1. Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức là hoạt động sắp
xếp, định hướng một cách có tổ chức, có ý thức, có mục đích, có kế
hoạch và thường xuyên, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực
hiện hướng tới nhận thức của công chức, để mọi người đều hiểu,
nhằm hình thành ở họ ý thức pháp luật, thái độ chấp hành luật, thói
quen tuân thủ pháp luật phù hợp với quy định của pháp luật về công
chức.
2. Trong quá trình cho tổ chức thực hiện pháp luật về công
chức thì các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có vai trò
đặc biệt quan trọng, được thể hiện chủ yếu trong việc ban hành
chương trình, kế hoạch, đề án về cho tổ chức phổ biến thực hiện pháp
luật về công chức ; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra
công tác cho tổ chức thực hiện pháp luật về công chức; xây dựng, tập
huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho tổ chức thực hiện pháp luật về
công chức. Để bảo đảm cho cho tổ chức thực hiện pháp luật về công
chức thì cần có những điều kiện nhất định, trong đó có các điều kiện
về thể chế, điều kiện về tổ chức bộ máy, nguồn lực và điều kiện về sự
tham gia của các bên liên quan.
3. Trong những năm qua, cho tổ chức phổ biến thực hiện
pháp luật về công chức của huyện Thanh Oai đã được triển khai,
thực hiện khá đồng bộ và đạt được những ưu điểm, thành tựu
quan trọng, tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác này cũng còn có
những tồn tại, hạn chế nhất định. Qua việc tìm hiểu thực trạng cho
tổ chức phổ biến thực hiện pháp luật về công chức của huyện
Thanh Oai có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm quan
trọng trong công tác tổ chức xây dựng thể chế, tổ chức bộ máy,
kinh phí và nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức cho tổ chức
phổ biến thực hiện pháp luật về công chức.24
4. Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức của huyện
Thanh Oai trong giai đoạn hiện nay có mục tiêu và phương
hướng cụ thể, trong đó, vấn đề quan trọng và thiết yếu hiện nay
là cần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn
trọng pháp luật và hành vi thực hiện pháp luật của cán bộ, công
chức; đổi mới phương thức Tổ chức thực hiện pháp luật về công
chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vật lực
5. Để nâng cao chất lượng Tổ chức thực hiện pháp luật
về công chức của huyện Thanh Oai trong thời gian tới thì cần
thực hiện tốt một số giải pháp sau: Hoàn thiện thể chế về tổ Tổ
chức thực hiện pháp luật về công chức; Hoàn thiện cơ chế quản
lý nhà nước về Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức; Đổi
mới nhận thức trong quản lý nhà nước vê Tổ chức thực hiện pháp
luật về công chức.Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong triển khai
các nội dung, hình thức, phương pháp Tổ chức thực hiện pháp
luật về công chức; Xây dựng chương trình - kế hoạch, tăng
cường hướng dẫn Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức
trong từng giai đoạn; Tăng cường kiểm tra, tổng kết rút kinh
nghiệm trong Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức; Củng
cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong Tổ
chức thực hiện pháp luật về công chức; Đảm bảo kinh phí cho Tổ
chức thực hiện pháp luật về công chức.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 783 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức - Từ thực tiễn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
VŨ THU HƢƠNG
TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ CÔNG CHỨC - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN THANH OAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Luật Hiếp pháp - Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI – 2017
Công trình đƣợc hoàn thành tại:
Học viện Hành Chính Quốc Gia
Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN THỊ DIỆU OANH
Phản biện 1: .........................................................
Phản biện 2: .........................................................
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ họp tại: Học Viện Hành Chính Quốc Gia vào lúc: ...... giờ,
ngày...... tháng.... năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thƣ viên Học viện Hành Chính Quốc Gia
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để hệ thống chính trị ở các cấp hoạt động có hiệu quả, yếu
tố quan trọng và quyết định là phải có đội ngũ cán bộ, công chức có
phẩm chất chính trị, có trình độ chuyên môn đáp ứng được tốt yêu
cầu thực thi công vụ. Cán bộ, công chức là những người trực tiếp đưa
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
đến với người dân và là người trực tiếp tổ chức để nhân dân thực
hiện. Trong đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò rất quan trọng.
Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức
danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân, trong biên chế
và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.Công chức có trách nhiệm
tham mưu giúp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công. Vì
vậy, chất lượng của đội ngũ công chức ảnh hưởng quyết định đến
hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật của chính quyền.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của chính quyền các cấp và
đội ngũ công chức , Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc ban
hành pháp luật để điều chỉnh đối với công chức . Pháp luật về công
chức đã được hình thành và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát
triển của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
Qua các giai đoạn lịch sử, pháp luật về công chức đã đạt được những
thành tựu nhất định góp phần vào việc thực hiện thắng lợi những
nhiệm vụ của cách mạng, xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân
vững mạnh. Đã có nhiều văn bản qui phạm pháp luật được ban hành
tạo hành lang pháp lý cho việc tuyển dụng, quản lý và sử dụng đội
ngũ công chức các cấp. Tuy nhiên, thực tiễn những năm qua và yêu
cầu của tình hình nhiệm vụ mới cho thấy pháp luật về công chức hiện
hành đã bộc lộ những hạn chế nhất định như: qui định tuyển dụng,
đào tạo, bồi dưỡng, tiền lương và phụ cấp, thôi việc, nghỉ hưu đối với
các đối tượng này vẫn còn bất cập, chưa khuyến khích và chưa động
2
viên được đội ngũ công chức ở cơ sở; chất lượng công chức và hiệu
quả hoạt động chưa cao.Mặt khác, xuất phát từ yêu cầu của nền kinh
tế thị trường, của quá trình hội nhập kinh tế cũng như chủ trương xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì
dân, công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia đòi hỏi phải đổi mới
sự điều chỉnh pháp luật đối với công chức cấp. Trong bối cảnh như
vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tổ chức thực hiện pháp luật về công
chức - từ thực tiễn huyện Thanh Oai, Hà Nội” nhằm nâng cao chất
lượng của đội ngũ công chức cơ sở vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có
tính thực tiễn cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
- Sách chuyên khảo về "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước" do PGS.TS. Nguyễn Phú Trọng và
PGS.TS.Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên).
