Lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy là một trong những lĩnh
vực xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. Khu công nghiệp, khu chế xuất,
công trình, cơ sở, nhà cao tầng, khu dân cư được xây dựng ngày càng
nhiều, dây chuyền sản xuất hiện đại có giá trị lớn được lắp đặt phục vụ
cho sản xuất, nguồn điện sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt
ngày càng tăng .là những nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ lớn
có thể xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng tính mạng về người và tài sản.
Do đó, công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC ngày
càng phải được tăng cường bởi đây chính là một trong những công cụ
hứu hiệu thể hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng
cháy và chữa cháy. Tuy nhiên, hiện nay công tác xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực PCCC nói chung và xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa đạt hiệu
quả cao do nhiều nguyên nhân khác nhau: hệ thống pháp luật về PCCC
chưa thống nhất, hoàn thiện, vẫn còn nhiều bất cập trong các quy định
gây khó khăn trong công tác xử lý VPHC, ý thức chấp hành pháp luật
của cá nhân, các tổ chức chưa cao, cán bộ làm công tác xử lý VPHC
trong lĩnh vực PCCC thiếu kiên quyết, mối quan hệ giữa các cơ quan
chức năng có thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC chưa chặt
chẽ Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã giải quyết được những
nội dung cơ bản sau đây:
- Về mặt lý luận: Luận văn đã nêu lên được khái niệm, đặc
điểm, cấu thành vi phạm hành chính; khái niệm xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực PCCC; thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực
PCCC; các quy định của pháp luật hiện hành về xử lý VPHC trong
lĩnh vực PCCC; trình tự, thủ tục xử phạt VPHC;
- Về thực tiễn trên cơ sở phân tích các số liệu và khảo sát
thực tế tác giả đã đánh giá thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực
PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Từ những tồn tại của công tác
xử phạt vi phạm hành chính trong thực tiễn, đề tài đã đưa ra được
một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC trong lĩnh vực
PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như:24
+ Bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
+ Nâng cao nhận thức pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh
vực PCCC;
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp
luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC cho các tổ chức và cá
nhân;
+ Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở
trong quản lý, thực hiện các quy định của pháp luật trong xử lý
VPHC về PCCC tại cơ sở;
+ Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản
lý cơ sở, địa bàn về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC;
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xử lý
VPHC trong lĩnh vực PCCC đối với lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh
Quảng Ngãi;
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện xử phạt VPHC
trong lĩnh vực
PCCC của Cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Ngãi.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
/ /
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ THANH HÒA
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
THỪA THIÊN HUẾ- NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ THANH THÚY
Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Quốc Sửu
Phản biện 2: TS. Lê Thị Nga
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành Chính Quốc gia
Địa điểm : Phòng họp............, nhà............ – Hội trường bảo
vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia
Số :.........–Đường....................................– Quận :...........
Thành phố...........
Thời gian : vào hồi............. giờ............ tháng...............năm
201..............
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính
Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành
chính Quốc gia
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ và nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung, là địa phương năng động
với chủ trương tạo ra môi trường đầu tư tốt. Trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội, những năm gần đây trên địa bàn tỉnh đã hình
thành KKT Dung Quất nổi bật là Nhà máy lọc dầu Dung Quất, khu
phức hợp đô thị-công nghiệp-dịch vụ Vsip Quảng Ngãi, có 03 khu
công nghiệp tập trung Tịnh Phong, Quảng Phú, Phổ Phong và 16
cụm công nghiệp làng nghề trên tổng diện tích 47.381ha. Quảng
Ngãi tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế- xã hội các huyện, thành phố; quy hoạch ngành, đô thị. Trong đó
chú trọng phát triển công nghiệp là nhiệm vụ đột phá, hoàn thiện cơ
chế, chính sách thu hút đầu tư để phát triển hiệu quả KKT Dung
Quất, các KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Do đó, nếu
không thực hiện tốt công tác phòng cháy và chữa cháy sẽ dẫn đến
thiệt hại về tài sản, gây tác động xấu đến sự phát triển kinh tế của
tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung.
Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy tình trạng vi phạm
hành chính (VPHC) trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn xảy ra tương đối phổ biến, công tác xử lý
vi phạm về PCCC cũng chưa triệt để, có nhiều vụ vi phạm không
được phát hiện kịp thời hoặc được phát hiện nhưng xử lý chưa thỏa
đáng. Nguyên nhân một phần là do chất lượng cán bộ thực hiện hoạt
động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC chưa cao;
hoạt động thanh tra xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
PCCC chưa đầy đủ; chưa có nhiều mối quan hệ phối hợp hiệu quả
giữa lực lượng Cảnh sát PCCC với các đơn vị khác trong việc xử
phạt vi hành chính trong lĩnh vực PCCC; cán bộ làm công tác xử lý
còn thiếu kiên quyết, chưa triệt để; các văn bản quy phạm pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính còn nhiều bất cập như: có những quy
định chưa rõ ràng, cụ thể dẫn tới việc áp dụng chưa thống nhất; quy
2
định về thẩm quyền, các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, mức
phạt trong một số hành vi vi phạm còn chưa hợp lý
Xuất phát từ thực tiễn đời sống, nhằm giúp cho hoạt động
quản lý nhà nước về PCCC thu được hiệu quả cao nhất, qua đó nâng
cao hơn nữa ý thức trách nhiệm về an toàn PCCC cho các tổ chức,
cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, hạn chế vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy. Việc chọn đề tài: “Xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp là rất cần
thiết, nó vừa có ý nghĩa lý luận và vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
- Với vấn đề xử lý vi phạm hành chính, có một số đề
tài nghiên cứu chuyên sâu như:
+ Lê Thị Thu Lan (2012), Vi phạm hành chính và xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện
nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà
Nội.
+ Thiều Thị Thúy Ngân (2013), Xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa - qua thực tiễn thành
phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
- Với lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy có một số đề
tài nghiên cứu chuyên sâu như:
+ Mai Phương Lan (2013), Thực hiện pháp luật trong lĩnh
vực phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận
văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
+ Nguyễn Đức Thắng (2013), Thực trạng và giải pháp nâng
cao hiệu lực công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy và chữa cháy của lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại
học PCCC, Hà Nội.
3
+ Nguyễn Thế Toàn (2015), Xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy- qua thực tiễn thành phố Hà Nội,
Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia, Hà Nội.
- Đề tài nghiên cứu hiện tại đang ở trạng thái mới bắt đầu,
tiếp cận về công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng
cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện
nay.
Trong những tài liệu có đề cập đến nội dung xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy nhưng ở dạng
nêu vấn đề hay công tác xử lý vi phạm hành chính của lực lượng
Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nói chung mà
chưa nghiên cứu sâu về lý luận, thực trạng xử lý vi phạm hành
chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt từ khi chuyển đổi mô
hình thành lập Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi
và từ khi có Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy và chữa cháy.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề liên quan đến
lý luận, cơ sở pháp lý và thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực PCCC ở tỉnh Quảng Ngãi, từ đó đề xuất các giải pháp góp
phần nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
3.2. Nhiệm vụ:
- Luận văn tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
- Đánh giá thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi gồm:
+ Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng
cháy, chữa cháy và nguyên nhân của thực trạng đó;
+ Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy, chữa cháy và nguyên nhân của thực trạng đó.
4
- Đánh giá tổng quát các yếu tố tác động đến việc xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Nêu ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
- Phạm vi nghiên cứu: hoạt động xử lý vi phạm hành chính
của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi,
thời gian từ năm 2012 đến năm 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của
luận văn
- Phương pháp luận: phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật; các quan điểm, chủ trương
của Đảng và nhà nước, của tỉnh về nâng cao hiệu lực QLNN về
công tác PCCC.
- Các phương pháp khác: Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
phân tích, tổng hợp; phương pháp lịch sử - logic; phương
pháp thống kê, so sánh; phương pháp chuyên gia
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Bổ sung, hoàn thiện lý luận về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
- Đánh giá, làm rõ thực trạng xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi; những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân. Từ đó, đưa
ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi.
7. Kết cấu của luận văn
5
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về vi
phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy và chữa cháy
Chương 2: Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi.
6
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH VÀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và
chữa cháy
1.1.1. Khái niệm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy và chữa cháy
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa
cháy là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy
định của pháp luật về quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy
mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị
xử phạt vi phạm hành chính.
1.1.2. Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy và chữa cháy
- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa
cháy là hành vi trái với các quy định pháp luật về PCCC
- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa
cháy là hành vi có lỗi của chủ thể
- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và
chữa cháy xâm phạm trật tự quản lý nhà nước về phòng cháy và
chữa cháy
- Tính chịu xử phạt hành chính
1.1.3. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy
Mặt khách quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực
PCCC là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm hành chính
bao gồm: hành vi trái pháp luật PCCC, hậu quả, mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi trái pháp luật PCCC với hậu quả mà nó gây ra cho
xã hội và các dấu hiệu khác như công cụ, phương tiện, thời gian, địa
điểm vi phạm.
7
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực
PCCC là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm.
