Tổng đài Definity - Lắp đặt, khai thác và vận hành
TỔNG ĐÀI DEFINITY LẮP ĐẶT, KHAI THÁC VÀ VẬN HÀNH
Mục lục
A. Mở đầu 3
B. Tổng đài DEFINITY 4
I. Khái quát chung về tổng đài và tổng đài DEFINITY 4
I.1. Khái quát chung về tổng đài 4
Cấu trúc chung của tổng đài điện thoại 4
Các tiêu chuẩn để đánh giá một hệ thống tổng đài 5
I.2. Tổng đài DEFINITY 5
Đặc điểm: 5
Cấu tạo của tổng đài DEFINITY 5
II. Lắp đặt, khai thác và vận hành tổng đài DEFINITY 6
II.1. Xác định quy mô và cấu h́nh 6
II.2. Lắp đặt tổng đài 6
II.3. Khai thác dây 7
II.4. Định hướng cấu h́nh 7
Xây dựng định hướng cấu h́nh 7
Yêu cầu cho việc định hướng cấu h́nh: 8
Lưu tŕnh cấu h́nh 8
II.5. Vận hành và bảo dưỡng 8
II.6. Làm việc với hệ thống điều hành tổng đài (Operating System) 8
Kết nối terminal tới hệ điều hành tổng đài 8
Các cấp terminal trong hệ thống. 9
Một số quy tắc khi làm việc với hệ điều hành tổng đài 9
Tập lệnh của hệ điều hành tổng đài. 10
Một số tập lệnh/lệnh thường dùng. 10
C. Ví dụ về cấu h́nh cơ bản
ḥa mạng một tổng đài DEFINITY mới. 11
I. Yêu cầu đề bài. 11
Giả thiết về trung kế: 11
Giả thiết về quy hoạch đầu số: 12
H́nh vẽ minh họa: 12
Yêu cầu: 12
II. Xây dựng các tham số cho hệ thống 12
II.1. Xây dựng kế hoạch số cho bảng dialplan. 12
Kế hoạch đánh số chi tiết như sau: 12
Tham số cho bảng dialplan như sau: 13
Tham số cho bảng UDP 16 như sau: 13
Tham số cho bảng UDP 32 như sau: 13
Tham số cho các bảng UDP từ 2 đến 8 như sau: 13
Tham số cho feature-access-codes như sau: 13
II.2. Xây dựng các nhóm trung kế 13
Nhóm các trung kế CO: 13
Nhóm 6 trung kế tie-line đi Hải Dương: 13
Trung kế 2M đi Hà Nội. 13
II.3. Xây dựng các route. 13
Các route hướng ra mạng bưu điện: 13
Các route hướng ra nhóm trung kế tie-line. 14
Các route hướng ra nhóm trung kế đi Hà Nội. 14
II.4. Xây dựng tham số AAR. 14
II.5. Xây dựng tham số cho ARS = 0. 14
II.6. Xác định các cấp FRL trong hệ thống. 14
II.7. Xây dựng tham số cho COR. 14
II.8. xây dựng COS. 15
III. Cấu h́nh hệ thống. 15
Cấu h́nh dialplan 15
Cấu h́nh ARS 15
Cấu h́nh UDP. 15
Cấu h́nh các trung kế. 17
Cấu h́nh nhóm trung kế 17
Cấu h́nh AAR 18
Cấu h́nh ARS = 0 18
Cấu h́nh route 18
Cấu h́nh COR 20
Khai báo thuê bao 20
Lưu cấu h́nh 21
D. Kết luận 21
21 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2520 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng đài Definity - Lắp đặt, khai thác và vận hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tæng ®µi definity L¾p ®Æt, khai th¸c vµ vËn hµnh
Mục lục
Mở đầu
Trong hệ thống thông tin của ngành điện thì hệ thống mạng các tổng đài PABX đóng một vai trò rất quan trọng. Với các tổng đài PABX được đặt tại Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, các Công ty truyền tải điện, các trạm truyền tải điện, các nhà máy điện, các công ty, sở điện lực tại các thành phố, tỉnh, địa phương và được kết nối với nhau, hệ thống mạng này ngoài việc cung cấp liên lạc nội bộ tại các nơi nói trên còn hình thành một hệ thống liên lạc thông suốt giữa Tổng Công ty, công ty, sở, nhà máy, trạm... giúp cho công tác thông tin liên lạc điều hành sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh điện trên toàn quốc cũng như các công việc khác.
Hệ thống mạng PABX ngành điện bao gồm 3 mạng:
Mạng tổng đài đường 500 KV: Phục vụ quản lý đường dây 500KV.
Mạng tổng đài hành chính: Phục vụ công việc hành chính.
Mạng tổng đài điều độ: Phục vụ điều độ hệ thống lưới điện toàn quốc.
Sơ đồ tổ chức kết nối của 3 mạng này như sau:
Mạng tổng đài đường 500 KV
Hà Nội
Hòa Bình
HCM
Hà Tĩnh
Cầu Đỏ
Playku
Phú Lâm
Đà Nẵng
2M
2M
2M
Đồng bộ chính
Đồng bộ chính
Mạng tổng đài hành chính.
