Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên - Cơ sở pháp lý, thực trạng và giải pháp

Trong những năm gần đây, tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến, điều cần lưu ý là hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên ngày cành gia tăng. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội là một việc khá phức tạp bởi người chưa thành niên còn yếu về nhận thức, hành vi của họ thường mang tính bột phát do bị lôi kéo hoặc kích động, họ chưa đủ khả năng làm chủ hành động của mình hơn nữa họ còn có một tương lai dài phía trước. Do đó, không thể áp dụng các biện pháp xử lý người chưa thành niên phạm tội giống với những người đã thành niên. Hiện nay, trong hệ thống pháp luật của nước ta đã có những quy định xử lý riêng đối với người chưa thành niên phạm tội, những quy định này đã đem lại lợi ích cho những người chưa thành niên phạm tội nhưng trong những năm gần đây số lượng người chưa thành niên vi phạm hình sự không có dấu hiệu giảm đi, vì thế cần nghiên cứu, đánh giá chính xác hiệu quả của pháp luật trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên để đề ra những quy định phù hợp vừa giúp nâng cao hiệu quả của pháp luật, vừa làm giảm được vi phạm của người chưa thành niên. Kết cấu đề tài nghiên cứu Chướng 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên. Chương 2: Thực trạng về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội

doc45 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8639 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên - Cơ sở pháp lý, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng tình hình truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở nước ta Vấn đề người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội đã và đang được tất cả các nhà nước trên thế giới quan tâm, lo lắng. Liên hợp quốc đã ban hành một số Công ước, Quy tắc liên quan đến công tác phòng chống vi phạm pháp luật của người chưa thành niên; các cơ quan của tổ chức lớn nhất hành tinh này cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo có tính chất toàn cầu và khu vực để bàn về vấn đề này. Ở nước ta, công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và phạm tội của người chưa thành niên thuộc về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện của trẻ em và người chưa thành niên. Chính phủ, các Bộ, ban, ngành và chính quyền các cấp đã đề ra nhiều chương trình, kế hoạch cũng như áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật nói chung trong đó có vi phạm pháp luật của người chưa thành niên nói riêng. Tuy nhiên, tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội ở nước ta hiện nay vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Đặc biệt có một bộ phận thanh thiếu niên đã tham gia vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, phạm tội có sử dụng bạo lực với tính chất côn đồ hung hãn; thực hiện các hành vi giết người, cướp của, chống người thi hành công vụ, bảo kê, đâm thuê, chém mướn gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng. Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số người vi phạm pháp luật hình sự bị khởi tố, truy tố, xét xử trong 5 năm (từ năm 2003 đến 2007), như sau: - Năm 2003 khởi tố 4.578 người, truy tố 3.260 người, xét xử 2.940 người. - Năm 2004 khởi tố 5.138 người, truy tố 3.421 người, xét xử 2.930 người. - Năm 2005 khởi tố 6.420 người, truy tố 4.172 người, xét xử 3.404 người. - Năm 2006 khởi tố 7.818 người, truy tố 5700 người, xét xử 5.171 người. - Năm 2007 khởi tố 8.394 người, truy tố 5.889 người, xét xử 5.247 người. Số người chưa thành niên có nguy cơ vi phạm pháp luật là 71.581 người. Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an) thì trong 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ, với khoảng 9.000 người người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự, tăng 2% số vụ so với cùng kỳ năm ngoái. Về độ tuổi, theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thì tình hình tội phạm do người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60%; từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện. Về cơ cấu tội phạm, theo thống kê mới nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, thì hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội xâm phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người, một số tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Trong đó tội danh trộm cắp tài sản chiếm 38%, cố ý gây thương tích chiếm 11%, đặc biệt là giết người chiếm 1,4% trong tổng số tội phạm do người chưa thành niên thực hiện. Về địa bàn hoạt động, các vụ vi phạm pháp luật và phạm tội do người chưa thành niên thực hiện không chỉ xảy ra ở các thành phố, thị xã mà còn xảy ra ở các vùng nông thôn, kể cả vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể trên phạm vi toàn quốc thì tại các thành phố lớn, nơi kinh tế phát triển mạnh thu hút nhiều lực lượng lao động, nhiều thành phần xã hội sinh sống, thì tỷ lệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội chiếm tỷ lệ cao hơn và có chiều hướng tăng nhanh hơn. Phần lớn các vụ án do vị thành niên gây ra là trên địa bàn đô thị (chiếm hơn 70%), trong đó tập trung ở những tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Định… Đây cũng là nhóm có xu hướng tái phạm tội rất cao (khoảng 35%). Cũng theo số liệu thống kê của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho thấy 71% trẻ vị thành niên phạm pháp do không được quan tâm chăm sóc đến nơi đến chốn. Một nghiên cứu mới đây của Bộ Công an cũng chỉ ra nguyên nhân phạm tội của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia đình… Trước thực trạng trẻ vị thành niên phạm tội trộm cắp, cướp giật đang ở mức báo động, Viện Tâm lý học vừa có công trình nghiên cứu dưới góc độ khoa học tâm lý nhằm mổ xẻ nguyên nhân trẻ phạm pháp. Các phân tích của công trình nghiên cứu này cho thấy nguyên nhân trẻ vị thành niên phạm pháp do ảnh hưởng của gia đình chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Cha mẹ làm sai, con làm theo Người xưa thường cho rằng muốn con cái trở thành thương nhân thì nên ở gần chợ, muốn con hay chữ thì ở gần trường học, còn nếu gần trộm, gần cướp thì sớm hay muộn cũng vào tù ra khám. “Gần mực đen, gần đèn thì rạng”, câu tục ngữ mang tính giáo dục đến nay vẫn hoàn toàn đúng. Theo số liệu thống kê tội phạm học, trẻ em phạm pháp có nguồn gốc gia đình làm nghề buôn bán bất hợp pháp chiếm 51,94%, gia đình có người phạm tội hình sự chiếm 40%, 30% trẻ phạm tội có bố, mẹ hoặc cả hai nghiện