Lời mở đầu
Hai người nam nữ khi chưa bước vào hôn nhân, họ là những người có tài sản riêng, hoàn toàn tự do trong việc định đoạt tài sản của mình. Khi bước vào hôn nhân, điều đó đã khác.
Trong thời kì hôn nhân, hai người phải ràng buộc với nhau bởi rất nhiều bổn phận, nghĩa vụ và quyền lợi. Lợi ích của họ vì thế đã hòa làm một để trở thành một thứ có tên là lợi ích gia đình. Thời trước, khi xác lập, thay đổi, chấm dứt một giao dịch, họ chỉ nhân danh lợi ích gia đình. Tài sản chung là thứ cần có để tạo điều kiện cho việc nhân danh lợi ích gia đình khi tham gia các giao dịch. Suy cho cùng, tài sản chung hay là tài sản riêng của vợ, chồng cũng phải được khai thác để nhằm bảo đảm cho sự tồn tại, duy trì và phát triển của gia đình. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, diện mạo của gia đình đã thay đổi đáng kể, chức năng kinh tế của gia đình đã chuyển từ sản xuất sang tiêu dùng. Cùng với điều đó việc mỗi người có đủ tài sản riêng để đặt cơ sở vật chất cho các hoạt động nghề nghiệp và các giao dịch do mình thực hiện không phụ thuộc nhiều vào người còn lại là rất cần thiết. Qui định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là một giải pháp cho vấn đề đó trong bối cảnh chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật Hôn nhân và Gia đình hiện nay là chế độ cộng đồng tạo sản.
Trong thời gian gần đây, số lượng án phải giải quyết về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân trong cả nước đang có chiều hướng gia tăng: năm 2004 là 159 vụ, năm 2005 là 398 vụ, năm 2006 là 404 vụ, năm 2007 là 452 vụ[1]. Qui định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã cụ thể hơn so với Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 song vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần có quan điểm thống nhất về lí luận cũng như thực tiễn xét xử. Hơn nữa còn có một vấn đề là việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân thường được coi là đi kèm với những mâu thuẫn về tình cảm của vợ chồng, vì thế mọi người nghĩ chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là một việc không tốt. Điều đó cho thấy cần thiết phải có sự nghiên cứu sâu về vấn đề chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân của vợ chồng cũng như có giải pháp cho việc chia tài sản chung mà vẫn có thể giữ được hạnh phúc gia đình. Chính vì lí do đó mà người viết chọn đề tài “Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân” để nghiên cứu.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, người viết muốn đề cập, phân tích toàn bộ các qui định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân và chứng minh được tính hợp pháp cũng như sự hợp lí của việc tồn tại một thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân với nội dung, hình thức và phạm vi phù hợp, kiến nghị về việc cụ thể hóa thỏa thuận này để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng nó.
Hiện tại, việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân được nhiều tác giả đề cập đến trong nhiều công trình, bài viết, tuy nhiên chỉ là đề cập tới nó như một phần của một vấn đề khác hoặc là chỉ đề cập tới một phần của nó. Việc thỏa thuận về tài sản của vợ chồng cũng được nhiều tác giả đề cập tới nhưng là đề cập dưới góc độ gắn nó với chế độ tài sản ước định và cho rằng nó không phù hợp với qui định pháp luật hiện hành. Việc phân tích toàn bộ các qui định pháp luật về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, tóm tắt về một số chế định tương tự trong pháp luật của các nước và chứng minh tính hợp pháp của một loại thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân sẽ là điểm mới của đề tài.
Nội dung chính của đề tài được kết cấu thành 3 chương với 13 mục lớn. Cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân;
Chương 2: Qui định của pháp luật hiện hành về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân;
Chương 3: Vấn đề thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam.
LỜI KẾT
Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân hay thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân có lẽ hơi xa lạ với những người có nếp nghĩ và quan niệm “truyền thống”, có thể họ cho rằng như thế là trái với đạo lí của người Việt, là không phù hợp với văn hóa của người Việt. Điều này khiến người viết nhớ tới truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ”, cuộc hôn nhân đầu tiên của dân tộc Việt Nam, cuộc hôn nhân của hai người đã sinh ra đồng bào Việt Nam; trong cuộc hôn nhân đó, tổ phụ và tổ mẫu của chúng ta không những đã phân định về tài sản: một người lên rừng, một người xuống biển, mà thậm chí còn phân định về quyền nuôi con: năm mười người con theo cha, năm mươi người con theo mẹ. Thỏa thuận về tài sản trong thời kì hôn nhân, theo người viết, không phải là không có một mối liên hệ nào với truyền thống.
Từ chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là cả một bước tiến dài. Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân đã được qui định trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 nhưng việc áp dụng nó trong thời gian Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 có hiệu lực là vô cùng hạn chế, đến bây giờ việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân mới có thể nói là đã được áp dụng rộng rãi hơn. Có lẽ cũng như vậy việc thỏa thuận về tài sản của vợ chồng như đã được đề cập trong bài viết tuy có hợp pháp nhưng việc áp dụng nó cũng sẽ là một vấn đề còn nằm trong tương lai, tuy nhiên người viết tin tưởng với tốc độ phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại, thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân sẽ trở nên phổ biến và hữu ích cho nhiều người.
Đề tài “Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân” đã được hoàn thành với những nội dung chủ yếu sau:
- Khái quát được khái niệm, đặc điểm, vai trò của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân;
- Khái quát về các chế định chia tài sản chung trong các qui định pháp luật của Việt Nam qua các thời kì và phân tích toàn bộ các qui định pháp luật hiện hành để thấy được hướng mở rộng của chế định này;
- Khái quát về một số chế định tương tự trong pháp luật của một số nước trên thế giới, để thấy được việc thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là phù hợp với xu hướng hiện nay;
- Đưa ra và chứng minh tính hợp pháp và hợp lí của thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân đồng thời kiến nghị về việc cụ thể hóa thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân để việc áp dụng nó được dễ dàng và phổ biến.
[1] Theo thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án hôn nhân và gia đình (thống kê theo báo cáo của các tòa sơ thẩm trong cả nước) – tài liệu từ Vụ Thống kê tổng hợp – Tòa án nhân dân tối cao.
[2] Khoản 7 điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
[3] Nguyễn Văn Cừ, Thời kì hôn nhân – căncứ xác lập tài sản chung của vợ chồng, Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 12 – 2006 (số 23), tr. 7 – 13
[4] Sẽ làm rõ điều này ở các phần sau
[5] Theo điều 226 Bộ luật Dân sự năm 2005 việc chia tài sản chung là một trong số các căn cứ làm chấm dứt sở hữu chung
[6] Xem điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986
[7] Xem điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986.
[8] Điều 27 Nghị định số 45- HĐBT có qui định: “Công chứng viên chứng nhận tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản đó được nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng trên cơ sở đơn của người có tài sản đó”
[9] Xem Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/1/1988
[10] Điều 18 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 qui định: “Khi hôn nhân tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định ở Điều 42 của Luật này” (điều 42 có qui định về nguyên tắc chia tài sản khi li hôn).
[11] Xem điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986.
[12] Theo thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án hôn nhân và gia đình (thống kê theo báo cáo của các tòa sơ thẩm trong cả nước) thì trong thời gian từ năm 1987 đến hết quí 3 năm 2004 chưa hề có vụ án chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân nào được thụ lí – tài liệu từ Vụ Thống kê tổng hợp – Tòa án nhân dân tối cao.
