Quá trình thực hiện pháp luật về hộ tịch cũng đã giúp chúng ta
đúc rút được những kinh nghiệm quý báu, làm cơ sở để đề ra phương
hướng, cùng với những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hơn nữa vai
trò, chất lượng, hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch của các chủ
thể. Các giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về hộ tịch bao gồm giải pháp về nâng cao nhận thức, phát huy vai24
trò các chủ thể, góp phần đảm bảo về kinh tế và thể chế thành pháp
luật về hộ tịch. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa
của việc thực hiện pháp luật về hộ tịch đối với sự phát triển của địa
phương và đất nước, luận văn đã nghiên cứu toàn diện quá trình triển
khai, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong
việc thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Mê Linh và đề
xuất hệ thống các giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế đó,
góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện
Mê Linh nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung.
Tuy nhiên, nhận thức và thực hiện pháp luật về hộ tịch hiện nay
là một vấn đề rất mới và phức tạp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện đặc
thù của từng địa phương và trong phạm vi luận văn mới chỉ có điều
kiện nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình và những vấn đề xảy ra
trong thực hiện pháp luật về hộ tịch ở mô hình một huyện, đề ra một
số giải pháp pháp lý chung ở tầm vĩ mô và những giải pháp thực hiện
cụ thể áp dụng cho huyện Mê Linh mà chưa có điều kiện nghiên cứu
sâu và rộng hơn.
Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ
tịch, làm cho pháp luật về hộ tịch thực sự đi vào cuộc sống, cần có
những công trình nghiên cứu ở cấp độ cao hơn, sâu sắc và khái quát
hơn về từng mảng vấn đề trong thực hiện pháp luật về hộ tịch, về quá
trình thực hiện pháp luật hộ tịch của các nhóm địa phương có điều
kiện tương đồng và đặt trong tương quan so sánh với các địa phương
khác trong nước và kết quả thực hiện chung cả nước, từ đó sẽ có cái
nhìn tổng quát, toàn diện, chính xác và đầy đủ hơn.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HOÀNG THỊ BẢO TRANG
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH Ở HUYỆN MÊ LINH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính
Mã số: 60.38.01.02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI - 2016
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Hương
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu
Phản biện 2: GS.TS. Phạm Hồng Thái
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện
Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp 204, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc
sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội
Thời gian: Vào hồi 14 giờ, ngày 31 tháng 5 năm 2017
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hộ tịch là những sự kiện cơ bản trong đời sống một con người
như: Sinh, tử, kết hôn, ly hôn, giám định, nuôi con nuôi, thay đổi họ,
tên, quốc tịch... Một trong những nội dung liên quan đến hoạt động
quản lý con người là công tác quản lý hộ tịch. Con người là nhân tố
trung tâm của mọi quan hệ xã hội, là chủ thể quan trọng và quyết định
sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Chính vì vậy, vấn đề đầu
tiên của xã hội là quản lý con người.
Việc đăng ký và quản lý hộ tịch là quyền và nghĩa vụ của mỗi
người được thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật về hộ tịch quy
định. Những sự kiện hộ tịch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xác nhận bằng văn bản và ghi vào sổ hộ tịch. Những giấy tờ, hộ tịch
đã được xác nhận và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận
nhằm để cá biệt hoá một công dân, đây là những chứng cứ pháp lý
trong các trường hợp cần thiết. Mặt khác việc đăng ký hộ tịch giúp
cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý dân số, là cơ
sở khoa học để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội,
quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội.
Trong quản lý nhà nước, đăng ký và quản lý hộ tịch là một lĩnh
vực hoạt động được chú trọng và là nhiệm vụ của ngành Tư pháp.
Nhận thức được vị trí và vai trò quan trọng của việc thực hiện
pháp luật về hộ tịch nên trong những năm qua, kể từ khi thực hiện
Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng
ký và quản lý hộ tịch cũng như Luật Hộ tịch năm 2014 và Nghị định
số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Hộ tịch cùng với Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số
2
123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch... Đây chính là cơ sở
pháp lý để công dân thực hiện các quyền nhân thân và Nhà nước thực
hiện sự quản lý đối với công dân.
Có thể nói, từ khi có các VBQPPL nói trên, công tác đăng ký và
quản lý hộ tịch đã đạt được một số kết quả bước đầu, từng bước ổn
định và đi vào nề nếp. Người dân đã nhận thức tầm quan trọng của
giấy tờ hộ tịch nên không tùy tiện sữa chữa, thêm, bớt, tự giác đi đăng
ký các sự kiện hộ tịch theo quy định của pháp luật. Không còn tình
trạng "sinh không khai, tử không báo" như trước đây.
Thực tế cho thấy, cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước,
công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh vẫn còn một
số tồn tại, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính và
cải cải cách tư pháp trong giai đoạn mới. Tình trạng cơ quan, tổ chức,
đoàn thể chưa xác định đúng giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch, về
thẩm quyền giải quyết các yêu cầu về hộ tịch, còn gây nhiều khó khăn
cho công dân. Thực trạng trên có nguyên nhân xuất phát từ nhận thức
chưa đầy đủ quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch của
một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân; sự phối hợp thiếu nhịp
nhàng giữa các cơ quan hữu quan trong việc giải quyết những sai sót
trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật, trợ giúp pháp lý về đăng ký và quản lý hộ tịch chưa thực sự
sâu rộng; năng lực của một số công chức còn hạn chế...
Nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại, vướng mắc trên và góp
phần đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm bảo đảm thực
hiện pháp luật về hộ tịch, tác giả chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về
hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” làm luận văn Thạc sỹ
Luật chuyên ngành Luật Hiến pháp – Luật Hành chính.
3
2. Tình hình nghiên cứu
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
3.2. Nhiệm vụ
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.2. Phạm vi nghiên cứu
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật về hộ
tịch;
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê
Linh, thành phố Hà Nội;
Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp
luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
4
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH
1.1. Quan niệm về hộ tịch và pháp luật về hộ tịch
1.1.1. Quan niệm về hộ tịch, đăng ký hộ tịch
- Hộ tịch
Là những sự kiện cơ bản xác nhận tình trạng nhân thân của một
con người từ khi sinh ra đến khi chết.
- Đăng ký hộ tịch
“Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác
nhận sự kiện sinh, tử, kết hôn, ly hôn, giám hộ, nuôi con nuôi, thay đổi
họ, tên, quốc tịch, xác định lại dân tộc, cải chính hộ tịch và các sự
kiện khác theo quy định của pháp luật về hộ tịch”
1.1.2. Pháp luật về hộ tịch
Như vậy, pháp luật về hộ tịch là những quy tắc xử sự do Nhà nước
ban hành và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh những quan hệ phát sinh
giữa Nhà nước với công dân nhằm đảm bảo cho công dân thực hiện
quyền, nghĩa vụ của mình trong lĩnh vực hộ tịch.
Pháp luật về hộ tịch có các đặc điểm sau đây:
- Pháp luật về hộ tịch là một giá trị nhân thân, gắn chặt với cá
nhân con người, bởi vì mỗi người chỉ có một thời điểm sinh, một thời
điểm chết. Các dấu hiệu về cha, mẹ đẻ, dân tộc, giới tính, là những
dấu hiệu giúp người ta phân biệt từng cá nhân con người.
- Có phạm vi và đối tượng điều chỉnh rộng, đa dạng, phức tạp, bao
gồm các quan hệ xã hội phát sinh của mỗi một con người từ khi sinh
ra cho tới khi chết đi bao gồm: khai sinh, kết hôn, nhận cha mẹ con,
cải chính, bổ sung hộ tịch.
5
- Chứa đựng các loại quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật
khác nhau như: Luật hiến pháp, Luật Hành chính, Luật dân sự, Luật
Hôn nhân và Gia đình.
- Có hình thức thể hiện phong phú, gồm các văn bản luật và các
văn bản dưới luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành: Luật hộ
tịch năm 2014, Nghị định Số: 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch, thông tư số: 15/2015/TT-
BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị
định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch
1.2. Quan niệm thực hiện pháp luật về hộ tịch
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm thực hiện pháp luật về hộ tịch
Thực hiện pháp luật về hộ tịch là hoạt động có mục đích làm cho
những quy định của pháp luật về thực hiện đăng ký, quản lý hộ tịch đi
vào cuộc sống nhằm phát huy cao độ quyền của công dân trong việc
đăng ký các sự kiện hộ tịch: khai sinh, khai tử, kết hôn, nhằm theo
dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch đảm bảo cho các sự kiện hộ
tịch được đăng ký kịp thời, đúng quy định của pháp luật, trên cơ sở đó
bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời
góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc
phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Thực hiện pháp luật về hộ tịch có các đặc điểm sau đây:
- Thực hiện pháp luật về hộ tịch là thực hiện quyền và nghĩa vụ
của nhân dân đối với hoạt động đăng ký hộ tịch và là trách nhiệm của
các cơ quan nhà nước khi đăng ký quản lý hộ tịch, khác với thực hiện
pháp luật trong các lĩnh vực, các ngành luật khác ở các chủ thể, phạm
vi, nội dung và các hình thức thực hiện. Theo đó:
6
- Chủ thể thực hiện pháp luật về hộ tịch trước hết là các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc thực hiện pháp luật về hộ
tịch gồm có: Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao, các cơ quan đại
diện, Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, UBND cấp tỉnh, Sở Tư
pháp, UBND cấp huyện, phòng Tư pháp, UBND cấp xã.
- Phạm vi thực hiện pháp luật về hộ tịch diễn ra giữa các chủ thể
mà một bên bao giờ cũng là công dân sống trong một đơn vị hành
chính lãnh thổ hoặc những đơn vị quần cư nhỏ nhất.
- Chế độ và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong thực
hiện pháp luật về hộ tịch vừa mang tính chất quản lý hành chính vừa
mang tính chất tự quản.
- Tính chất, mức độ của các chế tài xử phạt vi phạm chung
chung, mang tính định tính chứ chưa phải định lượng.
- Nội dung thực hiện pháp luật về hộ tịch rất rộng lớn, có liên
quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân nơi cư trú.
