Truyền thống pháp luật mỹ trong hệ thống pháp luật phương Tây

Do nước Mỹ được tổ chức theo thể thức liên bang, người Mỹ biết rõ rằng pháp luật ở từng bang có thể khác nhau. Xét về mặt chính trị thì đúng là mỗi bang ở Mỹ có hệ thống pháp luật độc lập của mình. Tuy nhiên, nếu xét về truyền thống và các phương pháp pháp lý, hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới đều thuộc một trong một số ít truyền thống pháp luật. Ở các nước phương Tây và một số khu vực đã từng là thuộc địa hoặc nặng ảnh hưởng của phương Tây, có hai truyền thống, hay còn gọi là, hai hệ thống pháp luật lớn -- hệ thống luật thông lệ (common law) và hệ thống luật thành văn (civil law). Truyền thống pháp luật Mỹ thuộc hệ thống luật thông lệ (trừ bang Louisiana) .

pdf6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Truyền thống pháp luật mỹ trong hệ thống pháp luật phương Tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gary Bell The U.S. Legal Traditions in the Westerrn Legal Systems TRUYỀN THỐNG PHÁP LUẬT MỸ TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT PHƯƠNG TÂY (Trích trong sách " Truyền thống pháp luật Mỹ trong hệ thống pháp luật phương Tây, phương pháp điều chỉnh của pháp luật, các án lệ và các văn bản, tài liệu" của tác giả Gary F. Bell, do Nhà xuất bản Foundation phát hành tại New York năm 1996, trang 1923) Do nước Mỹ được tổ chức theo thể thức liên bang, người Mỹ biết rõ rằng pháp luật ở từng bang có thể khác nhau. Xét về mặt chính trị thì đúng là mỗi bang ở Mỹ có hệ thống pháp luật độc lập của mình. Tuy nhiên, nếu xét về truyền thống và các phương pháp pháp lý, hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới đều thuộc một trong một số ít truyền thống pháp luật. Ở các nước phương Tây và một số khu vực đã từng là thuộc địa hoặc nặng ảnh hưởng của phương Tây, có hai truyền thống, hay còn gọi là, hai hệ thống pháp luật lớn -- hệ thống luật thông lệ (common law) và hệ thống luật thành văn (civil law). Truyền thống pháp luật Mỹ thuộc hệ thống luật thông lệ (trừ bang Louisiana). Bài viết này giới thiệu về nguồn gốc và sự phát triển của hai hệ thống luật thông lệ và thành văn, đồng thời cũng đề cập đến những khác biệt cơ bản giữa hai hệ thống này, đặc biệt là về mặt phương thức hoạt động. 1. Nguồn gốc của hai truyền thống pháp luật và mức độ phổ biến của chúng trên thế giới a) Hệ thống luật thông lệ b) Hệ thống luật thành văn 2. Một số khác biệt giữa Luật Thành Văn và Luật Thông Lệ 2 1. NGUỒN GỐC CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHÁP LUẬT VÀ MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI A) LUẬT THÔNG LỆ Truyền thống luật thông lệ khởi nguồn ở nước Anh. Một hệ thống pháp luật mới được thiết lập từ năm 1006 khi người Norman chinh phục nước Anh, nhưng không thể nói là pháp luật thông lệ đã hình thành năm 1006. William the Conqueror, thủ lĩnh cuộc chinh phục, đã không huỷ bỏ các tập quán và hệ thống toà án địa phương. Các toà án này vẫn tiếp tục áp dụng thông lệ từ trước của họ. Không có bộ luật nào chung cho toàn vương quốc. Tuy nhiên, nhà vua có thành lập một số