Tóm tắt luận văn Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam

BHYTTN là loại hình BHYT thứ hai đã được thực hiện ở nước ta. So với BHYT bắt buộc, BHYTTN có số lượng người tham gia đông đảo, đa dạng về thành phần và nhận thức xã hội, có điều kiện kinh tế và nhu cầu chăm sóc sức khỏe khác nhau. Không hoàn toàn giống như BHYT bắt buộc theo luật định, BHYTTN được tiến hành hướng tới việc đảm bảo quyền lợi cho người tham gia một cách mềm dẻo và đồng thuận trong cộng đồng đó. Chính từ tiêu chí này mà hình thức BHYTTN rất phong phú và đa dạng ở mỗi quốc gia, không thể áp đặt hoặc sao chép nguyên bản mô hình ở nước này cho nước khác và ngay trong một nước cũng thường không có sự giống nhau về mô hình triển khai BHYTTN khi thực hiện ở những vùng mà có sự khác nhau về điều kiện kinh tế - xã hội hoặc phong tục tập quán Trong giai đoạn đầu triển khai BHYT thì đối tượng bắt buộc tham gia có phạm vi rất hẹp chỉ bao gồm những người có thu nhập ổn định do đó mà phạm vi những đối tượng không đủ điều kiện tham gia BHYT là rất đông, phần lớn trong xã hội, BHYTTN sẽ đáp ứng được nhu cầu tham gia của những người này từ đó góp phần nâng cao công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho mọi người dân trong xã hội. Do không có tính chất bắt buộc như trong như trong BHYT bắt buộc nên BHYTTN thực hiện được gọi là thành công phụ thuộc rất lớn vào đường lối chính sách và quan điểm của mỗi quốc gia trong phát triển sự nghiệp bảo vệ sức khỏe cho nhân dân nước mình. Mặt khác, tùy vào điều kiện kinh tế xã hội mà mỗi nước chọn cho mình một cách riêng để thực hiện bởi để thực hiện thành công không phải là dễ mà đó là cả một quá trình.

pdf23 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 4524 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận văn Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT DOANH THỊ NGỌC TÚ THùC TR¹NG THI HµNH PH¸P LUËT B¶O HIÓM Y TÕ Tù NGUYÖN ë VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT DOANH THỊ NGỌC TÚ THùC TR¹NG THI HµNH PH¸P LUËT B¶O HIÓM Y TÕ Tù NGUYÖN ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. GVC. LÊ VĂN BÍNH HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Doanh Thị Ngọc Tú MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 2 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM ...................................................... 8 1.1. Bảo hiểm y tế và vai trò của bảo hiểm y tế đối với đời sống xã hội .......... 8 1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam ............................................................................ 10 1.2.1. Khái niệm, bản chất của bảo hiểm y tế tự nguyện ............................. 10 1.2.2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện tại Việt Nam .......................... Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Đặc điểm của pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyệnError! Bookmark not defined. 1.2.4. Nội dung của pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt NamError! Bookmark not defined. 1.3. Pháp luật về bảo hiểm y tế tự nguyện của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt NamError! Bookmark not defined. 1.3.1. Pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Cộng hoà Liên bang ĐứcError! Bookmark not defined. 1.3.2. Pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện tại Liên bang NgaError! Bookmark not defined. 1.3.3. Pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Trung QuốcError! Bookmark not defined. 1.3.4. Pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện tại Thái LanError! Bookmark not defined. 1.3.5. Bài học kinh nghiệm về thực thi pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện cho Việt Nam ......................... Error! Bookmark not defined. 2 Chương 2: QUÁ TRÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM TRONG THỰC TIỄNError! Bookmark not defined. 2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện của Việt Nam trong thời gian qua .................... Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyệnError! Bookmark not defined. 