- Đề tài khoa học cấp nhà nước KX.04.09 (2002-2004) về
"Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân" do Bộ Nội vụ
chủ trì, đã phân tích tính tất yếu khách quan của việc xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa; thực trạng đội ngũ và thể chế quản lý cán bộ,
công chức; phương hướng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở nước ta.
- Sách chuyên khảo về "Công vụ, công chức nhà nước" của
GS.TS. Phạm Hồng Thái đã đưa ra quan niệm về pháp luật công vụ,
công chức; phân tích và đánh giá về nội dung của pháp luật công vụ,
công chức ở nước ta hiện nay.
- Luận án về "Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về công chức
ở nước ta" của Nguyễn Văn Tâm (1997), đã phân tích những vấn đề
3
lý luận và thực trạng pháp luật về công chức nhà nước; sự cần thiết
phải hoàn thiện pháp luật về công chức nhà nước; đề xuất phương
hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới và hoàn thiện pháp luật về công
chức ở nước ta.
- Mạc Minh Sản (2003), Hoàn thiện pháp luật về cán bộ
chính quyền cấp cơ sở theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở
nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội.
- Lê Thị Lý (2003), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã
trước yêu cầu đổi mới, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
- Nguyễn Hữu Lộc (2003), “Tăng cường cán bộ cơ sở”, Tạp
chí Tổ chức nhà nước, (số 8).
- Dương Hương Sơn (2004), Nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội .
- Trần Tấn Tài (2004), Đào tạo nguồn cán bộ quản lý hành
chính nhà nước cấp xã trên địa bàn thành phố Cần Thơ – thực trạng
và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh.
Những công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp về
mặt lý luận và thực tiễn đối với đề tài.Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng
đến nay chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về tổ chức thực hiện
pháp luật công chức gắn với địa phương cụ thể là huyện Thanh Oai,
thành phố Hà Nội. Do đó đề tài: “Tổ chức thực hiện pháp luật công
chức - từ thực tiễn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội” là một đề tài
không trùng lặp, mang tính lý luận và thực tiễn cao, đòi hỏi cần được
nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ hơn.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu:Tổ chức thực hiện pháp luật về công
4
chức
Phạm vi nghiên cứu:Luân văn tập trung nghiên cứu tình hình
tổ chức thực hiện pháp luật đối với công chứctrong các cơ quan hành
chính nhà nước (Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân xã) tại
huyện Thanh Oai, Hà Nội.Thời gian nghiên cứu từ năm 2013 đến
năm 2016.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Phân tích những vấn đề lý luận tổ chức thực hiện pháp luật
về công chức.Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về
công chức tại huyện Thanh Oai, Hà Nội.Luận văn đề xuất những
quan điểm, giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện pháp
luật về công chức từ thực tiễn tại huyện Thanh Oai, Hà Nội.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
- Phân tích những vấn đề lý luận về công chức và tổ chức
thực hiện pháp luật về công chức bao gồm khái niệm, đặc điểm, nội
dung, nguyên tắc và các yếu tố bảo đảm tổ chức thực hiện;
- Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về công
chức tại huyện Thanh Oai, Hà Nội, tìm ra các ưu điểm và hạn chế khi
tổ chức thực hiện pháp luật về công chức tại huyện Thanh Oai, Hà
Nội.
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp bảo đảm tổ chức thực
hiện pháp luật về công chức tại huyện Thanh Oai, Hà Nội trong thời
gian tới.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn được tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về nhà
nước và pháp luật.
- Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, trong đó sử dụng các phương pháp nghiên
5
cứu cụ thể, như: phân tích tổng hợp, thống kê và so sánh, phương pháp
lịch sử và logic
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về công chức và tổ
chức thực hiện pháp luật về công chức.
- Làm rõ thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về công chức
tại Thanh Oai, Hà Nội.với những thành công, hạn chế.
- Nêu quan điểm và một số giải pháp có tính khả thi để bảo
đảm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức tại huyện Thanh Oai,
Hà Nội.trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sởlý luận tổ chức thực hiện pháp luật về công
chức
Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về công
chức ở huyện Thanh Oai, Hà Nội
Chương 3: Quan điểm, giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện
pháp luật về công chức - từ thực tiễn huyện Thanh Oai, Hà Nội
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ CÔNG CHỨC
1.1. Khái niệm, đặc điểm tổ chức thực hiện pháp luật về công
chức
1.1.1. Khái niệm pháp luật về công chức và tổ chức thực hiện
pháp luật về công chức
1.1.1.1. Khái niệm công chức và pháp luật về công chức
Qua lịch sử phát triển Việt Nam, TS. Chu Văn Thành đưa ra
khái niệm công chức là: “những người được tuyển dụng, bổ nhiệm
giữ một công vụ thường xuyên, làm việc trong một cơ quan nhà nước,
được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp
vào một ngạch hành chính, trong biên chế nhà nước và hưởng lương
từ ngân sách nhà nước.
