Kết luận chung
Các đóng góp chính
Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu đề tài, luận văn đã được
hoàn thành và đạt được những nội dung chính đề ra với mục tiêu tối ưu
truy vấn tìm đường ngắn nhất trên đơn đồ thị, động, có hướng, không trọng
số với quy mô dữ liệu lớn.
Về lý thuyết, luận văn đã trình bày một số kiến thức cơ bản về đồ thị,
các dạng đồ thị cũng như ứng dụng của lý thuyết đồ thị đối với các bài
toán cụ thể trong đời sống. Tiếp theo, luận văn trình bày bốn mô hình liên
quan đến việc cài đặt đồ thị trong thực tế và phân tích ưu, nhược điểm của
từng mô hình. Bên cạnh đó, luận văn trình bày về bài toán tìm đường đi
ngắn nhất trong đồ thị, các thuật toán cơ bản hay được sử dụng và ứng
dụng của bài toán trong thực tiễn. Kế tiếp, luận văn trình bày các công cụ
mã nguồn mở, các vấn đề liên quan khi xử lý bài toán liên quan đến đồ thị,
kết hợp với đánh giá về mặt thuận lợi và khó khăn khi áp dụng với đơn đồ
thị, động, có hướng, không trọng số với quy mô dữ liệu lớn.
Về thực nghiệm, luận văn đã đưa ra các phương pháp để cải thiện quá
trình tìm đường ngắn nhất, cũng như cài đặt hoàn chỉnh mã nguồn trên
ngôn ngữ C. Phương pháp đã được kiểm nghiệm tại cuộc thi lập trình
ACM Sigmod 2016 và cho kết quả khá khả quan. Thêm vào đó, thuật toán
trong luận văn cũng được so sánh với một số bộ công cụ mã nguồn mở
được cho là xử lý các bài toàn liên quan đến đồ thị tốt nhất hiện nay và với
chính bốn đội xuất sắc nhất từ cuộc thi lập trình ACM Sigmod 2016 trên
hai bộ dữ LiveJournal và Pokec. Kết quả cho thấy phương pháp đạt kết
quả tốt dựa trên việc sử dụng cấu trúc dữ liệu phù hợp, tối ưu thuật toán
duyệt đồ thị theo chiều rộng từ hai hướng, cũng như sử dụng công cụ Cilk
Plus để song song hóa quá trình truy vấn.
Hướng phát triển
Dựa trên đó, hướng phát triển tiếp theo của đề tài là tối ưu hóa thuật
toán, áp dụng các phương pháp khác vào quá trình tìm kiếm đường đi ngắn
nhất như tính toán trước hay dự kiến đường đi ngắn nhất giữa hai đỉnh đi
qua một số đỉnh trung gian nào đó. Từ đó có thể giảm được khá nhiều thời
gian tính toán khi mỗi lần lại phải tính toán lại từ đầu đường đi ngắn nhất
đó. Tiếp theo là có thể áp dụng các kỹ thuật này giảm tỉ lệ cache miss trong
CPU cho các bài toán cần hiệu năng cao khác như xử lý giao dịch trực
tuyến (Online Transaction Processing).
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tối ưu hóa truy vấn tìm đường ngắn nhất trên đồ thị động quy mô lớn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
PHẠM HẢI ĐĂNG
TỐI ƯU HÓA TRUY VẤN TÌM ĐƯỜNG NGẮN NHẤT
TRÊN ĐỒ THỊ ĐỘNG QUY MÔ LỚN
Ngành: Hệ thống thông tin
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin
Mã số: 60480104
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN
Hà Nội – 2016
1
Giới thiệu chung
Động lực nghiên cứu
Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ về công nghệ
công tin cũng như bùng nổ về các mạng xã hội. Một số mạng điển hình
như mạng xã hội (Facebook, Twitter), mạng sinh học, mạng phân tán nội
dung, mạng lưới giao thông, mạng thông tin có số lượng dữ liệu tăng
nhanh chóng mặt. Để giải quyết những thách thức về mặt dữ liệu lớn trên,
có rất nhiều phương pháp tiếp cận, trong đó phương pháp tiếp cận dựa trên
đồ thị được cho là trực quan và phù hợp nhất [8]. Với việc sử dụng lý
thuyết đồ thị, với các đỉnh biểu diễn các thực thể và các cạnh biểu diễn
mối liên hệ giữa chúng. Trong đồ thị, tìm đường đi (ngắn nhất) là vấn đề
tìm sự kết nối giữa hai đỉnh của một đồ thị và đảm bảo đường đi đó là ngắn
nhất dựa trên một số yêu cầu cho trước. Đây là vấn đề nền tảng và cơ bản
được áp dụng trong rất nhiều ứng dụng thực tế như tìm đường đi ngắn nhất
giữa hai địa điểm sử dụng GPS hay tìm mối liên kết giữa hai người trên
mạng xã hội [6]. Vấn đề này bình thường rất đơn giản, nhưng trong bối
cảnh số lượng các đỉnh, cạnh của đồ thị rất lớn (vài triệu đỉnh) và thay đổi
nhanh (thêm cạnh, bớt cạnh), làm thế nào để tối ưu hóa quá trình tìm đường
đi ngắn nhất là một thách thức lớn [21].
Mục tiêu và nội dung chính của luận văn
Với mục tiêu trên, luận văn này sẽ trình bày giải pháp để cải thiện
hiệu năng quá trình tối ưu truy vấn trên đồ thị động, quy mô lớn có hướng,
không trọng số. Phương pháp tối ưu dựa trên các ý tưởng: cấu trúc dữ liệu
phù hợp, tối ưu không gian tìm kiếm và cài đặt phù hợp.
Tổ chức luận văn
Nội dung của luận văn sẽ được tổ chức như sau:
Mở đầu: Đặt vấn đề
Chương 1: Giới thiệu về cơ sở lý thuyết, các vấn đề liên quan đến đồ
thị và bài toán tìm đường đi ngắn nhất trong đồ thị.
Chương 2: Trình bày bài toán, cách tiếp cận và phương pháp giải
quyết bài toán.
Chương 3: Thực nghiệm và kết quả đạt được.
Kết luận chung: Kết luận và đưa ra hướng phát triển tiếp theo.
