Theo thống kê của PG Bank, hiện nay có hơn 30 AMC trực thuộc NHTM. Bên
cạnh đó, có một số NHTM đã đƣợc NHNN chấp thuận thành lập AMC nhƣng AMC chƣa
chính thức đi vào hoạt động (Habubank, VietABank, Vietbank, Seabank). AMC quản lý
chủ yếu các khoản nợ tồn đọng và tài sản bảo đảm nợ vay cho TCTD. Thực tế, bất cập
đối với các hoạt động của AMC là chỉ đƣợc mua bán nợ tồn đọng của TCTD khác mà
không đƣợc mua bán nợ của chính TCTD thành lập ra AMC, điều này thể hiện chính
sách của Nhà nƣớc không muốn AMC trở thành “sân sau” của TCTD, trở thành nơi mà
TCTD chuyển giao, mua bán nợ xấu nhằm làm sạch số liệu nợ xấu. Chính vì điều này đã
khiến cho các TCTD không giải quyết đƣợc triệt để vấn đề nợ xấu, hoạt động của các
AMC của các TCTD hiện nay chủ yếu liên quan đến quản lý tài sản bảo đảm, do đó, nhu
cầu về việc phải có một công ty quản lý tài sản chung cho các TCTD, là nơi TCTD có thể
mua bán nợ, chuyển giao quản lý khoản nợ.
Với tất cả các cơ sở lý luận cơ bản nêu trên, hoạt động quản lý tài sản của các
TCTD của VAMC đƣợc hiểu rất rộng, bao gồm quản lý các loại tài sản do TCTD giao
quản lý. Tuy nhiên, mục tiêu và tiền đề dẫn đến việc hình thành mô hình VAMC chỉ là
giải quyết vấn đề nợ xấu, và trong bối cảnh kinh tế xã hội cũng nhƣ hoạt động của các
TCTD hiện nay thì nhu cầu quản lý tài sản của TCTD chỉ là quản lý khoản nợ xấu.
20 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2321 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận văn So sánh pháp luật Việt Nam và Malaysia về mô hình quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG NGA
SO S¸NH PH¸P LUËT VIÖT NAM Vµ MALAYSIA
VÒ M¤ H×NH QU¶N Lý TµI S¶N CñA C¸C Tæ CHøC TÝN DôNG
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo
tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn
học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Phƣơng Nga
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 5
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN, SỰ
HÌNH THÀNH CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ
CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM VÀ MALAYSIA .......................... 12
1.1. Khái quát các vấn đề lý luận về quản lý tài sản và các loại hình
Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng ..................................... 12
1.1.1. Khái niệm về quản lý tài sản ......................................................................... 12
1.1.2. Các loại hình công ty quản lý tài sản ............ Error! Bookmark not defined.
1.2. Sự hình thành mô hình Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín
dụng tại Việt Nam và Malaysia ................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội ............................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Tác động của Nợ xấu ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Thực trạng giải quyết nợ xấu của Việt Nam và MalaysiaError! Bookmark not defined.
1.2.4. Bất cập của cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Việt NamError! Bookmark not defined.
1.2.5. Mô hình của một số quốc gia về công ty quản lý tài sản của các tổ
chức tín dụng ................................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .......................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA TỔ CHỨC
TÍN DỤNG VÀ SO SÁNH VỚI MÔ HÌNH CỦA MALAYSIAError! Bookmark not defined.
2.1. Thành lập, cơ cấu tổ chức của VAMC và so sánh với mô hình của
Malaysia ....................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Quá trình thành lập ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Địa vị pháp lý của VAMC............................. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động .............................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Hoạt động quản lý tài sản của VAMC và so sánh với mô hình của
Malaysia ....................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Vốn hoạt động ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động .................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Hoạt động mua nợ xấu của các tổ chức tín dụngError! Bookmark not defined.
2.2.4. Quản lý và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụngError! Bookmark not defined.
2.2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động của VAMC... Error! Bookmark not defined.
2.3. Chấm dứt hoạt động của Công ty quản lý tài sản của tổ chức tín
dụng tại Việt Nam và so sánh với mô hình của MalaysiaError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .......................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA VAMC ................................................ Error! Bookmark not defined.
3.1. Những bất cập trong điều chỉnh pháp luật và thực tiễn về hoạt
động của VAMC .......................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Định hƣớng hoàn thiện và một số kiến nghị pháp luật điều chỉnh
về tổ chức và hoạt động của VAMC .......... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Thứ nhất, về vốn hoạt động của VAMC ....... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Thứ hai, VAMC cần có kế hoạch, thời gian xử lý nợ xấu và tăng cƣờng
chức năng bán nợ xấu .................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Thứ ba, tạo ra một thị trƣờng mua bán nợ thứ cấp mà VAMC giữ vai
trò là một tổ chức kinh doanh nợ .................. Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Thứ tƣ, hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản
bảo đảm cho VAMC ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Thứ năm, cần tạo sự độc lập về chính trị của VAMCError! Bookmark not defined.
