LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử của các dân tộc thường có những vĩ nhân mà cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng và hành động gắn liền với cả một giai đoạn lịch sử đầy sôi động đầy biến cố của dân tộc và thời đại mình: phản ánh ý chí, nguyện vọng của các dân tộc bằng hoạt động của mình đã góp phần vào sự phát triển của thời đại. Mác, Ănghen, V.I.Lênin . và đăc biệt là Hồ CHí Minh là những con người tiêu biểu như vậy.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn nửa thế kỷ. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, là sự kết tinh trí tuệ của dân tộc và thời đại, là sự vận dụng sáng tạo và bước phát triển của chủ nghĩa Mác- Lênin vao điều kiện thực tiền của Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là linh hồn, là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Trong thời kỳ đổi mới như hiện nay, tư tưởng Hồ CHí Minh là tư tưởng xuyên suốt và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Mục đích chọn đề tài
Trong thời kỳ nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, và vì dân vì mục tiêu dân giầu nước mạnh xã hội công bằng văn minh thì tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền nói riêng đã có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nhà nước thật sự dân chủ, một nhà nước thật sự của dân vì quyền và lợi ích của nhân dân. Vì vậy, tôi chọn đề tài này để có thể nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết hơn về tư tưởng của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
3.Phương pháp nghiên cứu
Với phương pháp luận là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giúp cho tư duy và góc độ nghiên cứu luôn đi đúng hướng và có hiệu quả. Kết hợi với phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, và phương pháp liên ngành là ba phương pháp nghiên cứu chính và cụ thể mà tôi có thể sử dụng khi nghiên cứu đề tài này.
4. Đóng góp của đề tài
Với những gì mà tôi cảm nhận và tìm hiểu khi nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, soi vào thực tế ở Việt Nam hiện nay, tôi hi vọng rằng vấn đề nghiên cứu này có tính khả thi cao và giúp cho bộ máy nhà nước ta ngày càng hoàn thiện trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân ở Việt Nam.
5.Cơ cấu của niên luận
Lời mở đầu
Chương 1: Khái quát về lịch sử tư tưởng học thuyết về nhà nước pháp quyền qua các thời kỳ lịch sử
Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân
Chương 3: tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quỳen trong thời đại mới
Kết luận
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG HỌC THUYẾT VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
Nhà nước pháp quyền là một trong những giá trị xã hội quý báu được tích luỹ và phát triển trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Tư tưởng nhà nước pháp quyền đã có từ rất sớm, trong tư tưởng chính trị pháp lý thời cổ đại đã chứa đựng nhiều nhân tố của nhà nước pháp quyền. Dến thời kỳ sau cách mạng dân chủ tư sản, những tư tưởng quý báu đó đã được kế thừa, phát triển và trở thành học thuyết về nhà nước pháp quyền. Các học thuyết đó đã được áp dụng ở các mức độ, phạm vi khác nhau ở nhiều nước tư sản. Ngày nay học thuyết đó đến lượt mình lại tiếp tục được bổ sung, phát triển cho phù hợp với những thay đổi sâu sắc của xã hội hiện đại, đặc biệt nó trở thành nền tảng để phát triển thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền.
31 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6935 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tư tưởng của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương 1: Khái quát tư tưởng học thuyết về nhà nước pháp quyền qua các thời kỳ lịch sử
1.1. Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời cổ đại
1.2. Tư tưởng nhà nước pháp quyền trong thời kỳ tư sản
1.3. Tư tưởng nhà nước pháp quyền trong thời ký chủ nghĩa xã hội
Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân
2.1. Nhà nước của dân do giai cấp nhân dân lãnh đạo
2.1.1. Nhà nước của dân
2.1.2. Nhà nước do dân
2.1.3. Nhà nước vì dân
2.1.4. Bản nhất nhà nước của dân do dân vì dân
2.2. Tư tưởng về pháp quyền và nhà nước pháp quyền
2.2.1. Vai trò của pháp quyền trong nhà nước
2.2.2. Nhà nước VN dân chủ cộng hoà là một nhà nước hợp pháp hợp hiến
2.2.3. Nhà nươc điều hành xã hội bằng pháp luật
Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền trong sạch vững mạnh hoạt động có hiệu qủa
3.1. Đề phòng khắc phục những tiêu cực trong hoạt động nhà nước
3.1.1. Đặc quyền đặc lợi
3.1.2. Tham ô lãng phí quan liêu
3.1.3. Tư túng chia rẽ kiêu ngạo
3.2. Tăng cường pháp luật đi đôi với việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng
3.3. Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức đủ tài
3.3.1. Tuyệt đối trung thành với cách mạng
3.3.2. Hăng hái thành thạo trong công việc giỏi chuyên môn
3.3.3. Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân
3.3.4. Là đày tớ của công dân
Kết luận
Tài liệu tham khảo
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử của các dân tộc thường có những vĩ nhân mà cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng và hành động gắn liền với cả một giai đoạn lịch sử đầy sôi động đầy biến cố của dân tộc và thời đại mình: phản ánh ý chí, nguyện vọng của các dân tộc bằng hoạt động của mình đã góp phần vào sự phát triển của thời đại. Mác, Ănghen, V.I.Lênin…. và đăc biệt là Hồ CHí Minh là những con người tiêu biểu như vậy.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn nửa thế kỷ. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, là sự kết tinh trí tuệ của dân tộc và thời đại, là sự vận dụng sáng tạo và bước phát triển của chủ nghĩa Mác- Lênin vao điều kiện thực tiền của Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là linh hồn, là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Trong thời kỳ đổi mới như hiện nay, tư tưởng Hồ CHí Minh là tư tưởng xuyên suốt và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Mục đích chọn đề tài
Trong thời kỳ nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, và vì dân vì mục tiêu dân giầu nước mạnh xã hội công bằng văn minh thì tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền nói riêng đã có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nhà nước thật sự dân chủ, một nhà nước thật sự của dân vì quyền và lợi ích của nhân dân. Vì vậy, tôi chọn đề tài này để có thể nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết hơn về tư tưởng của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
3.Phương pháp nghiên cứu
Với phương pháp luận là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giúp cho tư duy và góc độ nghiên cứu luôn đi đúng hướng và có hiệu quả. Kết hợi với phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, và phương pháp liên ngành là ba phương pháp nghiên cứu chính và cụ thể mà tôi có thể sử dụng khi nghiên cứu đề tài này.
4. Đóng góp của đề tài
Với những gì mà tôi cảm nhận và tìm hiểu khi nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, soi vào thực tế ở Việt Nam hiện nay, tôi hi vọng rằng vấn đề nghiên cứu này có tính khả thi cao và giúp cho bộ máy nhà nước ta ngày càng hoàn thiện trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân ở Việt Nam.