Bao gồm:
- Lỗi của chủ thể vi phạm:
- Động cơ vi phạm:
- Mục đích vi phạm:
1.1.4. Phân loại hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực phòng cháy và chữa cháy
1.1.5. So sánh vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh
vực phòng cháy và chữa cháy
1.5.1.1. Giống nhau
1.5.1.2. Khác nhau
1.2. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng
cháy và chữa cháy
1.2.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực phòng cháy và chữa cháy
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và
chữa cháy là hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước
nhằm áp dụng các chế tài hành chính, do các chủ thể được Nhà
nước giao quyền, thực hiện đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy theo trình
tự thủ tục do pháp luật quy định.
1.2.2. Đặc điểm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực phòng cháy và chữa cháy
- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy
và chữa cháy là hoạt động áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm an
toàn;
- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và
chữa cháy là hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước;
- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và
chữa cháy nhằm truy cứu trách nhiệm của chủ thể vi phạm hành
chính;
8
- Đối tượng tác động của xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy là cá nhận, tổ chức, hộ gia đình
hoặc phương tiện giao thông cơ giới có hành vi vi phạm hành chính
liên quan đến quy định về phòng cháy và chữa cháy;
- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và
chữa cháy được tiến hành bằng hình thức cụ thể khác nhau tùy thuộc
vào tính chất, mức độn guy hiểm của hành vi vi phạm.
1.2.3. Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy
Thứ nhất: Nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời;
Thứ hai: Nguyên tắc phân định thẩm quyền;
Thứ ba: Nguyên tắc công minh;
Thứ tư: Chỉ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
PCCC khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định;
Thứ năm: Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
PCCC chỉ bị xử phạt một lần;
Thứ sáu: Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực PCCC thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần
mức phạt tiền đối với cá nhân.
1.2.4. Ý nghĩa của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực phòng cháy và chữa cháy
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và
chữa cháy là biện pháp thực hiện quyền lực nhà nước đối với các tổ
chức và cá nhân vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy. Mục
đích chính của việc xử lý vi phạm là nhằm đảm bảo cho việc chấp
hành các quy định của Nhà nước về phòng cháy và chữa cháy
nghiêm chỉnh; giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm
và nâng cao ý thực tự chấp hành các quy định về phòng cháy và
chữa cháy.
1.2.5. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực phòng cháy và chữa cháy
Căn cứ Điều 38, 39 và Điều 52 Luật Xử lý vi phạm
hành chính năm 2012; Khoản 2 Điều 70 Nghị định số
9
167/2013/NĐ-CP quy định về Nguyên tắc xác định và phân định
thẩm quyền xử phạt thì: “Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
của các lực lượng Công an nhân dân thực hiện theo Điều 39 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và Điều 66 Nghị định này theo chức năng,
nhiệm vụ thuộc lĩnh vực, địa bàn mình quản lý”. Theo đó, các
chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
PCCC là: Chủ tịch UBND các cấp; Công an nhân dân và một số cơ
quan thực thi pháp luật khác theo quy định của pháp luật như: Bộ
đội biên phòng, Kiểm lâm, Cảnh sát biển,...
1.2.6. Hình thức xử lý vi phạm hành chính và biện pháp
khắc phục hậu quả trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy
Theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực PCCC thì hình thức xử phạt vi phạm hành
chính bao gồm: hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ
sung.
Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm
bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; đi kèm với hình thức xử
phạt chính có thể là một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung.
Hình thức xử phạt chính bao gồm 2 hình thức: Cảnh cáo và
Phạt tiền
Tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy
định cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC
còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ
sung là: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được
sử dụng để vi phạm hành chính; Trục xuất.
1.2.7. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy và chữa cháy
1.2.7.1. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy và chữa cháy trong trường hợp không lập biên bản
1.2.7.2. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy và chữa cháy trong trường hợp có lập biên bản
10
Tiểu kết Chương 1
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa
cháy là nhằm đảm bảo an toàn PCCC và hoạt động quản lý nhà nước
đúng mục đích, đúng nội dung, là biện pháp đảm bảo công tác quản
lý nhà nước vê PCCC đạt hệu quả cao; là công cụ để bảo vệ và tăng
cường hiệu lực quản lý nhà nước, giữ vững trật tự kỷ luật nhà nước,
đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân về PCCC. Để giải quyết vấn đề
này, Chương 1 đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản và cơ sở
pháp luật về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực PCCC như khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành vi
phạm hành chính; khái niệm, ý nghĩa h, thẩm quyền, thủ tục, hình
thức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Những nội
dung trên là cơ sở lý luận và pháp luật quan trọng cho hoạt động xử
lý VPHC trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được
trình bày tại Chương 2.
11
Chương 2:
THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1. Vị trí địa lý, tình hình kinh tế, xã hội có liên quan
Là tỉnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, lượng bức xạ
nhiệt tổng cộng phổ biến từ 130-150Kcal/cm2/năm, những tháng
mùa hè có đồng bằng ven biển nhiệt độ từ 28,4-29,5 độ C, những
ngày gió mùa Tây Nam mạnh nhiệt độ có thể lên đến 40 độ C, điều
kiện thời tiết quanh năm khắc nghiệt, nắng nóng và hanh khô kéo
dài.
