Đội ngũ viên chức có vai trò rất quan trọng trong công cuộc
cải cách hành chính hiện nay ở nƣớc ta, công tác tuyển dụng viên
chức luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm
Luận văn đã đi vào phân tích làm rõ về thực trạng đội ngũ
viên chức, những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế công tác tuyển
dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên
Giang và những nguyên nhân hạn chế. Trên cơ sở lý luận, phân tích
từ thực tiễn và đƣa ra đƣợc những giải pháp hoàn thiện công tác
tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế tỉnh
Kiên Giang, góp phần nâng cao năng lực đội ngũ viên chức trong các
đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 808 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp thuộc sở y tế tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
.. ....
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ MINH HẢI
TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC
TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
THUỘC SỞ Y TẾ TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
Luận văn đƣợc hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Thành Can
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải
Phản biện 2: TS. Tần Xuân Bảo
Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.
Địa điểm: phòng 207, Nhà A, Học viện Hành chính
Quốc gia cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian: vào hồi 9 giờ 30’, ngày 20 tháng 7 năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thƣ viện Học viện Hành
chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học
viện Hành chính Quốc gia.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Cùng với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung,
đội ngũ viên chức ngành Y tế nói riêng có vai trò quan trọng trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc, là yếu tố quyết định cho sự
thành bại của mọi cuộc cách mạng.
Từ thực tiển hơn 30 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới của
Đảng, đội ngũ viên chức ngành Y tế ngày càng đƣợc nâng cao về
chất lƣợng và số lƣợng, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe Nhân dân, phát triển đất nƣớc, góp phần cho cả hệ
thống chính trị không ngừng lớn mạnh.
Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 2 năm 2005 của Bộ
Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân trong tình hình mới đã nhận định những đóng góp tích cực của
đội ngũ công chức, viên chức ngành y tế, đồng thời cũng chỉ rõ
những bất cập, yếu kém và nguyên nhân chính những yếu kém.
Vì vậy trong những năm qua, các ngành, các cấp đã ban hành
nhiều giải pháp đồng bộ để khắc phục những bất cập và yếu kém
trên, một trong những giải pháp là đào tạo, thu hút, tuyển dụng đội
ngũ viên chức có năng lực đáp ứng về tiêu chuẩn, trình độ chuyên
môn để bố trí trong các đơn vị sự nghiệp của ngành. Tuy nhiên, công
tác tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp của ngành Y tế vẫn
còn tồn tại nhiều hạn chế nhƣ: tuyển dụng chƣa theo vị trí việc làm,
chƣa xây dựng đƣợc khung năng lực của từng vị trí việc làm để làm
cơ sở tuyển dụng; chƣa có phƣơng pháp khoa học để xác định năng
lực và kỹ năng thực tiễn của ngƣời đƣợc tuyển dụng; quy trình tuyển
2
dụng còn mất nhiều thời gian; năng lực đội ngũ công chức, viên chức
làm công tác tuyển dụng còn hạn chế; việc xét tuyển chƣa đánh giá
đúng năng lực ngƣời đƣợc tuyển dụng, còn chú trọng bằng cấp, bảng
điểm, kết quả học tậpChƣa áp dụng công nghệ thông tin vào công
tác tuyển dụng.
Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2016 của
Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính
nhà nƣớc giai đoạn 2016 – 2020 đã đề ra 4 nhiệm vụ cải cách hành
chính nhà nƣớc giai đoạn 2016 – 2020, xác định 1 trong 4 nhiệm vụ
trọng tâm là xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ viên chức,
trong đó quy định về đổi mới phƣơng thức tuyển dụng công chức,
viên chức.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, nên tác giả
chọn đề tài: “tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp
thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Tuyển dụng viên chức là vấn đề quan trọng nhằm xây dựng
và phát triển đội ngũ viên chức trong đơn vị sự nghiệp. Nhiều đề tài
luận văn thạc sĩ, bài viết, công trình khoa học đã tập trung nghiên cứu
về tuyển dụng viên chức, có thể liệt kê một số luận văn thạc sĩ, bài
viết, công trình khoa học nhƣ sau:
- Trần Anh Tuấn: “Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý viên chức
trong các đơn vị sự nghiệp công lập”, Tạp chí Tổ chức nhà nƣớc, (số
5).
- Bùi Thị Trà Ly: “Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng
tuyển dụng viên chức ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng
hiện nay”,
3
- Luận văn thạc sĩ Luật học “Tuyển dụng viên chức tại các
đơn vị sự nghiệp ở nƣớc ta”, của tác giả Nguyễn Huy Hoàng.
- Luận văn thạc sĩ Quản lý công “Tuyển dụng viên chức cho
các trƣờng cao đẳng công lập tại thành phố Cần Thơ”, của tác giả
Châu Minh Tân.
Nhìn chung, chƣa có đề tài nghiên cứu tuyển dụng viên chức
trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang.
3. Mục đích và nhiệm vụ luận văn
3.1. Mục đích
- Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ lý luận và thực tiễn về tuyển
dụng trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang. Đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng viên chức
trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống cơ sở lý luận về tuyển dụng viên chức.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng viên
chức trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng
viên chức trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu công
tác tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế
tỉnh Kiên Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào công tác tuyển dụng viên chức trong các
đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang.