Hà Nội
Phả Lại
Việt Trì
Hải Phòng
Uông Bí
Tràng Bạch
Vật Cách
Đồng Hòa
Đà Nẵng
Cầu Đỏ
Playku
HCM
Phú Lâm
Cần Thơ
Rạch Giá
Điện Biên
Sơn La
Hòa Bình
Đa Nhìm
Mạng tổng đài điều độ giống mạng tổng đài hành chính nhưng được thiết kế thêm các chức năng cho điều độ như hot-line, quay số tắt, bàn keyset....
Hiện nay trong hệ thống mạng tổng đài PABX có sử dụng một số lượng lớn các tổng đài DEFINITY (của Mỹ) bởi vậy việc hiểu biết, lắp đặt, khai thác, vận hành loại tổng đài này có một ý nghĩa thực tế rất lớn.
Tổng đài DEFINITY
Khái quát chung về tổng đài và tổng đài DEFINITY
Khái quát chung về tổng đài
Cấu trúc chung của tổng đài điện thoại
Bus hệ thống
Mạng thuê bao
Bộ nhớ
Bộ xử lý trung tâm
Operator
Mạng trung kế
IC
IC
Khối chuyển mạch
SC
LM
SC
LM
LM
LM
SC
SC
SC (Service Circuit): Các card/phiến mạch phục vụ kết nối thuê bao hoặc trung kế.
LM (Line Module): Khối mang các card phục vụ thuê bao.
TM (Trunk Module): Khối mang các card kết nối trung kế.
IC (Interface Controller): Khối điều khiển tương thích các module LM, TM.
Operator: Khối phục vụ cho việc bảo trì, bảo dưỡng tổng đài.
Trong thực tế sản xuất các module chức năng logic trên được mạch hóa thành các board và card. Mỗi tổng đài thường là tủ lớn với một board chính chứa khối chuyển mạch, các IC và các slot để cắm các card rời. Các card rời cơ bản thường gồm:
Card xử lý trung tâm chứa bộ xử lý trung tâm.
Card nhớ mang bộ nhớ lưu trữ cấu hình tổng đài khi chạy và bộ nhớ lưu trữ cấu hình được nạp mỗi khi tổng đài khởi động.
Card điều khiển chứa operator có các cổng giao tiếp nối với terminal ngoài (bàn cấu hình, PC) để phục vụ việc cấu hình điều khiển tổng đài.
Card trung kế có các cổng trung kế nối tới mạng của bưu điện hoặc các tổng đài khác.
Card thuê bao có các cổng nối tới các thuê bao nội bộ. Có 2 loại thuê bao thường gặp là thuê bao analog (điện thoại truyền thống) và thuê bao số (điện thoại số).
Ngoài ra còn có các card điều khiển, trung kế và thuê bao tùy chọn khác. Khi cần một chức năng mở rộng nào hoặc cần phục vụ một loại thuê bao nào thì tùy chọn card tương ứng.
Với một tủ tổng đài số thuê bao là có hạn. Nếu cần tăng số thuê bao thì lắp thêm tủ và gắn thêm card phục vụ kết nối 2 hoặc nhiều tủ. Tủ được lắp thêm có thể có riêng card xử lý trung tâm, hệ thống card điều khiển hoặc đơn giản là tủ mở rộng chỉ chứa card kết nối tổng đài và các card thuê bao hoặc trung kế.
Các tiêu chuẩn để đánh giá một hệ thống tổng đài
Về quy mô:
Dung lượng thuê bao có thể cung cấp.
Khả năng chống tắc nghẽn.
Về các yêu cầu kỹ thuật:
Khả năng về hỗ trợ các loại thuê bao khác nhau (analog, số...)
Tính dễ cài đặt và sử dụng.
Khả năng mở rộng.
Khả năng cung cấp các dịch vụ bổ sung.
Khả năng phân cấp quản lý và phân cấp ứng dụng.
Khả năng tương thích với các thiết bị công nghệ mới.
Khả năng tương thích với chuẩn quốc gia.
Tổng đài DEFINITY
Đặc điểm:
Như đã nói hệ thống mạng PABX trong ngành điện sử dụng một số lượng lớn các tổng đài DEFINITY. Điều đó là do họ tổng đài DEFINITY có khá nhiều ưu điểm so với các họ tổng đài khác. Một số ưu điểm nổi bật của họ tổng đài DEFINITY là:
Kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ, mức độ tích hợp lớn.
Độ bền cao, chạy ổn định, lâu dài.
Dễ điều khiển và sử dụng, chương trình cấu hình thân thiện, các thông tin cấu hình được lưu giữ dễ dàng và lâu dài.
Modul hóa linh hoạt, giúp cho việc sửa chữa và nâng cấp đơn giản, dễ dàng. Khi cần nâng cấp hoặc thêm tính năng chỉ cần gắn thêm modul thích hợp và thực hiện cấu hình tương ứng.
Khả năng mở rộng lớn. Dung lượng có thể từ vài trăm tới vài chục ngàn thuê bao.
Tài liệu hỗ trợ đầy đủ. Có thể tham khảo trực tiếp từ Internet.
Tuy nhiên nhược điểm cơ bản nhất của họ tổng đài DEFINITY là giá thành tương đối cao.
Cấu tạo của tổng đài DEFINITY
Hình dưới đây là sơ đồ bố trí card của tổng đài (nhìn vào mặt trước)
Duplicate
Processor
Memory
Network
Tone
Nguồn
Nguồn
Acquy - 48V
220V~
Card trắng
Card tím
Dãy card user/trunk. Được đánh số từ slot 1 đến 17
1
17
Hệ thống card gồm 3 phần chính: Dãy card trắng, dãy card tím và card nguồn.