Theo GS.TS. Phạm Hồng Thái và PGS.TS. Đinh Văn Mậu,
hệ thống pháp luật là “Tổng thể các quy phạm pháp luật được quy
định một cách khách quan bởi các điều kiện kinh tế-xã hội, được
phân chia thành các bộ phận cấu thành khác nhau (các ngành luật,
phân ngành luật, chế định pháp luật), phù hợp với đặc điểm, tính
chất của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh, nhưng các bộ phận
khác nhau ấy có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ và thống nhất
với nhau”.
1.1.1.2. Khái niệm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức
.Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể hiểu Tổ chức
thực hiện pháp luật về công chức là hoạt động sắp xếp, định hướng
một cách có tổ chức, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch và thường
xuyên, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện làm cho pháp
luật về công chức được triển khai trong thực tế cuộc sống, hướng tới
nhận thức của công chức, để mọi người đều hiểu, nhằm hình thành ở
họ ý thức pháp luật, thái độ chấp hành luật, thói quen tuân thủ pháp
7
luật phù hợp với quy định của pháp luật về công chức.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức
Thứ nhất, tổ chức thực hiện pháp luật về công chức là hoạt
động sắp xếp, có định hướng nhằm đưa pháp luật công chức vào cơ
quan nhà nước.
Thứ hai, tổ chức thực hiện pháp luật về công chức là hoạt
động được thực hiện bởi chủ thể nhất định.
Thứ ba, tổ chức thực hiện pháp luật về công chức giới hạn
phạm vi công tác củacông chức theo chức trách, thẩm quyền và đơn
vị công tác.
Thứ tư, tổ chức thực hiện pháp luật về công chức là hoạt
động nhằm tác động và hướng tới tri thức và thói quen xử sự phù hợp
với quy định của pháp luật, hình thành ý thức tự giác chấp hành pháp
luật về công chức.
1.1.3. Chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về công chức
Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức là hoạt động có sự
tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tác động tới các đối
tượng là công chức nhà nước nhằm đạt được mục đích của cơ quan
nhà nước. Do vậy, có thể nói, tổ chức thực hiện pháp luật về công
chức là hoạt động có định hướng, có chủ định của các cơ quan nhà
nước.
Bộ Nội vụ là cơ quan được Chính phủ giao giúp Chính phủ
thực hiện quản lý thống nhất trong cả nước về công tác tổ chức.Các
nội dung quản lý nhà nước về công chức còn được phân cấp cho các
bộ và cơ quan ngang bộ, cơ quan khác thuộc Chính phù, UBND cấp
tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và cơ quan đơn vị sử dụng
công chức. Công chức làm việc trong nhiều cơ quan, tổ chức khác
nhau theo quy định của pháp luật vì vậy tổ chức thực hiện pháp luật
công chức sẽ do các cơ quan, tổ chức này triển khai thực hiện.
8
1.2. Nội dungtổ chức thực hiện pháp luật về công chức
1.2.1. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật về công chức
Tuyên truyền miệng về pháp luật là một hình thức tuyên
truyền khá phổ biến mà người nói trực tiếp nói với người nghe về
lĩnh vực pháp luật trong đó chủ yếu là các văn bản pháp luật đó nhằm
nâng cao nhận thức về pháp luật, niềm tin vào pháp luật và ý thức
pháp luật cho người nghe và kích thích người nghe hành động theo
các chuẩn mực pháp luật.
Ngoài ra, để pháp luật công chức trở nên gần gũi và trở thành
nhận thức trong hoạt động quản lý nhà nước, việc tuyên truyền phổ
biến pháp luật còn có thể thực hiện thông qua tổ chức cuộc thi tìm
hiểu pháp luật; thông qua hoạt động thực thi pháp luật; thông qua
việc thực hiện ký cam kết không vi phạm pháp luật
1.2.2. Bảo đảm công chức thực thi đúng các quyền và nghĩa vụ đối với công
chức
Về nghĩa vụ, Điều 8 Luật CBCC quy định nghĩa vụ của công
chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân bao gồm: trung thành với
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng nhân
dân, tận tụy phục vụ nhân dân; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng
nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; chấp hành nghiêm
chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước.
1.2.3. Bảo đảm hoạt động quản lý công chức
Căn cứ Điều 5 Luật CBCC, việc tổ chức quản lý công chức
phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý
của Nhà nước; kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và
chỉ tiêu biên chế;
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện pháp luật về công
chức
9
Ở từng nội dung cụ thể của pháp luật công chức, giám sát và
đánh giá có rất nhiều ý nghĩa đối với việc nâng cao hiệu quả của việc
tổ chức thực hiện pháp luật. Đó là công cụ để kiểm soát việc thực
hiện pháp luật và đặc biệt là để hạn chế sự lạm quyền của các công
chức, viên chức trong quá trình tổ chức thực thi các văn bản quy
phạm pháp luật.