2
Chương 1. Cơ sở lý thuyết và các vấn đề liên quan
1.1. Đồ thị
Trước khi tìm hiểu về lý thuyết đồ thị, chúng ta cùng xét một ví dụ về
một mạng xã hội nhỏ [7] sau:
Hình 1.1: Mạng xã hội
Đây là ví dụ cơ bản về đồ thị. Tên người chính là các đỉnh, và mỗi
đường liên kết giữa hai người chính là các cạnh. Chúng ta thường biểu
diễn sự liên kết giữa hai đỉnh u và v bởi cặp (u, v). Bởi vì quan hệ “biết
nhau” ở đây là quan hệ hai chiều, nên đây là ví dụ của đồ thị vô hướng.
Trong đồ thị vô hướng thì cạnh (u, v) tương tự như cạnh (v, u). Trong đồ
thị có hướng, thì quan hệ “biết nhau” không còn là hai chiều nữa, một
người A biết người B nhưng chưa chắc người B đã biết người A.
Nhìn trên đồ thị, An và Sơn có thể biết nhau thông qua Linh và Hạnh.
Đây đường đi ngắn nhất giữa hai đỉnh An và Sơn. Chúng ta đánh dấu
đường đi ngắn nhất này trong Hình 1.2.
Hình 1.2: Đường đi trong mạng xã hội
Khi đường đi xuất phát từ một đỉnh và quay lại chính nó, chúng ta gọi
đó là một chu trình. Ví dụ từ An Bình tới Cường, Linh rồi cuối cùng quay
3
lại An. Thực ra, có chu trình ngắn hơn đó là từ An qua Bình tới Linh rồi
quay lại An.
Hình 1.3: Chu trình trong mạng xã hội
Trong mạng xã hội, chúng ta có thể sử dụng một trọng số để xác định
mức độ biết nhau giữa hai người. Một ví dụ cụ thể khác về đồ thị có trọng
số chính là bản đồ đường đi. Giả sử tất cả đều là đường hai chiều, thì bản
đồ đường đi này cũng là một đồ thị vô hướng, giá trị trọng số chính là số
biểu diễn khoảng cách giữa các thành phố. Ví dụ Hình 1.4 mô tả khoảng
cách giữa một số tỉnh thành phía Bắc nước Việt Nam.
Hình 1.4: Bản đồ khoảng cách một số tỉnh thành phía Bắc
Trong trường hợp bản đồ đường đi, nếu chúng ta muốn tìm đường đi
ngắn nhất giữa các vị trí, chúng ta phải tìm kiếm đường đi qua các vị trí
trung gian sao cho tổng trọng số là nhỏ nhất. Ví dụ ở bản đồ Hình 1.4,
đường đi ngắn nhất từ Hà Nội tới Hạ Long, sẽ qua Hải Dương, Hải Phòng.
Tổng cộng đoạn đường đi này có chiều dài 163km.
Mối quan hệ giữa hai đỉnh không phải lúc nào cũng là hai chiều. Lấy
ví dụ, trong bản đồ đường đi, chúng ta có thể gặp đường đi một chiều. Để
4
biểu diễn sự có hướng này, các cạnh được thêm dấu mũi tên ở cuối và đồ
thị này được gọi là đồ thị có hướng. Ví dụ Hình 1.5 mô tả một mạng xã
hội có hướng. Dễ nhận thấy, đồ thị ở Hình 1.5 không có chu trình, khi đó
đồ thị được gọi là có hướng không chu trình.
Hình 1.5: Mạng xã hội có hướng
Như chúng ta thấy, đồ thị có rất nhiều ứng dụng trong biểu diễn các
sự vật, mối quan hệ giữa các sự vật đó trong thế giới thực. Phần tiếp theo,
luận văn sẽ trình bày một số lý thuyết nền tảng về đồ thị.
1.1.1. Giới thiệu đồ thị
Đồ thị (G), kí hiệu là G = (V, E) bao gồm một tập các đỉnh (V) và tập
các cạnh (E). Trong đó mỗi cạnh E nối giữa hai đỉnh thuộc tập các đỉnh
(V) và được kí hiệu là E = (u, v) (Đỉnh u nối với đỉnh v). Ví dụ về đồ thị
được đưa ra ở Hình 1.6.
Hình 1.6: Đồ thị
Đồ thị được phân loại dựa như sau: Đơn đồ thị vô hướng, Đa đồ thị
vô hướng, Giả đồ thị vô hướng, Đơn đồ thị có hướng, Đa đồ thị có hướng.
1.1.2. Một số thuật ngữ cơ bản
Bậc của đỉnh
Bậc của đỉnh v trong đồ thị G = (V, E) ký hiệu deg(v) là số các cạnh
liên thuộc với nó, riêng khuyên tại một đỉnh được tính hai lần cho bậc của
5
nó. Trong đồ thị có hướng, bậc của đỉnh v được chia ra thành bậc trong
(số lượng các cạnh được nối tới đỉnh v, kí hiệu là deg+(v)) và bậc ngoài
(số lượng các cạnh được nối từ đỉnh v, kí hiệu là deg-(v)).
Đường đi và chu trình, đồ thị liên thông
Trong đồ thị vô hướng, đường đi độ dài n từ đỉnh u đến đỉnh v, trong
đó n là số nguyên dương trên đồ thị vô hướng G = (V, E) là dãy
x0, x1, , xn-1, xn | u = x0, v = xn, (xi, xi+1) ∈ E, i = 0, 1, ..., n-1
hoặc dãy các cạnh: (x0, x1), (x1, x2), ..., (xn-1, xn)
Đỉnh u gọi là đỉnh đầu, đỉnh v gọi là đỉnh cuối của đường đi. Đường
đi có đỉnh đầu trùng với đỉnh cuối (tức là u = v) gọi là chu trình. Đường đi
hay chu trình được gọi là đơn nếu như không có cạnh nào bị lặp [1].
Đồ thị vô hướng G = (V, E) được gọi là liên thông nếu luôn tìm được
đường đi giữa hai đỉnh bất kỳ của nó.
1.1.3. Biểu diễn đồ thị
Trong phần này, luận văn sẽ giới thiệu bốn cấu trúc dữ liệu chính để
biểu diễn một đồ thị. Trong mỗi cấu trúc, phần biểu diễn các đỉnh được
giữ nguyên, tuy nhiên phần biểu diễn các cạnh lại hoàn toàn khác nhau.
Đồ thị ở Hình 1.7 sử dụng cho toàn bộ ví dụ trong phần 1.1.3 này.
