Tóm tắt luận văn Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Cơ sở là tế bào trong hệ thống chính trị nước ta. Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức dựa trên 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã (cơ sở). Là cấp cuối cùng nhưng chính ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) là nơi trực tiếp thực hiện và kiểm nghiệm một cách chính xác nhất các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh trong thực tiễn khách quan của từng giai đoạn phát triển của lịch sử đất nước. Bởi vậy, các quy định về dân chủ muốn thành hiện thực, trước hết phải được thực thi tại cơ sở. Chỉ có dân chủ thực sự khi các quyền con người được thực hiện trước hết ở cơ sở, từng người dân có quyền được biết, được bàn, được kiểm tra giám sát mọi hoạt động diễn ra ở cơ sở. Lúc đó quyền con người, quyền công dân mới trở thành hiện thực. Và dân chủ cơ sở cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy sức mạnh của bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung. “Khi dân chủ được thực hiện từ cơ sở, thể chế, luật pháp, bộ máy nhà nước mới có sức mạnh, mới hướng vào mục tiêu phục vụ dân, bảo vệ dân, chăm lo cho nhân dân, lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân. Nhờ có dân chủ ở cơ sở mà Đảng mới phát huy được uy tín, ảnh hưởng xã hội rộng lớn trong dân. Muốn có mối quan hệ gần gũi, mật thiết giữa Đảng và nhà nước với nhân dân thì phải có dân chủ, thì khi ấy dân sẽ dám nói, dám nghĩ, dám làm. Cán bộ đảng viên có gan nói, gan làm, dám chịu trách nhiệm. Có dân chủ, thực hiện tự do tư tưởng, tự do thảo luận, tranh luận để tìm ra chân lý thì sẽ khắc phục được thói áp đặt, quan liêu, mệnh lệnh. Bảo đảm và phát huy được dân chủ thì quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”. Do đó, Nhà nước phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân. Nếu phát huy được sức mạnh của nhân dân thì các công việc của Nhà nước mới được thực thi một cách hiệu quả.

pdf21 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3973 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận văn Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LẠI THẾ NGUYÊN thùc hiÖn ph¸p luËt vÒ d©n chñ ë c¬ së trªn ®Þa bµn tØnh thanh hãa LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LẠI THẾ NGUYÊN thùc hiÖn ph¸p luËt vÒ d©n chñ ë c¬ së trªn ®Þa bµn tØnh thanh hãa Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN HOÀNG ANH HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lại Thế Nguyên MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ ........................................................................... 11 1.1. Dân chủ ở cơ sở và pháp luật về dân chủ ở cơ sở .................................... 11 1.1.1. Dân chủ ở cơ sở ............................................................................................ 11 1.1.2. Khái niệm pháp luật về dân chủ ở cơ sở ...... Error! Bookmark not defined. 1.1.3. Quá trình hình thành, phát triển các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở ở Việt Nam ...................................... Error! Bookmark not defined. 1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và hình thức thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở ...................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sởError! Bookmark not defined. 1.2.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sởError! Bookmark not defined. 1.2.3. Nội dung thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sởError! Bookmark not defined. 1.2.4. Hình thức thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sởError! Bookmark not defined. 1.3. Vai trò của việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sởError! Bookmark not defined. 1.3.1. Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở góp phần mở rộng dân chủ, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dânError! Bookmark not defined. 1.3.2. Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nướcError! Bookmark not defined. 1.3.3. Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương, các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp ................................. Error! Bookmark not defined. Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓAError! Bookmark not defined. 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của tỉnh Thanh HóaError! Bookmark not defined. 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................ Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế .......................