Trái phiếu chuyển đổi: Đặc điểm, định giá và rủi ro trong đầu tư trái phiếu chuyển đổi
Đề tài: Trái phiếu chuyển đổi: Đặc điểm, định giá và rủi ro trong đầu tư trái phiếu chuyển đổi
1. Khái niệm:
Trái phiếu có tính chuyển đổi (sau đây gọi tắt là trái phiếu chuyển đổi) là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là được trả một mức lãi suất cố định nên có vẻ giống như trái phiếu nhưng mặt khác lại có thể chuyển đổi thành loại cổ phiếu thường của công ty và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu có tính chuyển đổi.
2. Tại sao các doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi thay vì phát hành cổ phiếu mới?
- Trái phiếu chuyển đổi là một loại công cụ lưỡng tính do có thuộc tính của cả trái phiếu và cổ phiếu. Nó là một loại trái phiếu doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành cổ phiếu của doanh nghiệp đó theo tỷ lệ chuyển đổi và khuôn khổ thời gian, xác định ngay tại thời điểm phát hành.
- Trái phiếu chuyển đổi cho phép tổ chức phát hành vay vốn với một chi phí (lãi suất) thấp trong hiện tại, đồng thời có thể hoán chuyển khoản nợ đó thành vốn cổ phần trong tương lai.
3. Tại sao các nhà đầu tư quan tâm đến trái phiếu chuyển đổi?
Khi thị trường đang phát triển, nhà đầu tư thường quan tâm nhiều đến cổ phiếu (CP) nên thị trường trái phiếu (TP) bị sa sút. Để tăng tính hấp dẫn với người đầu tư, các công ty phát hành TP có thể thêm vào đặc tính chuyển đổi, và công ty sẽ trả lãi suất thấp hơn cho nhà đầu tư sở hữu loại TP chuyển đổi này.
Ngược lại, khi thị trường TP phát triển, TP có tính chuyển đổi sẽ phát huy tác dụng như một phương tiện tăng vốn cổ phần dựa trên cơ sở trì hoãn trả nợ vì khi TP chuyển đổi biến thành CP, vốn huy động của công ty sẽ thay đổi từ nợ sang vốn.
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3550 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trái phiếu chuyển đổi: Đặc điểm, định giá và rủi ro trong đầu tư trái phiếu chuyển đổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Trái phiếu chuyển đổi: Đặc điểm, định giá và rủi ro trong đầu tư trái phiếu chuyển đổi
1. Khái niệm:
Trái phiếu có tính chuyển đổi (sau đây gọi tắt là trái phiếu chuyển đổi) là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là được trả một mức lãi suất cố định nên có vẻ giống như trái phiếu nhưng mặt khác lại có thể chuyển đổi thành loại cổ phiếu thường của công ty và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu có tính chuyển đổi.
2. Tại sao các doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi thay vì phát hành cổ phiếu mới?
- Trái phiếu chuyển đổi là một loại công cụ lưỡng tính do có thuộc tính của cả trái phiếu và cổ phiếu. Nó là một loại trái phiếu doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành cổ phiếu của doanh nghiệp đó theo tỷ lệ chuyển đổi và khuôn khổ thời gian, xác định ngay tại thời điểm phát hành.
- Trái phiếu chuyển đổi cho phép tổ chức phát hành vay vốn với một chi phí (lãi suất) thấp trong hiện tại, đồng thời có thể hoán chuyển khoản nợ đó thành vốn cổ phần trong tương lai.
3. Tại sao các nhà đầu tư quan tâm đến trái phiếu chuyển đổi?
Khi thị trường đang phát triển, nhà đầu tư thường quan tâm nhiều đến cổ phiếu (CP) nên thị trường trái phiếu (TP) bị sa sút. Để tăng tính hấp dẫn với người đầu tư, các công ty phát hành TP có thể thêm vào đặc tính chuyển đổi, và công ty sẽ trả lãi suất thấp hơn cho nhà đầu tư sở hữu loại TP chuyển đổi này.
Ngược lại, khi thị trường TP phát triển, TP có tính chuyển đổi sẽ phát huy tác dụng như một phương tiện tăng vốn cổ phần dựa trên cơ sở trì hoãn trả nợ vì khi TP chuyển đổi biến thành CP, vốn huy động của công ty sẽ thay đổi từ nợ sang vốn.
4.Lợi ích và bất cập của trái phiếu chuyển đổi:
4.1. Đối với công ty phát hành:
4.1.1. Lợi ích:
Đối với công ty phát hành, TP chuyển đổi có các yếu tố hấp dẫn sau:
- TP chuyển đổi có mức lãi suất thấp hơn TP không có tính chuyển đổi.
- Công ty có thể loại trừ chi phí trả lãi cố định khi thực hiện chuyển đổi, vì vậy sẽ giảm được nợ.
