Đại hội X của Đảng, qua tổng kết 20 năm đổi mới,
trong đó có 15 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991
xác định: Để đi lên chủ nghĩa xã hội chúng ta phải
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
41 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5449 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tư tưởng biện chứng trong triết học trung hoa cổ đại ảnh hưởng của nó đến tư duy của người Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LOGO
TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG
TRONG TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ ĐẠI
ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN TƯ DUY CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
NHÓM HỌC VIÊN THỰC HIỆN
1. Lê Thùy Dương
2. Đinh Thị Sính
3. Bùi Minh Thắng
4. Phan Thị Hằng Nga
5. Đỗ Kim Thư
6. Vũ Thị Thu Hà
7. Mạc Như Thế
8. Sukhavong
NỘI DUNG
Khái quát về Triết học và Phép biện chứng1
2
Ảnh hưởng của tư tưởng biện chứng trong
triết học Trung Hoa cổ đại đến tư duy của
người Việt Nam
3
Tư tưởng biện chứng trong triết học
Trung Hoa cổ đại
KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC
Thời cổ đại Thời cận đại Thời hiện đại
Trung Quốc cổ
đại - Sự hiểu biết
Ấn Độ cổ đại -
Sự chiêm ngưỡng
Hy Lạp cổ đại -
Yêu thích sự
thông thái
“Triết học là
khoa học
của mọi
khoa học”
“Triết học là một hệ
thống tri thức lý luận
chung nhất của con
người về thế giới, về
bản thân con người và
vị trí của con người
trong thế giới đó”
Tính quy luật về sự hình thành và phát triển của triết học
Điều kiện kinh tế - xã hội
Cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội
Các thành tựu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội
Sự thâm nhập và đấu tranh giữa các trường phái triết học.
Sự thâm nhập, tác động qua lại lẫn nhau giữa tư tưởng triết
học với chính trị, tôn giáo và nghệ thuật
PHÉP BIỆN CHỨNG
PHÉP SIÊU HÌNH
Trạng thái tĩnh
Nằm ngoài mối
liên hệ
Không vận động,
phát triển
SO SÁNH
PHÉP BIỆN CHỨNG
Trạng thái động
Có liên hệ
Vận động, biến
đổi và phát triển
không ngừng
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN PHÉP BIỆN CHỨNG
Phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức
Phép biện chứng mộc mạc, chất phác thời cổ đại
Phép biện chứng thời cổ đại
Tính tự phát, ngây thơ.
Nghiên cứu sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng
trong bức tranh chung, chỉnh thể về thế giới.
Mới chỉ là những quan điểm biện chứng mộc mạc, mang
tính suy luận, phỏng đoán trên cơ sở những kinh nghiệm trực
giác mà chưa được minh chứng bằng các tri thức khoa học.
Điều kiện KT - XH Trung Hoa
Thời kỳ Tây Chu:
Về xã hội: tổ chức theo các quy tắc chặt chẽ, phân chia xã hội
thành các đẳng cấp (quý tộc và thứ dân).
Về mặt kinh tế: Phương thức sản xuất châu Á, dựa trên chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất (chế độ Tĩnh điền)
Về thành tựu trong khoa học: phát minh ra chữ viết, Âm lịch.
Về triết học: thế giới quan thần thoại, tôn giáo và chủ nghĩa duy
tâm thần bí thống trị trong xã hội.
Điều kiện KT - XH Trung Hoa
Thời kỳ Đông Chu (Xuân Thu - Chiến Quốc) (770 – 221 TCN)
Về lực lượng sản xuất: Đồ sắt phát triển phổ biến, kỹ thuật canh tác phát triển,
sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ, phân công
lao động và chuyên môn hoá sản xuất ngày càng cao, chế độ sở hữu tư nhân
về ruộng đất
Về chính trị: Thời Xuân Thu, mệnh lệnh của Thiên tử nhà Chu không còn
được tuân thủ, trật tự lễ nghĩa, kỷ cương xã hội bị đảo lộn, đạo đức suy đồi,
chiến tranh khốc liệt liên miên để tranh quyền đoạt lợi.