Dãy card trắng là các card điều khiển chính trong tổng đài. Những card này chịu trách nhiệm các hoạt động chuyển mạch và xử lý các cuộc gọi trong tổng đài. Cần phải tắt nguồn trước khi thao tác với các card này.
Dãy card tím là các card thuê bao hoặc trung kế. Đây là các card cung cấp dịch vụ cho thuê bao đầu cuối trong tổng đài và kết nối trung kế tới bưu điện hoặc sang các tổng đài khác.
Card nguồn cung cấp và đảm bảo ổn định nguồn điện với các mức điện áp thích hợp cho mọi hoạt động của tổng đài. Đầu vào của card nguồn là mức điện áp – 48 V-. Thông thường sử dụng UPS để cấp điện áp - 48V- cho tổng đài.
Chi tiết về từng card trong từng dãy card trắng và tím như sau:
Dãy card trắng:
Card Duplicate: Khi kết nối từ 2 tổng đài trở nên thành hệ thống tổng đài, thì các card Duplicate trong mỗi tổng đài thành phần được kết nối với nhau.
Card Processor: Card xử lý trung tâm của tổng đài.
Card Memory: Lưu trữ dữ liệu trong quá trình vận hành của tổng đài. Trên card Memory có gắn thêm card flash lưu trữ dữ liệu được tổng đài dùng mỗi khi khởi động.
Card Network: Dùng để điều khiển mạng.
Card Tone: Cung cấp tín hiệu tone.
Dãy card tím: Phục vụ cho việc khai thác thuê bao và trung kế. Mỗi tủ có 17 khe card tím được đánh địa chỉ từ slot 1 đến slot 17. Có một số loại card tím thường hay được sử dụng như sau:
Card thuê bao số (thường là loại 8 cổng).
Card thuê bao analog (thường là loại 16 cổng).
Card CO để nối với trung kế CO bưu điện (8 cổng).
Card DS1 để nối với trung kế số 2Mbps (1 cổng).
Card tie-line để nối với trung kế tie-line (4 cổng).
Lắp đặt, khai thác và vận hành tổng đài DEFINITY
Xác định quy mô và cấu hình
Trước khi lắp đặt cần phải xác định được quy mô của hệ thống tổng đài gồm bao nhiêu tủ, bố trí như thế nào. Để xác định quy mô của tổng đài cần phải xác định các yếu tố sau:
Số lượng các thuê bao gồm cả số lẫn analog có tính đến dự phòng cho tương lai. Mỗi card thuê bao số có 8 cổng, mỗi card thuê bao analog có 16 cổng.
Số lượng các loại trung kế có tính đến dự phòng cho tương lai.
Bởi vì mỗi tủ chỉ chứa được 17 khe gắn card nên nếu tổng số lượng card lớn hơn 17 ta cần phải có nhiều hơn một tủ và cần phải tổ chức kết nối các tủ với nhau một cách hợp lý.
Lắp đặt tổng đài
Với quy mô tổng đài xác định khi lắp đặt tổng đài cần đảm bảo các yếu tố sau:
Đảm bảo không gian đủ, thoáng mát, khô ráo. Vì các quạt được bố trí phía sau tủ nên cần chú ý để khoảng trống cho luồng không khí có thể lưu thông phía sau tủ.
Giữ nhiệt độ môi trường xung quanh tủ ổn định ở nhiệt độ lý tưởng cho hoạt động của tổng đài. Nên đặt tủ trong phòng riêng tránh hơi ẩm vào tủ dễ gây chập linh kiện.
Đặt tủ ở vị trí sao cho dễ đưa các dây trung kế và thuê bao vào.
Đặt tủ tại vị trí sao cho ít phải di chuyển.
Đảm bảo nguồn nuôi phải ổn định và đủ công suất. Cần chú ý nối đất cho các tủ. Các tủ phải được nối đất riêng biệt. Chú ý tới cực của nguồn nuôi.
Đảm bảo chống cháy chập.
Đảm bảo đặt tủ tại vị trí dễ thao tác tháo lắp card và màng lọc bụi dễ dàng.
Bố trí vị trí đấu dây sao cho dễ thao tác và dễ nhận biết biết vị trí các dây.
Cần lắp tất cả các card trắng trước khi cho máy hoạt động. Khi thao tác với card trắng phải ngắt nguồn trước, không thao tác với card trắng khi tổng đài đang hoạt động.
Cần đảm bảo khử tĩnh điện khi thao tác với các card trong tổng đài. Cần tránh cho mạch tiếp xúc với các nguồn điện áp cao.
Khai thác dây
Phía sau mỗi card user/trunk có cổng giao tiếp đấu với connector 25 pair đi lên các phiến của giá MDF. Giá MDF gồm có 2 phiến: bên trái và bên phải. Hình minh họa:
1
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
17
Dây từ tổng đài đi vào
1
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
17
Dây từ thuê bao đi vào
Dây nhảy khai thác thuê bao
25 đôi dây được găm lên phiến
Mỗi một cổng thuê bao hay trung kế của card ứng với một số vị trí đôi dây trong 25 đôi. Để khai thác dây cho thuê bao nào chỉ việc nhảy dây cho cặp dây tương ứng từ phiến bên trái sang phiến bên phải trên giá MDF.
Dưới đây là bố trí đôi dây của một số loại thuê bao và trung kế.
