Trình bày các nguyên lý ép tạo hình sản phẩm ? Các thông số ảnh hưởng đến quá trình ép tạo hình ? Cơ sở lý thuyết tính toán cho máy ép kiểu pit tông, kiểu trục cán trong có khuôn trụ ?

Trên đây chúng ta đã nghiên cứu và tìm hiểu về máy ép tạo hình sản phẩm thường được dùng trong chế biến các sản phẩm nông ngiệp hiện được dùng phổ biến trong nước cũng như trên thế giới. Qua đề tài này cơ bản đã trình bày được các yêu cầu của đề tài đặt ra đó là trình bày nguyên lý ép, các thông số ảnh hưởng tới quá trình ép,và đã trình bày cơ sở lý thuyết tính toán cho máy ép kiểu pit tông, và kiểu trục cán trong có khuôn. Tuy nhiên do thời gian của chuyên đề quá gấp nên mới chỉ đề cập tính toán cũng như nghiên cứu còn nhiều hạn chế, tài liệu chưa đa dạng, chưa đi sâu vào nghiên cứu môt cách có hệ thống và cụ thể từng bộ phận của máy ép. Qua chuyên đề này tôi rất mong muốn đươc sự góp ý, đánh giá, bổ sung của thầy giáo cũng như các bạn nhằm hoàn thiện chuyên đề một cách tốt nhất,xin cảm ơn thầy giáo:TS Đinh Vương Hùng đã trực tiếp hưởng dẫn chuyên đề cho chúng em

doc14 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4667 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình bày các nguyên lý ép tạo hình sản phẩm ? Các thông số ảnh hưởng đến quá trình ép tạo hình ? Cơ sở lý thuyết tính toán cho máy ép kiểu pit tông, kiểu trục cán trong có khuôn trụ ?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ KHOA CƠ KHÍ & CÔNG NGHỆ …..š & ›….. CHUYÊN ĐỀ HỌC PHẦN CÁC THIẾT BỊ CƠ BẢN TRONG CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM Tên chuyên đề Trình bày các nguyên lý ép tạo hình sản phẩm ? Các thông số ảnh hưởng đến quá trình ép tạo hình ? Cơ sở lý thuyết tính toán cho máy ép kiểu pit tông, kiểu trục cán trong có khuôn trụ ? Giáo viên hướng dẫn: TS. Đinh Vương Hùng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Xuân Lâm Ngành học: Công Nghiệp Công Trình Nông Thôn Lớp: Công Thôn 39a HUẾ, 1/2008 Đặt vấn đề Trong xã hội ngày nay nhu cầc con người đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng cuộc sống cung như về chất lượng về sản phẩm,nó dược thể hiện ở về mawtj chất lượng sản phẩm,đa dạng hoá sản phảm,cũngnhuư hình dáng kích thước khác nhau nhằm đáp ứng thị hiếu con người. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì các loại máy moc được sử dụng rất nhiều trong sản xuất chế biến thực phẩm, Máy ép cũng là một thiết bị được sữ dụng rất phổ biến trong lĩnh vực này, như máy ép dầu, máy ép mía, máy ép nước hoa quả, máy ép tạo hình sản phẩm ...vv Tổng quan qua các công ty, các cơ sở sản xuất chế biến nông sản thực phẩm ta bắt gặp rất nhiều các loại máy ép tạo hình sản phẩm Vậy chúng hoạt động như thế nào, dựa trên những nguyên lý ép nào?các thông số ảnh hưởng tới quá trình ép là gì?cơ sở tính toán cho cccccác loại máy ép ra sao? Chúng ta cùng đi sâu nghiên cúư và tìm hiểu kĩ trong chuyên đề này. nội dung nghiên