4
Đề tài giới hạn thời gian nghiên cứu trong giai đoạn từ năm
2013-2016 và định hƣớng đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của
luận văn
5.1. Phƣơng pháp luận
Dựa trên cơ sở lý luận về khoa học tổ chức nhân sự, khoa
học quản lý, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trƣơng của Đảng
và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về công tác tuyển dụng viên
chức.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng một số
phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp.
Phƣơng pháp thống kê.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận: Kết quả nghiên cứu có thể sẽ là cơ sở tham khảo
cho các nhà quản lý, nhà khoa học nghiên cứu xây dựng các văn bản
quy định về công tác tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự
nghiệp thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang.
Về thực tiển: Đánh giá đƣợc thực trạng và đề ra các giải pháp
hoàn thiện công tác tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp
thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang.
7. Cơ cấu của luận văn
Cơ cấu của luận văn gồm phần mở đầu, phần kết luận và 3
chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tuyển dụng viên chức trong các
đơn vị sự nghiệp y tế.
Chƣơng 2: Thực trạng tuyển dụng viên chức trong các đơn
vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang.
5
Chƣơng 3: Định hƣớng, giải pháp hoàn thiện công tác tuyển
dụng viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế tỉnh
Kiên Giang.
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TRONG
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm
quyền của Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
thành lập theo quy định của pháp luật, có tƣ cách pháp nhân, cung
cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nƣớc [35].
1.1.2. Viên chức
Điều 2 Luật Viên chức quy định: “Viên chức là công dân
Việt Nam đƣợc tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự
nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hƣởng lƣơng từ quỹ
lƣơng của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
1.1.3. Tuyển dụng
Thuật ngữ tuyển dụng đƣợc hiểu nhƣ là một quá trình để tìm
đƣợc ngƣời để đƣa vào tổ chức hay chuyển từ nguồn nhân lực (nguồn
lao động xã hội nói chung và nguồn lao động tiềm năng của tổ chức)
để đƣa vào tổ chức [18, tr.410].
Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút và lựa chọn từ
nhiều nguồn khác nhau những ngƣời đủ khả năng đảm nhận những
công việc nhất định của tổ chức [18, tr.451].
6
1.1.4. Tuyển dụng viên chức
Luật Viên chức quy định rất cụ thể: “Tuyển dụng là việc lựa
chọn ngƣời có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức
trong đơn vị sự nghiệp công lập”.
1.1.5. Tiêu chí đảm bảo hoạt động trong tuyển dụng viên
chức
Để tuyển dụng có chất lƣợng cần phải đảm bảo các hoạt động
cơ bản sau [18, tr.452]:
- Xác định đúng nguồn tuyển dụng.
- Tuân thủ các nguyên tắc tuyển dụng. Xác định các bƣớc
trong quy trình tuyển dụng.
- Thành lập Hội đồng tuyển dụng và lựa chọn đúng ngƣời
vào tuyển dụng
- Lựa chọn phƣơng pháp chọn ngƣời phù hợp.
- Hạn chế tối đa các sai sót trong tuyển dụng:
- Chú trọng đến quá trình tập sự, kèm cặp ngƣời mới tuyển
- Đảm bảo thời gian và chi phí phù hợp cho tuyển dụng..
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC
1.2.1. Văn bản quản lý nhà nƣớc về tuyển dụng viên chức
Luật Viên chức và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật. Các
Thông tƣ của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định ngạch, tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp và quy định phân cấp việc tuyển dụng, sử
dụng và quản lý viên chức của các tỉnh.
1.2.2. Quy định về tuyển dụng viên chức
Quy trình tuyển dụng viên chức theo Luật Viên chức và các
văn bản hƣớng dẫn thi hành luật, bao gồm:
7
1.2.2.1. Điều kiện tuyển dụng
1.2.2.2. Nguyên tắc tuyển dụng viên chức
1.2.2.3. Phương thức tuyển dụng viên chức
1.2.2.4. Quy trình tuyển dụng viên chức
1.2.2.4. Giám sát việc tuyển dụng viên chức
1.3. SỰ CẦN THIẾT TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC
Tuyển dụng viên chức là việc làm thƣờng xuyên của các đơn
vị sự nghiệp công lập trên cơ sở chỉ tiêu số lƣợng ngƣời làm việc
đƣợc giao, cơ cấu tổ chức và nhu cầu thực tế của đơn vị, nhằm tìm
kiếm, bổ sung nguồn nhân lực mới cho đơn vị và thay thế những viên
chức đã nghỉ hƣu, thôi việc, chuyển công tác kháchoặc đơn vị có
thay đổi về quy mô, lĩnh vực hoạt động, để ổn định, duy trì hoạt động
của đơn vị, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển của đơn vị.
1.4. KINH NGHIỆM TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TẠI
MỘT SỐ TỈNH
Công tác tuyển dụng viên chức là việc làm cần thiết của các
đơn vị sự nghiệp công lập, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho quá
trình hoạt động đƣợc thông suốt và hiệu quả. Vì vậy, tác giả đã
nghiên cứu kinh nghiệm của 3 tỉnh, thành phố: Cà Mau, Bình Thuận
và thành phố Cần Thơ. Quan nghiên cứu đã rút ra bài học kinh
nghiệm tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y
tế tỉnh Kiên Giang.