Vị trí dây
Analog 16 port
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Số
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
CO 8 port
x
x
x
x
x
x
x
x
Tie-line
x
x
x*
x
x
x*
x
x
x*
x
x
x*
2M
x
x
* là cặp dây EM của trung kế tie-line
Định hướng cấu hình
Xây dựng định hướng cấu hình
Xây dựng kế hoạch đánh số:
Xác định dải số nội bộ trong đó có số điện thoại của CO và remote.
Xác định các đường CO, tie-line, DS1.
Xác định các số ra ngoài ứng với các nhóm trung kế, trung kế.
Xác định các nhóm ưu tiên:
Hot line.
Liên tỉnh.
Quốc tế.
v.v...
Xác định các nhóm dịch vụ:
Hunting.
Coverage path.
Pick up.
Xác định các cấp hạn chế (Class Of Restriction - COR), cấp dịch vụ (Class Of Service - COS).
Xác định các phân cấp mức độ can thiệp vào hệ thống.
Yêu cầu cho việc định hướng cấu hình:
Kế hoạch số phải chi tiết, cụ thể.
Sử dụng các mã có tính gợi nhớ để dễ dàng cho việc thao tác sau này.
Đảm bảo tính phân cấp rõ ràng trong xác định cấp hạn chế, cấp dịch vụ cũng như mức độ can thiệp vào hệ thống.
Lưu trình cấu hình
Xác định danh sách các card và các yêu cầu.
Xác định chính xác địa chỉ cứng của các card và cổng cần sử dụng. Nên ghi lại các địa chỉ này.
Xây dựng hồ sơ các tham số cơ bản
Kế hoạch đánh số DialPlan và UDP, fac.
Định tuyến AAR, ARS.
Nhóm trung kế tie-line, CO, DID (DIOD) ......
Cấp hạn chế COR.
Cấp dịch vụ COS.
Vận hành và bảo dưỡng
Sau khi cấu hình xong tổng đài thỏa mãn các yêu cầu thì việc vận hành và bảo dưỡng tổng đài một cách đúng đắn có một vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo tổng đài có thể hoạt động hiệu quả.
Vận hành và bảo dưỡng tổng đài bao gồm một số công việc có tính định kỳ sau:
Kiểm tra tình trạng của môi trường ngoài (các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, bụi, độ rung chấn, các khí, hóa chất ăn mòn, sóng điện từ...) nhằm đảm bảo một môi trường lý tưởng cho hoạt động của tổng đài.
Vệ sinh tổng đài, tháo và làm vệ sinh màng lọc bụi tổng đài.
Cần cập nhật hồ sơ cấu hình tổng đài mỗi khi thực hiện thay đổi.
Xem xét log file để kiểm tra sự đúng đắn trong hoạt động của tổng đài cũng như xác định lỗi xảy ra trong quá trình hoạt động và đưa ra biện pháp xử lý, khắc phục.
Xem xét log file nhằm kiểm tra các hành động xâm nhập trái phép vào tổng đài và có biện pháp khắc phục.
Làm việc với hệ thống điều hành tổng đài (Operating System)
Kết nối terminal tới hệ điều hành tổng đài
Hệ điều hành tổng đài là một “firmware” bên trong tổng đài cung cấp tập lệnh và giao diện cho người dùng phục vụ cho việc cấu hình, vận hành, khai thác tổng đài.
Để có thể kết nối được với hệ điều hành tổng đài cần phải sử dụng thiết bị terminal ngoài hoặc hệ mô phỏng terminal ngoài (thông thường là PC với một phần mềm mô phỏng tương ứng) với kiểu terminal được hỗ trợ bởi hệ điều hành tổng đài.
Đối với PC có thể sử dụng cáp RS232 cắm trực tiếp tới cổng cấu hình trên tổng đài. Khi thực hiện remote thì PC thông qua modem analog để kết nối tới hệ điều hành tổng đài với số điện thoại remote được cấu hình từ trước.
Phần mềm mô phỏng terminal thông dụng được sử dụng trên PC là Procomm Plus for Windows. Phần mềm này có thể chạy được trên mọi nền tảng Windows và chạy thẳng không yêu cầu cài đặt.
Để sử dụng Procomm Plus for Windows kết nối từ xa tới hệ điều hành tổng đài, thực hiện như sau:
Cài đặt modem cho hệ điều hành.
Khởi động chương trình Procomm Plus for Windows.
Vào Address Books (biểu tượng quyển sách màu vàng) tạo một đầu mục truy cập với các thông số sau:
Tên đầu mục, nên đặt tên dễ gợi nhớ tới tổng đài cần cấu hình.
Số điện thoại truy cập.
Speed: 1200 bps.
Data bit: 8bit.
Parity: None.
Stop bits: 1.
Terminal type: 4410.
Chọn port PC gắn với modem
Chọn đầu mục này và click Dial để quay số kết nối.
Quá trình quay số kết thúc và kết nối thành công thì bấm Enter để vào màn hình login của giao diện làm việc.
Sau khi login thành công thì được chuyển vào giao diện cấu hình của tổng đài để thực hiện việc cấu hình và vận hành.
Các cấp terminal trong hệ thống.
