Triển vọng của Asean

ASEAN+3 là khuôn khổ hợp tác của ASEAN với ba nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản”[1] 1, Vai trò của ASEAN+3 ASEAN+3 là nhân tố thúc đẩy mở rộng hợp tác giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trong các lĩnh vực tài chính – tiền tệ, kinh tế- thương mại và các lĩnh vực hợp tác khác (an ninh – chính trị, xã hội ). Từ đó, tạo ra cơ chế hợp tác đa phương, tiền đề hình thành một liên kết kinh tế khu vực Đông Á. Có thể nói, ASEAN+3 là khuôn khổ chính hướng tới mục tiêu lâu dài là xây dựng một Cộng đồng ở Đông Á. Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN+3 lần thứ 7 diễn ra tại Hà Nội 8/2010 đã một lần nữa khẳng định điều này: ASEAN+3 là khuôn khổ hợp tác do ASEAN đề xướng, là động lực chính và duy trì vai trò trung tâm trong hợp tác khu vực, trong đó trọng tâm là hợp tác kinh tế, nâng cao vị thế của ASEAN nói chung và các nước ASEAN nói riêng. [1] Tập bài giảng Pháp luật cộng đồng ASEAN, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2011, Tr.248

doc2 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4254 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Triển vọng của Asean, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“ASEAN+3 là khuôn khổ hợp tác của ASEAN với ba nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản” Tập bài giảng Pháp luật cộng đồng ASEAN, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2011, Tr.248 1, Vai trò của ASEAN+3 ASEAN+3 là nhân tố thúc đẩy mở rộng hợp tác giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trong các lĩnh vực tài chính – tiền tệ, kinh tế- thương mại và các lĩnh vực hợp tác khác (an ninh – chính trị, xã hội…). Từ đó, tạo ra cơ chế hợp tác đa phương, tiền đề hình thành một liên kết kinh tế khu vực Đông Á. Có thể nói, ASEAN+3 là khuôn khổ chính hướng tới mục tiêu lâu dài là xây dựng một Cộng đồng ở Đông Á. Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN+3 lần thứ 7 diễn ra tại Hà Nội 8/2010 đã một lần nữa khẳng định điều này: ASEAN+3 là khuôn khổ hợp tác do ASEAN đề xướng, là động lực chính và duy trì vai trò trung tâm trong hợp tác khu vực, trong đó trọng tâm là hợp tác kinh tế, nâng cao vị thế của ASEAN nói chung và các nước ASEAN nói riêng. Bên cạnh đó, ASEAN+3 cũng đóng vai trò quan trọng trong một số lĩnh vực hợp tác khác như an ninh lương thực và phát triển năng lượng sinh học, y tế, quản lý thiên tai và môi trường…Ví dụ như môi trường, hiện tại, Quỹ hợp tác ASEAN+3 đã đóng góp 3 triệu USD cho các dự án về môi trường. Và các nước ASEAN cũng hy vọng nguồn vốn tài trợ cho các dự án môi trường của các nước ASEAN+3 sẽ tiếp tục tăng lên Theo www.vea.gov.vn – Xây dựng Cộng đồng Đông Á với ASEAN ngày càng bền chặt và phát triển bền vững 6/8/2010 … 2, Triển vọng của ASEAN+3 2.1, Những yếu tố tác động đến hợp tác trong khuôn khổ ASEAN+3 Hiện nay, có nhiều yếu tố tác động tích cực đến sự phát triển của khuôn khổ hợp tác này. Đó là xu hướng liên kết kinh tế trong khu vực ngày càng mạnh mẽ, các nước thành viên tỏ ra tích cực hợp tác với nhau, tạo ra sự chặt chẽ trong liên kết nội khối.Tuy nhiên, sự phát triển chênh lệch giữa các nước thành viên, bất đồng khu vực (vấn đề biển Đông) và bất đồng trong quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản đã gây nên những tác động tiêu cực đến sự phát triển của ASEAN+3. 2.2, Triển vọng của ASEAN+3 Thứ nhất, các thỏa thuận mà ASEAN+3 đạt được rất tiến bộ, trong đó phải kể đến Kế hoạch công tác hợp tác ASEAN+3 (2007-2017) được Hội nghị cấp cao ASEAN+3 lần thứ 11 thông qua năm 2007. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc thực thi các thỏa thuận này thông qua các biện pháp cụ thể. Thứ hai, tăng cường, đẩy mạnh hợp tác sâu rộng hơn trong tất cả các lĩnh vực hợp tác: tài chính – tiền tệ, kinh tế - thương mại và các lĩnh vực hợp tác khác. Mục tiêu cuối cùng của việc thúc đẩy hợp tác về tài chính – tiền tệ, thương mại, đầu tư, du lịch, giao thông vận tải và phát triển cơ sở hạ tầng là tạo dựng sự liên kết kinh tế chặt chẽ hơn ở khu vực, Các lĩnh vực hợp tác khác như ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, suy thoái môi trường…, trao đổi, giao lưu văn hóa, du lịch…nhằm tạo nên một khu vực gắn bó chặt chẽ hơn, tạo nên bản sắc và ý thức khu vực, củng cố và thúc đẩy sự tin cậy, hiểu biết và gắn bó giữa nhân dân các quốc gia. Đây là một nền tảng để hình thành nên khu vực Đông Á hợp tác cùng phát triển. Thứ ba, tất cả những nỗ lực và cố gắng của ASEAN+3 đều nhằm một mục tiêu cuối cùng là tiến đến một liên kết ở khu vực Đông Á. Có thể thấy, mục tiêu này đang được hiện thức hóa với lộ trình cụ thể với khuyến nghị của Nhóm Tầm nhìn Đông Á (EAVG) trong báo cáo “Hướng tới Cộng đồng Đông Á: Khu vực hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ” tại Hội nghị cấp cao ASEAN+3 2011. Từ cơ sở này, nhóm Nghiên cứu Đông Á (EASG) đã đưa ra hệ thống các biện pháp ngắn, trung và dài hạn nhằm hiện thực hóa Cộng đồng Đông Á. Nói tóm lại, sự phát triểnkhuôn khổ hợp tác ASEAN+3 đang mang lại nhiều triển vọng mới cho một khu vực Đông Á phát triển bền vững.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTriển vọng của ASEAN+3.doc
Luận văn liên quan