2.1.2. Quỹ bảo hiểm y tế tự nguyện ............. Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện .............. Error! Bookmark not defined. 2.1.4. Thủ tục, chất lượng khám chữa bệnh . Error! Bookmark not defined. 2.1.5. Cơ sở y tế khám chữa bệnh ................ Error! Bookmark not defined. 2.1.6. Trình độ nhận thức của người dân về chính sách bảo hiểm y tế tự nguyện ............................................ Error! Bookmark not defined. 2.2. Đánh giá, nhận xét về thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam ..... Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Những kết quả đã đạt được trong quá trình thi hành pháp luật về bảo hiểm y tế tự nguyện ..................... Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Những hạn chế, bất cập còn tồn tại cần khắc phụcError! Bookmark not defined. 2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến sự bất cập trong việc áp dụng pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ..................... Error! Bookmark not defined. Chương 3: NHỮNG KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM ................. Error! Bookmark not defined. 3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao hiệu quả thi hành của pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện tại Việt NamError! Bookmark not defined. 3.2. Những giải pháp hoàn thiện quá trình thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện của Việt Nam trong thực tiễnError! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 12 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHYT: Bảo hiểm y tế BHYTTN: Bảo hiểm y tế tự nguyện BHXH: Bảo hiểm xã hội PLBHYTTN: Pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Số học sinh-sinh viên tham gia BHYTTN giai đoạn 2005-2009 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2: Số đối tượng tham gia BHYTTN nhân dân năm 2006- 2009 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.3: Tình hình đối tượng tham gia BHYT theo hình thức tự nguyện năm 2010 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.4: Tình hình số người có thẻ BHYT giai đoạn 2006-2010 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.5: Lý do người dân không tham gia BHYT Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1: Số người tham gia BHYT từ năm 1993 đến 2010 theo nhóm BHYT bắt buộc và tự nguyện (triệu người) Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 2.2: Tình hình thu BHYTTN giai đoạn 2007-2009 Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 2.3: Tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT của đối tượng tự nguyện giai đoạn 2007-2009 Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 2.4: Cân đối thu-chi BHYTTN giai đoạn 2007-2009 Error! Bookmark not defined. 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với mỗi quốc gia trên thế giới, con người là vốn quý nhất của xã hội, là nguồn lực không thể thay thế trong quá trình phát triển nền kinh tế, mà sức khoẻ lại là vốn quý nhất của con người. Một xã hội phát triển trước hết phải có những con người khoẻ mạnh. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày con người luôn luôn gặp phải những rủi ro, trong đó phải kể đến rủi ro về sức khoẻ như: ốm đau, bệnh tật. Điều này đã dẫn đến việc xuất hiện các chi phí về khám chữa bệnh mà mọi người không thể xác định được trước (mang tính đột xuất), dù lớn hay nhỏ các chi phí này đều gây khó khăn cho ngân quỹ của gia đình, mỗi cá nhân, đặc biệt với những người có mức thu nhập thấp. Để khắc phục những rủi ro cũng như ổn định về mặt tài chính trong trường hợp không may đó, người ta đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó BHYT là một trong những biện pháp tốt nhất. Được ra đời vào cuối thế kỷ XIX, BHYT ngày càng phát triển và cho đến nay nó đã tỏ rõ là một biện pháp không thể thiếu trong đời sống của con người với việc khắc phục những rủi ro về mặt sức khoẻ. Chính vì vậy ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều triển khai BHYT nhằm giúp đỡ và tạo ra sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ đối