3.2.6. Thứ sáu, tăng cƣờng trách nhiệm của VAMC trong xử lý nợ xấuError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHUNG .............................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 15
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AMC: Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các TCTD.
BCBS: Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng
CDRD: Ủy ban tái cơ cấu doanh nghiệp
CEO: Giám đốc điều hành
CIC: Trung tâm thông tin tín dụng.
CNTT: Công nghệ thông tin
Danaharta: Công ty quản lý tài sản Danaharta.
Danamodal: Tổ chức tái cấp vốn
DATC: Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam
DN: Doanh nghiệp
DNNN: Doanh nghiệp nhà nƣớc
FDI: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GTGT: Giá trị gia tăng.
HĐQT: Hội đồng quản trị
IAS: Chuẩn mực kế toán quốc tế
IFRS: Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
IMF: Tổ chức tiền tệ thế giới
KAMCO: Công ty quản lý tài sản nợ thuộc Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc.
NSNN: Ngân sách nhà nƣớc
NHNN: Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
NHTM: Ngân hàng thƣơng mại
ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức
SCIC: Tổng công ty kinh doanh vốn nhà nƣớc
TCTD: Tổ chức tín dụng
TSBĐ: Tài sản bảo đảm
TTCK: Trung tâm chứng khoán
USD: Đồng đô la Mỹ.
VAMC: Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luật các TCTD 2010 đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16-6-2010, có hiệu lực từ ngày 01-01-2010
đã quy định rất rõ về các hoạt động của TCTD, theo đó gồm các hoạt động cơ bản: nhận
tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái
phiếu; Cấp tín dụng dƣới các hình thức cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ
chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh
toán; mở tài khoản thanh toán; cung ứng dịch vụ thanh toán và một số hoạt động mang
tính chất đầu tƣ. Bản chất đặc thù trong hoạt động của các tổ chức tín dụng là kinh doanh
tiền tệ, tìm kiếm lợi nhuận giữa chi phí huy động vốn và hoạt động cấp tín dụng (cho vay,
bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu), do vậy, có thể thấy bên cạnh một số hoạt động
đầu tƣ, kinh doanh vốn thì hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với khách
hàng đƣợc coi là hoạt động truyền thống cốt lõi mang lại lợi nhuận chủ đạo cho các tổ
chức tín dụng. Hoạt động kinh doanh tiền tệ tiềm ẩn nhiều rủi ro, không chỉ ảnh hƣởng
đến hoạt động của bản thân tổ chức tín dụng mà sự sụp đổ của một tổ chức tín dụng còn
làm ảnh hƣớng đến cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Theo chu kỳ phát triển mang
tính quy luật, sự phát triển mạnh của hoạt động cấp tín dụng trong một thời gian nhất
định sẽ đem lại những hệ quả tích cực và tiêu cực tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Bên
cạnh những tác động tích cực là cung ứng vốn cho kinh tế, giải quyết nhu cầu và đáp ứng
sản xuất kinh doanh cũng nhƣ tiêu dùng của khách hàng góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội
phát triển thì những hệ quả tiêu cực do hoạt động cấp tín dụng mang lại không hề nhỏ nếu
việc cấp tín dụng không đƣợc kiểm soát một cách cẩn trọng và phòng ngừa rủi ro ở mức
cao nhất. Hệ quả tiêu cực có tác động trực tiếp đến nền kinh tế chính là “Nợ xấu”. Thực
tế hiện nay, nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc lƣu thông dòng vốn vào nền
kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng. Nợ xấu đƣợc ví
nhƣ căn bệnh ung thƣ quái ác. Nếu phát hiện chữa trị sớm thì cơ hội xử lý cao, còn càng
để muộn thì càng khó cứu chữa. Xuất phát từ thực trạng Nợ xấu ngày càng phát triển đã
tạo các tiền đề dẫn đến sự hình thành các biện pháp xử lý nợ xấu với mục tiêu đƣa tỷ lệ
nợ xấu về mức thấp nhất, vừa đảm bảo hoạt động an toàn cho hệ thống các định chế tài
chính, vừa đảm bảo các định chế tài chính có đủ sức khỏe, thanh khoản tốt để không ảnh
hƣởng xấu đến sự phát triển kinh tế và xã hội.
