Hoàn thiện thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức nói chung
và công chức cấp huyện nói riêng tại huyện Phú Xuyên là một nhiệm
vụ rất quan trọng trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
thúc đẩy nhanh tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước nhằm
thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ công chức có đủ phẩm chất, năng
lực, trình độ đáp ứng những đòi hỏi của thời kỳ CNH, HĐH đất
nước.
Trên cơ sở khoa học, luận văn đã tập trung làm rõ những vấn
đề lý luận chung nhất của thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp
huyện: đưa ra quan niệm về công chức, quan niệm về đào tạo, bồi
dưỡng, vai trò của đào tạo, bồi dưỡng, quan niệm về thể chế đào tạo,
bồi dưỡng công chức cấp huyện, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng tới
thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện.
Trên cơ sở những kiến thức lý luận chung nhất về thế chế
đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện, từ đó luận văn đưa ra
những đánh giá thực trạng thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp
huyện tại huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở
đánh giá thực trạng thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện
tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội, chỉ ra những ưu và nhược điểm và
nguyên nhân; luận văn đã xây dựng hai nhóm giải pháp nhằm hoàn
thiện thế chế đào tạo, bồi dưỡng công chức nói chung và công chức
cấp huyện tại huyện Phú Xuyên nói riêng. Đây chính là hành lang
pháp lý cho việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, với mục đích tạo ra
đội ngũ công chức có năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu
cầu công việc, nâng cao hiệu quả công vụ trong thời gian tới tại
huyện Phú Xuyên nói riêng và cả nước nói chung.
25 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện - Từ thực tiễn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
................./................
BỘ NỘI VỤ
...../.....
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HOÀNG THỊ THU
THỂ CHẾ ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC
CẤP HUYỆN - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN PHÚ XUYÊN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60.34.04.03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI - NĂM 2017
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, công chức là một
nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng nền công vụ, cải cách hành
chính, bộ máy nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tích cực, chủ động hội nhập
sâu vào khu vực và toàn cầu. Bởi lẽ trong hoạt động của các cơ quan
nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò đặc biệt quan trọng,
họ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân thông qua việc đảm
bảo thực hiện thành công các chủ trương, chính sách đường lối của
Đảng, Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, quốc
phòng, an ninh. Hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước từ
Trung ương đến địa phương có thể nói chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố
đó là hệ thống pháp luật và năng lực, trình độ của đội ngũ công chức
thực thi nhiệm vụ.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy cơ quan nhà
nước thì yêu cầu cần có một khung pháp lý hoàn thiện, đồng thời
việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò đặc biệt
quan trọng và cần thiết, để đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày
càng cao của đất nước trong tình hình mới. Nhằm thực hiện mục tiêu
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất năng lực và
trình độ đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất
nước, Chương trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2011- 2020 đã đề ra: " Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức bằng các hình thức phù hợp, có hiệu quả".
Mục đích xây dựng được đội ngũ công chức, viên chức thực sự có
năng lực biết giải quyết các vấn đề được giao trên nguyên tắc kết
2
quả, hiệu quả, chất lượng. Để xây dựng một nền hành chính thống
nhất, năng động và hiệu quả, chúng ta cần có một đội ngũ công chức
có năng lực có phẩm chất trong sạch không quan liêu, không tham
nhũng và tận tụy với công việc.
Đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) công chức là nhiệm vụ thường
xuyên có ý nghĩa quan trọng góp phần tích cực trong việc nâng cao
trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm
việc của công chức hướng tới mục tiêu tạo được sự thay đổi về chất
trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Tại Đại hội X của Đảng đã chỉ
ra: "... Một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiếu
yếu kém, bất cập về trình độ chuyên môn và năng lực điều hành công
việc, chưa tương xứng với cương vị và trách nhiệm được giao; một
số không ít cán bộ thoái hóa về phẩm chất chạy theo sự cám dỗ vật
chất, sống thực dụng, cửa quyền, hối lộ, sách nhiễu, tham nhũng ...
ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của Đảng và Nhà nước, gây cản trở
cho sự nghiệp phát triển của đất nước". Vì vậy, để hạn chế thực
trạng này, thì công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức luôn
được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chỉ đạo nhằm xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức vững mạnh, trong sạch và chuyên nghiệp
xứng đáng là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Đội ngũ công chức ở nước ta hiện nay là một lực lượng khá
đông đảo, có sức đóng góp tích cực vào hiệu quả hoạt động của cơ
quan nhà nước, có vai trò quan trọng và quyết định đối với sự nghiệp
đổi mới đất nước. Nhưng trên thực tế cho thấy đội ngũ công chức ở
nước ta mới chỉ đông đảo về số lượng mà chưa thật sự có đội ngũ
công chức chất lượng, có trình độ cao, chuyên sâu trong các lĩnh vực,
do đó đội ngũ công chức hiện nay còn chưa ngang tầm với đòi hỏi
của thời kỳ đổi mới.
3
Giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải quan tâm đến công tác
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là cần có một
thể chế hoàn thiện về công tác nhằm phát huy tối đa hiệu quả của
công tác này, có thể tạo ra đội ngũ công chức có đầy đủ phẩm chất
và trình độ đáp ứng được nhu cầu đổi mới đất nước.
Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên (UBND) là đơn vị hành
chính cấp địa phương, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của UBND
Thành phố Hà Nội, góp phần vào quá trình phát triển chung của đất
nước. Để thực hiện được mục tiêu đó, đòi hỏi đội ngũ công chức của
huyện phải có năng lực, trình độ ngày càng cao đáp ứng được những
thay đổi trong tình hình mới.
Trong những năm qua, mặc dù nhận được sự quan tâm của
các cấp chính quyền về công tác ĐTBD công chức huyện, nhưng
xét về mặt thực tế thì công tác này chưa thực sự đem lại hiệu quả
cao tại huyện, công tác ĐTBD công chức còn diễn ra một cách
chồng chéo giữa các cơ quan thuộc khối Đảng và khối Nhà nước.
Việc ĐTBD công chức của huyện còn quan tâm đến số lượng chứ
chưa chú trọng đến chất lượng của các lớp ĐTBD, chưa tuân thủ
theo các quy định của hệ thống văn bản pháp luật liên quan về công
tác ĐTBD công chức.
Trước những bất cập trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công
chức của huyện Phú Xuyên đang đặt ra những yêu cầu cần giải
quyết, nghiên cứu trên phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn.
Đặc biệt là việc thực hiện công tác ĐTBD theo những quy định của
pháp luật là việc làm cần thiết. Ý thức được tầm quan trọng của hệ
thống các văn bản pháp luật về công tác ĐTBD công chức cấp huyện
hiện nay, tác giả lựa chọn đề tài: "Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công
4
chức cấp huyện - từ thực tiễn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà
Nội" làm luận văn tốt nghiệp cao học. Hy vọng kết quả nghiên cứu
của luận văn sẽ góp phần vào việc thực hiện và hoàn thiện thể chế
đào tạo, bồi dưỡng công chức huyện Phú Xuyên, nhằm nâng cao
trình độ năng lực, chuyên môn, phẩm chất của đội ngũ công chức
huyện đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện trong tình hình mới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam, trong những năm qua vấn đề về đào tạo, bồi
dưỡng công chức đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu, tiêu biểu như:
- Tác giả Nguyễn Ngọc Vân: " Cơ sở khoa học của đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính theo nhu cầu công việc" đề
tài đã nghiên cứu khái quát về thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức ở Việt Nam. Tác giả cũng đã đưa ra
được những giải pháp nhằm nâng cao cao hiệu quả của công tác đào
tạo, bồi dưỡng. Nghiên cứu sâu về tình hình đào tạo, bồi dưỡng theo
vị trí việc làm tại Việt Nam, những lý luận và thực tiễn nghiên cứu
của đề tài là nguồn tài liệu vô cùng quý giá cho các nhà nghiên cứu
về sau khi nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức;
Tác giả Ngô Thành Can (2014), Đào tạo, bồi dưỡng phát
triển nguồn nhân lực trong khu vực công, Nxb Lao động, Hà Nội.
