Tóm tắt Luận văn Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

Qua nghiên cứu đề tài “thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú ” luận văn rút ra được một số kết luận chủ yếu sau: Luận văn đã hệ thống được những vấn đề lý luận về thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn , sự cần thiết của tạo nghề cho lao độngnông thôn. Luận văn cũng đưa ra các kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và kinh nghiệm của mọt số địa phương trong nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn để học hỏi, nghiên cứu áp dụng vào phát triện đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú. Những vấn đề được đề cập trong luận văn này được thực hiện với mục đích đánh giá được thực trạng việc thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Huyện Thanh Ba hiện nay. Luận văn đưa ra và phân tích đầy đủ các nội dung của thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: thực trạng về nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu học nghề của người lao động, thực trạng về ngành nghề và hình thức đào tạo nghề cho lao đọng trên địa bàn huyện. Những nghiên cứu này làm cơ sở cho việc phân tích và đánh những thành tựu và những khó khăn trong quá trình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba. Trên cơ sở nghiên cứu đó, luận văn đề xuất các giải pháp để thực thi có hiệu quả hơn chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Căn cứ vào kế hoạch triển khai thực hiện đà tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020 và mục tiêu của chương trình này các ban, ngành phối hợp thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra góp phần thực thiện mục tiêu chung của toàn tỉnh Phú Thọ.

pdf27 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ....../ BỘ NỘI VỤ .../ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI – NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ....../ BỘ NỘI VỤ .../ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG MÃ SỐ: 60 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI HÀ NỘI – NĂM 2017 1 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng , Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội. Thời gian: vào hồi giờ phút ngày tháng năm 2017. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn. Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội của đất nước. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội. Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực thực phẩm cho con người , đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại, cũng như tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể hay thế được. Hiện nay, nước ta có 42,2% số lao động tham gia vào hoạt động nông nghiệp ( Theo thông cáo báo chí của tổng cục thống kê về tình hình lao động việc làm quý II và sáu tháng đầu năm 2016). Sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế. Nông thôn Việt Nam có nguồn lao động dồi dào về số lượng và thấp về chất lượng, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp. Vì vậy, phát triển nguồn lao động nông thôn là một trong những giải pháp có tính chiến lược trong quá trình chuyển nông nghiệp, nông thôn sang sản xuất hàng hóa theo hướng CNH-HĐH. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng và là vấn đề có tính cấp bách, vừa có tính có tính cơ bản lâu dài. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn có vai trò quan trọng đối với phát triển vốn con người, nguồn nhân lực, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đảm bảo an ninh xã hội. Thực tiễn quá trình phát triển kinh tế tai Việt Nam khi lao động nông thôn được sử dụng tốt thì kinh tế phát triển nhanh, bề vững. Thực thi chính sách đào tạo nghề có vai trò quan trọng giúp hiện thực hóa chính sách vào trong đời sống xã hội. Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đái hóa nông nghiệp, nông thôn. Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước mà trước hết là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, công tác Đào tạo nghề được Đảng và nhà nước quan tâm và coi đó là một nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương khóa X về Nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong phần nhiệm vụ và giải pháp đã nêu: “ Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; bảo đảm hài hòa giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị. Có chính sách cụ thể về đào tạo nghề và chính sách đảm bảo việc làm cho nông dân, nhất là các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trên tinh thần đó Chính phủ đã ra quyết định số 1956/ QĐ – TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 phê duyệt đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, và Hướng dẫn số 664/ BLĐTBXH- TCDN ngày 9 tháng 3 năm 2010 về việc xây dựng kế hoạch triển khai thực thi đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Thực hiện chủ chương của Đảng và nhà nước, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành kế hoạch số 1792/ KH- UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và