5.Cơ cấu của niên luận
Lời mở đầu
Chương 1: Khái quát về lịch sử tư tưởng học thuyết về nhà nước pháp quyền qua các thời kỳ lịch sử
Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân
Chương 3: tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền trong thời đại mới
Kết luận
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG HỌC THUYẾT VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
Nhà nước pháp quyền là một trong những giá trị xã hội quý báu được tích luỹ và phát triển trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Tư tưởng nhà nước pháp quyền đã có từ rất sớm, trong tư tưởng chính trị pháp lý thời cổ đại đã chứa đựng nhiều nhân tố của nhà nước pháp quyền. Dến thời kỳ sau cách mạng dân chủ tư sản, những tư tưởng quý báu đó đã được kế thừa, phát triển và trở thành học thuyết về nhà nước pháp quyền. Các học thuyết đó đã được áp dụng ở các mức độ, phạm vi khác nhau ở nhiều nước tư sản. Ngày nay học thuyết đó đến lượt mình lại tiếp tục được bổ sung, phát triển cho phù hợp với những thay đổi sâu sắc của xã hội hiện đại, đặc biệt nó trở thành nền tảng để phát triển thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền.
1.1 Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời cổ đại
Có thể nói rằng, mặc dù với cách thức và thể hiện khác nhau nhưng trong tư tưởng chính trị và pháp lý của nhà nước phương Đông và nhà nước phương Tây đà chứa đựng những nhân tố mang đặc điểm đầu tiên của nhà nước pháp quyền.
Trong những học thuyết của nhà nước phương đông thời cổ đại mà tiêu biểu là học thuyết chính trị pháp lý của nhà nước Trung Hoa thời cổ, trung cổ như đức trị và pháp trị tuy còn có rất nhiều điểm hạn chế, song cũng chứa đựng những nhân tố về nhà nước pháp quyền được thể hiện trong các nhà tư tưởng vĩ đại như: Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Hàn Phi Tử… Đặc biệt những quan điểm của Khổng Tử về pháp luật rất đặc sắc bởi chúng liên quan đến nhiều phương diện của pháp luật: lập
pháp, tư pháp, tài chính, tố tụng….Tư tương pháp luật của ông là tư tưởng pháp luật nhân học, là tư tưởng pháp luật luân lý. Tư tưởng quản lý xã hội bằng đạo đức của Khổng Tử tuy còn có những mặt hạn chế song cũng có nhiều mặt tích cựcbởi pháp luật của nhà nước pháp quyền là pháp luật được xây dựng, áp dụng và đánh giá trên cơ sở đạo đức xã hội, pháp luật phải phù hợp với đạo đức và thiếu đạo đức thì không có được một xã hội bền vững. Bên cạnh tư tưởng của Khổng Tử, tư tưởng chính trị của trường phái Pháp gia mà đại điện là Hàn Phi Tử đã coi pháp luật là cơ sở duy nhất đẻ quản lý xã hội. Ông đã khẳng định: “ Không có pháp luật luôn luôn đúng”. Theo ông pháp luật phải được viết thành văn và công bố rộng rãi cho mọi người. Pháp luật phải nghiêm minh và có chế độ thưởng phạt đúng đắn.
Bên cạnh tư tưởng về nhà nước pháp quyền của các học gia phương Đông, tư tưởng pháp quyền ở phương Tây cổ đại chủ yếu gắn liền với sự pháp triển của nền dân chủ Hy Lạp và La Mã, nhưng có phần sâu sắc hơn vì được dựa trên cơ sở tư duy triết học, thể hiện sự tìm kiếm khách quan.
Nội dung chính trị pháp lý ở phương Tây cổ đại đã đề cập đến vai trò thống trị của pháp luật trong xã hội, đến tính tối cao, tính hợp lý của đạo luật. Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ của mỗi cá nhân kể cả nhà nước. Pháp luật phải phù hợp với pháp luật tự nhiên. Bên cạnh đó tư tưởng của các học gia phương Tây còn đề cập đến sự tổ chức hợp lý của bộ máy nhà nước để tránh sự lạm quyền .
Tiêu biểu cho tư tưởng chính trị pháp lý phương tây thời báy giờ là các nhà tư tưởng lỗi lạc ở Hy Lạp và La Mã cổ đại như: XôLông_ nhà tu tưởng Hy Lạp ở thế kỷ VI trước Công Nguyên, Hêraclit ở những năm 520-460 trước CN, Xôcrat năm 469 – 399 trước CN, Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Platôn năm 427 -374 trước CN. Và người được Các Mác đánh giá là nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại : Arixtot năm 384 -322 trươc CN đã khảng định vị trí tối thượng của pháp luật và đề ccạp đến sự tổ chức hợp lý của quyền lực nhà nước theo đó nhà nước nào cũng phải có ba bộ phận: cơ quan làm luật ( lập pháp), cơ quan thực hành pháp luật ( hành pháp), cơ quan xét xử ( tư pháp)
Tư tưởng về hà nước pháp quyền trong thời kỳ cổ đại tuy mới là những học thuyết ban đầu, sơ khai nhưng nó lại mang những giá trị lịch sử rất to lớn đối với tư tưởng của các nhà triết học trong các thời kỳ sau này.
1.2.Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong thời kỳ tư sản chủ nghĩa
Tư tưởng về nhà nước pháp quyền cổ đại đã được các nhà tư tưởng tư sản tiếp thu và pháp triển trong những điều kiện mới, thể hiện thể giới quan pháp lý mới. Nội dung chủ yếu trong học thuyết tư sản về nhà nước pháp quyền là chống chế độ chuyên quyền phong kiến, tình trạng vô pháp luật, pháp luật dã man, đấu tranh vì một chế độ nhà nước hoạt động trên cơ sở và phục tùng pháp luật, một nền pháp luật đảm bảo tự do bình đẳng và nhân đạo. Các nhà tư tưởng tư sản đã đề xướng cho các quan điểm pháp quyền như: pháp luật giữ vai trò thống trị trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo vệ quyền con người: sự bình đẳng trong quan hệ nhà nước và các nhân, chủ quyền nhân dân, nguyên tắc phân chia quyền lực….
Một số nhà tư tưởng tiến bộ thời kỳ này như: Jôccơ ( 1632-1704)_ nhà tư tưởng người Anh dẫ nêu ra nguyên tắc làm những gì mà pháp luật cho phép chỉ áp dụng đối với những người cầm quyền, còn đối với công dân: làm những gì mà pháp luật không cấm. Hay theo như nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp SácLơ Lui Môngteskiơ (1698-1755) thì mỗi nàh nước đều có ba loại quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Sự phân chia và kìm chế, đối trọng lẫn nhau giữa ba quyền là điều kiện chủ yếu để đảm bảo tự do chính trị trong nhà nước và xã hội. Ngoài ra còn có nhữngnhà tư tưởng khác như: J.Rutxô- nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp,nhà triết học người Đức I.Kantơ (1724-1804), Hêghen nhà triết học người Đức đã có những đóng góp to lớn trong trong học thuyết vè nhà nước thời kỳ này.