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Đặc điểm xã hội............................................ Error! Bookmark not defined. 2.1.4. Đánh giá về đặc điểm tình hình của tỉnh Thanh Hoá tác động đến thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở ................ Error! Bookmark not defined. 2.2. Quá trình triển khai và kết quả thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ........... Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Quá trình triển khai thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ...................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Kết quả thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh HóaError! Bookmark not defined. 2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh HóaError! Bookmark not defined. 2.3.1. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sởError! Bookmark not defined. 2.3.2. Những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở ............................................. Error! Bookmark not defined. Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ........................ Error! Bookmark not defined. 3.1. Quan điểm chỉ đạo thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ............................. Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở cần được tiến hành đồng bộ trong công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và các nhiệm vụ chính trị khác của Đảng và Nhà nước, của địa phươngError! Bookmark not defined. 3.1.2. Nâng cao nhận thức của các chủ thể về pháp luật về dân chủ ở cơ sở và tầm quan trọng của thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sởError! Bookmark not defined. 3.1.3. Nâng cao vai trò làm chủ của nhân dân trong phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn, tiêu cực ở cơ sởError! Bookmark not defined. 3.1.4. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn về thực hiện dân chủ ở cơ sở ..................................... Error! Bookmark not defined. 3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ............................. Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, đáp ứng yêu cầu thực thi dân chủ cơ sở của cả nước nói chung và của Thanh Hóa nói riêngError! Bookmark not defined. 3.2.2. Nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dân chủ ở cơ sở ................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Nâng cao năng lực của cấp ủy, của chính quyền và của các đoàn thể và của Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở ........ Error! Bookmark not defined. 3.2.4. Tăng cường đối thoại giữa người dân và các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở ..................... Error! Bookmark not defined. 3.2.5. Thực hiện dân chủ ở cơ sở phải đồng bộ với việc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ............ Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 15 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HTX: Hợp tác xã THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TNHH: Trách nhiệm hữu hạn UBND: Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc vận dụng đúng đắn những giá trị dân chủ vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội là một trong những điều kiện bảo đảm thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên đất nước ta. Dân chủ có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy khả năng sáng tạo, sức mạnh của cộng đồng. Xây dựng môi trường thực thi và phát huy dân chủ là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với một nước có trình độ kinh tế thấp kém dựa trên nền nông nghiệp nhỏ và lạc hậu, lại chưa trải qua chế độ dân chủ tư sản như nước ta. Chỉ có trong môi trường dân chủ, chỉ khi nào quyền tự do dân chủ của người dân được giải phóng, thì sức mạnh và năng lực sáng tạo của họ mới được phát huy. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết được mọi khó khăn”. Cùng với tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vâṭ chất và tinh thần của nhân dân , Đảng ta thường xuyên chăm lo xây dưṇg và thưc̣ hiêṇ chế đô ̣dân chủ xa ̃hôị chủ ngh ĩa. Đảng ta khẳng điṇh: “Dân chủ xa ̃hôị chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta , vừa là muc̣ tiêu, vừa là đôṇg lưc̣ của sự phát triển đất nước. Xây dưṇg và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa , bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp , trên tất cả các lĩnh vực . Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế bằng pháp luật , được pháp luật bảo đảm” . Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là xã hội “do nhân dân làm chủ” . Nhà nước đaị diêṇ cho quyền làm chủ của nhân dân , trong đó cán bô ̣ , đảng viên , công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân , mọi đường lối của Đảng , chính sách , pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân , có sư ̣tham gia ý kiến của nhân dân . Đảng ta cũng đã xác định các hình thức tổ chức và cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trên các liñh vưc̣ của đời sống xa ̃hôị . Các yêu cầu và nội dung của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa từng bước được thể chế hóa thành luật , pháp lệnh, nghị định, các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đươc̣ tổ chức thưc̣ hiêṇ nghiêm túc . Nhằm phát huy đầy đủ, hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 18 tháng 02 năm 1998, Bô ̣Chính tri ̣ (khóa VIII) đa ̃ban hành Chỉ thi ̣ số 30-CT/TW về xây dưṇg và thưc̣ hiêṇ quy chế dân chủ ở cơ sở . Thể chế hóa Chỉ thi ̣ của Bô ̣Chính tri ̣ , Chính phủ đã ban hành Ng hị định số 29-NQ/CP ngày 11 tháng 5 năm 1998, Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 7 tháng 7 năm 2003 về Quy chế dân chủ ở xã ; Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8/9/1998 về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan và Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13/2/1999 về thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước; Nghị định 87/2007 NĐ-CP ngày 28/5/2007 về thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Trước yêu cầu của viêc̣ thưc̣ hiêṇ dân chủ ở cơ sở , ngày 20 tháng 4 năm 2007, Ủy ban Thường vu ̣Quốc hôị khóa XI đã ban hành Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã , phường, thị trấn; tiếp đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X ) đa ̃ban hành Kết luâṇ số 65-KL/TW, ngày 4/32010 về tiếp tuc̣ thưc̣ hiêṇ Chỉ thi ̣ số 30-CT/TW của Bô ̣Chính tri ̣ (khóa VIII ) về thưc̣ hiêṇ quy chế dân chủ ở cơ sở và gần đây nhất , ngày 19/6/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2013/NĐ-CP quy định chi tiết Khoản 3, Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Căn cứ các quy định trên , thời gian qua, viêc̣ triển khai thưc̣ hiêṇ pháp luật về dân chủ ở cơ sở đã đạt những kết quả rất đáng ghi nhận : bầu không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội đã được tạo ra ; quyền làm chủ của nhân dân đươc̣ tôn troṇg và phát huy ; lòng tin của nhân dân đối với Đảng , nhà nước ngày càng được củng cố , từ đó đa ̃tác đôṇg tích cưc̣ đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao chất lươṇg xây dưṇg hê ̣thống chính tri ̣ ở cơ sở . Bởi vậy , đánh giá 20 năm thưc̣ hiêṇ Cương liñh xây dưṇg đất nước trong thời kỳ quá đô ̣lên chủ nghiã xa ̃hôị (1991 - 2011), Đảng ta nhâṇ điṇh: “Dân chủ xa ̃hôị có bước phát triển . Quyền của công dân tham gia vào các công viêc̣ Nhà nước và xa ̃hôị , xây dưṇg các quyết điṇh quan troṇg của Đảng và Nhà nước đươc̣ mở rôṇg và có tiến bô ̣. Trình độ và năng lực là m chủ của nhân dân từng bước đươc̣ nâng lên”. Tuy nhiên, viêc̣ thưc̣ hiêṇ pháp luật về dân chủ ở cơ sở ở nhiều nơi , trên nhiều liñh vưc̣ còn bi ̣ vi phaṃ . Không ít trường hơp̣ viêc̣ thưc̣ hành dân chủ còn mang tính hình thức; có nơi, có lúc còn biểu hiện lợi dụng dân chủ, khiếu kiêṇ đông người, vươṭ cấp hoăc̣ gây mất đoàn kết nôị bô ̣ ; gây rối , ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội . Tình trạng quan liêu, tham nhũng , lãng phí, không thưc̣ sư ̣tôn troṇg dân chủ còn tiếp diễn trong một bộ phâṇ cán bô ̣ , đảng viên , công chức . Nghiêm trọng hơn ở một số nơi có biểu hiêṇ quan liêu, xa dân ngay từ cơ sở . Tình trạng này tồn tại ở khá nhiều cấp, nhiều nơi. Thanh Hóa - một địa phương với diện tích lớn, là địa bàn sinh sống của khá nhiều dân tộc, nơi kinh tế phát triển đa dạng, đan xen với những vùng núi, vùng nông thôn còn nghèo nàn, lạc hậu, bên cạnh những thành công, cũng gặp nhiều vấn đề bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở. Với mong muốn góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đồng thời góp phần tăng cường hiệu quả thực hiện dân chủ ở địa phương, để từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương, tôi mạnh dạn chọn chủ đề “Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu các tài liệu đã được công bố những năm gần đây cho thấy: đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu vấn đề dân chủ và thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, trong