quyết định số 2535/ QĐ – UBND năm 2011về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động lông thôn tỉnh Phú Thọ đến 2020. Đối với huyện Thanh một huyện miền núi kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Với số lượng lớn lao động tập trung ở khu vực nông thôn và tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp thì việc đào tạo nghề có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế chung của huyện và góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian qua công tác đào tạo nghề của huyện Thanh Ba đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là tạo cơ hội cho người lao động nông thôn học nghề, lập nghiệp góp phần giảm đói, nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay công tác đào tạo nghề của huyện Thanh Ba vẫn còn một số tồn tại, bất cập như: quy mô đào tạo nghề của huyện còn nhỏ so với nhu cầu đào tạo; chủ yếu đào tạo nghề theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo nghề; sự đa dạng các ngành nghề đào tạo để phù hợp với thực tế yêu cầu của sản xuất thì các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện chưa đủ điều kiện đáp ứng được một cách tốt nhất; hình thức dạy nghề trong doanh nghiệp chưa được phát triển mạnh đặc biệt là chưa chú trọng nhiều đến đối tượng học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng học nghề trên địa bàn huyện. Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi chọn đề tài “ Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là đề tài đã được nghiên cứu từ nhiều năm qua. Có nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố và một số đề tài luận văn thạc sỹ, tiến sỹ nghiên cứu về thực thi đào tạo nghề. Trần Văn Đại (2012), Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng Sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ kinh tế nông nghiệp: 62.31.10.01. Trần Thành Nam (2014), Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế: 60.34.01. Nguyễn Thị Thu Trang (2016), Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn Hội nông dân Việt Nam, Luận văn thạc sĩ chính sách công: 60.34.04.02. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. 3.1. Mục đích. Trên cơ sở lý luận chung về dạy nghề cho lao động nông thôn và thực trạng thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiệu quả hơn, tốt hơn. Nâng cao chất lượng lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu quá trình đổi mới và hội nhập. 3.2. Nhiệm vụ. Để thực hiện các mục đích trên tôi có các nhiệm vụ sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách dạy nghề và thực thi chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn. Làm rõ thực trạng về thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Phân tích những mặt mạnh và yếu điểm trong thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Ba và chỉ ra những nguyên nhân của yếu điểm. Đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tƣợng Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. 4.2. Phạm vi Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực thi đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ (Khảo sát tại 3 xã thuộc huyện Thanh Ba) Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quá trình thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ từ năm 2011 đến 2015. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phƣơng pháp luận Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp khảo cứu tài liệu. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Phương pháp điều tra xã hội học: Phát phiếu bảng hỏi để hỏi các đội tượng lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề, hỏi các cơ quan thực thi chính sách. Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn một số lao động nông thôn, hoặc những người tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn đề hiểu rõ vấn đề. Dựa trên các tài liệu thống kê, các chính sách hiện có của Đảng và Nhà nước và chính sách của huyện Thanh Ba trong việc phát triển nguồn nhân lực nói chung. Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn giúp hoàn thiện chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn. Thông qua thực trạng thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn có những nội dung chưa phù hợp cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và tăng tính khả thi cho chính sách. Luận văn làm rõ những hạn chế, nguyên nhân từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn trong thực thi đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, đồng thời góp phần thực hiện QĐ 1956 và QĐ 494 về phê duyệt đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập về khoa học chính sách, quản lý công ở các cơ sở đào tạo nghề và là tài liệu tham khảo cho một số ban, ngành của tỉnh nói chung và ở huyện về thực thi đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 7. Kết cấu của luận văn. Luận văn kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và pháp lý về thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Chương 3: Quan điểm, phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Lao động nông thôn và chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Lao động nông thôn. 1.1.1. Lao động nông thôn 1.1.2. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.1.3. Mục đích và nội dung cơ bản của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.2. Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.2.1. Khái niệm thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.2.2. Vai trò của thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.2.3. Chủ thể thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.2.4. Quy trình thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.2.4.1. Lập kế hoạch triển khai thực thi chính sách 1.2.4.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách 1.2.4.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách 1.2.4.4. Tổ chức thực hiện chính sách 1.2.4.5. Đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách 1.2.4.6. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.3.1. Đối tƣợng đầu vào của đào tạo nghề 1.3.2. Nhận thức của ngƣời lao động nông thôn và xã hội về học nghề 1.3.3. Nguồn tài chính và cơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.3.4. Năng lực của cán bộ công chức trong thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.3.5. Đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề. 1.3.6. Chƣơng trình, giáo trình liên quan đến đào tạo nghề 1.4. Kinh nghiệm thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn và bài học tham khảo. 1.4.1. Kinh nghiệm của một sô nƣớc trên thế giới về thực thi đào tạo nghề 1.4.2. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong nƣớc về thực thi đào tạo nghề. 1.4.3. Các bài học tham khảo Chƣơng 2 THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cách thủ đô Hà Nội 80 km về Phía Bắc. Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội; Tây giáp tỉnh Sơn La; Nam giáp tỉnh Hoà Bình; Bắc giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Tuyên Quang. Hiện tỉnh Phú Thọ có 353.294,93 ha diện tích tự nhiên và 1.313.926 nhân khẩu; 13 huyện, thành, thị (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 11 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh); 277 đơn vị hành chính cấp xã. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.3. Khái quát về lao động nông thôn ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 2.2. Thực trạng thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ hiện nay 2.2.1. Thực trạng ban hành văn bản, kế hoạch hƣớng dẫn triển khai thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2.3.3. Phân công trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2.3.4. Tổ chức thực hiện các nội dung của chính sách 2.3.4.1. Về triển khai công tác đào tạo nghề - Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề. Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề. Trên địa bàn huyện có khoảng gần 100 doanh nghiệp đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy nhu cầu sử dụng số lượng lao động của các doanh nghiệp không nhiều chủ yếu đào tạo nghề may công nghiệp, chế biến chè, sửa chữa đồ điện. Đối với lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là đào tạo nghề nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn về kỹ thuật trồng và phòng trị bệnh cho các loại cây nông sản và kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Bảng 2.1. Số lao động qua đào tạo và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo. Năm Tổng số LĐ được ĐT Tổng số người có việc làm Được DN/ĐV tuyển dụng Tự tạo việc làm Nghề nông nghiệp 2011 464 390 390 2012 196 188 188 2013 228 228 228 2014 290 282 282 2015 360 346 346 Nghề phi nông nghiệp 2011 239 180 61 119 2012 305 267 141 126 2013 131 115 31 84 2014 97 89 60 29 2015 163 133 34 99 (Nguồn: phòng lao động thương binh xã hội huyện Thanh Ba) - Xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn. Bảng 2.2: Số lượng lao động nông thôn có nhu cầu học nghề huyện Thanh Ba năm 2011-2015 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện Năm 2011 Năm 2015 1 Tổng số lao động trên địa bàn Người 64.120 68.000 2 Số lao động có nhu cầu học nghề Người 40.587 33.864 Trong đó: Nghề Nông nghiệp Người 28.684 18.286 Nghề phi Nông nghiệp Người 11.903 15.578 3 Số lao động nông thôn có nhu cầu học nghề Người 28.684 18.286 Trong đó: Nghề Nông nghiệp Người 28.684 18.286 Nghề phi Nông nghiệp Người 4 Lao động nông thôn là ngƣời khuyết tật có nhu cầu học nghề Người 1.500 2.200 Nghề nông nghiệp Người 100 200 Nghề phi nông nghiệp Người 1.400 2.000 5 Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn huyện đến hết năm 2015 % Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 35 50,2 Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề và truyền nghề % 20,3 31,0 Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có bắng cấp, chứng chỉ % 20,3 31,0 (Nguồn: Phòng lao động thương binh xã hội huyện Thanh Ba) - Xác định nhu cầu ngành nghề đào tạo của lao động nông thôn