Thông qua nội dung của tác phẩm, tác gải đã phân tích, đánh giá về
những nội dung học tập và phát triển nhân lực; đào tạo, bồi dưỡng
trong khu vực công; xác định nhu cầu đào tạo; xây dựng kế hoạch
đào tạo; thực hiện kế hoạch đào tạo; đánh giá đào tạo; phương pháp
đào tạo và trang thiết bị đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong khu
vực công.
5
Luận án tiến sĩ của tác giả Lại Đức Vương (2009), Quản lý
nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính trong giai
đoạn hiện nay. Tác giả luận án phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận
của công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức hành
chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; từ đó tác giả đã đưa ra
những đánh giá, kết luận về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng
công chức hành chính và quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng
công chức hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; xác định
mục tiêu, phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về
đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
Luận văn Thạc sỹ của tác giả Phạm Thị Thu Hằng (2013),
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức tỉnh Nam Định. Tác giả Luận văn đã đánh giá được thực trạng
công tác Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ công chức tỉnh Nam Định. Đồng thời góp phần nhằm nâng cao
nhận thức về vị trí, vai trò cán bộ, công chức; vị trí, vai trò của hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Từ đó đưa ra những giải
pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo
bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh.
Đề tài Khoa học cấp Bộ của Ban Tổ chức Trung ương (1999
- 2000), Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố trong hệ
thống chính trị ở nước ta hiện nay. Đề tài đánh giá thực trạng hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố trong hệ thống
chính trị ở Việt Nam; đề xuất giải pháp đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo
cấp tỉnh, thành phố trong hệ thống chính trịở Việt Nam trong thời
gian tiếp theo.
6
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác liên quan
như:
- Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Văn Luân (2013),
Đánh giá tác động của đào tạo, bồi dưỡng đến chất lượng công chức
hành chính nhà nước qua thực tế tỉnh Hải Dương;
- Luận văn Thạc sỹ của tác giả Ngô Thị Thu Minh (2012),
Đào tạo, bồi dưỡng công chức các cơ quan hành chính nhà nước ở
tỉnh Hà Nam;
- Luận văn Thạc sỹ Quản lý công của tác giả Nguyễn Công
Toán (2013), Đào tạo bồi dưỡng công chức hành chính theo vị trí
việc làm ở Việt Nam hiện nay.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập trực
tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều nội dung về đào tạo, bồi dưỡng công
chức, viên chức ở những mức độ và phạm vi khác nhau, tương ứng
khoảng thời gian nhất định và giải quyết được những vấn đề được
đặt ra. Các công trình nghiên cứu cũng đã góp phần làm sáng tỏ cơ
sở lý luận về công tác ĐTBD công chức và các nguyên tắc cơ bản
khi thực hiện ĐTBD công chức
Từ những công trình nghiên cứu trên ta có thể rút ra những
điểm như:
Thứ nhất: Các công trình nghiên cứu nghiêng về hướng tiếp
cận từ nền hành chính nhà nước, dựa trên quan điểm của Quản lý
hành chính nhà nước về công tác ĐTBD công chức; Trong các đề tài
nghiên cứu trên ít hoặc không thấy các công trình tiếp cận, nghiên
cứu chuyên sâu về thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Thứ hai: Các công trình nghiên cứu thường tập trung nghiên
cứu công tác ĐTBD ở phạm vi khá rộng, chưa đi vào nghiên cứu tại
đơn vị hành chính địa phương cụ thể là cấp huyện. Trong khi đó đội
7
ngũ công chức cấp huyện có vai trò quan trọng trong hệ thống chính
trị ở nước ta;
Thứ ba: Các công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả công
tác ĐTBD công chức dựa trên hiệu quả hoạt động công vụ của bộ
máy hành chính nhà nước; ít quan tâm tới tác động của hệ thống các
văn bản pháp luật, thể chế liên quan đến hiệu quả của công tác
ĐTBD;
Từ những điểm trên, với đề tài nghiên cứu "Thể chế đào tạo,
bồi dưỡng công chức cấp huyện – từ thực tiễn huyện Phú Xuyên” tác
giả tiếp tục nghiên cứu về công tác ĐTBD công chức nhưng với cách
tiếp cận mới:
Thứ nhất: Nghiên cứu công tác ĐTBD công chức dưới góc
nhìn của luật pháp, đó là hệ thống các văn bản pháp luật, thể chế về
ĐTBD và việc triển khai nó trong công tác ĐTBD công chức cấp
huyện;
Thứ hai: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thể chế ĐTBD
công chức cấp huyện tại một địa phương cụ thể;
Thứ ba: Qua quá trình nghiên cứu luận văn đưa ra những
giải pháp để hoàn thiện thể chế ĐTBD công chức cấp huyện.