Xuất hiện nhiều tư tưởng lớn và các trường phái triết học khá hoàn chỉnh, lấy
con người và xã hội làm trung tâm của sự nghiên cứu, có xu hướng chung là
giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội.
Đặc điểm của triết học Trung Hoa cổ đại
1. Nhấn mạnh tinh thần nhân văn.
2. Chú trọng đến lĩnh vực chính trị - đạo đức của xã hội, xem việc thực hành
đạo đức như là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của một đời người.
3. Nhấn mạnh sự hài hoà, thống nhất giữa tự nhiên và xã hội.
4. Nhận thức trực giác, coi trọng tác dụng của cái "Tâm", coi đó là gốc rễ của
nhận thức.
5. Lịch sử phát triển của triết học Trung Hoa ít có những cuộc cách mạng lớn
6. Tư tưởng duy vật và tư tưởng duy tâm thường đan xen vào nhau trong quan
điểm của một trường phái triết học.
TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG
1
Tư tưởng về thế giới
Thuyết Âm
dương - Ngũ hành
Đạo gia
2
Tư tưởng về con người
Nho gia
Pháp gia
TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG VỀ THẾ GiỚI
Phạm trù Biến dịch:
Vạn vật luôn luôn vận động và biến đổi.
Nguyên nhân của sự vận động và biến đổi là do trời đất,
vạn vật vừa đồng nhất vừa mâu thuẫn với nhau.
THUYẾT ÂM DƯƠNG – NGŨ HÀNH
Triết học Âm dương
Bản thân vũ trụ, cũng như vạn vật trong nó, được sinh ra,
vận động và biến đổi không ngừng do sự tương tác lẫn
nhau của hai lực lượng đối lập nhau là Âm và Dương.
"Dương" nguyên nghĩa là ánh sáng mặt trời hay những gì
thuộc về ánh sáng mặt trời và ánh sáng; "Âm" có nghĩa là
thiếu ánh sáng mặt trời, tức là bóng râm hay bóng tối.
Chu trình vận động, biến dịch từ cái duy nhất thành đa
dạng của vạn vật trong vũ trụ diễn ra theo nguyên lý phân
đôi cái thống nhất như: Thái cực ―> Lưỡng nghi ―> Tứ
tượng ―> Bát quái ―> Vạn vật.
THUYẾT ÂM DƯƠNG – NGŨ HÀNH
Triết học Âm dương
Hai thế lực Âm - Dương không tồn tại biệt lập mà
thống nhất, chế ước lẫn nhau theo các nguyên lý sau:
Một là, âm và dương thống nhất, giao hòa lẫn nhau;
trong âm có dương và trong dương có âm.
Hai là, âm và dương tác động, chuyển hóa lẫn nhau;
dương cực thì âm sinh, dương tiến thì âm lùi, dương
thịnh thì âm suy…; và ngược lại.
THUYẾT ÂM DƯƠNG – NGŨ HÀNH
THUYẾT ÂM DƯƠNG – NGŨ HÀNH
Triết học Ngũ hành
Thuyết Ngũ hành quan niệm rằng bản thân vũ trụ
cùng vạn vật được tạo thành từ 5 yếu tố luôn vận
động (Ngũ hành) là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Ngũ hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
4 Mùa xuân hạ thu đông
4 Phương đông nam chính giữa tây bắc
Thời tiết ấm nóng ẩm mát lạnh
Màu sắc xanh đỏ vàng trắng đen
Mùi vị chua đắng ngọt cay mặn
Bát quái ly-cấn càn-tốn khảm-đoài khôn-chấn
Thập Can giáp-ất bính-đinh mậu-kỷ canh-tân nhâm-quí
Thập nhị Chi dần-mão tỵ-ngọ thìn-tuất sửu-mùi thân-dậu hợi-tý
Ngũ tạng gan(can) tim(tâm) tỳ phổi(phế) thận
Lục phủ mật(đảm) ruột non (tiểu
trường)
dạ dày(vị) ruột già (đại
trường)
bàng quang
(bong
bóng)
Ngũ khiếu mắt lưỡi miệng mũi tai
Cơ thể gân mạch thịt da lông xương
THUYẾT ÂM DƯƠNG – NGŨ HÀNH
Triết học Ngũ hành
Vạn vật luôn luôn vận động và biến đổi. Nguyên nhân của sự
vận động và biến đổi này là do trời đất, vạn vật vừa thống
nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
Năm yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ không tồn tại biệt lập
tuyệt đối mà trong mối liên hệ tương sinh tương khắc với
nhau. Các yếu tố này tác động, chuyển hóa lẫn nhau, ràng
buộc, quy định lẫn nhau tạo ra sự biến đổi trong vạn vật:
THUYẾT ÂM DƯƠNG – NGŨ HÀNH
Tương sinh: giúp đỡ nhau để sinh trưởng.