cứu của đề tài Mục đích, yêu cầu kỹ thuật và phân loại a) Mục đích Ép tạo hình sản phẩm là quá trình tác động lực cơ học vào vật liệu để liên kết các phần tử vật thể ở dạng phân tán với nhau thành những phần tử có hình dạng, kích thước và khối lượng xác định theo yêu cầu công nghệ chế biến. Đối với một số loại sản phẩm việc ép tạo hình là cần thiết, như: ép đậu phụ, bơ, phomát, ép mì sợi, mì ống, bánh bích qui, ép lương khô, bánh rau; ép viên thức ăn cho vật nuôi,... Khi sản phẩm có hình dạng thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những quá trình tiếp theo, như: phơi sấy, nướng hoặc bao gói, vận chuyển và bảo quản. Đặc biệt khi sản phẩm có hình dáng đẹp, kích thước và khối lượng phù hợp với khả năng tiêu thụ sẽ thu hút và kích thích sức mua của người tiêu dùng. b) Yêu cầu kỹ thuật - Máy phải tạo được sản phẩm ép có hình dạng thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình chế biến tiếp theo như: sấy, nướng, bao gói, vận chuyển,.. - Phải đảm bảo được các tiêu chuẩn về hình dạng, kích thước, khối lượng, độ chặt, độ bền đồng thời phải tạo ra hình dáng đẹp, mới lạ, gợi cảm nhằm kích thích nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. c) Phân loại - Theo mục đích công nghệ: máy ép viên, máy ép bánh - Theo phương pháp ép: phương pháp ép khô, phương pháp ép ẩm - Theo cấu tạo: máy ép kiểu vít, máy ép kiểu trục cán, máy ép kiểu băng, máy ép kiểu pit tông, máy ép thuỷ lực, máy ép khí nén,... - Theo quá trình làm việc: máy ép liên tục, máy ép gián đoạn. Các nguyên ký ép tạo hình sản phẩm Việc tạo hình sản phẩm có thể tiến hành bằng thủ công với những công cụ đơn giản. Trong công nghiệp, việc tạo hình cho sản phẩm thường được cơ khí hoá và tự động hoá. Dựa trên yêu cầu về thành phẩm và trạng thái vật lý của nguyên liệu người ta có thể chọn một trong các nguyên tắc tạo hình sau đây: - Nguyên tắc nén ép: dùng áp lực để nén ép nguyên liệu thành hình dạng nhất định hoặc thành băng dải rồi cắt viên. - Nguyên tắc dập khuôn: dùng khuôn có hình mẫu được lựa chọn dập xuống khối sản phẩm chia chúng thành từng phần có hình dạng nhất định. Khi nén ép hoặc dập khuôn, để liên kết được các phần tử vật liệu dạng bột rời, dạng bột nhuyễn, dạng rắn lỏng, tùy thuộc vào độ ẩm của nguyên liệu mà trị số áp lực ép khác nhau, có thể tới 1000 at và độ ẩm đạt tối thiểu là 20(30%. Trong một số trường hợp để giảm áp lực ép người ta có thể gia nhiệt ở nhiệt độ cao trên điểm nóng chảy của hỗn hợp. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao hỗn hợp chuyển từ pha rắn sang lỏng có độ nhớt cao, khi hạ nhiệt độ chúng lại chuyển từ pha lỏng về rắn. Về cấu tạo bộ phận ép chủ yếu là vít xoắn, pít tông, trục cán, bộ phận chứa tải là khuôn có dạng trụ, phẳng, cầu,.. Hình 1 trình bày nguyên lý cấu tạo của một số bộ phận tạo viên. Các bộ phận đó thường gồm khuôn ép đục lỗ theo các cỡ đường kính viên, có con lăn ép, dao cắt để cắt