[13] Nguyễn Hồng Hải , Vài nét về chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Thái Lan, Tạp chí Luật học số 6 năm 1997, tr. 42 – 45
[14] Xem điều 1474 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan
[15] Xem điều 1488 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan.
[16] Xem điều 1484 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan
[17] Xem điều 1491 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan.
[18] Xem điều 1598: 1598/17 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan.
[19] Xem điều 1492 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan.
[20] Dr. Ronald B. Standler, Prenuptial and postnuptial contract law in the USA, page 18
[21] Xem luật hôn nhân của cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã sửa đổi năm 2001 (cái này bằng tiếng Trung ben ko biết post lên blog kiểu gì)
[22] Điều 11 luật Công chứng của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có qui định về cơ cấu công chứng việc phân chia tài sản
[23]Điều 18: Với một trong những tình hình dưới đây, tài sản thuộc về một bên vợ hoặc chồng:
1, tài sản của một bên trước hôn nhân
2, một bên vì thân thể có thương tích có được phí chữa trị, phí trợ cấp cuộc sống của người tàn tật.
3, những tài sản mà trong di chúc hoặc văn bản hiến tặng xác định là chỉ thuộc về một bên vợ hoặc chồng.
4, những nhu yếu phẩm chuyên dùng của một bên
5, những tài sản khác mà cần thuộc về một bên
29 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2682 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác; theo phương thức tôn trọng ý chí của người có tài sản: đối với những tài sản mà chủ sở hữu đã chỉ rõ là cho vợ chồng thừa kế chung hoặc đã chỉ rõ là tặng cho chung hai vợ chồng thì đó là tài sản chung của vợ chồng, tôn trọng ý chỉ của vợ, chồng nên những tài sản nào vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung nó cũng thuộc khối tài sản chung.Theo qui định của pháp luật thì có vẻ như những tài sản nào có được trong thời kì hôn nhân mà phải đền bù thì đều coi là tài sản chung. Có lẽ là do tính cộng đồng của hôn nhân nên mọi thứ của hai vợ chồng lúc đó đều là của nhau. Chính vì vậy mọi thứ vợ chồng bỏ ra trong thời kì hôn nhân đều được coi là của chung, và thứ có được nhờ nó cũng phải được coi là của chung. Vậy nên lương, tiền thưởng, lợi nhuận do sản xuất kinh doanh và các thu nhập hợp pháp khác trong thời kì hôn nhân đều là tài sản chung.Những tài sản nào mà không đủ chứng cứ chứng minh là tài sản riêng thì là tài sản chung. Nguyên tắc này được ghi nhận trong khoản 3 điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000. Theo các qui định của luật thì ta thấy khối tài sản chung bao giờ cũng có xu hướng thu hút các khối tài sản khác. Chính vì thế mà tất cả những tài sản nào không đủ chứng cứ là tài sản riêng thì đều được coi là tài sản chung của vợ chồng.Tất cả những điều trên là “do tính cộng đồng của hôn nhân và mục đích của quan hệ vợ chồng được xác lập, khi dự liệu chế độ tài sản giữa vợ chồng, Luật Hôn nhân và Gia đình đã thực hiện cách thức điều chỉnh đặc biệt để qui định về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng; những đặc điểm riêng biệt của sở hữu chung hợp nhất giữa vợ chồng, tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do hai vợ chồng tạo ra một cách trực tiếp, chỉ cần vợ, chồng tạo ra được trong thời kì hôn nhân; không xác định được tỉ lệ (kỉ phần) từ trước của vợ, chồng đối với tài sản chung; đặc biệt, vợ, chồng bình đẳng khi thực hiện quyền sở hữu, không phụ thuộc vào công sức đóng góp của mỗi bên vợ, chồng trong quá trình tạo lập tài sản chung…”[35][12] 2.2. NGƯỜI YÊU CẦU CHIATheo qui định của Bộ luật Dân sự thì tài sản chung được chia theo yêu cầu của chủ sở hữu chung hoặc theo yêu cầu của người có quyền yêu cầu một trong các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ với mình mà người đó không có tài sản riêng[36][13]. Việc yêu cầu được chia tài sản chung của chủ sở chung không cần có lí do chính đáng. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là một trường hợp của chia tài sản thuộc sở hữu chung. Theo qui định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì tài sản chung chỉ được chia khi có lí do chính đáng và theo thỏa thuận của vợ chồng (khi vợ chồng không thỏa thuận được thì mới yêu cầu tòa án chia).Theo đó người yêu cầu chia tài sản chung là vợ hoặc chồng hoặc cả hai khi có lí do chính đáng.Trường hợp người thứ ba yêu cầu chia không được qui định trong Luật Hôn nhân và Gia đình, tuy nhiên theo qui định về việc áp dụng Bộ luật Dân sự trong trường hợp Luật Hôn nhân và Gia đình không có qui định[37][14] thì có thêm một người có quyền yêu cầu là người mà vợ hoặc chồng có nghĩa vụ riêng với họ. Hơn nữa một trong các lí do được coi là chính đáng để chia tài sản chung là chia để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng nên có thể hiểu quyền yêu cầu của người thứ ba vẫn tồn tại trong khi người thứ ba chỉ thực hiện quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ với một người, còn vợ chồng họ tự nguyện chia tài sản chung để thanh toán. Tuy nhiên theo người viết, thường thì tài sản chung này được chia do vợ chồng tự nguyện chỉ nhằm để trốn tránh hay trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ với người kia, còn nếu bình thường khi vợ chồng không hề có mâu thuẫn gì thì chắc họ sẽ tự nguyện dùng khối tài sản chung để thanh toán chứ không chia tài sản chung. Theo người viết thì cơ chế để thực hiện quyền yêu cầu của người thứ ba như sau: người thứ ba có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ với mình, thậm chí được kê biên tài sản riêng của người đó; nếu tài sản riêng không đủ thì người này có thể yêu cầu vợ chồng bằng cách nào đó để có tài sản thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu không được thì người này có quyền yêu cầu vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung để người kia có tài sản thanh toán cho mình, thậm chí được tham gia vào việc chia tài sản chung đó; nếu cả ba người không thể thỏa thuận được thì người thứ ba này có quyền yêu cầu tòa án chia tài sản chung của vợ chồng họ để một người có tài sản thực hiện nghĩa vụ với mình[38][15]. 2.3. ĐIỀU KIỆN CHIATheo qui định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì điều kiện để có thể chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là phải có lí do chính đáng, hiện tại luật đã dự liệu hai trường hợp cụ thể được coi là có lí do chính đáng đó là trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng và trường hợp vợ chồng thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng, ngoài ra luật vẫn để dự trù các trường hợp có lí do chính đáng khác.2.3.1. Đầu tư kinh doanh riêngĐầu tư kinh doanh riêng là khái niệm tương đối rộng và tương đối khó xác định, theo người viết thì hoạt động đầu tư kinh doanh riêng là hoạt động nhằm sinh lợi, do một người (vợ hoặc chồng) bỏ vốn ra để thực hiện một trong các công đoạn của quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trường[39][16]. Việc đầu tư kinh doanh được coi là một lí do chính đáng bởi để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh thì chắc chắn cần phải có một khối tài sản thuộc sở hữu của người đầu tư để giao dịch. Việc tài sản đem đầu tư là tài sản thuộc sở hữu chung sẽ gây nhiều phức tạp cho việc thực hiện giao dịch, bởi việc định đoạt tài sản đó cần có sự thỏa thuận của các đồng sở hữu chủ, nếu như người kia không quan tâm đến việc kinh doanh hoặc thậm chí phản đối việc kinh doanh đó thì việc thỏa thuận sẽ rất mất thời gian, thậm chí rắc rối và khó thực hiện trong khi hoạt động kinh doanh thì cần phải nhanh chóng để “chớp thời cơ”. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh nhằm phát triển kinh tế gia đình và đất nước, Luật Hôn nhân và Gia đình qui định rằng đây là một lí do chính đáng để vợ chồng có thể chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Hơn nữa, nhiều hoạt động kinh doanh cũng được coi là mạo hiểm nên cần tách riêng một khoản tài sản để nếu việc kinh doanh bị thua lỗ thì cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sự tồn tại của gia đình.Nói chung là việc chia tài sản này nhằm để một người có tài sản riêng để thực hiện các giao dịch bảo đảm vay vốn kinh doanh, để giúp thực hiện các giao dịch đỡ phức tạp hơn, bảo đảm cuộc sống của gia đình không bị ảnh hưởng nặng nề khi việc kinh doanh thua lỗ.2.3.2. Thực hiện nghĩa vụ dân sự riêngTheo Bộ luật Dân sự, nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác. Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng là việc thực hiện nghĩa vụ mà chỉ một người (vợ hoặc chồng) phải thực hiện còn người kia (chồng hoặc vợ) không phải liên đới thực hiện. Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng này chỉ nhằm để thực hiện đúng nghĩa vụ phải thực hiện, chứ có mục đích nhằm để phát sinh lợi (vì nếu nhằm để phát sinh lợi thì sẽ thuộc trường hợp chia để đầu tư kinh doanh riêng). Nghĩa vụ dân sự riêng bao gồm các trường hợp thực hiện nghĩa vụ phát sinh do giao dịch do một bên thực hiện trước thời kì hôn nhân hoặc không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Theo người viết nghĩa vụ dân sự riêng thường phải phát sinh trước khi chia tài sản chung[40][17] có như vậy việc chia tài sản chung mới là cần thiết để cho một trong hai người có thể thực hiện được nghĩa vụ này. Tuy nhiên cũng có trường hợp nghĩa vụ riêng là nghĩa vụ trong tương lai, tuy nhiên nó phải có tầm quan trọng nhất định thì mới được coi là chính đáng.Luật chỉ dự liệu trường hợp chia tài sản để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng chứ không hề dự liệu việc chia tài sản để thực hiện trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm hành chính với hình phạt tiền.2.3.3. Lí do chính đáng khácTrường hợp này là do luật chưa dự liệu hết được các trường hợp. Theo Nghị quyết số 01/1988/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 thì trường hợp vợ chồng tính tình không hợp nhưng con cái đã lớn không muốn li hôn, được coi là một trường hợp có lí do chính đáng (trường hợp này có thể được coi là “li thân thực tế”). Theo người viết thì trường hợp một người thường xuyên có hành vi phá tán tài sản mà không thuộc trường hợp bị tuyên hạn chế năng lực hành vi dân sự (vì không nghiện hút hay nghiện các chất kích thích khác) cũng được coi là lí do chính đáng để vợ chồng chia tài sản chung. Thực tế là không hề có một chuẩn mực nào để đánh giá sự chính đáng trong lí do của việc chia tài sản chung, nếu như việc chia tài sản chung do tòa án quyết định thì một lí do có được coi là lí do chính đáng khác không sẽ do tòa án cân nhắc, còn nếu việc chia là do vợ chồng thỏa thuận thì không thể kiểm soát được lí do chia tài sản có là chính đáng hay không, mà chỉ có qui định về sự vô hiệu của bản thỏa thuận chia khi nó được lập ra nhằm để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản.2.4. CÁCH THỨC CHIATheo nguyên tắc của Luật Hôn nhân và Gia đình thì việc chia tài sản chung được tiến hành theo cách thức ưu tiên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mới yêu cầu tòa án chia[41][18]. Trường hợp vợ chồng thỏa thuận được (hoặc là cả ba người thỏa thuận được khi người thứ ba yêu cầu vợ chồng chia) thì việc chia là hoàn toàn tự do có thể chia hết tài sản, chia một phần tài sản, chia cho hai bên có tài sản như nhau, chia cho một bên tất cả tài sản hiện có…miễn là việc chia đó không nhằm để trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ về tài sản. Trường hợp không thỏa thuận được thì việc chia do tòa án, tuy các văn bản hiện hành không qui định về cách thức chia trong trường hợp này nhưng kế thừa các qui định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 thì có lẽ cơ chế chia giống như trong một vụ li hôn[42][19]. Việc không qui định về cách thức chia trong trường hợp này có thể là sơ suất của nhà làm luật. 2.5. HÌNH THỨC CHIA VÀ HIỆU LỰC2.5.1. Thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồngTheo qui định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì thỏa thuận của vợ chồng phải được lập thành văn bản. Yêu cầu bắt buộc của văn bản là phải ghi rõ các nội dung: lý do chia tài sản; phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản); trong đó cần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia; phần tài sản còn lại không chia (nếu có); thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung; phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập văn bản và phải có chữ kí của cả vợ và chồng. Văn bản có thể có người làm chứng, hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo qui định của pháp luật[43][20]. Vậy nên việc chia tài sản của vợ chồng hiện tại không hề bắt buộc phải có người làm chứng, hay phải công chứng chứng thực, tuy nhiên với một số trường hợp để đảm bảo cơ sở pháp lí chắc chắn cho việc thực hiện các thủ tục pháp lí tiếp theo có liên quan đến tài sản chia thì bản thỏa thuận chia tài sản chung phải có công chứng, chứng thực ví dụ chia tài sản chung là quyền sử dụng đất, chia tài sản chung để tham gia giao dịch bảo đảm.Thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải được ghi rõ trong văn bản đó. Điều 7 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP qui định về hiệu lực của văn bản thỏa thuận như sau:“1. Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng không xác định rõ thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản, thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng, năm lập văn bản.2. Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng, thì hiệu lực được tính từ ngày xác định trong văn bản thoả thuận; nếu văn bản không xác định ngày có hiệu lực đó, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực.3. Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực.”Dễ nhận thấy rằng thời điểm có hiệu lực được qui định là phải ghi trong văn bản nhưng nếu thiếu nó thì cũng không làm mất tính hợp pháp của văn bản (theo qui định của khoản 1) và sự thỏa thuận của vợ chồng về thời điểm có hiệu lực trong trường hợp văn bản phải được công chứng chứng thực theo qui định của pháp luật sẽ không có giá trị (theo khoản 3).2.5.2. Quyết định của tòa ánTrong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì vợ hoặc chồng hoặc cả hai người yêu cầu tòa án chia tài sản chung, hoặc trong trường hợp người thứ ba có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng với vợ hoặc chồng mà không được đáp ứng thì cũng có quyền yêu cầu tòa án chia. Trường hợp này sẽ phải tiến hành các thủ tục tố tụng theo qui định của luật tố tụng dân sự.Hiệu lực của việc chia tài sản chung trong trường hợp này là ngày quyết định cho chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực pháp luật.2.6. HẬU QUẢ PHÁP LÍ VỀ TÀI SẢN CỦA VIỆC CHIAHậu quả pháp lí về tài sản của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân chính là sự thay đổi của các khối tài