Trong rất nhiều các biện pháp, chính sách của chính phủ hỗ trợ ngành ngân hàng xử
lý nợ xấu thì giải pháp của việc thành lập một công ty xử lý nợ xấu tập trung của toàn hệ
thống ngân hàng trở thành một trong những biện pháp hữu hiệu. Sự ra đời của mô hình
công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng xuất phát từ chính quá trình phát triển rầm
rộ về quy mô của nợ xấu, mô hình công ty này đã và đang đƣợc nhiều quốc gia thử nghiệm
áp dụng và có thể nói ở mức độ nào đó đã góp phần không nhỏ cho việc giảm tỷ lệ nợ xấu,
ổn định hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Mỗi quốc gia sẽ căn cứ thực tiễn cơ cấu, tổ chức và hoạt động của hệ thống tài
chính – ngân hàng, chiến lƣợc phát triển kinh tế của mình và mục tiêu xử lý nợ xấu để lựa
chọn mô hình tổ chức cũng nhƣ hoạt động của công ty quản lý tài sản phù hợp. Do đó,
không có một tiêu chuẩn cũng nhƣ mô hình thống nhất về loại hình công ty này. Trên
thực tế, không chỉ các nƣớc trong khu vực châu Á thành lập các công ty quản lý tài sản
mà ngay cả nƣớc phát triển nhƣ Mỹ và các nƣớc Mỹ La tinh cũng có các công ty chuyên
về xử lý nợ xấu của ngân hàng. Một số quốc gia đã triển khai mô hình công ty xử lý nợ
xấu nhƣ: Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan., mỗi mô hình hoạt động có
những ƣu điểm và hạn chế nhất định. Từ những ƣu điểm và hạn chế của các mô hình
công ty quản lý tài sản đã triển khai trên thế giới, Việt Nam đã rút kinh nghiệm và học
hỏi để xây dựng một mô hình công ty quản lý tài sản của các TCTD phù hợp với đặc
điểm kinh tế, chính trị cũng nhƣ hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
Ngày 18/5/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2013/NĐ-CP về thành
lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý cho sự ra đời của Công ty Quản lý tài sản của các tổ
chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và hoạt động tích cực của VAMC trong việc xử lý nợ
xấu. VAMC đƣợc ví nhƣ một công cụ đặc biệt của Nhà nƣớc góp phần đẩy nhanh quá
trình xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD.
Nghị quyết số 53/2013/QH13 ngày 11/11/2013 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2014 đã quy định những nội dung quan trọng cần tập trung chỉ đạo,
điều hành để tăng ổn định vững chắc kinh tễ vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh
tế, trong đó bao gồm việc xử lý cơ bản nợ xấu của doanh nghiệp, nợ xấu của ngân hàng.
Với nội dung Nghị quyết này, vai trò của VAMC thực sự quan trọng để thực hiện định
hƣớng trên và đảm bảo cơ sở pháp lý đẩy nhanh tiến độ xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa
tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trƣởng
tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
Tác giả chọn đề tài này với mục đích đƣa ra một cách nhìn toàn diện về hoạt động
của VAMC (từ bối cảnh thành lập, vốn, mục tiêu hoạt động, nguyên tắc hoạt động; cơ
cấu tổ chức, các hoạt động kinh doanh cho đến phƣơng thức mua bán nợ xấu) và có so
sánh, phân biệt với hoạt động của Công ty Quản lý tài sản quốc gia Danaharta (Malaysia)
– một mô hình công ty xử lý nợ xấu tƣơng tự nhƣ VAMC để rút ra bài học kinh nghiệm
từ thành công của mô hình Danaharta; đồng thời nhìn nhận thực trạng, thành tựu kết quả
hoạt động và vƣớng mắc của VAMC qua hơn 1 năm đi vào hoạt động. Trên cơ sở đó đề
xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cũng nhƣ thúc đẩy hoạt
động hiệu quả cho VAMC. Trong điều kiện kinh tế của Việt Nam chƣa thực sự phục hồi,
bài toán xử lý nợ xấu vẫn là mục tiêu cấp thiết quan tâm hàng đầu của toàn bộ hệ thống
ngân hàng thì vấn đề tiếp tục hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, giải quyết các vƣớng mắc
bất cập phát sinh trong quá trình hoạt động của VAMC là một vấn đề hết sức quan trọng.
Nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần thực hiện mục tiêu trên.
