Tóm tắt luận văn Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước

Chương 1. Cơ sở lý luận của kiểm soát quyền lực nhà nước. Chương 2. Nội dung của phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước bằng Tòa án. Chương 3. Tòa án Việt Nam trong kiểm soát quyền lực nhà nước và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta.

pdf6 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2503 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận văn Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước Tạ Thị Ngọc Liên Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật Mã số 60 38 01 01 Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Pháp luật Việt Nam; Tòa án; Luật Hiến pháp; Quyền lực nhà nước. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi chính quyền mới được thành lập, vấn đề được đặt ra là phải kiểm soát quyền lực của chính quyền sao cho nó không xâm phạm đến dân chúng, đồng thời để đảm bảo cho quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Đó chính là một nhu cầu tất yếu khách quan. Quyền lực nhà nước được chế ngự sẽ đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo vệ quyền con người và quyền cơ bản của công dân. Xuất phát từ nhu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước đòi hỏi phải có những cơ chế kiềm chế chính thức giữ cho các cơ quan công quyền và các quan chức phải có trách nhiệm về hoạt động của họ. Trong nhà nước hiện đại và dân chủ cần phải kể đến vai trò của tòa án với vai trò quan trọng trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước, được ví như bức tường che chắn những xâm phạm tới Hiến pháp và các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Ở Việt Nam, trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành đã ghi nhận những căn cứ pháp lý cho cơ chế giám sát của Tòa án đối với các cơ quan nhà nước, nhưng chưa thể hiện đầy đủ cơ chế kiểm soát quyền lực bằng cơ quan tư pháp theo đúng nghĩa của nó. Đặc biệt, ở nước ta Tòa án chưa được thực hiện chức năng tài phán Hiến pháp. Bên cạnh đó, thẩm quyền giải thích Hiến pháp vẫn thuộc về UBTVQH chứ không thuộc về Tòa án, hoạt động của Tòa án hành chính chưa hiệu quả, không đáp ứng được kì vọng của người dân trong giải quyết các tranh chấp hành chính. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài: “Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Đề tài được nghiên cứu với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của tòa án ở nước ta, góp phần xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước đã được giới khoa học pháp lý tại Việt Nam nghiên cứu, trong đó có nhiều công trình, bài báo của các nhà nghiên cứu đề cập đến một số khía cạnh liên quan đến đề tài, trong đó đáng chú ý là một số giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo về kiểm soát quyền lực nhà nước như: “Hạn chế sự tùy tiện của cơ quan nhà nước” của GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, NXB Tư pháp năm 2010; “Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, nhũng vấn đề lý luận và thực tiễn” của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Hồng Đức, năm 2012; “Tài phán Hiến pháp – Một số vấn đề lý luận cơ bản, kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng cho Việt Nam” do PGS.TS. Nguyễn Như Phát (chủ biên), NXB Khoa học xã hội năm 2011; “Tài phán hành chính trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay” do PGS.TS Nguyễn Như Phát, PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương (chủ biên), NXB Khoa học xã hội năm 2010; “Bảo hiế+n ở Việt Nam” của Th.s Bùi Ngọc Sơn, NXB Tư pháp, năm 2006. Bên cạnh các công trình khoa học được xuất bản dưới dạng sách tham khảo, còn có một số luận văn như: “Nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay” – luận văn thạc sĩ luật học của Trần Phụng Vương; “Vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong thể chế nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” – luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Văn Tám; “Chiến lược cải cách tư pháp với mục tiêu bảo vệ công lý ở Việt Nam” – luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thế Anh. Qua nghiên cứu các công trình đã công bố, tác giả nhận thấy các kết kết quả nghiên cứu rất công phu, có giá trị khoa học cao và là tiền đề quan trọng để tác giả nghiên cứu đề tài của mình. Tuy nhiên, việc làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta còn chưa đầy đủ, còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu. Về vấn đề đánh giá hoạt động kiểm soát quyền lực của tòa án vẫn còn một số vấn đề chưa được nghiên cứu rõ như: đánh giá hoạt động của tòa án Việt Nam với tư cách là thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Tòa án Việt Nam trong kiểm soát quyền lực nhà nước chưa được đề cập cụ thể. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích luận văn: + Làm rõ một số vấn đề lý luận và đánh giá về vai trò của tòa án trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. + Đánh giá thực trạng của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của hệ thống TAND ở Việt Nam. + Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tòa án trong thực hiện vai trò kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam * Nhiệm vụ của luận văn: Với mục đích nghiên cứu như trên, luận văn phải hoàn thành những nhiệm vụ sau đây: + Lý giải tại sao quyền lực nhà nước phải bị hạn chế và bị kiểm soát bằng nhiều phương thức khác nhau, nêu lên các phương thức hữu hiệu để kiểm soát quyền lực nhà nước. Trong đó làm nổi bật vai trò của tòa án, cách thức tòa án kiểm soát quyền lực nhà nước. + Từ những tiền đề lý luận trên, luận văn đánh giá hoạt động của hệ thống TAND trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, những hạn chế trong quy định của pháp luật Việt Nam làm giảm hiệu quả của tòa án khi thực hiện vai trò này. + Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống TAND trong hoạt động chế ngự quyền lực nhà nước ở nước ta. 4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu những quy định pháp luật và thực tiễn về hoạt động kiểm soát quyền lực của TAND ở nước ta hiện nay. Qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tòa án trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp phân tích tổng hợp thống kê, so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần làm sáng tỏ vai trò của tòa án trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, làm phong phú thêm những vấn đề lý luận trong lĩnh vực này. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao vai trò của TAND trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu giảng dạy, học tập tại các trường đại học, cao đẳng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của kiểm soát quyền lực nhà nước. Chương 2. Nội dung của phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước bằng Tòa án. Chương 3. Tòa án Việt Nam trong kiểm soát quyền lực nhà nước và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alexis de Tocqueville (2008), Nền dân trị Mỹ, (Phạm Văn Toàn dịch, Bùi Sơn Nam hiệu đính), NXB Tri thức. 2. Alvin Toffler (2002), Thăng trầm quyền lực, (Khổng Đức - Tăng Hỷ dịch), NXB Thanh niên, Hà Nội. 3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TƯ ngày 02/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2010, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Bông (1967), Luật Hiến pháp và chính trị học, NXB Sài Gòn. 5. C. Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị Quốc gia. 6. C.L.Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, (Hoàng Thanh Đạm dịch), NXB Giáo dục. 7. Nguyễn Văn Cương (2013), Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa – Những vấn đề đặt ra trong tình hình mới, truy cập ngày 22/4/2014 tại địa chỉ: nghien -cuu-trao-doi.aspx?ItemID=5931 8. Nguyễn Đăng Dung (2009), “Chủ nghĩa Hiến pháp và những bộ phận cấu thành”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (139 - 140). 9. Nguyễn Đăng Dung (2010), Hạn chế sự tùy tiện của các cơ quan nhà nước, NXB Tư pháp, Hà Nội. 10. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) (2012), Những vấn đề về Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, NXB Dân trí, Hà Nội. 11. Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2012), Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 13. Hồ Anh Hải (2012), Vì sao phải giám sát quyền lực Nhà nước, vietnam.vietnamnet.vn/2012-12-24-vi-sao-phai-giam-sat-quyen-luc. 14. Tô Văn Hòa (2014), Nguyên tắc thẩm phán độc lập thực tiễn và phương hướng hoàn thiện, phuong-huong-hoan-thien-293770/ 15. Lê Hồng Hạnh (2008), “Khả năng thực hiện việc trao thẩm quyền giải thích Hiến pháp cho Tòa án ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, (18), tr.5- 12. 16. Leo (2007), Nhân tính của người Trung Quốc, NXB Công an nhân dân. 17. Hồ Chí Minh (2000), Bàn về nhà nước và pháp luật, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 18. Thái Thị Tuyết Nhung (2012), Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam và một số nước, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. 19. Nguyễn Như Phát, Nguyễn Thị Việt Hương (2010), Tài phán hành chính trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học xã hội. 20. Quốc hội (2013), Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Bùi Ngọc Sơn (2006), Bảo hiến ở Việt Nam, NXB Tư pháp. 22. Bùi Ngọc Sơn (2009), “Tài phán Hiến pháp và viễn cảnh chủ nghĩa hợp hiến ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (4). 23. Bùi Ngọc Sơn (2012), “Bàn về bảo hiến chuyên trách ở Việt Nam và triển vọng của một dạng thức yếu”, Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Những vấn đề lý luận và thực tiễn (tập 2), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 24. TAND tối cao (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2012 của ngành TAND. 25. TAND tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013 của ngành TAND, Hà Nội. 26. Phạm Hồng Thái, Nguyễn Hoàng Anh (2011), Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 27. Thanh tra chính phủ (2012), Báo cáo số 1198/BC – TTCP ngày 16/5/2012 về Tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2008 đến năm 2011 và giải pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 28. Thái Vĩnh Thắng (2012), Những bất cập của chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay, Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Những vấn đề lý luận và thực tiễn (tập 1), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 29. Đặng Minh Tuấn (2009), Mô hình giám sát chính quyền bằng tư pháp ở Mỹ, nguồn bang-tu.html, truy cập ngày 10/6/2014 30. Đặng Minh Tuấn (2012), Thiết lập tài phán Hiến pháp: Xu thế thế giới và tương lai cho Việt Nam, Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Những vấn đề lý luận và thực tiễn (tập 2), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 31. Đào Trí Úc, Vũ Công Giao (2012), Bảo hiến, chủ nghĩa lập hiến và nhà nước pháp quyền, Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Những vấn đề lý luận và thực tiễn (tập 2), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 32. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2011), Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người, NXB Khoa học xã hội. Trang web 33. 2072450.html 34. phap_luat/nhung-111ieu-kien-bao-111am-cho- tham-phan-xet-xu-111oc-lap-va-chi-tuan-theo-phap-luat

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050004386_6808.pdf
Luận văn liên quan