thành các viên trụ theo chiều cao cần thiết. Có bộ phận ép dập kiểu trục cán gồm hai bánh trụ, trên mặt trụ có các hõm (nửa hình cầu để tạo viên cầu, hoặc nửa hình trụ để tạo viên trụ, hoặc nửa hình hộp để tạo bánh). Bộ phận ép đùn gồm một trục vít ép nguyên liệu trong ống trụ, đùn qua khuôn có các lỗ định hình để thành dạng sợi, ống, hoặc kết hợp bộ dao cắt thành dạng viên trụ. Khi ép hoặc đùn có thể áp dụng cách ép ẩm hoặc ép khô. Hình 1. Nguyên lý cấu tạo của cá c bộ phận tạo viên nguyên liệu 1, 2- kiểu pitông; 3; 4- kiểu đóng khuôn; 5, 6, 7- kiểu con lăn; 8- kiểu băng ép; 9- vít ép; 10- kiểu vít đùn; 11, 12- kiểu trục cán; 13, 14, 15, 16- trục cán có khuôn trụ; 17, 18- trục cán có khuôn phẩng Phương pháp ẩm: hỗn hợp nguyên liệu có độ ẩm 35 - 50% với độ ẩm ban đầu 12 - 14%, được làm ẩm bằng nước nóng 70 - 80 độ C. Khi nguyên liệu được ép hay đùn ra khỏi khuôn ép sẽ có độ ẩm tới 17%, nhiệt độ tới 80 độ C. Sau khi ép, các viên phải được làm lạnh và khô, tới nhiệt độ 50 - 60 độ C và độ ẩm nhỏ nhơn 14%. Để tăng độ bền của viên và đôi khi cần tăng dinh dưỡng, người ta trộn thêm các chất kết dính như mật, đường, bột hồ... Phương pháp khô: có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp ẩm, không cần sấy viên, các viên được tạo có thể giữ tốt chất dinh dưỡng, sinh tố kháng sinh, với công nghệ đơn giản hơn, vẫn bảo đảm được năng suất cao (có thể đạt tới 10 - 15tấn/h). kích thước các viên thường được tạo với dạng cầu, trụ,... với đường kính từ 3 - 20mm, hình trụ có bề cao 10 - 30mm, với khối lượng riêng1000 - 1300kg/m3 các nguyên lý ảnh hưởng đến quá trình ép tạo hình sản phẩm: a) Độ nén ép Độ nén ép l được tính theo công thức: l = V / V1 (1) V và V1 - thể tích của hỗn hợp trước và sau khi nén ép. Nếu buồng ép có tiết diện S không đổi thì : l = Sh0/S.h1 = h0 / h1 (2) h0 và h1 - chiều cao lớp hỗn hợp trước và sau khi ép. Ta cũng có thể tính : l = P1 / P0 (3) P0 và P1- khối lượng thể tích của hỗn hợp trước và sau khi ép, kg/m3. b) Độ rỗng của khối hỗn hợp Độ rỗng P của khối hỗn hợp được xác định theo công thức: P = V0 / V = 1 - (4) V - thể tích của toàn bộ khối hỗn hợp V0- thể tích của các khoảng trống giữa các phần tử Vr - thể tích phần chất rắn trong hỗn hợp. Độ hổng P' của các viên đã được ép cũng được tính tương tự như sau : P' = V0' / V' = 1 - (5) V' - thể tích của cả khối đã nén ép V0' - thể tích của các khoảng trống giữa các phần tử Vr' - thể tích phần chất rắn trong khối đã ép. c) Tính chất ma sát bề mặt Khi nén ép nguyên liệu, các phần tử dịch chuyển dưới tác động của ngoại lực và phải thắng các lực ma sát ngoài và trong. Để xác định ma sát ngoài và trong, ta có thể dùng dụng cụ đo trên hình 2. Thùng 1 có mặt hướng dẫn cho hộp 2 di chuyển. Hộp 2 không đáy được đổ nguyên liệu cần đo 3 vào cũng như thùng 1 chứa nguyên liệu đó. Trên mặt khối nguyên liệu trong hộp đặt một tấm và một quả cân. Động cơ 14 sẽ kéo hộp 2 bằng dây 