1.2.2. Các hình thức thực hiện pháp luật về hộ tịch
Tuân thủ pháp luật về hộ tịch: Là hình thức thực hiện pháp luật về
hộ tịch, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện các
quy định cấm của pháp luật hộ tịch.
Thi hành (chấp hành pháp luật về hộ tịch): Là một hình thức thực
hiện pháp luật về Hộ tịch, trong đó các chủ thể pháp luật tự thực hiện
nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Bên cạnh việc đề ra
các quy định mang tính ngăn cấm nhằm hạn chế những hành vi gây ảnh
hưởng tiêu cực đến việc đăng ký, quản lý hộ tịch, pháp luật còn có
những quy định mang tính bắt buộc thể hiện ở những nghĩa vụ của các
chủ thể trong quá trình đăng ký, quản lý hộ tịch.
Sử dụng pháp luật về hộ tịch: là hình thức thực hiện pháp luật về
hộ tịch, trong đó các chủ thể sử dụng các quyền về đăng ký, quản lý
7
hộ tịch để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Hình thức này
khác với hình thức tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật ở chỗ có
thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép
theo ý chí.
Áp dụng pháp luật về hộ tịch: là một hình thức thực hiện pháp
luật, đặc biệt trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, hoặc các tổ chức xã hội và các cá nhân được nhà nước
trao quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật để ban hành các quyết
định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật
cụ về hộ tịch. Trong trường hợp này các chủ thể tham gia thực hiện
pháp luật, thực hiện các quy định của pháp luật có sự can thiệp của
Nhà nước.
1.2.3. Nội dung thực hiện pháp luật về hộ tịch
1.2.3.1. Thực hiện pháp luật về đăng ký hộ tịch
Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác
nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ
sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân,
thực hiện quản lý về dân cư.
1.2.3.2. Thực hiện pháp luật về quản lý hộ tịch
Quản lý hộ tịch là một trong những hoạt động của quản lý nhà
nước, thông qua việc đăng ký hộ tịch, Nhà nước nắm được tình hình
biến động dân cư và sự biến động của xã hội giúp nhà nước có cơ sở
khoa học để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,
quốc phòng và trật tự an toàn xã hội và là cơ sở để hoạch định chính
sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
1.2.4. Vai trò của thực hiện pháp luật về hộ tịch
8
Một là, thông qua thực hiện pháp luật về hộ tịch Đảng và Nhà
nước hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch,
thực hiện xây dựng dữ liệu thông tin quốc gia.
Hai là, thực hiện pháp luật về hộ tịch có vai trò to lớn đối với
hoạt động của chính quyền cơ sở.
Ba là,thực hiện pháp luật về hộ tịch góp phần phát triển kinh tế,
văn hóa – xã hội; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Bốn là, thực hiện pháp luật về hộ tịch ở cơ sở góp phần xây dựng
Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đấu tranh phòng chống quan liêu,
tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác.
Năm là, thực hiện pháp luật về hộ tịch khẳng định vị trí, vai trò và
tầm quan trọng của công tác hộ tịch đối với công tác quản lý nhà nước và
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
1.3. Yêu cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ
tịch
1.3.1. Yêu cầu thực hiện pháp luật về hộ tịch
- Yêu cầu về tính nguyên tắc và khoa học
- Yêu cầu về tính công bằng, chính xác, khách quan, kịp thời
- Yêu cầu về tư duy đổi mới, linh hoạt, chặt chẽ
- Yêu câu về tính dân chủ công khai
1.3.2. Các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch
1.3.2.1. Hệ thống pháp luật về hộ tịch
Một là, tính toàn diện và đồng bộ:
Hai là, tính thống nhất của hệ thống pháp luật về hộ tịch:
Ba là, tính phù hợp của hệ thống pháp luật về hộ tịch:
Bốn là, ngôn ngữ và kỹ thuật xây dựng văn bản:
Năm là, tính khả thi của hệ thống pháp luật: Pháp luật muốn
phát huy được vai trò và giá trị của mình trong quá trình thực hiện thì
9
phải đảm bảo tính khả thi. Nhiều quy định của pháp luật ban hành
không có tính khả thi nên không thực hiện được.
1.3.2.2. Ý thức pháp luật của các chủ thể thực hiện pháp luật về hộ
tịch
Một là, hệ tư tưởng pháp luật
Hai là, tâm lí pháp luật
1.3.2.3. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức đăng
ký và quản lý hộ tịch, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân
1.3.2.4. Điều kiện vật chất - kỹ thuật đảm bảo việc thực hiện pháp
luật về hộ tịch
1.3.2.5. Các yếu tố bảo đảm khác
- Yếu tố chính trị, kinh tế - xã hội
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hộ tịch.
- Hoạt động giải thích pháp luật.
- Sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan tổ chức thực hiện và
áp dụng pháp luật về hộ tịch
10
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH
Ở HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Mê Linh
Mê Linh là huyện nằm ở phía Bắc của thành phố Hà Nội. Huyện có
diện tích đất tự nhiên 14.251 ha, dân số xấp xỉ 193.727 người, có 16 xã
và 2 thị trấn. Huyện đang trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá
nhanh. Mê Linh cũng là huyện đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt định hướng chung quy hoạch đô thị Mê Linh đến năm 2020 (tại
Quyết định số 208/2004/QĐ-TTg ngày 13/12/2004). Đây là điều kiện cơ
bản để huyện Mê Linh phát triển kinh tế - xã hội.