2. Tình hình nghiên cứu và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Liên quan đến vấn đề xử lý nợ xấu, hiện nay ở nƣớc ta có nhiều công trình nghiên
cứu nhƣ các đề tài cấp bộ, cấp sở và các cơ quan chức năng đã tổ chức những hội thảo đề
cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh của pháp luật về giải quyết nợ xấu, mỗi nhà khoa
học có cách tiếp cận đề tài này ở nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ nhƣ: sách “Để ngân hàng
vươn ra biển lớn: Điều trị căn bệnh nợ xấu của ngân hàng thương mại” của tác giả Trịnh
Thanh Huyền xuất bản năm 2007; bài “Trao đổi về giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống
NHTM Việt Nam” của TS. Lê Quốc Lý - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. “Giải quyết nợ xấu và
ngăn chặn nợ xấu phát sinh” của Trần Đình Định - Phó Tổng giám đốc NH Nông nghiệp
và phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam; “Cần gắn việc xử lý nợ tồn đọng trong
quá trình tái cơ cấu NHTM Việt Nam với tổng thể xử lý công nợ dây dưa của nền kinh tế
quốc dân” của TS. Nguyễn Viết Hồng - Giám đốc công ty AMC - Ngân hàng Đầu tƣ và
Phát triển Việt Nam; “Nợ xấu – một số thực trạng, nguyên nhận và giải pháp” của Ngô
Minh Châu – Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam; “Cần thực hiện đồng bộ
các giải pháp trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam” của TS Nguyễn
Thị Phƣơng Lan, Phó Việt trƣởng viện Nghiên cứu khoa học ngân hàng; “Vấn đề xử lý nợ
xấu của tổ chức tín dụng và của doanh nghiệp” của TS Nguyễn Đình Tài – Viện nghiên
cứu Quản lý Kinh tế trung ƣơng. Các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập khía cạnh
VAMC nhƣ một trong các giải pháp xử lý nợ xấu mà không nghiên cứu chuyên sâu về
hoạt động của VAMC. Đối với việc nghiên cứu về mô hình của VAMC, hoạt động xử lý
nợ xấu của VAMC mới chỉ có một số bài nghiên cứu trao đổi (nhƣ bài nghiên cứu:
VAMC – Nét đặc trưng về xử lý nợ xấu của ThS Nguyễn Thanh Dƣơng đăng trên báo
Phát triển và Hội nhập số 13 (23) – Tháng 11-12/2013), một số công trình tiểu luận,
khóa luận, luận văn cao học (nhƣ tiểu luận với đề tài: “Dự án thành lập Công ty VAMC”
do một nhóm các bạn học viên cao học Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh dƣới sự hƣớng
dẫn của PGS. TS. Trƣơng Quang Thông; khóa luận với đề tài “Pháp luật về xử lý nợ xấu
của ngân hàng thương mại tại Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt
Nam” của Đoàn Thảo Nguyên dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Lê Thị Thu Thủy.),
ngoài ra, chƣa có công trình nghiên cứu cấp bộ ngành và cơ quan chức năng nào đi sâu
nghiên cứu về đề tài này. Do đó, đề tài này phần nào đáp ứng tính cần thiết của việc
nghiên cứu trong tình hình hiện nay, khi mà VAMC đã đi vào hoạt động đƣợc hơn 1 năm
và các quy định pháp lý đối với hoạt động của VAMC đang bộc lộ nhiều bất cập, cần
thiết phải sửa đổi, bổ sung theo hƣớng tạo sự chủ động, trao quyền hạn phù hợp cho
VAMC xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã mua, nâng cao sự minh
bạch trong hoạt động mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt và mua nợ xấu theo giá trị thị
trƣờng. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề này mang ý nghĩa luận thực tiễn
sâu sắc.
Đề tài mang ý nghĩa lý luận cho việc hoàn thiện môi trƣờng pháp lý đầy đủ, phù
hợp với đòi hỏi thực tiễn, những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả
thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động
của VAMC cũng nhƣ các giải pháp nhằm tạo hiệu quả trong việc xử lý nợ xấu của
VAMC. Tác giả hy vọng rằng với sự đầu tƣ thích đáng, kết quả nghiên cứu sẽ là một tài
liệu tham khảo có giá trị nhất định.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung, các văn bản hƣớng dẫn thi hành,
trong đó có các Nghị định của Chính phủ, Thông tƣ của NHNN, các văn bản hƣớng dẫn
các vấn đề liên quan của các bộ về mô hình và hoạt động quản lý tài sản của VAMC.
Trong nội dung trình bày tác giả sẽ đƣa ra những nhận xét, đánh giá việc áp dụng các quy
định của pháp luật có liên quan đến mô hình hoạt động của VAMC, so sánh với quy định
của pháp luật Malaysia về mô hình hoạt động của Danaharta, đánh giá thành tựu đạt đƣợc
cũng nhƣ các vƣớng mắc, bất cập phát sinh để từ đó nêu lên những kiến nghị, giải pháp
có thể áp dụng cho VAMC.
Với mục đích trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về khái niệm quản lý tài sản, loại hình
công ty quản lý tài sản quốc gia.