10, nối với bộ tenzô 4 gắn vào thành trước của hộp. Vận tốc di chuyển hộp thay đổi nhờ bánh đai nhiều cấp, lắp trên đầu trục hộp giảm tốc 13. Trên mặt hướng dẫn của thùng, đặt tấm thép hay gỗ để đo ma sát của nó với khối nguyên liệu. Tín hiệu cảm biến được khuếch đại và ghi trên dao động ký. Hình 2. Sơ đồ dụng cụ đo hệ số ma sát trong và ngoài với áp lực thấp Hệ số ma sát được tính toán, sau khi xử lý số liệu ở dao động ký : f = (6) f - ứng suất tiếp tuyến trong mặt di chuyển , Pa; t = , (7) P1 - lực dịch chuyển của hộp với khối nguyên liệu , N; P2 - lực dịch chuyển của hộp không, N; F- diện tích cắt ngang của hộp trong mặt di chuyển, m2; F- diện tích cắt ngang của hộp trong mặt di chuyển, m2; s = 9,81(Mc + Mt + M1) / F , (8) Mc và Mt - khối lượng của quả cân và tấm đặt trên mặt khối nguyên liệu ở hộp 2; M1 - khối lượng nguyên liệu trong hộp 2 : M1 = Fhr (9) h - chiều cao lớp nguyên liệu; r - khối lượng thể tích. d) Hệ số dãn nở đàn hồi Hệ số dãn nở đàn hồi k là tỷ số giữa thể tích Vd sau khi nén nở ra với thể tích Vn dưới áp lực nén: k = Vd / Vn (10) Để bảo đảm cho viên ép được chắc, không bị vỡ hoặc nứt thì k = 1,1 - 1,15. e) Độ bền của viên Người ta thường dùng 1 hộp khối chữ nhật (300 x 300 x 450mm), xung quanh bao lưới sàng có kích thước lỗ bằng 0,8 kích thước viên. Cho một lượng viên đã ép vào hộp và quay trong 3 - 10 phút với tần số 15 - 50/ph. Cân lại khối lượng trong hộp là Mn rồi so với khối lượng M0 trước khi đo và tính độ bền B của viên theo công thức : B = .100% (11) Theo Pôđkôlzin I.V. có thể tính độ bền B theo công thức : B = 98,5¸ 44.103e-0,011 (12) r - khối lượng riêng của khối nguyên liệu, kg/m3. Từ đó ta cũng có thể đánh giá chất lượng tạo viên bằng "độ vụn" : V = 100 - B (13) f)Tính chất vật liệu quá trình ép chịu ảnh hưởng của tính chất vật liệu như độ ẩm,rắn của vật liẹu, mức độ tạo mao dãn trong vật liệu Cơ sở lý thuyết tính toán cho máy ép kiểu pit tông: - Trường hợp nén ép trong khung có đáy cố định Giả sử khuôn có độ dài L và tiết diện S (hình 3). Khối nguyên liệu nén M có khối lượng riêng ban đầu ro. Có thể coi mối quan hệ phụ thuộc giữa áp suất nén p với khối lượng riêng r của nguyên liệu như sau : dp / dr = f(p) (14) Các kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình nén ép, hàm f(p) có thể coi là tuyến tính với dạng ap + b : dp / dr = ap + b (15) Như vậy ta sẽ suy ra : p = C với C =b/a . Vì P0 = M / L.S và P = M/((L - H)S) Như vậy: r - r0 = M và p = C ( ( exp . P . a . Po . H / (L-H) )-1) Nếu đặt H/L = - độ biến dạng nén tương đối thì : H / (L - H) = / (1 - ) và: p = C (16) Hình 3. Sơ đồ nén ép trong khuôn kín có đáy cố định và đồ thị áp suất Khi quả nén đi từ O tới C, thì áp suất nén p tăng theo đường cong OA. Sau khi nén xong quả nén trở về vị trí ban đầu, nhưng do tính chất hồi phục của nguyên liệu, áp suất nén không mất ngay, mà chậm một chút, theo đường cong AB, phát sinh áp suất dãn