2.2. Phân tịch thực trạng thực hiện pháp luật về hộ tịch
2.2.1. Tình hình triển khai thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện
Mê Linh
Trong thời gian vừa qua, công tác hộ tịch của huyện Mê Linh luôn
nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện
Mê Linh và sự hướng dẫn về chuyên môn của Sở Tư pháp, thành phố
Hà Nội. Nhìn chung, công tác hộ tịch được thực hiện tốt, hiệu quả
đăng ký hộ tịch ngày càng đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của
nhân dân. Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh đã tích cực cải cách thủ
tục hành chính và thực hiện cơ chế “một cửa” trong lĩnh vực đăng ký
và quản lý hộ tịch, huyện đã tổ chức triển khai đưa Luật Hộ tịch năm
2014, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Thông tư 15/2015/TT-BTP
vào cuộc sống, với những quy định mang tính cải cách mạnh mẽ, sâu
rộng và khá triệt để về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời gian giải
quyết đăng ký hộ tịch, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc giải
quyết đăng ký hộ tịch cho người dân, đồng thời đảm bảo hiệu lực,
11
hiệu quả quản lý nhà nước về công tác hộ tịch tại địa phương. Trên cơ
sở đó, công tác đăng ký hộ tịch của huyện Mê Linh dần đi vào nề nếp.
2.2.2. Những kết quả đã đạt được trong thực hiện pháp luật về
hộ tịch ở huyện Mê Linh
Trong sáu tháng đầu năm 2016 thực hiện Luật hộ tịch và phần
mềm đăng ký khai sinh, huyện Mê Linh đã đạt được một số kết quả cụ
thể sau:
Kết quả đăng ký nuôi con nuôi tổng số trên địa bàn huyện là: 01
trường hợp
Kết quả đăng ký khai mới tổng số trên địa bàn huyện là: 1592
trường hợp, trong đó có 888 Nam và 704 Nữ, dăng ký đúng hạn là
1563 trường hợp, quá hạn 29 trường hợp.
Kết quả đăng ký khai sinh lại là: 714 trường hợp.
Đăng ký khai tử mới 423 trường hợp, trong đó 358 trường hợp
khai tử đúng hạn, 65 trường hợp quá hạn.
Đăng ký lại khai tử là 20 trường hợp.
Đăng ký kết hôn mới tổng số là 712 cặp trong đó kết hôn lần đầu
là 647 cặp.
Đăng ký lại kết hôn là 33 cặp.
Kết quả đăng ký khai sinh, khai tử có yếu tố nước ngoài tại
UBND cấp huyện là 0 trường hợp.
Kết quả đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại UBND cấp
huyện là 03 cặp.
Các việc hộ tịch khác được thực hiện tại UBND cấp huyện tổng
số là: 06 trường hợp, trong đó thay đổi hộ tịch là 01 trường hợp, cải
chính hộ tịch là 05 trường hợp.
Các việc hộ tịch khác được thực hiện tại UBND cấp xã trên địa
bàn huyện là 43 trường hợp, trong đó: 14 trường hợp thay đổi hộ tịch,
12
15 trường hợp cải chính hộ tịch, 11 trường hợp điều chỉnh hộ tịch, 03
trường hợp bổ sung hộ tịch.
Kết quả ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác là 61 trường hợp,
trong đó: đăng ký nhận cha, mẹ, con là 15 trường hợp, đăng ký giám
hộ 06 trường hợp, chấm dứt thay đối việc giám hộ là 07 trường hợp,
xác định cha mẹ con là 09 trường hợp, thay đổi quốc tịch 09 trường
hợp, ly hôn 20 trường hợp, hủy hôn nhân trái pháp luật 11 trường hợp,
chấm dứt việc nuôi con nuôi 12 trường hợp.
Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn với người Việt
Nam ở trong nước là 423 trường hợp, để kết hôn với người nước ngoài
tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là 03 trường hợp, để kết hôn
với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài là 05
trường hợp, để sử dụng vào mục đích khác là 177 trường hợp [23].