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 1 đã khái quát cơ sở lý luận về tuyển dụng viên chức
nƣớc theo Luật Viên chức và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.
Nghiên cứu kinh nghiệm tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự
nghiệp y tế của 3 tỉnh, thành phố: Cà Mau, Bình Thuận, Cần Thơ để
8
rút ra bài học kinh nghiệm trong tuyển dụng viên chức các đơn vị sự
nghiệp thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang.
Chương 2:
THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC
TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ TỈNH KIÊN GIANG
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG
2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, thuộc
vùng đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tự nhiên là 6.346,26 km2.
Tỉnh có hơn 105 hòn đảo lớn, nhỏ, đảo lớn nhất là huyện đảo Phú
Quốc với diện tích 589,36 km2.
Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành
phố, 1 thị xã và 11 huyện đồng bằng; toàn tỉnh có 145 đơn vị hành
chính cấp xã, trong đó có 118 xã, 15 phƣờng, và 12 thị trấn.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang
Những năm qua kinh tế tỉnh Kiên Giang có tốc độ tăng
trƣởng khá, GRDP bình quân và thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng
so với năm 2010. Tỷ lệ thất nghiệp giảm. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội thay đổi rõ rệt về giao thông, điện lƣớng quốc gia.
Lĩnh vực Y tế luôn đƣợc tỉnh Kiên Giang quan tâm, không
ngừng đầu tƣ phát triển: Thời gian qua ngành y tế của tỉnh đã đƣợc
quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu
phục vụ trong công tác khám và điều trị.
Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội Kiên Giang có phát
triển, nhƣng chƣa xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Những hạn
chế, tồn tại nêu trên chủ yếu là do trình độ, năng lực, kiến thức của
9
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, trong đó có đội
ngũ viên chức ngành y tế.
2.2. HỆ THỐNG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THUỘC SỞ Y
TẾ TỈNH KIÊN GIANG
2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Toàn tỉnh Kiên Giang có 197 đơn vị sự nghiệp y tế có tƣ
cách pháp nhân, theo phân cấp quản lý nhƣ sau:
2.2.1.1. Có 2 Bệnh viện tuyến tỉnh
2.2.1.2. Có 9 Trung tâm tuyến tỉnh
2.2.1.3. Đơn vị trực thuộc Sở Y tế tuyến huyện
- Có 15 Trung tâm Y tế cấp huyện
- Có 11 Bệnh viện đa khoa cấp huyện.
2.2.1.4. Đơn vị trực thuộc Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa
gia đình
- Tuyến tỉnh: Trung tâm Tƣ vấn dịch vụ Kế hoạch hóa gia
đình.
- Tuyến huyện: có 15 Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình cấp huyện.
2.2.1.5. Đơn vị trực thuộc Bệnh viện đa khoa cấp huyện
Có 14 Phòng Khám Đa khoa khu vực
2.2.1.6. Đơn vị trực thuộc Trung tâm y tế cấp huyện
Có 130 Trạm Y tế cấp xã.
2.2.2. Số lƣợng, chất lƣợng, công chức, viên chức trong
các đơn vị sự nghiệp.
2.2.2.1. Về số lượng
Số lƣợng ngƣời làm việc (biên chế) đƣợc giao năm 2013 là
6.604, hiện có là 5.476 đến năm 2016 biên chế đƣợc giao là 7.092
biên chế, hiện có là 6.403 ngƣời.
10
2.2.2.2. Về chất lượng viên chức có trình độ đào tạo, bồi
dưỡng và giữ ngạch từ cán sự hoặc tương đương trở lên
- Viên chức có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên:
Tiến sĩ, CKII: 56 ngƣời, chiếm 0,87%. Thạc sĩ, CKI: 384
ngƣời, chiếm 5,94%. Đại học: 1.146 ngƣời, chiếm 17,73%. Cao
đẳng: 389 ngƣời, chiếm 6,02%. Trung cấp: 3.908 ngƣời, chiếm
60,47%.
- Viên chức có trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 31 ngƣời,
chiếm 0,48%. Trung cấp: 446 ngƣời, chiếm 6,90%.
- Viên chức có trình độ ngoại ngữ: Cử nhân: 1 ngƣời, chiếm
tỷ lệ 0,02%. Chứng chỉ A: 1.882 ngƣời, chiếm tỷ lệ 29,12%. Chứng
chỉ B: 1.963 ngƣời, chiếm tỷ lệ 30,37%. Chứng chỉ C: 56 ngƣời,
chiếm tỷ lệ 0,87%.
- Viên chức có trình độ Tin học: Cử nhân: 58 ngƣời, chiếm tỷ
lệ 0,90%. Chứng chỉ A: 2.330 ngƣời, chiếm tỷ lệ 36,05%. Chứng chỉ
B: 2.552 ngƣời, chiếm tỷ lệ 39,49%.
- Theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (ngạch), tính đến
thời điểm 30/6/2016 viên chức giữ ngạch từ cán sự hoặc tƣơng đƣơng
trở lên: Chuyên viên chính và tƣơng đƣơng: 87 ngƣời; Chuyên viên
và tƣơng đƣơng: 1.117 ngƣời. Chuyên viên (cao đẳng) và tƣơng
đƣơng: 380 ngƣời. Cán sự và tƣơng đƣơng: 4.293.