hút. Có trường hợp bố mẹ trực tiếp đẩy con ra đường, xúi giục chúng làm những điều bất chính khiến trẻ bỏ nhà đi hoang, sống bụi, trộm cắp. Theo số liệu của Viện Kiểm sát Nhân dân TP.Hà Nội, tỉ lệ người chưa thành niên có hành vi trộm cắp tài sản đồng phạm với bố mẹ là 5%. Sống trong các gia đình có bố mẹ hoặc người lớn khác có hành vi thiếu văn hóa, lối sống vô đạo đức và thậm chí có cả những hành vi phạm tội, như bố mẹ bất hòa hay đánh chửi nhau, đánh bạc, nghiện rượu, nghiện ma túy, buôn lậu, trộm cắp, tham ô... , các em dần dần coi thường pháp luật, nhiễm các thói hư tật xấu và dễ bị lôi kéo rồi dẫn tới đồng lõa với hành vi phạm pháp. Chỉ có những trẻ có ý chí kiên cường, có lòng tự trọng cao, sớm có khả năng đánh giá đúng, sai mới tránh được những ảnh hưởng xấu đó. Con hư do thiếu tình cảm cha mẹ Trên thực tế, cũng có nhiều trường hợp bố mẹ là người tốt, có đủ kiến thức và trình độ hiểu biết nhưng không chú ý đúng mức đến việc giáo dục con cái hoặc không có điều kiện giáo dục chúng. Có người ỷ lại cho nhà trường, một số mải lo làm ăn, kiếm sống hoặc phải đi công tác trong một thời gian dài. Có gia đình bố mẹ ly hôn, có con ngoài giá thú, một trong hai người chết hoặc vì lý do nào đó phải xa cách dẫn đến việc con cái bị bỏ rơi, thiếu sự dạy dỗ và tình thương gia đình. Những đứa trẻ không được chăm sóc và dạy dỗ chu đáo sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, thậm chí bất cần. Chúng dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo... Số liệu thống kê của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho thấy 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được quan tâm chăm sóc đến nơi đến chốn. Một nghiên cứu mới đây của Bộ Công an cũng chỉ ra nguyên nhân phạm tội của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hôn, 28% phàn nàn bố mẹ không đáp ứng nhu cầu cơ bản của các em, 49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ. Gần 50% trẻ phạm tội vì bị đối xử hà khắc Có những gia đình bố mẹ thiếu hiểu biết hoặc không kiềm chế được nên đã coi việc hành hạ, đánh đập hoặc dùng các nhục hình với trẻ như là quyền của họ. Khi trẻ có lỗi, cha mẹ đánh; khi cha mẹ buồn bực, lo lắng cũng trút đòn roi lên đầu con cái. Nhiều đứa trẻ bị bạo hành đã nghĩ rằng bố mẹ và gia đình không còn yêu thương, che chắn và bảo vệ mình nữa. Chính cách xử sự này của bố mẹ đã khiến trẻ bị khủng hoảng tâm lý, tự ti, khó hòa nhập, nhiều em trở nên hung hãn, lì lợm, xa lánh mọi người và căm ghét gia đình. Chính trong hoàn cảnh này, trẻ dễ bị những kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng, khống chế thực hiện những hành vi trái pháp luật, trong đó có tội trộm cắp, cướp giật. Theo số liệu điều tra trong 2.209 học viên các trường giáo dưỡng, có tới 49,81% trong số này sống trong cảnh bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ. Số em bị bố đánh chiếm 23% (gấp 6 lần mẹ đánh); bị dì ghẻ, bố dượng đánh chiếm 20,3%. Như vậy, môi trường gia đình lành mạnh sẽ là yếu tố quyết định tạo cho con cái những điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển nhân cách. 3.3 Một số nhận xét về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở nước ta Từ thực trạng nêu trên, chúng ta có thể thấy trong những năm gần đây, số vụ và số lượng người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội có chiều hướng ngày càng gia tăng. Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm hình sự do người chưa thành niên thực hiện ngày càng nghiêm trọng. Nếu như những năm 2000 trở về trước, người chưa thành niên thường thực hiện các hành vi trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích không gây nguy hại lớn, thì những năm gần đây tính chất, mức độ của tội phạm lại nguy hiểm hơn vượt quá giới hạn của độ tuổi người chưa thành niên như: hình thành các băng nhóm tội phạm có tổ chức, có cơ cấu chặt chẽ. Thực hiện các hành vi phạm tội: giết người (con giết cha mẹ, cháu giết ông bà); cướp tài sản có sử dụng vũ khí nóng; hiếp dâm; mua bán, sử dụng trái phép các chất ma túy. Sự gia tăng về số lượng, mức độ vi phạm pháp luật của người chưa thành niên có sự khác nhau giữa các địa phương, theo đó tỷ lệ tăng nhiều nhất chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Trong những năm sắp tới, công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước sẽ đặt ra yêu cầu mở rộng hơn nữa quan hệ kinh tế, văn hóa – xã hội với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực của nó, như thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa – xã hội theo nguyên tắc các bên cùng có lợi, còn có mặt tiêu cực là không chỉ làm gia tăng về số lượng tội phạm mà tính chất mức độ của hành vi phạm tội cũng ngày càng nghiêm trọng hơn, đặc biệt một số loại tội phạm có tính chất xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao cũng xuất hiện và phát triển. Đây cũng là một trong những yếu tố sẽ có tác động mạnh đến tình hình vi phạm pháp luật của người chưa thành niên. Vì vậy, dự báo trong thời gian tới, số lượng các vụ vi phạm pháp luật và số người vi phạm vẫn tiếp tục gia tăng; tính chất của hành vi vi phạm ngày càng nghiêm trọng và diễn biến phức tạp; các tội phạm hoạt động theo băng nhóm, có tổ chức, có cơ cấu chặt chẽ ở độ tuổi này vẫn tiếp tục gia tăng. Hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là các hành vi phạm tội vẫn chủ yếu tập trung vào các nhóm tội như: xâm phạm tính mạng sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng; các tội phạm về ma túy. Trong tương lai gần, người chưa thành niên có thể tham gia vào các đường dây tội phạm xuyên quốc gia như tội phạm về ma túy, tội phạm công nghệ cao, tội mua bán phụ nữ với tính chất và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Bàn vấn đề tố tụng với người chưa thành niên, thẩm phán Vũ Phi Long (Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM) đã gửi cho Pháp Luật TP.HCM một bài phân tích khá sâu về pháp lý, sinh động về thực tiễn áp dụng Nhìn tổng thể, các quy định trong pháp luật hình sự hiện hành với người chưa thành niên phù hợp với tình hình xã hội, thể chế pháp luật, đáp ứng được các yêu cầu của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và có những điều khoản mang tính tiến bộ. Tuy nhiên, giữa quy định và thực thi có những khoảng cách mà nếu không khắc phục nhanh sẽ ảnh hưởng lớn tới quyền lợi của các em. Chẳng hạn, theo luật, chỉ được bắt tạm giam người chưa thành niên khi họ phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng nhưng có khả năng trốn, cản trở điều tra. Vậy mà có