Nếu xe vận tải bị huy động phục vụ những yêu cầu đột xuất của Nhà nước
như: chống bão lụt, dịch bệnh, tập trung vận tải những hàng hoá hoặc vận tải cho
213 quốc phòng. thì cũng cần xác định nguồn nguy hiẻm cao độ đã được chuyển giao
mặc dù được Nhà nước được Nhà nước cung cấp cho kinh phí, nhiên liệu v.v không
nên qui định theo tinh thân của Thông tư số 03-TANDTC ngày 05/04/1983 chủ
phương tiện vẫn được coi là thực hiện kế hoạch Nhà nước, được Nhà nước cung cấp
cho kinh phí, nhiên liệu v.v. cho nên họ vẫn là người chiếm hữu phương tiện và
phải bồi thường thiệt hại nếu xe gây ra thiệt hại. Vì Nhà nước cung cáp kinh phí hay
nhiên liêu chính là để phục vụ cho lợi ích chung cho xã hội, cho cộng đồng chứ
không phải hỗ trợhay cấp cho bản thân chủ sở hữu xe, mặt khác trong trường hợp
này là họ bắt buộc chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản theo quyết định
của cơquan nhà nước có thẩm quyền.
216 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chết” và nếu người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa
vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng trong thời hạn sau đây:
- Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và
còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi,
trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia
lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
- Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền
cấp dưỡng cho đến khi chết.
Như vậy, nếu người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động nhưng trong
thời hạn hai năm kể từ ngày xảy ra thiệt hại mà họ không khởi kiện thì họ có mất
quyền khởi kiện hay không ? Nếu quan niệm người bị thiệt hại không có quyền khởi
194
kiện nữa thì dường như mâu thuẫn với quy định “người bị thiệt hại được hưởng bồi
thường cho đến khi chết”. Tuy nhiên, người ta có thể lập luận rằng người bị thiệt hại
chỉ được hưởng bồi thường cho đến khi chết nếu đã khởi kiện khi sự việc còn thời
hiệu khởi kiện, ngược lại nếu không khởi kiện trong thời hạn đó thì sẽ không được
hưởng bồi thường. Nếu giải thích theo hướng này thì quả thực rất bất lợi cho người
bị thiệt hại. Thiết nghĩ, sẽ hợp lý hơn nếu cho rằng khi hết thời hạn 2 năm kể từ ngày
kết thúc việc điều trị người bị thiệt hại không có quyền khởi kiện với các khoản chi
phí để điều trị nhằm khắc phục thiệt hại, còn đối với các khoản thu nhập bị mất hoặc
bị giảm sút sau khi điều trị thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm tính theo định kỳ hàng
tháng đối với từng khoản thu nhập.
Ngoài ra, trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì cần vận dụng các quy
định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện theo Khoản 2 Điều 161 BLDS
“Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có
quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự” để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của những người mà người bị
thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống.
Như vậy, cần phải có những hướng dẫn cụ thể trong việc áp dụng các quy
định của BLDS về thời hiệu khởi kiện trong các vụ việc về yêu cầu bồi thường thiệt
hại do tài sản gây ra để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người bị thiệt hại.
- Về trường hợp sự việc đã được giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định
đã có hiệu lực pháp luật của Toà án
Về nguyên tắc thì Toà án không thụ lý đối với các trường hợp sự việc đã
được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án. Tuy
nhiên, theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 168 BLTTDS về trả lại đơn khởi kiện
thì Toà án trả lại đơn khởi kiện nếu sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, trừ trường hợp vụ án thay đổi mức cấp
dưỡng, mức bồi thường thiệt hại ...Như vậy, nếu vận dụng các quy định này thì mặc
dù trước đó người bị thiệt hại đã khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại và Toà án đã
giải quyết nhưng sau đó đương sự vẫn có quyền khởi kiện yêu cầu thay đổi mức cấp
dưỡng, mức bồi thường nếu điều kiện sống thay đổi hoặc bệnh tật tái phát làm phát
sinh những khoản chi phí mới để điều trị và bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ.
1.4. Về vấn đề chứng minh và xác định luật áp dụng
- Về vấn đề chứng minh
195
Khi thực hiện việc khởi kiện trước Toà án để yêu cầu bồi thường thiệt hại do
tài sản gây ra thì về nguyên tắc người khởi kiện phải có trách nhiệm dẫn chứng các
giấy tờ, tài liệu để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Bị
đơn nếu có yêu cầu phản tố cũng có nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ, tài liệu để
chứng minh.
Trong việc kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra thì các chứng
cứ tài liệu được cung cấp là để làm rõ những vấn đề sau đây:
- Có thiệt hại thực tế xảy ra hay không và mức độ thiệt hại
- Người bị khởi kiện có hành vi trái pháp luật hay không
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại thực tế xảy ra
- Lỗi của người gây thiệt hại, lỗi của người bị thiệt hại
Bốn yếu tố này là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy
nhiên, người bị khởi kiện có thể dẫn chứng những tài liệu để phản bác lại yêu cầu
khởi kiện như chứng minh thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt
hại, thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết.
Về nguyên tắc, các tình tiết được sử dụng để làm căn cứ cho việc giải quyết
vụ kiện đều phải được Toà án chứng minh bằng các chứng cứ đã được thẩm tra về
độ tin cậy và giá trị chứng minh của chúng. Tuy nhiên, nhà lập pháp cũng quy định
một số tình tiết Toà án có thể sử dụng ngay để giải quyết vụ kiện mà không cần phải
chứng minh. Theo quy định tại Điều 80 BLTTDS thì những tình tiết, sự kiện không
phải chứng minh bao gồm: Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết
và được Toà án thừa nhận; những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản
án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Thông thường trong thực tiễn, đối với các trường hợp vô ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại tới sức khoẻ người khác nếu đã có bản án hình sự đã có hiệu lực
của Toà án khẳng định chủ thể gây thiệt hại, lỗi của họ thì khi xử về dân sự Toà án
có thể sử dụng ngay kết luận của bản án hình sự mà không cần tìm kiếm các chứng
cứ khác để chứng minh hành vi trái pháp luật, lỗi của người bị kiện. Trong những
trường hợp này việc chứng minh chỉ tập trung vào xác định thiệt hại thực tế phát
sinh từ việc gây thiệt hại.