Hình 1.7: Đồ thị có hướng
Danh sách cạnh (Edge list)
Trong biểu diễn đồ thị theo danh sách các cạnh, tất cả các cạnh e thuộc
E đều được lưu dưới dạng hai phần tử (vi, vj) trong danh sách lưu trữ.
Danh sách kề (Adjacency list)
Trong biểu diễn đồ thị bằng danh sách kề, với mỗi đỉnh u, ta lưu trữ
tất cả các đỉnh v kề với nó.
6
Ma trận liên thuộc (Incidence matrix)
Ma trận liên thuộc đỉnh – cạnh của đồ thị G = (V, E) là một đồ thị |V|
x |E|, trong đó phần tử ở hàng thứ i và cột thứ j bằng 1 khi và chỉ i là đỉnh
đầu của cung thứ j, bằng -1 khi và chỉ khi i là đỉnh cuối của cung thứ j và
bằng 0 trong trường hợp còn lại.
Ma trận kề (Adjaceny matrix)
Ma trận kề của đồ thị G = (V, E) là một đồ thị |V| x |V|, trong đó phần
tử ở hàng thứ i và cột thứ j bằng 1 khi và chỉ khi tồn tại cung (i, j) trong
đồ thị, bằng 0 trong trường hợp ngược lại.
Một số thống kê về độ phức tạp một số phương phức cơ bản được
trình bày ở Bảng 1.1. Giả sử n: số đỉnh, m: số cạnh, dv: bậc của đỉnh v.
Bảng 1.1: Một số thống kê về độ phức tạp một số phương phức cơ bản trong đồ thị [9]
Phương thức Danh sách
cạnh
Danh sách
kề
Ma trận
liên thuộc
Ma trận kề
numVertices( )
Trả về số lượng đỉnh của
đồ thị.
O(1) O(1) O(1) O(1)
numVertices( )
Trả về số lượng cạnh
của đồ thị.
O(1) O(1) O(1) O(1)
vertices( )
Trả về phép duyệt tất cả
các đỉnh của đồ thị.
O(n) O(n) O(n) O(n)
edges( )
Trả về phép duyệt tất cả
các cạnh của đồ thị.
O(m) O(m) O(m) O(m)
getEdge(u, v)
Kiểm tra xem cạnh (u, v)
có tồn tại không?
O(m) O(min(du , dv)) O(m) O(1)
7
outDegree(v)
inDegree(v)
Trả về số lượng đỉnh vào
và đỉnh ra của nốt v.
O(m) O(1) O(m) O(n)
outgoingEdges(v)
incomingEdges(v)
Trả về phép duyệt tất cả
đỉnh vào và đỉnh ra của
nốt v.
O(m) O(dv ) O(m) O(n)
insertVertex(x)
Thêm một đỉnh mới vào
đồ thị.
O(1) O(1) O(m×n) O(n2)
removeVertex(v)
Xóa một đỉnh trong đồ
thị.
O(m) O(dv) O(m×n) O(n2)
insertEdge(u, v)
Thêm một cạnh mới vào
đồ thị.
O(1) O(1) O(1) O(1)
removeEdge(u, v)
Xóa một cạnh trong đồ
thị.
O(1) O(1) O(1) O(1)
Không gian
lưu trữ
Θ(n) Θ(m+n) Θ(m×n) Θ(n2)
1.1.4. Các thuật toán tìm kiếm trên đồ thị và ứng dụng
Trong đồ thị, bài toán duyệt qua tất cả các đỉnh của đồ thị sao cho mỗi
đỉnh chỉ thăm đúng duy nhất một lần là một bài toán quan trọng thu hút sự
quan tâm nghiên cứu của rất nhiều các nhà khoa học. Trong mục này, luận
văn sẽ trình bày hai thuật toán duyệt đồ thị cơ bản: thuật toán tìm kiếm
theo chiều sâu (Depth First Search – DFS) và thuật toán tìm kiếm theo
chiều rộng (Breadth First Seach – BSF). Hai thuật toán cơ bản này làm cơ
sở để giải quyết một số bài toán quan trọng trong lý thuyết đồ thị.
8
1.2. Bài toán tìm đường đi ngắn nhất
Trong các ứng dụng thực tế, bài toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai
đỉnh trong đồ thị có một ý nghĩa to lớn. Ví dụ, bài toán tìm đường đi ngắn
nhất giữa hai điểm trên bản đồ (có thể ngắn nhất về thời gian, hoặc về
khoảng cách). Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để giải quyết các bài
toán như vậy nhưng thông thường, các thuật toán được xây dựng trên cơ
sở lý thuyết đồ thị dường như cho hiệu quả cao nhất. Trong phần này luận
văn sẽ đề cập đến một số bài toán tìm đường đi ngắn nhất cơ bản.
Bài toán tìm đường đi ngắn nhất sẽ được áp dụng cho đồ thị G = (V,
E) có hướng, có trọng số với trọng số là hàm w: Ε ⟹ % ánh xạ cạnh với
một giá trị thực. Khi đó, chi phí w(p) của đường đi p = (v0, v1, , vk) chính
là tổng trọng số của từng cạnh kết hợp thành đường đi này. & ' = & *+,-, *+/+0-
Tổng quát có thể phát biểu: tìm đường đi ngắn nhất xuất phát từ đỉnh
đầu s đến đỉnh cuối t, (s,t ∈ V). Độ dài của đường đi ký hiệu là d(s,t)
(khoảng cách từ s đến t). Nếu như không tồn tại đường đi từ s tới t thì d(s,t)=∞.
Vấn đề tìm đường đi ngắn nhất trong đồ thị có các bài toán cơ bản:
tìm đường đi ngắn nhất xuất phát từ một đỉnh và tìm đường đi ngắn nhất
giữa tất cả các cặp đỉnh. Phần lớn các thuật toán tìm khoảng cách này được
xây dựng nhờ kỹ thuật tính toán từ ma trận trọng số w[u, v], u,v ∈ V, cận
trên d[v] của khoảng cách từ s đến tất cả các đỉnh v ∈ V được tính. Mỗi
khi biểu thức sau thỏa mãn d[u] + w[u, v] < d[v] thì ta sẽ gán d[v] = d[u]
+ w[u, v]. Quá trình này cứ tiếp tục cho đến khi tất cả các đỉnh kề với các
cạnh trên mỗi bước đi đã được duyệt. Kết quả d[v] chính là khoảng cách
ngắn nhất giữa s và t. Sau đây, luận văn sẽ trình bày chi tiết các thuật toán
tìm đường đi ngắn nhất BELLMAN-FORD, DIJKSTRA’S, FLOYD-
WARSHALL, BFS, BBFS.