khi một em học sinh trộm cắp một chiếc xe máy cũng bị bắt tạm giam. Dù điều này vi phạm tố tụng nghiêm trọng nhưng không ai để ý thì nó trở thành bình thường và cứ tái diễn. Việc tạm giam để lấy cung, theo luật bắt buộc phải có người đại diện hợp pháp tham gia nhưng không ít nơi “quên”. Luật cũng bắt buộc phải có luật sư và người giám hộ tham gia ngay từ giai đoạn điều tra nhưng nhiều nơi còn cẩu thả không làm. Luật cho phép luật sư của người chưa thành niên có quyền và trách nhiệm kháng cáo khi thấy tòa xử chưa thỏa đáng nhưng thực tế rất hiếm luật sư nào chủ động làm. Đáng nói hơn là chưa có biện pháp chế tài nào và chưa luật sư nào bị xử lý vì không làm tròn trách nhiệm này. Đây có thể coi là một kẽ hở. Luật rất tiến bộ khi quy định trong tất cả các khâu từ điều tra, truy tố và xét xử trẻ thì cán bộ tố tụng phải có kiến thức chuyên sâu về tâm sinh lý và sự phát triển thể chất của trẻ. Nhưng thực tế có mấy cán bộ được đào tạo như vậy để làm việc với các em? Như vậy bảo sao họ không đưa ra những quyết định mang tính áp đặt, chủ quan. Luật cũng quy định khá rõ vai trò của cộng đồng, gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội với trẻ vị thành niên phạm tội nhưng rất hiếm trường hợp cơ quan tố tụng triệu tập đại diện của những tổ chức này bảo vệ trẻ. Điều đó dẫn đến một thực tế là cả người tiến hành và người tham gia tố tụng đã tự bỏ qua một số quyền mà luật cho phép mình làm. Tất cả những khoảng cách trên, tôi cho rằng nếu rút ngắn được để làm đúng chuẩn thì chắc chắn việc xử lý sẽ khác hiện nay rất nhiều. Quan điểm của tôi về quá trình điều tra hiện nay là nên có mô hình phòng hỏi cung thân thiện, làm cho trẻ thoải mái về tâm lý như Pháp Luật TP.HCM đã đề cập. Nhưng đó cũng mới chỉ giải quyết được vấn đề hình thức điều tra, còn bản chất quan trọng nhất vẫn là nội dung các cuộc hỏi cung. Những yêu cầu như hỏi cung bằng cách nào, phương pháp ra sao, nhằm vào mục tiêu gì… quan trọng hơn rất nhiều. Hỏi cung để trẻ khai việc phạm tội của mình thì dễ nhưng để các em nói ra những điều tự mình muốn nói mới khó. Vì từ đó điều tra viên sẽ khai thác được thông tin nhằm làm sáng tỏ vụ án chứ không chỉ nhằm làm rõ hành vi phạm tội. Đặc biệt, trong những vụ phạm tội có tổ chức thì việc tìm ra manh mối, bản chất của vụ án là mục tiêu rất quan trọng. Đến giai đoạn xét xử, tôi không ủng hộ việc xử rút gọn với người chưa thành niên bởi chế định này chỉ áp dụng với những tội ít nghiêm trọng mà độ tuổi chưa thành niên dưới 16 tuổi lại không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ít nghiêm trọng thì lấy ai mà xử. Chưa kể, để có thể xử rút gọn phải hội đủ bốn điều kiện trong khi thực tế rất ít trường hợp nào đáp ứng được… Việc áp dụng biện pháp tư pháp đưa trẻ vào trường giáo dưỡng là rất tiến bộ và hiện chúng ta đã có đầy đủ hành lang pháp lý cũng như điều kiện thực hiện. Tuy nhiên, thực tế vẫn vướng ở chỗ thông thường đến giai đoạn xét xử thì cơ quan điều tra đã tạm giam trẻ được vài tháng, có khi cả năm trời. Trẻ đã phải chịu bao nhiêu sự ràng buộc, tòa lại tuyên đưa vào trường giáo dưỡng sẽ trở nên vô ích. Chưa kể, luật khống chế độ tuổi đi giáo dưỡng chỉ đến 18 tuổi, với những trẻ 17 tuổi mới phạm tội thì thời gian giáo dục chỉ còn một năm, không tương xứng với hành vi phạm tội. Còn những em mới 14, 15 tuổi lại ít khi phạm những tội nằm trong diện phải vào trường giáo dưỡng. Từ khi khởi tố, điều tra viên có thể áng chừng các em sẽ bị xử lý ở khung hình phạt nào thì tại sao không cho các em vào trường giáo dưỡng ngay lúc đó để kết hợp giữa điều tra với rèn luyện, giáo dục các em? Khi đấy, tòa sẽ căn cứ vào nơi em đó đang bị quản chế để tuyên buộc phải ở trường thêm bao lâu hay sẽ xử án treo. Làm như vậy vừa thuận lợi cho cơ quan tố tụng, vừa không ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ phạm tội. Tôi vẫn luôn mong muốn có một tòa án chuyên trách dành riêng cho người chưa thành niên. Theo tôi, mô hình này đáp ứng được yêu cầu xét xử hiện đại, đảm bảo được tốt nhất quyền và lợi ích cho trẻ cũng như phát huy được vai trò của các cán bộ xã hội. Tôi phản đối việc đưa người chưa thành niên ra xử lưu động, vì mục đích cuối cùng của pháp luật là giáo dục. Ai cũng hiểu đại đa số trẻ em phạm tội mang tính nhất thời, trong khi bản chất ý nghĩa của việc xử lưu động là để răn đe. Khi đưa một người nhận thức tâm sinh lý chưa đầy đủ để răn đe là đi ngược với chính sách hình sự. Ở góc độ xã hội, đưa người chưa thành niên xử lưu động là không có ý nghĩa về mặt giáo dục vì mặc nhiên đã xem trẻ như người lớn với tâm lý cần phải trừng trị. Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội 4.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội. Xét về tuổi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS), bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 đã qui định có tính chất giảm nhẹ hơn so với BLHS năm 1985. Tuy nhiên điều luật qui định tuổi chịu TNHS trong BLHS hiện hành vẫn còn có điểm chưa hợp lý. BLHS qui định người vừa từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tộ phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt quan trọng. Có nghĩa là người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi này có thể bị truy cứu TNHS về bất kỳ tội phạm nào nếu đó là tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Điểm bất hợp lý nầy thể hiện ở những khía cạnh sau đây: Về mặt lý luận, vì đế có được mục đích chống chính quyền nhân dân đòi hỏi người phạm tội hình thành ý thức giai cấp, ý thức chính trị rõ ràng. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có năng lực nhận thức hạn chế, kinh nghiệm sống ít thì không thể đáp ứng được yêu cầu trên. Về thực tiễn: Thực hiện quyền đấu tranh chống các tội phản cách mạng trước đây, và nay là các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia, đòi hỏi người phạm tội phải có ý thức chính trị rõ ràng. Vì vậy, việc cân nhắc điều kiện tuổi của họ phải rất thận trọng. Có trường hợp người thực hiện tội phạm đặc biệt nguy hiểm xâm hại an ninh quốc gia, đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi, chưa có ý thức chính trị rõ ràng không bị xử lý về hình sự. Hơn nữa, đối với một số tội phạm, do tính chất đặc biệt của chủ thể như: Chủ thể là người có chức vụ quyền hạn, là quân nhân, là người đã thành niên…thì người chưa thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không thể có những đặc điểm này. Từ những căn cứ phân tích trên, ta chỉ nên qui định buộc người chưa thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS đối với những hành vi mà họ có khả năng thực hiện được. Một vấn đề nữa liên quan đến tuổi chịu TNHS của người chưa thành niên phạm tội đó là việc xác định tuổi của người phạm tội. Việc xác định một cách chính xác tuổi của người phạm tội có ý nghĩa rất lớn đối với việc xác định tội phạm và TNHS của họ. Trong nhiều trường hợp nó có ý nghĩa quyết định trong việc khẳng định có phạm tội hay không phạm tội cũng như có phải chịu TNHS hay không phải chịu TNHS. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, qua trình vận dụng qui định về tuổi chịu TNHS có những vướng mắc nhất định đòi hỏi phải được giải quyết về mặt lý luận. Theo qui định tại Điều 12 BLHS năm 1999, tuổi chịu TNHS là tuổi tính tròn. Nhưng vấn đề đặt ra là đột tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hay 16 tuổi đó được tính từ thời điểm nào? Trường hợp chúng ta có đủ điều kiện xác định chính xác ngày tháng năm sinh (thông thường qua giấy khai sinh) thì việc tính tuổi không có điều gì cần bàn. Nhưng thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay cho thấy, có rất nhiều trường hợp không có căn cứ xác định chính xác ngày sinh, tháng sinh thậm chí cả năm sinh của người chưa thành niên có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Giải quyết những tình trạng này, nghị quyết số 02 ngày 5-1-1986 của Hội đồng thẩm vấn tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã khẳng định “ Trong trường hợp không có điều kiện xác định chính xác ngày sinh thì tính ngày sinh theo ngày cuối cùng của tháng, và nếu cũng không có điều kiện xác định chính xác tháng sinh thì xác định là ngày cuối cùng của năm sinh”. Có thể nói việc đưa ra cách tính tuổi nêu trên hoàn toàn là sự áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo. Quán triệt nguyên tắc này tại công văn số 81 ngày 10 tháng 6 năm 2002, TANDTC lại một lần nữa cụ thể hóa cách xác định tuổi trong từng trường hợp cụ thể. Nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được ngày nào trong tháng đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo. Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được cụ thể ngày nào, tháng nào của quí đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của quí đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo để xngười chưa thành niên xét TNHS đối với bị can bị cáo. Nếu xác định được cụ thể nửa năm đầu hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hay nửa cuối năm thì lấy ngày 30 tháng 6 hay 31 tháng 12 tương ứng của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo để xngười chưa thành niên xét TNHS đối với bị can, bị cáo. Tuy vậy các văn bản hướng dẫn này mới chỉ nêu ra cách xác định mốc thời gian để tính tuổi chịu TNHS khi không có đủ điều kiện xác định được chính xác ngày sinh hoặc tháng sinh, quí sinh mà chưa đề cập đến trường hợp có sự tranh chấp chính năm sinh của người chưa thành niên phạm tội. Thông thường đối với trường hợp này, người ta thường căn cứ vào kết quả giám định. Theo các cơ quan giám định Việt Nam thì đa số các trường hợp có thể xác định chính xác năm sinh, những trường hợp phức tạp thì xác định trong khoảng thời gian và độ sai số từ 1 đến 2 năm. Còn việc giám định để xác định tháng sinh, có trường hợp cho kết quả chính xác tới tháng, nhưng đa số trường hợp chỉ xác định trong một khoảng thời gian nhất định với mức sai số từ 3 đến 6 tháng. Như vậy việc xác định tuổi chịu TNHS trong trường hợp căn cứ vào kết quả giám định với mức sai số như trên chưa được pháp luật qui định. Trong những trường hợp như vậy, việc vận dụng để giải quyết thường chỉ mang tính tùy nghi. Nhằm tăng cường nguyên tắc pháp chế, đảm bảo tính khoa học hợp lý trong việc xác định tuổi chịu TNHS của người chưa thành niên phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, đồng thời nhằm tránh những qui định không phù hợp với thực tiễn như hiện nay, chúng tôi đề nghị cần qui định trực tiếp trong BLHS những tội phạm cụ thể mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể thực hiện được và thực tiễn chứng minh những tội phạm đó là những tội phạm mà người ở độ tuổi này thường hay thực hiện. Hơn nữa, TANDTC cần có văn bản hướng dẫn cụ thể trường hợp không xác định được chính xác năm sinh mà phải căn cứ vào kết quả giám định theo hướng việc xác định đó dựa trên nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo. Chưa giải quyết được nguyên nhân, điều kiện phạm tội Trong một số hình phạt không tước tự do áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội chưa thực sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, cũng như nhu cầu giáo dục của đối tượng này. Hình phạt cảnh cáo (khoản 1 Điều 72 BLHS) là một ví dụ. Hình phạt này thể hiện sự khiển trách công khai của Nhà nước đối với người phạm tội. Khi hội đồng xét xử tuyên án xong, cũng có nghĩa rằng hình phạt được thi hành xong. Vì không có cơ chế theo dõi, hỗ trợ người chưa thành niên phạm tội thực sự nhận thức được lỗi lầm mình gây ra, cho nên không phải lúc nào hình phạt cảnh cáo cũng phát huy hiệu quả. Hay như hình phạt tiền (Khoản 2 Điều 71 BLHS) cũng là vấn đề phải suy nghĩ. Hình phạt này đánh vào lợi ích vật chất của người phạm tội. Thế nhưng phần lớn người chưa thành niên phạm tội đều không có tài sản và chưa nhận thức đầy đủ giá trị đồng tiền. Do vậy, việc áp dụng hình phạt tiền đối với đối tượng này xngười chưa thành niên ra không hợp lý. Nhiều chuyên gia pháp lý nhận xét, những chế tài pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội còn nặng về giam giữ. Cụ thể, trong số 6 chế tài áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội , chỉ có 2 chế tài có thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Đó là đưa vào trường giáo dưỡng hoặc tù có thời hạn. Cả hai chế tài này đều tước tự do của người phạm tội. Đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên, mặc dù 2/3 trên tổng số 6 chế tài luật quy định là chế tài không tước tự do (giáo dục tại xã phường, thị trấn và hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ), thực tế việc áp dụng các chế tài này có nhiều hạn chế. Một quan chức của Bộ Tư pháp cho biết, chính hiệu quả giáo dục, phục hồi thấp của một số hình phạt không tước tự do như đã phân tích ở trên có thể là một trong những nguyên nhân khiến toà án ngần ngại áp dụng những hình phạt này. Ở khía cạnh khác, một số tội phạm và ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính (bảo kê mại dâm, môi giới mại dâm người chưa thành niên người chưa thành niên...) chưa rõ ràng. Ngoài ra, BLHS chưa quy định một tội danh