1.3 Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong thời kỳ chủ nghĩa xã hội
Những nhân tố nhà nước pháp quyền đã được thể hiện trong học thuyết Mác Lênin về nhà nước và pháp luật như lý luận về phpá chế, về dân chủ, về tự do và công bằng mà pháp luật là đại lượng là công cụ ghi nhận và đảm bảo.
Bên cạnh học thuyết của Mac Lênin , trong tư tưởng Cách mạng vĩ đại của Hồ Chủ Tịch có một bộ phận cấu thành cơ bản đó là tư tưởng về nhà nước pháp quyền.Tu tưởng của Người đã chứa đụng nhiều nhân tố về nhà nước pháp quyền dặc biệt là tư tưởng pháp quyền nhân nghĩa, mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức: tư do, dân chủ, quyền con người…Tư tưởng của người đã được hiện thực hoá trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945, bản hiến pháp đầu tiên năm 1946 và trong suốt quá trình xây dựng và phát triển nhà nước Việt Nam
Các học thuyết về nhà nước pháp quyền qua các tời kỳ nói trên và đặc biệt trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa là một di sản vô cùng quý giá cho việc xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân như hiện nay.
CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỦA DÂN DO DÂN VÌ DÂN
Sinh thời, Hồ Chí Minh rất coi trọng việc thực hiện và phát huy dân chủ vì “ dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân” Người đã chỉ rõ “ Nước ta là nước dân chủ, chế độ ta là chế độ dân chủ.Trong một nhà nước dân chủ, một chế độ dân chủ, người dân được đặt ở vị trí cao nhất, dân là chủ”
Chúng ta có thể tự hào về dân tộc ta đã sản sinh ra con người vĩ đại, đã kế thừa và phát huy những tư tưởng của các bậc tiền bối như “ Nước lấy dân làm gốc” hay “Người đẩy thuyền cũng là dân, người lật thuyền cũng là dân” trong truyền thống dân tộc; đã xuất pháp từ thực tiễn cách mạng Việt Nam; từ sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và những thành quả về nhà nước pháp quyền của nhiều quốc gia tiên tiến; vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm và lý luận đó vào viẹc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam.
Suốt 24 năm đứng đầu nhà nước, Người đã trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp xây dựn và bảo vệ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân dầu tiên ở Đông Nam Á. Trên cơ sở thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam và trực tiếp lãnh đạo chính quyền, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước đã được bổ sung, phát triển và là một bộ phận quan trọng của hệ tư tưởng Hồ Chí Minh, đã được sự chỉ đạo sự nghiệp xây dựng và hoạt động của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoàvà nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
2.1. Nhà nước của dân do dân vì dân do giai cấp công nhân lãnh đạo
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin và kinh nghiệm cách mạng thế giới vào điều kiện thực tiễn của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: Chính quyền Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà là nhà nước dân chủ, nhà nước của dân do dân và vì dân, là cơ sở xã hội của nhà nước là toàn dân tộc, nền tảng là liên minh công nông, lao động trí óc dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân
Trong quá trình đi tìm đường cứu nước , Hồ Chí Minh chú ý khảo cứu lựa chọn ra một kiểu nhà nước mới cho Việt Nam để xây dựng sau khi cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cácn mạng vô sản thành công. Nhà nước đó phải ddawtj quyền lợi cho số đông người và Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng một nhà nước công nông binh thể hiện trong “chánh cương vắn tắt” (3/2/1930).Chánh cương đã xác định nhiệm vụ chính trị của Cách mạng Việt Nam là: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập. Dựng ra chính phủ công nông binh. Tổ chức ra quân đội công nông.
Trải qua thực tế cao trào cách mạng ở Việt Nam, về sau, Hồ Chí Minh chủ trươmg xây dựng ở Việt Nam một nhà nước dân chủ cộng hoà , một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước của dân do dân và vì dân. Trong bài báo Dân vận( năm 1949), Hồ Chí Minh khẳng định “ Nước ta là nước dân chủ. Boa nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc đều là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến trung ương đều do dân bầu ra. Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên” . Nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Về thể chế của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, hiến pháp 1946 đã ghi rõ: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền hành trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”và “Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia”
Sự khác biệt giữa nhà nước dân chủ kiểu cũ và nàh nước dân chủ kiểu mới là ở điểm cơ bản: Nhà nước dân chủ kiểu cũ là dân chủ tư sản, mang bản chất của giai cấp tư sản.Còn nhà nước dân chủ kiểu mới là dân chủ của nhân dân, mang bản chất của giai cấp công nhân, là kết quả của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, của giai cấp công nhân. Đó là một nhà nước của dân, do dân, vì dân, dân chủ với nhân dân và chuyên chính với kẻ thù của nhân dân.
Quan điểm về nhà nước pháp quyền, chúng ta thấy trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
2.1.1 Nhà nước của dân
Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là xác lập tất cả mọi quyền lực trong tay nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Trong 24 năm làm chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo soạn thảo hai bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959. Quan điểm trên của của Người được thể hiện rõ nét trong các bản Hiến Pháp đó. Như trong bản Hiến Pháp năm 1946 Người nêu rõ: “Tất cả quyền bính trong nước là của nhân dân Việt Nam. Việc nước là việc chung, mỗi một con người con rồng cháu tiên, bất kỳ già trẻ gái trai, giàu nghèo, nòi giống, tôn giáo đều phải gánh vác một phần”. Và ngay bản thân Người cũng đã hoạt động không mệt mỏi nhằm thức tỉnh toàn dân tộc phát huy cao nhất sức mạnh của trí tuệ, tài năng và nghị lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền và sự thống nhất của dân tộc Việt Nam.
Sau ngày thành lập nước, Người yêu cầu tổ chức “ Càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”. Người nhấn mạnh: “ Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự lựa chọn những người có đức có tài để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc tổng tuyển cử hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì có quyền đi bầu cử.”. Lần đầu tiên công dân Việt Nam có quyền bầu cử và ứng cử. Đây là điều hết sức mới mẻ đối với tầng lớp lao động Việt Nam. Mặt khác những người ở trong bộ máy nàh nước, bộ máy quyền lực dù ở cấp nào cũng đều là “đầy tớ của dân”. Dân có quyền bầu cử thì cũng có quyền giám sát, bãi miễn những người trong bộ máy nhà nước do mình bầu rầm không làm tròn trách nhiệm đại biểu quyền lực cho dân.