Các kết quả trên đã phản ánh được rõ nét thực trạng thực hiện
pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Thủ tục
được thực hiện nhiều nhất vẫn là các sự kiện hộ tịch cơ bản: sinh, tử,
kết hôn. Các thủ tục mang tính phức tạp hơn như nuôi con nuôi, giám
hộ hầu như là không có hoặc có rất ít. Điều này cũng phản ánh được
phần nào đặc thù của huyện Mê Linh chủ yếu là làm nông nghiệp, nhu
cầu, hiểu biết của người dân thực hiện pháp luật về hộ tịch còn hạn
chế. Tỉ lệ đăng ký hộ tịch quá hạn khá nhiều. Điều này gây ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch, nhất
là các trường hợp đăng ký khai tử quá hạn, thông thường người dân
không đi đăng ký khai tử ngay và có thói quen đốt các giấy tờ của
người đã chết, đến khi cần làm thủ tục gì liên quan đến người đã chết
thì mới đi khai tử, lúc này hồ sơ, giấy tờ không còn nên việc đăng ký
khai tử gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, đặc thù thứ hai trong thực hiện
pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh đó là tính chất mùa vụ đặc thù
13
của vùng nông nghiệp cùng với sự dịch chuyển lao động trẻ sang các
ngành nông nghiệp nên trừ các sự kiện hộ tịch yêu cầu đúng người
đăng ký như kết hôn, nhận cha mẹ con theo quy định của pháp luật
thì hầu hết các sự kiện hộ tịch khác đềuu được ủy quyền cho ông, bà,
thậm chí là cụ nội, cụ ngoại thực hiện, do đó tình trạng sai sót thông
tin trong tờ khai khiến cán bộ Tư pháp hộ tịch phải hướng dẫn và kiểm
tra cụ thể, việc này cũng phần nào ảnh hưởng đến thời gian giải quyết
hồ sơ của người dân, cùng với đó việc hướng dẫn tuyên truyền các
quy định của pháp luật về hộ tịch, và tuyên truyền đăng ký khai sinh,
khai tử trực tuyến cho các đối tượng này không đạt hiệu quả. Nhưng
về cơ bản ý thức chấp hành pháp luật của người dân cao, không có
vấn đề phát sinh nổi cộm.
Đội ngũ cán bộ, công chức Tư pháp – Hộ tịch ở huyện Mê Linh
ngày càng được củng cố, nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
UBND huyện Mê Linh thường xuyên mở các lớp tập huấn, hội nghị
trao đổi các khó khăn, vướng mắc trong công tác hộ tịch. Điều này
góp phần quan trọng nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thực hiện
pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh. Đảm bảo các sự kiện hộ tịch
được đăng ký kịp thời, đúng quy định của pháp luật, không còn tình
trạng cấp tùy tiện các giấy tờ hộ tịch hoặc cấp sai thẩm quyền như
trước đây. Tuy nhiên, mặt bằng chung ở huyện Mê Linh hiện nay đội
ngũ Công chức Tư pháp – Hộ tịch đa số là người lớn tuổi, năng lực,
trình độ chuyên môn nhất là trình độ tin học còn nhiều hạn chế, ngại
cập nhật các quy định của pháp luật, hay làm việc theo cảm tính
điều này cũng gây ảnh hưởng lớn tới tiến độ, hiệu quả thực hiện pháp
luật về hộ tịch.
Bên cạnh đó, việc lưu trữ sổ hộ tịch những năm về trước khi có
Luật Hộ tịch chưa được quan tâm, nên dữ liệu hộ tịch của người dân
14
không được lưu giữ. Như xã Liên Mạc hiện nay chỉ lưu được sổ hộ
tịch từ năm 2000 trở về đây. Mà hiện tại Luật Hộ tịch quy điịnh không
cấp lại bản chính giấy khai sinh, trong khi các lĩnh vực khác như cấp
chứng minh thư, căn cước công dân, thủ tục về thừa kế đất đai đều
đòi hòi giấy khai sinh, mà bản thân người dân cũng không giữ được
các giấy tờ hộ tịch của mình, nên các thủ tục đăng ký lại khai sinh
tăng đột biến, mà thủ tục này đòi hỏi phải có các giấy tờ chứng minh
về họ tên, ngày tháng năm sinh, quan hệ cha mẹ con như, sổ hộ khẩu,
chứng minh nhân dân, học bạ, bằng cấp việc này là rất khó khăn vì
người dân thường là không còn giấy tờ gì. Vì vậy, cán bộ tư pháp gặp
nhiều khó khăn trong việc xác minh để làm hồ sơ đăng ký lại khai
sinh.
Tuy nhiên, nhìn chung công tác tác thực hiện pháp luật về hộ tịch
ở huyện Mê Linh ngày càng được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, cơ
sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho công tác hộ tịch cũng
được đầu tư thỏa đáng. Đó là yếu tố tiên quyết để nâng cao hiệu quả
thực hiện công tác này.
2.2.3. Những hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện pháp
luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh
2.2.3.1. Hạn chế
Những hạn chế, yếu kém trong công tác hộ tịch thể hiện trên
những mặt sau đây:
Những vi phạm về ghi chép sổ Hộ tịch theo quy định tại Điều 58
Luật Hộ tịch năm 2014, điều 11, 12 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP:
Những vi phạm về trình tự, thủ tục đăng ký các việc hộ tịch
- Vi phạm về đăng ký khai sinh theo quy định tại điều 16 Luật hộ
tịch
15
- Vi phạm các quy định về đăng ký kết hôn theo quy định tại điều 17 và
điều 18 Luật Hộ tịch
- Vi phạm về đăng ký khai tử theo quy định tại điều 32, 33, 34 Luật Hộ
tịch
- Vi phạm về thay đổi, cải chính hộ tịch theo quy định
Ngoài ra trong quá trình thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện
Mê Linh còn tồn tại một số hạn chế sau:
Việc triển khai, xây dựng thực hiện pháp luật về hộ tịch ở một số
xã chưa nghiêm túc thực hiện. Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức
đúng đắn vấn đề đăng ký hộ tịch gắn với kỷ cương, quyền lợi, gắn với
trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, chưa chủ động, kịp thời đăng ký các
sự kiện hộ tịch nhất là việc khai tử, đến khi có chế độ mới đi đăng ký,
hoặc việc công dân không có ý thức bảo quản, giữ gìn các giấy tờ hộ
tịch như giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn khi làm lại không
đáp ứng được các quy định của pháp luật, cán bộ không đăng ký cho
thì gây mất trật tự an ninh nơi công sở, làm ảnh hưởng đến uy tín của
Đảng, chính quyền.