1.3. Các yếu tố bảo đảmtổ chức thực hiện pháp luật về công chức
1.3.1. Yếu tố pháp luật
Đây là yếu tố đầu tiên tác động rất lớn đến tổ chức thực hiện
pháp luật về công chức, bởi các quy định của pháp luật về công chức
là cơ sở pháp lý cho quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về công
chức, để các cơ quan nhà nước và công chức tuân thủ trong quá trình
thực thi công vụ.
1.3.2. Yếu tố kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước có ảnh hưởng rất lớn
tới việc hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật công chức nói
riêng. Mức độ hoàn thiện tổ chức thực hiện pháp luật về công chức
phản chiếu tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.3.3. Yếu tố năng lực của công chức
Trong hoạt động quản lý nhà nước, năng lực của công chức
chính là khả năng của công chức thực hiện có kết quả hoạt động
có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước với đối
tượng quản lý phù hợp với trật tự hành chính quy định và xác
định theo ý chí của nhà quản lý một cách hiệu quả.
Năng lực thực thi công vụ là thuật ngữ chỉ khả năng về thể
chất và trí tuệ của mỗi công chức trong việc sử dụng các yếu tố như
kiến thức, kỹ năng, trình độ, thái độ hành vi để hoàn thành công việc
được giao, xử lý tình huống và để thực hiện nhiệm vụ trong mục tiêu
xác định. Năng lực thực thi công vụ không chỉ bao gồm các yếu tố
như trình độ, kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi ứng xử mà còn
10
bao hàm cả khả năng kết hợp hài hòa các yếu tố đó trong những điều
kiện hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được hiệu quả cao nhất .
1.3.4. Truyền thống, văn hóa, phong tục, tập quán
Văn hóa truyền thống dân tộc, nơi mà các tổ chức đang tồn
tại và hoạt động có ảnh hưởng quan trọng đối với văn hóa của tổ
chức đó. Lối suy nghĩ của người Việt Nam phần lớn chịu ảnh
hưởng của phương thức sản xuất nông nghiệp, nét văn hóa cộng
đồng, vùng miền, văn hóa làng đã tạo nên ý thức cộng đồng cao,
trọng tập thể. Tuy nhiên nó làm cho vai trò của tập thể được đề
cao, cái tôi cá nhân ít được chú trọng, hay cá nhân thường bị chi
phối bởi những chuẩn mực của cộng đồng nên thông thường
không dám làm điều gì trái ngược với chính kiến của đám đông,
vai trò cá nhân không được đề cao, nhân viên luôn chờ đợi ý kiến
chỉ đạo của cấp trên tạo nên tình trạng trì trệ, ỷ lại vào tập thể,
thiếu chủ động, thiếu ý thức trách nhiệm trong công việc.Một hiện
tượng phổ biến hiện nay là hoạt động công vụ của công chức ít
quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thực thi, đặc biệt họ sử dụng
nguồn lực của tổ chức một cách tùy tiện, họ coi tài sản tập thể như
“của chùa”, thói quen chi tiêu bừa bãi, lãng phí theo kiểu “cha
chung không ai khóc” là tình trạng thường gặp.
Tiểu kết chƣơng 1
Luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận chung
nhất của pháp luật về công chức, tổ chức thực hiện pháp luật công
chức như: đưa ra quan niệm, đặc điểm pháp luật về công chức; khái
niệm, đặc điểm nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về công chức
và những yếu tố bảo đảm quá trình trình tổ chức thực hiện pháp luật
về công chức. Đây là những nội dung để chương 2, tác giả tiến hành
phân tích thực trạng và đánh giá quá trình tổ chức thực hiện pháp
luật về công chức từ thực tiễn huyện Thanh Oai, Hà Nội.
11
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ CÔNG CHỨC Ở HUYỆN THANH OAI, HÀ NỘI
2.1. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức thực hiện pháp luật về
công chức ở huyện Thanh Oai, Hà Nội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp
nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết của Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa
XII ngày 29 tháng 5 năm 2008 và huyện Thanh Oai thuộc thành phố
Hà Nội.Thanh Oai là huyện đồng bằng thuần nông, nằm ở cửa ngõ
phía Tây Nam thành phố Hà Nội. Phía Bắc và phía Tây Bắc giáp
quận Hà Đông; phía Tây giáp huyện Chương Mỹ; phía Tây Nam giáp
huyện Ứng Hòa; phía Đông Nam giáp huyện Phú Xuyên; phía Đông
giáp huyện Thường Tín và phía Đông Bắc giáp huyện Thanh Trì.
Diện tích tự nhiên của huyện là 132,2 km2. Dân số là 184.400 người,
với mật độ 1.396 người/km2.Thanh Oai là một vùng quê với rất
nhiều làng nghề như nón lá làng Chuông, tương Cự Đà, giò chả Ước
lễ, gạo Bồ nông Thanh Văn, quạt nan, mây tre, giang đan làng Vác,
xã Cao Viên, làng Bình Đà xã Bình Minh ngày xưa rất nổi tiếng với
nghề làm pháo, nghề cơ khí ở làng Rùa xã Thanh Thùy. Gần chục
năm trở lại, các khu công nghiệp mở ra thu hút nhiều lao động địa
phương.