Tương khắc: ức chế và thắng nhau.
Luật chế hóa: chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Trong
chế hoá bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc.
Không có sinh thì không có đâu mà nảy nở; không có khắc thì
phát triển quá độ sẽ có hại. Cần phải có sinh trong khắc, có
khắc trong sinh mới vận hành liên tục, tương phản, tương
thành với nhau.
THUYẾT ÂM DƯƠNG – NGŨ HÀNH
Trạng thái tốt nhất cho mọi vật là “trạng thái cân bằng”
tức là âm dương điều hòa, ổn định trong các quan hệ
tương sinh tương khắc. Mọi tai họa trong vũ trụ sở dĩ xảy
ra cũng là do sự không điều hòa được hai lực âm và
dương
TRIẾT HỌC CỦA ĐẠO GIA
Quan điểm về đạo:
Đạo là bản nguyên của vũ trụ, có trước trời đất, không biết
tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là "đạo".
Đạo còn là quy luật biến hóa tự thân của vạn vật, quy luật
ấy gọi là Đức. "Đạo" sinh ra vạn vật [vì nó là nguyên lý
huyền diệu], đức bao bọc, nuôi dưỡng tới thành thục vạn
vật (là nguyên lý của mỗi vật).
TRIẾT HỌC CỦA ĐẠO GIA
Quy luật bình quân và quy luật phản phục:
Luật bình quân là luôn giữ cho sự vật được thăng bằng theo
một trật tự điều hòa tự nhiên, không có cái gì thái quá, bất
cập.
Quy luật phản phục là sự phát triển đến cực điểm thì
chuyển quay trở lại phương hướng cũ, nói lên tính tuần
hoàn, tính chu kỳ trong quá trình biến dịch của vạn vật..
TRIẾT HỌC CỦA ĐẠO GIA
Tư tưởng biện chứng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập:
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt
đối lập vừa xung khắc nhau, vừa nương tựa vào nhau, vừa bao hàm lẫn
nhau.
Sự đấu tranh chuyển hoá của các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng
không theo khuynh hướng phát triển, xuất hiện cái mới mà theo vòng
tuần hoàn của luật phản phục.
Lão Tử không chủ trương giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh của các
mặt đối lập mà ông chủ trương lấy cái tĩnh, cái vô vi để tạo thành sự
chuyển hoá theo luật quân bình. Chính vì thế, phép biện chứng của ông
mang tính chất máy móc, lặp đi lặp lại một cách tuần hoàn.
TRIẾT HỌC CỦA NHO GIA
Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên:
Về nguồn gốc của con người, Khổng Tử cho rằng trời sinh ra
con người và muôn vật.
Về vị trí và vai trò của con người trong mối quan hệ với trời đất:
Con người do trời sinh ra nhưng sau đó con người cùng với trời,
đất là ba ngôi sao tiêu biểu cho tất cả mọi vật trong thế giới vật
chất và tinh thần.
