThS Lê Thị Thúy Sen, Viện Nhà nước Pháp luật năm 2008. Ngoài ra một số bài viết về vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, chức năng giám sát của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, địa vị pháp lý của tổ chức bảo hiểm tiền gửiđược đăng trên các tạp chí Luật học, tạp chí Tài chính ngân hàng, Thông tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam... Bên cạnh đó, cũng có một số luận án, luận văn chuyên ngành luật kinh tế nghiên cứu về vấn đề này như Luận án TS của Hoàng Thu Hằng năm 2012 về “Pháp luật về hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam”, theo đó luận án tập trung đi vào nghiên cứu về địa vị pháp lí của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, mô hình hoạt động, nội dung hoạt động, công cụ thực hiện hoạt động bảo hiểm tiền gửi; Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Duy Hoàn năm 2011 về, “Pháp luật về tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam” lại tập trung nghiên cứu về nguyên lý tổ chức và hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam. Cho đến nay, có thể thấy các công trình chưa đi sâu phân tích khía cạnh quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi. Đặc biệt, Luật bảo hiểm tiền gửi ra đời có hiệu lực thi hành từ 01/01/2013 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cơ quan bảo hiểm tiền gửi, nâng cao địa vị pháp lý và xác định rõ nhiệm vụ quyền hạn của tổ chức này. Do vậy, việc nghiên cứu sâu khía cạnh khía cạnh quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi là cần thiết nhằm đánh giá được tính hiệu quả, độc lập và khả năng chủ động trong hoạt động của cơ quan này. 3. Mục đích, nhiệm vụ Luận văn tập trung nghiên cứu và làm rõ quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở phân tích các quy định hiện hành có sự so sánh với các quy định trước đây cũng như các thông lệ quốc tế và pháp luật của một số nước trên thế giới về một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơ quan bảo hiểm tiền gửi, từ đó luận văn đưa ra một số nhận xét đánh giá và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Luật bảo hiểm tiền gửi mới có hiệu lực trong thời gian gần đây (từ 01/01/2013) và việc nghiên cứu các quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi góp phần xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, đánh giá được tính hiệu quả, độc lập và khả năng chủ động trong hoạt động của cơ quan này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơ quan bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, luận văn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi, nhằm đảm bảo cho cơ quan này thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được viết trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, luận văn cũng kế thừa có chọn lọc những vấn đề lý luận, thực tiễn được các nhà nghiên cứu trước đã đưa ra, những tài liệu được công bố trên tạp chí, bài viết, bài báo, các báo cáo tổng kết, từ thực tiễn ở Việt Nam và các nguồn tài liệu nước ngoài. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, chứng minh tổng hợp, quy nạp để phân tích các nội dung của đề tài và rút ra những kết luận khoa học của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2006), Chiến lược phát triển giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội 2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2006), Quyết định số 185/2006/QĐ-BHTG ngày 02/8/2006 ban hành Quy định về cấp và thu hồi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, nội dung của việc bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, Hà Nội. 3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2011), Luật Bảo hiểm tiền gửi Mỹ, (Tài liệu dịch tham khảo xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi), Hà Nội. 4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2011), Luật bảo vệ người gửi tiền Hàn Quốc năm 1995, sửa đổi năm 2007, (Tài liệu dịch tham khảo xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi), Hà Nội. 5. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2011), Luật BHTG Đài Loan năm 1985, sửa đổi bổ sung các năm 1999, 2001,2003, (Tài liệu dịch tham khảo xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi), Hà Nội. 6. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2011), Luật BHTG Indonesia năm 2005, (Tài liệu dịch tham khảo xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi), Hà Nội. 7. Bộ tư pháp (2012), Sổ tay pháp luật dành cho doanh nghiệp, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 8. Bùi Hữu Toàn (2012), Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội, Viện khoa học xã hội Việt Nam. 9. Chính phủ (1999), Nghị định số 89/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi, Hà Nội. 10. Chính phủ (2005), Nghị định 109/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 89/NĐ-CP ngày 01/9/1999, Hà Nội. 11. Chính phủ (2013), Nghị định số 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi, Hà Nội 12. Chính phủ (1999), Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Hà Nội. 13. Chính phủ (2000),Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày 28/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Hà Nội. 14. Chính phủ (2008), Quyết định số 13/2008/QĐ-TTg ngày 18/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (thay thế Quyết định số 145/2000/QĐ-TTg ngày 19/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội. 15. Chính phủ (2013), Quyết định số 1395/QĐ-TTg ngày 13/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Hà Nội. 16. Chính phủ (2013), Quyết định số 1394/QĐ-TTg ngày 13/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ Về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và quy định chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Hà Nội. 17. Đào Trí Úc (2007), "Bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền theo pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện", Thông tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, số 03, năm 2007. 18. Đặng Duy Cường (2007), “Mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro”, Thông tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, số 06, năm 2007. 19. Hoàng Thu Hằng (2013), Pháp luật về hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, Sách chuyên khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Lê Thị Thu Thủy (2007), "Mô hình bảo hiểm tiền gửi trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Luật học, tháng 6/2007. 21. Lê Thị Thu Thủy (2008), Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, Sách chuyên khảo, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 22. Lê Thị Thúy Sen (2008), Quy chế pháp lý về BHTG, Viện nhà nước pháp luật; Hà Nội 23. Nguyễn Cửu Lan Phương (2012), Pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 24. Nguyễn Mạnh Dũng - Đặng Duy Cường (2009), "Kinh nghiệm của bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản và Hoa Kỳ đối phó khủng hoảng kinh tế và xử lý ngân hàng đổ vỡ", Tạp chí Ngân hàng số 8, tháng 4/2009. 25. Nguyễn Thị Thu Hương (2012), “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và vai trò của Bảo hiểm tiền gửi”, Thông tin Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, số 21, năm 2012 . 26. Nguyễn Thị Loan (2013), Chi trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người gửi tiền góp phần nâng cao niềm tin công chúng, Thông tin bảo hiểm tiền gửi số 1 năm 2013 27. Nguyễn Thị Kim Oanh (2004), Nguyên lý, thực tiễn và định hướng, NXB Lao động xã hội, tháng 12/2004; 28. Nhóm nghiên cứu truyền thông (2014); Kinh nghiệm truyền thông chính sách BHTG ở một số nước và khuyến nghị đối với Việt Nam; Thông tin bảo hiểm tiền gửi số 25, năm 2014. 29. Phòng kiểm tra giám sát (2014); Kết quả kiểm tra tổ chức tham gia BHTG là Ngân hàng Thương mại và quỹ TDNN, Thông tin BHTG Số 25 năm 2014. 30. Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11, Hà Nội. 31. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Hà Nội. 32. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12, Hà Nội. 33. Quốc hội (2012), Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13, Hà Nội. 34. Quốc hội (2014), Dự thảo luật phá sản (sửa đổi). 35. Trần Đình Hảo (2008), "Về địa vị pháp lý của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam", Thông tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, số 06, năm 2008. 36. Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng và Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế (2009), Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả. 37. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp (2009), Kinh nghiệm quốc tế về tổ chức bảo hiểm tiền gửi hiệu quả, Tài liệu tham khảo. 38. Văn phòng Quốc hội, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2008), Vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an sinh xã hội, Chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu, Hà Nội. 39. Văn phòng Quốc hội (2008) Chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu: “Vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an sinh xã hội”, Hà Nội. 40. Viện nghiên cứu lập pháp (2009), Kinh nghiệm quốc tế về tổ chức bảo hiểm tiền gửi hiệu quả, Hà Nội. 41. Viện ngôn ngữ học (2010), “Từ điển tiếng Việt”, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 42. www.fdic.gov. 43. www.sbv.gov.vn. 44. www.div.gov.vn 45. www.dic.go.jp 46. www.cdic.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050005086_4144.pdf
Luận văn liên quan