Đối với Hồ Chí Minh, xây dụng một nhà nước của dân không chỉ trong ý tưởng, thiết kế mà phải bằng hành động thực tiễn và điều quan trọng nhất là mọi việc từ nhỏ đến lớn, Người đều tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm dân là chủ và dân làm chủ. Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của nhân dân còn dân làm chủ nghĩa là xác địn quyền, nghĩa vụ của dân. Trong nhà nước của dân người dân được hưởng mọi quyền dân chủ. Bằng thiết chế dân chủ, nàh nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân, để cho dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội. Quyền lực của dân đặt ở vị trí tối thượng. Điều này có ý nghĩa thực tế nhắc nhở những người lãnh đạo, những đại biểu của nhân dân làm đúng chức trách và vị thế của mình. Một nhà nước như thế là một nhà nước tiến bộ trong bước đường phát triển của nhân loại.
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Hồ Chí Minh khai sinh ngày 2/9/1945 chính là nhà nước tiến bộ chưa từng có trong lịch sử hành nghìn năm của dân tộc Việt Nam bởi vì nhà nước đó là nhà nước của nhân dân.
2.1.2 Nhà nước do dân
Nhận thức rõ vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nhà nước do dân. Điêu đó có nghĩa là nhân dân không chỉ là người lập ra nhà nước mà phải tham gia vào những công việc quản lý nhà nước. Người đã từng nói: “ Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân vì dân làm chủ…”,và “ Chính quyền từ xã đến chính phủ Trung ương do dân tổ chức. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều là ở nơi dân”.
Nhà nước do dân tức là nhân dân phải tham gia vào công việc của nhà nước. Quốc hội ta tuy có vị trí cao nhất song không phải là cơ quan tập trung mọi quyền lực. Khi xuất hiện những công việc liên quan đến vận mệnh của quốc gia thì sẽ đước đưa ra cho nhân dân giải quyết nếu ba phần tư tổng số đại biểu của quốc hội đồng ý (Điều 22 Hiến pháp năm 1946)
Nhà nước do dân cũng có nghĩa là mọi công việc xây dựng đất nước là trách nhiệm cảu quần chúng nhân dân. Do đó phải phát huy vai trò của các mặt trận, các đoàn thể trong công tác quản lý nhà nước và xã hội. Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến vấn đề nhân dân thảo luận, phát huy sáng kiến và tìm cách giải quyết những công việc của đất nước. Người nói “ Dân như nước, mình như cá” . “ Lực lượng nhiều là ở dân hết” “ Công việc đổi mới xây dựng đất nước lởctách nhiệm của dân”. Do đó, Nhà nước muốn điều hành, quản lý xã hội có hiệu lực, nhất định phải dựa vào dân, dựa vào sáng kiến và trí tuệ của dân. “Đem tài dân, sức dân của dân làm lợi cho dân…Chính phủ chỉ giúp kế hoạch cổ động”.
Nhà nước do dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là do dân tự làm, tự lo việc thông qua các mối quan hệ trong xã hội, qua các Đoàn thể chứ không phải nhà nước bao cấp lo thay dân làm cho dân thụ động ỷ lại, chờ đợi. Người cho rằng “ Làm việc gì cũng phải có quần chúng tham gia bàn bạc, khó đến mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được tốt…
Khó mười lần không dân cũng chịu
Khó trăm lần dân liệu cũng xong”
Chính vì vậy,Nhà nước xây dựng và làm chủ, đặt dưới sự kiểm tra và kiểm soát của nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh còn là nhà nước tin dân. Dân tin ở lãnh đạo thì việc gì cũng có thể làm được.
2.1.3 Nhà nước vì dân
Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ lợi ích nào khác. Đó là một nhà nước trong sạch, không có bất kỳ một đặc quyền đặc lợi nào. Trên tinh thần đó Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “ Mọi đường lối, chính sách chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân, dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh. Dân là gốc của nước”. Hồ Chí Minh luôn tâm niệm : “ Phải làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho dân được học hành”.Hồ Chí Minh viết: “ Khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội xông pha sự hiểm nghèo -_là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được uỷ quyền, uỷ thác cho tôi gánh việc chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày nhẫn nhục cố gắng cũng vì mục đích đó”.
Một nhà nước vì dân theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là từ chủ tịch nước đến công chức bình thường đều phải làm công bộc, làm đày tớ cho nhân dân chứ không phải “ làm quan cách mạng” để “đè đầu cưỡi cổ nhân dân” như dưới thời đế quốc thực dân. Ngay như chức vụ Chủ tịch nước của mình, Hồ Chí Minh cũng quan niệm là do nhân dân uỷ thác cho và nư vậy phải phục vụ nhân dân tức là làm đày tớ cho nhân dân. Hồ Chí Minh nói: “ Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý một chút nào. Bây giờ phải gánh vác chức Chủ tịch Nước là vì đồng bào uỷ thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui…Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với những cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì đến vòng danh lợi”.
Bản thân cuộc đời Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về một con người suốt đời phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Người mọi quy định của pháp luật đều phải vì dân, cán bộ từ Trung ương đến địa phương phải hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, phải thực sự gương mẫu, phải thật sự trong sạch, phải lo trước thiên hạ và hưởng sau thiên hạ, thực hành tiết kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Đây là điều tuyệt vời trong đạo đức của Hồ Chí Minh về nhà nước vì dân.
2.1.4 Bản chất của nhà nước của dân do dân vì dân
Về mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ. Người đã khẳng định: “ Chế độ ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ. Chính phủ là đày tớ của nhân dân. Nhân daan co quyền đôn đóc và phê bình chính phủ. Chính phủ thì dù việc to, việc nhỏ cũng nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân. Vì vậy nhân dân có nhiệm vụ giúp đỡ chính phủ, theo đúng kỷ luật của chính phủ và làm đúng chính sách của chính phủ, để chính phủ làm tròn phận sự mà nhân dân giao phó”
Nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân là những nội dung thuộc về bản chất và là những phẩm chất gắn bó chặt chẽ của nhà nước kiểu mới của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, của giai cấp công nhân.
Tư tưởng nhà nước “ thân dân” nhà nước của dân dẫ sớm xuất hiện ở những nhà chính trị kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam. Nhưng đến Hồ Chí Minh, tư tưởng về nhà nước pháp quyền mới được thể hiện và phát triển một cách sâu sắc, phong phú về nội dung, trở thành một quan điểm cách mạng, khoa học về bản chất của nhà nước Việt Nam trong thời đại mới. Tư tưởng đó đã chỉ đạo sự nghiệp xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà mấy chục năm qua và đang là phương hướng của Đảng ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì “Dân” là một khái niệm lịch sử, tuỳ theo tình hình kinh tế - chính trị- xã hội và giai cấp thống trị ở mỗi nước trong từng giai đoạn lịch sử mà khái niệm dân có nội dung rộng hẹp khác nhau
“Dân” trong “ Nhà nước của dân do dân vì dân” mà Người sử dụng là “toàn dân, toàn dân tộc Việt Nam, bao gồm mọi người thuộc các dân tộc sống trên giải đát Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giầu nghèo, tôn giáo “Chỉ trừ những kẻ phản bội, làm tay sai cho đế quốc và đi ngược lại với quyền lợi nguyện vọng của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại với con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, Người không xem “ Dân” là một khối đồng nhất mà là một cộng đồng bao gồm nhiều dân tộc, giai cấp, tầng lớp. Mỗi giai cấp tầng lớp bên cạnh những lợi ích chung, vẫn có những lợi ích riêng, có vai trò và thái độ khác nhau đối với sự phát triển xã hội, với cách mạng. Ở một nước thuộc địa nử phong kiến như nước ta lúc bấy giờ, nói đến dân là nói đến tuyệt đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân, là nhân dân lao động. Công dân, nông dân, lao động trí óc là lực lượng trực tiếp sản xuất, chụi áp bức bóc lột nặmg nề nhất và cũng có tinh thần và tiềm lực cách mạng to lớn nhất nên phải là nền tảng của khối đoàn kết toàn dân.