Theo các Thông tƣ liên tịch của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ quy
định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Ủy ban nhân dân tỉnh
Kiên Giang đã quyết định phê duyệt phƣơng án bổ nhiệm chức danh
nghề nghiệp mới cho 5.424 viên chức [45].
2.3. THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC CỦA
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ TỈNH KIÊN GIANG
11
2.3.1. Phân tích thực trạng tuyển dụng viên chức tại các
đơn vị sự nghiệp y tế thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang
Tổng số biên chế đƣợc giao cuối năm 2013 là 6.604 biên chế,
tổng số viên chức hiện có là 5.476, còn lại 1.128 biên chế chƣa sử
dụng. Năm 2014 có 41 đơn vị đăng ký tuyển dụng, số lƣợng đăng ký
tuyển dụng là 1.054 biên chế.
- Số lƣợng nhu cầu tuyển dụng theo trình độ đào tạo, ngạch
tuyển dụng:
Tổng số nhu cầu tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự
nghiệp thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang là 1.054 ngƣời. Trong đó: đại
học 362 ngƣời, cao đẳng 139 ngƣời, trung cấp 526 ngƣời, sơ cấp và
chƣa qua đào tạo 27 ngƣời.
- Kết quả tuyển dụng viên chức trong đơn vị sự nghiệp thuộc
Sở Y tế tỉnh Kiên Giang.
Tổng số ngƣời đƣợc tuyển dụng trong các đơn vị sự nghiệp
thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang là 835 ngƣời. Trong đó: đại học 160
ngƣời, cao đẳng 143 ngƣời, trung cấp 515 ngƣời, sơ cấp và chƣa qua
đào tạo 17 ngƣời.
2.3.2. Những kết quả đạt đƣợc
Việc tuyển dụng viên chức của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở
Y tế tỉnh Kiên Giang cơ bản đảm bảo quy trình tuyển dụng:
- Cơ bản xác định đúng nguồn tuyển dụng ở một số vị trí cần
tuyển dụng. Tuân thủ các nguyên tắc tuyển dụng. Xác định đƣợc các
trong quy trình tuyển dụng.Thành lập Hội đồng tuyển dụng theo quy
định. Lựa chọn Phƣơng pháp tuyển thông qua xét tuyển. Hạn chế
đƣợc tối đa sai sót trong tuyển dụng. Có Phân công, bố trí ngƣời kèm
cặp ngƣời mới tuyển.
12
2.3.3. Những mặt còn tồn tại, hạn chế
Công tác tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp
thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang còn tồn tại một số hạn chế sau:
Chƣa xác định đƣợc trong đơn vị có bao nhiêu vị trí việc
làm, số lƣợng ngƣời làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề
nghiệp để làm cơ sở tuyển dụng. Những ngƣời tham gia các Ban giúp
việc Hội đồng tuyển dụng chƣa có kinh nghiệm trong việc ra đề thi
và chấm thi. Việc công nhận kết quả, một số vị trí chƣa đúng theo Kế
hoạch đƣợc phê duyệt. Công tác hƣớng dẫn còn một số hạn chế.
Giám sát việc tuyển dụng chƣa chặt chẻ.
2.3.4. Nguyên nhân những hạn chế
Nguyên nhân chủ yếu là năng lực đội ngũ công chức, viên
chức làm công tác tuyển dụng còn nhiều hạn chế, ít kinh nghiệm, đơn
vị chƣa có sự chuẩn bị kỹ và mời các chuyên gia, giảng viên có kinh
nghiệm cơ cấu vào các ban giúp việc của Hội đồng tuyển dụng..
Nguồn tuyển dụng viên chức có trình độ cao còn hạn chế. Chế độ thu
hút nguồn nhân lực của tỉnh chƣa đủ mạnh để thu hút đƣợc nguồn
nhân lực có trình độ về công tác tại tỉnh.
Tiểu kết chƣơng 2
Chƣơng 2 đã giới thiệu chung điều kiện tự nhiệm, đặc điểm
kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang. Hệ thống các đơn vị sự nghiệp thuộc
Sở Y tế tỉnh Kiên Giang và phân tích thực trạng tuyển dụng viên
chức của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang, trong
đó phân tích những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân.