nở đàn hồi. Diện tích OACO của đồ thị áp suất tương ứng với năng lượng nén. Năng lượng này tiêu thụ để khắc phục ma sát nhớt giữa các phần tử vật chịu nén và dịch chuyển, khắc phục ma sát ngoài của vật liệu với thành buồng nén và để gây biến dạng đàn hồi, biến dạng dẻo của vật liệu. Diện tích BAC tương ứng với năng lượng biến dạng đàn hồi được hồi phục một phần khi viên ép dãn nở đàn hồi. Khi giữ nguyên khối lượng M của mỗi mẻ nén, ta thấy với thể tích ban đầu V0 = L.S và thể tích cuối lúc nén V = H1.S thì M = ro.Vo = r.V. Như vậy khối lượng riêng của viên ép phụ thuộc vào khối lượng cung cấp vật liệu, nếu cung cấp không đều thì không đảm bảo chất lượng. Hơn nữa, với phương pháp nén ép trong khuôn kín như vậy khó lấy các viên hay bánh ép ra ngoài. Hình 4 trình bày đồ thị phân bố áp suất dọc theo toàn bộ khuôn nén. Theo ôxôbôv V.I ta có thể viết phương trình cân bằng lực tác động vào một lớp của viên được ép tới áp suất cực đại pmax (tính theo công thức 16) như sau : pxS - (px+ dpx)S - F = 0 (17) F- lực ma sát của vật liệu với khuôn nén; F = fqxCdx f - hệ số ma sát; qx - áp suất cạnh; C - chu vi lòng khuôn. Hình 4. Đồ thị phân bố áp suất dọc trục và bên cạnh của toàn bộ khuôn ép Từ đó rút ra : dpx = -fqx(C / S) dx (18) Dấu trừ trong công thức (18) chứng tỏ áp suất giảm dần theo chiều nén. áp suất cạnh qx gồm hai thành phần : một thành phần do áp suất nén dọc trục px gây ra với tỷ lệ Ġ (qc = Ġpx), một thành phần do biến dạng dư gọi là áp suất dư cạnh qdc không phụ thuộc vào px, nghĩa là : qx = px + qdc (19) Hệ số tỷ lệ S = / (1 - ) với - hệ số Poátxông =( 0,29 - 0,31). Theo Đôlgôv I.A, đối với rau cỏ = ( 0,4 - 0,45) Phương trình (18) được viết thành : (20) Lấy tích phân hai vế : vế trái trong giới hạn p --> px , vế phải từ 0 --> x , ta sẽ được : px = exp (21) Thay giá trị của px từ công thức 21 vào công thức 19, ta xác định được áp suất cạnh qx = (p + qdc)exp (22) Để xác định áp suất p1 ở đáy khuôn, ta chỉ việc thay x = L - H vào phương trình (21) và được : p1 = (23) Ta nhận thấy khi tăng đoạn L - H thì áp suất p1 giảm, nghĩa là khối lượng riêng của viên ép bị giảm theo; đoạn L - H là chiều cao của viên ép càng nhỏ thì viên càng bền chắc hơn. - Trường hợp nén ép trong khuôn hở có đáy di động Đáy di động của khuôn hở được tạo ra do chính viên hay bánh đã được ép trước còn ở trong khuôn. Đây là cách nén ép nhiều lần, tạo viên từ nhiều mẻ cấp liệu, đồng thời đùn đẩy dần viên đã ép ra ngoài khuôn (hình 5). Khuôn 1 có chiều dài L, trong đoạn L - H chứa khối viên ép 2 gồm một số phần nguyên liệu 3 được ép lần lượt theo mỗi chu kỳ. Như vậy buồng ép gồm hai đoạn: đoạn H nén ban đầu khối nguyên liệu 4 (gọi là đoạn ép) và đoạn L - H đùn các phần đã được ép đồng thời tiếp tục nén theo cách nhiều lần để thành viên ( gọi là đoạn đùn). Đầu quả nén ép phần nguyên liệu 4 tới vị trí 1' - 1' thì đạt pmax cần thiết (để viên có khối lượng riêng đúng