Hệ điều hành tổng đài chia các terminal ra thành nhiều cấp. Mỗi cấp terminal có một quyền hạn xác định trong thao tác với hệ thống. Có cấp terminal được toàn quyền thao tác chỉnh sửa, cấu hình trên hệ thống nhưng có cấp terminal chỉ có quyền xem thông tin của hệ thống. Các cấp terminal từ cao đến thấp trong hệ thống như sau:
Init: Cấp của nhà sản xuất với quyền tuyệt đối đối với hệ thống.
Inads: Cấp cấu hình tuyệt đối. Thường hay dùng cấp này khi cần thực hiện cấu hình trên hệ thống.
Craft: Cấp siêu người dùng. Quyền đối với hệ thống của cấp này tương đối giống với Inads, chỉ có một vài hạn chế nhỏ so với INADS.
Brow: Cấp này chỉ cho phép xem và sửa thuê bao.
Cust: Cấp này chỉ cho phép xem không được phép chỉnh sửa gì trên hệ thống.
Nói chung, các chi tiết cụ thể trong phân quyền đã được nhà sản xuất đặt trước và đáp ứng hầu hết các yêu cầu trong bảo mật hệ thống. Đối với hệ thống mới chỉ cần thay đổi password cho từng cấp terminal khác với password mặc định của nhà sản xuất. Để làm điều này đăng nhập vào từng cấp và nhập lệnh change password, rồi nhập vào password mới và lưu lại.
Cấp terminal cao có thể thay đổi mức độ hạn chế về thao tác trong hệ thống đối với cấp terminal dưới nhưng terminal cấp dưới thì không thể.
Một số quy tắc khi làm việc với hệ điều hành tổng đài
Giao diện làm việc của hệ điều hành tổng đài cơ bản gồm:
Dải mầu trên cùng phía bên trái hiển thị lệnh vừa được thực thi, phía bên phải hiện thị thứ tự trang kết quả đang hiện trên tổng số trang kết quả.
Dải mầu dưới hiển thị thông báo lỗi đối với lệnh nhập vào không đúng quy tắc hoặc sai...
Vùng giữa 2 dải màu là vùng quan trọng nhất hiển thị nhiều thông tin mà người dùng quan tâm. Ví dụ như: Kết quả trong các lệnh xem, liệt kê; nơi để nhập vào các giá trị cần cấu hình; thông tin trợ giúp cho người sử dụng trong quá trình nhập lệnh...Kết quả và thông tin được hiển thị thành từng trang khi dài quá. Để xem từng trang sử dụng các phím chức năng để chuyển trang.
Dòng Command: là nơi người dùng nhập lệnh để điều khiển hệ thống.
Các ô mầu phía dưới dòng Command: hiển thị các phím chức năng trợ giúp người dùng trong quá trình làm việc với hệ thống. Một số phím chức năng là:
F1 – Cancel: Thoát khỏi lệnh.
F2 – Refresh: Quá trình hiển thị kết quả lệnh có thể bị nhiễu xen vào làm xuất hiện các ký tự lạ trên màn hình. Sử dụng chức năng này để hiển thị lại kết quả.
F3 – Enter: Đối với các lệnh cần phải nhập giá trị cho các thông số, giá trị chỉ bắt đầu có tác dụng khi được xác định là nhập vào hệ thống sau khi bấm phím chức năng này.
F5 – Help: Trợ giúp người dùng nhập lệnh. Khi nhập lệnh sử dụng trợ giúp để nhận được danh sách từ khóa hay tham số cần nhập tiếp theo. Khi nhập giá trị tại các trường sử dụng trợ giúp để nhận được danh sách các giá trị có thể nhập vào cho trường.
F6 – Prev Page: Quay trở về trang kết quả/cấu hình trước trang kết quả/cấu hình hiện tại.
F7 – Next Page: Sang trang kết quả/cấu hình kế tiếp trang kết quả/cấu hình hiện tại.
Tập lệnh của hệ điều hành tổng đài.
Tập lệnh trong tổng đài DEFINITY tương đối gần với ngôn ngữ tự nhiên. Một số lệnh thường sử dụng có tính gợi nhớ tới mục đích của lệnh. Ví dụ như:
Display: Lệnh hiển thị các thông tin về một đối tượng. Đối tượng có thể là card, thuê bao, route, trung kế, nhóm trung kế hay các dịch vụ như hunting, pickup.
List: Liệt kê thông tin về một loại đối tượng.
Add: Khai báo mới một đối tượng trong hệ thống.
Remove: Xóa hẳn một đối tượng ra khỏi cấu hình hệ thống.
Change: Thay đổi giá trị của một đối tượng đã có trong hệ thống.
Hệ điều hành tổng đài cho phép rút gọn từ khóa khi nhập lệnh. Nghĩa là chỉ cần nhập một số ký tự đầu của một từ khóa khi muốn nhập từ khóa đó. Số lượng ký tự đầu cần nhập không cố định mà chỉ cần đủ để phân biệt các từ khóa với nhau trong ngữ cảnh lệnh cụ thể.
Một số tập lệnh/lệnh thường dùng.
Sau đây liệt kê một số lệnh thường dùng khi làm việc với hệ thống.
Tập lệnh add – Khai báo đối tượng mới trong hệ thống. Một số lệnh thường dùng sau:
Add station – Khai báo một thuê bao mới trong mạng.
Add trunk – Khai báo một trung kế mới trung mạng.
Add trunk-group – Khai báo một nhóm trung kế mới trong mạng.
Add pick-up group – Khai báo một nhóm dịch vụ pick-up trong mạng.
Add hunting-group – Khai báo một nhóm dịch vụ hunting trong mạng.