2.1.2. Tình hình công chức ở huyện Thanh Oai
Bộ máy tham mưu, giúp việc cho UBND huyện hiện nay
gồm 12 cơ quan chuyên môn, 06 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Biên
chế được UBND tỉnh giao là 141 người (Trong đó: 82 công chức;
51 viên chức; 06 lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-
CP; 02 hợp đồng 5 năm do ngân sách tỉnh chi trả).
Hiện nay phòng tư pháp huyện Thanh Oai có Trưởng phòng,
12
02 Phó Trưởng Phòng, và 03 chuyên viên.
Phòng nội vụ huyện Thanh Oai có Trưởng phòng, 02 Phó
Trưởng Phòng, và 03 chuyên viên.
2.2. Tình hình tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở
huyện Thanh Oai, Hà Nội
2.2.1 Tình hình phổ biến pháp luật về công chức ở huyện Thanh Oai, Hà
Nội
Hiện nay phòng tư pháp huyện Thanh Oai có Trưởng
phòng, 02 Phó Trưởng Phòng, và 03 chuyên viên.
Huyện Thanh Oai có 1 thị trấn và 20 xã bao gồm: xã Cự khê,
xã Bích Hòa, xã Cao viên, xã Thanh Cao, xã Bình Minh, Xã Nghĩa
Hưng, Xã Tam Hưng, xã Thanh Thùy, xã Thanh Mai, Xã Thanh
Văn, xã Kim An, thị trấn Kim Bài, xã Kim Thư, xã Đỗ Động, xã
Phương Trung, xã Dân Hòa, xã Cao Dương, xã Hồng Dương, xã
Xuân Dương, xã Liên Châu, tương ứng với các đơn vị hành chính
cấp xã có 21 ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật về công chức ở cấp
xã, tham mưu giúp ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và trực
tiếp triển khai nhiệm vụ phổ biến pháp luật về công chức ở cấp xã.
Tham mưu giúp ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và trực tiếp
triển khai nhiệm vụ phổ biến pháp luật về công chức ở cấp cơ sở là
công chức tư pháp – hộ tịch. Tổng số công chức cấp xã, phường, thị
trấn ở huyện Thanh Oai là 489 công chức, công chức nam chiếm
khoảng 55%, nữ chiếm khoảng 30%; độ tuổi trung bình 30 tuổi,
trình độ Đại học khoảng 40%, còn lại có trình độ cao đẳng hoặc
trung cấp
Như vậy có thể nói công tác phổ biến pháp luật về công chức
được quản lý và tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn huyện theo
hướng Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật về công chức ở
13
cấp huyện, phòng tư pháp huyện và công chức tư pháp – hộ tịch ở
cấp xã là cơ quan, đơn vị, bộ phận chuyên môn giúp Ủy ban nhân
dân thực hiện công tác phổ biến pháp luật ở từng cấp theo quy định
của Nhà nước.
2.1.2. Tình hình tổ chức thực hiện các nội dung pháp luật về công
chức ở huyện Thanh Oai, Hà Nội
2.1.2.1. Tuyển dụng công chức
- Cơ sở pháp lý tuyển dụng công chức làm việc tại các phòng, ban
của huyện
Luật tổ chức HĐND & UBND ngày 26/01/2003; Luật cán
bộ, công chức năm 2008; Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính
phủ : Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị
định số 93/2010/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi một số điều của
Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính
phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Thông tư
số 13/2010/TT - BNV của Bộ Nội vụ: Quy định chi tiết một số điều
về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số
24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định
về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Thông tư 05/2012/TT-
BNV của Bộ Nội vụ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi
tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị
định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 của Chính phủ quy định về
tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Thông tư số 06/2013/TT-
BNV của Bộ Nội vụ: Bãi bỏ Điều 19 Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày
30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về
tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-
CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý công chức; Thông tư số 02/2013/TTHN-
BNV ngày 3 tháng 10 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một
14
số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số
24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ;
2.1.2.2. Về đào tạo, bồi dưỡng công chức
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ: chiếm 0,16% ; Đại học:
chiếm chiếm 52,9%; Cao đẳng: chiếm 29,3%; Trung cấp: 8,8%.
- Trình độ ngoại ngữ: Có chứng chỉ A trở lên chiếm 40,2%
- Trình độ tin học: Có chứng chỉ A trở lên chiếm 46,2% .
Lý luận chính trị
Nhận thức đội ngũ công chức chính quyền địa phương là
nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, do đó trong
những năm qua huyện Thanh Oai luôn coi trọng việc củng cố nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở
Đảng và chất lượng đội ngũ Đảng viên, đặc biệt Đảng viên là cám
bộ công chức. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo được
vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn hệ thống chính trị của
huyện.
Năm 2013 công chức của huyện có trình độ lý luận chính
trị từ Trung cấp trở lên chiếm 60,54%, đến năm 2016 tăng lên
63,18%. Số công chức đã qua bồi dưỡng lý luận chính trị và có
trình độ sơ cấp năm 2013 chiếm 7,44% và đến năm 2016 là
11,78%. Trong khi đó số công chức chưa qua đào tạo, bồi dưỡng
lý luận chính trị năm 2013 chiếm 34,09% đến năm 2016 giảm
xuống còn 25,04% (giảm 9,05%) đây chủ yếu là đội ngũ công
chức mới được tuyển dụng năm 2016. Vì vậy trong những năm tới
huyện Thanh Oai cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ
công chức mới được tuyển dụng nhằm nâng cao trình độ lý luận
chính trị trong đội ngũ công chức huyện.