1.3. Tổng kết chương
Chương 1 đã trình bày về các vấn đề tổng quát của đồ thị, một số thuật
ngữ cơ bản trong đồ thị, đường đi và chu trình, đồ thị liên thông, biểu diễn
đồ thị trong máy tính, các thuật toán tìm kiếm trên đồ thị và ứng dụng.
Phần cuối chương, luận văn đề cập đến bài toán tìm đường đi ngắn nhất
và các giải thuật cơ bản để giải quyết bài toán này. Điều này làm cơ sở để
tiếp cận và giải quyết bài toán được trình bày trong chương tiếp theo.
9
Chương 2. Bài toán, cách tiếp cận và phương pháp giải quyết
Trong phần này luận văn sẽ trình bày chi tiết về bài toán, cách tiếp
cận bài toán và đi sâu vào hướng giải quyết của bài toán.
2.1. Định nghĩa bài toán
Tổng quát
Mục tiêu của bài toán là trả lời các truy vấn tìm đường đi ngắn nhất
trên đơn đồ thị, động, có hướng và không trọng số, với quy mô dữ liệu lớn
nhanh nhất có thể. Sự động (thay đổi) của đồ thị có nghĩa là có các sự kiện
thay đổi dữ liệu cấu trúc trong đồ thị, cụ thể là hai sự kiện thêm cạnh
(Addition) và xóa cạnh (Deletion). Từ đó, có tất cả ba sự kiện có thể xảy
ra trong đồ thị được miêu tả cụ thể dưới đây:
Sự kiện 1: [Query: u v (Q u v)]: Sự kiện này truy vấn khoảng cách ngắn
nhất từ đỉnh u đến đỉnh v. Nếu không có đường đi giữa hai đỉnh này hoặc
không tồn tại đỉnh u hay v trong đồ thị thì kết quả trả về là -1. Khoảng
cách từ một đỉnh tới chính nó là 0.
Sự kiện 2: [‘A’/add: u v (A u v)]: Sự kiện này mô tả sự thay đổi trong đồ
thị khi thêm một cạnh mới từ đỉnh u đến đỉnh v. Nếu cạnh đã tồn tại, đồ
thị không thay đổi. Nếu một hoặc cả hai đỉnh trong cạnh được thêm chưa
có thì nó phải được thêm vào đồ thị.
Sự kiện 3: [‘D’/delete: u v (D u v)]: Sự kiện này mô tả sự thay đổi trong
đồ thị khi xóa một cạnh nối từ đỉnh u đến đỉnh v. Nếu cạnh này không tồn
tại, đồ thị không thay đổi.
Dữ liệu vào ban đầu
Dữ liệu vào ban đầu được biểu diễn dưới dạng danh sách các cạnh,
mỗi cạnh bao gồm một cặp hai định danh của hai đỉnh (đỉnh bắt đầu và
đỉnh kết thúc của cạnh). Định danh này được biểu thị bằng một số nguyên
dương. Định danh lớn nhất có thể biểu diễn là 232-1. Đầu vào của chương
trình là các dòng biểu diễn cạnh của đồ thị, mỗi dòng chứa chính xác hai
số nguyên dương theo định dạng chuẩn ASCII được ngăn cách nhau bởi
một dấu cách. Kí tự ‘S’ ở dòng cuối cùng sẽ báo hiệu sẽ kết thúc quá trình
nhập dữ liệu đồ thị.
Ví dụ: trong Hình 2.1, dữ liệu đầu vào bên trái biểu diễn đồ thị ở bên phải.
10
Hình 2.1: Dữ liệu đầu vào
Truy vấn và kết quả đầu ra
Mỗi bộ dữ liệu kiểm tra được chia ra thành các lô, mỗi lô bao gồm
một tập các sự kiện, mỗi sự kiện trên một dòng riêng biệt. Dòng cuối cùng
của một lô sẽ chỉ có ký tự ‘F’ để báo hiệu kết thúc lô. Mỗi một sự kiện
được biểu diễn bởi một kí tự (‘Q’, ‘A’, ‘D’) đã được định nghĩa ở trên,
theo sau là hai số nguyên dương chuẩn ASCII cách nhau bởi một dấu cách.
Hai số nguyên dương chính là định danh của một đỉnh. Kết quả truy vấn
sẽ phải trả về theo đúng thứ tự truy vấn của lô. Hình 2.2 là một ví dụ về lô
dữ liệu kiểm thử được.
Hình 2.2: Lô dữ liệu kiểm thử
2.2. Các vấn đề liên quan
Để thực hiện các sự kiện thêm, xóa cạnh và truy vấn tìm đường ngắn
nhất trên đồ thị, hiện có rất nhiều công cụ và thư viện cho phép chúng ta
làm điều đó. Ví dụ, gói NetworkX của ngôn ngữ lập trình Python là một
bộ công cụ được tạo ra để xử lý, thao tác với đồ thị và mạng lưới phức tạp
[12]. Hay Stanford Network Analysis Platform (SNAP) [20] là bộ công cụ
có hiệu năng cao trong việc phân tích, xử lý, thao tác với đồ thị lớn.
Các thư viện này cài đặt một số thuật toán tìm khoảng cách ngắn nhất
giữa hai đỉnh. Một trong những chiến lược hiệu quả nhất để tìm khoảng
cách ngắn nhất giữa hai đỉnh là tìm kiếm từ hai hướng theo ý tưởng duyệt
đồ thị theo chiều rộng (BFS). Tuy nhiên, phần cài đặt của các thư viện này
chưa được tối ưu vì phần tìm kiếm chỉ xử lý tuần tự và việc lựa chọn hướng
đi tiếp theo chỉ dựa trên số lượng các đỉnh trong danh sách hàng đợi.
Trong tối ưu hóa đồ thị dữ liệu lớn, GraphLab [22], PowerGraph [9],
GraphX [10] là một trong các công cụ được đánh giá cao khi xử lý dữ liệu
11
cả về vấn đề phân tán và vấn đề tính toán song song. Tuy nhiên, giống như
NetworkX và SNAP C++, chúng không thích hợp cho bài toán tìm đường
đi ngắn nhất giữa hai điểm trong đồ thị thay đổi, trong trường hợp rất nhiều
cạnh và đỉnh liên tục được thêm vào và xóa đi.