Add ds1 – Khai báo card trung kế số 2M.
......
Tập lệnh remove – Xóa một đối tượng ra khỏi hệ thống. Một số lệnh thường dùng:
Remove station
Remove trunk
Remove trunkgroup
Remove pick-up group
Remove hunting group
Remove ds1
......
Tập lệnh display hiển thị thông tin chi tiết:
display dialplan: Xem bảng kế hoạch số.
display udp : Xem kế hoạch bảng udp.
display feature-access-codes: Xem toàn bộ bảng fac trong đó có ARS.
display ars analysis : Xem chi tiết về một ARS.
display aar analysis : Xem thông tin về AAR.
display route-pattern : Xem thông tin về route.
display trunk-group : Xem thông tin về nhóm trung kế.
display cor : Xem cấp hạn chế.
display cos: Xem thông tin về cấp dịch vụ.
display station : Xem thông tin chi tiết thuê bao.
Display alarm: Xem thông tin cảnh báo trong hệ thống.
Display error: Xem các báo lỗi trong hệ thống.
......
Các lệnh list hiển thị thông tin tóm tắt về một nhóm đối tượng:
list udp
list ars analysis
list aar analysis
list route-pattern
list trunk-group
list configuration all: Xem danh sách các card trong hệ thống.
list cor
list history: Xem lịch sử các phiên làm việc với hệ thống của các terminal.
list station
.......
Một số lệnh kiểm tra và xem trạng thái:
Test station
.....
Status station
Status trunk
....
Để rõ thêm chi tiết về mỗi lệnh sử dụng chức năng trợ giúp sau mỗi từ khóa.
Ví dụ về cấu hình cơ bản hòa mạng một tổng đài DEFINITY mới.
Yêu cầu đề bài.
Cấu hình mới tổng đài DEFINITY tại nhà máy điện Phả Lại với những giả thiết và yêu cầu sau:
Giả thiết về trung kế:
Có 5 đường trung kế CO nối tới Bưu điện.
Có 6 trung kế tie-line đi Hải Dương.
Có 1 trung kê số 2Mbps đi Hà Nội.
Giả thiết về quy hoạch đầu số:
Nội bộ dùng các đầu số 160xx, 161xx, 162xx, 163xx.
Đầu số Hải Dương là 32xxx.
Đầu số 0 được dùng để gọi các thuê bao của mạng bưu điện.
Đầu số 1xx được dùng để gọi khẩn 113, 115...
Các đầu số xxxxx còn lại được transit qua tổng đài tại Hà Nội để tới các tổng đài khác.
Hình vẽ minh họa:
VNPT
5 CO
Hà Nội
Hải Dương
32xxx
2Mps
6 tie
Nhà máy điện Phả Lại
160xx
161xx
162xx
163xx
2 Mbps
Yêu cầu:
Số thuê bao trong mạng là 200.
Thuê bao của giám đốc có 2 số điện thoại có thể được sử dụng để gọi tới: Số trong tổng đài 16001 và số bưu điện 0161234567
Bàn trực (PO) của trực điện thoại viên có 2 số có thể sử dụng để liên lạc vào là 9 và 16199.
Tất cả các máy trong mạng được phép liên lạc với các đầu số xxxxx.
Một số nhóm máy chỉ được liên lạc nội bộ.
Một số nhóm máy được phép liên lạc nội bộ và thuê bao nội hạt Phả Lại.
Một số nhóm máy được phép liên lạc nội bộ, thuê bao nội hạt Phả Lại, thuê bao liên tỉnh, thuê bao di động thông qua mạng bưu điện. Không được liên lạc với thuê bao quốc tế.
Xây dựng các tham số cho hệ thống
Sơ đồ lưu trình cấu hình như sau:
DialPlan, UDP
ARS/AAR
Route
Trunk group
Trunk
Xây dựng kế hoạch số cho bảng dialplan.
Kế hoạch đánh số chi tiết như sau:
Số 0: Được sử dụng để bắt đầu cho chuỗi số quay ra bưu điện.
Số 1xx: Sử dụng cho báo cứu hỏa, cảnh sát, bệnh viện....
Các đầu số 160xx, 161xx, 162xx, 163xx dùng cho nội bộ.
Số (2-8)xxxx: Sử dụng cho liên lạc trong ngành (5 số).
Số 9 và 16119: Gọi vào bàn trực (PO).
Các ký tự *, # được sử dụng cho các dịch vụ đặc biệt.
Tham số cho bảng dialplan như sau:
Digit 0 – length 1: fac.
Digit 9 – length 1:attd.
Digit *, # – length 2: fac.
Digit 1-8 – length 1: mics.
Tham số cho bảng UDP 16 như sau:
dd = 0x, 1x, 2x, 3x dùng cho local.
Tham số cho bảng UDP 32 như sau:
dd = (0-9)x được gán giá trị arr 320
Tham số cho các bảng UDP từ 2 đến 8 như sau:
dd = (0-9)xxxx thuộc về AAR với code là 460.
Tham số cho feature-access-codes như sau:
ARS 1 = 0; ARS 2 không gán giá trị.
Xây dựng các nhóm trung kế
Nhóm các trung kế CO:
5 trung kế CO được chia thành 3 nhóm với mục đích như sau:
Nhóm 1: Có 2 đường CO phục vụ cho mục đích gọi nội hạt Phả Lại. Gán số cho nhóm trung kế này là 1.