riêng, cụ thể về sản xuất, tàng trữ, lưu hành những văn hoá phẩm có sử dụng hình ảnh người chưa thành niên người chưa thành niên để khiêu dâm, mà chỉ có một tội danh chung về truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy. Theo đó, việc xử lý hình sự chỉ đặt ra khi số lượng tang vật phạm pháp lớn, phổ biến cho nhiều người, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị kết án mà còn vi phạm. Như vậy, những hành vi sản xuất, tàng trữ, lưu hành văn hoá phẩm có sử dụng hình ảnh người chưa thành niên người chưa thành niên để khiêu dâm sẽ bị xử lý hình sự muộn hơn so với yêu cầu của Nghị định thư không bắt buộc về mua bán người chưa thành niên người chưa thành niên, mại dâm người chưa thành niên người chưa thành niên và văn hoá phẩm khiêu dâm người chưa thành niên người chưa thành niên, bổ sung Công ước Quyền người chưa thành niên người chưa thành niên. Đại diện Bộ Tư pháp cho biết: mặc dù người chưa thành niên phạm tội dành hẳn một chương quy định về người chưa thành niên phạm tội , nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu hỗ trợ và bảo vệ người chưa thành niên người chưa thành niên. Khi người chưa thành niên tham gia tố tụng với tư cách bị can, bị cáo, bị hại... dù ở giai đoạn điều tra, truy tố hay xét xử chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề bảo vệ bí mật đời tư của người chưa thành niên, đặc biệt là người chưa thành niên người chưa thành niên là nạn nhân trong các vụ án hình sự chưa được quy định đầy đủ, gây tổn thương cho các người chưa thành niên trong quá trình tố tụng. Vì vậy, việc tái hoà nhập cộng đồng cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật phải được xngười chưa thành niên là khâu cuối cùng trong hệ thống tư pháp người chưa thành niên. Hiện nay, thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng không chỉ là sự thể hiện tính nhân đạo trong chính sách của Đảng và Nhà nước, mà còn là biện pháp để góp phần ổn định an ninh và phòng chống tội phạm hữu hiệu. Báo cáo tổng kết Ngành năm 2008, Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) có quan điểm về vấn đề này như sau: “Đối với bị cáo là người chưa thành niên, theo qui định của Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTHS) thì họ có người đại diện nhưng lại không ghi rõ ai là người đai diện cho họ nên thực tiễn xét xử có Tòa án xác định anh, chị, cô, dì, chú, bác....là người đại diện hợp pháp của bị cáo. Có trường hợp người đại diện hợp pháp không tham gia phiên tòa mà ủy quyền cho người khác tham gia phiên tòa . Để việc xác định người đại diện hợp pháp của bị cáo là người chưa thành niên được thống nhất, Tòa hình sự có ý kiến như sau: “Trước hết, cần khẳng định người đại diện hợp pháp của bị cáo là người đại diện đương nhiên chứ không phải là người đại diện theo ủy quyền. Nếu bị cáo còn bố mẹ, thì bố mẹ là người đại diện hợp pháp của bị cáo; nếu bị cáo không còn bố mẹ, thì Tòa án có thể xác định những người thân của bị cáo như: Ông, bà, cô, dì, chú, bác, anh chị ruột của bị cáo là người đại diện hợp pháp của bị cáo. Nếu bị cáo không còn người thân thích thì đại diện nhà trường Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hoặc tổ chức khác tham gia phiên tòa với tư cách là người đại diện hợp pháp của bị cáo”. Trong thực tế, Cơ quan điều tra đều chấp hành những người khác ngoài cha mẹ như anh, chị, cô, dì, chú, bác của bị cáo là người đại diện gia đình. Nếu chấp nhận như trên, thì trái với quan điểm của Tòa Hình sự. Việc chấp nhận như trên là không rõ ràng về mặt pháp luật, nên vẫn có nhiều quan điểm không đồng tình. Vấn đề khi xét xử người chưa thành niên phải có đại diện gia đình,là vấn đề đang rất vướng mắc hiện nay. Tại mục 16 phần II Công văn 81/2002/TANDTC ngày 10-6-2002 của TANDTC có hướng dẫn “...Trong trường hợp không xác minh được lý lịch của bị cáo thì tại phiên tòa xét xử không nhất thiết phải có mặt đại diện của gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường hoặc tổ chức xã hội...”. Công văn trên chỉ hướng dẫn trong trường hợp không xác định được lí lịch của bị cáo, còn trong trường hợp xác định được lí lịch của bị cáo, nhưng gia đình bị cáo ở quá xa, không thể gửi giấy triệu tập được thì sẽ giải quyết thế nào? Thực tế, có những vụ án cơ quan chức năng không thể triệu tập được bất cứ người đại diện gia đình nào vì họ ở quá xa. Hồ sơ chuyển sang Tòa án, Tòa án cũng không triệu tập được. Trong những trường hợp này, Toàn án thường gửi giấy triệu tập thông qua bưu điện (vì không có điều kiện đi trực tiếp). Đến ngày xử không có mặt của đại diện gia đình, nên phải hoãn phiên tòa. Có nhiều vụ án phải hoãn phiên tòa nhiều lần mới xét xử được. Những trường hợp cán bộ Tòa án trực tiếp đi đến tận nơi để gửi giấy triệu tập, thì tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Trong trường hợp Toàn án không thể đi đến tận nơi trực tiếp được, thì Tòa án thường vận dụng linh hoạt bằng cách yêu cầu Đoàn thanh niên cử người tham gia tố tụng đại diện cho gia đình bị cáo và Tòa án tiến hành xét xử luôn. Nhưng việc Đoàn thanh niên tham gia như trên là không đúng với qui định của BLTTHS, bởi lẽ Đoàn thanh niên chỉ tham gia khi không có đại diện của gia đình bị cáo, chứ không tham gia trong trường hợp có đại diện của gia đình bị cáo là có, nhưng không thể triệu tập họ được. Khó khăn nhiều nhất là việc gửi văn bản tố tụng cho đại diện gia đình bị cáo trong trường hợp gia đình của bị cáo ở quá xa. Vấn đề này, luật chưa qui định hướng mở cho cơ quan tiến hành tố tụng phải giải quyết như thế nào, nên thực tiễn áp dụng còn nhiều khó khăn. Vì vậy TANDTC cần đưa ra những qui định cụ thể cho Tòa án các nơi dễ và thống nhất thực hiện. Về hiểu biết và đánh giá tâm lý người chưa thành niên của Hội đồng xét xử: Vấn đề đánh giá tâm lý, ý chí tội phạm của người chưa thành niên khi quyết định hình phạt, là vấn đề vô cùng khó khăn của Hội đồng xét xử. Mỗi cá nhân chưa thành niên, có môi trường sống hoàn toàn khác nhau. Cách nhìn nhận của họ về cuộc sống, về xã hội là rất khác nhau. Điều quan trọng là Hội đồng xét xử phải thấu hiểu và có cái nhìn đúng về mỗi cá nhân là người chưa thành niên phạm tội, để đánh giá chứng cứ và xác định hình phạt cho chính xác. Hiện nay, trong ngành Tòa án và các tổ chức giáo dục đều không có những lớp tập huấn riêng về tâm lý người chưa thành niên, nên việc hiểu tâm lý để đánh giá ý thức phạm tội của người chưa thành niên chưa sâu. Việc áp dụng hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội thường không phải là điều tốt, đặc biệt đối với