- Nghiên cứu và làm sáng tỏ các tiền đề dẫn đến sự hình thành mô hình công ty
quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam và Malaysia.
- Nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành về VAMC, pháp luật Malaysia về Danaharta để so sánh điểm tƣơng đồng, khác biệt
cũng nhƣ đánh giá mô hình cơ cấu tổ chức, hoạt động quản lý tài sản và xử lý nợ xấu của
VAMC và Danaharta.
- Nghiên cứu, tổng kết thành tựu hoạt động của VAMC, Danaharta để rút ra bài
học kinh nghiệm cho VAMC; đồng thời đánh giá nghiêm túc thực trạng, hạn chế, bất cập,
vƣớng mắc trong hoạt động của VAMC.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện môi trƣơng pháp lý, cải tiến để nâng cao hiệu
quả hoạt động của VAMC.
4. Đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật
Việt Nam và Malaysia về mô hình và hoạt động quản lý tài sản, xử lý nợ xấu của VAMC
và Danaharta; phân tích thực trạng nợ xấu hiện nay trong hoạt động ngân hàng hiện nay;
phân tích các yếu tố hình thành mô hình VAMC; so sánh và tổng kết thực tiễn kết quả
hoạt động quản lý tài sản và xử lý nợ xấu của VAMC và Danaharta để từ đó chỉ ra những
hạn chế, vƣớng mắc cần phải tháo gỡ và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện khung
pháp lý cho hoạt động của VAMC, đảm bảo quá trình hoạt động hiệu quả và khả thi, phù
hợp với thực trạng và đặc điểm thị trƣờng ngân hàng Việt Nam.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Quá trình xây dựng Luận văn sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu khoa học để phân tích, lý luận và luận giải thực tiễn nhƣ phép duy vật biện chứng,
phƣơng pháp thống kết, các học thuyết kinh tế, đồng thời vận dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật, những quan điểm cơ bản của
Đảng và Nhà nƣớc ta trong sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích, so sánh các quy định của pháp luật và thực
tiễn hoạt động của VAMC; kết hợp với khảo sát, tham khảo các bài nghiên cứu trao đổi
trong thực tiễn, phỏng vấn, tổng hợp trên cơ sở đó rút ra những bất cập trong các quy định
của pháp luật Việt Nam về mô hình hoạt động VAMC, thực tiễn áp dụng, từ đó đƣa ra một
số kiến nghị về hoàn thiện khung pháp lý, các giải pháp thực tế nhằm đóng góp vào việc
nâng cao hiệu quả hoạt động của VAMC, đáp ứng mục tiêu kinh tế của quốc gia.
5. Đóng góp của luận văn
Thực tế hiện nay có rất ít các công trình khoa học nghiên cứu toàn diện về mô
hình hoạt động của VAMC và có so sánh với mô hình tƣơng tự của quốc gia khác. Luận
văn “So sánh pháp luật Việt Nam và Malaysia về mô hình quản lý tài sản của các tổ chức
tín dụng” nghiên cứu mô hình hoạt động của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín
dụng tại Việt Nam và Malaysia một cách toàn diện về lý luận cũng nhƣ về thực tiễn; từ
việc tìm hiểu, nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, hoạt động xử lý nợ xấu cũng nhƣ thực tiễn
kết quả hoạt động của hai mô hình công ty xử lý nợ tại Việt Nam và Malaysia. Trên cơ sở
đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động
VAMC. Hơn nữa luận văn còn góp phần nâng cao nhận thức của việc xử lý tốt các vấn đề
liên quan đến VAMC đặc biệt trong giai đoạn phục hồi, tăng trƣởng kinh tế và hội nhập
quốc tế hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung
của luận văn gồm có 03 chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý tài sản, sự hình thành công ty
quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về thành lập và hoạt động của VAMC và so
sánh với mô hình của Malaysia.
Chương 3: Định hƣớng hoàn thiện và một số kiến nghị pháp luật điều chỉnh về
tổ chức và hoạt động của VAMC.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN,
SỰ HÌNH THÀNH CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA
CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM VÀ MALAYSIA
1.1. Khái quát các vấn đề lý luận về quản lý tài sản và các loại hình Công ty
quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng
1.1.1. Khái niệm về quản lý tài sản
Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản (Điều 163 Bộ luật
Dân sự 2005). Chủ sở hữu tài sản có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản
đồng thời phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu hủy hoặc bị hƣ hỏng do sự kiện bất khả
kháng.
Tài sản là vật bao gồm bất động sản (đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với
đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó. Còn tài sản là động sản là
những tài sản không phải là bất động sản.