2.2 Tư tưởng về pháp quyền và nhà nước pháp quyền
2.2.1 Vai trò của pháp quyền trong nhà nước
Trước khi ra đi tìm đương cứu nước, Hồ Chí Minh đã phải sống trong cảnh nước mất, nhà tan, từng chứng kiến cảnh nhân dân ta bị áp bức, bóc lột nặng nề dưới chế độ hà khắc, bất chấp luật pháp của bọn thực dân pháp và bon phong kiến nam triều. Khi bôn ba nơi hải ngoại, nghiên cứu và học hỏi kinh ngiệm của các nước phương Tây, ý tưởng về xây dựng nhà nước pháp quyền đã xuất hiện ở Hồ Chí Minh. Trong hoàn cảnh như vậy, Người đã nhận thức được vai trò của pháp luật trong điều hành quản lý xã hội.
Ngay từ năm 1919, ở hội nghị Vecxây họp sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Người đã gửi “ Yêu sách của nhân dân An Nam” tới Hội nghị gồm 8 điều trong đó có 4 điều liên quan đến pháp quyền”
Điều 1: Yêu cầu ân xá tất cả chính trị phạm
Điều 2: Đòi cải cách nền công lý ở Đông Dương, cho người bản xứ được hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người châu Âu, xoá bỏ hoàn toàn và triệt để các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất của nhân dân An Nam
ĐIều 7: Thay thế chế độ ra sắc lệnh bằng các chế độ ra các đạo luật
Điều 8: Có đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu tai nghị viện Pháp để giúp nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ
Để dễ phổ biến và tuyên truyền rộng rãi trong người Việt Nam, Người đã chuỷen bản yêu sách thành “ Việt Nam yêu cầu ca”. Trong đó có câu:
“ Bảy xin hiến pháp ban hành
Trăm điều phỉa có thần linh pháp quyền”
Những điều nêu trong yêu sách đã chứng tỏ rằng Người đã rất chú ý đến pháp luật dến công lý, dến quyền con người. Và tư tưởng “ Trăm điều phải có thần linh pháp quỳên” là một tư tưởng rất đặc sắc của Hồ Chí Minh, chứng tỏ Người đã thấy tầm quan trọng của một nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật.
Sau này trong suốt hoạt động của mình, trên cương vị người đứng đầu nhà nước, những suy nghĩ, chủ trương , chính sách do Người đề ra đã cho chúng ta thấy Người có một tầm hiểu biết sâu sắc về nhà nước và pháp luật, đặc biệt quan tâm đến xây dựng nhà nước hợp pháp, hợp hiến và đặt nền móng cho một nhà nước pháp quyền Việt Nam
2.2.2 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà phải là một nhà nước hợp pháp, hợp hiến
Dựa trên cơ sở kế thừa truyền thống, học tập những tinh hoa văn hoá pháp luật của các nước với các chế độ khác nhau, khi trở về nước chuẩn bị tổng khởi nghĩa, Hồ Chí Minh đã có một nhận thức rõ ràng về nhà nước Việt Nam : Một chính quyền nhà nước của dân do dân vì dân phải là một chính quyền hợp pháp, hợp hiến.
Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, khi cuộc đảo chính Nhật đối với Pháp nổ ra vào ngày 9/3/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và thường vụ Trung ương Đảng đã đề ra chủ trương “thành lập chính quyền cách mạng” ở các căn cứ, các khu giải phóng.
Đầu tháng 8/1945, mặc dầu tinhf hình rất khẩn trương, việc liên lạc với các địa phương trong cả nước rất khó khăn, Người vẫn kiên quyết triệu tập đại hội quốc dân Tân trào,cử ra “ Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam”. Lần đầu tiên một tổ chức có tổ chức tiền chính phủ được đại biêu của nhân dân bầu ra đảm bảo tính hợp pháp để lãnh đạo nhân dân kiên quyết đáu tranh giành độc lập. Người đã vạch rõ: “Uỷ ban dân tộc giải phóng cũng như chính phủ lâm thời của ta lúc này. Hãy đoàn kết chung quanh nó, làm cho chính sách và mệnh lệnh của nó được thi hành trên khắp cả nước”.
Sau thắng lợi của cách mạng tháng tám, Người nêu vấn đề là cần phải có một bản Tuyên ngôn độc lập đẻ tuyên bố với quốc dân đồng bào và thề giới về sự khai sinh của nước Việt Nam mới.Trước khi quân đồng minh vào tước khí giới của quân Nhật, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trước cuộc meeting đông đảo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và công bố danh sách chính phủ lâm thời với quốc dân đồng bào thế giới.
Bản Tuyên ngôn độc lập là một áng hùng văn của thời đại, nói lên sức mạnh kỳ diệu cảu cả một dân tộc, trong khoảnh khắc lịch sử đã vùng lên đạp tan xiềng xích hàng trăm năm nô dịch của đế quốc thực dân, hàng nghìn năm thống trị của chế độ phong kiến, mở ra một kỷ nguyên mới cho Tổ quốc Việt Nam.
Theo Người một nhà nước pháp quyền phải là một nhà nước thật sự dại diện cho dân, da toàn dân cử ra và quản lý xã hội bằng pháp luật. Xuất phát từ tư tưởng đó, sau ngày công bố tuyên ngôn độc lập, tại phiên họp đầu tiên của chính phủ, Người đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách, trong đó nhiệm vụ thứ ba là: “phải có một hiến pháp dân chủ” và mặc dù tình hình đát nước đang đứng trước muôn vàn khó khăn, Người vẫn đề nghị tỏ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử. Người viết “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đén chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ”.
Trong thẻ lệ tổng tuyển cử, Người nêu “ Tất cả công dân gái trai mười tám tuỏiđều có quyền bầu cử và ứng cử, không phân biệt giàu nghèo tôn giáo, nòi giống…”. Đây thực sự là một thể lệ bầu cử dân chủ nhất lúc bấy giờ với các nước Đông Nam Ávà so với các nước phương Tây.