những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp người chưa thành niên phạm tội đều được ưu tiên áp dụng chế định án treo hay các hình phạt khác. Việc cho bị cáo hưởng án treo hay hình phạt tù phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào từng tình tiết của vụ án sao cho hình phạt đạt hiểu quả cao nhất về giáo dục, phòng ngừa và trừng trị. Vì vậy, cần mở nhiều lớp tập huấn bài bản, một cách chuyên nghiệp về tâm lý người chưa thành niên trong ngành Tòa án, tại các trường Đại học, cơ quan chức năng và trong tổ chức Đoàn thanh niên. Về việc áp dụng qui định của pháp luật về miễn TNHS và án treo: Tại khoản 2 Điều 69 BLHS qui định: “Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn TNHS, nếu người đó phạm tội ít ngiêm trọng, gây hịa không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục:. Tuy nhiên việc xác định người chưa thành niên như thế nào là “gây hại không lớn” để miễn TNHS, thì luật không qui định. Dẫn đến khó khăn và khó áp dụng trong những trường hợp cụ thể của các cơ quan chức năng. Do vậy, trên thực tế, rất ít (hầu như không có) áp dụng chế định miễn TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội khi xét xử. Về vấn đề áp dụng chế định án treo cũng không có ưu tiên nào cho người chưa thành niên. Điều 60 BLHS qui định về án treo, Điều 69 BLHS qui định về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội và hướng dẫn tại Mục 6 Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02-10-2007 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn về việc áp dụng chế định án treo, cũng không có qui định nào về việc ưu tiên áp dụng án treo đối với người chưa thành niên. Về việc giao người chưa thành niên cho cơ quan nào để giám sát, giáo dục trong trường hợp họ được hưởng án treo cũng gặp nhiều vướng mắc. Khoản 2 Điều 60 BLHS qui định: “...Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục...” Cũng theo Khoản 1 Điều 53 BLDS qui định: “Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống”. Tuy nhiên, trên thực tế trong nhiều trường hợp, cha, mẹ người chưa thành niên không sống cùng địa chỉ và có nhiều người chưa thành niên có tên trong hộ khẩu của cha (hoặc mẹ), nhưng lại thường sống chung với người kia nên việc giao giám sát, giáo dục cũng còn áp dụng khác nhau. Vì vậy, TANDTC cần xngười chưa thành niên xét và đưa ra những qui định cụ thể những trường hợp như thế nào là gây hại không lớn (cụ thể về mức độ thiệt hại về tài sản, tinh thần, an ninh, trật tự xã hội như thế nào…), đồng thời ban hành những qui định cụ thể cho việc áp dụng chế định án treo cho người chưa thành niên. Về việc bồi thường thiệt hại và xác định trách nhiệm bồi thường: Điều 606 BLDS qui định: “1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. 2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp qui định tại Điều 621 của Bộ luật này. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình...”. Luật chỉ qui định người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường. Như vậy, trường hợp bị cáo chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà không còn cha, mẹ đồng thời, họ cũng không có người giám hộ, thì ai phải bổi thường? Giả sử,người chưa thành niên đó có tài sản, thì có được phép lấy tài sản của người chưa thành niên bồi thường hay không? Luật chỉ qui định trường hợp người chưa thành niên dưới 15 tuổi còn cha, mẹ mà tái sản của cha mẹ không đủ để bồi thường và trong trường hợp người dưới 15 tuổi có tài sản, thì mới được lấy tài sản của ngưới dưới 15 tuổi để bồi thường, chứ luật không qui định người dưới 15 tuổi có tài sản nhưng không còn cha mẹ, không có người giám hộ thì lấy tài sản của người dưới 15 tuổi để bồi thường. Mặt khác, trong trường hợp bị cáo chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại, nhưng không còn cha me và cũng không có người giám hộ, đồng thời, họ cũng không có tài sản để bồi thường, thì vấn đề bồi thường sẽ giải quyết như thế nào? Những vấn đề trên, luật không qui định nên việc áp dụng còn nhiều vướng mắc. Luật nên qui định rõ ràng trách nhiệm bồi thường là của bị cáo chưa đủ 15 tuổi trong trường hợp bị cáo không còn cha, mẹ, không có người giám hộ. Nếu bị cáo có tài sản, thì lấy tài sản của bị cáo bồi thường ngay. Nếu bị cáo không có tài sản, thì Tòa án vẫn tuyên trách nhiệm dân sự là buộc bị cáo bồi thường,chờ đến khi nào bị cáo có tài sản sẽ thực hiện nghĩa vụ thi hành bản án đã tuyên.Có như vậy, việc giải quyết mới dứt điểm và đầy đủ. 4.2 Một số giải pháp nhằm giảm việc vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên. Thực trạng tình hình vi phạm pháp luật của người chưa thành niên có nhiều nguyên nhân gây ra. Song, xuất phát từ thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm và tội phạm, đồng thời thông qua hoạt động thống kê tội phạm, có thể rút ra bốn nguyên nhân cơ bản sau: 4.2.1 Từ phía gia đình Đây là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu, bởi môi trường sống trong gia đình có tác động đầu tiên và ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển nhân cách của trẻ em. Vai trò của gia đình trong việc quản lý, giáo dục trẻ em – đặc biệt là vai trò của cha mẹ – là hết sức quan trọng. Quản lý và giáo dục của gia đình là một quá trình liên tục và lâu dài từ khi đứa trẻ sinh ra cho đến khi trưởng thành. Gia đình nào tạo dựng được môi trường giáo dục tốt, có nề nếp kỷ cương thì mặc dù điều kiện kinh tế có khó khăn nhưng vẫn có cuộc sống hạnh phúc, con cái có lối sống trong sáng, lành mạnh. Ngược lại, môi trường giáo dục trong gia đình không tốt sẽ là nguyên nhân dẫn con cái đến con đường vi phạm pháp luật. Những thiếu sót, sai lầm từ phía gia đình có thể là do: Một là, lựa chọn phương pháp quản lý, giáo dục không đúng, như: thỏa mãn và đáp ứng đầy đủ yêu cầu vật chất của con cái khi các yêu cầu này là không chính đáng, không phù hợp với lứa tuổi hoặc điều kiện kinh tế của gia đình. Sự nuông chiều thái quá, không bắt làm lụng, coi nhẹ hoặc bỏ qua lỗi lầm, nghĩa vụ của con cái, từ đó tạo ra thói quen, tâm lý đòi hỏi, hưởng thụ sống ích kỷ, ỷ lại. Ngược lại, có gia đình do bố mẹ thiếu hiểu biết nên khi thấy con có lỗi đã không tìm cách khuyên răn mà lại dạy con bằng cách đánh đập, hành hạ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật của người chưa thành niên. Hai là, gia đình thiếu trách nhiệm, không quan tâm trong việc quản lý và giáo dục con cái, ỷ lại cho nhà trường và xã hội như: bố mẹ lo làm ăn buôn bán, do phải đi công tác xa thường xuyên, bố mẹ ốm đau bệnh tật không quản lý chặt chẽ việc