sản. Theo qui định của điều 30 Luật Hôn nhân và Gia đình thì hậu quả pháp lí của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là “hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”.Theo các qui định của luật thì quyền sở hữu tài sản riêng của vợ chồng được mở rộng phạm vi đó là hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng sẽ thuộc sở hữu riêng của vợ chồng, phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Như vậy tức là khối tài sản riêng chỉ được mở rộng với các hoa lợi, lợi tức phát sinh từ khối tài sản riêng được chia còn khối tài sản chung vẫn được phát sinh theo luật. Tức là mọi tài sản tạo ra, mọi thu nhập hợp pháp, mọi tài sản được tặng cho chung, thừa kế chung, mọi tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung đều là tài sản chung. Theo như câu chữ của luật thì hoa lợi lợi tức từ tài sản riêng của vợ chồng không do chia và thậm chí cả thu nhập từ việc bán tài sản riêng do được chia cũng thuộc khối tài sản chung. Việc này sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư kinh doanh của người được chia tài sản để đầu tư kinh doanh và như thế thì không phù hợp với mục đích của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân.Để tránh việc qui định như vậy Nghị định 70 hướng dẫn chi tiết Luật Hôn nhân và Gia đình đã qui định thêm về hậu quả chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân như sau:“Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác[44]”Tuy nhiên qui định của Nghị định này thực tế đã làm thay đổi chế độ tài sản vợ chồng (ngay cả tên điều 9 của Nghị định cũng là “khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng”), bởi theo như qui định này thì chỉ có những tài sản được tặng cho, thừa kế chung, tài sản vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung và những hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản chung mới thuộc khối tài sản chung, còn lại những tài sản là thu nhập hợp pháp của vợ chồng như lương, tài sản mà một người tạo ra trong thời kì hôn nhân thuộc khối tài sản riêng của vợ chồng…và nếu như vợ chồng quyết định chia tất cả tài sản chung thì khối tài sản chung sẽ gần như không còn có thể tồn tại nếu không được thừa kế chung, tặng cho chung hay vợ chồng không khôi phục lại chế độ tài sản chung. Có ý kiến cho rằng qui định này thực chất là đã chấp nhận chế độ biệt sản của vợ chồng[45], có ý kiến cho rằng qui định này là trái luật và phải bị vô hiệu hóa[46].2.7. VIỆC KHÔI PHỤC CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNGViệc khôi phục chế độ tài sản chung chỉ có thể đặt ra khi vợ chồng đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Việc khôi phục chế độ tài sản chung phải theo thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng. Trong văn bản này bắt buộc phải ghi rõ lí do khôi phục tài sản chung, phần tài sản riêng của mỗi bên, phần tài sản chung (nếu có), thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung. Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng chỉ bắt buộc phải có chữ kí của cả hai vợ chồng, không bắt buộc phải có người làm chứng hay công chứng chứng thực, kể cả trường hợp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng được công chứng chứng thực nhưng không phải là trường hợp bắt buộc phải công chứng chứng thực theo qui định của pháp luật. Chỉ có qui định bắt buộc phải công chứng chứng thực đối với các văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải công chứng, chứng thực theo qui định của pháp luật[47].Việc khôi phục chế độ tài sản chung này căn cứ vào qui định tại điều 9 Nghị định 70 thì là khôi phục toàn bộ chế độ tài sản chung, tuy nhiên theo người viết, có thể khôi phục một phần chế độ tài sản chung, nó thực ra chỉ là việc khôi phục toàn bộ chế độ tài sản chung rồi lại chia tài sản chung nhưng có thỏa thuận là hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng sau khi chia và thu nhập hợp pháp của vợ chồng sau khi chia là tài sản chung của vợ chồng.
Chương 3VẤN ĐỀ THỎA THUẬN VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM3.1. THỎA THUẬN NHẬPT TÀI SẢN RIÊNG CỦA MỘT BÊN VỢ HOẶC CHỒNG VÀO TÀI SẢN CHUNGThỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng là một vấn đề ít được bàn tới và cũng ít được qui định cụ thể như thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Có lẽ ít trường hợp mà thỏa thuận nhập tài sản riêng của vợ chồng vào tài sản chung trở nên cần thiết bởi nếu như những tài sản riêng (trừ những tài sản có được do chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân) được đem giao dịch hay biến đổi thì đa phần sẽ tự trở thành tài sản chung theo qui định về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng. Hơn nữa do sự đặc biệt của quan hệ vợ chồng, do sự gắn kết đặc biệt giữa vợ chồng, sự gắn kết vì tình yêu, vì sự phát triển giống nòi nên vợ chồng coi nhau như một, cùng hướng tới một mục đích là phát triển kinh tế để gia đình được sống sung túc đầy đủ, tạo điều kiện tốt nhất để con cái học hành vì thế mà vợ, chồng luôn muốn đem tất cả những gì mình có để phục vụ cho các nhu cầu của gia đình, không muốn giữ của riêng, nên việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được coi như là một điều đương nhiên.Nhưng để tránh những tranh chấp về tài sản sau này, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 70) đã qui định rõ là việc nhập những tài sản có giá trị lớn, nhà ở, quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có chữ kí của cả hai vợ chồng, trong trường hợp pháp luật qui định thì phải công chứng, chứng thực[48][1]. Tuy nhiên với những trường hợp vợ, chồng chưa từng muốn nhập tài sản riêng vào tài sản chung và đối với tài sản đó thì việc nhập không bắt buộc phải lập thành văn bản nhưng lại có tranh chấp[49][2] về tài sản đó thì việc chứng minh nó là tài sản riêng của một người là vô cùng khó khăn và phức tạp bởi đời sống chung của vợ chồng là vô cùng phức tạp. Trong trường hợp đó nguyên tắc nếu không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung[50][3] sẽ được áp dụng.Việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung có thể được tiến hành vào bất cứ lúc nào trong thời kì hôn nhân nên vợ chồng hoàn toàn có thể nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung ngay khi đăng kí kết hôn.Việc hai người nam nữ chuẩn bị kết hôn thỏa thuận trước về việc nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung (tức là hai người lập bản thỏa thuận trước khi kết hôn và xác định thời điểm có hiệu lực là khi quan hệ hôn nhân được xác lập) không được qui định trong pháp luật Việt Nam, tuy nhiên theo người viết thì điều này hoàn toàn hợp lí, mặc dù có thể nó không được công nhận trong pháp luật hiện hành.3.2. THỎA THUẬN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN3.2.1. Những ý kiến về sự hợp lí và hợp pháp của các qui định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhânNhư đã nói ở những phần trước, việc qui định cho vợ chồng có thể chia tài sản bằng cách thỏa thuận sẽ tạo điều kiện cho vợ chồng được thuận tiện trong việc giao dịch, Nghị định 70 đã qui định tương đối đầy đủ và chi tiết về việc này, tuy nhiên có tương đối nhiều ý kiến xoay quanh tính hợp lí và hợp pháp của các qui định về thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân của Nghị định này.Thứ nhất: qui định trong thời kì hôn nhân, nếu có lí do chính đáng vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn bản mà không qui định trách nhiệm của họ đối với gia đình sau khi chia tài sản chung là một qui định quá “mở”. Giả sử, ngay sau khi kết hôn với lí do kinh doanh riêng, vợ chồng có thoả thuận toàn bộ tài sản chung được chia, tài sản của ai làm ra thuộc về người đó, thì khi đó lợi ích gia đình được đặt ở vị trí nào?