13
Chương 3:
ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP THUỘC SỞ Y TẾ TỈNH KIÊN GIANG
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TRONG
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THUỘC SỞ Y TẾ TỈNH KIÊN GIANG
3.1.1. Quan điểm phát triển
3.1.2. Nhận định tình hình
3.1.3. Mục đích, mục tiêu
3.1.3.1. Mục tiêu chung
Đảm bảo nguồn nhân lực ngành Y tế Kiên Giang đến năm
2020 và những năm tiếp theo đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng
(giỏi về chuyên môn, yêu nghề; có đạo đức tốt, tận tụy ngƣời bệnh,
hết lòng phục vụ cộng đồng), hợp lý về cơ cấu giữa các chuyên
ngành, phù hợp với phát triển chuyên môn, kỹ thuật nhằm góp phần
nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm
sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đảm bảo tỷ lệ, cơ cấu nhân lực y tế các đơn vị sự nghiệp
thuộc Sở Y tế tại cơ sở tuyến tỉnh, huyện và Trạm Y tế xã theo theo
quy định hiện hành.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN
DỤNG TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THUỘC SỞ Y TẾ
TỈNH KIÊN GIANG
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về công tác
tuyển dụng
14
Để nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng yêu cầu hệ thống
các văn bản phải đƣợc ban hành thống nhất và đồng bộ, nội dung
phải đƣợc quy định chi tiết, đầy đủ và rõ ràng. Sau đây là một số đề
xuất hệ thống văn bản quy định cần hoàn thiện các vấn đề sau:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp
Cần quy định việc áp dụng chức danh công chức đối với viên
chức làm việc ở bộ phận hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng,
nhất là đối với viên chức đang giữ ngạch chuyên viên. Nên có quy
định về chức danh nghề nghiệp viên chức đối với những ngƣời đang
giữ ngạch chuyên viên. Quy định chức danh nghề nghiệp riêng để
tách bạch giữa ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức
để làm cơ sở tuyển dụng và thi thăng hạng chức danh nghề.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về vị trí việc làm
trong đơn vị sự nghiệp công lập:
Đề nghị cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản
và đi vào thực thi, áp dụng các văn bản quy định về vị trí việc làm
của viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Đề xuất sửa đổi Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng
5 năm 2013 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị
sự nghiệp công lập và Thông tƣ số 14/2012/TT-BNV ngày 18 tháng
12 năm 2012 của Bộ Nội vụ hƣớng dẫn thực hiện đổi Nghị định số
41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định
về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, theo hƣớng:
+ Giao Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng hệ
thống danh mục vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp, chức
vụ quản lý tƣơng ứng trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế áp
15
dụng chung cả nƣớc, để các địa phƣơng vận dụng tùy vào tình hình
thực tế của địa phƣơng.
+ Về thẩm quyền phê duyệt vị trí việc làm: phân cấp cho Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề án vị trí việc làm tại các đơn vị sự
nghiệp thuộc Sở Y tế, trên cơ sở thẩm định và trình của Sở Nội vụ.
Bố trí số lƣợng ngƣời làm việc đƣợc giao theo vị trí việc làm trên cơ
sở đƣợc Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt tổng số lƣợng ngƣời làm
việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập sau khi có ý kiến thẩm định
của Bộ Nội vụ.
- Quy định về xét tuyển đặc cách:
Đề nghị bỏ điểm a, Khoản 1, Điều 14 Nghị định số
29/2012/NĐ-CP của Chính phủ do quy định chƣa rõ rang và không
phù hợp với tình hình thực tế.
Đề xuất bổ sung đối tƣợng đặc cách nhƣ sau:
+ Những ngƣời đã là viên chức công tác trong ngành, lĩnh
vực cần tuyển dụng từ 03 năm trở lên, đáp ứng đƣợc ngay yêu cầu
của vị trí việc làm cần tuyển dụng thuộc ngành, lĩnh vực cần tuyển,
sau đó chấm dứt hợp đồng, chuyển công tác ra ngoài đơn vị sự
nghiệp công lập, lực lƣợng vũ trang, doanh nghiệp nhà nƣớc.
+ Những ngƣời là sinh viên cử tuyển, do cơ quan có thẩm
quyền cử đi đào tạo theo quy định.
+ Những ngƣời là cán bộ, công chức cấp xã, có trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần
tuyển dụng thuộc ngành, lĩnh vực cần tuyển.
Ngoài ra, đề xuất bổ sung hoàn thiện thể chế quy định của
pháp luật về tuyển dụng viên chức, trong đó đề xuất quy định hƣớng
dẫn cụ thể trình tự, thủ tục xét tuyển đặc cách đối với sinh viên cử
16
tuyển là ngƣời dân tộc thiểu số đƣợc cơ quan có thẩm quyền cử đi
đào tạo.
- Quy định về xây dựng và phê duyệt kế hoạch tuyển dụng.
Trong quá trình thực hiện công tác tuyển dụng, công nhận
kết quả tuyển dụng, các đơn vị tự điều chỉnh chỉ tiêu tuyển dụng,
tăng số lƣợng tuyển dụng. Hiện nay các quy định về pháp luật viên
chức chƣa quy định cụ thể nội dung này. Do đó đề xuất cần bổ sung
thêm quy định: sau khi kế hoạch tuyển dụng viên chức của các cơ
quan, đơn vị đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trƣờng hợp có
bổ sung vị trí việc làm tuyển dụng, số lƣợng tuyển dụng, trình độ đào
tạo cần tuyển dụng thì có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt bổ sung, trƣờng hợp có sai phạm thì bị hủy bỏ kết quả tuyển
dụng.
- Về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng
phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức:
Đề xuất Bộ Tài chính cần ban hành quy định cụ thể mức chi
tối đa và tối thiểu đối với từng nội dung chi để các cơ quan có thẩm
quyền tuyển dụng viên chức thực hiện. Hoặc phân cấp cho các tỉnh
ban hành căn cứ vào mức chi theo quy định, ban hành quy định việc
sử dụng phí tuyển dụng trên địa bàn tỉnh, tùy theo ngân sách của địa
phƣơng, nơi nào thu phí không đủ trang trãi cho hoạt động kỳ thi thì
đề nghị ngân sách tỉnh hỗ trợ. Việc quy định mức chi cụ thể từng nội
dung chi sẽ hạn chế đƣợc tiêu cực, tránh đƣợc sự tùy tiện, tạo đƣợc
sự minh bạch, công khai trong sử dụng phí dự tuyển.