Trong các vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, người bị
thiệt hại có thể cung cấp cho Toà án những tài liệu, hoá đơn, chứng từ để chứng
minh thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Thế nhưng trách nhiệm của Toà án là phải
196
thẩm định lại tính xác thực và độ tin cậy của những tài liệu này. Trong trường hợp
cần thiết Toà án có thể tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn (ý kiến của bác sĩ
điều trị, hội đồng giám định y khoa đối với thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ; kết luận
giám định về nguyên nhân lún nứt công trình xây dựng, về chi phí thực tế bỏ ra để
phục hồi nguyên trạng tài sản...) hoặc tham khảo ý kiến của cơ quan nơi người lao
động làm việc để xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Bên cạnh các tài
liệu viết, Toà án cũng cần tiến hành xem xét trên thực địa; đối chiếu với lời khai của
người làm chứng để thẩm tra lại các tài liệu có trong hồ sơ.
- Về xác định luật áp dụng
Về nguyên tắc, trước hết Toà án phải căn cứ vào các quy định mang tính
nguyên tắc, bao gồm quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng (các điều từ 604 đến 607 BLDS) và các quy định về xác định thiệt hại (các
điều từ 608 đến 612 BLDS) để áp dụng giải quyết. Tuy nhiên, nhà lập pháp cũng đã
dự liệu việc bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể như bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 623), do súc vật gây ra (Điều 625), do
cây cối gây ra (Điều 626), do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra (Điều 627).
Đối với các trường hợp này Toà án cần căn cứ vào cả các quy định mang tính
nguyên tắc và các quy định riêng biệt cho từng loại vụ kiện cụ thể để giải quyết.
Trong thực tiễn, cũng nảy sinh các trường hợp thiệt hại do tài sản gây ra
nhưng không thuộc các trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể đã được nhà lập pháp
ấn định. Trong những trường hợp này, Toà án sẽ áp dụng quy định nào để giải quyết
cũng là một vướng mắc và việc vận dụng trong thực tiễn là không thống nhất. Thiết
nghĩ, trước hết các quy định mang tính nguyên tắc từ Điều 604 tới Điều 612 BLDS
cần được tham chiếu. Bên cạnh đó, cần phải lưu ý tới các quy định tại Điều 3 BLDS
về áp dụng tập quán, quy định tương tự của pháp luật. Chẳng hạn, trong BLDS có
quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra (Điều 625) nhưng nếu là thiệt hại
do những vật nuôi khác gây ra thì có thể vận dụng quy định tại Điều 3 và Điều 625
BLDS để giải quyết.
2. Vấn đề thi hành án về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
Sau khi có bản án của Toà án buộc người gây thiệt hại phải bồi thường, về
nguyên tắc trong thời hạn 3 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị
thiệt hại phải làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức việc thi hành án. Vấn đề
đặt ra là để bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại do tài sản gây ra cơ quan thi hành
án dân sự có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án nào?
197
Xét về bản chất, việc thi hành các bản án, quyết định của Toà án về bồi
thường thiệt do tài sản gây ra thuộc trường hợp thi hành nghĩa vụ trả tiền. Do vậy,
nếu hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện
thi hành thì cơ quan thi hành án có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế sau đây:
Khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án;
trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; kê biên, xử lý tài sản của người phải thi
hành án. Trong phần này chúng ta sẽ lần lượt làm rõ điều kiện, thủ tục áp dụng ba
biện pháp cưỡng chế nói trên.
2.1. Biện pháp khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của
người phải thi hành án
Biện pháp khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người
phải thi hành án là một trong ba biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền. Xét
về nguyên tắc thì trong trường hợp người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại do tài sản gây ra thì biện pháp cưỡng chế này sẽ là biện pháp cưỡng
chế đầu tiên được áp dụng. Chấp hành viên chỉ áp dụng biện pháp kê biên tài sản
hoặc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án nếu người phải thi hành án không
có tiền, tài khoản, giấy tờ có giá để thi hành án.
- Điều kiện áp dụng
* Theo bản án, quyết định của Tòa án thì người phải thi hành án phải thi hành
nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
* Có căn cứ để xác định người phải thi hành án có tiền, tài khoản, giấy tờ có
giá. Hiện nay, pháp luật không có những quy định cụ thể nhưng về phương diện lý
luận cần phải hiểu rằng ngoài trường hợp người phải thi hành án có tiền trong tài
khoản tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng thì biện pháp cưỡng chế
này còn được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có tiền, giấy tờ có
giá và bản thân họ đang giữ các tài sản này hoặc đang do người thứ ba giữ.
Chỉ sau khi xác minh người phải thi hành án có tiền, tài khoản, giấy tờ có giá
thì Chấp hành viên mới có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế này. Giấy tờ có giá
có thể là cổ phiếu, trái phiếu (như trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình trung
ương, trái phiếu đầu tư do ngân sách trung ương thanh toán, trái phiếu ngoại tệ),
công trái, thương phiếu, tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, kỳ phiếu,
chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng nhà
198
nước quy định còn giá trị thanh toán (Luật Ngân hàng, Quyết định số 94/2004/QĐ-
NHNN ngày 20/01/2004 và Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17/8/2004).
* Hết thời gian tự nguyện đã được Chấp hành viên ấn định nhưng người phải
thi hành án không tự nguyện thi hành, hoặc chưa hết thời gian tự nguyện nhưng cần
ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh
việc thi hành án.
- Thủ tục áp dụng:
Trước khi ra quyết định khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá
của người phải thi hành án tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, Tổ chức tín dụng,
Chấp hành viên phải tiến hành xác minh tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, Tổ chức
tín dụng. Ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước phải cung cấp các thông
tin cần thiết về tiền gửi, tài khoản, giấy tờ có giá của người phải thi hành án cho
Chấp hành viên (Khoản 4 Điều 14 PLTHADS 2004).
Nếu xác định người phải thi hành án có tiền gửi hoặc có tiền trong tài khoản,
giấy tờ có giá tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc thì Chấp hành viên lập biên
bản về tình trạng tài khoản, tiền gửi, giấy tờ có giá của người phải thi hành án có tại
Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng và ra quyết định khấu trừ tương
ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án để thi hành án.
Sau khi ra quyết định cưỡng chế, Chấp hành viên trực tiếp gửi ngay quyết
định đó cho Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, Tổ chức tín dụng đang giữ tiền, giấy tờ
có giá của người phải thi hành án và yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, tổ chức này
thực hiện quyết định của cơ quan thi hành án. Khi nhận được quyết định của Chấp
hành viên về khấu trừ vào tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người
phải thi hành án đang gửi ở Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng thì Thủ
trưởng cơ quan này có trách nhiệm khấu trừ ngay từ tiền gửi, tài khoản, giấy tờ có
giá của người phải thi hành án để chuyển vào tài khoản của cơ quan thi hành án, sau
đó cơ quan thi hành án chi trả cho người được thi hành án theo quy định, trừ trường
hợp cần chuyển thẳng tới cho người được thi hành án theo quyết định của cơ quan
thi hành án.