Đối với địa phương, đây cũng là công trình nghiên cứu đầu
tiên của huyện Phú Xuyên về việc thực hiện thể chế trong công tác
ĐTBD công chức của huyện.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích
Từ thực trạng và nguyên nhân tồn tại của việc thực hiện Thể
chế ĐTBD công chức huyện Phú Xuyên đưa ra những giải pháp
hoàn thiện thể chế ĐTBD công chức cấp huyện nói chung và của
huyện Phú Xuyên nói riêng.
8
- Nhiệm vụ
Hệ thống hoá cơ sở lý luận khoa học về thể chế ĐTBD công
chức cấp huyện;
Đánh giá thực trạng thể chế ĐTBD công chức huyện Phú
Xuyên, chỉ ra những kết quả, hạn chế thực hiện thể chế ĐTBD công
chức huyện;
Đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện thể chế ĐTBD công
chức cấp huyện đáp ứng nhu cầu thực thi công vụ trong tình hình
mới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thể chế đào tạo, bồi dưỡng
công chức cấp huyện - từ thực tiễn huyện Phú Xuyên, thành phố
Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi đối tượng và không gian: dưới góc độ của khoa học
Quản lý công, đề tài tập trung nghiên cứu về thể chế đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện và đánh giá kết quả thực hiện
thể chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện Phú Xuyên từ
năm 2012 đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa
Mác-LeNin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác đào tạo, bồi
dưỡng công chức. Hệ thống các văn bản pháp luật về công tác ĐTBD
công chức. Kế thừa và chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài.
9
- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kế thừa: Luận văn sử dụng kết quả nghiên cứu
và số liệu từ các công trình khoa học có liên quan đến việc ĐTBD
công chức nói chung và huyện Phú Xuyên nói riêng.
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Luận văn phân
tích, hệ thống hóa số liệu về thể chế công tác ĐTBD công chức
huyện Phú Xuyên;
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Luận văn sử dụng phương
pháp nghiên cứu tài liệu để đưa ra những cơ sở lý luận khoa học về
thể chế ĐTBD công chức cấp huyện.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Về lý luận
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về thể chế ĐTBD công
chức cấp huyện;
Nghiên cứu thể chế ĐTBD công chức huyện Phú Xuyên
nhằm đưa ra các các giải pháp hoàn thiện thể chế ĐTBD công chức
của huyện trong tình hình mới;
- Về thực tiễn: Nghiên cứu của đề tài góp phần đổi mới
nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện
Phú Xuyên về ĐTBD công chức huyện theo các văn bản pháp luật.
Giúp các nhà lãnh đạo có được cái nhìn tổng thể về vai trò tầm quan
trọng của thể chế ĐTBD công chức từ đó đưa ra các giải pháp trong
việc sử dụng công chức trong thực thi công vụ đạt hiệu quả hơn, và
được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thể chế đào tạo, bồi dưỡng công
chức cấp huyện
10
Chương 2: Thực trạng thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức
cấp huyện tại huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Phương hướng và Giải pháp hoàn thiện thể chế
đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện Phú
Xuyên, thành phố Hà Nội.
11
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ CHẾ ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG
CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN
1.1. Quan niệm về đào tạo, bồi dƣỡng công chức cấp huyện
1.1.1. Khái niệm về công chức và công chức cấp huyện
1.1.1.1. Khái niệm công chức
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức,
Luật số 22/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010 thì nước
ta quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ
nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp
tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà
không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải
là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý
của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công
lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với
công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công
lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
theo quy định của pháp luật.”