học tập, sinh hoạt của con cái. Có trường hợp con cái bỏ học hàng tháng, đi chơi qua đêm, nghiện hút và có hành vi vi phạm pháp luật mà bố mẹ không hề hay biết, chỉ đến khi nhận được thông báo của cơ quan công an hoặc hàng xóm, bạn bè mách bảo thì mọi việc đã muộn. Ba là, một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly hôn; bố mẹ đang chấp hành án phạt tù, bố hoặc mẹ đã chết, sống với gì ghẻ hoặc bố dượng, mồ côi cả bố mẹ các em phải ở với ông bà, anh chị em ruột, sống một mình, sống lang thang. Những trẻ em rơi vào hoàn cảnh này thường bị tổn thương về tâm lý do tự ti, mặc cảm, thiếu thốn tình cảm, thiếu điều kiện học tập vui chơi, thiếu quản lý, giáo dục dẫn đến mất phương hướng khi hành động dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, phạm tội. Như vậy, vấn đề phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội là một vấn đề rộng lớn của toàn xã hội, nhưng trước hết, phải tiến hành từ mỗi gia đình. Người chưa thành niên là tương lai của đất nước, việc chăm sóc giáo dục người chưa thành niên nói chung và người chưa thành niên phạm tội nói riêng là hết sức cần thiết và phải bắt đầu từ mỗi gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của người chưa thành niên, trong phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội. Vì vậy, xây dựng gia đình văn hoá mới có lối sống lành mạnh, thành viên tôn trọng lẫn nhau, thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức xã hội sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc ngăn ngừa những nhân tố tiêu cực tác động tới người chưa thành niên, đồng thời cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường và sự quan tâm của toàn xã hội. Bằng cách gia đình phải giáo dục một cách có hệ thống như sau: Công tác giáo dục được thể hiện cụ thể như việc lựa chọn phương pháp giáo dục đúng, tăng cường trách nhiệm trong quản lý và giáo dục con cái, kiểm tra các hoạt động hằng ngày của các em để kịp thời uốn nắn, sửa chữa các lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, không để các em bị lợi dụng, lôi kéo vào con đường tiêu cực là việc làm hết sức cần thiết. Các bậc cha mẹ cần được nâng cao tri thức về phòng, chống vi phạm, tội phạm, tệ nạn xã hội để hiểu được vi phạm tội phạm và tệ nạn xã hội là gì; nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc gây ra các hành vi này; cách nhận biết người phạm tội, vi phạm pháp luật, mắc nghiện ma túy; tội phạm và tệ nạn xã hội gây ra tác hại gì cho bản thân, gia đình, xã hội; có thể cai nghiện ma túy được không; cai nghiện bằng cách nào để họ có định hướng và có biện pháp quản lý, giáo dục con cái. Xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm cho các em lớn khôn và trưởng thành, không vi phạm pháp luật, không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội; đảm bảo được đời sống kinh tế gia đình để trẻ em có được những điều kiện sống tối thiểu như ăn ở, mặc, sinh hoạt, học hành. Đặt ưu tiên cao cho các nhu cầu và phúc lợi của tất cả các thành viên trong gia đình. Mọi người trong xã hội tuổi từ 18 trở lên phải có trách nhiệm giúp đỡ các gia đình trong việc chăm sóc và bảo vệ, bảo đảm hạnh phúc về thể chất và tinh thần cho người chưa thành niên. Chính phủ phải xây dựng những chính sách có lợi cho việc nuôi dưỡng người chưa thành niên và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho những gia đình cần giúp đỡ. Ở nơi thiếu môi trường bền vững, ổn định và khi các cố gắng giúp đỡ đều thất bại thì thì có thể chuyển hướng sang việc cho người chưa thành niên được vào môi trường khác tốt hơn để tránh vấn đề người chưa thành niên lang thang cơ nhỡ. Chú ý đến những gia đình bị ảnh hưởng bởi biến động xã hội VD như là kinh tế suy thoái, động đất, tội phạm ... Gây ra nhưng khó khăn hạn chế trong việc giáo dục và hình thành cách nghĩ của người chưa thành niên. Cần giáo dục cho cha mẹ để họ thấy sự cần thiết của việc giáo dục người chưa thành niên, biết cách thông cảm thấu hiểu tâm lý của con cái. Qua các thời kỳ khác nhau người chưa thành niên có nhưng thay đổi về tâm sinh lý cần cho họ biết thời điểm người chưa thành niên dễ bị tổn thương và phương pháp giáo dục khoa học. Cần áp dụng các biện pháp làm tăng sự bền vững và hoà thuận gia đình, hạn chế tối đa các cuộc ly hôn của những cặp vợ chống đã có con cần giáo dục để họ hiểu trách nhiệm với gia đình và xã hội. Tạo điều kiện tốt nhất để người chưa thành niên hiểu được giá trị của gia đình đối với mình và giá trị của mình với gia đình trong giai đoạn chúng bắt đầu trưởng thành về nhận thức. Để đảm bảo quyền người chưa thành niên em. Chính phủ cần khuyến khích các tổ chức bảo vệ lợi ích của gia đình và người chưa thành niên được thành lập và hoạt động hiệu quả. 4.2.2 Từ phía nhà trường. Xã hội hoá là một quá trình liên tục, sau gia đình thì nhà trương sẽ là môi trường tiếp theo mà người chưa thành niên tiếp xúc, nó đóng vai trò hoàn thiện nhân thức và nhân cách cho người chưa thành niên một cách hoàn chỉnh. Cần đẩy mạnh công tác khuyến khích người chưa thành niên đi học, hỗ trợ gia đình khó khăn củng cố tâm lý cho người chưa thành niên để các em đến trường, cha mẹ các em nhận thấy sự cần thiết phải cho các em đến trường được giáo dục bài bản hiểu biết đạo nghĩa Hiện nay, hầu hết các trường học đều tổ chức cho học sinh tham gia ký cam kết không vi phạm pháp luật, nhưng thực tế đây cũng chỉ có tính hình thức. Trong khi đó, các chương trình giáo dục pháp luật lại chưa được chú trọng, chưa có nhiều giải pháp quản lý, giáo dục và giúp đỡ các học sinh chưa ngoan. Thông thường, khi phát hiện học sinh vi phạm kỷ luật thì hình thức xử lý là đuổi học, mà hình thức này khi áp dụng lại vô tình tạo ra khoảng trống thiếu vắng sự quản lý, giáo dục nên dễ đưa học sinh vào con đường vi phạm pháp luật. Ngoài ra, sự phối hợp trao đổi thông tin, liên lạc giữa gia đình và nhà trường thiếu chặt chẽ nên nhiều học sinh tự ý bỏ học đi lang thang hoặc tìm niềm vui qua các trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm mà nhà trường và gia đình không hay biết. Đây là điều kiện để các đối tượng xấu ngoài xã hội lợi dụng để lôi kéo các em vào con đường vi phạm pháp luật. Có thể nói việc quản lý học sinh trong nhà trường còn nhiều thiếu sót, thường chỉ giao khoán cho thầy, cô phụ trách, thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát. Kỷ luật học đường chưa nghiêm khắc đã khiến cho bộ phận nhỏ học sinh nhờn và con có trường hợp hỗn láo với thầy cô. Giáo dục hiện nay là theo phương pháp "nhồi nhét", "thầy đọc trò chép,thầy giảng trò ghi" thiếu tính dân chủ trong giờ học, đã khiến các em trở lên thụ động trong việc học tập. Vì vậy, cần tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, giữa nhà trường và các cơ quan chức năng khác trong việc quản lý, giáo dục các em và phòng chống vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên. Cụ thể là, các cơ sở đào tạo có trách nhiệm quản lý giáo dục học sinh, sinh viên trong các trường học, đưa nội dung giáo dục, pháp luật và các quy định bảo vệ an ninh, trật tự vào chương trình giáo dục chính khóa ở các cấp học; phối hợp tốt với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, bảo vệ an ninh, trật tự trong khu vực nhà trường. 