Đối với các khoản tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án mà họ đang
giữ hoặc do người thứ ba (không phải là Ngân hàng, tổ chức tín dụng, Kho bạc giữ)
thì Chấp hành viên lập biên bản thu giữ số tiền, giấy tờ có giá tương ứng với nghĩa
199
vụ của người phải thi hành án đồng thời ra quyết định trừ vào tiền hoặc thu hồi giấy
tờ có giá để thi hành án.
Theo nguyên tắc chung của việc cưỡng chế thi hành án thì mức khấu trừ tài
khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án phải tương ứng
với nghĩa vụ của người phải thi hành án để thi hành án. Mặc dù pháp luật không có
quy định cụ thể về việc để lại cho người phải thi hành án một khoản tiền tối thiểu
khi áp dụng biện pháp cưỡng chế này nhưng thiết nghĩ, đối với người phải thi hành
án mặc dù có tiền, giấy tờ có giá nhưng lại không có thu nhập khác để đảm bảo cuộc
sống của bản thân và gia đình (Chẳng hạn mặc dù có một khoản tiền tiết kiệm, tiền
gửi ở Ngân hàng, có cổ phần ở công ty nhưng lợi nhuận thu được từ các nguồn này
lại là thu nhập chính của họ để duy trì cuộc sống...) thì khi khấu trừ tuỳ theo hoàn
cảnh thực tế của người phải thi hành án mà Chấp hành viên để lại cho họ một khoản
tiền nhất định để bảo đảm điều kiện sống tối thiểu cho người phải thi hành án và
người mà người phải thi hành án có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định
của pháp luật. Đây là một vấn đề thể hiện tính nhân đạo của pháp luật và phù hợp
với đạo lý của con người Việt Nam chúng ta.
2.2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án là một biện pháp cưỡng chế thi
hành án, do Chấp hành viên áp dụng khi người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa
vụ bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, được áp dụng trong trường hợp người phải
thi hành án có thu nhập mà không tự nguyện thi hành án. Biện pháp này được áp
dụng trong các trường hợp thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ hoặc
khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án
không đủ để thi hành án; bản án, quyết định của toà án ấn định biện pháp trừ vào thu
nhập của người phải thi hành án; do các bên thoả thuận.
Như vậy, đối với việc thi hành án bản án buộc thực hiện nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại do tài sản gây ra thì biện pháp này có thể áp dụng đối với việc thi hành các
khoản về cấp dưỡng hàng tháng, các khoản thu nhập bị giảm sút phải bồi thường
theo định kỳ hoặc trường hợp đã kê biên những tài sản khác của người phải thi hành
án mà vẫn không đủ để thi hành án.
- Điều kiện áp dụng biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
* Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tài
sản gây ra. Tuy nhiên, khác với các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền
200
khác (biện pháp trừ vào tài khoản, tiền, giấy tờ có giá; kê biên và bán tài sản của
người phải thi hành án), biện pháp trừ vào thu nhập thường được áp dụng khi các
khoản tiền mà người phải thi hành án phải thực hiện là các khoản phải cấp dưỡng,
phải trả theo định kỳ hoặc khoản tiền phải thi hành án không lớn.
* Chấp hành viên chỉ được áp dụng biện pháp trừ vào thu nhập của người phải
thi hành án nếu có căn cứ xác định người phải thi hành án có thu nhập để khấu trừ.
- Thủ tục áp dụng biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
* Trước khi tiến hành áp dụng biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi
hành án, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi
hành án. Cụ thể là Chấp hành viên phải tiến hành xác minh xem người phải thi hành
án có thu nhập hay không và mức thu nhập là bao nhiêu ?
* Khi xác định người phải thi hành án có thu nhập để khấu trừ, Chấp hành
viên sẽ ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Quyết định này
phải được gửi cho người được thi hành án, người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức,
cá nhân quản lý thu nhập của người phải thi hành án.
* Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý thu nhập của người phải thi hành án sau
khi nhận được quyết định phải có trách nhiệm thực hiện việc khấu trừ thu nhập của
người phải thi hành án. Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày khấu
trừ thu nhập, cơ quan, tổ chức, cá nhân nói trên có nghĩa vụ chuyển cho cơ quan thi
hành án số tiền đó để chi trả cho người được thi hành án.
- Mức trừ vào thu nhập
Theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004 thì
mức cao nhất được trừ vào lương là 30% số lương hàng tháng. Đối với những khoản
thu nhập khác thì mức trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án,
nhưng phải bảo đảm điều kiện sống tối thiểu cho người phải thi hành án và người
mà người phải thi hành án có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của
pháp luật. Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người
mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng được căn cứ vào điều kiện cụ thể
từng địa phương nơi họ sinh sống (khoản 1 Điều 20 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP
ngày 30/9/2004).
201
2.3. Kê biên, bán tài sản của người phải thi hành án
Kê biên tài sản của người phải thi hành án là một biện pháp cưỡng chế thi hành
án, do Chấp hành viên áp dụng khi người phải thi hành án có nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại theo bản án, quyết định của Tòa án, được áp dụng trong trường hợp người
phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành trong thời
hạn do Chấp hành viên ấn định, hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi
hành án tẩu tán, huỷ hoại tài sản.
- Điều kiện để áp dụng biện pháp kê biên tài sản
* Theo bản án, quyết định, người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại
* Người phải thi hành án có tài sản để thi hành án:
Tài sản này có thể là tài sản riêng của người phải thi hành án nhưng cũng có
thể là tài sản chung với người khác, tài sản này có thể đang do người phải thi hành
án hoặc người thứ ba giữ. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản với biện pháp khấu trừ
tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án là trong
trường hợp này người phải thi hành án có tài sản để thi hành án nhưng tài sản này
không phải là tiền, các giấy tờ có thể trị giá được bằng tiền mà là động sản hoặc bất
động sản khác thuộc sở hữu riêng của người phải thi hành án hoặc sở hữu chung với
người khác.