Để quy định cụ thể về công chức ngày 25 tháng 1 năm 2010,
Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2010/NĐ-CP, trong đó căn cứ
để xác định công chức là “Công chức là công dân Việt Nam, được
tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế,
hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật’’
12
1.1.1.2. Khái niệm về công chức cấp huyện
Công chức cấp huyện là công dân Việt Nam được tuyển
dụng giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ, làm việc trong các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Đặc điểm công chức cấp huyện:
- Công chức cấp huyện là những người làm việc trong hệ
thống cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện; được xếp vào
một ngạch công chức hành chính theo quy định của Chính phủ;
Được tuyển dụng theo Vị trí việc làm trong các cơ quan hành
chính cấp huyện.
- Hoạt động của công chức cấp huyện là hoạt động công vụ
trong lĩnh vực hành pháp. Hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành
pháp chiếm tỷ lệ lớn trong hệ thống các cơ quan nhà nước.
- Đội ngũ công chức cấp huyện phải thường xuyên tiếp xúc
với nhân dân nên đòi hỏi những phẩm chất và tinh thần phục vụ
cao hơn.
1.1.2. Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện
1.1.2.1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện
- Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện
Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện là một quá trình
nhằm trang bị cho đội ngũ công chức cấp huyện những kiến thức, kỹ
năng, hành vi cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
1.1.2.2. Đặc điểm của đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp
huyện
Thứ nhất, đào tạo, bồi dưỡng gắn với chức nghiệp và vị trí
việc làm của công chức cấp huyện.
13
Thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch, kế hoạch bố
trí, sử dụng công chức cấp huyện.
Thứ ba, đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện có nội dung
rộng và toàn diện.
Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng vừa là quyền lợi vừa là trách
nhiệm của công chức cấp huyện
1.2. Quan niệm về thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức
cấp huyện
1.2.1. Khái niệm thể chế, thể chế đào tạo, bồi dưỡng công
chức cấp huyện
Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện là tập hợp
các văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan
hệ trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện do các cơ
quan nhà nước cấp trên và cấp huyện có thẩm quyền ban hành theo
đúng quy tắc, trình tự và thủ tục do luật định, mang tính quyền lực
nhà nước; buộc các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh phải thực
hiện, văn bản đó làm phát sinh các hệ quả pháp lý.
1.2.2. Vai trò của thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức
cấp huyện
- Vai trò của thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp
huyện trong việc thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ công chức
- Vai trò của thể chế về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp
huyện trong việc quản lý và sử dụng đội ngũ công chức
Một là, vai trò trong quản lý công chức của cơ quan nhà
nước.
Hai là, vai trò trong sử dụng đội ngũ công chức.
1.2.3. Cấu thành thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức
cấp huyện
14
1.2.3.1. Văn bản pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức
cấp huyện
Hệ thống văn bản QPPL về đào tạo, bồi dưỡng công chức
cấp huyện là tập hợp các văn bản chứa đựng các QPPL điều chỉnh
các quan hệ trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức do các cơ
quan cấp huyện có thẩm quyền ban hành theo đúng nguyên tắc, trình
tự và thủ tục do luật định, mang tính quyền lực nhà nước, buộc các
đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh phải thực hiện, văn bản đó làm
phát sinh các hệ quả pháp lý.
