Trình bày các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng? Tại sao pháp luật lại quy định có sự khácbiệt trong phương pháp tính thuế giá trị gia tăng?

Bài tập cá nhân tài chính 2 (8 điểm) ĐỀ SỐ 7: Trình bày các phương pháp tính thuế giá trịgia tăng? Tại sao pháp luật lại quy định có sự khácbiệt trong phương pháp tính thuế giá trị gia tăng? BÀI LÀM Điều 2 Luật thuế GTGT (GTGT) 2008 quy định: “Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. Về bản chất đây là loại thuế gián thu, “các nhà sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ là người nộp thuế nhưng người tiêu dùng lại thức chất là người chịu thuế thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ”. Phương pháp tính thuế là các cách thức mà Nhà nước sử dụng được quy định trong pháp luật được sử dụng để xác định số thuế phải nộp cho nhà nước. Các phương pháp tính thuế GTGT có nhiều phương pháp khác nhau, nhưng để lựa chọn sử dụng phương pháp nào thì còn phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử, kinh tế xã hội của từng quốc gia. Điều 9 Luật thuế GTGT quy định: “Phương pháp tính thuế GTGT gồm phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT”. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường đại học luật Hà Nội- Giáo trình Luật Thuế Việt Nam. NXB –Công an nhân dân. Hà Nội-2010. 2. Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ban hành năm 2008. 3. Nghị định số 123/2008/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế giá trị gia tăng. 4. Thông tư số: 129/2008/TT-BTC, Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của hính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng. 5. Trang web: http://luatviet.net/Home/nghien-cuu-.kinh-te-thuong mai/2009/8557/Mot-so-van-de-phap-ly-ve-hoan-thue-gia-tri-gia.aspx