* Hết thời gian tự nguyện đã được ấn định nhưng không tự nguyện thi hành,
hoặc chưa hết thời gian tự nguyện nhưng để ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản
- Nguyên tắc kê biên tài sản
Khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản, ngoài việc phải tuân thủ các nguyên
tắc chung về việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế, Chấp hành viên phải tuân thủ
các nguyên tắc sau đây:
* Mọi tài sản của người phải thi hành án đều có thể bị kê biên, phong toả để
đảm bảo thi hành án, bao gồm tài sản thuộc sở hữu riêng, tài sản thuộc sở hữu chung
với người khác, kể cả quyền sử dụng đất hoặc tài sản đang do người khác giữ.
* Người phải thi hành án có quyền thoả thuận với người được thi hành án tài sản
được kê biên để đảm bảo thi hành án. Nếu không thoả thuận được người phải thi hành
án có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước, Chấp hành viên phải chấp nhận nếu xét
thấy việc đề nghị đó không cản trở việc thi hành án.
202
* Nếu người phải thi hành án không đề nghị kê biên tài sản nào trước thì tài sản
thuộc sở hữu riêng của người phải thi hành án được kê biên trước. Trong trường hợp
người phải thi hành án không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thi hành án
thì Chấp hành viên mới được kê biên phần tài sản của người phải thi hành án trong khối
tài sản thuộc sở hữu chung với người khác.
* Kê biên quyền sử dụng đất, nhà ở, trụ sở của người phải thi hành án chỉ
được tiến hành khi những tài sản khác không đủ để thi hành án, trừ trường hợp
người phải thi hành án đề nghị kê biên những tài sản này.
* Chỉ được kê biên tài sản của người phải thi hành án đủ để đảm bảo thi hành
án và thanh toán các chi phí thi hành án. Trong trường hợp người phải thi hành án
chỉ có một tài sản duy nhất có giá trị lớn hơn mức phải thi hành án mà không thể
phân chia được hoặc việc phân chia sẽ làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì chấp
hành viên vẫn có quyền kê biên tài sản đó để đảm bảo thi hành án.
* Đối với tài sản của người phải thi hành án đang được thế chấp, cầm cố hợp
pháp, nếu người phải thi hành án không còn tài sản nào khác mà tài sản cầm cố, thế
chấp có giá trị lớn hơn nghĩa vụ đã được bảo đảm theo hợp đồng thế chấp, cầm cố,
kể cả các chi phí liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố cộng với chi phí cho việc kê
biên, bán đấu giá tài sản, thì chấp hành viên vẫn kê biên tài sản để đảm bảo thi hành
án mặc dù hợp đồng thế chấp, cầm cố chưa đến hạn, nhưng trước khi kê biên tài sản
Chấp hành viên phải thông báo cho người nhận thế chấp, cầm cố biết về việc kê biên.
- Những tài sản không được kê biên
Về nguyên tắc, mọi tài sản của người có nghĩa vụ phải bồi thường theo bản án
đều có thể bị kê biên và bán đấu giá để bồi thường cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên,
với mục đích nhân đạo, đảm bảo cuộc sống bình thường của người phải thi hành án
nhà lập pháp cũng đã quy định những loại tài sản của người phải thi hành án mà
Chấp hành viên không được kê biên. Xét theo luật thực định (Điều 42 PLTHADS
2004) và thực tiễn thi hành án thì những loại tài sản không được kê biên được xác
định tuỳ theo người phải thi hành án về bồi thường là cá nhân hay tổ chức kinh tế.
* Đối với cá nhân người phải thi hành án, Chấp hành viên không được kê
biên những tài sản sau:
- Lương thực, thuốc men cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.
- Công cụ lao động, quần áo, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho
người phải thi hành án và gia đình.
203
- Đồ thờ cúng thông thường là đồ dùng chỉ được sử dụng vào mục đích thờ
cúng theo tập quán ở địa phương.
* Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ (gọi
chung là tổ chức kinh tế) thuộc mọi thành phần kinh tế, Chấp hành viên không được
kê biên các tài sản sau đây:
- Thuốc men chữa bệnh, phương tiện, dụng cụ, tài sản thuộc cơ sở y tế, khám
chữa bệnh; lương thực, thực phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ việc ăn giữa ca cho
người lao động;
- Nhà trẻ, trường học và các tài sản thuộc các cơ sở này;
- Trang thiết bị, phương tiện, công cụ đảm bảo an toàn lao động, phòng chống
cháy nổ, phòng chống ô nhiễm môi trường;
- Cơ sở hạ tầng quan trọng phục vụ lợi ích công cộng, an ninh, quốc phòng;
- Nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm là các hoá chất độc hại nguy
hiểm, hoặc tài sản không được phép lưu hành;
- Số nguyên vật liệu, bán thành phẩm đang nằm trong dây chuyền sản xuất
khép kín.
Trên đây, là kết quả nghiên cứu về một số vấn đề liên quan đến thủ tục giải
quyết tranh chấp và thi hành án về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Rất mong
nhận được sự trao đổi, đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu xung quanh vấn đề
này.
204
Chuyên đề:
NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG DO TÀI SẢN GÂY THIỆT HẠI VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
TS. Trần Thị Huệ
Khoa Luật Dân sự
Pháp luật luôn tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu tài sản và quyền được hưởng
lợi từ tài sản của các chủ sở hữu, nhưng đồng thời cũng đặt ra cho chủ sở hữu những
nghĩa vụ khi thực hiện các quyền nãng pháp lý của họ. Ngay tại tại Điều 1 Sắc lệnh
97/SL ngày 22.5.1950, đã qui điịnh :"Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi
người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân". Điều này được hiểu là mọi
quyền dân sự ( quyên nhân thân hay quyên tài sản) thì luôn được pháp luật của Nhà
Nước ghi nhận và bảo vệ nhưng chỉ khi con người thực hiện những hành vi năm
trong giới hạn mà pháp luật cho phép, Điêu 12 cua Sắc lệnh này tiếp tục qui định
cụ thể về một quyền dân sự, đó là quyền được khai thác và hưởng lợi từ tài sản và
đồng thời cũng qui định ràng việc khai thác và hưởng lợi đó không được làm
phương hại đến lợi ích của các chủ thể khac." Người ta chỉ được hưởng dụng và sử
dụng các vât thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không thiệt hại
đến quyền lợi của nhân dân". Điều này dã xác định rất rõ về quyền của chủ sở hữu
trong việc sử dụng, khai thác, hưởng lợi ích ích theo ý chí của mình một cách vô tận
nhưng phải biết và phải dừng lại khi bắt đầu đụng đến quyên lợi của người khác.Đây
là những qui định mang tính nguên tắc xuyên suốt trong quá trình lập pháp của Nhà
nước ta Trong Hiến Pháp 1992 cũng định rõ: "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp
pháp và quyền thừa kế của công dân”. Cụ thể hoá quyền của chủ sở hữu, tại Điều
183 BLDS năm 2005 qui định" Trong trường hợp chủ sở hữu thực hiện quyền sử
dụng tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng
hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc
làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp
của người khác". Như vậy pháp luật qui định, khi tài sản của bất kỳ chủ sở hữu nào
mà gây thiệt hại trái pháp luật cho chủ thể khác thì Nhà nước sẽ áp dụng những biện
205
pháp cưỡng chế nhất định nhằm mục đích khắc phục những hậu quả xấu về tài sản
và tinh thần, khôi phục lại tình trạng vốn có ban đầu cho người bị thiệt hại.