Về mối quan hệ giữa con người với trời: các nhà duy tâm đi sâu
phát triển tư tưởng thiên mệnh của Khổng Tử cho rằng có mệnh
trời và mệnh trời chi phối cuộc sống xã hội của con người, cuộc
đời của mỗi con người
TRIẾT HỌC CỦA NHO GIA
Bản tính con người
Khổng Từ cho rằng “Tính mỗi con người đều gần nhau, do tập tành và
thói quen mới hóa ra xa nhau. Tính của con người do trời phú mà cứ
buông lơi, thả lỏng trong cuộc sống thì tính không thể tránh khỏi tình
trạng biến chất theo muôn vàn tập tục, tập quán. Trong hoàn cảnh ấy
con người có thể trở thành vô đạo, dẫn đến cả nước vô đạo và thiên hạ
vô đạo. Vì vậy, Khổng Tử khuyên nên coi trọng "giáo" hơn "chính",
đặt giáo hóa lên trên chính trị.
Mạnh Tử khẳng định bản tính con người vốn là thiện. Đã là con người
ai cũng có trong người cái mầm thiện, nếu biết phát huy những đầu mối
ấy thì con người ngày càng mạnh, có đủ sức giữ gìn bốn biển.
Tuân Tử cho rằng tính con người sinh ra là hiếu lợi. Vì vậy, phải có
chính sách uốn năn sửa lại tính để không làm điều ác. Muốn vậy phải
giáo hóa, phải dùng lễ nghĩa, lễ nhạc để sửa tính ác thành tính thiện, để
cái thiện ngày càng được tích lũy đến khi hoàn hảo.
TRIẾT HỌC CỦA NHO GIA
Mối quan hệ giữa con người với xã hội
Ngũ luân: Trong xã hội có năm mối quan hệ cơ bản: Vua
tôi, Cha con, Chồng vợ, Anh em, Bạn bè
Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự
đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người quân
tử phải có bổn phận phải "hành đạo".
TRIẾT HỌC CỦA NHO GIA
Tu thân
Tam Cương: quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ
Ngũ Thường: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín
Tam Tòng: Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, Phu
tử tòng tử
Tứ Đức: Công, Dung, Ngôn, Hạnh
TRIẾT HỌC CỦA NHO GIA
Người quân tử phải đạt ba điều trong quá trình tu thân :
Đạt Đạo: Đạo có nghĩa là "con đường", hay "phương cách" ứng xử mà
người quân tử phải thực hiện trong cuộc sống. "Đạt đạo trong thiên hạ
có năm điều: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo
bạn bè”.
Đạt Đức: "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín".
Biết Thi, Thư, Lễ, Nhạc: người quân tử còn phải có một vốn văn hóa
toàn diện.
TRIẾT HỌC CỦA NHO GIA
Hành đạo:
Nhân trị. Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu
người và coi người như bản thân mình.
Chính danh. Chính danh có nghĩa là một vật trong thực tại cần phải cho
phù hợp với cái danh nó mang.
Về cách trị nước an dân, Nho gia kiên trì vương đạo và chủ trương Lễ trị.
"Lễ" hiểu theo nghĩa rộng là những nghi thức, quy chế, kỷ cương, trật tự,
tôn ti của cuộc sống chung trong cộng đồng xã hội và cả lối cư xử hàng
ngày. "Lễ" hiểu theo nghĩa một đức trong "ngũ thường" thì là sự thực hành
đúng những giáo huấn kỷ cương, nghi thức do Nho gia đề ra
TRIẾT HỌC CỦA PHÁP GIA
Hàn Phi cho rằng lịch sử xã hội loài người luôn biến đổi, từ trước
tới nay không có chế độ xã hội nào vĩnh viễn tồn tại. Mặt khác, ông
cho rằng động lực căn bản quyết định sự biến đổi của lịch sử là do
sự thay đổi dân số và của cải xã hội nhiều ít. Do vậy, khi bàn về
phương pháp trị nước, ông cho rằng kẻ thống trị phải căn cứ vào nhu
cầu khách quan của lịch sử, tuỳ đặc điểm, hoàn cảnh thời thế mà lập
ra chế độ, đặt chính sách và phương pháp trị nước mới cho phù hợp.
Pháp gia chủ trương sử dụng đường lối Pháp trị, lấy pháp luật làm
căn bản trong việc cai trị.
Triết lý Âm Dương – Ngũ hành trong đời sống
văn hóa Việt
Triết lý sống quân bình: Coi trọng, đề cao sự hài hòa âm dương
trong cơ thể và sự hài hòa trong giới tự nhiên.