Vai trò quản lý Nhà nước của một số cấp chính quyền cơ sở yếu,
bên cạnh đó một bộ phận nhân dân cố tình không chịu hiểu chủ
trương, chính sách pháp luật dẫn đến tình trạng vi phạm luật.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch còn phức tạp.
Việc phân cấp thẩm quyền đăng ký hộ tịch chưa triệt để. Sự quan tâm
và đầu tư cho công tác hộ tịch chưa đồng đều ở các địa phương.
Chưa tạo điều kiện tốt nhất để bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch của
công dân cụ thể là:
+ Quy định về thủ tục đăng ký các loại việc hộ tịch còn quá nhiều
loại giấy tờ khác nhau, lệ thuộc vào nơi cư trú đã dẫn đến trường hợp
công dân không đáp ứng đủ thì không được đăng ký;
16
+ Cán bộ trực tiếp giải quyết công việc hộ tịch tự đặt thêm thủ tục
giấy tờ khi người dân có yêu cầu đăng ký hộ tịch khi hồ sơ đăng ký hộ
tịch chưa đầy đủ, cán bộ hộ tịch không hướng dẫn một lần mà mỗi lần
chỉ hướng dẫn một nội dung nên người dân phải đi lại nhiều lần mới
được giải quyết
+ Áp dụng quy định của pháp luật để giải quyết yêu cầu đăng ký
hộ tịch của người dân một cách máy móc nên một số trường hợp
quyền lợi của người dân giải quyết sai quy định, thậm chí có trường
hợp không được giải quyết.
+ Tùy tiện trong việc đăng ký hộ tịch cho công dân; chưa bảo đảm
độ chính xác khi cấp giấy tờ hộ tịch.
Tình trạng đăng ký không kịp thời, chưa đầy đủ và thiếu chính xác
trong đăng ký hộ tịch vẫn còn tồn tại ở một số địa phương. Sự tùy
tiện trong việc đăng ký, cấp giấy tờ hộ tịch được thể hiện.
Quy định về lưu sổ hộ tịch chưa được thực hiện nghiêm túc - Hạn
chế trong cải cách thủ tục hành chính.
Mặc dù, việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh hộ tịch bước
đầu đã phát huy hiệu quả; tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế một cửa,
một cửa liên thông trong đăng ký hộ tịch đôi khi lại có tác động ngược
lại, đặc biệt là tiến độ xử lý hồ sơ.
Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ.Sự phối hợp
giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ đã dẫn đến tình trạng cùng một
tiêu chí, nhưng mỗi ngành có một số liệu thống kê báo cáo khác nhau,
điều này đã gây khó khăn cho Nhà nước trong việc hoạch định chính
sách. Cơ chế thông báo những thay đổi liên quan đến hộ tịch của từng
cá nhân cũng chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, nhiều trường
hợp không thông báo nên không kịp thời cập nhật những thay đổi về
hộ tịch liên quan trong sổ hộ tịch.
17
Phương thức đăng ký hộ tịch còn mang tính chất thủ công, mức
độ áp dụng công nghệ thông tin còn hạn chế.
Việc vừa phải nhập thông tin vào sổ đăng ký hộ tịch giấy sau đó
lại nhập vào phần mềm là rườm rà, chưa khoa học, cần có biện pháp
để chỉ nhập 01 lần vào phần mềm sau đó in luôn thành sổ để lưu như
vậy sẽ không phải mất thời gian nhập 02 lần như hiện nay.
Mặc dù việc đăng ký hộ tịch bằng điện tử đã được triển khai ở
một số địa phương, nhưng mức độ còn rất hạn chế. Phương thức đăng
ký hộ tịch hiện nay chủ yếu vẫn thực hiện theo phương pháp thủ công
(ghi bằng tay, lưu bằng sổ giấy). Do chưa có Cơ sở dữ liệu hộ tịch
điện tử, nên việc lưu sổ giấy dễ dẫn đến bị hỏng, bị mất, từ đó không
đáp ứng được yêu cầu thống kê số liệu cũng như yêu cầu cấp giấy tờ
hộ khẩu, hộ tịch cho người dân. Hơn nữa, phương thức đăng ký hộ
tịch này không phù hợp với định hướng xây dựng nền hành chính
chuyên nghiệp, hiện đại.
Công tác thống kê số liệu đăng ký hộ tịch còn yếu, chưa bảo đảm
độ chính xác của số liệu.
2.2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện pháp
luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh
Những hạn chế trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch đã nêu
trên do một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
Một là, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chưa đồng bộ
Hai là, chưa có bước đột phá trong xây dựng thể chế
Ba là, đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch phải kiêm nhiệm nhiều
công việc khác nhau và không ổn định
Bốn là, việc phân cấp thẩm quyền đăng ký hộ tịch chưa triệt để
(vẫn còn nhiều cấp có thẩm quyền đăng ký hộ tịch); việc quy định về
ghi sổ và cấp giấy tờ hộ tịch chưa khoa học (không có sổ hộ tịch
18
chung và cũng không có một loại giấy tờ hộ tịch chung cấp cho cá
nhân trong đó tích hợp mọi thông tin về hộ tịch của cá nhân).