Về độ tuổi
Đội ngũ công chức huyện Thanh Oai có độ tuổi từ 30 đến 50
tuổi chiếm đa số với tỷ lệ bình quân 59,77%. Các xã của huyện đã có
15
công chức trẻ (dưới 30 tuổi) song chiếm tỉ lệ chưa nhiều (chiếm bình
quân 8,68%), chủ yếu giữ các chức danh chuyên môn mới được
tuyển dụng, ở các chức vụ chủ chốt vẫn chủ yếu là công chức lớn
tuổi trong khoảng 45-55 tuổi. Tại các địa phương này cần chú trọng
đào tạo cán bộ trẻ để đào tạo nguồn kế cận cho cán bộ chủ chốt.
2.1.2.3. Về chế độ chính sách
Về chế độ tiền lương, phụ cấp và các chính sách đãi ngộ
với công chức cấp xã, căn cứ Nghị định số 121/2003/NĐ-CP về
chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị
trấn; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một
số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường,
thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Nghị định số 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị
trấn công chức cấp xã ở huyện Thanh Oai được xếp lương như
sau:
Căn cứ vào các văn bản pháp luật trên, UBND huyện Thanh
Oai tổ chức triển khai thực hiện chế độ chính sách cho công chức
định kỳ 02 đợt/năm. Ngoài ra, tổ chức thực hiện tốt các chế độ chính
sách mới cho công chức. Kết quả cụ thể từ năm 2013 đến 2016 như
sau:
- Nâng lương thường xuyên: 200 người;
- Chuyển ngạch bậc tiền lương: 90 người
- Thay đổi chức danh, ngạch bậc tiền lương: 87 người;
- Bổ sung định biên, xếp ngạch bậc tiền lương: 38 người.
- Giải quyết chế độ cho công chức nghỉ hưu theo Nghị định
số 46/2010/NĐ-CP: 05 công chức ở các xã, thị trấn: Kim Bài, Cao Dương,
Thanh Mai, Liên Châu, Tam Hưng.
- Thực hiện chế độ phụ cấp công vụ cho cán bộ công chức
theo đúng quy định:
+ Mức phụ cấp 10%: 208 công chức
16
+ Mức phụ cấp 25%: 214 công chức
- Giải quyết chế độ BHXH cho: 20 công chức nghỉ việc.
- Giải quyết chế độ cộng nối thời gian đóng BHXH đối với
công chức xã, thị trấn tham gia quân đội: 58 trường hợp.
2.1.2.4. Công tác thi đua, khen thưởng
Luật thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003 và luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng, khen thưởng
ngày 14/06/2005, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thi đua, khen
thưởng số 39/2013/QH13 ngày 16/11/2013 của Quốc hội khóa XIII;Nghị
định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010, Nghị định số 65/2014/NĐ-CP
ngày 01/7/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sủa
đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm
2013
Chú trọng công tác thi đua, khen thưởng trong đội ngũ cán
bộ, công chức đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức của huyện. Từ
đó tạo động lực để CBCC phấn đấu, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
2.3. Nhận xét chung về tổ chức thực hiện pháp luật về công chức
ở huyện Thanh Oai, Hà Nội
2.3.1 Ƣu điểm
Thứ nhất, công tác chỉ đạo, điều hành trong tổ chức thực
hiện pháp luật về công chức ở huyện Thanh Oai.Ưu điểm nổi bật
trong tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở huyện Thanh Oai
trước hết chính là sự quan tâm sâu sát trong chỉ đạo, điều hành của
các cấp ủy đảng và chính quyền trong tỉnh, đặc biệt là vai trò của
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh đã giúp cho
công tác tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở huyện Thanh
Oai, Hà Nội đạt được những kết quả quan trọng. Công tác chỉ đạo,
điều hành trong tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật được thể
17
hiện trên nhiều mặt:
Thứ hai, nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở
huyện Thanh Oai, Hà Nội
Công tác tuyển dụng công chức cấp xã cấp xã trong huyện
được tổ chức theo phân cấp, ngày càng chặt chẽ bảo đảm dân chủ,
đúng quy trình, thủ tục, từng bước nâng cao chất lượng tuyển dụng;
công chức cấp xã tuyển mới hầu hết đáp ứng được các điều kiện quy
định theo tiêu chuẩn của ngạch dự thi, phù hợp với vị trí việc làm cần
tuyển dụng, trình độ đầu vào ngày càng được nâng lên.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Một là, công tác chỉ đạo, điều hành trong tổ chức thực hiện
pháp luật về công chức
Hai là, nhận thức về công tác tổ chức thực hiện pháp luật về
công chức.Tư duy về vấn đề này của nhiều cơ quan, tổ chức và
thậm chí quan chức có trách nhiệm vẫn chỉ dừng ở phạm vi rất hẹp,
đôi khi bị đánh đồng với một khâu của công tác này là việc phổ biến
các văn bản pháp luật mới ban hành và giáo dục pháp luật (thậm chí
vẫn dùng từ “tuyên truyền” do chưa hiểu chính xác khái niệm
này).Mỗi văn bản pháp luật mới ban hành được tổ chức để phổ biến
cho cán bộ, công chức trong thời gian ½ đến một ngày và chỉ mang
tính chất truyền đạt quan điểm, cơ cấu, các vấn đề lớn... mà không
phải là học tập từng quy định cụ thể để vận dụng đúng trong các hành
vi công vụ. Vì vậy, chỉ khi bị vướng mắc hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi ích mới tìm hiểu, còn trong hoạt động công vụ vẫn theo thói
quen và kinh nghiệm nên vận dụng pháp luật chưa nghiêm mà lý do
chính là không nắm chính xác các quy định cụ thể của pháp luật về
công chức.