1.2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý đào tạo, bồi dưỡng công
chức cấp huyện
Cơ cấu tổ chức bộ máy Quản lý nhà nước (QLNN) về đào
tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện là hệ thống quản lý hoàn chỉnh
về cơ cấu tổ chức, xác định rõ chức năng nhiệm vụ và cơ chế hoạt
động của từng cơ quan trong hệ thống, đội ngũ chuyên gia và nhân
viên đang hoạt động trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu của hệ
thống đã đề ra.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thể chế đào tạo, bồi dƣỡng
công chức cấp huyện
1.3.1. Yếu tố nhận thức
1.3.2. Yếu tố chính trị
1.3.3. Yếu tố kinh tế xã hội
1.3.4. Yếu tố con người
1.3.5. Truyền thống, văn hóa, phong tục, tập quán
1.3.6. Yếu tố hội nhập khu vực và quốc tế
1.3.7. Năng lực lập pháp, lập quy
15
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VÀ THỂ CHẾ ĐÀO TẠO,
BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN PHÚ XUYÊN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Thực trạng đội ngũ công chức huyện Phú Xuyên, thành
phố Hà Nội
2.1.1. Khái quát về huyện Phú Xuyên
Huyện Phú Xuyên là đơn vị hành chính của Thủ đô, nằm ở
phía Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 40km; phía Bắc
giáp huyện Thường Tín; phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà
Nam; phía Đông giáp sông Hồng và huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng
Yên; phía Tây giáp huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Với vị trí địa lý như
vậy, huyện Phú Xuyên là cửa ngõ trong giao thương với các huyện
ngoại thành và các tỉnh phía Nam thành phố Hà Nội, đóng góp quan
trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của UBND huyện Phú
Xuyên
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Ủy ban nhân dân huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy
viên. Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện gồm các Ủy viên là người
đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy
viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. (theo Khoản 1,
Điều 27, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương )
2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của UBND huyện
Uỷ ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội là cơ
quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước cơ
16
quan nhà nước cấp trên. Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm
chấp hành Hiến Pháp, luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp
trên nhằm đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, chính sách, biện pháp
phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng và thực hiện
các chính sách khác trên địa bàn huyện. Ủy ban nhân dân huyện thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương, góp phần đảm bảo
sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước từ
trung ương đến cơ sở.
2.1.3. Đội ngũ công chức tại huyện Phú Xuyên
Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND
huyện trong những năm vừa qua, đội ngũ công chức huyện đã có sự
chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng góp phần thực
hiện các hiệu quả các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
- Cơ cấu giới tính: Giới tính của công chức tại UBND huyện
Phú Xuyên có phần chênh lệch, số lượng nam giới chiếm tỷ lệ nhiều
hơn 93 người (chiếm 64 %). Năm 2016, tổng số công chức của
huyện là 145 người trong đó 52 người là nữ giới.
- Trình độ chuyên môn: Số CB, CC có trình độ đại học tại
UBND huyện Phú Xuyên chiếm tỷ lệ lớn 69.7%, họ được đào tạo theo
đúng chuyên môn và phù hợp với lĩnh vực công tác.
- Trình độ tin học: Số công chức có trình độ Đại học, Trung
cấp là 24 người, chiếm tỷ lệ 16.6%; số công chức có chứng chỉ A trở
lên là 121 người chiếm 83.4%. (Nguồn: phòng Nội vụ huyện Phú
Xuyên năm 2016)
- Trình độ ngoại ngữ: số công chức huyện Phú Xuyên trình
độ Đại học trở lên là 2 người, tỷ lệ 1.4%; có chứng chỉ ngoại ngữ là
143 người, chiếm tỷ lệ 98.6% (Nguồn: phòng Nội vụ huyện Phú
Xuyên năm 2016)
17
- Lý luận chính trị
Số lượng công chức huyện Phú Xuyên có trình độ lý luận
chính trị: Cử nhân là 01 người, tỷ lệ 0,69%; Cao cấp lý luận chính trị
là 21 người, tỷ lệ 14,48%; Trung cấp lý luận 43 người, tỷ lệ 29,66%;
Sơ cấp chính trị 80 người, tỷ lệ 55,17%. (Nguồn: phòng Nội vụ
huyện Phú Xuyên năm 2016)
2.2. Thực trạng thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức
huyện Phú Xuyên
2.2.1. Quy định pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức
của Trung ương và địa phương
2.2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương
- Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức giai đoạn 2011-2015. Quyết định số 163/QĐ-TTg
ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025;
- Thông tư số 19/2014/TT-BNV Ngày 04/12/2014 Bộ
trưởng Bộ Nội vụ quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng
viên chức.
- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính
phủ về ĐTBD công chức.
2.2.1.2. Các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi
dưỡng công chức của thành phố Hà Nội và UBND huyện Phú Xuyên
- Quyết định số 781/2012/QĐ-UBND ngày 14/01/2012 của
UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015.
Quyết định số 2315/QĐ-UBND ngày 17/4/2017 của UBND
thành phố Hà Nội về phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng ĐTBD
18
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn
2016-2020.