Năm là, yêu cầu cải cách thủ tục hành chính chưa gắn với đặc thù
của công việc hộ tịch, chưa ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong
đăng ký và quản lý hộ tịch
Sáu là, quá tải về công việc, chưa có cơ chế chính sách phù hợp
cho những chị em phụ nữ nông thôn là những nguyên nhân dẫn đến
hạn chế trong thực hiện yêu cầu quản lý Nhà nước về hộ tịch cũng như
giải quyết đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài ở Sở Tư pháp.
2.3. Bài học kinh nghiệm trong thực hiện pháp luật về hộ tịch
ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Qua quá trình thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện
Mê Linh có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là: Phải đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp
uỷ Đảng. Đây là nhân tố quyết định và đảm bảo cho thắng lợi việc
thực hiện Luật hộ tịch.
Hai là: Phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn và
thôn ngang tầm nhiệm vụ, có tâm.
Ba là: Phải đổi mới và nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục
quy định của pháp luật về hộ tịch, về quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ
công dân
Bốn là: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc
phòng nâng cao đời sống nhân dân vì kinh tế phát triển mới đảm bảo
cho các hoạt động khác, đảm bảo cho các quyền của dân về văn hoá, xã
hội, trật tự trị an được thực hiện. Kinh tế phát triển mới có điều kiện
nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí. Thực tế chứng minh ở
xã, thị trấn nào mà điều kiện kinh tế xã hội phát triển, tỷ lệ hộ nghèo
thấp, trình độ dân trí cao thì xã, thị trấn đó thực tốt hơn các quy định
19
của pháp luật, nhất là trong quá trình cải cách thủ tục hành chính trong
lĩnh vực hộ tịch tiến tới đăng ký khai sinh trực tuyến thì càng đòi hỏi
nhân dân có trình độ và có phương tiện như máy ảnh, điện thoại, máy
vi tính để truy cập và thực hiện việc đăng ký các thủ tục trực tuyến.
20
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH Ở HUYỆN MÊ LINH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Phƣơng hƣớng thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện
Mê Linh, thành phố Hà Nội
3.1.1. Đối với Uỷ ban nhân dân huyện
Về công tác tổ chức: Cần chú trọng đến đội ngũ Công chức TP –
HT cấp xã, bố trí công chức Tư pháp – Hộ tịch phải có bằng Trung
cấp luật trở lên, có kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc, chịu khó
nghiên cứu văn bản pháp luật khi đó mới tham mưu tốt cho lãnh đạo
chính quyền địa phương.
Tạo điều kiện bố trí kinh phí để Phòng Tư pháp cấp huyện
thường xuyên tổ chức tập huấn các văn bản pháp luật mới, nhất là
các văn bản phục vụ cho công tác tư pháp đối với đội ngũ Lãnh đạo
và Công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã.
3.1.2. Đối với phòng Tư pháp huyện
Hằng năm phải xây dựng kế hoạch kiểm tra các xã thuộc huyện
mình quản lý trừ những đơn vị đã được Sở Tư pháp thanh tra để kịp
thời uốn nắn, chấn chỉnh những vi phạm. Quá trình thực hiện việc
thực hiện việc kiểm tra phải nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật
để chỉ ra được những vi phạm và yêu cầu khắc phục nghiêm túc.
3.1.3. Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã
Quan tâm hơn, chú trọng hơn nữa đến công tác tư pháp địa
phượng, đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm tạo điều kiện
cho công chức Tư pháp - Hộ tịch hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3.1.4. Đối với công chức Tư pháp – Hộ tịch
21
Luôn cập nhật, nghiên cứu các văn bản thuộc lĩnh vực mình
tham mưu như: Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi
hành; Bộ luật dân sự năm 2005; Luật hộ tịch năm 2014 ; Nghị định
123/2015/NĐ-CP; Thông tư số 15/2015/TT-BTP và các văn bản
hướng dẫn thi hành các Nghị định, Thông tư trên.
3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện
Mê Linh, thành phố Hà Nội
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về hộ tịch
Đất nước ta đang trong quá trình cải cách đổi mới và hội nhập
quốc tế sâu rộng. Về đối nội tiếp tục thực hiện cải cách bộ máy nhà
nước và dân chủ hóa trong toàn xã hội, trong đó hệ thống pháp luật
nói chung và hộ tịch nói riêng từng bước được xây dựng theo hướng
mở rộng dân chủ về quyền nhân thân của mọi công dân, bởi vì đăng
ký hộ tịch phát sinh từ quyền cơ bản của công dân được quy định
trong Hiến pháp. Giải pháp này không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh mà còn là giải pháp
cho áp dụng trong phạm vi cả nước nói chung.