Pháp luật dân sự qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và
trách nhiệm bồi thường do tài sản gây thiệt hại dã trải qua chặng đường dài phát
triển cùng với lịch sử phát triển của đất nước. pháp luật Việt Nam đã đạt được
những thành tựu qua các thời kỳ lịch sử, pháp luật cũng mang tính kế thừa tinh hoa,
tiến bộ của pháp luật thời kỳ trước, mặc dù ở mỗi thời kỳ, pháp luật có nội dung, đối
tượng, phạm vi và phương pháp điều chỉnh khác nhau và ở mức độ cao, thấp khác
nhau. Nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh loại quan hệ này ( các văn bản pháp luật
về môi trường, về xây dựng, vê giao thông, ..) nhưng chủ yếu và tập trung nhất là
BLDS và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành những qui định của BLDS về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. BLDS là kết quả của trí tuệ và kỹ
thuật lập pháp của các nhà lập pháp Việt nam. Trong đó đã qui định cụ thể hơn, rõ
ràng hơn và cũng toàn diện hơn so với các vãn bản qui định về loại trách nhiệm này
trước đó. Điều này đã góp phần làm minh thị hơn những qui định của pháp luật, đề
cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân và cac tổ chưc trước Nhà nước, trước xã hội
về những thiệt hại trái pháp luật và cũng là cãn cứ chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của bên bị xâm phạm một cách co hiệu quả nhất. Bên cạnh nhũng thành công
này, Pháp luật dân sự hiện hành vẫn còn những thiếu khuyết và hạn chế nhất định:
Đặc biệt là những qui định liên quan đến tài sản gây thiệt hại, trong khi đó khoa học
kỹ thuật phát triển không ngừng , những thành tựu mới của công nghiệp hóa, cơ giới
hóa đã làm thế giới ngày càng văn minh, với những trang thiêt bị hiện đại Tuy
nhiên, mặt trái của nó là kéo theo sự gia tăng các tai nạn mang tính khách quan
nhiều khi nằm ngoài sự chi phối, điều khiển của con người, đe dọa tới sự an toàn về
tính mạng, sức khỏe, tài sản...của con người trong xã hội. Có những sự vật như máy
móc, phương tiện, hệ thống điện, dây chuyền sản xuất trong nhà máy... bản thân
hoạt động của nó luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho con người. Kể cả những
tài sản tưởng chừng như chúng chỉ có giá trị mang lại cho con người lợi ích nhất
định, như: xe cộ, nhà cửa, công trình xây dựng, cây cối, gia súc và các đồ vật khác
, nhưng cũng là những nguồn gây thiệt hại đáng kể cho những người xung quanh.
206
Những vấn đề liên quan như khái niệm, các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi
thường, chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường, người được bồi thưuờng, mức và
phương thức bồi thường…là những vấn đề pháp lý cần phải được xem xét và nghiên
cứu một cách đầy đủ và toàn diện trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện
hành. Từ việc tìm hiểu những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài
sản gây ra, đối chiếu với việc áp dụng thực tiễn, tác giả mong muốn tìm ra những
điểm còn bất cập và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp
luật về loại trách nhiệm này
• Một là, Về khái niệm trách nhiệm bồi thường do tài sản gây thiệt hại làm
bình diên chung cho nghiên cứu và thực và áp dụng pháp luật
Hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật dân sự từ năm 1950 (từ khi ban hành
Sắc lệnh số 97/SL) cho đến nay chưa có bất kỳ văn bản qui phạm nào qui định về
khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu cơ sở khoa
học để nghiên cứu và xem xét mọi vấn đề liên quan đến loại trách nhiệm này. Nằm
trong những yêu cầu của nghiên cứu cơ bản, bước đầu tiên của quá trình nghiên cứu,
phải xác định được vấn đề nghiên cứu là gì? Sau đó mới rút ra được những đặc
điểm, phân loại, xem xét quá trình vận động, phát triển và dự đoán vấn đề nghiên
cứu trong tương lai... Muốn xác định được , nhận dạng được đặc điểm, phân loại và
xác định các yếu tố trong quan hệ bồi thường thiệt hại..Trước hết, phải nhận dạng và
hiểu trách nhiệm bồi tường thiệt hại là gì? với những điều kiện nào sẽ làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại?... Từ những căn cứ nào sẽ phát sinh
trách nhiêm bồi thường do tài sản gây thiệt hại?...Để xem xét và giải quyết các vấn
đề về bồi thường thiệt hại phải dựa trên bình diện chung nhất thể hiện bản chất pháp
lý của loại trách nhiệm này từ khái niệm chung nhất của nó. Xây dựng khái niệm về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải hàm chứa được các yếu tố pháp lý:
- Thứ nhất: việc gây thiệt hại trái pháp luật
- Thứ hai: chủ thể gây thiệt hại
- Thứ ba: Chủ thể được quyền yêu cầu bồi thường.
207
- Thứ tư: Trách nhiệm phải thực hiện việc bồi thường
- Thứ năm, Xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là
một quan hệ pháp luật dân sự, theo đó người gây ra thiệt hại trong những điều kiện
mà pháp luật quy định phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi trái pháp luật của
họ gây ra. Trong quan hệ nghĩa vụ này bên bị thiệt hại được coi là người có quyền
và có quyền yêu cầu bên gây thiệt hại là người có nghĩa vụ phải bồi thường những
thiệt hại đã xảy ra.