toà án hoàng gia tại thủ đô Westminster. Thẩm quyền các toà án này lúc đầu rất hạn chế nhưng về sau được mở rộng đến mức các toà án địa phương mất tác dụng. Quyết định của các toà án hoàng gia trở thành dần luật chung cho cả vương quốc và được gọi là luật thông lệ. Luật thông lệ bắt nguồn từ quyết định của các toà án. Do đó, xuất xứ truyền thống của luật thông lệ là các án lệ chứ không phải luật do cơ quan lập pháp ban hành. Truyền thống dựa lên án lệ lâu đời đến nỗi, khi luật thông lệ biến thành một tập hợp các quy định tố tụng cứng nhắc và máy móc, nhà vua đã không chấn chỉnh bằng cách ban hành luật mới mà lại thành lập một loại toà án mới. Nếu một thần dân cho rằng một quyết định theo luật thông lệ không công bằng thì có thể thỉnh cầu lên nhà vua. Do có quá nhiều thỉnh cầu như vậy, nhà vua phải cho thành lập Toà Đại pháp (the court of Chancery- toà án tối cao); dựa trên các nguyên tắc công bình(“in equity”- công bằng và bình đẳng), toà án này được phép tự quyết định cách điều chỉnh sự phán xử theo luật thông lệ trước đó. Quyết định của toà án này đã sản sinh ra một loại luật được gọi là luật công bình, cũng dựa trên quyết định các toà án từ trước. Cả hai loại, luật thông lệ và luật công bình, đều là thành phần của truyền thống luật thông lệ nói chung. Đế quốc Anh đã mang luật thông lệ sang tất cả các lục địa. Luật thông lệ đã được tiếp nhận ở nhiều nước, nhưng thành công nhất là ở các quốc gia nơi người định cư Châu Âu chiếm số đông và áp đặt luật lệ của họ lên người bản địa. Đó là thực tế xảy ra ở Úc, 3 Anh, Canađa, Niu-Zi Lân, và Hoa Kỳ (trừ bang Louisiana, đã có luật thành văn trước khi trở thành một bang của Hoa Kỳ). Luật thông lệ cũng được áp đặt ở nhiều thuộc địa khác nhưng thường được điều chỉnh để thích ứng với tập tục địa phương. Trong một vài trường hợp, Hoa Kỳ đã áp đặt nhiều phần của luật thông lệ đối với các lãnh thổ uỷ trị mới (như Philippin). Tại châu Phi và châu Á, luật thông lệ vẫn được áp dụng ở các thuộc địa cũ của Anh quốc. Ngày nay, Ấn độ là nước theo luật thông lệ đông dân nhất. Tiếp sau Chiến tranh Thế giới thứ II, sự thịnh trị kinh tế của Hoa Kỳ đã tạo điều kiện cho luật thông lệ ngày càng bành trướng. Hợp đồng được soạn thảo theo các điều khoản của luật thông lệ và trọng tài quốc tế thường xuyên áp dụng các nguyên tắc của hệ thống này. Chú giải về luật thông lệ ở Hoa Kỳ. Do Hoa Kỳ giành độc lập sớm nên luật thông lệ tại đây phát triển tách biệt với luật thông lệ ở Anh quốc và các nước thuộc Khối Thịnh vượng Anh. Các nước này giành được độc lập chỉ mới gần đây, nhưng thậm chí trong một thời gian dài sau khi đã được độc lập, một số nước vẫn tiếp tục cho phép việc kháng án lên Uỷ ban Tư pháp của Hội đồng Cơ Mật (the Privy Council) tại Luân Đôn ( và hiện nay vẫn cho phép). Điều này đã giúp làm cho pháp luật các nước đó nhất quán, và ngày nay toà án các nước trong Khối vẫn tuân thủ phán quyết của nhau. Ngược lại, rất hiếm khi một toà án của Mỹ viện dẫn quyết định của một toà án nước ngoài khi phân xử một vấn đề thuộc pháp luật Mỹ. Do vậy, thật đáng ngạc nhiên khi thấy rằng, mặc