- Nghị quyết Ðại hội đại biểu Ðảng bộ huyện Phú Xuyên lần
thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 – 2020, Chương trình 01 “Nâng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Tổ chức cơ sở Ðảng và chất lượng
đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện Phú Xuyên giai đoạn 2016 - 2020”;
- Chương trình 03 “ Ðẩy mạnh CCHC, nâng cao trách nhiệm
và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai
đoạn 2015 – 2020”.
- Đề án số 06-ĐA/HU ngày 16/3/2017 của Huyện ủy Phú
Xuyên về “ Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức huyện Phú Xuyên giai đoạn 2016 – 2020”
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo, bồi
dưỡng công chức cấp huyện tại huyện Phú Xuyên
Ở nước ta, chủ thể quản lý trong hoạt động quản lý nhà nước
được hiểu là hệ thống bộ máy quản lý hành chính nhà nước được
hình thành và thống nhất quản lý từ trung ương tới địa phương, từ
trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Cấp huyện: Phòng Nội vụ huyện Phú Xuyên có trách nhiệm
giúp UBND huyện quản lý công tác tổ chức, tuyển dụng, đào tạo,
điều động, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, nâng lương, kỷ luật và
thực hiện các chế độ, chính sách của nhà nước đối với cán bộ, công
chức, viên chức, cán bộ cơ sở theo phân cấp và theo quy định của
pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý chuyên môn của Sở Nội vụ .
2.2.3. Kết quả thực hiện quy định pháp luật của Trung
ương về đào tạo, bồi dưỡng công chức tại huyện Phú xuyên
2.2.3.1. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng
19
- Về việc thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính
trị và bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm:
+ Về lý luận chính trị:
Trong 5 năm 2011 đến 2016, huyện Phú Xuyên cử 21
– ;
–
–
+ Về kiến thức quản lý nhà nước:
lý nhà nước, kịp thời cập nhật các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trong
công tác quản lý nhà nước cũng như quản lý chuyên ngành cho cán
bộ, công chức, viên chức; huyện Phú Xuyên phối hợp với trường Đại
học Nội vụ tổ chức mở 02 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý hành
chính nhà nước chương trình Chuyên viên chính và Chuyên viên cho
161 người tham dự là
viên cao cấp. Cử 117 công chức cấp huyện, cấp
xã thi đỗ công chức tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý hành
chính nhà nước tại trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Hà Nội.
+ Về chuyên môn, nghiệp vụ:
Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, k
20
cao học, thạc sỹ 13 người; Đại học các chuyên ngành 323 người; Cao
đẳng 60 người, trung cấp 50 người.
+ Về ngoại ngữ, tin học
Về ngoại ngữ: bên cạnh việc cán bộ, công chức, viên chức tự
đào tạo để nâng cao trình độ ngoại ngữ theo các chương trình chứng
chỉ quốc gia (tập trung ở trình độ B và C), ngành giáo dục và đào tạo
huyện cũng tổ chức cử 150 giáo viên giảng dạy môn ngoại ngữ đi
học nâng cao trình độ ngoại ngữ đáp ứng kịp thời yêu cầu giảng dạy
Về tin học: ngoài việc tự nâng cao năng lực, trong thời gian
qua, huyện cũng đã triển khai chương trình tin học hóa công tác quản
lý nhà nước, do đó, hầu hết cán bộ, công chức trong các cơ quan
hành chính từ huyện đến xã đều sử dụng thành thạo tin học để tác
nghiệp. Trong năm năm huyện đã cử 1.150 lượt người tham dự các
khóa đào tạo nâng cao trình độ tin học.
- – an ninh:
- an ninh
cho 2.481 lượt người tham dự thuộc đối tượng 3 là trưởng, phó
phòng và tương, đối tượng 4 là công chức, viên chức;
-
Việc hướng dẫn tập sự đối với công chức trong thời gian tập
sự cũng là một phần của nội dung đào tạo, bồi dưỡng.
2.2.3.2. Hoạt động xây dựng đội ngũ giảng viên và tăng
cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng
21
ng
dạy, nghiệp vụ sư phạm và trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng
viên là lãnh đạo chủ chốt huyện và Trung tâm bồi dưỡng chính trị
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức trên địa bàn huyện.