[51]Thứ hai: Theo Điều 9 và Điều 10 Nghị định 70 trong trường hợp vợ chồng có thoả thuận bằng văn bản về khôi phục chế độ tài sản chung, thì kể từ ngày văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung có hiệu lực, việc xác định phần tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi bên, phần tài sản thuộc sở hữu chung căn cứ vào sự thoả thuận của vợ chồng. Qui định này đã trao cho vợ chồng một quyền hạn quá rộng. Việc vợ chồng có quyền chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, đồng thời có quyền khôi phục chế độ tài sản chung mà không cần có sự xem xét của Toà án đã đưa Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 trở thành hình thức[52].Thứ ba: Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân theo qui định của pháp luật không làm thay đổi quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng và quan hệ giữa cha mẹ và con. Thực tế, việc vợ chồng áp dụng chế định này đã phản ánh những mâu thuẫn tồn tại trong quan hệ giữa họ. Sự độc lập về tài sản sau chia tài sản chung, có thể dẫn đến vợ chồng sống li thân hoặc một trong các bên lại lẩn tránh trách nhiệm đối với gia đình, từ đó có tranh chấp về việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có thu nhập, không có tài sản để tự nuôi mình.[53]Thứ tư: Qui định tại khoản 2 điều 8 Nghị định 70 hoàn toàn mâu thuẫn với qui định tại điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình, do đó cần kịp thời sửa đổi, hay phải vô hiệu hóa qui định này[54].Ngoài ra còn những ý kiến khác về những vướng mắc khi áp dụng qui định này và cần luật có sự qui định cụ thể hơn.Theo người viết có thể lí giải về tính hợp lí, hợp pháp của các qui định tại Nghị định 70 như sau:Về tính hợp pháp:Nghị định 70 là Nghị định qui định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 nên nó được soạn thảo cùng với dự án luật để trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành khi luật có hiệu lực[55], việc nó thực sự mâu thuẫn với điều 27 có lẽ là khó xảy ra vì nó được soạn thỏa cùng thời điểm với dự án luật. Xét về việc mâu thuẫn với điều 27 thì điều 30 cũng là một điều có thể xem là mâu thuẫn với điều 27 tuy nhiên do nó cùng trong một văn bản nên không thể nói là điều nào trái với điều nào và cần phải vô hiệu hóa điều nào, việc đó cho thấy qui định ở điều 27 không phải là một qui định cứng nhắc, nó có sự linh hoạt của nó. Hơn nữa, việc giải thích pháp luật để làm rõ hơn về tinh thần, nội dung, phạm vi, ý nghĩa và mục đích các qui định của pháp luật so với nội dung ban đầu của nó, giúp mọi người hiểu và thực thi các quy định của pháp luật một cách chính xác và thống nhất là điều vô cùng cần thiết, thực tế thì Chính phủ và tòa án là hai cơ quan đang giải thích pháp luật nhiều và thường xuyên nhất ở nước ta[56], nên những qui định ở Nghị định 70 được coi là cách giải thích các qui định ở Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình qui định về việc chia tài sản trong thời kì hôn nhân bắt buộc phải có lí do chính đáng chứ không qui định là tài sản để chia bắt buộc phải là tài sản đã thuộc sở hữu chung của vợ chồng về mặt thực tế, điều đó có nghĩa là luật không hề cấm việc chia những tài sản chắc chắn sẽ thuộc về vợ chồng trong tương lai. Điều đó cũng có nghĩa là theo luật thì những tài sản chắc chắn sẽ thuộc sở hữu của vợ chồng trong tương lai như thu nhập hợp pháp có thể được thỏa thuận chia. Việc chia với những tài sản chắc chắn sẽ thuộc về vợ chồng trong tương lai không có gì là trái luật. Qui định của khoản 2 điều 8 chỉ là nêu lên qui tắc chia (thu nhập hợp pháp của ai thì thuộc sở hữu riêng của người đó) trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận về những khoản thu nhập đó.Có thể khẳng định rằng những qui định của Nghị định 70 hoàn toàn hợp pháp.Về tính hợp lí:Dễ thấy rằng, nếu không có qui định ở khoản 2 điều 8 mà chỉ có qui định của điều 27, điều 30 thì có thể hình dung ra như sau: sau khi chia tài sản chung, chỉ có hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản đã chia là tài sản riêng, người có tài sản được tự do định đoạt với hoa lợi lợi tức đó[57] hay người có tài sản riêng cũng có thể cho, tặng (không có đền bù) tài sản đó, nhưng nếu bán hoặc trao đổi nó lấy một tài sản khác, thì tài sản do giao dịch đó sẽ quay trở lại thành tài sản chung, vậy thì có thể nói rằng, chia mà để tài sản “chết” thì không sao, còn nếu cho nó được giao dịch thì thực sự không nên chia làm gì. Vậy thì chia để làm gì? Nếu chỉ để thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng hơn cho việc định đoạt tài sản hay thực hiện giao dịch thì hoàn toàn có thể chọn giải pháp làm bản ủy quyền chứ không cần thiết phải chia. Như thế nếu không có khoản 2 điều 8 thì những qui định trong Luật Hôn nhân và Gia đình mới trở nên bất hợp lí.Một số ý kiến băn khoăn về quyền lợi của người thứ ba sẽ không được bảo đảm, tuy nhiên theo người viết thì đã có quá nhiều cơ chế bảo đảm cho quyền lợi của người thứ ba trong trường hợp tài sản chung của vợ chồng được chia và ngay cả trong Luật Hôn nhân và Gia đình cũng có các qui định để bảo đảm quyền lợi cho người thứ ba, không nên hạn chế việc chia tài sản chung chỉ vì lo rằng quyền lợi của người thứ ba không được bảo đảm.Một số ý kiến cho rằng qui định này sẽ không đảm bảo được lợi ích của gia đình, nhưng theo người viết thì đã có qui định về chịu trách nhiệm liên đới trong giao dịch vì nhu cầu thiết yếu của gia đình nên việc chia tài sản chung này theo những qui định pháp luật thì sẽ không phải là phủ nhận hoàn toàn những lợi ích chung của gia đình.Vì vậy mà người viết cho rằng qui định của Nghị định 70 hoàn toàn hợp lí và hợp pháp.Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân có thể tiến hành vào bất cứ lúc nào trong thời kì hôn nhân nếu có lí do chính đáng, nên vợ chồng hoàn toàn có thể chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân ngay sau khi kết hôn với một lí do chính đáng phù hợp.3.2.2. Hạn chế về mặt xã hội của việc chia tài sản chungTrên thực tế việc vợ chồng chia tài sản chung đã phản ánh những mâu thuẫn của họ trong việc sử dụng, quản lí và định đoạt tài sản nên việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân rất có thể sẽ làm cho tình cảm vợ chồng trở nên sứt mẻ bởi nó chưa được người ta đón nhận và áp dụng trong hoàn cảnh tích cực. Người ta chỉ áp dụng qui định này khi bắt đầu có mâu thuẫn và lại áp dụng nó với mục đích để tách bạch hoàn toàn tài sản của vợ chồng.Cũng theo quan niệm của người Việt Nam thì việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân có nhiều điều bất tiện.Thứ nhất, theo phong tục Việt Nam, tài sản trong nhà là của chung, để vun đắp gia đình, cho con cháu đời sau, là niềm vinh danh cho cha mẹ chứ không phải của riêng đôi vợ chồng nên việc chia chác có thể sẽ phá vỡ nếp nhà.Thứ hai, trong xã hội Việt Nam hiện nay, người ta thường chỉ chia tài sản sau li hôn, nếu vợ chồng chia khi đang chung sống, dễ bị mang tiếng là hôn nhân “có vấn đề”.Thứ ba, tình cảm vợ chồng thiêng liêng, mà tài sản chung là yếu tố cơ bản, từ đó mới nảy nở nhiều tình cảm tốt đẹp khác. Vì vậy, xét cho cùng, việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân mà