dù có thời gian dài "tách biệt về mặt pháp lý", pháp luật Hoa Kỳ vẫn có rất nhiều điểm chung với pháp luật của các nước khác theo luật thông lệ . B) LUẬT THÀNH VĂN Nguồn gốc luật thành văn từ thời xa xưa hơn. Có thể là là Luật 12 Bảng của Cộng hoà La Mã (có lẽ vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên). Thoạt tiên, đây là luật của thành La Mã , được áp dụng chỉ cho các công dân La Mã . Thuật ngữ "civil law” (luật thành văn), tiếng La tinh là ius civilis, có nghĩa là luật của công dân La Mã. 4 Sau khi đế chế La Mã ở phương Tây sụp đổ ( năm 476 sau Công nguyên), những người được gọi là “hung nô” đã mang pháp luật của họ đến La Mã. Mặc dù luật La mã tiếp tục được áp dụng đối với người La mã, ảnh hưởng của luật Đức phát triển rất nhanh và pháp luật ở La Mã dần trở nên sự hổn hợp giữa luật Đức và luật La Mã. Loại luật này về sau được xem là luật La mã bị tầm thường hoá. Luật này rất khác với luật La Mã cổ điển. Luật giáo hội (canon law), luật của nhà thờ Thiên chúa giáo, là hệ thống luật duy nhất của phương Tây đã giữ nguyên vẹn các yếu tố của luật La Mã. Tuy nhiên, vào năm 529-35, Hoàng đế La mã miền Đông Justinian đã cho xuất bản Bộ luật La Mã (Corpus Iuris Civilis), một công trình diễn đạt và trình bày lại luật La Mã. Bộ luật Justinian và bản tóm tắt kèm theo có hiệu lực ở đế chế La Mã miền Đông cho đến lúc và cả sau khi đế chế bị Thổ Nhĩ Kỳ chinh phục vào thế kỷ 15. Vào cuối thế kỷ 11, trường đại học Bologna bắt đầu dạy luật La Mã, đặc biệt là Bộ luật La Mã. Lúc đầu, đây chỉ là một nỗ lực có tính học thuật vì luật La Mã đã không còn tồn tại ở Tây Âu. Việc này đánh dấu bước khởi đầu của một trào lưu về sau được xem là sự hồi sinh của luật La Mã. Không lâu sau, nhiều trường đại học ở Tây Âu cũng bắt đấu dạy luật La Mã. Sau vài thập kỷ, vì những lý do phức tạp không thể trình bày hết ở đây, luật La Mã được tiếp nhận ở hầu khắp Châu Âu và trở thành luật chung (ius commune – the “common law”) cho cả Châu Âu lục địa. Trên thực tế, luật La mã được tiếp nhận giới hạn trong lĩnh vực thường được gọi là "luật tư" (private law- luật về tài sản, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hợp đồng, v..v..). Điều này lý giải vì sao luật gia hệ thống thành văn gọi luật tư một cách đơn giản là "luật dân sự" ( luật về nhân thân, tài sản và nghĩa vụ). Mặc dù phần lớn các nước theo hệ thống luật thành văn ngày nay đều có bộ luật dân sự, việc hệ thống hoá luật đã diễn ra mới gần đây thôi. Bộ Luật Dân sự đầu tiên của Pháp ra đời vào năm 1804 và Bộ Luật Dân sự đầu tiên của Đức năm 1896 (có hiệu vào năm 1900). Bộ luật dân sự của Đức và Pháp là hai khuôn mẫu chính của luật thành văn. Napoleon đã mang bộ luật dân sự mang tên mình tới những nơi mà ông ta và quân đội của ông ta đã đặt chân đến. Khuôn mẫu luật Pháp đã có ảnh hưởng ở các nước dùng hệ chữ la- tinh cả ở Châu Âu và Châu Mỹ (Trung và Nam Mỹ, bang Louisiana ở Mỹ và 5 bang Quebec ở Canada). Luật Pháp cũng có ảnh hưởng đối với các nước thuộc địa cũ của Pháp, Tây Ban Nha và Hà Lan ở Châu Phi, Trung Đông và Châu Á. Khuôn mẫu luật Đức có ảnh hưởng đối