Quảng Ngãi nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm duyên hải
miền Trung, là địa phương năng động với chủ trương tạo ra môi
trường đầu tư tốt. Hiện tại tỉnh đã có quy hoạch phát triển công
nghiệp đến năm 2020 với các ngành nghề mũi nhọn là lọc hóa dầu,
hóa chất; cơ khí, chế tạo và luyện kim; chế biến nông sản thực phẩm
và đồ uống; khai thác và chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây
dựng; chế biến gỗ giấy, công nghiệp may-da giàytại các Khu kinh
tế và các Khu công nghiệp. Đặc biệt, Nhà máy lọc dầu Dung Quất là
nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam, là địa bàn trọng điểm về
đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy. Cùng với phát triển công
nghiệp, Quảng Ngãi đang mở rộng đô thị gắn kết với các vùng phụ
cận; các khu đô thị cũ được cải tạo, chỉnh trang; các khu đô thị mới
được xây dựng hiện đại, văn minh, nhất là mở rộng không gian đô
thị của thành phố Quảng Ngãi
Trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành,
các cấp trong tỉnh đã tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công
tác phòng cháy, chữa cháy. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND
Tỉnh, Bộ Công an, lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh luôn bám sát mục
12
tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm , phát huy vai trò là lực lượng nòng
cốt, xung kích trong thực hiện nhiệm vụ PCCC.
2.1.2. Tình hình cháy, nổ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ
năm 2012 đến năm 2016
- Tình hình cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra:
Qua kết quả khảo sát và số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát
PCCC và CNCH (từ năm 2012 đến tháng 6/2015) và của Cảnh sát
PCCC tỉnh Quảng Ngãi (từ tháng 7/2015 đến năm 2016); trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi xảy ra 253 vụ cháy, nổ làm chết 11 người, bị
thương 12 người, gây thiệt hại ước tính khoảng hơn 249,217 tỷ đồng
và 95.6 ha rừng trồng. Trung bình mỗi năm trên địa bàn tỉnh xảy ra
50,06 vụ cháy và có chiều hướng tăng cao chủ yếu tại các cơ sở kinh
doanh dịch vụ karaoke, cơ sở gia công chế biến gỗ, cơ sở sản xuất có
sử dụng hóa chất lỏng, nguyên liệu dễ cháy, cháy rừng, cháy mía.
2.2. Khái quát vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng
cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1. Tình hình vi phạm dẫn đến cháy, nổ trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi
Qua thống kê, trong 05 năm từ năm 2012 đến năm 2016 trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra 253 vụ cháy, nổ làm chết 11
người, bị thương 12 người, gây thiệt hại ước tính khoảng hơn
249,217 tỷ đồng và 95.6 ha rừng trồng.
Qua các đợt kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ, kiểm tra
chuyên đề lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh Quảng
Ngãi đã phát hiện nhiều thiếu sót, hành vi vi phạm hành chính về
PCCC như:
- Ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thường gặp các vi
phạm như quản lý, bảo quản, sử dụng các chất, hàng nguy hiểm về
cháy, nổ; hàng hóa, nguyên vật liệu thành phẩm sắp xếp không đúng
quy định, không phân loại tính chất nguy hiểm; chưa thực hiện quy
định kiểm tra PCCC định kỳ và bổ sung phương án PCCC; một số
thiết bị không đảm bảo kỹ thuật. Có cơ sở vệ sinh công nghiệp chưa
13
đảm bảo, còn để tồn chứa nhiều cây khô trong khu vực bồn chứa và
ống xuất nhập.
Một số doanh nghiệp, cơ quan thường xảy ra vi phạm như
không xây dựng phương án chữa cháy hoặc có xây dựng phương án
chữa cháy tại cơ sở nhưng chỉ mang tính chất đối phó, đại khái,
không đảm bảo theo quy định về an toàn PCCC; lực lượng PCCC cơ
sở chưa được huấn luyện nghiệp vụ PCCC, thực hiện không đầy đủ
các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm
quyền yêu cầu về văn bản
- Ở khu vực các chợ, trung tâm thương mại được xây dựng
trước đây không đảm bảo các yêu cầu về PCCC; tình trạng xuống cấp
về cơ sở vật chất và trang thiết bị PCCC do nhiều chợ đã hoạt động
từ 15 đến 20 năm, trải qua nhiều lần cải tạo, mở rộng, không được
quy hoạch tổng thể nên hệ thống phòng cháy chữa cháy còn thiếu
đồng bộ; không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho công
trình theo quy định.
- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chưa có nhiều công
trình tòa nhà cao tầng lớn (khoảng 20 tầng trở lên), tuy nhiên khi xây
dựng các công trình như khách sạn, nhà hàng trên địa bàn tỉnh, một
số chủ đầu tư chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn PCCC.
- Ở các địa bàn khu dân cư: Tại các khu dân cư, hệ thống
điện còn chắp vá, người dân tự ý “câu điện” ngoài đường dây lắp đặt
để sử dụng, bố trí nơi đun nấu, thờ cúng không đảm bảo an toàn về
PCCC theo quy định; mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, các
thiết bị điện tử hoặc các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào
những nơi có quy định cấm; hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp
đảm bảo an toàn về PCCC theo quy địnhCác khu tập thể, khu dân
cư được xây dựng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001
có hiệu lực phần lớn đều không đảm bảo các điều kiện an toàn về
PCCC.
- Ý thức của người dân trong việc bảo đảm an toàn PCCC
chưa cao.
14
2.2.2. Đánh giá chung về thực trạng vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi
Theo đánh giá của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh
Quảng Ngãi, hầu hết nguyên nhân các vụ cháy đều do sự bất cẩn hay
ý thức chủ quan và đơn giản của người dân trong sinh hoạt hằng
ngày, một số nguyên nhân khách quan khác do chập điện... Đặc biệt,
nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, người dân
trong công tác PCCC còn nhiều hạn chế như không thường xuyên tổ
chức tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp PCCC, không thường
xuyên kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc việc đảm bảo an toàn PCCC dẫn
đến chưa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về công tác
PCCC. Tình trạng vi phạm quy định về PCCC còn xảy ra phổ biến,
cá biệt có những trường hợp cố tình vi phạm mặc dù đã bị xử phạt
hoặc bị đình chỉ hoạt động.
Công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện các quy định về
PCCC vẫn còn nhiều hạn chế.
2.3. Khái quát tình hình xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2.3.1. Kết quả xử lý vi phạm hành chính
Trong giai đoạn 05 năm từ năm 2012 đến năm 2016 , lực
lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi đã tiến
hành xử lý 59 trường hợp vi phạm các quy định trong lĩnh vực
PCCC, phạt tiền hơn 407 triệu đồng.
Qua các kết quả tổng kết trên của lực lượng Cảnh sát phòng
cháy và chữa cháy, có thể thấy công tác kiểm tra an toàn về PCCC
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được tăng cường song song với tình
hình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Bên cạnh các hình thức
xử phạt được áp dụng chính là phạt tiền, cảnh cáo thì tùy theo từng
trường hợp vi phạm (tùy thuộc vào mức độ, tính chất hành vi vi
phạm), cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về PCCC
trên địa bàn tỉnh cũng đã xử lý các vụ việc vi phạm với nhiều hình
thức khác như tước quyền sử dụng giấy phép; tịch thu tang vật,
15
phương tiện vi phạm hành chính dưới hình thức xử phạt chính hoặc
bổ sung. Khi tiến hành thủ tục xử phạt một số vụ vi phạm liên quan
đến cháy nổ, xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, người
có thẩm quyền xử phạt đã chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan
tiến hành tố tụng hình sự để xử lý.
Lực lượng xử phạt chủ yếu là chiến sĩ công an nhân dân,
Giám đốc Công an tỉnh (giai đoạn trước khi Cảnh sát PCCC tỉnh
được thành lập), Trưởng các Phòng Cảnh sát PCCC khu vực thuộc
Cảnh sát PCCC tỉnh chiếm khoảng hơn 70%, rất ít các vụ xử phạt
thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp.
2.3.2. Khó khăn, vướng mắc về các quy định của pháp luật
Về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính: theo
quy định tại Điều 66 Luật XLVPHC không đảm bảo thời gian.
Điều 47 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về
phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình trong thực tế, việc xử lý hành
vi vi phạm để xảy ra cháy, nổ mà chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt
hại dưới 25.000.000 đồng đến trên 50.000.000 đồng cũng còn nhiều
bất cập.
Vấn đề thi hành quyết định xử phạt hành chính và cưỡng chế
thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về PCCC trên thực
tế xảy ra nhiều trường hợp các chủ cơ sở kinh doanh không chấp
hành do nhiều nguyên nhân.
Bên cạnh đó, việc tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy còn gặp
nhiều khó khăn, chi phí phục vụ cho công tác cưỡng chế thi hành
quyết định xử phạt lớn hơn nhiều lần so với mức tiền phạt.
Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về vi
phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng nguồn
lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt trên thực
tế, tại cây xăng nhiều người dân vẫn vô tư “alo” tại cây xăng, trong
khi đó lực lượng chức năng thì “quá mỏng” không thể túc trực để xử
phạt, mà muốn xử phạt thì cũng không dễ [23].
16
Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính
phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong đó quy định
rõ trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trong việc
thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; quy định mức phí và
lệ phí mà các tổ chức mua và bán bảo hiểm cháy, nổ phải có nghĩa
vụ thực hiện.
Một số hành vi vi phạm pháp luật về PCCC nhưng chưa
được quy định rõ trong các Nghị định về xử phạt hành chính dẫn đến
việc áp dụng trong công tác xử phạt hết sức khó khăn, không hiệu
quả, mất nhiều thời gian để xác minh, giải thích cho đối tượng vi
phạm.
Riêng quy định: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000
đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không lắp gương trong cầu
thang thoát nạn” trên thực tế, Cảnh sát PCCC tỉnh không áp dụng quy
định này để xử phạt.
2.4. Đánh giá thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2.4.1. Ưu điểm trong việc xử lý vi phạm hành chính
Đảng ủy, chính quyền địa phương các cấp đã kịp thời ban
hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các sở, ban,
ngành thực hiện công tác PCCC trên địa bàn tỉnh đặc biệt là các văn
bản chỉ đạo, chấn chỉnh, định hướng cho việc xử lý vi phạm hành
chính về PCCC; sự quan tâm đó thể hiện sự nhận thức sâu sắc tầm
quan trọng của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy
và chữa cháy; đăc biệt là công tác phòng ngừa, đầu tranh, ngăn chặn
và đẩy lùi các hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC.
Cảnh sát PCCC tỉnh đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo rất
lớn của Bộ Công an, của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, của Tỉnh
ủy, của UBND tỉnh cũng như sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị, cơ
sở, đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của các tầng lớp nhân
dân trên địa bàn tỉnh; lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh ngày càng được
củng cố về lực lượng, phương tiện, thể hiện được vai trò chủ động,
17
lực lượng nòng cốt, xung kích trong công tác quản lý nhà nước về
PCCC.
Nhằm nâng cao nhận thức của các chủ cơ sở, người đứng đầu
các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; trong những năm
qua, hoạt động XPVPHC được đẩy mạnh và kiên quyết hơn, đặc biệt
xử lý nghiêm các trường hợp công trình xây dựng thuộc thẩm duyệt
thiết kế về PCCC nhưng chưa có giấy chứng nhận thẩm duyệt, hoặc
xử phạt đối với các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar,
kinh doanh các chất nguy hiểm về cháy, nổ; song song với công tác
hướng dẫn cơ sở bảo đảm an toàn về PCCC được tăng cường, tạo
được sự chuyển biến trong nhận thức tự giác chấp hành các quy định
pháp luật về PCCC, tự nguyện chấp hành nộp phạt khi bị xử phạt vi
phạm và không để tái vi phạm nhiều lần.
Cảnh sát PCCC tỉnh cũng không ngừng tuyên truyền, phổ
biến kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy bằng nhiều nội
dung, hình thức phong phú, đa dạng .
Nhìn chung, các hành vi vi phạm hành chính về PCCC được
xử phạt kịp thời, đúng lúc nhằm hạn chế các nguyên nhân dẫn đến
cháy, nổ; giảm thiểu tối đa các hậu quả, thiệt hại nghiêm trọng về
người và tài sản có thể xảy ra.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân trong việc xử lý vi phạm
hành chính
Qua thống kê xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực PCCC trong đầu tư xây dựng, hành vi tổ chức thi công, xây dựng
công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về PCCC khi chưa có giấy
chứng nhận thẩm duyệt về PCCC diễn ra phổ biến.
Một số đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh chưa quan tâm
thường xuyên, đúng mức đến công tác thi hành pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy, chưa cụ
thể hóa nhiệm vụ này trong nội dung hoạt động của đơn vị nên chưa
phân rõ trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa
cháy.
18
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính về PCCC chưa tạo được sự tác động mạnh mẽ
đến việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về phòng cháy và chữa
cháy của nhân dân.
Sự phối hợp trong việc thông báo vi phạm giữa các ngành,
các cấp chưa thật sự hiệu quả.
Tình hình các đối tượng vi phạm pháp luật về PCCC ngày
càng tăng; tuy nhiên biên chế lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa
cháy mỏng, vừa thiếu về số lượng và không đáp ứng được quy định.
Việc xử lý, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt chưa thật
sự triệt để, còn dấu hiệu bỏ sót vi phạm đặc biệt là các hành vi vi
phạm để xảy ra cháy, biên bản vi phạm chưa ghi đầy đủ nội dung
theo quy định đặc biệt xử phạt đối với các hành vi xảy ra cháy còn
ít.