huyện Thanh Ba. Thanh ba là huyện miền núi sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Dân số hơn 92% sống ở nông thôn.Vậy nên nghề đào tạo hướng vào sản suất nông nghiệp nhiều hơn. Bên cạnh đó Huyện cũng khai thác thế mạnh của mình để phát triển các ngành công nghiệp chế biến như chế biến chè, chế biến và bảo quả tương. Dưới đây là bảng ngành nghề đã đào tạo cho lao động nông thôn tại huyện. Bảng 2.3: Ngành nghề đã đào tạo cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba. Nghề nông nghiệp Nghề phi nông nghiệp Năm 2011 Năm 2011 Nuôi trồng thủy sản Kỹ thuật trồng và phòng trị bệnh trên cây trồng. Sửa chữa động cơ máy nông nghiệp Kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc - gia cầm. Chế biến chè Đen Chăn nuôi thú y May Công nghiệp Trồng lúa năng suất cao May thời trang Kỹ Thuật Nuôi cá nước ngọt Trồng và khai thác rừng Năm 2012 Năm 2012 Quản lý dịch hại tổng hợp May công nghiệp Kỹ thuật nuôi gia cầm Sửa chữa máy nông nghiệp Nuôi và trị bệnh cho gia súc – gia cầm Đan Mành cọ Trồng chè Thêu ren Chế biến, bảo quản Tương Năm 2013 Năm 2013 Quản lý dịch hại tổng hợp May công nghiệp Nuôi và trị bệnh cho gia súc – gia cầm Chế biến Chè Đen, xanh Trồng lúa năng suất cao Sửa chữa máy nông nghiệp Kỹ thuật nuôi gia cầm. Trồng chè Năm 2014 Năm 2014 Trồng lúa năng suất cao Sửa chữa máy nông nghiệp Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi May công nghiệp Nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc - gia cầm. Trồng rau an toàn Năm 2015 Năm 2015 Nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc – gia cầm. Sửa chữa bảo trì tủ lạnh,điều hòa Trồng rau an toàn Sửa chữa máy nông nghiệp Kỹ thuật trồng chè May công nghiệp Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt Đan mành cọ Trồng cây có múi Chế biến chè xanh, chè đen (Nguồn: Phòng lao động thương binh xã hội huyện Thanh Ba) - Triển khai các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trên địa bàn huyện chủ yếu là đào tạo nghề gắn hạn, trình độ sơ cấp. Thời gian dạy nghề ngắn hạn phù hợp với việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hình thức này hiện nay được nhiều lao động lựa chọn vì ngoài thời gian linh hoạt, có thể từ vài ngày đến vài tháng tùy theo nghề đào tạo. Ngoài ra hình thức này còn đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường lao động, cũng như nhu cầu có việc làm và có thu nhập của người học nghề. 2.3.4.2. Thực hiện hỗ trợ học viên, giáo viên và cơ sở đào tạo nghề Tại huyện Thanh Ba việc hỗ trợ cho các học viên, giảng viên và cơ sở đào tạo nghề theo quyết định 1956/QĐ-TTg do các trường dạy nghề trực tiếp hỗ trợ theo quy định. Tại các trường nghề học viên và giáo viên thuộc các đối tượng được hỗ trợ sẽ nhận hỗ trợ tại trường học. Bởi kinh phí hỗ trợ được cấp trực tiếp cho các trường nên việc hỗ trợ cho học viên, giảng viên do các trường nghề thực hiện. Trên địa bàn huyện có 01 trường cao đẳng nghề cơ điện Phú Thọ, 01 trường trung cấp nông lâm nghiệp, 01 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên. Các trường này không thuộc đối tượng được hỗ trợ kinh phí về đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề. 2.3.4.3. Hỗ trợ vay vốn tín dụng đối với đối với người tham gia học nghề Ngân hàng chính sách xã hội huyện là cơ quan trực tiếp hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi đối với lao động nông thôn tham gia học nghề và giải quyết việc làm sau khi học nghề để phát triển sản xuất. Theo nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm mỗi học viên được vay tín dụng từ ngân hàng chính sách xã hội không quá 50 triệu đồng (quy định tại khoản 1 và 2 điều 24 của Nghị định này). 2.3.5. Đôn đốc, kiểm tra thực thiện chính sách Trong quá trình thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 đến 2015 công tác kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện một cách thường xuyên. Trong hai năm 2011 và 2012 không thành lập đoàn đi kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề. Đến năm 2013 Ban Thường vụ Huyện ủy mới thành lập 2 đoàn đi kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết 07 tại 4 xã: Đông Thành, Yên Nội, Quảng Nạp, Yển khê. Hằng năm Ban chỉ đạo công tác đào tạo nghề chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện kiểm tra việc tổ chức dạy nghề của các cơ sở dạy nghề đối với các lớp dạy nghề trên địa bàn. Đồng thời yêu cầu Ủy ban dân nhân các xã tổ chức tự kiểm tra công tác dạy nghề của địa phương. 