với luật của Áo, Thuỵ Sỹ cũng như nhiều nước Đông Âu trước thời Xô viết. Luật Đức cũng được tiếp nhận ở Nhật Bản. 2. MỘT SỐ KHÁC BIỆT GIỮA LUẬT THÀNH VĂN VÀ LUẬT THÔNG LỆ Đầu tiên và trước hết, ở các nước có hệ thống luật thông lệ, án lệ (case) được coi là nguồn chủ yếu của pháp luật. Tại trường luật, môn Phương pháp Pháp luật dựa trên việc nghiên cứu án lệ. Ở các nước có hệ thống luật thành văn, án lệ không phải là nguồn của pháp luật -- ít nhất là trên lý thuyết. Trên thực tế, rõ ràng là văn bản pháp luật ngày nay có ảnh hưởng rất lớn ở các nước có hệ thống luật thông lệ, trong khi án lệ thì ngày càng có ảnh hưởng nhất định ở các nước theo truyền thống luật thành văn. Tuy nhiên, cách tiếp cận với văn bản pháp luật và án lệ thì lại hoàn toàn khác nhau tuỳ người luật sư thuộc hệ thống nào. Thế giới luật thành văn thường coi bộ luật dân sự là một văn bản pháp luật khung chủ yếu. Họ thường diễn giải bộ luật này một cách khá linh động để nó đạt được mục tiêu chi phối toàn bộ lĩnh vực luật tư. Cách diễn giải này càng được củng cố bởi ngôn ngữ có tính chất chung và trừu tượng của bộ luật. Trái lại, trong hệ thống luật thông lệ, luật pháp bắt nguồn từ án lệ (case law) và văn bản luật (legislation) thường được xem là ngoại lệ. Do đó, toà án thường có khuynh hướng diễn giải văn bản luật một cách hẹp hơn. Kết quả là, cả toà án lẫn nhà làm luật đều trình bày các quy phạm pháp luật bằng ngôn ngữ rất cụ thể nhằm gải quyết các vấn đề rẩt cụ thể. Thường thì, cả án lệ và văn bản luật theo hệ thống thông lệ đều không sử đựng các thuật ngữ trừu tượng hoặc đưa ra các nguyên tắc chung. 6 Sinh viên học luật thành văn thường phải đọc các học thuyết pháp lý (“la doctrine”) hơn là án lệ. "Học thuyết pháp lý" ở đây là tập hợp các công trình nghiên cứu, lý luận của nhiều giáo sư về một vấn đề pháp lý. Trong hệ thống luật thành văn, " học thuyết" được xem là một nguồn luật rất được tôn trọng. Ta nên nhớ rằng, trường đại học, chứ không phải là toà án, đã đưa luật dân sự trở lại Châu Âu lục địa. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi các giáo sư vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc định nghĩa luật pháp. Các giáo sư trong hệ thống luật thông lệ không được uy thế này. Ở Mỹ các chánh án là người có uy nhất. Việc đào tạo trong ngành luật khác nhau tùy từng nước, nhưng phai nói rằng việc đào tạo luật ở Mỹ mới lạ và đặc biệt trên nhiều bình diện. Ví dụ như, phương pháp nghiên cứu án lệ (case method) hoặc phương pháp đối đáp (Socratic method). Có lẽ đến đây bạn cũng đã tự thấy rằng, phương pháp nghiên cứu án lệ không thể áp dụng đượcở một nước có hệ thống luật thành văn. Ở các nước đó (và cả Anh quốc), luật được dạy ở cấp đại học, do vậy, toàn bộ thời gian học luật thường dài hơn ở Mỹ (đào tạo luật ở cấp sau đại học). Phương pháp giảng dạy theo lối quyền uy: giảng viên giới thiệu luật cho sinh viên, sinh viên lắng nghe và ghi chép chứ không tham gia gì khác trên lớp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTruyền thống pháp luật mỹ trong hệ thống pháp luật phương tây.pdf
Luận văn liên quan