Mặc dầu đé quốc Pháp và bọn phản động ra sức phá hoại, cuộc tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 vẫn được nhân dân khắp nước ta hưởng ứng nhiệt tình và đã có trên 90% cử tri đi bỏ phiếu . Ở nhiều nơi, cuộc tổng tuyển cử đã diễn ra trong tiếng súng và sự uy hiếp của kẻ thù, hàng trăm cán bộ và nhân dân ta đã hi sinh trong khi làm nhiệm vụ bầu cử.
Thắng lợi của tổng tuyển cử chứng tỏ niềm tin sâu sắc của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào nhân dân và lòng tin mãnh liệt của nhân dân vào Hồ Chủ Tịch và lực lượng cách mạng do Người đứng đầu. Đồng thời nó cũng chứng tỏ ý thức sâu sắc của người về tầm quan trọng của mọt chính phủ dân cử hợp pháp, và quyết tâm biến nó từng bước thành một chính quyền của nhân dân vững mạnh.
2.2.3 Nhà nước phải được điều hành bằng pháp luật kết họp với giao dục đạo đức nâng cao giác ngộ cho người dân.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh,một nhà nước mạnh trước hết là một nhà nước thực sự đại diện cho quyền lợi của nhân dân, thực sự do dân lập ra, được nhân dân ủng hộ, vun đắp và chịu khó kiểm tra, kiểm sát của nhân dân. Đồng thời đó phỉa là một nhà nước tập trung , có một bộ máy hành chính mạnh, hiệu lực, điều hành bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu qủa thực tế. Dân chủ và tập trung, dân chủ và pháp luật luôn đi đôi, gắn bó, nương tựa vào nhau. Mọi quyền dân chủ phải được thể chế hoá bằng hiến pháp và pháp luật và mọi công dân đều phải tuân theo hiến pháp, pháp luật. Pháp luật của chúng ta là một pháp luật thực sự dân chủ,vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. Nhân dân ta hiện nây có tự do, tự do trong kỷ luật: Mỗi người có tự do của mình nhưng tự do đó phải tuân theo páp luật và tôn trọng tự do của người khác.
Theo Người, một xã hội có trật tự kỷ cương, một nhà nước mạnh, có hiệu lực phải quản lý bằng pháp luật, không một giờ một phút nào thiếu pháp luật,coi thường pháp luật. Không quản lý nhà nước bằng pháp luật sẽ dẫn đến sơ hở, cán bộ sẽ dễ sinh lạm dụng quyền lực, vi phạm quyền dân chủ của dân, cũng như công dân dễ có hành vi xâm phạm tự do của người khác của cộng đồng xã hội, dẫn đến hỗn loạn vô chính phủ. Chính vì vậy khi chưa xây dựng được hiến pháp mới và hình thành hệ thống pháp luật mới Người đề nghị vận dụng những điều luật cũ còn tương đối phù hợp với tình hình mới trừ bỏ những điều vi phạm hoặc trái với chủ quyền của nhân dân.
Đồng thời Người đã khẩn trương tổ chức soạn thảo một bản hiến pháp mới. Bản hiến pháp đã được kỳ họp thứ hai Quốc hội thảo luận dân chủ và thông qua vào tháng 10/1946. Trong lời bê mạc Người đánh giá “ Quốc hội đã thu được một kết quả làm vẻ vang cho đất nước là đã thảo luận xong bản hiến pháp. Sau khi nước nhà mới được tụ do được 14 tháng, đã làm thành bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà. Bản hiến pháp đó còn là một vết tích lịch sử Hiến Pháp đầu tiên trong lịch sử toàn cõi Á Đông”.
Về các hiến pháp năm 1946 và hiến pháp năm 1959, giới nghiên cứu và công tác trong ngành tư pháp hiện nay có nhận định: “ Lần lượt trong nủa thế kỷ , từ hiến pháp đầu tiên cho đên hiến pháp năm 1992 chúng ta có bốn bản hiến pháp đánh dấu sự chuyển biến lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Trong đó có bản hiến pháp 1946 và 1959 là rất Việt Nam mang đạm dấu ấn phương Đông, đồng thời có vận dụng nhiều khinh nghiệm của Pháp, có một phần của Mỹ về tổ chức nhà nước thực sự biểu hiện tư duy độc lập sáng tạo của Hồ Chí Minh, của Đảng và nhân dân ta về vấn đề nhà nước”
Trong những năm trực tiếp lãnh đạo nhà nước, Người đã từng bước xây dựng hệ thống pháp luật. Ngoài hai bản hiến pháp Người đã công bố 16 đạo luật và gần 13000 văn bản dưới luật khác. Ở đay có diểm đáng chú ý là trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam, điều 7 yêu cầu phải thay chế độ ra ác sắc lệnh bằng các chế độ ra các đạo luật vì cai trị bằng pháp luật mới thể hiện được chế độ dân chủ.Nhà nước của ta trong thời kỳ kháng chiến, do điều kiện hoàn cảnh đi lai khó khăn không thể thực hiện định kỳ họp Quốc hội thông qua các đạo luật, nên phải sử dụng chế độ sắc lệnh để điều hành công việc của đất nước. Để khắc phục khó khăn đó và để đảm bảo sắc lệnh phản ánh đúng yêu cầu quyền lợi của nhân dân, của cách mạng. Người đã hết sức láng nghe ý kiến nguyện vọng của người dân cán bộ, đồng thời tôn trọng nguyên tắc mộtkhi ra sắc lệnh phải thông qua thường trực Quốc hội
Tuy nhiên, sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi Người đã nhận thấy : do sự hạn chế của điều kiện chiến tranh và trình độ luật pháp cua Nhà nước ta nên “ Luật pháp của chúng ta hiện nay chưa đầy đủ” và yêu cầu mọi người cần phải có trách nhiệm góp phần làm luật pháp của ta tốt hơn, ngày càng phong phú hơn, phải cố gắng làm cho Hiến pháp dân chủ ngày càng nhiều hơn, tốt hơn.
Một tư tưởng rất quan trọng nữa nủa Người là để có bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh,c ó hiệu lực trước hết phải có đội ngũ cán bộ nhân viên có đạo đức, gương mẫu trong chấp hành pháp luật. Đồng thời, phải là những người am hiểu pháp luậtvà các ngành, các chuyên môn. Do đó từ năm 1948, Người đã ký Sắc lệnh về “ lập một chế độ công chức mới”. Trong đó ấn định các kỳ thi tuyển nhân viên chức vào các ngạnh các bậc của ngành hành chính.
Mặt khác Người rất chú ý đến tính nghiêm túc,không trừ một ai trong thi hành pháp luật. Tuy Người không dùng từ “đức trị” và “pháp trị”. Nhưng trong thực tế, Người đã kết hợp chặt chẽ việc quản lý, diều hành xã hội bằng pháp luật, với việc tuyên truyền đạo đức cho quần chúng nhân dân. Vì theo Người, pháp luật cũng là nhằnmục đích thực hiện mục tiêu, lý tưởng của cách mạng, do đó phải giáo dục cho mọi người có ý thức tự giác, có đạo đức cách mạng mới làm cho pháp luật được thúc hiện đầy đủ.