Hiện nay, pháp luật không có một khái niệm cụ thể về quản lý tài sản để có thể xác
định cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý tài sản là gì. Tuy nhiên, theo thực tế phát triển nghề
nghiệp hiện nay (trên một số website về hƣớng nghiệp:hieuhoc.com.), quản lý tài sản
đang đƣợc xác định là một hoạt động của các nhà tƣ vấn giúp cho các khách hàng của
mình trong đó bao gồm các cá nhân hay tổ chức hoạch định đƣợc nguồn tài sản của mình,
biết cách quản lý, sử dụng tài sản, biến tài sản đó thành tài nguyên sống, sinh lời đem lại
lợi nhuận cho chính ngƣời sở hữu của nó.
Quản lý tài sản có thể hiểu đơn thuần là một hoạt động quản lý tài sản giúp cho
chủ sở hữu tài sản trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ tài sản và ngƣời đƣợc giao quản lý tài
sản, ngƣời quản lý tài sản sẽ thực hiện quản lý tài sản cho chủ tài sản theo các mục đích
mà chủ tài sản hƣớng tới, có thể chỉ là hoạt động trông hộ, giữ gìn giúp bảo vệ sự
nguyên vẹn của tài sản, nhƣng cũng có thể ngƣời quản lý sẽ đƣợc chủ sở hữu tài sản
giao khai thác, sử dụng tài sản đem lại lợi nhuận cho chủ sở hữu tài sản.
Theo cách hiểu trên, vai trò của ngƣời quản lý tài sản không chỉ dừng lại ở việc
bảo đảm sự vẹn toàn của tài sản đƣợc giao quản lý mà còn phải có định hƣớng, tƣ vấn
cách quản lý, sử dụng để đem lại lợi ích cho ngƣời có tài sản. Việc giao tài sản cho ngƣời
khác quản lý tức là giao quyền chiếm hữu (nắm giữ, quản lý tài sản) tài sản cho ngƣời
quản lý tài sản.
Mọi hoạt động quản lý (bao gồm cả quản lý tài sản) phải do 4 yếu tố cơ bản sau
cấu thành: Chủ thể quản lý (ai quản lý); Khách thể quản lý (quản lý cái gì); Mục đích
quản lý (quản lý vì cái gì); Môi trƣờng và điều kiện tổ chức quản lý (quản lý trong hoàn
cảnh nào).
Với sự phát triển nhanh và mạnh của hệ thống ngân hàng, nhu cầu quản lý tài sản
của các TCTD trở nên cấp thiết, ban đầu tài sản quản lý chủ yếu là tài sản bảo đảm cho
các khoản cấp tín dụng tại TCTD. Từ năm 2001, mô hình công ty quản lý nợ và khai thác
của các TCTD đã có cơ chế pháp lý để ra đời, các TCTD lần lƣợt thành lập các công ty
quản lý nợ và khai thác tài sản của mình (AMC), đây là loại hình công ty trực thuộc
TCTD (TCTD nắm 100% vốn điều lệ) hoạt động theo loại hình Công ty TNHH một
thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu. Theo Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của
công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thƣơng mại ban hành theo
Quyết định số 1390/2001/QĐ-NHNN ngày 7/11/2001 của NHNN thì các Công ty AMC
đƣợc thực hiện các hoạt động nhƣ: Tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng (bao gồm:
nợ có tài sản bảo đảm và nợ không có tài sản bảo đảm) và tài sản bảo đảm nợ vay (tài sản
thế chấp, cầm cố; tài sản gán nợ; tài sản Toà án giao ngân hàng) liên quan đến các khoản
nợ để xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất; Chủ động bán các tài sản bảo đảm nợ vay thuộc
quyền định đoạt của ngân hàng thƣơng mại theo giá thị trƣờng (giá bán tài sản có thể cao
hoặc thấp hơn giá trị nợ tồn đọng) theo hình thức sau: Tự bán công khai trên thị trƣờng;
Bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; Bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà
nƣớc (khi đƣợc thành lập); Cơ cấu lại nợ tồn đọng bằng các biện pháp: giãn nợ, miễn
giảm lãi suất, đầu tƣ thêm, chuyển đổi nợ thành vốn góp; Xử lý tài sản bảo đảm nợ vay
bằng các biện pháp thích hợp: cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai
thác kinh doanh, góp vốn, liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ; Mua, bán nợ tồn đọng
của tổ chức tín dụng khác, của các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng
thƣơng mại khác theo quy định của pháp luật.