2.2.3.3. Đánh giá quá trình thực hiện quy định của Trung
ương
- Đánh giá chung
cao ch
trình tổ chức thực hiện đã được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy,
UBND huyện bằng những chương trình, kế hoạch, mục tiêu cụ thể
đã tạo điều kiện cho công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng một
cách hiệu quả.
- Thuận lợi
- Khó khăn
2.3. Đánh giá về thực trạng thể chế đào tạo, bồi dƣỡng
công chức huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
2.3.1. Ưu điểm
2.3.2. Hạn chế
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế
22
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ ĐÀO TẠO,
BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Giải pháp chung về hoàn thiện thể chế đào tạo, bồi
dƣỡng công chức cấp huyện
3.1.1. Tăng cường công tác rà soát, hệ thống hóa thể chế
về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện
3.1.2. Tăng cường xây dựng và hoàn thiện thể chế quy
định về cấu trúc nội dung chương trình, giáo trình đào tạo, bồi
dưỡng công chức cấp huyện
3.1.3. Nâng cao chất lượng, đổi mới quy trình xây dựng thể
chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện
3.1.4. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc ban hành
thể chế công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện
3.1.5. Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện
3.1.6. Tăng cường tập trung bồi dưỡng, tập huấn văn bản
quy phạm pháp luật mới cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công
tác đào tạo, bồi dưỡng của các bộ, ngành, địa phương
3.2. Nhóm giải pháp cụ thể đối với huyện Phú Xuyên
Thứ nhất, tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo
của cấp ủy và chính quyền địa phương huyện Phú Xuyên, thành phố
Hà Nội với hoạt động xây dựng và thực hiện thể chế đào tạo, bồi
dưỡng công chức cấp huyện.
Thứ hai, rà soát, sửa đổi và xây dựng hệ thống các văn bản
của huyện về công tác ĐTBD công chức.
23
Thứ ba, cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
công chức huyện trong từng năm và cả nhiệm kỳ phù hợp với tình
hình địa phương;
Thứ tư tăng cường sự phối hợp của cơ quan trong tổ chức bộ
máy về tham mưu thực hiện công tác ĐTBD công chức huyện Phú
Xuyên.
Thứ năm, Xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ tạo sự gắn
kết chặt chẽ trong công tác ĐTBD công chức với công tác bổ nhiệm,
quản lý sử dụng công chức, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật.
24
KẾT LUẬN
Hoàn thiện thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức nói chung
và công chức cấp huyện nói riêng tại huyện Phú Xuyên là một nhiệm
vụ rất quan trọng trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
thúc đẩy nhanh tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước nhằm
thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ công chức có đủ phẩm chất, năng
lực, trình độ đáp ứng những đòi hỏi của thời kỳ CNH, HĐH đất
nước.
Trên cơ sở khoa học, luận văn đã tập trung làm rõ những vấn
đề lý luận chung nhất của thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp
huyện: đưa ra quan niệm về công chức, quan niệm về đào tạo, bồi
dưỡng, vai trò của đào tạo, bồi dưỡng, quan niệm về thể chế đào tạo,
bồi dưỡng công chức cấp huyện, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng tới
thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện.
Trên cơ sở những kiến thức lý luận chung nhất về thế chế
đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện, từ đó luận văn đưa ra
những đánh giá thực trạng thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp
huyện tại huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở
đánh giá thực trạng thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện
tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội, chỉ ra những ưu và nhược điểm và
nguyên nhân; luận văn đã xây dựng hai nhóm giải pháp nhằm hoàn
thiện thế chế đào tạo, bồi dưỡng công chức nói chung và công chức
cấp huyện tại huyện Phú Xuyên nói riêng. Đây chính là hành lang
pháp lý cho việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, với mục đích tạo ra
đội ngũ công chức có năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu
cầu công việc, nâng cao hiệu quả công vụ trong thời gian tới tại
huyện Phú Xuyên nói riêng và cả nước nói chung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_the_che_dao_tao_boi_duong_cong_chuc_cap_huy.pdf