2.4. Đánh giá chung về thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2.4.1. Ƣu điểm Thứ nhất, huyện Thanh Ba đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, triển khai thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong đó, có kế hoạch cho từng giai đoạn như kế hoạch số: 1014/KH-UBND ngày 8/12/2011 về việc Đào tạo nghề giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020. Thứ hai, các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương và đội ngũ làm công tác tuyên truyền đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã chú trọng việc tuyên truyền chính sách, pháp luật đến cộng đồng dân cư và trực tiếp đến với người lao động nông thôn. Thứ ba, việc phân công phối hợp thực hiện chính sách đã được huyện ủy chú trọng triển khai thực hiện. Từ việc phân công trách nhiệm cho từng thành viên ban chỉ đạo, bộ phận giúp việc cho ban chỉ đạo cho đến các phòng, ban. Thứ tư, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, ngoài sự nỗ lực của chính quyền huyện ủy Thanh Ba, của các xã trên địa bàn huyện Thanh Ba còn có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Sự tham gia của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện thông qua việc xác định nhu cầu sử dụng lao động và tạo việc làm cho họ sau khi hoàn thành khóa học. Thứ năm, công tác kiểm tra, giám sát cũng đã được quan tâm, tuy nhiên vì ngân sách có hạn nên không được diễn ra thường xuyên. 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 2.4.2.1. Hạn chế Thứ nhất, về ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Mặc dù các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành được một số văn bản quy định và hướng dẫn triển khai thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, những văn bản này chỉ mang tính định hướng. Đặc biệt là kế hoạch đào tạo nghề hàng năm chỉ đưa ra con số đào tạo chung chung mà chưa gắn với nhu cầu đào tạo thực tế của người lao động tại địa phương, đầu ra và khả năng tạo việc làm cho người lao động. Thứ hai, trong công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, một số cán bộ làm công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho lao động nông thôn năng lực còn thiếu, chưa nắm bắt được hết các chủ trương của Đảng, chính sách, quy định của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Dẫn đến đôi khi tư vấn còn lúng túng, thiếu tính chủ động. Thứ ba, phân công, phối hợp giữa các phòng, ban được quy định rõ ràng. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các phòng, ban và các bên liên quan chưa được nhịp nhàng. Các đơn vị được phân công chưa làm hết trách nhiệm của mình. Do đó, làm cho quá trình thực thi đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa được thuận lợi. Thứ tư, quá trình triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn nhiều hạn chế: Việc điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn chưa sát với thực tiễn. Kế hoạch ngành nghề đào tạo của một số cơ sở đào tạo nghề chưa bám sát vào kết quả điều tra nhu cầu học nghề của người lao động, chưa căn cứ tình hình thực tế của địa phương. Còn khoảng cách giữa đào tạo và thực tế sử dụng lao động đã qua đào tạo. Kiến thức, kỹ năng, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp mà cơ sở ĐTN trang bị cho học viên chưa thoả mãn được yêu cầu của người sử dụng lao động. Học viên được đào tạo sau khi tốt nghiệp vẫn còn nhiều người chưa tự tìm được công việc phù hợp cho mình, thậm chí thất nghiệp. Trên địa bàn huyện mới chỉ tập trung đào tạo nghề cho lao động ở trình độ bồi dưỡng đến sơ cấp nghề và chỉ mới đào tạo được một số nghề theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo, quy mô đào tạo nhỏ. Chưa thực sự quan tâm nhiều đến nhu cầu thực tế của thị trường lao động như nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề Việc tư vấn và tạo điều kiện vay vốn cho lao động nông thôn sau khi đào tạo nghề còn rất hạn chế. Số hộ vay vốn sau học nghề rất ít. Việc vay vốn để đầu tư xây dựng kinh tế hộ, trang trại còn hạn chế, như vậy cho thấy mục tiêu giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động chưa đạt được mục tiêu như mong muốn. Thứ năm, hoạt động kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, chưa kịp thời phát hiện những vướng mắc để có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời. 2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế Thứ nhất, khả năng dự báo nhu cầu học nghề của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn yếu và thiếu nên việc xây dựng kế hoạch dạy nghề ở cấp huyện chưa sát với tình hình thực tế và định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thứ hai, trong công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đội ngũ làm công tác tư vấn viên, tuyên truyền viên về chính sách đào tạo nghề còn bị hạn chế trong đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như được tập huấn về các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thứ ba, sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa các phòng, ban và các cơ quan liên quan là do chưa có cơ chế phối hợp giữa các đơn vị này nên chưa chủ động trong công tác phối hợp. Thứ tư, nguyên nhân làm cho quá trình tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế là do: Kinh phí điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề còn ít (30.000 đồng/người) nên công tác rà soát và dự báo nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả chưa cao, chưa sát với thực tế. Đa số học viên sau khi hoàn thành khóa học nghề không tìm được việc làm là do: - Đa số các học viên