3.2.2. Thực hiện phân cấp trong tuyển dụng:
Đẩy mạnh phân công, phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và số ngƣời làm
việc cho các đơn vị sự nghiệp. Quy định rõ thẩm quyền và trách
17
nhiệm của ngƣời đứng đầu trong quản lý và điều hành đơn vị sự
nghiệp và trao quyền chủ động cho ngƣời đứng đầu đơn vị sự nghiệp
trong tuyển dụng viên chức.
Tạo cơ chế thuận lợi cho ngƣời đứng đầu đơn vị sự nghiệp
đƣợc tuyển dụng đặc cách đối với những trƣờng hợp có trình độ
chuyên môn cao, phù hợp với vị trí việc làm, đang làm việc tại các cơ
sở khám chữa bệnh ở khu vực tƣ vào làm việc tại các cơ sở khám
bệnh của Nhà nƣớc.
Sửa đổi Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND ngày 06 tháng 5
năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành quy định
về việc phân cấp tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thuộc
thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang. Trong đó
quy định việc tuyển dụng viên chức trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
thực hiện theo phƣơng thức thi tuyển và xét tuyển.
Do đó trong thời gian tới sửa đổi quy định phân cấp việc
tuyển dụng viên chức trên địa bàn tỉnh, áp dụng phƣơng thức thi
tuyển chung cho tất tất cả các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Việc xét tuyển chỉ áp dụng cho các đơn vị đóng trên địa bàn biên
giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa để đảm bảo tính thống nhất chung
trên địa bàn tỉnh.
3.2.3. Cải cách quy trình và phƣơng pháp tuyển dụng:
- Về quy trình tuyển dụng:
Về quy trình tuyển dụng viên chức theo quy định của pháp
luật về viên chức hiện nay là khá dài, từ lúc cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền tuyển dụng thông báo tuyển dụng đến ngƣời trúng tuyển phải
đến nhận việc. Do đó cần có quy định mở trong quy trình tuyển dụng,
theo hƣớng căn cứ vào quy trình tuyển dụng đƣợc quy định, cơ quan,
đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng có thể rút ngắn thời gian thực hiện
18
quy trình tuyển dụng, việc rút ngắn thời gian thực hiện quy trình
tuyển dụng phải đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt vào kế
hoạch tuyển dụng của đơn vị.
- Về nội dung tuyển dụng:
Về hình thức thi tuyển: quy định áp dụng công nghệ trong tin
đối với các môn môn điều kiện (ngoại ngữ, tin học) và môn trắc
nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành, nếu đạt 50 điểm trở
lên, mới đƣợc thi các môn tiếp theo.
Về cách tính điểm trong nội dung xét tuyển viên chức: hiện
nay cách tính điểm theo quy định tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP
ngày 14 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng
và quản lý viên chức hiện nay rất khó thực hiện. Do đó đề xuất Bộ
Nội vụ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định cách
tính điểm trong nội dung xét tuyển cho phù hợp, dễ thực hiện.
Đề xuất Bộ Y tế xây dựng chuẩn bộ ngân hàng đề thi viết và
trắc nghiệm môn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành áp dụng
chung toàn quốc. Ngoài ra đề xuất Bộ Y tế có thể lựa chọn các
Trƣờng đại học Y dƣợc Cần Thơ làm điểm để tổ chức tuyển dụng
viên chức cụm các tỉnh Tây Nam Bộ, đối với các đơn vị sự nghiệp
không có năng lực để tổ chức tuyển dụng..
- Về bộ phận giúp việc cho Hội đồng:
Đề xuất bổ thêm quy định thành viên Ban đề thi, Ban chấm
thi là những ngƣời có trình độ đại học, có kinh nghiệm thực tế từ 5
(năm) năm trở lên.
- Về các biểu mẫu trong tuyển dụng viên chức:
Đề nghị nên có quy định, hƣớng dẫn cụ thể về các biểu mẫu
(mẫu biên bản giao nhận đề thi, bài thi, niêm phong đề thi, bài thi)
trong tuyển dụng viên chức, để thống nhất chung toàn quốc.
19
- Hoàn thiện cơ chế giám sát trong tuyển dụng:
Đề xuất giao cho Ủy ban nhân dân các tỉnh phân cấp việc
thành lập Ban giám sát hoặc Tổ giám sát trong tuyển dụng viên chức,
trong đó quy định rõ số lƣợng, thành phần Ban Giám sát, Tổ giám sát
từng theo số lƣợng ứng viên đăng ký tuyển dụng; quy trình giám sát
để thống nhất chung. Trong giám việc tuyển dụng, cần quy định mỗi
tỉnh phải ban hành Quy chế giám sát, trong quy chế phải cụ thể rõ
quy trình giám sát, phối hợp giữa Hội đồng tuyển dụng và Ban giám
sát hoặc Tổ giám sát, nội dung chế tài xử lý vi phạm sai phạm của
Hội đồng tuyển dụng và thành viên Ban giám sát, Tổ giám sát.
3.2.4. Đổi mới công tác tập sự, kèm cặp, đánh giá ngƣời
mới tuyển.
Đề xuất bổ sung, trình tự bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp khi
hết thời gian tập sự nhƣ sau: khi hết thời gian tập sự, ngƣời tập sự
phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản theo các nội dung quy định.