Nhóm 2: Có 2 đường CO phục vụ cho mục đích gọi liên tỉnh và di động. Gán số cho nhóm trung kế này là 2.
Nhóm 3: Có 1 đường CO phục vụ cho mục đích gọi quốc tế. Gán số cho nhóm trung kế này là 3.
Nhóm 6 trung kế tie-line đi Hải Dương:
Cả 6 trung kế này được nhóm vào một nhóm. Gán số cho nhóm này là 320.
Trung kế 2M đi Hà Nội.
Trung kế này thuộc về một nhóm. Gán số cho nhóm này là 460.
Xây dựng các route.
Các route được xây dựng phân chia theo hướng và theo mục đích sử dụng của các trung kế thuộc cùng hướng. Cụ thể như sau:
Các route hướng ra mạng bưu điện:
Route 1 hướng các cuộc gọi nội hạt Phả Lại ra mạng bưu điện. Cấp FRL của route này được gán sao cho chỉ những thuê bao được phép mới sử dụng được. Gán số cho route này là 1 và chỉ ra nhóm trung kế 1.
Route 2 hướng các cuộc gọi liên tỉnh, di động ra mạng bưu điện. Cấp FRL của route này cũng phải được gán sao cho chỉ những thuê bao được phép mới sử dụng được. Gán số cho route này là 2 và chỉ ra nhóm trung kế 2.
Route 3 hướng các cuộc gợi quốc tế ra mạng bưu điện. Cấp FRL của route này cũng phải được gán sao cho chỉ thuê bao được phép mói sử dụng được. Gán số cho route này là 3 và chỉ ra nhóm trung kế 3.
3 route này chỉ ra các nhóm trung kế CO do vậy sẽ được liên kết với ARS = 0 trong hệ thống. Chuỗi số quay sau 0 sẽ được gửi nguyên vẹn cho bưu điện.
Các route hướng ra nhóm trung kế tie-line.
Route hướng ra Hải Dương hướng các cuộc gọi với số quay 32xxx. Gán số cho route này là 320 và liên kết với nhóm trung kế đi Hải Dương là 320. Cấp FRL gán cho route này cho phép tất cả các thuê bao trong mạng (trừ nhóm thuê bao chỉ được phép gọi nội bộ) sử dụng.
Các route hướng ra nhóm trung kế đi Hà Nội.
Các cuộc gọi nội bộ ngành với các số quay khác 32xxx, 160xx, 161xx, 162xx, 163xx và các cuộc gọi sử dụng VOIP 179 được hướng theo route này transit qua tổng đài Hà Nội để đến đúng đích.
Gán số cho route này là 460. Route này liên kết với AAR 400 và ARS = 0. Cấp FRL của route này cho phép tất cả các thuê bao trong mạng (trừ các thuê bao chỉ được phép gọi nội bộ) sử dụng.
Mã 1046 sẽ được chèn thêm vào chuỗi số phát đi để thuận tiện cho việc định tuyến tại tổng đài Hà Nội cũng như các tổng đài khác.
Xây dựng tham số AAR.
Xây dựng 2 AAR:
AAR 400 ứng với UDP 32xxx đi Hải Dương.
AAR 460 cho các số xxxxx gọi nội bộ ngành khác.
Xây dựng tham số cho ARS = 0.
ARS = 0 được dùng để hướng ra CO bưu điện. Các chuỗi số quay cụ thể được chọn route như sau:
Số quay
Route
0
2
00
3
09
2
1
1
1790
2
17900
3
2 đến 8
1
Xác định các cấp FRL trong hệ thống.
6 cấp FRL trong hệ thống được sử dụng như sau:
Cấp 0: Chỉ cho phép thuê bao trong mạng gọi nội bộ.
Cấp 1: Ưu tiên như cấp 0 và cho phép thuê bao trong mạng gọi nội hạt Phả Lại.
Cấp 2: Ưu tiên như cấp 1 và cho phép thuê bao trong mạng gọi liên tỉnh và di động.
Cấp 6: Ưu tiên như cấp 2 và cho phép thuê bao trong mạng gọi quốc tế.
Xây dựng tham số cho COR.
Xây dựng 6 cấp COR tương tự như đối với 6 cấp FRL. Cụ thể:
COR 0 được gán FRL cấp 0.
COR 1 được gán FRL cấp 1.
COR 2 được gán FRL cấp 2.
COR 6 được gán FRL cấp 6.
xây dựng COS.
Sử dụng các giá trị mặc định của hệ thống.
Cấu hình hệ thống.
Dựa trên các tham số được xây dựng cho hệ thống ở trên, tiến hành nhập lệnh để cấu hình hệ thống.
Sau khi login vào giao diện làm việc với quyền cấu hình (tốt nhất là inads), tại dòng command nhập lệnh để cấu hình:
Cấu hình dialplan
Change dialplan
Nhận được giao diện cấu hình sau:
Điền các giá trị mics và fac vào các vị trí tương ứng.
Cấu hình ARS
change feature-access-codes
Nhập giá trị 0 cho ARS – Access Code 1.
Cấu hình UDP.
Với các bảng UDP từ 2 tới 8 cho chỉ ra AAR 400. Ví dụ đối với bảng UDP 4 nhập lệnh change udp 4. Nhận được giao diện sau:
Tại các trường (1-8)x điền vào giá trị aar 460 như hình minh họa trên.