Liên quan đến đồ thị thay đổi, rất nhiều các nhà nghiên cứu đã chú
trọng đến vấn đề này [15] [19] [21] cho thấy khối lượng công việc đối với
bài toán tìm đường đi ngắn nhất là rất lớn. Để áp dụng sức mạnh của xử
lý đa luồng [2] [3] [13] [14], miêu tả cấu trúc phù hợp song song hóa thuật
toán duyệt đồ thị theo chiều rộng trên đồ thị lớn. Nhưng các hành động
thêm cạnh hay xóa cạnh vẫn chưa được chú ý trong các hệ thống này.
Các thư viện xử lý song song trong ngôn ngữ lập trình C/C++.
OpenMP
Hình 2.3: Giới thiệu về OpenMP
Pthread (POSIX Thread)
Hình 2.4: Giới thiệu về Pthread
Intel Cilk Plus
Hình 2.5: Song song hóa truy vấn bởi Cilk Plus
12
2.3. Cách tiếp cận giải quyết bài toán
Để giải quyết bài toán này, bước đầu tiên chúng ta phải đi tìm một cấu
trúc dữ liệu để biểu diễn đồ thị trong máy tính. Sau khi tìm được cấu trúc
dữ liệu phù hợp, chúng ta phải tìm các phương pháp để ba phép toán tìm
khoảng cách ngắn nhất, thêm cạnh, xóa cạnh chạy nhanh nhất có thể. Cuối
cùng, dựa vào công nghệ đa luồng trên máy tính có nhiều chíp xử lý, chúng
ta có thể tận dụng để song song hóa quá trình tìm đường đi ngắn nhất của
các truy vấn liên tiếp nhau. Chi tiết về phương pháp giải quyết bài toán
được trình bày trong các phần tiếp theo.
2.4. Cấu trúc dữ liệu phù hợp
Hiện nay, việc xử lý lệnh bên trong một CPU nhanh hơn rất nhiều khi
so sánh với việc lấy dữ liệu từ trong bộ nhớ chính. Dựa trên kiến trúc bộ
nhớ đệm của CPU, khi một chương trình xử lý dữ liệu lớn, dữ liệu được
tổ chức liên tiếp dường như là cách tốt nhất để tăng tỉ lệ cache hit.
Bảng 2.1: Độ trễ trong bộ nhớ 2016
Thời gian (ns) Ghi chú
L1 cache 0.5 >2 ALU instruction latency
Branch mispredict 3
L2 cache reference 4 8 x L1 cache
Mutex lock/unlock 17
Main memory
reference
100 25xL2 cache, 200xL1 cache
Trong đồ thị, cách đơn giản và thuận tiện nhất để biểu diễn các đỉnh
của đồ thị là định nghĩa nó dưới dạng một số nguyên dương. Do vậy, nếu
đồ thị có |V| đỉnh thì các đỉnh của nó sẽ có định danh từ 0 đến |V| - 1. Trong
4 phương pháp được trình bày ở phần 1.1.3, danh sách kề là cách thích
hợp nhất để biểu diễn đồ thị động quy mô lớn bởi không gian lưu trữ tương
đối nhỏ Θ(|V| + |E|) và thuận tiện để thêm hoặc xóa đỉnh, cạnh.
Với danh sách kề đồ thị có thể được biểu diễn theo hai cách sau:
Danh sách kề các đỉnh vào của đồ thị
Đồ thị sẽ được biểu diễn bởi một danh sách các đỉnh vào của các nốt
liên tiếp nhau (incoming_edges) và một mảng chỉ số vào
(incoming_index) để có thể lấy được danh sách các đỉnh vào của một nốt.
13
Danh sách kề các đỉnh ra của đồ thị
Tương tự như danh sách kề các đỉnh vào của đồ thị, đồ thị sẽ được
biểu diễn bởi một danh sách các đỉnh ra của các nốt liên tiếp nhau
(outgoing_edges) và một mảng chỉ số ra (outgoing_index) để có thể lấy
được danh sách các đỉnh ra của một nốt.
Hình 2.6: Cấu trúc dữ liệu của đồ thị
Cụ thể, đồ thị G sẽ được biểu diễn bởi các mảng incoming_edges,
incoming_index, outgoing_edges, outgoing_index. Nhờ vào việc sử dụng
danh sách các đỉnh vào và đỉnh ra của từng nốt, chúng ta có thể duyệt đồ
thị từ cả hai phía (Bi-directional BFS).
2.5. Tối ưu quá trình thêm và xóa cạnh của đồ thị
2.5.1. Thêm mới một cạnh
Vấn đề đặt ra là làm thế nào một cạnh có thể được thêm vào đồ thị
với thời gian nhanh nhất. Khi sử dụng danh sách liền kề truyền thống để
biểu diễn đồ thị, các chiến lược có thể dùng để thêm mới một cạnh như sau.
Chèn vào giữa mảng
Trước khi thêm cạnh mới vào đồ thị, vị trí các phần tử của đỉnh vào/ra
của một nốt được xác định. Tất cả các phần tử đỉnh vào/ra của các nốt kế
tiếp sẽ được dịch sang phải một ví trị để dành vị trí trống cho đỉnh vào/ra
của cạnh mới được thêm vào. Quá trình này được miêu tả trong Hình 2.7.
Hình 2.7: Thêm một cạnh bằng cách chèn vào giữa mảng
14
Thực tế cho thấy rằng, phương pháp này chỉ thích hợp với những đồ
thị có kích thước nhỏ. Vì khi dữ liệu đồ thị rất lớn, số cạnh lên đến hàng
triệu, số lượng đỉnh ra và đỉnh vào rất nhiều, chi phí để di chuyển tất cả
các phần tử của các nốt kế tiếp sang phải một vị trí là không nhỏ.
Cấp phát trước một khoảng trống
Để giảm bớt chi phí di chuyển tất các phần tử các nốt kế tiếp sang
phải một vị trí mỗi khi thêm một đỉnh vào/ra, một khoảng trống giữa các
đỉnh vào/ra của các nốt được cấp phát trước. Điều này cho phép tối ưu quá
trình thêm cạnh. Quá trình này được miêu tả trong Hình 2.8 và Hình 2.9.