với người bệnh. Tại Việt Nam, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm tiến tới công bằng trong khám chữa bệnh. BHYT nói chung và BHYTTN nói riêng với bản chất nhân đạo phù hợp với truyền thống đạo lí dân tộc Việt Nam cho nên đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân. Sau gần 10 năm hình thành, xây dựng và phát triển, chính sách BHYTTN đã đạt được những thành tựu quan trọng góp phần đắc lực vào công cuộc đổi mới đất nước nói chung cũng như sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân nói riêng. Theo quy định Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đến năm 2014 sẽ thực 3 hiện BHYT toàn dân bằng cách chuyển dần các đối tượng tham gia BHYT sang diện BHYT bắt buộc. Cùng với Luật BHYT, năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án “Thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020”, theo đó, năm 2015 dự kiến sẽ có 70% và đến năm 2020 dự kiến sẽ có 80% dân số tham gia BHYT. Như vậy, theo quy định thì tính đến thời điểm này, hình thức BHYTTN sẽ không được áp dụng nữa, các đối tượng được quy định trong luật đều có trách nhiệm tham gia BHYT để tiến tới mục tiêu y tế toàn dân (từ ngày 01/01/2014 tất cả các đối tượng được quy định trong Luật BHYT có trách nhiệm tham gia BHYT, song chưa “bắt buộc” tham gia BHYT). Điều này sẽ đặt ra câu hỏi liệu việc nghiên cứu về thực trạng áp dụng luật BHYTTN ở Việt Nam thời gian qua có còn ý nghĩa nữa không khi mà luật mới đã có hiệu lực và các cơ quan có thẩm quyền đang đẩy mạnh triển khai lộ trình tiến tới y tế toàn dân trên cả nước? Tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam” là bởi những lý do sau: Mặc dù những quy định mới về BHYT đã được áp dụng hơn 4 năm qua nhưng thực tế chỉ ra rằng để triển khai sâu rộng trên cả nước và trên tất cả các đối tượng thì còn rất nhiều khó khăn, bất cập xảy ra. Chẳng hạn những báo cáo số liệu hàng năm cho thấy diện bao phủ BHYT mặc dù đã mở rộng nhiều trong những năm gần đây nhưng vẫn còn gần 40% dân số chưa tham gia (tính đến hết năm 2012), tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng tự nguyện, người lao động trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân. Dù đã được Nhà nước, các tổ chức quốc tế hỗ trợ từ 70-90% kinh phí mua thẻ BHYT nhưng hiện mới có gần 1,7 triệu người/khoảng 6 triệu người cận nghèo tham gia BHYT. Nhóm học sinh-sinh viên bắt buộc phải tham gia BHYT nhưng tỷ lệ tham gia mới đạt 70%. Nhóm đối tượng thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có tới 20 triệu người cũng có tỷ lệ tham gia BHYT ở mức thấp. Hơn nữa, tại Phiên họp toàn thể lần thứ 6, Ủy ban về các vấn đề xã hội của 4 Quốc hội đã nghe dự thảo báo cáo kết quả giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật và BHYT giai đoạn 2009-2012 và thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Theo tờ trình sửa đổi Luật BHYT thì việc sửa đổi lần này sẽ quy định “BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc” thay hình thức “có trách nhiệm tham gia BHYT” như hiện nay. Quy định này nhằm khẳng định mọi đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT để thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. Tuy nhiên phần lớn các đại biểu đều đồng tình với dự thảo của Chính phủ cần phải có lộ trình, do vậy các chính sách cũng được xây dựng theo hướng “tiến tới” BHYT toàn dân. Ví dụ, có ý kiến đại biểu cho rằng trong thời gian trước mắt vẫn duy trì cả hai loại hình bảo hiểm tự nguyện và bắt buộc: Lộ trình BHYT toàn dân phải kiên trì, lâu dài nhiều năm, với những kết quả báo cáo của Chính phủ trong bài báo cáo 15 năm thực hiện BHYT, một số nước như ở Úc mất 79 năm, Nhật Bản mất 36 năm, Hàn Quốc mất 26 năm; Tình hình thực tế và các điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta nên thực hiện có 2 loại hình BHYT bắt buộc và BHYTTN là phù hợp, Chính phủ hoặc tổ chức xã hội, cá nhân sẽ hỗ trợ một phần cho một số đối tượng khó khăn để có khả năng tham gia BHYTTN. Loại hình BHYT bắt buộc phải được thực hiện nghiêm túc và có chế tài xử phạt đủ mạnh [47]. Do đó thiết nghĩ đề tài nghiên