Cấu hình bảng UDP 16 để có được dải địa chỉ 160xx, 161xx, 162xx, 163xx là nội bộ.
change udp 16
Nhập vào giá trị local như hình minh họa trên.
Cấu hình bảng UDP 32.
change udp 32
Tương tự như lệnh trên nhưng thay giá trị local bằng giá trị arr 320.
Cấu hình các trung kế.
Trung kế CO:
add trunk 1. Sau đó khai port tương ứng và kiểu là co/loop start.
add trunk 2. Sau đó khai port tương ứng và kiểu là co/loop start.
add trunk 3. Sau đó khai port tương ứng và kiểu là co/loop start.
add trunk 4. Sau đó khai port tương ứng và kiểu là co/loop start.
add trunk 5. Sau đó khai port tương ứng và kiểu là co/loop start.
Tung kế tie-line
Add trunk 6. sau đó khai port tương ứng và kiểu là tie.
Trung kế 2M.
Khai báo card DS1 với vị trí cắm card là 01A16
add DS1 01A16
Khai báo trung kế 2M
add trunk 7. Sau đó khai port tương ứng và kiểu là 7410d.
Cấu hình nhóm trung kế
Nhóm trung kế 1.
add trunk-group 1
change trunk-group 1
Các thông số như sau:
type: co
name: CO_noihat
port: Địa chỉ của 2 CO tương ứng.
Nhóm trung kế 2.
add trunk-group 2
change trunk-group 2
Các thông số như sau:
type: co
name: CO_ltinh_didong
port: Địa chỉ của 2 CO tương ứng.
Nhóm trung kế 3.
add trunk-group 3
change trunk-group 3
Các thông số như sau:
type: co
name: CO_ltinh_didong
port: Địa chỉ của CO tương ứng.
Nhóm trung kế tie-line.
add trunk-group 320
change trunk-group 320
Các thông số như sau:
type: tie
name: DiHaiDuong
port: Địa chỉ của 6 tie-line tương ứng.
Nhóm trung kế 2M.
add trunk-group 460
change trunk-group 460
Các thông số như sau:
type: ds1
name: DiHaNoi
port: Địa chỉ của 2M tương ứng.
Cấu hình AAR
AAR 320 liên kết với route 320.
change aar analysis 320
Nhập vào các giá trị như trên hình minh họa.
AAR 460 liên kết với route 460. Cấu hình tương tự như với AAR 320.
Cấu hình ARS = 0
change ars analysis 0
Nhập các giá trị như hình minh họa.
Cấu hình route
Route 1
change route 1
Tham số:
trunk-group number = 1.
FRL = 1.
Route 2.
change route 2
Tham số:
trunk-group number = 2.
FRL = 2.
Route 3.
change route 3
Tham số:
trunk-group number = 3.
FRL = 6.
Route 320.
change route 320
Tham số:
trunk-group number = 320.
FRL = 0.
Route 460.
change route 460
Tham số:
trunk-group number = 460.
FRL = 0.
Cấu hình COR
COR 1.
change cor 1
Tham số
FRL = 1.
COR 0 (FRL = 0), COR 2 (FRL = 2), COR 6 (FRL = 6) cũng được cấu hình tương tự như đối với COR 1.
Khai báo thuê bao
Thuê bao giám đốc. Số là 16001.
add station 16001
change station 16001
Các tham số:
type: k2500
port: 01A161
name: giamdoc
COR: 6
Thuê bao chỉ gọi nội bộ. Chọn số là 16101
add station 16101
change station 16101
Các tham số:
type: k2500
port: 01A151
name: nhanvien_A
COR: 0
Thuê bao chỉ gọi nội bộ và nội hạt Phả Lại. Chọn số là 16201
add station 16201
change station 16201
Các tham số:
type: k2500
port: 01A141
name: nhanvien_B
COR: 1
Thuê bao gọi được liên tỉnh và di động. Chọn số là 16301
add station 16301
change station 16301
Các tham số:
type: k2500
port: 01A131
name: truongphong
COR: 2
Lưu cấu hình
save translation.
Kết luận
Có thể nhận thấy với những tính chất, ưu điểm như đã trình bầy ở trên, tổng đài DEFINITY thực sự là một tổng đài mang lại nhiều sự thuận tiện cho người sử dụng. Thực tế trong mạng thông tin ngành điện cũng đã chứng tỏ sự ổn định, vai trò, hiệu quả trong hoạt động của tổng đài DEFINITY cũng như lợi ích kinh tế mà nó mang lại.
Chuyên đề này chỉ tập trung chủ yếu vào một trong những vấn để quan trọng trong tổng đài DEFINITY là cấu hình. Còn có nhiều vấn đề quan trọng khác chưa được đề cập. Do những hạn chế về thời gian, kiến thức, trình độ cũng như kinh nghiệm thực tế, chắc chắn bài viết này khó tránh khỏi có những sai sót bởi vậy rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến.
Nhân đây, em xin bày tỏ lời cảm ơn tới anh Dương Văn Thuận là người đã trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện để em có thể thực hiện chuyên đề này một cách tốt nhất. Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới các anh, chị, các cô, chú, bác trong công ty viễn thông điện lực, đặc biệt là các các anh chị, cô chú, bác tại Xưởng kỹ thuật Viễn Thông, cũng như các đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ để đề tài này có thể thực hiện được.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổng đài Definity - Lắp đặt, khai thác và vận hành.DOC