Ba là, tổ thực hiện pháp luật về công chức
Mức phụ cấp lãnh đạo của cán bộ quy định còn quá
thấp, đặc biệt là mức phụ cấp đối với trưởng các đoàn thể; Quy
18
định của Luật Bảo hiểm xã hội về thời gian công tác có đóng
bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức cấp xã đủ điều kiện để
nghỉ hưu, là chưa thật phù hợp với cán bộ, công chức, nhất là
đối với những vùng khó khăn; Việc quy định một số chức danh
có tuổi tham gia lần đầu quá cao (55 - 65 tuổi) không phù hợp
với Bộ luật Lao động. Quy định độ tuổi khi tuyển dụng lần đầu
đối với công chức không quá 35 tuổi là quá cao và không phù
hợp với Luật Cán bộ, công chức
* Nguyên nhân của hạn chế trong tổ chức thực hiện pháp
luật về công chức ở huyện Thanh Oai, Hà Nội
Hệ thống pháp luật về công chức hiện còn bộc lộ nhiều hạn
chế nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tổ chức thực hiện
pháp luật về công chức ở huyện Thanh Oai nói riêng...
CHƢƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TỔ CHỨC
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN THANH OAI, HÀ NỘI
3.1. Quan điểm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về công
chức
3.1.1. Bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức đáp ứng
yêu cầu cải cách hành chính
- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với
xây dựng đội ngũ công chức. Đảng cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh
đạo nhà nước và xã hội. Một trong những phương thức lãnh đạo quan
trọng của Đảng là thông qua công tác cán bộ.
- Pháp luật về công chức góp phần vào việc xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam.Chủ trương xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam được khẳng định trong Nghị quyết Đại
19
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và tiếp tục được ghi nhận trong
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII của Đảng.
- Pháp luật về công chức và tổ chức thực hiện pháp luật về
công chức phải đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
- Pháp luật về công chức và tổ chức thực hiện pháp luật về công
chức phải phù hợp với đặc điểm, tính chất của các vùng, miền; phải dựa
trên việc phân loại đơn vị hành chính.
3.1.2. Bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức phải
khách quan, công khai, minh bạch, kịp thời
Công khai, minh bạch
- Công chức có quyền được thông tin về pháp luật và có trách
nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật
- Nhà nước đảm bảo, tạo điều kiện cho công chức thực hiện
pháp luật về công chức.
- Pháp luật và quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về công
chức cần được công khai hơn, minh bạch hơn qua nhiều kênh truyền
dẫn. Đó cũng là đòi hỏi tính tối thượng của pháp luật được tôn trọng
và bảo đảm trong nhà nước pháp quyền XHCN mà chúng ta đang xây
dựng.
3.1.3. Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức phải căn cứ vào
điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phƣơng
3.2. Giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức
từ thực tiễn huyện Thanh Oai, Hà Nội
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về công chức
Một là, về tạo nguồn công chức cấp huyện.xã, phường
Hai là, về tiêu chuẩn công chức cấp huyện và cấp xã
Ba là, về tuyển dụng công chức cấp huyện, xã, phường
Bốn là, bổ sung, sửa đổi các qui định về quản lý, sử dụng,
đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật công chức
Năm là, về đánh giá công chức
20
Sáu là, về khen thưởng và kỷ luật đối với công chức
Chính là, về chế độ thôi việc và nghỉ hưu
3.2.2. Đổi mới nhận thức tổ chức thực hiện pháp luật về công chức
Thứ nhất, cần đưa ra mục tiêu, định hướng nội dung và xác
định đối tượng trọng tâm cần được tổ chức thực hiện pháp luật về
công chức trong từng thời kỳ phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh
tế, ổn định chính trị, xã hội của Nhà nước nói chung và địa phương
nói riêng.
Thứ hai, xác định vị trí, trách nhiệm của các cơ quan đảng,
cơ quan nhà nước trong Huyện đối với tổ chức thực hiện pháp luật về
công chức. Đồng thời, cần tăng cường sự chỉ đạo đưa các nội dung tổ
chức thực hiện pháp luật về công chức vào hoạt động giáo dục chính
trị, tư tưởng trong các cấp ủy Đảng và các cơ quan nhà nước của
Huyện.
Thứ ba, sắp xếp, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ
cán bộ trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức thực hiện pháp luật về
công chức ở các cấp ủy Đảng như: Tập huấn bồi dưỡng pháp luật
cho cán bộ tuyên huấn, báo cáo viên pháp luật ở các cơ quan đảng,
lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng...
Thứ tư, định kỳ kiểm tra, đánh giá, kịp thời rút kinh nghiệm
trong công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện pháp luật về công chức theo
định hướng đã đề ra.
Thứ năm, cần xác định tổ chức thực hiện pháp luật về công
chức là một lĩnh vực cần thiết do đó, các cấp ủy Đảng phải ban hành
nghị quyết chuyên đề để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, kịp thời của
cấp ủy, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đồng
thời, khi ban hành nghị quyết cần phải chú ý phát huy dân chủ trong
các cấp ủy Đảng và chính quyền; cần lấy ý kiến đóng góp từ các tổ
chức cơ sở đảng, của cán bộ, đảng viên nhằm đảm bảo sau khi ban
hành nghị quyết có tính khả thi cao.