Ngƣời hƣớng dẫn tập sự có trách nhiệm tham khảo ý kiến đối với
những ngƣời làm chung phòng, khoa nơi ngƣời tập sự, nhận xét, đánh
giá kết quả tập sự đối với ngƣời tập sự bằng văn bản, gửi ngƣời đứng
đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Ngƣời đứng đầu đơn vị sự nghiệp
thành lập Hội đồng đánh giá nội dung ngƣời tập sự, ý kiến đề xuất
của ngƣời hƣớng dẫn, nếu ngƣời tập sự đạt yêu cầu thì quyết định
hoặc làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền quản lý viên chức ra
quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.
3.2.5. Đổi mới cơ chế chính sách tiền lƣơng và chế độ đãi
ngộ
3.2.5.1. Về chế độ tiền lương
- Đề xuất cần xác định rõ vị trí việc làm, cơ cấu, tỷ lệ viên
chức các phòng khoa các đơn vị sự nghiệp, xây dựng thang, bảng
20
lƣơng theo hƣớng tách bạch bảng lƣơng hiện nay, xây dựng thang
bảng lƣơng nhóm lãnh đạo, quản lý riêng cao hơn thang bảng lƣơng
nhóm chuyên môn nghiệp vụ, hoặc thang bảng lƣơng đối với những
vị trí việc làm phức tạp, yêu cầu trình độ cao, theo hƣớng: khởi điểm
thang bảng lƣơng cho nhóm lãnh đạo, quản lý thuộc nhóm ngạch
viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) trở lên; nhóm chuyên môn nghiệp
vụ, làm những công việc phức tạp, yêu cầu trình độ cao nhƣ bác sĩ,
dƣợc sĩ đại học trở lên thuộc nhóm ngạch viên chức loại A2, nhóm 2
(A2.2), còn lại là viên chức nhóm ngạch A1.
- Phân cấp cho đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc giao quyền tự
chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân
sự đƣợc xây dựng thang, bảng lƣơng riêng theo quy định của pháp
luật về lao động.
- Nâng mức lƣơng tối thiểu lên 1,5 triệu đồng, đây là mức
lƣơng đảm bảo để ngƣời hƣởng lƣơng thấp nhất trong hệ thống thang
bảng lƣơng (hệ số 1,00), đảm bảo mức sống tối thiểu. Đồng thời hệ
số lƣơng tối thiểu cũng phải đƣợc điều chỉnh kịp thời với tỷ lệ trƣợt
giá của giá cả thị trƣờng
3.2.5.2. Về chế độ đãi ngộ
- Để thu hút và tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất
sắc, cán bộ khoa học trẻ theo Kết luận số 86-KL/TW ngày 24 tháng 1
năm 2014 của Bộ Chính trị về chính sách thu hút và tạo nguồn cán bộ
từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, đề nghị nên cụ
thể hóa bằng quy định riêng của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và
quản lý với đối tƣợng này. Tuy nhiên, cần xác định rõ lộ trình, chỉ
tiêu phân bổ số lƣợng cho từng địa phƣơng, nhất là các tỉnh ngân
sách còn hạn chế, chế độ thu hút chƣa đủ mạnh để thu hút đối tƣợng
này về công tác tại các tỉnh; nếu ban hành chính sách chung, không
21
phân bổ chỉ tiêu thì các đối tƣợng trên sẽ tập trung vào các thành phố
lớn không về địa phƣơng công tác.
Cần có cơ chế phân bổ thêm biên chế vào tổng số biên chế của
các cơ quan, đơn vị đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với
những địa phƣơng đƣợc giao chỉ tiêu số lƣợng thu hút nguồn nhân
lực.
- Tỉnh Kiên Giang cần phải điều chỉnh quy định về chế độ
thu hút nguồn nhân lực tỉnh, theo hƣớng đến năm 2020, thực hiện
chính sách khuyến khích học sinh giỏi thi đậu vào các trƣờng đại
học Y – Dƣợc trong cả nƣớc về công tác lâu dài tại các vùng khó
khăn, lĩnh vực khó khăn của tỉnh theo quy định sau: Đƣợc tỉnh hỗ trợ
100% tiền học phí trong suốt khóa học; đƣợc hỗ trợ tiền ăn hàng
tháng bằng mức lƣơng tối thiểu hiện hành; nếu sinh viên tốt nghiệp
bác sĩ, trúng tuyển vào các đơn vị sự nghiệp y tế của tỉnh, kinh phí hỗ
trợ một lần là 150 triệu đồng/ngƣời. Thực hiện chính sách hỗ trợ đối
với sinh viên đƣợc đào tạo theo địa chỉ có cam kết phục vụ lâu dài tại
tỉnh theo quy định sau: Đƣợc tỉnh hỗ trợ 50% tiền học phí trong suốt
khóa học; đƣợc hỗ trợ tiền ăn hàng tháng bằng 50% mức lƣơng tối
thiểu hiện hành; nếu trúng tuyển vào các đơn vị sự nghiệp y tế của
tỉnh, kinh phí hỗ trợ một lần là là 100 triệu đồng/ngƣời. Điều kiện
ngƣời lao động cam kết làm việc cho tỉnh từ 3 năm trở lên.