yêu cầu). Quả nén đi hết đoạn H tới vị trí 2' - 2' sẽ gây ra tác động đẩy khối ép, đùn dần ra ngoài. Sau đó quả nộn lùi trở lại để thực hiện chu kỳ tiếp. Do tính chất dãn nở đàn hồi mặt 2' - 2' của khối ép sẽ dãn trở lại vị trí 3' - 3' một đoạn (h (áp suất nén diễn biến theo diện tích OAA'C'). Quả nén lùi tiếp, rời mặt khối ép, để tiếp tục nén phần nguyên liệu 4 mới cấp. ở đoạn đùn L - H sẽ tốn năng lượng thêm cho việc thắng ma sát ngoài của khồi nguyên liệu với thành khuôn và cho việc nén lại phần dãn nở đàn hồi của khối épđó. Diện tích AA'C'C biểu thị năng lượng đùn phần mới được ép từ vị trí 1'-1' đến 2'-2'. Đoạn đồ thị AA' thể hiện giảm áp suất nén dọc trục. Khi đó, phần khối ép trước sẽ nhận áp suất dọc trục A'C' do phần đang được ép tác động. Tuy nhiên cũng không cần tốn thêm năng lượng để đùn các phần khối đã được ép trước đó, vì đồng thời lại đùn cả khối ép cùng với phần đang được tạo thành . Vì vậy, ở các chu kỳ ép tiếp theo, mỗi phần trong khối ép chỉ chịu áp suất xung dọc trục px thể hiện bằng các đoạn O1A1C1, O2A2C2,...,OnAnCn. Các đỉnh A1, A2,....,An đều giảm dần theo đường cong AAn thể hiện tương tự phương trình áp suất. Hình 5. Sơ đồ nén ép trong khuôn hở có đáy di động và các đồ thị áp suất nén Cần chú ý rằng sau mỗi lần quả nén lùi rời khối ép, áp suất dọc trục không giảm tới 0 mà chỉ tới một trị số tối thiểu pmin, vì trong nó còn các áp suất dư : áp suất dư trục pdt và áp suất dư cạnh pdc. Dưới biến dạng đàn hồi dọc trục, khối ép có xu hướng dãn dài ở hai đầu (như lò xo nén và được giữ ở giữa). Nhưng nhờ áp suất dư cạnh pdc gây ma sát chống lại hiện tượng dãn đó. Khi đùn khỏi khuôn, khối ép có thể dãn dài tới vài % tuỳ theo diễn biến của quá trình "nới" trong khuôn. Ta đã biết, để đạt khối lượng riêng ( yêu cầu của viên ép, phải đạt áp suất nén pmax tính theo công thức (16). Nhưng muốn vậy, ở đoạn đùn L - H ma sát của khối ép với khuôn phải đủ tạo được lực chống đối với pmax. Lực ma sát tổng hợp (tĩnh) Ft được xác định bằng : Ft = ftN = ft..So = ft..C.L1 = ft..C.L1 (24) ft - hệ số ma sát tĩnh; ft = 0,2 ( 0,25 với t = 200C và p = 21 MPa; ft = 0,08 ( 0,1 với t = 1000C và p = 21 MPa. N - phản lực pháp tuyến, N; - ứng suất tiếp tuyến do áp suất cạnh qx gây nên, Pa. Có thể tính theo tỷ lệ với áp suất pháp tuyến pđ ở đáy, tức là ở mặt đẩy khối ép trước ra ngoài = .pđ. Thường :pđ = (0,4 - 0,45) pmax và = 0,4 - 0,5. Sc - diện tích mặt bên của khuôn , m2; C - chu vi tiết diện khuôn, m; L1 - chiều dài đoạn đùn của khuôn, m. Như vậy điều kiện để viên tạo ra bảo đảm khối lượng riêng ( cần thiết là : Ft ³ pmax.S (25) S - tiết diện cắt ngang của khuôn, m2. Từ đó có thể suy ra : L1 ³ (26) Khi khối ép được đùn trong khuôn, phải tính đến tính chất "nới"; nếu không, khi khối ép ra khỏi khuôn sẽ nở và không đủ bền. Với năng suất máy đã xác định , gọi vận tốc trung bình đẩy khối ép trong khuôn là Vtb và thời gian "nới" là tn thì chiều dài đoạn đùn của khuôn sẽ bằng Ln³Vtb.tn. Khi thiết kế phải lấy L1 ³ Ln . Cơ sở lý thuyết tính toán máy ép kiểu trục cán trong có khuôn trụ: 1- Xuất phát từ năng suất máy (q, kg/s hoặc Q, t/h), theo hình 6. ta có thể tính độ dài L của 1 lỗ khuôn theo công thức : L = pmax.S0 / (ft.