Một số đối tượng sau khi bị xử lý vi phạm hành chính không
có khả năng nộp phạt do hoàn cảnh khó khăn.
Một số quy định của pháp luật về PCCC còn bất cập, chưa
đầy đủ và chưa phù hợp với thực tiễn; các văn bản hướng dẫn thi
hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC chậm được
ban hành, gây khó khăn trong việc thực hiện. cụ thể, rõ ràng.
Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn khó khăn, ngân sách hạn
hẹp nên việc đầu tư kinh phí cho hoạt động PCCC còn hạn chế; phương
tiện, thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính
về PCCC ở nhiều địa phương, nhiều ngành vừa thiếu vừa lạc hậu, chưa
đáp ứng yêu cầu PCCC trên địa bàn.
Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân
dân, cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, thiếu tính tự giác, có
biểu hiện chủ quan, lơ là đối với công tác PCCC. Lãnh đạo một số địa
phương, cơ quan, đơn vị cơ sở, chủ rừng chưa quan tâm đúng mức đến
công tác PCCC.
Sự phối hợp giữa các ngành quản lý chức năng trong việc chỉ
đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra an toàn PCCC còn thiếu chặt
chẽ.
19
Năng lực của một số cán bộ, chiến sĩ phụ trách công tác
PCCC còn có phần hạn chế; chưa được đào tạo chuyên sâu, bồi
dưỡng nghiệp vụ nên còn lúng túng trong thực hiện nhiệm vụ.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC đối với lực lượng Cảnh sát
PCCC trong quá trình thực thi công vụ chưa được các cấp, các ngành,
các cơ quan, đơn vị chức năng quan tâm thực hiện thường xuyên.
Việc thực hiện sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm đối với công
tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa
cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chưa được thực hiện một cách
thường xuyên, liên tục.
Tiểu kết Chương 2
Trên cơ sở những nội dung lý luận và các quy định pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy
ở Chương 1, Chương 2 đã khảo sát thực trạng và kết quả công tác xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi từ năm 2012 đến năm 2016; đồng thời đưa ra những khó khăn,
vướng mắc và đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác xử lý VPHC
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất
những giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác xử lý VPHC
trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian
tới.
20
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY
VÀ CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
3.1. Dự báo tình hình và quan điểm nâng cao hiệu quả xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy
3.1.1. Dự báo tình hình cháy, nổ và vi phạm về phòng cháy,
chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Phòng cháy và chữa cháy là một trong những lĩnh vực xã hội
có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi vì thiệt hại về cháy nổ tuy không
diễn ra hàng ngày nhưng nếu các vụ cháy xảy ra trên thực tế thì thiệt
hại rất khó đoán trước, gây ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội của đất
nước. Chính vì vậy, song song với việc phát triển kinh tế của địa
phương, cụ thể là sự phát triển các khu công nghiệp, sự hình thành
các khu dân cư, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng kéo theo các nguy
cơ tiềm ẩn cháy, nổ gây ra càng lớn.
3.1.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi
Một là, xác định công tác xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực PCCC là một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng
góp phần đảm bảo an toàn PCCC và hoạt động quản lý nhà nước về
PCCC đúng mục đích, đúng nội dung và đạt hiệu quả cao. Nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường giải quyết, xử lý tình
trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là nhiệm vụ phức tạp,
cấp bách, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và các tầng lớp nhân
dân. Vì vậy, cần có sự tăng cường, tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của
các cấp ủy đảng; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của các cấp chính
quyền; sự tham gia tích cực của các ngành, mặt trận Tổ quốc, đoàn
thể và sự đồng thuận trong nhân dân.
Hai là, kiên quyết xử lý kịp thời, triệt để, nghiêm minh theo
quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm hành chính về PCCC;
trong đó yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác phòng cháy,
21
chữa cháy, nhất là đối với chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương
mại, chợ, rừng, cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, quán bar,
karaoke, kinh doanh gas trên địa bàn tỉnh; khắc phục dứt điểm vi
phạm, sơ hở về bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, nâng cao
chất lượng công tác kiểm tra an toàn PCCC. Qua công tác kiểm tra an
toàn PCCC tại các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC, nhất là các cơ
sở có nguy hiểm về cháy, nổ kiên quyết xử lý nghiêm tổ chức, cá
nhân vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. Chú trọng tăng
cường năng lực, hiệu quả trong công tác xử lý vi phạm hành chính
của lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh, kiên quyết đình chỉ hoạt động đối
với cơ sở chưa đảm bảo thủ tục theo quy định và các cơ sở kinh
doanh không đảm bảo an toàn về PCCC đồng thời kiến nghị cơ quan
có thẩm quyền chỉ đạo khắc phục những tồn tại, sơ hở trong công tác
quản lý nhà nước trên lĩnh vực PCCC.