không bị cắt về tình cảm là điều không dễ làm. Việc này nếu có tiến hành thì cũng là ở thế “chẳng đặng đừng” mà thôi[58].Tất cả những điều đó cho thấy qui định về chia tài sản trong thời kì hôn nhân chưa phát huy tốt được mặt tích cực của nó trong thực tế.Theo người viết thì sai lầm lớn nhất dẫn đến sự sứt mẻ về tình cảm của vợ chồng là khi thỏa thuận chia tài sản chung họ chỉ nghĩ đến việc tách bạch về tài sản, chỉ nghĩ đến chuyện chia mà không nghĩ đến chuyện nhập, hơn nữa họ lại để mặc cho sự tách bạch hoàn toàn về những khoản thu nhập sẽ phát sinh trong tương lai và chia luôn cả phần thanh toán những nghĩa vụ về tài sản để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình.Thực tế đó khiến cho việc chỉ chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân trở nên không được coi là tốt đẹp trong quan niệm của người Việt.3.3. THỎA THUẬN VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂNNhư đã nói ở trên việc chia tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân có thể dẫn đến những sứt mẻ về tình cảm bởi người ta chỉ nghĩ tới một chữ “chia” khi cần thỏa thuận về tài sản. Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân thực ra là một giải pháp đã tồn tại nhưng chưa được khai thác.3.3.1. Nội dung và hình thứcNội dungVợ chồng có thể thỏa thuận một phần hay tất cả những tài sản sau là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng:- tài sản có trước hôn nhân;- tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân;- thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.Hình thức, thời điểm có hiệu lực và sự thay thế, hủy bỏ của văn bảnThỏa thuận này phải được lập thành văn bản ghi rõ ngày tháng năm lập văn bản, lí do thỏa thuận, có chữ kí của cả hai vợ chồng, có người làm chứng theo qui định của pháp luật và phải được công chứng. Văn bản thỏa thuận này có thể được được lập tại bất cứ thời gian nào trong thời kì hôn nhân trừ những trường hợp pháp luật không cho phép.Văn bản thỏa thuận này có hiệu lực kể từ thời điểm được công chứng, hoặc từ thời điểm có hiệu lực được ghi trong văn bản (với điều kiện thời điểm đó sau thời điểm công chứng một thời gian hợp lí và pháp luật không có qui định bắt buộc về thời điểm có hiệu lực).Vợ chồng có thể thỏa thuận hủy bản thỏa thuận cũ để thay thế bằng một bản thỏa thuận mới trong trường hợp có lí do chính đáng như phát sinh thêm những tài sản mới mà vợ chồng muốn thỏa thuận về những tài sản đó hoặc lí do chính đáng khác. Bản thỏa thuận mới phải lập thành văn bản, ghi rõ ngày tháng năm lập, có chữ kí của cả hai vợ chồng, có người làm chứng theo qui định của pháp luật, phải ghi rõ là thay thế cho văn bản thỏa thuận nào, và phải được công chứng. Hiệu lực của bản thỏa thuận mới này được tính từ thời điểm công chứng, hoặc thời điểm có hiệu lực được ghi trong văn bản (với điều kiện thời điểm đó sau thời điểm công chứng một thời gian hợp lí và pháp luật không có qui định bắt buộc về thời điểm có hiệu lực). Bản thỏa thuận cũ hết hiệu lực từ thời điểm có hiệu lực của bản thỏa thuận mới.Vợ chồng có thể thỏa thuận hủy bản thỏa thuận cũ mà không lập một bản thỏa thuận mới. Trong trường hợp này việc hủy phải được ghi nhận thành văn bản, ghi rõ ngày tháng năm lập văn bản, có chữ kí của vợ chồng, có người làm chứng theo qui định của pháp luật, phải được công chứng, thời điểm có hiệu lực được tính từ thời điểm công chứng hoặc thời điểm có hiệu lực được ghi trong văn bản (với điều kiện thời điểm đó sau thời điểm công chứng một thời gian hợp lí và pháp luật không có qui định bắt buộc về thời điểm có hiệu lực). Trong trường hợp vợ chồng hủy bản thỏa thuận về tài sản những tài sản đã hiện hữu mà trong bản thỏa thuận đã hủy xác định là tài sản riêng của vợ chồng thì được coi là tài sản riêng của vợ, chồng trừ trường hợp có thỏa thuận khác; những tài sản đã hiện hữu mà trong bản thỏa thuận đã hủy xác định là tài sản chung của vợ chồng thì là tài sản chung của vợ chồng. Mọi tài sản được tạo ra, thu nhập hợp pháp của vợ chồng sau khi hủy bản thỏa thuận là tài sản chung của vợ chồng (hoa lợi lợi tức phát sinh không phân biệt từ tài sản riêng hay chung của vợ chồng đều là tài sản chung của vợ chồng).3.3.2. Tính hợp phápVề nội dungTheo các qui định của pháp luật thì có thể phân loại các tài sản của vợ chồng theo các nguồn gốc sau đây:- Tài sản có được trước khi kết hôn;- Tài sản tạo ra trong thời kì hôn nhân;- Thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kì hôn nhân (bao gồm cả hoa lợi lợi tức từ tài sản chung và tài sản riêng);- Tài sản được tặng cho riêng, thừa kế riêng;- Tài sản được tặng cho chung, thừa kế chung.Có thể thấy sự thỏa thuận hợp pháp của vợ chồng đối với các loại tài sản trên được xét qua bảng sau:(đính kèm)Nhìn vào bảng trên (đính kèm) và kết hợp với các qui định pháp luật ta thấy.Thứ nhất: việc thỏa thuận của vợ chồng với một loại tài sản trong một loại văn bản là hợp pháp.Thứ hai: việc thỏa thuận này được lập vào bất cứ thời điểm nào trong thời kì hôn nhân cũng được coi là hợp pháp (như đã nói ở các phần trên).Thứ ba: việc thỏa thuận với những tài sản chưa hiện hữu nhưng chắc chắn sẽ phát sinh trong thời kì hôn nhân là hợp pháp (như đã nói ở các phần trên).Thứ tư: luật cũng không có qui định cấm viết nhiều thỏa thuận trong một văn bản.Thứ năm: Cho dù việc chia là phải có lí do chính đáng nhưng qui định về lí do chính đáng này hoàn toàn rất “mở”, hơn nữa nếu thực sự không có lí do gì là chính đáng thì vợ chồng sẽ không cần phải thỏa thuận về tài sản, vả lại nếu vợ chồng thỏa thuận về tài sản với lí do hoàn toàn không chính đáng như để trốn tránh các nghĩa vụ về tài sản thì bản thỏa thuận sẽ bị coi là vô hiệu.Chính vì thế mà văn bản thỏa thuận về tài sản của vợ chồng có nội dung hoàn toàn không trái với các qui định của pháp luật.Về hình thứcHình thức và hiệu lực của bản thỏa thuận này được chặt chẽ hơn so với thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng, thỏa thuận nhập tài sản chung của vợ chồng. Điều này chỉ càng khẳng định tính hợp pháp của văn bản thỏa thuận này.Cũng dễ dàng nhận thấy là việc hủy hay thay thế bản thỏa thuận về tài sản được tiến hành khi có các điều kiện tương đương và với hình thức tương đương của văn bản khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng, thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân nên nó hoàn toàn phù hợp với các qui định pháp luật về hình thức.Có thể nó rằng bản thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là hợp pháp bởi nó thực chất là sự thể hiện cả về hình thức và nội dung giữa các thỏa thuận đã được thừa nhận một cách rõ ràng trong các qui định pháp luật.Thực ra những tài sản do được tặng cho chung, thừa kế chung, tặng cho riêng, thừa kế riêng đã hiện hữu thì hoàn toàn có thể thỏa thuận được bằng bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân và bản khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Tuy nhiên với nguyên tắc tôn trọng ý chí của chủ tài sản nên những tài sản này phải được định đoạt theo ý chí của chủ tài sản là tặng cho chung, thừa kế chung, hay tặng cho riêng, thừa kế riêng cho vợ chồng, sau khi tài sản thuộc sở hữu của vợ chồng thì vợ chồng mới có thể định đoạt, hơn nữa sự hiện hữu của những tài sản này trong khối tài sản chung hay riêng của vợ chồng là điều chưa thể chắc chắn trước. Chính vì lí do đó mà người viết cho rằng không thể đưa nó vào văn bản thỏa thuận được.Việc thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trước