Hình 2.8: Cấu trúc dữ liệu danh sách kề cấp phát trước khoảng trống
Hình 2.9: Thêm một cạnh bằng cách cấp trước khoảng trống
Tuy nhiên, mảng danh sách cạnh liền kề biểu diễn đồ thị sẽ bị hổng
rất nhiều, dẫn đến tăng tỉ lệ cache miss trong khi duyệt đồ thị.
Di chuyển phần tử xuống cuối mảng
Hình 2.10: Quá trình thêm một cạnh
15
Trước khi thêm vào một đỉnh vào/ra của một nốt, tất cả các phần tử
của nốt đó được chuyển xuống cuối mảng, sau đó mới thêm đỉnh mới. Quá
trình này được miêu tả trong Hình 2.10.
Đối với bài toán cụ thể này, phương án 3 "Di chuyển phần tử xuống
cuối mảng" sẽ cho kết quả tốt hơn phương án 2 "Cấp phát trước một
khoảng trống". Bởi vì đối với cấu trúc dữ liệu các đỉnh được sắp xếp liền
kề, phương án 3 sẽ cho phép các đỉnh nằm ở vị trí liên tiếp nhau nhiều
hơn, trong khi đó phương án 2 sẽ cho nhiều khoảng trống hơn giữa các
đỉnh. Dựa vào phân tích tối ưu ở phần trên, phương án 3 sẽ cho tỉ lệ cache
miss ít hơn, do đó tăng được hiệu năng hệ thống. Và cuối cùng, phương
án 3 được lựa chọn để sử dụng trong quá trình thêm mới một cạnh.
2.5.2. Xóa đi một cạnh
Dựa trên cấu trúc đồ thị trên, chỉ cần thay đổi giá trị số lượng đỉnh vào/ra
trong mảng chỉ số incoming_index /outgoing_index và xóa đi đỉnh nối trong
mảng danh sách đỉnh vào/ra. Quá trình này được miêu tả trong Hình 2.11
Hình 2.11: Quá trình xóa một cạnh
2.6. Tối ưu quá trình xử lý truy vấn tìm đường đi ngắn nhất
Trong quá trình xử lý truy vấn tìm đường đi ngắn nhất, thuật toán
duyệt đồ thị theo chiều rộng được sử dụng. Thuật toán này được xem như
là phương pháp tối ưu đối với đồ thị quy mô lớn, có hướng, có/không trọng
số [3] [11]. Một điểm cần chú ý nữa là với thuật toán này là khả năng song
song hóa chạy được trên nhiều luồng, nhiều CPU. Bởi vậy, chiến lược để
giải quyết bài toán là xử lý song song các truy vấn liên tiếp. Chiến lược
này được giải thích chi tiết dưới đây.
16
2.6.1. Cải thiện thuật toán tìm đường đi ngắn nhất từ hai hướng
Thuật toán duyệt đồ thị theo chiều rộng được sử dụng với quá trình
duyệt từ hai hướng (đỉnh đầu và đỉnh kết thúc) bởi sử dụng cả hai mảng
đỉnh vào (incoming_array) và đỉnh ra (outgoing_array).
Dự đoán hướng đi ở mỗi lần lặp
Trong thuật toán duyệt đồ thị theo chiều rộng từ hai hướng bình
thường, nhánh có số lượng đỉnh trong hàng đợi ít hơn sẽ được duyệt ưu
tiên. Ví dụ như Hình 2.12, chúng ta cần tìm đường đi ngắn nhất giữa đỉnh
1 và đỉnh 9. Khi sử dụng thuật toán cơ bản, tổng cộng 1 + 2 + 6 = 9 đỉnh
phải cho và danh sách hàng đợi duyệt. Thay vì duyệt theo hướng đỉnh ra,
chúng ta duyệt theo hướng đỉnh vào. Khi đó, số lượng đỉnh cần phải cho
vào danh sách hàng đợi duyệt chỉ còn lại 1 + 2 = 3. Do vậy, chúng ta không
chỉ so sánh tổng số đỉnh vào và đỉnh ra tại mức 1, mà so sánh với cả mức
thứ 2. Điều này sẽ giảm thiểu thời gian tìm đường đi ngắn nhất.
Hình 2.12: Thứ tự duyệt đỉnh trong thuật toán duyệt đồ thị theo chiều rộng từ
hai hướng
2.6.2. Song song hóa truy vấn tìm đường đi ngắn nhất
Cilk Plus được sử dụng cho quá trình song song hóa. Trong quá trình
thực hiện, OpenMP và Pthread cũng đượ thử nghiệm. Tuy nhiên, đối với
bài toán cụ thể được trình bày trong luận văn này, Cilk Plus cho kết quả
tốt nhất. Cilk Plus thực hiện quá trình song song hóa theo Hình 2.5.
2.7. Tổng kết chương
Chương 2 đã trình bày chi tiết về bài toán cần giải quyết cũng như
các vấn đề liên quan đến bài toán. Phần tiếp theo luận văn trình bày cách
tiếp cận giải quyết bài toán và phương pháp giải quyết bài toán dựa trên
cấu trúc dữ liệu, quá trình thêm, xóa cạnh và quá trình truy cấn tìm đường
ngắn nhất. Dựa vào các phân tích ở chương 2, chương tiếp theo sẽ trình
bày cụ thể về phương pháp cài đặt và kết quả thực nghiệm của giải thuật.
17
Chương 3. Thực nghiệm và đánh giá
Để kiểm nghiệm phương pháp tìm đường đi ngắn nhất trong đồ thị
động, quy mô lớn, thuật toán đã được sử dụng để tham gia cuộc thi lập
trình ACM Sigmod năm 2016 (ACM Sigmod Programming Contest 2016)
và được chọn là một trong năm đội xuất sắc nhất giải. Bên cạnh đó, các bộ
dữ liệu lớn từ SNAP [5] cũng được dùng để đánh giá phương pháp này.
3.1. Cài đặt
Ba sự kiện chính được cài đặt trong các hàm exec_queries, add_edge,
del_edge. Chi tiết cài đặt được miêu tả trong Thủ tục 1 dưới đây.