- Phát hành TP chuyển đổi thì công ty sẽ tránh được tình trạng tăng số lượng CP một cách nhanh chóng trên thị trường (điều này dẫn tới việc làm cho giá CP thường bị sụt giảm).
- Bằng việc phát hành TP chuyển đổi thay cho phát hành CP thường, công ty sẽ tránh khỏi tình trạng làm cho các khoản thu nhập trên mỗi cổ phần trước đây bị giảm sút.
4.1.2 Bất cập:
- Khi trái phiếu được chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị "pha loãng" do tăng số cổ phiếu lưu hành nên mỗi cổ phần bây giờ đại diện cho một tỷ lệ thấp hơn của quyền sở hữu trong công ty.
- Do các cổ đông thường tham gia vào việc quản lý công ty nên khi chuyển đổi có thể gây ra một sự thay đổi trong việc kiểm soát công ty.
- Sự giảm nợ công ty thông qua chuyển đổi cũng có nghĩa là mất đi sự cân bằng của cán cân nợ vốn.
- Kết quả chuyển đổi sẽ làm giảm chi phí trả lãi, tức là làm tăng thu nhập chịu thuế của công ty. Do đó công ty phải trả thuế nhiều hơn khi chuyển đổi.
4. 2 Đối với nhà đầu tư:
- Trái phiếu chuyển đổi cũng giống trái phiếu thường, tức là cũng được thanh toán tiền lãi với một lãi suất cố định và sẽ được mua lại với giá bằng mệnh giá vào lúc đáo hạn. Theo nguyên tắc thì thu nhập từ lãi suất trái phiếu thường cao hơn và chắc chắn hơn thu nhập từ cổ tức trên cổ phiếu thường.
- Người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi có quyền ưu tiên hơn các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường khi công ty phá sản và bị thanh lý.
- Giá thị trường của trái phiếu chuyển đổi sẽ có chiều hướng ổn định hơn giá cổ phiếu hường trong thời kỳ thị trường sa sút.
- Giá trị thị trường của trái phiếu chuyển đổi có chiều hướng tăng nếu cổ phiếu tăng
- Khi trái phiếu chuyển đổi được chuyển đổi sang cổ phiếu thường thì không được coi là một sự mua bán nên sẽ không phải chịu thuế trong giao dịch chuyển đổi.
5. Định giá trái phiếu chuyển đổi
5.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá
Công ty phát hành phải căn cứ vào tình trạng sản xuất kinh doanh của mình và thị giá cổ phiếu để xác định số lượng cổ phần mà mỗi trái phiếu có thể đổi được. Thường thì giá trái phiếu được bán theo mệnh giá. Khi đó nhà đầu tư cần quan tâm đến hệ số chuyển đổi, giá chuyển đổi và khoản phụ trội chuyển đổi.
Giá của trái phiếu chuyển đổi phục thuộc vào ba nhân tố sau:
- Giá trị của trái phiếu thông thường: Nếu tách phần quyền lựa chọn chuyển thành CP phổ thông thì nó sẽ được bán theo giá trị của một trái phiếu thông thường.
- Giá trị chuyển đổi: Giá trị của trái phiếu chuyển đổi phụ thuộc vào giá trị chuyển đổi - là giá trị của trái phiếu nếu ngay lập tức nó được chuyển đổi hết thành cổ phiếu phổ thông theo thị giá tại thời điểm đó. - Giá trị quyền lựa chọn: Trong thực tế, giá của trái phiếu chuyển đổi thường cao hơn giá trị trái phiếu thông thường và giá trị chuyển đổi. Điều này có được do người nắm giữ trái phiếu không nhất thiết phải chuyển ngay lập tức trái phiếu của mình mà thường cân nhắc chọn phương án thời gian và phương án nào có lợi nhất.
5.2 Cách xác định giá trị
Giá trị của TP chuyển đổi được xác định như sau:
Trường hợp giá trị TP thông thường lớn hơn giá trị chuyển đổi:Giá trị TPCĐ = giá trị TP thông thường + giá trị quyền lựa chọn
Trường hợp giá trị TP thông thường nhỏ hơn giá trị chuyển đổi Giá trị TPCĐ = giá trị chuyển đổi + giá trị quyền lựa chọn
Khi đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi của một công ty, nhà đầu tư cần quan tâm đến tỉ lệ chuyển đổi, thời gian được phép chuyển đổi và thị giá của cổ phiếu để xác định cho mình một mức giá hợp lý.
6. Rủi ro của cổ phiếu chuyển đổi:
- Rủi ro về giá cổ phiếu trong thời điểm chuyển đổi
- Rủi ro về thời gian chuyển đổi
7. Những lưu ý với nhà đầu tư khi đầu tư vào cổ phiếu chuyển đổi
Khi trái phiếu có tính chuyển đổi được phát hành mới thì bao giờ giá chuyển đổi cũng luôn cao hơn giá thị trường hiện hành của cổ phiếu thường, điều này sẽ giúp hạn chế việc nhà đầu tư chuyển đổi trái phiếu ngay lập tức. Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi hoặc giá chuyển đổi ban đầu là:
- Giá cổ phiếu tại thời điểm trái phiếu được phát hành.