cứu về thực trạng thi hành PLBHYTTN vẫn còn có giá trị thực tiễn to lớn. Để thực hiện tốt BHYT toàn dân thì việc phát triển PLBHYTTN là việc làm cần thiết và được xem là giai đoạn quá độ. Thông qua hình thức BHYTTN sẽ tạo điều kiện cho các đối tượng không thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc, nhất là những người có thu nhập thấp được khám bệnh, chữa bệnh, giúp họ thoát khỏi vòng lẩn quẩn: nghèo - ốm đau, bệnh tật - nghèo... Sau khi nghiên cứu, xem xét, tổng hợp, đánh giá thực trạng áp dụng PLBHYTTN trong thực tiễn, chúng ta có thể chỉ ra được những ưu điểm và nhược điểm của loại hình 5 bảo hiểm này đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, để từ đó góp phần nâng cao hiệu quả thực thi của PLBHYTTN trong lộ trình tiến tới BHYT toàn dân ở tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về BHYTTN và PLBHYTTN đồng thời nắm được quá trình thay đổi của luật quy định về BHYTTN qua các thời kỳ để phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Tìm hiểu thực trạng thi hành PLBHYTTN của người dân hiện nay thông qua một số công trình khoa học, báo cáo, nghiên cứu số liệu trong thực tế ở một số địa phương trên cả nước. Từ những con số cụ thể đó đưa ra được đánh giá về tình hình áp dụng PLBHYTTN còn những thiếu sót, bất cập gì. Rút ra những bài học kinh nghiệm từ việc áp dụng trong thực tiễn để từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành của pháp luật ngày một tốt hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: như đã nêu ở trên, trong giới hạn mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về triển khai PLBHYTTN ở Việt Nam trong thời gian qua đồng thời chỉ ra được những sai sót để khắc phục, những bài học kinh nghiệm trong quá trình lập pháp và quản lý. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: phạm vi toàn quốc, trong đó có đi sâu vào một số vùng, địa phương cụ thể để làm dẫn chứng. Về thời gian: xoay quanh khoảng thời gian từ trước khi Luật BHYT 2008 có hiệu lực và sau khi Luật BHYT 2008 có hiệu lực nhằm so sánh, phân tích sự thay đổi của luật cũng như thực trạng diễn ra trong đời sống nhân dân (chủ yếu là giai đoạn từ 2006 đến 2013). Việc luận văn giới hạn thời điểm nghiên cứu đến trước 1/1/2014 là bởi đây là mốc đánh dấu việc tất cả các đối tượng tham gia BHYTTN có trách nhiệm chuyển sang BHYT bắt buộc. 6 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh. Ngoài ra còn kế thừa và phân tích các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước; các bài viết trên báo, tạp chí chuyên ngành có liên quan đến đề tài nghiên cứu; các báo cáo, thống kê số liệu hàng năm của Bộ y tế và của một số địa phương trên toàn quốc. 5. Tình hình nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài Đề tài về BHYTTN vốn đã được nghiên cứu khá nhiều, đặc biệt là giai đoạn khi Luật BHYT 2008 bắt đầu có hiệu lực. Có thể kể đến các công trình đi trước như khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, đề tài khoa học cấp trường, những nghiên cứu cấp nhà nước, báo cáo số liệu hàng nămphân tích, nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn, chẳng hạn: Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện ở thành phố Hà Tĩnh- Chu Thị Kim Loan và Nguyễn Hồng Ban-2013; Bảo hiểm y tế tự nguyện Việt Nam giai đoạn 2003-2009-Chuyên đề thực tập tốt nghiệp- Phạm Thị Mai-2010; Một số vấn đề về triển khai bảo hiểm y tế tự nguyện tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chuyên đề tốt nghiệp - Vũ Thị Nhâm - 2007; Bảo hiểm y tế tự nguyện-Những phân tích xã hội học (Nghiên cứu trường hợp thị trấn Hòa Bình và xã Tam Quang, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An)-Luận văn thạc sỹ xã hội học-Lương Quỳnh Trang-2013 Tuy nhiên theo như tìm hiểu của học viên, thời gian gần đây khi mà sự quy định các đối tượng bắt buộc tham gia BHYT dần dần có hiệu lực thì số lượng các công trình nghiên cứu cũng giảm dần. Điều này cũng không khó hiểu song luận văn vẫn mạnh dạn nghiên cứu vấn đề về PLBHYTTN ở thời điểm này nhằm góp một cái nhìn tổng hợp, khái quát hơn quá trình áp dụng thi hành luật trong thời gian qua, từ đó đưa ra một hướng đi đóng góp cho các nhà làm luật trong tương lai. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và một số bảng số 7 liệu, phụ lục đi kèm thì nội dung của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam. Chương 2: Quá trình thi hành, áp dụng pháp luật về bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam trong thực tiễn Chương 3: Những kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành của pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam. 8 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM 1.1. Bảo hiểm y tế và vai trò của bảo hiểm y tế đối với đời sống xã hội BHYT trước hết là một bộ phận quan trọng của hệ thống an sinh xã hội. Cùng với các hệ thống an sinh xã hội và hệ thống cứu trợ xã hội, hoạt động BHYT nói riêng và hoạt động của BHXH nói chung đã thực sự trở thành nền móng vững chắc cho sự bình ổn xã hội. Chính vì vai trò quan trọng của BHXH, cho nên mọi quốc gia trên thế giới hoạt động BHXH luôn do Nhà nước đứng ra tổ chức thực hiện theo hệ thống pháp luật về BHXH. BHYT là một trong chín nội dung của BHXH được quy định tại Công ước 102 ngày 28/6/1952 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về các tiêu chuẩn tối thiểu cho các loại trợ cấp BHXH. Theo Luật BHYT 2008, BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật [34, Điều 2, Khoản 1]. Về cơ bản, đó là một cách dành dụm một khoản tiền trong số tiền thu nhập của mỗi cá nhân hay mỗi hộ gia đình để đóng vào quỹ do Nhà nước đứng ra quản lý, nhằm giúp mọi thành viên tham gia quỹ có ngay một khoản tiền trả trước cho các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi người tham gia không may ốm đau phải sử dụng các dịch vụ đó mà không phải trực tiếp trả chi phí khám chữa bệnh. Cơ quan BHXH sẽ thanh toán khoản chi phí này theo quy định của Luật BHYT. BHYT là một phạm trù kinh tế tất yếu của xã hội phát triển, đóng vai trò quan trọng không những đối với người tham gia bảo hiểm, các cơ sở y tế mà còn là thành tố quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác y tế nhằm huy động nguồn tài chính ổn định, phát triển đa dạng các thành phần tham gia khám chưa bệnh cho nhân dân. Chính sách BHYT của Việt Nam được bắt đầu thực 9 hiện từ năm 1992 và trong suốt hơn 20 năm qua, BHYT đã khẳng định tính đúng đắn của một chính sách xã hội của Nhà nước, phù hợp với tiến trình đổi mới đất nước. Thứ nhất, BHYT chính là biện pháp để xóa đi sự bất công giữa người giàu và người nghèo, để mọi người có bệnh đều được điều trị với điều kiện họ có tham gia BHYT, mọi người sẽ được bình đẳng hơn, được điều trị theo bệnh. BHYT mang tính nhân đạo cao cả và được xã hội hóa theo nguyên tắc “số đông bù số ít”. Số đông người tham gia để hình thành quỹ và quỹ này được dùng để chi trả chi phí khám chữa bệnh cho một số ít người không may gặp rủi ro bệnh tật, điều này vừa có lợi cho mình, vừa có lợi cho xã hội. Thứ hai, BHYT giúp cho người tham gia khắc phục khó khăn cũng như ổn định về mặt tài chính khi không may gặp phải rủi ro ốm đau. Nhờ có BHYT, người dân sẽ yên tâm phần nào về sức khỏe cũng như kinh tế, bởi vì họ đã có một phần như là quỹ dự phòng của mình giành riêng cho vấn đề chăm sóc sức khỏe, đặc biệt với những người nghèo chẳng may mắc bệnh. Do đó, BHYT có tác dụng khắc phục hậu quả và kịp thời ổn định được cuộc sống cho người dân khi họ bị ốm đau, tạo cho họ một niềm lạc quan trong cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho chính bản thân và cho xã hội, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của xã hội. Thứ ba, BHYT ra đời còn góp phần giáo dục cho người dân trong xã hội về tính nhân đạo theo phương châm “lá lành đùm lá rách”, đặc biệt là với trẻ em. Thứ tư, BHYT tăng chất lượng khám chữa bệnh và quản lý y tế thông qua hoạt động quỹ BHYT đầu tư. Lúc đó trang thiết bị sẽ hiện đại hơn, có kinh phí để sản xuất các loại thuốc đặc trị chữa bệnh hiểm nghèo, có điều kiện nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh một cách có hệ thống và hoàn thiện hơn, giúp người dân đi khám chữa bệnh được thuận