Từ những yếu tố chung này, có thể xây dựng khái niệm về trách nhiệm bồi
thường thiệt do tài sản gây ra ; trách nhiệm bồi thường thịêt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra
Hai là, Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại(nên
qui định các điều kiên đặc thù của trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại)
Pháp luật dân sự hiện hành chỉ mới qui định về 4 điều kiện phát sinh trách
nhiêm bồi thương thiệt hại ngoài hợp đông mà chưa chưa có quy định nào về loại
trách nhiêm bồi thường do tài sản gây thiệt hại, cũng chưa có phân định cụ thể để
khi nào áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người và khi
nào áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra dẫn đến có những
cách hiểu và áp dụng không thống nhất trên thực tế, đặc biệt là cho cơ quan xét xử
Thực tiễn cho thấy khi xét xử, nhiều trường hợp cứ thấy thiệt hại có liên quan đến
tài sản là áp dụng quy định riêng về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Cách hiểu
và vận dụng pháp luật như vậy hoàn toàn không chính xác, dẫn đến sai lầm khi xác
định người có trách nhiệm bồi thường. Các cơ quan áp dụng pháp luật cũng vô cùng
lúng túng khi cùng là thiệt hại do tài sản, nhưng có trường hợp có sự tác động của
hành vi con người, có trường hợp thiệt hại hoàn toàn độc lập với hành vi con người
Vì vậy, chúng tôi cho rằng, trong pháp luật dân sự cần phân nhóm các trường hợp
thiệt hại do tài sản gây ra và có những quy định riêng về điều kiện phát sinh đối với
loại trách nhiệm này, cụ thể cần bổ sung một số quy định sau:
+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra chỉ được áp dụng khi
thiệt hại do tự thân tài sản tác động gây ra.
208
+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản được đặt ra khi chủ sở hữu,
người được giao chiếm hữu, quản lý tài sản có lỗi vô ý trong việc quản lý, trông giữ,
dẫn đến tài sản thuộc quyền quản lý của họ gây thiệt hại
+ Cần qui định rõ các điều kiên làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
• Ba là, Xác định rõ trách nhiệm bồi thường của các cơ quan quản lý công
trình công cộng, tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước ( công trình xây dựng,
cây xanh, cầu đường, đường dây điện thoại, đường dây tải điện, hố ga, tường bao,
rào chắn, gia súc, thú dữ…).
Tình trạng cột dây diện đổ, dây điện đứt trên các trục đường giao thông gây
thiệt hại cho người tham gia giao thông; các công trình công cộng, cây cổ thụ đổ gẫy
hoặc các công trình xây dựng của Nhà nước không đảm bảo chất lượng; ngưa, hổ,
báo, voi, sư tử ở rừng gây thiệt hại cho nhân dân về tài sản, sức khoẻ, tính
mạng...Hiện nay. pháp luật chưa dự liệu được trách nhiệm bồi thường trong các
trường hợp trên thuộc về chủ thể nào phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Đây là
"điểm trống" cần phải được " khoả lấp" kịp thời. Một mặt nâng cao tinh thần trách
nhiệm của "người" quản lý, mặt khác, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người bị
thiệt hại một cách kịp thời, khắc phục nhanh hậu quả bị thiệt hại. Tránh tình trạng
đùn đẩy trách nhiệm, thâm chí không xác định được chủ thể chịu trách nhiệm bồi
thường như hiện nay, như vụ đổ cột điện ở Quận Ba đình Thành phố hà Nội; sập cầu
ở tỉnh Cần thơ; sập trần thượng của khách sạn Hoàng Hà ở thành phố Đà nẵng; Đàn
voi ở Bản Knông Đắc lắc làm hổng nhà, phá hoa màu; vụ sập cao ốc Pacific tại
thành phố Hồ Chí Minh là nguyên nhân dẫn đến sập Viện khoa học xã hội vùng
Nam bộ, gây lún nứt các toà cao ốc như Sở ngoại vụ, cao ốc Yoko, là những vụ điển
hình liên quan đến tài sản của Nhà nước gây thiệt hại lớn cho nhân dân nhưng không
được bồi thường hoặc được bồi thường nhưng không kịp thời và không thoả đáng.
Thiết nghĩ, về nguyên tắc ai được xác định là chủ sở hữu và đang khai thác, sử dụng
để hưởng lợi từ tài sản đó phải trực tiếp chịu trách nhiệm bồi thường, song Nhà
nước đã giao quyền quản lý và khai thác tài sản cho các cơ quan của Nhà nước.
Chẳng hạn như cơ quan quản lý cây xanh ở TW thuộc Sở Giao thông cống chính
209
thống nhất quản lý trên địa bàn, công ty công viên cây xanh trực tiếp chịu trách
nhiệm quản lý cây xanh (theo Chỉ thị 20/2005/TT-BXD) hoặc Cơ quan quản lý động
vật hoang dã thuộc về cơ quan kiểm lâm, Chi cục kiểm lâm tại các tỉnh, thành phố
trực thuộc TW trực tiếp quản lý lâm sản trên địa bàn (căn cứ vào Nghị định
32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/03/2006, Quyết định 22/2008/QĐ-BNN của
Bộ Nông nghệp và phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của cơ quan kiểm lâm,...)Vì thế, cơ quan phải bồi thường với tư
cách là trách nhiệm của Nhà nước. (Nhà nước chịu trách nhiệm bồi thường một cách
gián tiếp thông qua cơ quan quản lý).Vì vậy cần phải xác định đây là trách nhiệm
thuộc về cơ quan trực tiếp quản lý công trình công cộng, quản lý cây xanh, quản lý
những tài sản khác thuộc quyền sở hữu của Nhà Nước. Pháp luật hiện hành không
có quy định cụ thể về trách nhiệm BTTH của tổ chức quản lý động vật hoang dã khi
thành viên của các tổ chức này có lỗi để động vật hoang dã gây thiệt hại cũng như
không quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý cây xanh mà chỉ hướng tới việc
bảo vệ và cách thức phòng ngừa.