- Thu nhập dự tính của tổ chức phát hành và ảnh hưởng của nó trên giá cổ phiếu.
- Xu hướng thị trường ( trái phiếu chuyển đổi sẽ trở nên ưa chuộng đối với các nhà đầu tư trong một thị trường cổ phiếu đang lên).
- Thời gian chuyển đổi (thời gian càng dài, tỷ lệ chuyển đổi ban đầu càng ít thích hợp). Vì trái phiếu chuyển đổi có thể làm "pha loãng" vốn nên các cổ đông sẽ có quyền ưu tiên mua trái phiếu chuyển đổi được phát hành mới với giá ưu tiên thấp hơn giá trị thị trường của trái phiếu đó. Khi trái phiếu chuyển đổi mới được phát hành, các cổ đông hiện hữu sẽ nhận được giấy chứng nhận quyền ưu tiên mua trái phiếu này. Người nắm giữ quyền có thể bán lại quyền này nếu họ không sử dụng chúng để mua trái phiếu chuyển đổi.
Những lưu ý đối với nhà đầu tư:
- Nếu công ty phải ngưng hoạt động bởi những tình huống như sát nhập, hợp nhất hay giải thể thì những người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi sẽ bị mất đặc quyền chuyển đổi này.
- Các trái phiếu đều có giá trị đầu tư dù cho chúng có tính chuyển đổi hay không. Giá trị đầu tư của trái phiếu không có tính chuyển đổi được căn cứ vào tỷ lệ % lãi suất của chúng khi so sánh với những mức lãi suất của các đầu tư khác có cùng mức rủi ro tương tự.
- Khi nhà đầu tư mua trái phiếu có tính chuyển đổi thì phải luôn xem xét hai giá trị đầu tư của trái phiếu này, đó là thu nhập của trái phiếu và việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. Giá trị chuyển đổi của trái phiếu là tổng giá trị thị trường của cổ phiếu thường mà trái phiếu có thể chuyển đổi được. Công ty có thể mua lại trái phiếu tại mức giá và ngày mua được xác định trước (giả định rằng trái phiếu chuyển đổi cũng có khả năng mua lại giống như có tính chuyển đổi) và khi các điều kiện thị trường khiến cho các trái chủ nhận thấy sự chuyển đổi trái phiếu có thể có lợi nhuận hơn là bán chúng lại cho công ty phát hành tại giá mua lại của công ty thì lúc đó họ sẽ thực hiện việc chuyển đổi thành cổ phiếu thường.
8. Những giải pháp nhằm hạn chế bất cập của cổ phiếu chuyển đổi:
- Ở các thị trường khác, luật công ty hoặc luật chứng khoán có những quy định về “chống pha loãng” sở hữu, nhằm bảo vệ lợi ích của công chúng. Theo đó, khi phát hành trái phiếu chuyển đổi, tổ chức phát hành phải tuân thủ các quy định này thông qua việc nêu rõ trong thông cáo phát hành những điều khoản cụ thể về chống pha loãng cổ phiếu lưu hành.
Cụ thể, trong trường hợp có thay đổi về khối lượng cổ phiếu lưu hành sau khi đã phát hành trái phiếu chuyển đổi, tổ chức phát hành phải có những điều chỉnh tương ứng về các điều kiện chuyển đổi (giá hoặc tỷ lệ chuyển đổi) của trái phiếu. Mặt khác, tại các thị trường phát triển, tổ chức phát hành rất khó bán trái phiếu chuyển đổi cho công chúng đầu tư khi không đưa ra những điều khoản chống pha loãng này.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật và hướng dẫn kịp thời với hoạt động pháy hành của các doanh nghiệp. Đồng thời, phổ cập kiến thức cho công chúng về loại công cụ này, giúp cho nhà đầu tư giảm bớt và loại trừ rủi ro.
- Công ty và các cổ đông hiện hữu nên có những cam kết nhất định ngay cả khi luật pháp chưa quy định rõ ràng. Có như thế các nhà đầu tư mới mạnh dạn bỏ vốn ra mua trái phiếu và góp phần nâng cao tính thanh khoản cho TPCĐ, đồng thời nhà đầu tư có thể định giá trái phiếu này một cách chính xác và rõ ràng.
- Nhà đầu tư cần chủ động thu thập thông tin từ các doanh nghiệp thực hiện những điều khoản hạn chế nào đó trong thời gian trái phiếu chưa được chuyển đổi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Trái phiếu chuyển đổi- Đặc điểm, định giá và rủi ro trong đầu tư trái phiếu chuyển đổi.doc