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chƣa đƣợc giao quyền tự
chủ, tỉnh Kiên Giang cần có một số lƣợng biên chế dự phòng nhất
định để bố trí nguồn lực thu hút ngƣời có trình độ đáp ứng nhu cầu vị
trí việc làm, bố trí làm việc tại các đơn vị và tuyển dụng sinh viên cử
tuyển của tỉnh để đảm bảo tỷ lệ cơ cấu ngƣời dân tộc thiểu số theo
quy định của pháp luật.
22
- Để tạo điều kiện cho các bác sĩ khối dự phòng yên tâm
công tác, góp phần tạo sự bình đẳng về thu nhập cho các bác sĩ, tỉnh
Kiên Giang phải có quy định chính sách hỗ trợ đối với các bác sĩ
khối dự phòng theo hƣớng hỗ trợ thêm 0,5 mức lƣơng tối thiểu hiện
hành vào lƣơng hàng tháng đối với các bác sĩ công tác tại khối dự
phòng.
- Đối với bác sĩ về công tác lâu dài tại trạm y tế đƣợc hƣởng
ngoài chế độ chính sách hiện hành của Nhà nƣớc, còn đƣợc hƣởng
thêm chế độ ƣu đãi của tỉnh, cụ thể nhƣ sau: đƣợc hƣởng trợ cấp lần
đầu là 5.000.000 đồng để mua sắm những vật dụng cần thiết và phụ
cấp thu hút bằng 70% mức lƣơng hiện hƣởng. Đƣợc ở nhà công vụ,
trƣờng hợp không có nhà công vụ mà phải thuê nhà ở, thì đƣợc hỗ trợ
tiền thuê nhà ở hàng tháng bằng 0,5 mức lƣơng tối thiểu hiện hành.
3.2.6. Cơ cấu lại tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp
thuộc Sở Y tế Kiên Giang
Việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy ngành y tế theo quy định tại
Nghị định số 117/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về y tế xã,
phƣờng, thị trấn và Thông tƣ liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV
ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hƣớng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và Phòng Y
tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Theo hƣớng:
3.2.6.1. Bệnh viện tuyến tỉnh
Giữ nguyên trạng, tên gọi: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên
Giang. Đổi tên: Bệnh viện Y học cổ truyền Kiên Giang thành Bệnh
viện Y dƣợc cổ truyền tỉnh Kiên Giang. Thành lập mới 04 Bệnh viện:
Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi tỉnh Kiên Giang; Bệnh viện Tâm thần
23
tỉnh Kiên Giang; Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Kiên Giang; Bệnh viện
Ung bƣớu tỉnh Kiên Giang.
3.2.6.2. Trung tâm y tế tuyến tỉnh
- Hợp nhất 06 Trung tâm có chức năng tƣơng đồng và đổi tên
thành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
- Giữ nguyên hiện trạng 03 Trung tâm sau: Trung tâm Giám
định Pháp y; Trung tâm Giám định Y khoa; Đổi tên: Trung tâm Kiểm
nghiệm thành Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm.
3.2.6.3. Y tế tuyến huyện
- Hợp nhất Trung tâm Y tế và Bệnh viện tuyến huyện.
3.2.6.4. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục dân số kế
hoạch hóa gia đình
Giữ nguyên hiện trạng Trung tâm Tƣ vấn dịch vụ kế hoạch
hóa gia đình và 15 Trung tâm Dân số - Kế hoạch giá đình.
3.2.6.5. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung tâm Y tế cấp
huyện
Giữ nguyên hiện trạng: 130 Trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn.
Giải thể 14 Phòng Khám đa khoa khu vực, đồng thời thành lập mới
14 Trạm Y tế xã.
3.2.4. Đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị
Đối với việc thành lập bệnh viện: Bệnh viện Lao và Bệnh
Phổi tỉnh Kiên Giang; Bệnh viện Tâm thần tỉnh Kiên Giang; Bệnh
viện Sản – Nhi tỉnh Kiên Giang; Bệnh viện Ung bƣớu tỉnh Kiên
Giang, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng, bố trí cơ sở vật chất và trang
thiết bị để sớm đi vào hoạt động giai đoạn 2017 – 2020.
Tăng ngân sách nhà nƣớc chi cho Y tế phù hợp với tốc độ
tăng trƣởng kinh tế.
Đầu tƣ cơ sở, vật chất hiện đại cho Bệnh viện đa khoa tỉnh.
24
Đầu tƣ, trang bị máy tính cho các Trƣờng cao đẳng của tỉnh.
Tiểu kết chƣơng 3
Chƣơng 3 đã xác định định hƣớng và đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao chất lƣợng tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự
nghiệp thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang.
KẾT LUẬN
Đội ngũ viên chức có vai trò rất quan trọng trong công cuộc
cải cách hành chính hiện nay ở nƣớc ta, công tác tuyển dụng viên
chức luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm
Luận văn đã đi vào phân tích làm rõ về thực trạng đội ngũ
viên chức, những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế công tác tuyển
dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên
Giang và những nguyên nhân hạn chế. Trên cơ sở lý luận, phân tích
từ thực tiễn và đƣa ra đƣợc những giải pháp hoàn thiện công tác
tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế tỉnh
Kiên Giang, góp phần nâng cao năng lực đội ngũ viên chức trong các
đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_tuyen_dung_vien_chuc_trong_cac_don_vi_su_ng.pdf