Thủ tục 1: Xử lý tổng hợp các sự kiện
Để tích hợp quá trình song song hóa trong truy vấn tìm đường đi ngắn
nhất, trước khi thêm mới một cạnh, tất cả truy vấn tìm đường đi ngắn nhất
trong danh sách trước đó sẽ được thực hiện. Thủ tục để thêm mới một cạnh
(u, v) vào đồ thị G được mô tả dưới đây.
Thủ tục 2: Thêm mới một cạnh (u, v) vào đồ thị G
Để tích hợp quá trình song song hóa trong tìm khoảng cách ngắn nhất,
trước khi thực sự xóa cạnh, tất cả truy vấn tìm đường đi ngắn nhất trong
danh sách trước đó sẽ được thực hiện. Thủ tục xóa cạnh (u, v) của đồ thị
G được mô tả dưới đây.
18
Thủ tục 3: Xóa cạnh (u, v) của đồ thị G
Thủ tục quan trọng nhất là tìm đường đi ngắn nhất giữa hai đỉnh (u,
v) được mô tả cụ thể trong Thủ tục 4 dưới đây.
Thủ tục 4: Tìm đường đi ngắn nhất giữa hai đỉnh (u, v) theo phương pháp duyệt
đồ thị theo chiều rộng từ hai hướng cải tiến.
19
Sử dụng cách thức thao tác trực tiếp đến bit, dùng thứ tự bit để đánh
dấu đỉnh trong đồ thị (đỉnh chưa xét thì giá trị bit=0, đỉnh đã xét thì giá trị
bit=1) thay vì dùng mảng sẽ giảm không gian bộ nhớ và thơi gian thi hành.
Hình 3.1: Thời gian thực thi giữa hai phép toán thao tác trên mảng và bit
Cilk Plus được dùng để song song hóa các thủ tục tìm đường ngắn nhất.
Thủ tục 5: Xử lý song song các truy vấn liên tiếp trong đồ thị G
3.2. Thực nghiệm
3.2.1. Cuộc thi ACM Sigmod Contest 2016
Trong cuộc thi này, 4 bộ dữ liệu đồ thị lớn được dùng để đánh giá các
giải pháp của các đội. Mỗi bộ bao gồm một tập các quá trình thêm cạnh,
xóa cạnh, truy vấn tìm đường đi ngắn nhất liên tục. Bảng 3.1 thống kê chi
tiết các thông số trong bộ dữ liệu kiểm tra của ACM Sigmod.
Bảng 3.1:Thống kê bộ dữ liệu ACM Sigmod
Thông số Small Medium X-Large XX-Large
Đỉnh 1574074 2000000 1971281 6009555
Cạnh 3232855 5000000 5533214 16518948
Bậc trong lớn nhất 114557 90412 12 779
Bậc ngoài lớn nhất 114125 356364 12 770
Cấu hình máy kiểm nghiệm của ban tổ chức
20
CPU: 2 x Intel E5-2620v2 (12 cores / 24 threads), RAM: 20GB, Hệ
điều hành: Ubuntu 14.04 Linux, Phần mềm: Automake 1.15, gcc5.2.1.
Kết quả của giải pháp được cài đặt bằng ngôn ngữ lập trình C.
Bảng 3.2: Kết quả cuộc thi ACM Sigmod (tính theo giây)
Đội Bộ dữ liệu Small Medium X-Large XX-Large
akgroup
(giải pháp luận
văn/đồng giải ba)
0.118 0.494 1.284 2.878
H_minor_free
(giải nhất)
0.107 0.220 0.886 2.333
uoa_team
(giải nhì)
0.208 0.217 1.085 2.123
while1
(đồng giải ba)
0.157 0.234 1.150 2.597
gStreamPKU
(đồng giải ba)
0.134 0.072 1.087 3.239
3.2.2. Kiểm nghiệm với bộ dữ liệu từ SNAP
Hai bộ dữ liệu phù hợp với mô hình được chọn là LiveJournal và
Pokec. Chi tiết về hai bộ dữ liệu được miêu tả tại Bảng 3.3.
Bảng 3.3: Thống kê bộ dữ liệu LiveJournal và Pokec
Thông số LiveJournal Pokec
Đỉnh 4847571 1632803
Cạnh 68993773 30622564
Độ dài khoảng cách lớn nhất 16 11
Bậc trong lớn nhất 20293 8763
Bậc ngoài lớn nhất 13906 13733
Cấu hình máy kiểm nghiệm
CPU: 4 x Intel Xeon E7- 4850 (10 cores / 20 threads, RAM: 128GB,
Hệ điều hành: CentOS 6.7 Linux, Phần mềm: Automake 1.15, gcc5.2.0
21
Khối lượng kiểm nghiệm
Với mỗi đồ thị, một bộ kiểm thử khoảng 1.000.000 sự kiện được sinh
ra với tỉ lệ truy vấn/thêm cạnh/xóa cạnh là 8/1/1 tương ứng. Thực chất, có
khoảng 800.000 truy vấn, 100.000 thêm cạnh và 100.000 xóa cạnh.
Kết quả thử nghiệm
Mỗi phương pháp được chạy 5 lần, sau đó lấy kết quả trung bình.
Bảng 3.4: Kết quả thử nghiệm (mili giây)
Giải pháp
Bộ dữ liệu Sigmod Test Pokec Live Journal
Giải pháp trong luận
văn
2 787 17 985 42 876
Reference 1 825 674 1 903 068 53 235 981
Snap 48 741 49 316 108 ~ 5 ngày
H_minor_free 1 422 6 047 15 673
Uoa_team 7 110 17 526 14 724
While1 Chưa chính
xác
Chưa chính
xác
Chưa chính xác
gStreamPKU 2918 7 134 12 085
Bên cạnh đó, luận văn cũng so sánh các phương pháp của các giải
pháp khi thay đổi số lượng luồng xử lý truy vấn. Kết quả chi tiết được
miêu tả trong Hình 3.2, Hình 3.3 và Hình 3.4 dưới đây.
Hình 3.2: Kết quả thử nghiệm với bộ dữ liệu SIGMOD TEST
0
5000
10000
1 2 4 8 16 24 32 48
M
ill
ise
co
nd
s
Number of Threads
SIGMOD TEST
Thesis H_miror_free uoa_team gStreamPKU
22
Hình 3.3: Kết quả thử nghiệm với bộ dữ liệu POKEC
Hình 3.4: Kết quả thử nghiệm với bộ dữ liệu LIVEJOURNAL
Kết quả thu được cho phép kết luận giải pháp đưa ra trong luận văn
đạt hiệu quả cao. Dựa vào việc sử dụng cấu trúc dữ liệu hợp lý, kiểm tra
tổng số đỉnh vào và đỉnh ra ở mức 2 của thuật toán duyệt đồ thị theo chiều
rộng từ hai hướng và sử dụng Intel Cilk Plus để song song hóa quá trình
truy vấn là các phương pháp để giảm tối thiểu thời gian xử lý trong truy
vấn tìm đường ngắn nhất trong đồ thị động quy mô lớn.