3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý và nâng cao năng lực
cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức bộ máy quản
lý hộ tịch trong hệ thống quản lý nhà nước ở cơ sở, đồng thời xây
dựng mối quan hệ đoàn kết, phối hợp giữa các tổ chức dưới sự lãnh
đạo của Đảng bộ, chi bộ cơ sở, đổi mới nội dung và phương thức hoạt
động hướng vào phục vụ dân, sát dân, được dân tin cậy.
3.2.3. Nâng cao nhận thức thực hiện pháp luật về hộ tịch của
các chủ thể, đồng thời tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của
người dân trong việc thực hiện đăng ký hộ tịch
22
Trong điều kiện xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng văn
minh thì một trong những điều kiện quan trọng là làm sao để người
dân được tham gia tích cực vào hoạt động quản lý xã hội bằng pháp
luật. Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần quan trọng trong việc
thức đẩy sự lớn mạnh tích cực, bảo đảm hành trang kiến thức pháp
lý cần thiết cho sự tham gia vào hoạt động xây dựng và thực thi
pháp luật về hộ tịch trong cả nước nói chung và huyện Mê Linh nói
riêng.
Do vậy, cần bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất cho công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật và hoạt động tư pháp cấp xã.
3.2.4. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
pháp luật trong việc thực hiện pháp luật về hộ tịch
Thanh tra là công tác không thể thiếu trong quản lý nhà nước,
qua thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách,
pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp
khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;
giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật;
phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Do đó, để quản lý nhà nước
trong lĩnh vực hộ tịch, công tác thanh tra cũng là một công tác không
thể thiếu.
3.2.5. Áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong
đăng ký và quản lý hộ tịch
Việc ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin trong
lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước là một đòi hỏi cấp thiết. Đặc
biệt trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch thì việc ứng dụng công
nghệ thông tin để giải quyết công việc là rất cần thiết. Nếu triển khai
23
thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng
ký và quản lý hộ tịch sẽ giúp cán bộ hộ tịch xử lý công việc một cách
thuận tiện, nhanh chóng và hạn chế đáng kể những sai sót so với thực
hiện theo cách thủ công. Bên cạnh đó, người dân cũng dễ dàng tìm
hiểu các quy định của pháp luật, các thủ tục hành chính liên quan đến
lĩnh vực hộ tịch, từ đó, xác định được cơ quan có thẩm quyền giải
quyết và hồ sơ, giấy tờ cần thiết để đi đăng ký hộ tịch.
3.2.6. Cải cách thủ tục hành chính trong việc đăng ký hộ tịch
Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm của mục tiêu cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành
chính nhằm đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng
trong khi giải quyết các công việc hành chính, loại bỏ những thủ tục
rờm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham những, gây khó khăn cho
dân. Mẫu hóa thống nhất các giấy tờ mà công dân cần phải làm khi có
yêu cầu giải quyết các công việcTừ những mục tiêu quan trọng của
chương trình tổng thể cải cách hành chính, việc cải cách thủ tục hành
chính về hộ tịch được Quốc hội và các cơ quan quản lý nhà nước về hộ
tịch đặc biệt quan tâm, việc ban hành Luật hộ tịch, bộ thủ tục hành
chính trong lĩnh vực hộ tịch theo hướng cải cách về thủ tục hành chính
là cần thiết.
KẾT LUẬN
Quá trình thực hiện pháp luật về hộ tịch cũng đã giúp chúng ta
đúc rút được những kinh nghiệm quý báu, làm cơ sở để đề ra phương
hướng, cùng với những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hơn nữa vai
trò, chất lượng, hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch của các chủ
thể. Các giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về hộ tịch bao gồm giải pháp về nâng cao nhận thức, phát huy vai
24
trò các chủ thể, góp phần đảm bảo về kinh tế và thể chế thành pháp
luật về hộ tịch. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa
của việc thực hiện pháp luật về hộ tịch đối với sự phát triển của địa
phương và đất nước, luận văn đã nghiên cứu toàn diện quá trình triển
khai, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong
việc thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Mê Linh và đề
xuất hệ thống các giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế đó,
góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện
Mê Linh nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung.
Tuy nhiên, nhận thức và thực hiện pháp luật về hộ tịch hiện nay
là một vấn đề rất mới và phức tạp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện đặc
thù của từng địa phương và trong phạm vi luận văn mới chỉ có điều
kiện nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình và những vấn đề xảy ra
trong thực hiện pháp luật về hộ tịch ở mô hình một huyện, đề ra một
số giải pháp pháp lý chung ở tầm vĩ mô và những giải pháp thực hiện
cụ thể áp dụng cho huyện Mê Linh mà chưa có điều kiện nghiên cứu
sâu và rộng hơn.
Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ
tịch, làm cho pháp luật về hộ tịch thực sự đi vào cuộc sống, cần có
những công trình nghiên cứu ở cấp độ cao hơn, sâu sắc và khái quát
hơn về từng mảng vấn đề trong thực hiện pháp luật về hộ tịch, về quá
trình thực hiện pháp luật hộ tịch của các nhóm địa phương có điều
kiện tương đồng và đặt trong tương quan so sánh với các địa phương
khác trong nước và kết quả thực hiện chung cả nước, từ đó sẽ có cái
nhìn tổng quát, toàn diện, chính xác và đầy đủ hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_ho_tich_o_huyen_me_l.pdf