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6568 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình bày các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng? Tại sao pháp luật lại quy định có sự khácbiệt trong phương pháp tính thuế giá trị gia tăng?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN MÔN: LUẬT TÀI CHÍNH ĐỀ SỐ 7: Trình bày các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng? Tại sao pháp luật lại quy định có sự khác biệt trong phương pháp tính thuế giá trị gia tăng? Điều 2 Luật thuế GTGT (GTGT) 2008 quy định: “Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. Về bản chất đây là loại thuế gián thu, “các nhà sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ là người nộp thuế nhưng người tiêu dùng lại thức chất là người chịu thuế thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ” Xem Giáo trình Luật thuế Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội . Phương pháp tính thuế là các cách thức mà Nhà nước sử dụng được quy định trong pháp luật được sử dụng để xác định số thuế phải nộp cho nhà nước. Các phương pháp tính thuế GTGT có nhiều phương pháp khác nhau, nhưng để lựa chọn sử dụng phương pháp nào thì còn phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử, kinh tế xã hội của từng quốc gia. Điều 9 Luật thuế GTGT quy định: “Phương pháp tính thuế GTGT gồm phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT”. Thứ nhất, Phương pháp Khấu trừ thuế GTGT. Phương pháp này được quy định tại Điều 10 luật thuế GTGT 2008. +/ Phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trừ những đối tượng phải nộp thuế theo phương pháp trực tiếp được quy định trong luật Thuế GTGT. +/ Xác định Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ. Thuế GTGT đầu ra bằng (=) giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với (x) thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ. Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính nêu tại Điểm 14, Mục I, Phần B Thông tư số: 129/2008/TT-BTC để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Thứ hai, Phương pháp này được quy định tại Điều 11 luật thuế GTGT 2008. Phương pháp tính thuế trực tiếp là phương pháp tính thuế trên cơ sở GTGT nó đòi hỏi phải tính trực tiếp phần GTGT (các chi phí đầu tư thêm) của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong từng giai đoạn luân chuyển: sản xuất- lưu thông- tiêu dùng. Đây là việc làm phức tạp, tốn nhiều công sức và rất khó xác định, vì vậy hiện nay Luật thuế GTGT quy định về xác định phần GTGT của hàng hóa dịch vụ theo một cách xác định đơn giản và cũng chỉ mang tính ước lệ; GTGT tăng = giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ bán ra- giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với các trường hợp sau đây: Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại  Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ; Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý. Xem Khoản 2 Điều 11 Luật thuế GTGT 2008. Đối tượng này thường là các cá nhân, cơ sở kinh doanh không có tư cách pháp nhân, những cơ sở kinh doanh hộ gia đình,….và sử dụng hoà đơn bán hàng thông thường ( không tính thuế ) để hạch toán, các dịch vụ ăn uống, phòng nghỉ... Giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ bán ra, mua báo gồm giá bán (+) thuế GTGT, ở đây giá tính thuế của phương pháp trực tiếp không phải là giá chưa có thuế GTGT, mà là giá đã bao gồm cả thuế GTGT, do đó đã gây ra sự bất bình đẳng vè nghĩa vụ thuế GTGT theo phương pháp này sẽ ở vào thế bất lợi hơn, tuy khi đó họ thường là những chủ thể kinh doanh có ít vốn, phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ, ở đây pháp luật thuế GTGT đã không đảm bảo được nguyên tắc chỉ tính thuế theo phương pháp nào thì các đối tượngcó hoạt động kinh doanh như nhau áp dụng thuế suất như nhau với một mặt bằng giá giống nhau thì phải nộp thuế như nhau, tình trạng thuế chồng lên thuế không được khắc phục triệt để. Nguyên nhân của sự quy định khác biệt giữa hai phương pháp tính thuế: +/ Sở dĩ luật thuế GTGT quy định hai phương pháp tính thuế như vậy vì xuất phát từ phạm vi của đối tượng nộp thuế GTGT trong quy định này xét ở một góc độ nào đó phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, song chưa thực sự đảm bảo sự bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế GTGT, thể hiện ở chỗ cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào khi thỏa mãn các điều kiện nhất định được pháp luật quy định tại Điều 12; còn các đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào kéo những hệ quả phát sinh tiêu cực. +/ Thực ra, phương pháp trực tiếp không phải là phương pháp dùng để tính và thu thuế trong thực hành thu thuế mà đó chỉ là một cách tiếp cận khoa học trong nghiên cứu nhằm chỉ rõ thuế GTGT là một loại thuế chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm mỗi khi có GTGT xuất hiện. +/ Phương pháp khấu trừ thuế là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất vì nguyên tắc này thể hiện được nhiều ưu điểm như: Hóa đơn là chứng cứ quan trọng của giao dịch và là chứng cứ cho việc đã nộp thuế; Tạo ra cơ sở tốt cho kiểm toán; Có thể áp dụng cho nhiều mức thuế suất khác nhau; Tính thuế theo phương trực tiếp sẽ có hiện tượng đánh trùng thuế ( tức là đánh nhiều lần thuế trên cùng một mức doanh thu) và được khấu từ thuế giá trị gia tăng đầu vào. +/ Do đó để bảo đảm sự bình đẳng cho các chủ thể và tránh các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh, Cần xác định rằng phương thức tính thuế trực tiếp chỉ là tạm thời, tình thế. Nên chăng cần đưa ra một lộ trình nhất định để các đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp chuẩn bị chuyển sang phương pháp khấu trừ. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường đại học luật Hà Nội- Giáo trình Luật Thuế Việt Nam. NXB –Công an nhân dân. Hà Nội-2010. Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ban hành năm 2008. Nghị định số 123/2008/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế giá trị gia tăng. Thông tư số: 129/2008/TT-BTC, Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của hính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng. Trang web: mai/2009/8557/Mot-so-van-de-phap-ly-ve-hoan-thue-gia-tri-gia.aspx

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrình bày các phương pháp tính thuế giá trịgia tăng Tại sao pháp luật lại quy định có sự khácbiệt trong phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.doc
Luận văn liên quan