đó có các công trình tiêu biểu sau đây: - “Tổng quan về dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ: quan điểm, lý luận và phương pháp nghiên cứu”, của Hoàng Chí Bảo, Tạp chí Lý luận chính trị, số 9/1992. - “Cơ sở lý luận - Thực tiễn của phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và mấy vấn đề về xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở”, của Đỗ Quang Tuấn, Tạp chí Cộng sản, số 8, tháng 4/1998. - “Dân chủ ở cơ sở là điểm mấu chốt để thực hiện quyền dân chủ”, của Lê Minh Châu, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 01/1999. - “Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của PGS.TS Dương Xuân Ngọc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. -“Dân chủ và thực hành dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh”,của ThS. Phạm Văn Bính, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 8.2000. - “Tiếp tục thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở”, của TS. Đặng Đình Tân và Đặng Minh Tuấn, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7/2002. - “Quan hệ giữa thực thi Quy chế dân chủ ở cơ sở với xây dựng chính quyền cơ sở nông thôn”, của TS. Nguyễn Văn Sáu, Tạp chí Lý luận chính trị, số 11 - 2002. - “Tiếp tục xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, của Trương Quang Được, Tạp chí Cộng sản, số 12, tháng 4/2002. - “Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay”, do TS. Nguyễn Văn Sáu và GS. Hồ Văn Thông chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. - “Dân chủ ở cơ sở một sức mạnh truyền thống của dân tộc Việt Nam”, của Trần Bạch Đằng, Tạp chí Cộng sản, số 35, tháng 12/2003. - “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh”, của Trịnh Ngọc Anh, Tạp chí Cộng sản, số 11, tháng 4/2003. -“Khâu đột phá của quá trình phát huy dân chủ ở nước ta trong thời kỳ đổi mới”, của Tòng Thị Phóng, Tạp chí Cộng sản, số 21, tháng 11/2003. - “Những điểm mới của quy chế dân chủ ở cấp xã”, của ThS. Ngô Thị Tám, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 10/2003. - "Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” của GS, TS Hoàng Chí Bảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. - “Tâm lý xã hội trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, do PGS, TS. Trần Ngọc Khuê và TS. Lê Kim Việt chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. - “Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong quá trình đổi mới: Thành tựu, vấn đề và giải pháp”, của GS. TS Phạm Ngọc Quang, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2004. - “Đưa cuộc vận động thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở lên một bước mới, rộng rãi hơn, hiệu quả hơn, thiết thực hơn”, của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Nông Đức Mạnh, Tạp chí Cộng sản, số 20, tháng 10/2004. - “Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay”, do TS. Nguyễn Văn Sáu và GS. Hồ Văn Thông chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. - “Hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở ở Việt Nam hiện nay”, của Trần Quốc Huy, Luận văn Thạc sĩ luật học, 2006, Học viện Chính trị quốc gia Hồ chí Minh. - “Nâng cao chất lượng thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay”, của Ngô Thị Hoà, Luận văn thạc sỹ Luật học, 2006, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - “Thực hiện Pháp luật và tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta hiện nay” của PGS. Tiến sĩ Quách Sĩ Hưng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. - Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, của Nguyễn Thanh Bình, luận văn thạc sĩ Luật học, 2005, Học viện Chính trị quốc gia Hồ chí Minh. - "Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình", của Trần Công Trung, luận văn thạc sỹ Luật học, 2012, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Các công trình nêu trên đã đi sâu nghiên cứu việc thực hiện dân chủ, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; đã làm rõ bản chất, nội dung, tính chất và cơ chế thực hiện dân chủ, phản ánh thực trạng thực hiện cũng như phương hướng hoàn thiện chế định pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở. Song vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cập nhật và toàn diện về vấn đề thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là xuất phát từ thực tiễn ở một địa bàn cụ thể: tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy, luận văn sẽ góp phần tổng kết các vấn đề lý luận, và đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở - trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu về lý luận thực hiện pháp luật nói chung của các nhà nghiên cứu đi trước và thực tiễn thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích, tổng kết một số vấn đề có tính lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở; khảo sát đánh giá thực tiễn và đề xuất những giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, thông qua đó góp phần tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật về dân chủ ở cơ sở. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở. - Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở nói chung và trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu một số vấn đề có tính lý luận liên quan trực tiếp tới việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở; quan điểm của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước về dân chủ ở cơ sở đã ban hành và tình hình thực tiễn thực hiện pháp luật về dân chủ ở ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Phạm vị nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở từ năm 1998, các văn bản pháp luật thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về dân chủ nói chung, về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể, như: phân tích tổng hợp, thống kê và so sánh, phương pháp lịch sử và logic 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn - Luận văn phân tích và góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận có liên quan trực tiếp tới thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa - Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Luận văn đánh giá thực trạng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của các chủ thể trong thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay. - Luận văn đề xuất một số chủ trương và giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở. Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 1.1. Dân chủ ở cơ sở và pháp luật về dân chủ ở cơ sở 1.1.1. Dân chủ ở cơ sở 1.1.1.1. Khái niệm dân chủ Dân chủ (Demoscratie) có nguồn gốc từ Hy lạp cổ đại, gồm 2 từ “demos” có nghĩa là dân và “kratos” là quyền lực. “Demoskratia” - dân chủ - có nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân. Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do. Dân chủ cũng được vận dụng vào các tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chế xã hội nhất định” [19]. Có thể nói rằng, phương thức thực hiện dân chủ đã trải qua một quá trình vận động và biến đổi. Ở buổi đầu sơ khai lịch sử của nhân loại, quyền lực của cộng đồng được thể hiện dưới hình thức tự quản, mọi thành viên đều có quyền tham gia vào các quyết định lớn của cộng đồng, họ vừa là chủ thể, vừa là đối tượng chịu sự điều chỉnh của quyền lực ấy. Đây là hình thức thực hiện dân chủ chất phác, và được coi là “thời đại hoàng kim” của dân chủ, vì mọi quyền lực xã hội về cơ bản đều thuộc về nhân dân. Cho đến khi lực lượng sản xuất dần phát triển và xã hội có của cải dư thừa đã làm xuất hiện tình trạng chiếm hữu tài sản và theo đó quyền lực công cộng dần bị biến dạng từ chỗ là phương thức điều chỉnh hành vi con người trong xã hội, trở thành công cụ của một bộ phận người này dùng để tước đoạt, đàn áp một bộ phận người khác. Với sự xuất hiện của nhà nước - tổ chức đại diện cho quyền lực chính trị của giai cấp chủ nô lập ra để bảo vệ lợi ích của giai cấp đó - quyền lực cộng đồng chuyển hóa thành quyền lực nhà nước. Ngay từ thời kỳ đầu tiên của nhà nước, một số nền dân chủ đã tồn tại, tiêu biểu là nền dân chủ Athens. Khi người dân Athens nổi dậy, lật đổ giới quý tộc, họ đã cùng nhau tiến hành tổ chức công việc và quản lý thành bang. Tuy nhiên theo các học giả, nền dân chủ đầu tiên trên thế giới này về bản chất vẫn là “thể chế dân chủ không hoàn hảo” và “công dân chỉ thuộc về một số người Athens” [12, tr.54-56]. Khi chế độ phong kiến ra đời thay thế cho chế độ chiếm hữu nô lệ, mặc dù giai cấp nô lệ được giải phóng và không hoàn toàn thuộc sở hữu của giai cấp chủ nô, nhưng họ vẫn không thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị. Tình trạng mất dân chủ ngày càng trầm trọng hơn do quyền lực xã hội lúc này bị thâu tóm vào tay một cá nhân, đó là vua. Sự vận động và phát triển của dân chủ là khách quan, do đó nó không thể bị kìm hãm bởi sự thống trị của giai cấp phong kiến. Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp, thương nghiệp, giai cấp tư sản ra đời và lớn mạnh, kéo theo sự sụp đổ của giai cấp phong kiến, thiết lập nền dân chủ tư sản. Tuy nhiên, dân chủ tư sản cũng có giá trị với giai cấp hữu sản. Trước quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động tính dân chủ nhân dân bị đẩy lùi, thay vào đó là những đạo luật phản dân chủ ra đời, bằng sự chuyên chính của giai cấp tư sản. Khi so sánh với các nền dân chủ trước đó, thì dân chủ tư sản được cho là “một tiến bộ vĩ đại” nhưng “trước sau nó vẫn là một chế độ dân chủ chật hẹp, bị cắt xén, giả hiệu, giả dối, một thiên đường cho bọn giàu có, một cái bẫy và cái mồi giả dối với những người bị bóc lột, đối với những người nghèo”. Quyền tự do, dân chủ của chế độ dân chủ tư sản, theo C.Mác đó là “tự do” lựa chọn người thống trị mình, chứ không phải lựa chọn những người đại diện cho lợi ích của bản thân mình. Vì vậy, dân chủ tư sản không thể là mục tiêu cuối cùng của nhân loại. Còn theo chủ nghĩa Mác - Lênin, dân chủ luôn mang tính giai cấp, ở đó luôn tồn tại và biến đổi cùng với các cuộc đấu tranh giai cấp và sự thay đổi của phương thức sản xuất chủ yếu là xã hội. Ở đây, dân chủ xã hội chủ nghĩa là một bước tiến cao hơn về chất so với các kiểu dân chủ khác, bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là giải phóng con người, để cho con người có thể hiện thực hóa những quyền tự nhiên của mình, tự làm chủ vận mệnh, tự quyết định những vấn đề xã hội. Theo C.Mác thì dân chủ xã hội chủ nghĩa thực chất là chế độ “do nhân dân tự quy định nhà nước” nhân dân chính là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước. Nhân dân tự tổ chức quyền lực nhà nước qua bầu cử, tham gia quản lý và quyết định những vấn đề quan trọng, kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Và chính thực tế đã chứng minh, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, chính quyền do giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được, thì quyền làm chủ của nhân dân mới trở thành thực chất. Dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng con người, vì sự tiến bộ xã hội. Suy cho cùng, mục đích cao nhất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là giải phóng con người và toàn thể loài người, để xây dựng một xã hội không có giai cấp, không có áp bức bóc lột, mọi người đều bình đẳng, tự do, ấm no và hạnh phúc. Chính dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp, giải phóng dân tộc và toàn thể nhân loại. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã vạch rõ rằng: một khi những người cộng sản hoàn thành mục tiêu chính trị của mình, thì dân chủ không còn mang tính hình thức nữa, mà đi vào cuộc sống. Giá trị về dân chủ, tự do và công bằng của ngày hôm qua mang ý nghĩa mới về chất trong một tương lai không còn sự phân cực xã hội gay gắt nữa. Bởi vậy, sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân cùng toàn thể nhân dân lao động bắt tay ngay vào việc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - cơ chế đảm bảo dân chủ. Đồng thời, giai cấp công nhân đã lãnh đạo nhân dân lao động đập tan bộ máy nhà nước cũ, thiết lập nên một cơ chế mới để nhân dân xây dựng một xã hội thực sự dân chủ, xã hội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân cùng nhau xây dựng một xã hội mới công bằng, dân chủ, văn minh. C.Mác cũng đã chỉ ra rằng: nền dân chủ thực sự và rộng rãi phải gắn liền với nền dân chủ của nhân dân. Chỉ có thực hiện nền dân chủ nhân dân một cách đầy đủ, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn với nhà nước xã hội chủ nghĩa mới có một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ thực sự về cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, thực sự là dân chủ của đại đa số nhân dân lao động (giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp giai cấp khác trong xã hội). Nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn bảo vệ quyền và lợi ích của đông đảo nhân dân lao động, đồng thời trấn áp mọi sự phản kháng của giai cấp bóc lột, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện bằng Nhà nước “của dân, do dân, vì dân” dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, sự lãnh đạo của Đảng luôn thể hiện bản chất của giai cấp công nhân, đây chính là tính nhất nguyên của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. 