4.2.3 Từ phía xã hội. Do những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường cùng với những thiếu sót trong việc quản lý văn hóa – xã hội của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, vì vậy chúng ta chưa đánh giá hết tính chất phức tạp, nghiêm trọng của tình hình vi phạm và tội phạm người chưa thành niên để đề ra những chủ trương, biện pháp phòng ngừa ngăn chặn và đấu tranh phù hợp. Hệ thống pháp luật về trẻ em và người chưa thành niên thiếu đồng bộ, việc thi hành chưa nghiêm. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu chặt chẽ, các ngành, các cấp chính quyền chưa coi trọng đúng mức và chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật của người chưa thành niên, coi đó là trách nhiệm chủ yếu của gia đình và nhà trường. Vai trò của các đoàn thể xã hội, đặc biệt là Đoàn Thanh niên trong công tác giáo dục và phòng ngừa vi phạm pháp luật của người chưa thành niên còn mờ nhạt. Thông thường những người vi phạm pháp luật thuộc đối tượng ở tổ chức nào thì ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao cho tổ chức đó giáo dục, giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi của họ, nhưng thực tế thì rất ít trẻ em vi phạm pháp luật được giao cho Đoàn Thanh niên quản lý, giáo dục, nếu có thì cũng chưa được các cơ sở đoàn quan tâm đúng mức. Sự mờ nhạt của các tổ chức đoàn cùng với việc thiếu quan tâm của gia đình dẫn đến nhiều thanh niên sau khi trở về từ trường giáo dưỡng lại tiếp tục đi vào con đường tái phạm. Thực tế cho thấy các tổ chức xã hội chưa phối hợp hiệu quả với gia đình, nhà trường. Qua nghiên cứu cho thấy 90% các em phạm tôi ở tuổi sinh hoạt đoàn nhưng không tham gia sinh hoạt, 70% các em không sinh hoạt đội. Điều nay cho thấy công tác phòng chống tội phạm người chưa thành niên của các tổ chức xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu cấp bách của xã hội. Nhận thức sai lầm của cán bộ quản lý công tác đoàn cho rằng việc ngăn ngừa tội phạm người chưa thành niên là trách nhiệm của cơ quan bảo vệ pháp luật và do sự quản lý của gia đình. Chưa nhìn thấy trách nhiệm của mình với việc phòng chống tội phạm người chưa thành niên. Vì vậy từ phía xã hội, các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội cần được thành lập nhiều hơn nữa, đi sâu vào đời sống nhân dân để phối hợp với gia đình, cơ quan giáo dục kịp thời, đạt hiệu quả cao. Đồng thời phải huấn luyện, đào tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các các bộ, tuyên truyền nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của người dân. 4.2.4 Từ chính bản thân người chưa thành niên Người chưa thành niên có những đặc thù riêng, đó là nhóm đối tượng còn chưa được hoàn thiện về thể chất và tinh thần. Ở độ tuổi này, họ luôn hướng tới sự ham thích mới lạ, hiếu động, muốn thể hiện tính anh hùng, hảo hán, do đó có trường hợp chỉ vì cái nhìn thiếu thiện cảm hay chỉ vì xích mích nhỏ mà các em thực hiện những hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng như cố ý gây thương tích, giết người hoặc dễ bị các đối tượng xấu trong xã hội kích động, lôi kéo vào con đường vi phạm pháp luật. Vì vậy, cần tăng cường tuyên truyền, tăng và sắp xếp nhiều buổi học, buổi gặp gỡ, nói chuyện để hiểu hơn, hiểu rỗ về tâm lý người chưa thành niên đồng thời đưa những chuẩn mực đạo đức dần đi sâu vào nhận thức của các em. Đồng thời tổ chức nhiều hoạt động, trò chơi bổ ích, khuyến khích các em tham gia để hòa đồng với bạn bè và xã hội. Từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các em với bản thân, với xã hội, góp phần phát triển đất nước. 4.2.5 Từ phía cơ quan bảo vệ pháp luật. Nhìn chung trên lĩnh vực giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã cố gắng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung tội phạm do người chưa thành niên thực hiện nói riêng. Tuy nhiên, chúng ta cần tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền và phát huy hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan nhà nước trên các lĩnh vực sau đây: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; ý thức tôn trọng pháp luật, trách nhiệm công dân trong phòng chống vi phạm tội phạm; thông qua các loại hình văn hóa nghệ thuật, phổ biến rộng rãi những gương người tốt, việc tốt; phản ảnh kịp thời những hiện tượng tiêu cực, giúp các cơ quan chuyên trách phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm, phạm tội, thường xuyên kiểm tra và kiên quyết khắc phục những hiện tượng không lành mạnh trong các hoạt động văn hóa, báo chí, văn nghệ; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm Luật Báo chí, Luật Xuất bản. Cần nâng cao hiệu quả các biện pháp quản lý nhà nước về an ninh trật tự, củng cố các lực lượng nghiệp vụ trực tiếp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, nhất là các lực lượng ở cơ sở, bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách của các cơ quan, xí nghiệp; đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, liên tục phát động quần chúng tấn công trấn áp tội phạm; kịp thời phát hiện, phòng ngừa đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm nguy hiểm; phối hợp với ngành nội chính tiến hành điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các đối tượng phạm tội; nghiên cứu, dự báo tình hình tội phạm, đề xuất chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp. Triển khai tốt việc dạy nghề cho các đối tượng ở các trại giam, đưa chương trình việc làm vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hỗ trợ giải quyết việc làm cho các đối tượng vừa ra khỏi các trường giáo dưỡng hoặc trại giam nhanh chóng tái hòa nhập với cộng đồng. ( Tham khảo Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ II tháng 3-2010 (số 6)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrách nhiệm hình sự của người chưa thành niên - cơ sở pháp lý, thực trạng và giải pháp.doc