Đối với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền của dân do dân, vì dân hiện nay thì những tư tưởng về nhà nước và pháp luật của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn mang ý nghĩa thực tiễn hết sức sâu sắc.
CHƯƠNG 3: TƯTƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH, HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ.
3.1. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của nhà nước.
Xây dựng một nhà nước của dân do dân vì dân không bao giờ tách rời với việc làm cho nàh nước luôn luôn trong sạch, vững mạnh. Điều này luôn thường trực trong tâm trí và hành động của Hồ Chí Minh. Khi nhà nước vừa giành được độc lập, chính quyền cách mạng còn non trẻ cũng như lúc cáh mạng chuyển giai đoạn, Hồ Chí Minh càng chú ý hơn bao giờ hết đến việc bảo đảm cho sự trong sạch, vững mạnh của giai cấp chính quyền . Chỉ một tháng sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Hồ Chí Minh đã gửi thư cho uỷ ban nhân dân các tỉnh, huyện, và làng nêu rõ sáu căn bệnh cần đề phòng : trái phép, cậy thế, hủ hoá, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. Ngươi nhắc nhở: “ Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết được sai lầm thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nên, ai không phạm những lầm lỗi trên đây, thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm những sai lầm này thì phải hết sức sửa chữa nếu không tự sửa chữa được thì xã hội sẽ không khoan dung. Vì hạnh phúc của dân tộc,vì lợi ích của nước nhà mà tôi phải nói. Chúng ta phải ghi sâu chữ “công bình, chính trực” vào lòng”. Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam Hồ Chí Minh thường đề cập đến vấn đề sau đây và nhác nhở mọi người cần tránh và khác phục
3.1.1. Đặc quyền đặc lợi
Xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh đòi hỏi phải tẩy trừ những thói cậy mình la người trong cơ quan chính quyền để cửa quyền, hách dịch với dân, đồng thời để vơ vét tiền của, lợi dụng chức quyền để làm lợi cho cá nhân mình, làm như vậy tức là sa vào chủ nghĩa cá nhân.
3.1.2: Tham ô lãng phí quan liêu
Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí quan liêu là “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng”, thứ giặc nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Người phê bình những người lấy của công dùng vào việc tư,quên cả thanh liêm đạo đức. Quan điểm của Hồ Chí Minh là: “ Tham ô lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay không cũng là bạn đồng minh của thực dân phong kiến…Tội lỗi ấy nặng cũng như tội Việt gian, mật thám”. Ngày 26/1/1946, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh nói rõ tội tham ô trộm cáp của công là tội tử hình. Lãng phí là một căn bệnh mà Hồ Chí Minh lên án gay gắt và chính bản thân Người cũng là tấm gương sáng trong việc tích cực thực hành chống lãng phí trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc vì Người quý từng đồng xu bát gạo do dân đóng góp cho hoạt động của bộ má nhà nước. Lãng phí ở đây được Hồ Chí Minh xá địch là lãng phí sức lao động, lãng phí thời giờ, lãng phí tiền của. Liên quan đến việc tham ô, bệnh lãng phí là bệnh quan liêu, một căn bệnh không những có ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện mà còn có ở những cấp cơ sở nữa. Hồ Chí Minh phê bình những người, những cơ quanlãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát công việc thực tế, kông theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi với dân chúng. Đối với công việc thì trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không vào sâu vấn đề, chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy chứ khôngkiểm tra đến nơi đến chốn… thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững… thế là bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túnh, che chở cho nạn tham ô lãng phí. Vì vậy muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí thì trước hết phải tẩy chay bệnh quan liêu.
3.1.3 Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo
Những hoạt động này gây mất đoàn kết, gây rối cho công tác. Hồ Chí Minh kịch liệt lên án nạn kéo bè, kéo cánh, bà con hữu mình, không tài năng gì cũng kéo vào làm chức này chức nọ.. Người có tài có đức thì đẩy ra ngoài. Quên rằng việc là việc công chứ không phải việc riêng gì dòng họ của ai. Trong chính quyền, còn chia rẽ, không biết cách làm cho mọi người hoà hợp với nhau, còn có người bênh vực lớp này chống lại lớp khác. Ngoài cậy thế có người còn kiêu ngạo làm mất uy tín của cính phủ.
3.2.Tăng cường pháp luật đi đôi với việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng
Hồ Chí Minh đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa quản lý xã hội bằng pháp luật với phát huy những truyền thống tốt đẹp trong đời sống cộng đồng người Việt Nam được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử. Trong việc thực thi quyền hạn và trách nhiệm của mình với cương vị là chủ tịch nước Hồ Chí Minh bao giờ cũng thể hiện là một người sáng suốt thống nhất hài hoà giữa lý trí và tình cảm, nghieem khắc bao dung nhân ái nhưng không bao che cho những sai lầm, khuyết điểm của bất cứ ai. Kỷ cương, phép nước thời nào cũng cần và phải đêu được áp dụng. Hồ Chí Minh yêu cầu phải trừng trị thẳng tay những kẻ bất liêm cho dù ở bất kỳ cương vị nào. Bên cạnh đó Hồ Chí Minh dùng sức mạnh uy tín của mình để cảm hoá những người có lỗi lầm kéo họ đi với cách mạng giáo dục những người mắc khuyết điểm để họ tránh phạm pháp.
Theo Người, một xã hội có kỷ cương, một nhà nước mạnh, có hiệ lực phải quản lý bằng pháp luật, không một giờ một phút nào coi thường pháp luật, thiếu pháp luật. Không quản lý nhà nước bằng phpá luật sẽ dẫn đến sơ hở, cán bọ sẽ dẫn sinh ra lạm dụng quyền lực, vi phạm quyền dân chủ của dân cũng như công dân dễ có hành vi xâm phạm đến tụ do của người khác của cộng đồng và của xã hội dẫn đến hỗn loạn vô chính phủ. Chính vì vậy khi xây dựng được hiến pháp mới và hình thành được một hệ thống pháp luật mới, Người đề nghị vạn dụng những điieù luật cũ còn tương đối phù hợp với tình hình mới, trừ bỏ những điieù vi phạm hoạc trái với chủ quyền của nhân dân.