21
3.2.3. Nâng cao chất lƣợng trong triển khai nội dung, hình thức,
phƣơng pháp phổ biến, giáo dục pháp luật về công chức
Thứ nhất, đổi mới nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về
công chức. Đây được coi là một trong những biện pháp trung tâm
trong
Thứ hai, đổi mới về hình thức tổ chức.
Thứ ba, xây dựng chương trình - kế hoạch, tăng cường
hướng dẫn về tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về công chức
trong từng giai đoạn
3.2.4. Tăng cƣờng kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm trong tổ chức
thực hiện pháp luật về công chức
Một là, kiểm tra nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về
công chức theo đúng định hướng
Hai là, kiểm tra việc ban hành chương trình, kế hoạch triển
khai, thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên về tổ chức thực hiện pháp luật
về công chức.
Ba là, xây dựng kế hoạch kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột
xuất đối với tổ chức thực hiện pháp luật về công chức.
3.2.5. Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lƣợng nguồn
nhân lực trong tổ chức thực hiện pháp luật về công chức
Việc củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực trong tổ chức thực hiện pháp luật về công chức của huyện có ý
nghĩa quan trọng, là một trong những cơ sở để nâng cao chất lượng,
hiệu quả tổ thực hiện pháp luật về công chức của huyện. Để thực
hiện hoạt động này, trước tiên cần có sự quan tâm sâu sát của huyện
ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đối với tổ chức
thực hiện pháp luật về công chức.
Tập trung nguồn nhân lực, vật lực cho đối tượng làm
công tổ chức thực hiện pháp luật về công chức tại cơ sở, có
định hướng đột phá góp phần thực hiện có hiệu quả các mục
22
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Phát huy được vai
trò tích cực của hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc tham gia
thực hiện pháp luật của công chức chấp hành pháp luật.
23
KẾT LUẬN
1. Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức là hoạt động sắp
xếp, định hướng một cách có tổ chức, có ý thức, có mục đích, có kế
hoạch và thường xuyên, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực
hiện hướng tới nhận thức của công chức, để mọi người đều hiểu,
nhằm hình thành ở họ ý thức pháp luật, thái độ chấp hành luật, thói
quen tuân thủ pháp luật phù hợp với quy định của pháp luật về công
chức.
2. Trong quá trình cho tổ chức thực hiện pháp luật về công
chức thì các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có vai trò
đặc biệt quan trọng, được thể hiện chủ yếu trong việc ban hành
chương trình, kế hoạch, đề án về cho tổ chức phổ biến thực hiện pháp
luật về công chức ; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra
công tác cho tổ chức thực hiện pháp luật về công chức; xây dựng, tập
huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho tổ chức thực hiện pháp luật về
công chức. Để bảo đảm cho cho tổ chức thực hiện pháp luật về công
chức thì cần có những điều kiện nhất định, trong đó có các điều kiện
về thể chế, điều kiện về tổ chức bộ máy, nguồn lực và điều kiện về sự
tham gia của các bên liên quan.
3. Trong những năm qua, cho tổ chức phổ biến thực hiện
pháp luật về công chức của huyện Thanh Oai đã được triển khai,
thực hiện khá đồng bộ và đạt được những ưu điểm, thành tựu
quan trọng, tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác này cũng còn có
những tồn tại, hạn chế nhất định. Qua việc tìm hiểu thực trạng cho
tổ chức phổ biến thực hiện pháp luật về công chức của huyện
Thanh Oai có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm quan
trọng trong công tác tổ chức xây dựng thể chế, tổ chức bộ máy,
kinh phí và nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức cho tổ chức
phổ biến thực hiện pháp luật về công chức.
24
4. Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức của huyện
Thanh Oai trong giai đoạn hiện nay có mục tiêu và phương
hướng cụ thể, trong đó, vấn đề quan trọng và thiết yếu hiện nay
là cần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn
trọng pháp luật và hành vi thực hiện pháp luật của cán bộ, công
chức; đổi mới phương thức Tổ chức thực hiện pháp luật về công
chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vật lực
5. Để nâng cao chất lượng Tổ chức thực hiện pháp luật
về công chức của huyện Thanh Oai trong thời gian tới thì cần
thực hiện tốt một số giải pháp sau: Hoàn thiện thể chế về tổ Tổ
chức thực hiện pháp luật về công chức; Hoàn thiện cơ chế quản
lý nhà nước về Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức; Đổi
mới nhận thức trong quản lý nhà nước vê Tổ chức thực hiện pháp
luật về công chức.Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong triển khai
các nội dung, hình thức, phương pháp Tổ chức thực hiện pháp
luật về công chức; Xây dựng chương trình - kế hoạch, tăng
cường hướng dẫn Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức
trong từng giai đoạn; Tăng cường kiểm tra, tổng kết rút kinh
nghiệm trong Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức; Củng
cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong Tổ
chức thực hiện pháp luật về công chức; Đảm bảo kinh phí cho Tổ
chức thực hiện pháp luật về công chức.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_to_chuc_thuc_hien_phap_luat_ve_cong_chuc_tu.pdf