tham gia đào tạo nghề là các học viên lớn tuổi mới chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở. Do vậy, hạn chế về nhận thức. Bên cạnh đó các học viên phải tham gia lao động sản xuất vì vậy không chuyên tâm, tập trung vào việc học nghề. Do đó các học viên học nghề xong chưa thành thạo các kỹ năng, chưa đáp ưng yêu cầu sử dụng của người lao động nên khó tìm được việc làm. - Đội ngũ giáo viên một số còn thiếu kinh nghiệm thực tế để áp dụng vào dạy thực hành nghề cho học viên. Do đó, kỹ năng mà cơ sở đào tạo nghề trang bị cho học sinh chưa đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động. - Chưa huy động được nhiều sự tham gia của đội ngũ các nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, nông dân sản xuất giỏi ... vào việc xây dựng chương trình, giáo trình và học liệu dạy nghề. Do vậy mà chương trình, giáo trình chưa phù hợp với người học để họ dễ tiếp thu kiến thức cũng như các kỹ năng, kỹ xảo. - Do thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp để tổ chức đào tạo có địa chỉ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chưa giải quyết tốt vấn đề việc làm sau đào tạo cho lao động nông thôn. Kinh phí Trung ương giành cho đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu, trong khi nguồn kinh phí địa phương dành đầu tư cho dạy nghề còn thấp. Việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề còn dàn trải, chưa tập trung nên hiệu quả chưa cao, chưa tập trung ưu tiên đầu tư vào các nghề mũi nhọn, trọng điểm phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do đó, đào tạo nghề trên địa bàn huyện Thanh ba chủ yếu là sơ cấp nghề ngắn hạn. Công tác tư vấn vay vốn sau khi học nghề chưa được chú trọng. Nếu trước khi tham gia học nghề người lao động đã vay vốn tạo việc làm từ Quỹ hỗ trợ việc làm thì sau khi học nghề không được vay vốn nữa. Do đó, việc vay vốn sau học nghề để xây dựng kinh tế hộ, trang trại bị hạn chế. Thứ năm, công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên là do kinh phí giành cho công tác này còn hạn chế. Thứ sáu, các gia đình và người lao động chưa nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc học nghề và hành nghề sau đào tạo. Tâm lý xã hội nói chung vẫn còn chú trọng việc học cao đẳng, đại học; coi việc học nghề chưa phải là chỗ dựa vững chắc đối với việc lập nghiệp, tìm việc làm và tự tạo việc làm ổn định lâu dài của người lao động. Chƣơng 3 QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Quan điểm và phƣơng hƣớng thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 3.1.1. Quan điểm thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 3.2. Một số giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả hơn chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 3.2.1. Đổi mới công tác ban hành văn bản tổ chức triển khai thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 3.2.2. Nâng cao năng lực đội ngũ tƣ vấn viên, tuyên truyền viên về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 3.2.3. Về phân công phối hợp thực hiện chính sách 3.2.4. Về tổ chức thực thi chính sách 3.2.5. Về kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách 3.2.6. Thay đổi nhận thức về học nghề và dạy nghề 3.2.7. Đa dạng hình thức đào tạo KẾT LUẬN Qua nghiên cứu đề tài “thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú ” luận văn rút ra được một số kết luận chủ yếu sau: Luận văn đã hệ thống được những vấn đề lý luận về thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn , sự cần thiết của tạo nghề cho lao động nông thôn. Luận văn cũng đưa ra các kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và kinh nghiệm của mọt số địa phương trong nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn để học hỏi, nghiên cứu áp dụng vào phát triện đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú. Những vấn đề được đề cập trong luận văn này được thực hiện với mục đích đánh giá được thực trạng việc thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Huyện Thanh Ba hiện nay. Luận văn đưa ra và phân tích đầy đủ các nội dung của thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: thực trạng về nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu học nghề của người lao động, thực trạng về ngành nghề và hình thức đào tạo nghề cho lao đọng trên địa bàn huyện. Những nghiên cứu này làm cơ sở cho việc phân tích và đánh những thành tựu và những khó khăn trong quá trình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba. Trên cơ sở nghiên cứu đó, luận văn đề xuất các giải pháp để thực thi có hiệu quả hơn chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Căn cứ vào kế hoạch triển khai thực hiện đà tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020 và mục tiêu của chương trình này các ban, ngành phối hợp thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra góp phần thực thiện mục tiêu chung của toàn tỉnh Phú Thọ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_thuc_thi_chinh_sach_dao_tao_nghe_cho_lao_do.pdf
Luận văn liên quan