Bốn là, về tiêu chí để xác định trách nhiệm liên đới:
Hiện nay, pháp luật dân sự (BLDS, NQ03, Luật HN & GĐ) quy định trách
nhiệm liên đới phát sinh trong một số trường hợp tại các Điều: 110, 117, 616, 623,
625 – BLDS, Điều 25 Luật HN & GĐ năm 2000 và phần III của Nghị quyết 03. Đây
là một loại trách nhiệm BTTH đa dạng và phức tạp. Nhưng các điều luật trước đây
mới chỉ quy định một cách rất chung chung, mang tính nguyên tắc mà chưa xác định
được các tiêu chí làm cơ sở cho việc xác định loại trách nhiệm này. Hiện nay, nếu
xảy ra các trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì cơ quan áp dụng pháp luật
xác định theo quy định của Thông tư 173 (đã hết hiệu lực pháp luật). Theo đó, nhiều
người cùng gây thiệt hại thì họ chỉ phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường khi
giữa họ cùng thống nhất ý chí về:
Hành vi
• Hậu quả
• Về cả hành vi lẫn hậu quả
210
Đây là những tiêu chí mà trong nhiều năm qua đã được áp dụng trong thực tiễn
xét xử của các cấp Toà án, quy định này cần phải được tiếp tục quy định trong văn
bản luật. Song, cần phải quy định rõ thế nào là nhiều người cùng gây thiệt hại, thời
điểm thực hiện hành vi của họ có nhất thiết xảy ra trong cùng một thời điểm hay
không. Pháp luật dân sự hiện hành đa phần quy định về trách nhiệm liên đới do hành
vi trái pháp luật của người gây thiệt hại mà việc tài sản gây thiệt được dự liệu rất
hạn chế (chỉ do súc vật, nguồn nguy hiểm cao độ). Trong khi đó, các tài sản khác
gây thiệt hại trong thực tế ngày một phổ biến hơn (nhà cửa, cây xanh, công trình xây
dựng, trang thiết bị, máy móc, tư liệu sản xuất,...). Thực tế này đòi hỏi phải có sự
điều chỉnh của pháp luật khi có thiệt hại trái pháp luật và hình thành quan hệ pháp
luật dân sự bồi thường thiệt hại do các loại tài sản gây thiệt hại. Liên quan đến nội
dung này, một số trường hợp cần bàn, đó là tài sản gây thiệt hại:
o Tài sản thuộc sở hữu chung theo phần
o Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng
o Tài sản thuộc sở hữu chung cộng đồng
Nếu các đồng chủ sở hữu cùng sử dụng tài sản mà gây thiệt hại cho người xung
quanh thì liên đới chịu trách nhiệm BTTH.
Nếu các tài sản thuộc sở hữu chung cộng đồng (thánh thất, tôn giáo, cổng làng,
đền chùa, miếu mạo gây thiệt hại thì xác định trách nhiệm BTTH thuộc về ai khi mà
tài sản này thuộc sở hữu chung của cộng đồng và đem lại lợi ích cho cộng đồng ấy.
Đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng gây thiệt hại, đây là
vấn đề vừa mang tính kinh tế vừa có tính pháp lý và tính xã hội truyền thống và
được xác định là một loại trách nhiệm BTTH có tính đặc thù riêng. Bởi căn cứ xác
lập, bởi quan hệ hôn nhân, bởi việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của
vợ chồng được pháp luật quy định khá đặc biệt. Vì thế, khi xác định trách nhiệm
BTTH do tài sản của vợ chồng gây ra cần lưu ý đến các trường hợp:
- Tài sản gây thiệt hại là tài sản chung của vợ chồng hay sản riêng của mỗi
người
211
- Việc sử dụng tài sản gây thiệt hại nhằm phục vụ lợi ích chung hay lợi ích
riêng của mỗi bên vợ, chồng.
- Việc sử dụng tài sản là do cả vợ và chồng hay chỉ một bên vợ hoặc chồng sử
dụng trong mối liên hệ với mục đích sử dụng tài sản đó.
Với những lý do trên đây, pháp luật dân sự cần có những quy định cụ thể để
xác định trách nhiệm BTTH do tài sản của vợ, chồng gây ra, tạo cơ sở pháp lý để
xác định chủ thể phải BTTH liên quan đến tài sản của vợ, chồng.
Năm là, liên quan đến việc chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ, hiện nay,
pháp luật dân sự mới chỉ dự liệu những nguồn nguy hiểm cao độ được chuyển giao
thông qua các giao dịch dân sự như thuê, mượn, cầm cố, thế chấp mà chưa dự liệu
trường hợp khi chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao kết hợp đồng mua bán
nhưng người mua chưa hoàn tất thủ tục sang tên nhưng đã sử dụng nguồn nguy hiểm
cao độ, gây thiệt hại cho những người xung quanh thì trách nhiệm lúc này thuộc về
người bán hay người mua. Chúng tôi cho rằng, trong trường hợp này phải xem xét
đến lỗi của người bán hay người mua trong việc thực hiện thủ tục pháp lý chuyển
quyền sở hữu đối với tài sản mua hay là lỗi của cả hai bên. Pháp luật dân sự nên quy
định cụ thể về vấn đề này để xác định ai là người phải chịu trách nhiệm BTTH trong
từng trường hợp cụ thể
Sáu là, Tài sản của người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người bị mất năng
lực hành vi gây thiệt hại..
Pháp luật hiện hành mới chỉ qui định về người chưa thành niên dưới 15
tuổi gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật mà chưa qui định trách nhiệm của những
người này khi tài sản thuộc quyền sở hữu của họ gây thiệt hại cho chủ thể khác,
Theo quy định tại Điều 606 BLDS năm 2005 thì người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại nếu còn cha, mẹ thì cha, mẹ thì cha, mẹ phải
bồi thường toàn bộ thiệt hai, hoặc người giám hộ có thể phải chịu trách nhiệm
BTTH. Tuy nhiên, Điều 606 chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp thiệt hại là do
hành vi của con người gây ra còn nếu thiệt hại là do tài sản của họ gây ra thì qui
định này đưa ra áp dụng là không phù hợp áp dụng. Vì, cha mẹ không thể bị coi là
212
có lỗi trong việc tài sản của con gây thiệt hại ở mọi trường hợp, trừ khi tài sản của
con đang nằm trong sự quản lý của cha, mẹ thì có thể bị suy đoán là có lỗi trong việc
quản lý và sử dụng tài sản, lúc này cha, mẹ mới phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại cho người người bị thiệt hại. Theo qui định tại Điều 12." Người ta chỉ được
hưởng dụng và sử dụng các vât thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và
không thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân" và Điều 183 BLDS năm 2005 qui định"
Trong trường hợp chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của
mình thì chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo
ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của
Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác". Như vây,
người có tài sản được quyền hưởng lợi từ tài sản thì có trách nhiệm bồi thường khi
tài sản của mình gây thiệt hại .Nếu tài sản gây ra thiệt hại đang do người khác quản
lý thì chủ sở hữu của tài sản là người chưa thành niên hoặc người mất năng lực
hành vi dân sự cũng như cha mẹ hay người giám hộ của họ không bị coi là có lỗi
nên trách nhiệm trong trường hơp này không thuộc về họ . Bên cạnh việc xác định ai
là người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp trên thì, thì việc xác định tư
cách đương sự nếu vụ việc giải quyết tại Toà án nhân dân sẽ được xác định và nếu
tài sản của người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự
không đủ hoặc không có để thực hiện việc bồi thường thì cha, mẹ, người giám hộ
không phải lấy tài sản của họ để thực hiện việc bồi thường.