1.1.1.2. Khái niệm dân chủ cơ sở Từ xa xưa trong lịch sử, con người đã cùng tồn tại, sinh sống trên một địa bàn nhất định. Cho đến nay, trong học tập, lao động, công tác và sinh hoạt, mỗi cá nhân luôn có sự gắn bó mật thiết với nhau, có sự ràng buộc và gắn bó với cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc cùng sinh sống trên một địa bàn dân cư nhất định – đó là cấp cơ sở. Theo TS. Trương Hồ Hải: Ở bất cứ đất nước nào, xã hội nào, tổ chức nào, nếu xét theo cấu trúc thì cũng bao gồm một hệ thống từ nhỏ đến lớn. Mà những cấu trúc nhỏ này nếu xét trong một hệ thống thì nó có tư cách như một chỉnh thể tương đối hoàn chỉnh, độc lập nhưng lại có sự thống nhất tạo nên một nền tảng cho toàn bộ hệ thống thì đó được gọi là cơ sở [16, tr.209-211]. Cơ sở là tế bào trong hệ thống chính trị nước ta. Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức dựa trên 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã (cơ sở). Là cấp cuối cùng nhưng chính ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) là nơi trực tiếp thực hiện và kiểm nghiệm một cách chính xác nhất các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh trong thực tiễn khách quan của từng giai đoạn phát triển của lịch sử đất nước. Bởi vậy, các quy định về dân chủ muốn thành hiện thực, trước hết phải được thực thi tại cơ sở. Chỉ có dân chủ thực sự khi các quyền con người được thực hiện trước hết ở cơ sở, từng người dân có quyền được biết, được bàn, được kiểm tra giám sát mọi hoạt động diễn ra ở cơ sở. Lúc đó quyền con người, quyền công dân mới trở thành hiện thực. Và dân chủ cơ sở cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy sức mạnh của bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung. “Khi dân chủ được thực hiện từ cơ sở, thể chế, luật pháp, bộ máy nhà nước mới có sức mạnh, mới hướng vào mục tiêu phục vụ dân, bảo vệ dân, chăm lo cho nhân dân, lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân. Nhờ có dân chủ ở cơ sở mà Đảng mới phát huy được uy tín, ảnh hưởng xã hội rộng lớn trong dân. Muốn có mối quan hệ gần gũi, mật thiết giữa Đảng và nhà nước với nhân dân thì phải có dân chủ, thì khi ấy dân sẽ dám nói, dám nghĩ, dám làm. Cán bộ đảng viên có gan nói, gan làm, dám chịu trách nhiệm. Có dân chủ, thực hiện tự do tư tưởng, tự do thảo luận, tranh luận để tìm ra chân lý thì sẽ khắc phục được thói áp đặt, quan liêu, mệnh lệnh. Bảo đảm và phát huy được dân chủ thì quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”. Do đó, Nhà nước phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân. Nếu phát huy được sức mạnh của nhân dân thì các công việc của Nhà nước mới được thực thi một cách hiệu quả. References. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Dân vận Trung ương (1998), Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và vấn đề xây dựng Quy chế dân chủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Hoàng Chí Bảo (2001), Củng cố và tăng cường hệ thống chính trị cơ sở nông thôn nước ta hiện nay: Vấn đề và giải pháp. Kỷ yếu Hội thảo đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu một số vấn đề nhằm củng cố và tăng cường hệ thống chính trị cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển ở nước ta hiện nay”. 3. Hoàng Chí Bảo (2004), Hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Hoàng Chí Bảo (2007), Dân chủ và dân chủ cơ sở ở nông thôn trong tình hình đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Hoàng Chí Bảo (2013), “Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh”, Tạp chí cộng sản, (ngày 23/8/2013). 6. Bộ chính trị (1998), Chỉ thị 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Hà Nội. 7. C.Mác và Ph.Angghen (1993), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Chính phủ (1998), Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 15/5/1998 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã. 9. Chính phủ (2003), Nghị định số 79/NĐ-CP ngày 07/7/2003 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Hà Nội. 10. Nguyễn Thu Cúc (2002), Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Nguyễn Đăng Dung (2003), “Bàn về cải cách chính quyền nhà nước ở địa phương”, Nghiên cứu lập pháp, (9). 12. Nguyễn Đăng Dung (2014), Nền dân chủ trực tiếp đầu tiên của nhân loại: những thành tựu và hạn chế, trong “Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt Nam”, Viện Chính sách công, Viện Nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, H. 13. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 14. Trần Bạch Đằng (2003), "Dân chủ ở cơ sở một sức mạnh truyền thống của dân tộc Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (35). 