hôn nhân nhưng chỉ có hiệu lực khi quan hệ vợ chồng được xác lập, theo người viết là có thể có và trong một số trường hợp thì cũng có thể là hợp lí, tuy nhiên khó chứng minh được tính hợp pháp của nó .3.3.3. Tính hợp líCùng với sự biến đổi của tình hình kinh tế, xã hội, các vấn đề trong gia đình ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, gia đình cũng dần dần thay đổi và mang một diện mạo mới, sở hữu của các thành viên trong gia đình cũng dần có sự thay đổi.Theo báo cáo tóm tắt kết quả điều tra gia đình năm 2006 thì hoạt động sản xuất kinh doanh do gia đình như một đơn vị kinh tế thực hiện có xu hướng giảm, hoạt động kinh tế do cá nhân thực hiện ngoài gia đình có xu hướng tăng lên. Sự thay đổi về kinh tế, xã hội và giao lưu văn hóa đã mang lại cho gia đình một luồng sinh khí mới: thu nhập, mức sống, mức hưởng thụ, trình độ tiêu dùng, đời sống vật chất và tinh thần, sự cập nhật thông tin, sự bình đẳng và dân chủ của hai vợ chồng ngày càng được nâng cao. Vợ chồng không cùng làm kinh tế như trước nữa, họ theo đuổi những con đường riêng và có những hoạt động kinh tế khác nhau. Nên họ có thu nhập riêng, có tài khoản riêng, sự tiêu dùng đôi khi cũng là riêng, họ không cùng sản xuất và chung một “nguồn ngân sách” như gia đình truyền thống. Phù hợp với thời cuộc thì thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân sẽ tạo điều kiện cho vợ chồng được chủ động hơn trong xã hội hiện đại là cần thiết.Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân cũng sẽ có tác dụng tích cực đến hạnh phúc gia đình. Tiền bạc được coi là một mối đe dọa đến hạnh phúc gia đình[59], tốt nhất để tránh được những mâu thuẫn và rủi ro sau này, vợ chồng nên cùng ngồi bàn bạc và thống nhất về vấn đề tài sản. Việc đó có thể sẽ làm giảm đi sự lãng mạn của tình cảm vợ chồng song lại có thể khiến cho hôn nhân trở nên bền vững hơn đảm bảo cho hạnh phúc gia đình.Bản thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân sẽ giúp tránh được những tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi li hôn. Theo nguyên tắc chia tài sản khi li hôn thì tài sản riêng của bên nào thuộc sở hữu của bên đó, tuy bản thỏa thuận về tài sản trong thời kì hôn nhân không hề đề cập (nói chính xác hơn là vợ chồng không được thỏa thuận trước về việc chia tài sản khi li hôn trong bản thỏa thuận) nhưng việc phân định rõ tài sản nào là tài sản riêng sẽ tránh được việc các bên cố tình khai không chính xác về khối tài sản chung tạo ra những tranh chấp làm cho việc li hôn trở nên căng thẳng.Bản thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân sẽ là một giải pháp để người đã có con riêng bảo vệ quyền lợi cho con riêng của mình.Tất nhiên chỉ những cặp vợ chồng nào thấy thực sự cần thiết thì mới lập bản thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, việc thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân được phổ biến cũng sẽ không phá vỡ sự ổn định của xã hội. Nếu bản thỏa thuận đó làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người thứ ba thì người đó cũng có quyền yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu.Trên thế giới thỏa thuận về tài sản của vợ chồng là rất bình thường và phổ biến, thậm chí người ta còn làm bản thỏa thuận trước khi kết hôn, thỏa thuận dự liệu về tài sản trong các trường hợp một người chết trước, trong trường hợp li hôn, thỏa thuận cả về vấn đề cấp dưỡng… Ngay cả Trung Quốc, một nước xã hội chủ nghĩa cũng đã cho phép vợ chồng được qui ước về tài sản. Việc phổ biến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng cũng là điều cần thiết trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay.Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân khi áp dụng rộng rãi sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam bớt những trở ngại về tâm lí khi quyết định tham gia các công ước quốc tế có liên quan đến chế độ tài sản vợ chồng[60]. Theo người viết, việc tham gia các công ước quốc tế cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá trình độ hội nhập của một quốc gia.Theo người viết, thỏa thuận về tài sản của vợ chồng bước đầu sẽ được phổ biến trong những gia đình hiện đại, giàu có ở thành thị, rồi mới có khả năng phổ biến tiếp.3.3.4. Kiến nghị của người viếtMặc dù thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là không hề trái với các qui định của pháp luật, song để tạo điều kiện cho việc áp dụng nó, theo người viết tòa án nhân dân tối cao nên ra Nghị quyết hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, và cũng nên bổ sung vào Luật Hôn nhân và Gia đình một điều luật với nội dung:Vợ chồng có thể thỏa thuận một phần hay tất cả những tài sản sau là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng:- tài sản có trước hôn nhân;- tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân;- thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.LỜI KẾTChia tài sản chung trong thời kì hôn nhân hay thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân có lẽ hơi xa lạ với những người có nếp nghĩ và quan niệm “truyền thống”, có thể họ cho rằng như thế là trái với đạo lí của người Việt, là không phù hợp với văn hóa của người Việt. Điều này khiến người viết nhớ tới truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ”, cuộc hôn nhân đầu tiên của dân tộc Việt Nam, cuộc hôn nhân của hai người đã sinh ra đồng bào Việt Nam; trong cuộc hôn nhân đó, tổ phụ và tổ mẫu của chúng ta không những đã phân định về tài sản: một người lên rừng, một người xuống biển, mà thậm chí còn phân định về quyền nuôi con: năm mười người con theo cha, năm mươi người con theo mẹ. Thỏa thuận về tài sản trong thời kì hôn nhân, theo người viết, không phải là không có một mối liên hệ nào với truyền thống.Từ chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là cả một bước tiến dài. Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân đã được qui định trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 nhưng việc áp dụng nó trong thời gian Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 có hiệu lực là vô cùng hạn chế, đến bây giờ việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân mới có thể nói là đã được áp dụng rộng rãi hơn. Có lẽ cũng như vậy việc thỏa thuận về tài sản của vợ chồng như đã được đề cập trong bài viết tuy có hợp pháp nhưng việc áp dụng nó cũng sẽ là một vấn đề còn nằm trong tương lai, tuy nhiên người viết tin tưởng với tốc độ phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại, thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân sẽ trở nên phổ biến và hữu ích cho nhiều người.Đề tài “Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân” đã được hoàn thành với những nội dung chủ yếu sau:- Khái quát được khái niệm, đặc điểm, vai trò của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân;- Khái quát về các chế định chia tài sản chung trong các qui định pháp luật của Việt Nam qua các thời kì và phân tích toàn bộ các qui định pháp luật hiện hành để thấy được hướng mở rộng của chế định này;- Khái quát về một số chế định tương tự trong pháp luật của một số nước trên thế giới, để thấy được việc thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là phù hợp với xu hướng hiện nay;- Đưa ra và chứng minh tính hợp pháp và hợp lí của thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân đồng thời kiến nghị về việc cụ thể hóa thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân để việc áp dụng nó được dễ dàng và phổ biến.