Bảy là, Chủ xe cho thuê hoặc cho mượn xe không kèm theo người lái - Xe
bị trưng dụng theo mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
Vấn đề này cần được phân thành hai trường hợp:
+ Trong những trường hợp nói trên, người thuê xe, mượn xe hoặc cơ quan đã
trưng dụng xe phải bồi thường thiệt hại do hoạt đọng của xe gây thiệt hại. Vì cần
hiểu rằng, đây là trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ đã được chuyển giao sang cho
người chiếm hữu thông qua hợp đồng dân sự hoặc theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
+ Nếu xe vận tải bị huy động phục vụ những yêu cầu đột xuất của Nhà nước
như: chống bão lụt, dịch bệnh, tập trung vận tải những hàng hoá hoặc vận tải cho
213
quốc phòng... thì cũng cần xác định nguồn nguy hiẻm cao độ đã được chuyển giao
mặc dù được Nhà nước được Nhà nước cung cấp cho kinh phí, nhiên liệu v.v không
nên qui định theo tinh thân của Thông tư số 03-TANDTC ngày 05/04/1983 chủ
phương tiện vẫn được coi là thực hiện kế hoạch Nhà nước, được Nhà nước cung cấp
cho kinh phí, nhiên liệu v.v... cho nên họ vẫn là người chiếm hữu phương tiện và
phải bồi thường thiệt hại nếu xe gây ra thiệt hại. Vì Nhà nước cung cáp kinh phí hay
nhiên liêu chính là để phục vụ cho lợi ích chung cho xã hội, cho cộng đồng chứ
không phải hỗ trợ hay cấp cho bản thân chủ sở hữu xe, mặt khác trong trường hợp
này là họ bắt buộc chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản theo quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tám là, Vấn đề giải thích luật liên quan đến trách nhiệm bồi thường do tài
sản gây thiệt hại
Hiện tại Điều 623 BLDS năm 2005 được được hướng dân áp dụng tại
NQ03/2006/NQ – HĐTP ngày 8/7/2006, Trong đó có qui định” Chủ sở hữư, người
được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn
nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật ( không tuân thủ hoặc tuân
thủ không đầy đủ các qui định về bảo quản, trông dữ, vân chuyển, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ theo qui định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người
chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra”. Như vậy sụ hướng dẫn ( giải thích) cũng chỉ dùng lại ở múc độ rất chung .
Thế nào là không tuân thủ, tuân thủ không đầy đủ các qui định về bảo quản, trông
dữ...Trong khi đó tại Thông tư số 03-TANDTC ngày 05/04/1983 hướng dẫn giải
quyết một số vấn đề bồi thường thiệt hại trong tai nạn ô tô hướng dẫ khá cụ thể:
không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các qui định về bảo quản, trông giữ, vận
chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo qui định của pháp luật được thể hiện: không
khoá xe, không tắt máy trước khi rời xe, khoá xe mà vẫn để chìa khoá ở trên xe hoặc
không có biện pháp bảo vệ cần thiết. Có thể nói đây là sự giải thích khá cụ thể mặc
dù chưa đầy đủ. Để pháp luật phá huy được vai trò điều chỉnh và thực sự đi vào cuộc
sống thì qui định chung của pháp luật cần phải được cụ thể hoá bằng các văn bản
dưới luật để hướng dẫn thi hành.
214
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005.
NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội năm 2005.
3. Bộ luật Tố tụng dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2004. NXB Tư pháp, Hà Nội năm 2007.
4. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
5. Luật Giao thông đường bộ năm 2001
6. Luật Giao thông đường thuỷ nội địa năm 2004
7. Luật Xây dựng năm 2005
8. Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004
9. Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/03/2003 về bồi thường
thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng
hình sự gây ra.
10. Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/04/2004 của Hội đồng Thẩm
phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
11. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm
phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự
2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
12. Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/04/2004 của Hội đồng Thẩm
phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
13. Thông tư liên tịch Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an – Toà án
nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính số
01/2004/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BTP-BQP-BTC ngày
25/03/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số
388/NQ-UBTVQH11 ngày 17/03/2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong
hoạt động tố tụng hình sự gây ra.
215
14. Nghị định số 47/CP ngày 12/08/1996 về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và
công cụ hỗ trợ.
15. Thông tư 173 – UBTP ngày 23/03/1972 của TANDTC hướng dẫn xét xử
về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
16. Thông tư 03 – TATC ngày 05/04/1983 của TANDTC hướng dẫn giải
quyết một số vấn đề về bồi thường thiệt hại trong tai nạn ô tô.
17. Bộ luật Hồng Đức
18. Bộ luật Gia Long
19. Bộ Dân luật giản yếu Nam kỳ 1883
20. Bộ Dân luật Bắc kỳ 1931
21. Bộ Dân luật Trung kỳ 1936
22. Bộ luật dân sự Thái Lan
23. Bộ luật dân sự Nhật Bản
24. Bộ luật dân sự Cộng hoà Pháp
25. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội, 2007.
26. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, Nhà
xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 2007.
27. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Luật Dân sự tập II, Nhà xuất bản
Công an nhân dân, Hà Nội năm 2006.
28. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình tư pháp quốc tế (hệ trung cấp)
Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội năm 2007.
29. Maiveyev G.K, Lỗi trong Luật Dân sự Xô Viết, Kiev năm 1991. Bản tiếng
Nga.
30. Tiến sĩ Nguyễn Văn Cừ và Tiễn sĩ Ngô Thị Hường “ Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia didnhf năm 2000” Nhà xuất bản
chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2002
31. Vũ Văn Mẫu. Dân luật Việt Nam lược khảo, Tủ sách Đại học Sài Gòn
1971.
216
32. Báo Tuổi trẻ số 258/2008 (5581) số ra ngày thứ bảy, 20/9/2008.
www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=291444&ChannelID
=3
33. www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2009/01/3BA0A423/
34. Từ điển Tiếng việt. Nxb Đà nẵng, năm 1997, tr. 467, 742.
35. Bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình, đề tài khoa học cấp trường “ Tài sản
của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh”
36. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2004 “ Mối quan hệ giữa Tư
pháp quốc tế và luật dân sự”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20100111515jnof_3242.pdf