lợi. Đồng thời đội ngũ cán bộ y tế sẽ được đào tạo tốt hơn, các y, bác sĩ sẽ có điều kiện nâng cao tay nghề, tích lũy kinh nghiệm, có trách 10 nhiệm với công việc, dẫn đến sự quản lý dễ dáng và chặt chẽ hơn. Thứ năm, BHYT còn góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Hiện nay kinh phí cho y tế được cấu thành chủ yếu từ bốn nguồn: ngân sách Nhà nước, quỹ BHYT, thu một phần viện phí và dịch vụ y tế, tiền đóng góp của các tổ chức quần chúng, các tổ chức từ thiện và viện trợ quốc tế. Trước khi có BHYT thì ngân sách Nhà nước là nguồn cung chủ yếu, sau khi có quỹ BHYT thì ngân sách Nhà nước đã được giảm bớt gánh nặng. Thứ sáu, chỉ tiêu phúc lợi xã hội trong mỗi nước cũng biểu hiện trình độ phát triển của nước đó. Do vậy, BHYT là một công cụ vĩ mô của Nhà nước để thực hiện tốt phúc lợi xã hội, đồng thời tạo nguồn tài chính hỗ trợ, cung cấp cho hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân. Thứ bảy, BHYT còn góp phần đề phòng và hạn chế những bệnh hiểm nghèo theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Với việc kết hợp với các cơ sở khám chữa bệnh BHYT kiểm tra sức khỏe, chăm sóc sức khỏe cho đại đa số những người tham gia BHYT từ đó phát hiện kịp thời những căn bệnh hiểm nghèo và có phương pháp chữa trị kịp thời tránh những hậu quả xấu mà nếu không tham gia BHYT tâm lý người dân thường sợ tốn kém khi đi bệnh viện, coi thường hoặc bỏ qua những căn bệnh có thể dẫn đến tử vong. 1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam 1.2.1. Khái niệm, bản chất của bảo hiểm y tế tự nguyện BHYTTN là một hình thức BHYT áp dụng cho người có thu nhập thấp không đủ điều kiện tham gia BHYT bắt buộc hoặc BHYT tư nhân do người dân tự nguyện tham gia. Hoạt động của BHYTTN do chính cộng đồng người tham gia đảm nhiệm với nguyên tắc tài chính là phi lợi nhuận, vì vậy mức đóng BHYTTN không hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập của người tham gia. Điều lệ BHYT quy định: “Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm y tế được thực hiện trên cơ sở tự nguyện 11 của người tham gia” [18, Điều 2, khoản 2]. BHYTTN là loại hình BHYT thứ hai đã được thực hiện ở nước ta. So với BHYT bắt buộc, BHYTTN có số lượng người tham gia đông đảo, đa dạng về thành phần và nhận thức xã hội, có điều kiện kinh tế và nhu cầu chăm sóc sức khỏe khác nhau. Không hoàn toàn giống như BHYT bắt buộc theo luật định, BHYTTN được tiến hành hướng tới việc đảm bảo quyền lợi cho người tham gia một cách mềm dẻo và đồng thuận trong cộng đồng đó. Chính từ tiêu chí này mà hình thức BHYTTN rất phong phú và đa dạng ở mỗi quốc gia, không thể áp đặt hoặc sao chép nguyên bản mô hình ở nước này cho nước khác và ngay trong một nước cũng thường không có sự giống nhau về mô hình triển khai BHYTTN khi thực hiện ở những vùng mà có sự khác nhau về điều kiện kinh tế - xã hội hoặc phong tục tập quán Trong giai đoạn đầu triển khai BHYT thì đối tượng bắt buộc tham gia có phạm vi rất hẹp chỉ bao gồm những người có thu nhập ổn định do đó mà phạm vi những đối tượng không đủ điều kiện tham gia BHYT là rất đông, phần lớn trong xã hội, BHYTTN sẽ đáp ứng được nhu cầu tham gia của những người này từ đó góp phần nâng cao công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho mọi người dân trong xã hội. Do không có tính chất bắt buộc như trong như trong BHYT bắt buộc nên BHYTTN thực hiện được gọi là thành công phụ thuộc rất lớn vào đường lối chính sách và quan điểm của mỗi quốc gia trong phát triển sự nghiệp bảo vệ sức khỏe cho nhân dân nước mình. Mặt khác, tùy vào điều kiện kinh tế xã hội mà mỗi nước chọn cho mình một cách riêng để thực hiện bởi để thực hiện thành công không phải là dễ mà đó là cả một quá trình. Quá trình đó là quá trình đưa khái niệm BHYTTN vào trong nhận thức của mọi người dân trong xã hội, khi họ hiểu rằng tham gia BHYTTN họ và gia đình của họ sẽ được an toàn, được bảo vệ trước những rủi ro ốm đau bệnh tật thì họ sẽ tự giác tham gia. Một khi có đông đảo người trong xã hội tham gia thì khả năng đáp ứng cho số ít những người bị ốm đau bệnh tật là rất lớn, kể cả khi mà cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế chi phí khám 12 chữa bệnh đang tăng lên một cách chóng mặt thì một cá nhân khó mà có thể tự trang trải mọi chi phí cho mình lúc lâm bệnh và trong giai đoạn phục hồi. BHYTTN dù mô hình có khác nhau nhưng đều thống nhất ở lợi ích cho cộng đồng người tham gia, đó là làm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho người có thu nhập thấp và người lao động tự do, bảo vệ người nghèo trước nguy cơ “bẫy nghèo”, góp phần cải thiện công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng; góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng; thực hiện hiệu quả công bằng trong khám chữa bệnh, nâng cao vị thế của người nghèo trong xã hội, khắc phục được những mặc cảm do tình trạng thu nhập thấp của người nghèo gây ra. Bên cạnh những ưu điểm về lợi ích và ý nghĩa xã hội to lớn mà nó mang lại, BHYTTN luôn gặp phải một số hạn chế đó là khả năng huy động vốn thấp vì mức đóng thường nhỏ và số lượng người tham gia ít, không ồn định và thiếu bền vững, khả năng gánh vác rủi ro thấp của quỹ, rất ít quỹ BHYTTN có thể cân đối được thu chi trong thời gian dài mà nguyên nhân chính là mức đóng căn bản không đủ để trang trải chi phí khám chữa bệnh, là tình trạng lựa chọn ngược của người tham gia, bên cạnh đó nếu quỹ hoạt động độc lập, phân tán thì nhược điểm còn ở năng lực quản lý hạn chế và quyền lợi có thể không đồng nhất. Mặc dù có nhiều hạn chế và khó khăn khi thực hiện các mô hình BHYTTN và không thể coi BHYTTN là hình thức chủ đạo để có được BHYT toàn dân ở mỗi quốc gia nhưng các nước đã thực hiện mô hình BHYTTN nhiều năm nay đều khẳng định: BHYTTN là bước quá độ, là bước tập dượt cần thiết để tiến tới BHYT toàn dân DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Hùng Anh (2013), Phát triển bảo hiểm y tế tự nguyện, www.bhxhda nang.gov.vn. 13 2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2006), Quyết định số 509/QĐ-BHXH ngày 09/3/2006 qui định tuyển chọn đại lý thu bảo hiểm y tế tự nguyện, Hà Nội. 3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2008), Báo cáo quyết toán hằng năm, Hà Nội. 4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2010), Ban thực hiện chính sách BHYT-BHXH Việt Nam, Hà Nội. 5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), Công văn số 245/BHXH-CSYT ngày 18/01/2012 về việc hướng dẫn một số nội dung trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, Hà Nội. 6. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020, Hà Nội. 7. Bộ Y tế (1993), Thông tư số 09/1993/ TT- BYT ngày 17/6/1993 về bảo hiểm y tế, Hà Nội. 8. Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ lao động, thương binh và xã hội - Ban vật giá chính phủ (1995), Thông tư liên bộ số 14/TTLB ngày 30/9/1995 hướng dẫn thực hiện việc thu một phần viện phí, Hà Nội. 9. Bộ Y tế (1998), Thông tư số 17/1998/TT-BYT ngày 19/12/1998 hướng dẫn thực hiện việc khám chữa bệnh, sử dụng quỹ khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, Hà Nội. 10. Bộ Tài chính - Bộ Y tế (2003), Thông tư liên tịch số 77/2003/TTLT-BTC-BYT ngày 7/8/2003 hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện, Hà Nội. 11. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2005), Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 24/8/2005 hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện, Hà Nội. 12. Bộ Y tế - Bộ tài chính (2007), Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 30/3/2007 hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện, Hà Nội. 13. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2007), Thông tư liên tịch số 14/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10/12/2007 về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 30/3/2007 hướng dẫn thực hiện 14 bảo hiểm y tế tự nguyện, Hà Nội. 14. Bộ Y tế -Bộ Tài chính (2008), Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BYT-BTC ngày 24/9/2008 hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo, Hà Nội. 15. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2009), Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế, Hà Nội. 16. Chính phủ (1995), Nghị định số 95/1994/CP ngày 27/8/1994 về việc thu một phần viện phí, Hà Nội. 17. Chính phủ (1998), Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế, Hà Nội. 18. Chính phủ (2005), Nghị định số 63/2005/NĐ-CP về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế, Hà Nội. 19. Chính phủ (2008), Nghị định 94/2008/ NĐ-CP ngày 22/8/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội. 20. Chính phủ (2009), Nghị định số 62/20009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, Hà Nội. 21. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng khóa XI, tháng 1/2011, Hà Nội. 22. Đoàn giám sát Ủy ban thường vụ Quốc hội (2013), Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012, số 488/BC-ĐGS, Hà Nội 23. Nguyễn Thị Dung (2007), Thực trạng Bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt nam và các giải pháp hoàn thiện để phát triển, Luận văn tốt nghiệp, Trường đại học lao động-xã hội, Hà Nội. 24. Hội đồng Quốc gia (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 25. Chu Thị Kim Loan, Nguyễn Hồng Ban (2013), “Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện ở thành phố Hà Tĩnh”, Tạp chí khoa học và phát triển, 15 (1). 26. Nguyễn Thị Mai Loan (2008), “BHYT toàn dân theo luật định ở Cộng hòa Liên bang Đức”, Tạp chí BHXH (4). 27. Lớp dân sự 34B (2011), An sinh xã hội về bảo hiểm y tế tự nguyện, Tiểu luận Đại học Luật, thành phố Hồ Chí Minh. 28. Phạm Thị Mai (2009), Bảo hiểm y tế tự nguyện Việt Nam giai đoạn 2003-2009, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp, Đại học lao động xã hội, Hà Nội. 29. Vũ Thị Nhâm (2007), Một số vấn đề về triển khai bảo hiểm y tế tự nguyện tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chuyên đề tốt nghiệp, Đại học Lao động xã hội, Hà Nội. 30. Nguyễn Hải Như (2011), Báo cáo kết quả nghiên cứu khả năng thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, Bộ y tế, Hà Nội. 31. Lê Thị Hồng Phượng (2005), Mô hình bảo hiểm y tế tự nguyện ở các nước- Bài học thành công và thất bại, Chuyên đề nghiên cứu khoa học. 32. Đỗ Văn Quân (2008), “Thực trạng bảo hiểm y tế tự nguyện”, Tạp chí BHXH, (8), tr.38- 39. 33. Quốc hội (1992), Hiến pháp 5/4/1992, Hà Nội. 34. Quốc hội (2008), Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, Hà Nội. 35. Quốc hội (2013), Hiến pháp sửa đổi ngày 28/11/2013, Hà Nội. 36. Nguyễn Văn Song, Lê Trung Thực (2010), Xác định nhu cầu bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân huyện Văn Giang-tỉnh Hưng Yên, Tạp chí khoa học và phát triển, (6), Trường đại học nông nghiệp Hà Nội. 37. Dương Tất Thắng (2005), “BHYT ở Cộng hòa Liên bang Đức”, Tạp chí BHXH, (7). 38. Nguyễn Đình Thường (2010), Báo cáo kết quả bước đầu về hoạt động hỗ trợ người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế thuộc dự án hỗ trợ y tế đồng bằng sông Cửu Long (từ tháng 9/2006 đến hết quý II 2010), Hà Nội. 39. Lưu Thị Thu Thủy (2009), “Nhu cầu và khả năng tham gia BHXH, BHYT, 16 BHYTTN khu vực phi chính phủ”, Tạp chí BHXH, (11), tr. 22. 40. Lưu Viết Tĩnh (2006), “Tính nhân đạo của bảo hiểm y tế”, Tạp chí BHXH, (7), tr. 21- 22. 41. Lương Quỳnh Trang (2013), Bảo hiểm y tế tự nguyện-Những phân tích xã hội học (Nghiên cứu trường hợp thị trấn Hòa Bình và xã Tam Quang, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An), Luận văn thạc sỹ Xã hội học, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. 42. Trung tâm thông tin khoa học (2013), Bảo hiểm y tế toàn dân-Thực trạng và kiến nghị, Chuyên đề nghiên cứu khoa học, Hà Nội. Tiếng Anh 43. WHO (2005), Sustainable health financing, universal coverage and social health insurance, WHA58.33. Trang Web 44. www.baohiemxahoi.gov.vn 45. www.baonga.com/xa-hoi-nga.nd129/ban-bao-hiem-y-te-cho-lao-dong-nhap- cu-o-cac-chi-nhanh-buu-chinh-nga.i40750.html 46. www.chinhphu.vn 47. www.duthaoonline.quochoi.vn 48. www.hoidoanhnghiep.ru/tin-tuc/luat-nga/10023-nha-tuyen-dung-se-phai-mua- bao-hiem-y-te-tu-nguyen-cho-lao-dong-nhap-cu. 49. www.vietnamnet.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050004869_4225.pdf
Luận văn liên quan