15. Hồng Hà (2000), Dân chủ và tập trung dân chủ, lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 16. Trương Hồ Hải (2014), Hoàn thiện pháp luật về cơ chế dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, trong “Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt Nam”, Viện Chính sách công, Viện Nhà nước và pháp luật, NXB Đại học Quốc gia, H. 17. Bùi Thị Hạnh (2009), Thực hiện dân chủ cơ sở tại tỉnh Bắc Giang - Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội. 18. Vũ Văn Hiền (2005), Quy chế dân chủ ở cơ sở, vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 20. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2007), Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 21. Khoa Luật, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1993), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội. 22. Nguyễn Văn Lập (2006), Đảng Cộng sản Trung Quốc và vấn đề cải cách dân chủ, Nxb Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội. 23. Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa (2005), Báo cáo tổng kết 10 năm (2005-2014) thực hiện Nghị quyết 4a/NQ-BCH TLĐVN ngày 06/01/2005 của Ban Chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam khóa IX về “Nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, (tháng 7/2014). 24. Liên đoàn Lao động Tỉnh Thanh Hóa (2014), Báo cáo Công tác tham gia thực hiện Quy chế dân chủ trong CNVCLĐ 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014, (Số 29/BC-LĐLĐ ngày 23/5/2014). 25. Nguyễn Khắc Mai (1997), Dân chủ - Di sản văn hóa Hồ Chí Minh, Nxb Sự Thật, Hà Nội. 26. Hồ Chí Minh (1985), Nhà nước và pháp luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội. 27. Hồ Chí Minh (1985), Toàn tập, tập 8, Nxb Sự thật, Hà Nội. 28. Hồ Chí Minh (1986), Về Đảng cầm quyền, Nxb Sự thật, Hà Nội. 29. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 31. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 32. Trần Quang Nhiếp (1999), “Để thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí Cộng sản, (2). 33. Phạm Ngọc Quang (2004), “Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong quá trình đổi mới: thành tựu, vấn đề và giải pháp", Tạp chí Lý Luận chính trị, (3). 34. Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên) (2007), Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 35. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2013. 36. Nguyễn Văn Sáu - Hồ Văn Thông (2003), Thực hiện Quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Nguyễn Văn Sáu (2005), Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 38. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa (2013), Báo cáo tổng kết công tác phát triển doanh nghiệp năm 2013. 39. Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2012), Báo cáo về công tác cải cách hành chính và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, số 184 BC-SNV, (ngày 10/4/2012). 40. Nguyễn Thị Tâm (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ với việc thực hiện QCDC ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 41. Nguyễn Minh Tuấn (2000), Dân chủ ở xã từ góc nhìn pháp lý, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 42. Nguyễn Minh Tuấn (2006), Dân chủ ở xã từ góc nhìn pháp lý, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 43. Nguyễn Minh Tuấn (2014), “Bàn về các hình thức dân chủ và việc mở rộng dân chủ ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (6). 44. Dương Thị Tươi (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, trong “Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt Nam”, Viện Chính sách công, Viện Nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, H. 45. Đào Trí Úc (2014), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và vấn đề hoàn thiện dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở ở Việt Nam, trong “Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt Nam”, Viên Chính sách công, Viện Nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, H. 46. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2007), Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. 47. UBND tỉnh Thanh Hóa (2013), Số 80/BC-UBND, Báo cáo tình hình thực hiện cải cách hành chính 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013, (ngày 05/7/2013). 48. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (2013), Báo cáo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở năm 2013, Thanh Hóa. 49. UBND tỉnh Thanh Hóa (2014), Báo cáo điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hương đến năm 2030. 50. Nguyễn Cửu Việt (chủ biên) (1995), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050004828_6543.pdf
Luận văn liên quan