Theo thống kê của PG Bank, hiện nay có hơn 30 AMC trực thuộc NHTM. Bên
cạnh đó, có một số NHTM đã đƣợc NHNN chấp thuận thành lập AMC nhƣng AMC chƣa
chính thức đi vào hoạt động (Habubank, VietABank, Vietbank, Seabank). AMC quản lý
chủ yếu các khoản nợ tồn đọng và tài sản bảo đảm nợ vay cho TCTD. Thực tế, bất cập
đối với các hoạt động của AMC là chỉ đƣợc mua bán nợ tồn đọng của TCTD khác mà
không đƣợc mua bán nợ của chính TCTD thành lập ra AMC, điều này thể hiện chính
sách của Nhà nƣớc không muốn AMC trở thành “sân sau” của TCTD, trở thành nơi mà
TCTD chuyển giao, mua bán nợ xấu nhằm làm sạch số liệu nợ xấu. Chính vì điều này đã
khiến cho các TCTD không giải quyết đƣợc triệt để vấn đề nợ xấu, hoạt động của các
AMC của các TCTD hiện nay chủ yếu liên quan đến quản lý tài sản bảo đảm, do đó, nhu
cầu về việc phải có một công ty quản lý tài sản chung cho các TCTD, là nơi TCTD có thể
mua bán nợ, chuyển giao quản lý khoản nợ.
Với tất cả các cơ sở lý luận cơ bản nêu trên, hoạt động quản lý tài sản của các
TCTD của VAMC đƣợc hiểu rất rộng, bao gồm quản lý các loại tài sản do TCTD giao
quản lý. Tuy nhiên, mục tiêu và tiền đề dẫn đến việc hình thành mô hình VAMC chỉ là
giải quyết vấn đề nợ xấu, và trong bối cảnh kinh tế xã hội cũng nhƣ hoạt động của các
TCTD hiện nay thì nhu cầu quản lý tài sản của TCTD chỉ là quản lý khoản nợ xấu.
Nhƣ vậy, VAMC ra đời với mục đích hoạt động chính là quản lý tài sản cho các
TCTD, có nghĩa chỉ thực hiện chức năng quyền chiếm hữu đối với tài sản, không chịu rủi
ro đối với tài sản đƣợc giao quản lý. Đặc biệt, mặc dù khái niệm tài sản rất rộng và VAMC
có tên gọi là “Công ty quản lý tài sản của các TCTD”, nhƣng thực tế, VAMC chỉ quản lý
các tài sản là các khoản nợ xấu của TCTD, các khoản nợ xấu này có thể bao gồm tài sản
bảo đảm là bất động sản, động sản và quyền tài sản . Vấn đề là với thực tiễn hoạt động
hiện nay, vai trò của VAMC với tƣ cách là ngƣời quản lý tài sản cho các TCTD nhƣ thế
nào, VAMC chỉ đảm bảo sự nguyên vẹn của tài sản đƣợc giao quản lý hay còn có các biện
pháp quản lý và khai thác cũng nhƣ xử lý các khoản nợ xấu để mang lợi ích cho các TCTD.
Để trả lời câu hỏi này, tác giả đã phân tích rõ thực trạng hoạt động của VAMC tại Chƣơng
II của Luận văn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Vũ Đình Ánh (2001), Viện nghiên cứu tài chính - Bộ tài chính: An ninh tài chính
đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng, tr.71-100, NXB Tài chính.
2. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày 8/2/2013 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện gia hạn, giảm một số khoản thu Ngân sách Nhà nước theo
Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ
khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, Hà Nội.
3. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ về một số
giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết
nợ xấu, Hà Nội.
4. Chính phủ (2013), Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ về
thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín
dụng Việt Nam, Hà Nội.
5. Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (2014), Công văn số 435/VAMC-
HCNS ngày 15/7/2014 của VAMC gửi Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng về
việc rà soát các vướng mắc về cơ chế, chính sách trong hoạt động của VAMC và
vướng mắc thi hành Nghị định 53/2013/NĐ-CP, Thông tư 19/2013/TT-NHNN, Hà
Nội.
6. Goyal S. (2011), Tái cấu trúc ngân hàng có vấn đề - Các bài học kinh nghiệm
từ toàn cầu,
2011/12/22/2.3.%20Hoi%20thao%20HDQG_Bai%20trinh%20bay%20Sameer_V.
7. Halongman (2008), “Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu”, Tạp chí ngân hàng, (5).
8. Đào Thị Hồ Hƣơng (2012), Những vấn đề cần lưu ý trong việc xử lý nợ xấu tại Việt
Nam, (
no-xau-tai-Viet-Nam.html).
9. Nguyễn Đức Hƣởng (chủ biên) (2009), Khủng hoảng tài chính toàn cầu – Thách
thức với Việt Nam do, NXB Thanh Niên – Hà Nội.