[1] Theo thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án hôn nhân và gia đình (thống kê theo báo cáo của các tòa sơ thẩm trong cả nước) – tài liệu từ Vụ Thống kê tổng hợp – Tòa án nhân dân tối cao.
[2] Khoản 7 điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
[3] Nguyễn Văn Cừ, Thời kì hôn nhân – căncứ xác lập tài sản chung của vợ chồng, Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 12 – 2006 (số 23), tr. 7 – 13
[4] Sẽ làm rõ điều này ở các phần sau
[5] Theo điều 226 Bộ luật Dân sự năm 2005 việc chia tài sản chung là một trong số các căn cứ làm chấm dứt sở hữu chung
[6] Xem điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986
[7] Xem điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986.
[8] Điều 27 Nghị định số 45- HĐBT có qui định: “Công chứng viên chứng nhận tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản đó được nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng trên cơ sở đơn của người có tài sản đó”
[9] Xem Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/1/1988
[10] Điều 18 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 qui định: “Khi hôn nhân tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định ở Điều 42 của Luật này” (điều 42 có qui định về nguyên tắc chia tài sản khi li hôn).
[11] Xem điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986.
[12] Theo thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án hôn nhân và gia đình (thống kê theo báo cáo của các tòa sơ thẩm trong cả nước) thì trong thời gian từ năm 1987 đến hết quí 3 năm 2004 chưa hề có vụ án chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân nào được thụ lí – tài liệu từ Vụ Thống kê tổng hợp – Tòa án nhân dân tối cao.
[13] Nguyễn Hồng Hải , Vài nét về chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Thái Lan, Tạp chí Luật học số 6 năm 1997, tr. 42 – 45
[14] Xem điều 1474 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan
[15] Xem điều 1488 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan.
[16] Xem điều 1484 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan
[17] Xem điều 1491 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan.
[18] Xem điều 1598: 1598/17 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan.
[19] Xem điều 1492 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan.
[20] Dr. Ronald B. Standler, Prenuptial and postnuptial contract law in the USA, page 18
[21] Xem luật hôn nhân của cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã sửa đổi năm 2001 (cái này bằng tiếng Trung ben ko biết post lên blog kiểu gì)[22] Điều 11 luật Công chứng của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có qui định về cơ cấu công chứng việc phân chia tài sản
[23]Điều 18: Với một trong những tình hình dưới đây, tài sản thuộc về một bên vợ hoặc chồng:1, tài sản của một bên trước hôn nhân2, một bên vì thân thể có thương tích có được phí chữa trị, phí trợ cấp cuộc sống của người tàn tật.3, những tài sản mà trong di chúc hoặc văn bản hiến tặng xác định là chỉ thuộc về một bên vợ hoặc chồng.4, những nhu yếu phẩm chuyên dùng của một bên5, những tài sản khác mà cần thuộc về một bên
[24] Điều 233. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp phápNgười lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó.
[25] Cách chia giữa tài sản tạo ra và thu nhập hợp pháp trong thời kì hôn nhân chỉ là tương đối, và đây chỉ là cách chia của người viết, trong Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 thì các tài sản này được coi là thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng.
[26] Xem điều 242 Bộ Luật dân sự năm 2005: Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc.
[27] Điều 247 Bộ Luật dân sự năm 2005: Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
[28] Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ, Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình, tập 2, tr.15
[29] Xem điều 9 và điều 13 Nghị định 70/2001/NĐ – CP ngày 3/10/2001.
[30] Nguyễn Hồng Hải, Xác định tài sản của vợ chồng một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Trường Đại học Luật Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ luật học, năm 2002, tr. 40.
[31] Xem khoản 1 điều 32 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
[32] Xem khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
[33] Xem điều 13 và các điều từ 37 đến 42 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
[34] Xem thêm về “Nội dung các loại chế độ tài sản của vợ chòng trong pháp luật” – TS. Nguyễn Văn Cừ , Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, phần IV chương I, NXB Tư pháp,2008
[35] TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, NXB Tư pháp 2008, tr. 232
[36] Xem điều 224 Bộ luật Dân sự năm 2005
[37] Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
[38] Có ý kiến cho rằng trong trường hợp này quyền khởi kiện của người thứ ba không được thừa nhận. ThS. Nguyễn Hồng Hải, Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành, Tạp chí Luật học số 5 năm 2003, tr. 26-29
[39] Khái niệm kinh doanh này được lấy tương tự như khái niệm kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp năm 2005.
[40] Có ý kiến cho rằng nghĩa vụ dân sự riêng có thể là nghĩa vụ trong tương lai, tuy nhiên nếu như nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì có lẽ khó có thể coi là có lí do chính đáng.
[41] Qui định tại khoản 1 điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
[42] Xem điều 18 và điều 42 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986.
[43] Xem khoản 1 và khoản 2 điều 6 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001.
[44] Khoản 2 điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001.
[45] TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, NXB Tư pháp 2008, tr. 253.
[46] TS. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lí luận về các phương pháp phân tích luật viết, NXB Tư pháp 2006, tr. 123.
[47] Xem khoản 3 điều 9 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001
[48] Xem khoản 1 điều 13 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001.
[49] Có thể tài sản có giá trị không lớn về mặt vật chất nhưng lại có ý nghĩa về mặt tinh thần hoặc có thể một tài sản như thế thì có giá trị không lớn nhưng nhiều tài sản kiểu đó thì lại có giá trị lớn…
[50] Xem khoản 3 điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
[51] ThS. Nguyễn Hồng Hải, Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành, đã dẫn
[52] ThS. Nguyễn Hồng Hải, Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành, đd
[53] ThS. Nguyễn Hồng Hải, Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành, đd
[54] ThS. Nguyễn Phương Lan, Hậu quả pháp lí của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, Tạp chí Luật học số 6 năm 2002, tr. 22 – 27
[55] Khoản 2 điều 7 Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật: “Văn bản qui định chi tiết thi hành phải được soạn thảo cùng với dự án luật, pháp lệnh để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời ban hành khi luật, pháp lệnh có hiệu lực”.
[56] TS. Phạm Duy Nghĩa, Nhân chuyện sửa “Luật làm Luật”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 119 tháng 3 năm 2008, tr. 29 – 31
[57] Cũng có thể bị hạn chế theo qui định tại khoản 5 điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
[58] Xem: Vợ chồng chia tiền, mất tình – ngày 8/5/2007
[59] Xem: Tiền bạc: mối đe dọa hạnh phúc gia đình, www.netlife.com.vn ngày 9/8/2008
[60] Việc có tham gia hay không công ước Lahay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi đã tạo ra khá nhiều tranh luận, với tình hình hiện nay, việc có nên tham gia Công ước 78 (công ước Lahay về chế độ tài sản vợ chồng ngày 14/3/1978) sẽ là vô cùng khó khăn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân theo pháp luật Việt Nam.doc