Nghệ thuật ăn uống của người Việt Nam, đặc biệt trong các bữa ăn
truyền thống hết sức tinh tế dựa trên cơ sở của triết lý Âm Dương,
Ngũ Hành:
Bảo đảm hài hòa Âm Dương của thức ăn.
Bảo đảm sự quân bình Âm Dương trong cơ thể
Bảo đảm sự quân bình Âm Dương giữa con người và môi
trường
Triết lý Âm Dương – Ngũ hành trong đời
sống văn hóa Việt
Trong vấn đề ăn mặc, người Việt rất đề cao hai yếu tố
“dương tính” và “âm tính”. Trong trang phục xưa,
màu ưa thích vốn là các “màu âm tính” phù hợp với
phong cách tế nhị, kín đáo của truyền thống dân tộc.
Trong vấn đề ở, người Việt đặc biệt chú trọng vấn đề
“phong thủy”.
Triết lý Âm Dương – Ngũ hành trong đời sống
văn hóa Việt
Với tín ngưỡng phồn thực người Việt tái khẳng định sự tồn tại
của triết lý âm dương.
Với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, ông cha ta coi trọng tín
ngưỡng đa thần, lấy chất âm tính làm căn bản. Chất âm tính
của văn hóa nông nghiệp dẫn đến lối sống tình cảm, trọng nữ;
theo đó mà các nữ thần chiếm ưu thế (tục thờ Mẫu).
Với tín ngưỡng sùng bái con người, người Việt đặc biệt coi
trọng mối liên hệ giữa âm và dương. Với niềm tin chết là về
với tổ tiên người Việt rất coi trọng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Ảnh hưởng của Nho giáo
Nho giáo thống lĩnh tư tưởng văn hóa Việt Nam
từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, suốt hai triều đại Lê
Nguyễn.
Là sự tiếp thu Nho giáo Trung Quốc nhưng có
những biến đổi nhất định
Ảnh hưởng tích cực
Góp phần xây dựng các nhà nước phong kiến trung ương, tập
quyền vững mạnh, hệ thống quản lý thống trị xã hội chặt chẽ.
Giáo dục Nho giáo góp phần nâng cao văn hóa con người đặc
biệt
Nho giáo hướng quản đạo quần chúng nhân dân vào việc học
hành, tu dưỡng đạo đức làm cho xã hội ngày càng phát triển
văn minh hơn.
Nho giáo góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội rộng rãi hơn,
bền chặt hơn, có tôn tri trật tư…
Ảnh hưởng tiêu cực
Nho giáo Việt Nam quá coi trọng nông nghiệp mà bài xích
thương nghiệp, quá chú trọng đến tự sản, tự tiêu mà quên đi sự
trao đổi mua bán, làm kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Nho giáo đưa con người quá hướng nội, chuyên chú suy xét
trong tâm mà không hướng dẫn con người hướng ra bên ngoài,
thực hành những điều tìm được, chinh phục thiên nhiên, vạn
vật xung quanh, dẫn đến khoa học, kỹ thuật chậm phát triển.
Vận dụng triết học Pháp gia
Tư tưởng Pháp gia vẫn còn nhiều yếu tố có giá trị có thể vận
dụng trong xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay.
Ở nước ta, tư tưởng về nhà nước pháp quyền cũng đã xuất hiện
từ lâu, thể hiện đậm nét trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong
“Việt Nam yêu cầu ca”, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trăm điều
phải có thần linh pháp quyền”.
Khái niệm “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” lần đầu
tiên được Đảng ta sử dụng tại Hội nghị Trung ương 2 khóa
VII. Từ đó khái niệm này được sử dụng chính thức trong các
văn kiện Đảng và Nhà nước.
Vận dụng triết học Pháp gia
Đại hội X của Đảng, qua tổng kết 20 năm đổi mới,
trong đó có 15 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991
xác định: Để đi lên chủ nghĩa xã hội chúng ta phải
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
LOGO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_thuyet_trinh_triet_0346.pdf