10. Nguyễn Đại Lai (2013), “Làm gì để xử lý nợ xấu”, Tạp chí Cộng sản, (05/01/2013).
11. Phƣơng Mai, Lê Xuân Nghĩa (2011), Hiệu ứng kỹ thuật của VAMC sẽ ảnh hưởng
mạnh đến các ngân hàng yếu kém.
12. Phạm Hồng Mạnh (2013), “Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam – thách thức và
khuyến nghị”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, (85), tr.03-10.
13. Malaysia (1998), Luật số 587 – Đạo luật năm 1998 về Công ty Quản lý tài sản
Quốc Gia Danaharta Nasional Berhad, (ngày 1/9/1998).
14. Ngân hàng Nhà nƣớc (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức
tín dụng, Hà Nội.
15. Ngân hàng Nhà nƣớc (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy
định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong
hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN, Hà Nội.
16. Ngân hàng Nhà nƣớc (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt
động của tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, Hà Nội.
17. Ngân hàng Nhà nƣớc (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương
pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt
động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
18. Ngân hàng Nhà nƣớc (2013), Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 6/9/2013 của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công
ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Hà Nội.
19. Ngân hàng Nhà nƣớc (2013), Thông tư số 20/2013/TT-NHNN ngày 9/9/2013 quy
định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài
sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Hà Nội.
20. Ngân hàng Nhà nƣớc (2013), Tờ trình của NHNN trình Chính phủ về việc sửa đổi
bổ sung Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt
động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
21. Ngân hàng nhà nƣớc (2014), Báo cáo tổng hợp: Việt Nam Thu thập thông tin và
khảo sát Nợ xấu và Tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp gửi cho Cơ quan hợp tác
quốc tế Nhật Bản (JICA), (tháng 3/2014).
22. Ngân hàng Trung ƣơng Malaysia (2014), Các tài liệu tổng hợp ngày 26/3/2014 về:
Kinh nghiệm của Danaharta; Vai trò của Ngân hàng TW Malaysia trong việc giải
quyết nợ xấu và tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém; Bài trình bày về Công ty Quản
lý nợ xấu của Malaysia.
23. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
24. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, Hà Nội.
25. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010, Hà Nội.
26. Lê Thanh (2013), Không phát hành tiền để mua nợ xấu, (
te/550014/khong-phat-hanh-tien-de-mua-no-xau.html).
27. Nguyễn Thị Kim Thanh (2012) “Lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam”, Tạp
chí Tài chính, (11).
28. Thi Thơ (2013), Cần cơ chế đặc biệt cho VAMC,
20130529085321278p0c1014/can-co-che-dac-biet-cho-vamc.html).
29. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại, (tr.394 - 397), NXB
Thống kê.
30. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣớc CIEM (Central Institute for Economic
Managament) (2013), Giải quyết nợ xấu – vấn đề mấu chốt trong tái cơ cấu hệ
thống ngân hàng, Trung tâm thông tin tƣ liệu số 1/2013.
II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
31. Basel Committee on Banking Supervision, 2002.
32. Fung B., George J., Hohl S., Ma G. (2004), Public Asset Management Companies in
East Asia – A Comparative Study, www.bis.org/fsi/fsipaper03.pdf.
33. Guonan Ma and Ben SC Fung 2002 and Guifen Pei and Sayuri Shirai 2004.
34. IMF’s Compilation Guide on Financial Southness Indicators, 2004.
35. Ingves S., Seelig A.S. HeD. (2004), Issues in the Establishment of Asset
Managament Companies, IMF Policy Dicussion Paper,
www.imf.org/external/pubs/if/pdp/2004/pdp03.pdf.
36. Inoguchi M. (2012), “Nonperforming Loans and Public Asset Managament Companies
in Malaysia and Thailand”, Asia Pacific Economic Paper, Np. 398.
37. Klingebiel D. (2000), Theo Use of Asset Managament Companies in the Resolution
of banking Crises: Cross – Country Experience,
bank.org/content/workingpaper/10.1596/1813-9450-2284.
III. CÁC BÀI BÁO TRÊN WEBSITE VÀ CÁC WEBSITE
38.
39.
40.
Viet-Nam-va-giai-phap-thao-go/16290.tctc.
41.
=CNTHWEBAP0116211749801&_afrLoop=1271863605547600&_afrWindowMo
de=0&_afrWindowId=19omjla921_498#%40%3F_afrWindowId%3D19omjla921_
498%26_afrLoop%3D1271863605547600%26dDocName%3DCNTHWEBAP0116
211749801%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3D19omjla921_562.
42.
vi-mo.htm.
43.
44.
mua/34169.tctc.
45.
46.
2397&item_id=102716850&p_details=1.
47.
48.
20080817043834531ca0.chn.
49.
50.
51.
52.
53.
54.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004850_3574.pdf