3.3. Tổng kết chương
Chương 3 đã trình bày chi tiết phương án cài đặt dựa trên các phân
tích ở chương 2. Bên cạnh đó, luận văn cũng so sánh kết quả thực nghiệm
với hai thư viện NetworkX và Snap, cũng như so sánh cụ thể hơn với bốn
đội đã đạt kết quả tốt nhất trong cuộc thi lập trình ACM Sigmod 2016. Kết
quả thu được cho phép kết luận phương án được ra của luận văn đạt hiệu
quả tốt.
0
50000
100000
1 2 4 8 16 24 32 48
M
ill
ise
co
nd
s
Number of Threads
POKEC
Thesis H_miror_free uoa_team gStreamPKU
0
100000
200000
1 2 4 8 16 24 32 48
M
ill
ise
co
nd
s
Number of Threads
LIVEJOURNAL
Thesis H_miror_free uoa_team gStreamPKU
23
Kết luận chung
Các đóng góp chính
Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu đề tài, luận văn đã được
hoàn thành và đạt được những nội dung chính đề ra với mục tiêu tối ưu
truy vấn tìm đường ngắn nhất trên đơn đồ thị, động, có hướng, không trọng
số với quy mô dữ liệu lớn.
Về lý thuyết, luận văn đã trình bày một số kiến thức cơ bản về đồ thị,
các dạng đồ thị cũng như ứng dụng của lý thuyết đồ thị đối với các bài
toán cụ thể trong đời sống. Tiếp theo, luận văn trình bày bốn mô hình liên
quan đến việc cài đặt đồ thị trong thực tế và phân tích ưu, nhược điểm của
từng mô hình. Bên cạnh đó, luận văn trình bày về bài toán tìm đường đi
ngắn nhất trong đồ thị, các thuật toán cơ bản hay được sử dụng và ứng
dụng của bài toán trong thực tiễn. Kế tiếp, luận văn trình bày các công cụ
mã nguồn mở, các vấn đề liên quan khi xử lý bài toán liên quan đến đồ thị,
kết hợp với đánh giá về mặt thuận lợi và khó khăn khi áp dụng với đơn đồ
thị, động, có hướng, không trọng số với quy mô dữ liệu lớn.
Về thực nghiệm, luận văn đã đưa ra các phương pháp để cải thiện quá
trình tìm đường ngắn nhất, cũng như cài đặt hoàn chỉnh mã nguồn trên
ngôn ngữ C. Phương pháp đã được kiểm nghiệm tại cuộc thi lập trình
ACM Sigmod 2016 và cho kết quả khá khả quan. Thêm vào đó, thuật toán
trong luận văn cũng được so sánh với một số bộ công cụ mã nguồn mở
được cho là xử lý các bài toàn liên quan đến đồ thị tốt nhất hiện nay và với
chính bốn đội xuất sắc nhất từ cuộc thi lập trình ACM Sigmod 2016 trên
hai bộ dữ LiveJournal và Pokec. Kết quả cho thấy phương pháp đạt kết
quả tốt dựa trên việc sử dụng cấu trúc dữ liệu phù hợp, tối ưu thuật toán
duyệt đồ thị theo chiều rộng từ hai hướng, cũng như sử dụng công cụ Cilk
Plus để song song hóa quá trình truy vấn.
Hướng phát triển
Dựa trên đó, hướng phát triển tiếp theo của đề tài là tối ưu hóa thuật
toán, áp dụng các phương pháp khác vào quá trình tìm kiếm đường đi ngắn
nhất như tính toán trước hay dự kiến đường đi ngắn nhất giữa hai đỉnh đi
qua một số đỉnh trung gian nào đó. Từ đó có thể giảm được khá nhiều thời
gian tính toán khi mỗi lần lại phải tính toán lại từ đầu đường đi ngắn nhất
đó. Tiếp theo là có thể áp dụng các kỹ thuật này giảm tỉ lệ cache miss trong
CPU cho các bài toán cần hiệu năng cao khác như xử lý giao dịch trực
tuyến (Online Transaction Processing).
24
Danh mục công trình khoa học của tác giả
1. Phuong-Hanh DU, Hai-Dang PHAM, Ngoc-Hoa NGUYEN, "Optimizing the
Shortest Path Query on Large-Scale Dynamic Directed Graph", Proceedings
of the 3rd IEEE/ACM International Conference on Big Data Computing
Applications and Technologies (BDCAT 2016), Shanghai, China, 2016.
(Accepted).
Tài liệu tham khảo
[1]
Tiếng Việt
Nguyễn Đức Nghĩa, Nguyễn Tô Thành, Toán rời rạc. Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
[2]
Tiếng Anh
Dip Sankar Banerjee, Shashank Sharma, and Kishore Kothapalli,
"Work efficient parallel algorithms for large graph exploration," in
20th Annual International Conference on High Performance
Computing, 2013, pp. 433 - 442.
[3] Venkatesan T. Chakaravarthy, Fabio Checconi, Fabrizio Petrini, and
Yogish Sabharwal, "Scalable Single Source Shortest Path Algorithms
for Massively Parallel Systems," in Parallel and Distributed
Processing Symposium, 2014 IEEE 28th International, 2014, pp. 889
- 901.
[4] Cilk Plus. [Online]. https://www.cilkplus.org
[5] Stanford Large Network Dataset Collection. [Online].
[6] The ACM SIGMOD Programming Contest. (2016) [Online].
sigmod16contest/
[7] Tom Cormen and Devin Balkcom. KHANACADEMY. [Online].
https://www.khanacademy.org/computing/computer-
science/algorithms/
[8] Jayanta Mondal and Amol Deshpande, "Managing large dynamic
graphs efficiently," in ACM SIGMOD International Conference on
Management of Data, 2012, pp. 145-156.
25
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_toi_uu_hoa_truy_van_tim_duong_ngan_nhat_tre.pdf