Ba là, công tác quản lý và bảo đảm an toàn PCCC là việc làm
thường xuyên, lâu dài, trong đó cần chú trọng ngăn chặn, phòng ngừa
vi phạm. Néu phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực
PCCC không tốt, sẽ làm phá vỡ trật tự, kỷ cương, làm giảm hoặc làm
mất hiệu lực quản lý nhà nước về PCCC, dẫn đến thiếu công bằng,
mâu thuẫn, bất bình trong nội bộ nhân dân, có thể sẽ có diễn biến
phức tạp, khó lường; thường xuyên nâng cao nhận thức, ý thức trách
nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, toàn xã hội và của mỗi người dân
trong thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy và chữa cháy.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi
Bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
Nâng cao nhận thức pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
22
Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý
cơ sở, địa bàn về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng
cháy và chữa cháy.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đối với lực
lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng
Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh với cơ quan quản lý nhà nước
trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy
và chữa cháy.
Xây dựng và phát triển lực lượng dân phòng cơ sở trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi
Tiểu kết Chương 3
Trên cơ sở tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Quảng Ngãi đến năm 2020, đồng thời dựa trên các quan điểm nâng
cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy,
chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Chương 3 của Luận văn đã
đưa ra dự báo tình hình cháy nổ và vi phạm hành chính trong lĩnh
vực phòng cháy chữa cháy trong thời gian đến. Qua đó, đề xuất
những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũng như
bổ sung, kiến nghị hoàn thiện những cơ sở pháp lý về xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực PCCC; nâng cao nhận thức pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; nêu cao vai trò, trách
nhiệm của người đứng đầu cơ sở trong quản lý, thực hiện các quy
định pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; nâng
cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở, địa bàn
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xử phạt vi phạm hành chính
của lực lượng Cảnh sát PCCC; nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối
hợp giữa lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh với cơ quan quản lý nhà
nước trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC
và cần thiết xây dựng và phát triển lực lượng dân phòng trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi.
23
KẾT LUẬN
Lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy là một trong những lĩnh
vực xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. Khu công nghiệp, khu chế xuất,
công trình, cơ sở, nhà cao tầng, khu dân cư được xây dựng ngày càng
nhiều, dây chuyền sản xuất hiện đại có giá trị lớn được lắp đặt phục vụ
cho sản xuất, nguồn điện sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt
ngày càng tăng.là những nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ lớn
có thể xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng tính mạng về người và tài sản.
Do đó, công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC ngày
càng phải được tăng cường bởi đây chính là một trong những công cụ
hứu hiệu thể hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng
cháy và chữa cháy. Tuy nhiên, hiện nay công tác xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực PCCC nói chung và xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa đạt hiệu
quả cao do nhiều nguyên nhân khác nhau: hệ thống pháp luật về PCCC
chưa thống nhất, hoàn thiện, vẫn còn nhiều bất cập trong các quy định
gây khó khăn trong công tác xử lý VPHC, ý thức chấp hành pháp luật
của cá nhân, các tổ chức chưa cao, cán bộ làm công tác xử lý VPHC
trong lĩnh vực PCCC thiếu kiên quyết, mối quan hệ giữa các cơ quan
chức năng có thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC chưa chặt
chẽ Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã giải quyết được những
nội dung cơ bản sau đây:
- Về mặt lý luận: Luận văn đã nêu lên được khái niệm, đặc
điểm, cấu thành vi phạm hành chính; khái niệm xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực PCCC; thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực
PCCC; các quy định của pháp luật hiện hành về xử lý VPHC trong
lĩnh vực PCCC; trình tự, thủ tục xử phạt VPHC;
- Về thực tiễn trên cơ sở phân tích các số liệu và khảo sát
thực tế tác giả đã đánh giá thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực
PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Từ những tồn tại của công tác
xử phạt vi phạm hành chính trong thực tiễn, đề tài đã đưa ra được
một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC trong lĩnh vực
PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như:
24
+ Bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
+ Nâng cao nhận thức pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh
vực PCCC;
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp
luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC cho các tổ chức và cá
nhân;
+ Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở
trong quản lý, thực hiện các quy định của pháp luật trong xử lý
VPHC về PCCC tại cơ sở;
+ Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản
lý cơ sở, địa bàn về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC;
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xử lý
VPHC trong lĩnh vực PCCC đối với lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh
Quảng Ngãi;
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện xử phạt VPHC
trong lĩnh vực
PCCC của Cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Ngãi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_xu_ly_vi_pham_hanh_chinh_trong_linh_vuc_pho.pdf