Ġ.pđ.C) , với So và C là tiết diện và chu vi của 1 lỗ khuôn. 2- Tổng diện tích Sk của bề mặt làm việc của khuôn được tính như sau (theo Pôđkôlzin I.V.) : Sk=q.te / (kr.L.c. r) (27) te - thời gian khối ép ở trong các lỗ khuôn (khi ép bột cỏ te = 16 - 18s, khi ép bánh nguyên liệu hỗn hợp te =( 23 - 25s). Hình 6. Đồ thị áp suất nén ở khuôn ép (c) và sơ đồ tính toán (d) 1- trục cán; 2- nguyên liệu; 3- khuôn; 4- các khối ép 3- Năng suất lý thuyết của máy ép trục cán khuôn trụ có thể tính như sau Q = 3600.k..m.Z.v , kg/h (28) k - hệ số cản chuyển động của nguyên liệu khi qua các lỗ khuôn; k = 0,06 ¸ 0,07 d - đường kính lỗ khuôn, m m - số lỗ trên khuôn; Z - số con lăn, Z = 1 - 3; v - vận tốc nguyên liệu bị ép qua lỗ, m/s kết luận kiến nghị Trên đây chúng ta đã nghiên cứu và tìm hiểu về máy ép tạo hình sản phẩm thường được dùng trong chế biến các sản phẩm nông ngiệp hiện được dùng phổ biến trong nước cũng như trên thế giới. Qua đề tài này cơ bản đã trình bày được các yêu cầu của đề tài đặt ra đó là trình bày nguyên lý ép, các thông số ảnh hưởng tới quá trình ép,và đã trình bày cơ sở lý thuyết tính toán cho máy ép kiểu pit tông, và kiểu trục cán trong có khuôn. Tuy nhiên do thời gian của chuyên đề quá gấp nên mới chỉ đề cập tính toán cũng như nghiên cứu còn nhiều hạn chế, tài liệu chưa đa dạng, chưa đi sâu vào nghiên cứu môt cách có hệ thống và cụ thể từng bộ phận của máy ép. Qua chuyên đề này tôi rất mong muốn đươc sự góp ý, đánh giá, bổ sung của thầy giáo cũng như các bạn nhằm hoàn thiện chuyên đề một cách tốt nhất,xin cảm ơn thầy giáo:TS Đinh Vương Hùng đã trực tiếp hưởng dẫn chuyên đề cho chúng em MỤC LỤC I.Đặt vấn đề.....................................................................................................1 II.Nội dung nghiên cứu của đề tài....................................................1 1.Mục đích, yêu cầu kỹ thuật và phân loại.................................................1 2.Các nguyên ký ép tạo hình sản phẩm......................................................2 3.Các nguyên lý ảnh hưởng đến quá trình ép tạo hình sản phẩm...............3 4.Cơ sở lý thuyết tính toán cho máy ép kiểu pit tông.................................6 5.Cơ sở lý thuyết tính toán máy ép kiểu trục cán trong có khuôn trụ......11 III.Kết luận kiến nghị.....................................................................12 TÀI LIỆU THAM KHẢO -Bài giảng công nghệ thiết bị bảo quản chế biến nông sản_TS. Đinh Vương Hùng -Tài liệu từ mạng internet

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnguyen_li_ep_tao_hinh_san_pham_skywind_bp_3364.doc
Luận văn liên quan