Đồng thời Người cũng khẩn trương tổ chức soạn thảo Hiến pháp mới. Bản Hiến pháp đã được kì họp thứ hai Quốc hội thảo luận dân chủ và thông qua vào tháng 10-1946. Trong lời bế mạc, Người đánh giá “ Quốc hội đã thu được một kết quả vẻ vang cho đất nước là thảo lậu xong bản Hiến pháp. Sau khi nhà nước được tự do 14 tháng, đã làm thành được một bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà. Bản Hiến pháp đầu tiên trong toàn cõi Á Đông”. Người cũng đã chủ trì sạon thảo bản Hiến pháp sử đổi năm 1959 khi miền Bắc chuyển sang giai đoạn mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trong những năm trực tiếp lãnh đạo nhà nước, Người đã từng bước xây dựng hệ thống pháp luật, ngoài hai bản hiến pháp Người đã công bố 16 đạo luật và gần 1.300 văn bản dưới luật khác. Ở đây diểm đáng chú ý là trong bản yêu sách của nhân dân An Nam, điều 7 yêu cầu phải “thay chế độ ra các sắc lệnh bằng các chế độ ra các đạo luật” vì cai trị cai trị bàng pháp luật mới thể hiện được chế độ dân chủ.
Tuy nhiên , sau kháng chiến chống Pháp thắg lợi, Người đã nhận thấy: do sự hạn chế của diều kiện chiến tranh và trình độ luật pháp của nhà nước ta nên “ luật pháp của chúng ta hiện nay chưa đủ và yêu cầu mọi người cần phải có trách nhiệm góp phần làm luật pháp của ta tốt hơn, ngày càng phong phú hơn, phải có gắng làm cho Hiến pháp dân chủ ngày càng nhiều hơn, tốt hơn”.
3.3.Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của nhà nước đủ đức, đủ tài
một tư tưởng quan trọng nữa của Người là đểcó bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh, có hiệu lực ,trước hết là phải có đội ngũ cán bộ, nhân viên có đạo đức, gương mẫu trong chấp hành pháp luật. Đồng thời, phải là những người am hiểu pháp luật và các ngành các nghề chuyên môn. Do đó, từ 1948 Người đã ký sắc lệnh về “ lập một chế độ công chức mới” và ban hành sắc lệnh “ quy chế công chức Việt Nam”. Điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn rằng: ngay từ rất sớm, Người đã coi trọng thể ché hoá việc đào tạo và sử dụng cán bộ Nhà nước.
Đi vào những mặt cụ thể ta thấy Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu sau đây về xây dựng dội ngũ cán bộ, công chức:
3.3.1: Tuỵêt đối trung thành với cách mạng
Đây là yêu cầu đầu tiên cần có đối với đội ngũ này. Cán bộ công chức phải là những người kiên cường bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Nhà nước. Hồ Chí Minh nhấn mạnh lòng trung thành đó phải được thể hiện hàng ngày, hàng giờ trong mọi lĩnh vực công tác.
3.3.2 Hăng hái thành thạo trong công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ
Chỉ với lòng nhiệt tình thôi thì không đủ và cùng lắm chỉ phá được cái xấu,cái cũ mà không xây dựng được cái tốt, cái mới. Yêu cầu tối thiểu là đội ngũ này phải hiểu biết công việc của mình biết quản lý công việc của nhà nước. Do vậy đội ngũ này cần phải được đào tạo và tự mình phải luôn luôn học hỏi. Hồ Chí Minh là người mạnh dạn sử dụng những công thức của chế độ cũ đối với chế độ mới, đồng thời Người chú trọng đào tạo bồi dưỡng những cán bộ. Hồ Chí Minh đã ký nhiều sắc lệnh về công chức trong đó có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn cán bộ tư pháp. Ngay trong thời kỳ chống thực dân Phãpam lược, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 76 ban hành quy chế “ Quy chế công chức” nêu rõ công chức là người giữ một nhiệm vụ cụ thể trong bộ máy nhà nước dưới sự lãnh đạo của Chính phủ. Sắc lệnh cũng nêu lên cách thức và nội dung thi tuyển để bổ nhiệm vào các ngạch, bậc hành chính trong bộ máy chính quyền.
3.3.3 Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân
Hồ Chí Minh luôn luôn chủ trương xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa đội ngũ cán bộ, công chức với nhân dân. Đội ngũ cán bộ công chức là những người ăn lương từ ngườn ngân sách của nhà nước mà nguồn ngân sách này là của dân dóng góp. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh nhắc nhở mọi cán bộ, công chức không được lãng phí của công, phải phục vụ sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân mình cho Tổ quốc, lấy phục vụ cho quyền lợi chính đáng của nhân dân làm mục tiêu cho hoạt động của mình. Đặc biệt là phải chống bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu, phỉa luôn luôn gần dân, hiểu dân và vì dân. Cán bộ, công chức xa dân, quan liêu, hách dịch…đối với nhân dân đều dẫn nguy cơ làm suy yếu Nhà nước, thậm chí sẽ làm biến chất nhà nước ta.
3.3.4 Cán bộ, công chức Nhà nước phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong nhũng tình huống khó khăn “ thắng không kiêu, bại không nản”
Đó là những người có ý thức sẵn sàng làm “ công bộc” làm “đày tớ” củ dân, những người cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư , làm việc với tinh thần đầy sáng tạo. Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ, công chức luôn phải tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng, luôn có ý chí tiến thủ, luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, học ở trường học ở trong cuộc sống trong công tác, học ở thầy, ở bạn, phải thường xuyên tự phê bình và phê bình.
KẾT LUẬN
Trong lịch sử, tư tưởng “ lấy dân làm gốc” đã sớm xuất hiện ở những nhà lãnh đạo, những nhà chính trị lớn. Nhưng đến Hồ Chí Minh tư tưởng về nhà nước của dân, do dân, vì dân mới được phát triển sâu sắc, phong phú về nội dung, với chất lượng mới, trở thành một quan điểm khoa học nhân đạo về bản chất nhà nước mới nhà nước của dân, do dân và vì dân
Nếu như lấy dân làm gốc là tư tưởng chính trị truyền thống, thì đến Hồ Chí Minh tư tưởng ấy được diễn đạt trong một mệnh đề chủ động hết sức giqnr dị, tự nhiên “ Dân là gốc nước” đúng như những câu thơ của Người:
Gốc có vững thì cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân
Ngày nay chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và lấy tư tưởng pháp quyền của dân do dân và vì dân của Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng trong công cược xây dựng đó.
Với những kết quả đạt được trong quá trình đổi mới, cũng như những khó khăn tồn tại trong 18 năm đổi mới, hoàn thiện nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quỳên xã hội chủ nghĩa đã tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến quá trình đổi mới đất nước nói chung. Thực tế cho thấy, vấn đề đổi mới và hoàn thiện nhà nước hiện nay là một quá trình khó khăn cả trên lý thuyết lẫn thực tiễn. Điều đó đòi hỏi Đảng, nhà nước và nhân dân ta cần có những bước đi và giải pháp vừa khẩn trương vừa vững chắc trong hiện thực tiếp tục cải cách triệt để hơn nữa tổ chức và hoạt động của nhà nước dể đáp ứng được tình hình mới của nhà nước trong quá trình chấn hưng dân tộc và hội nhập ngày nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia, Hà Nội năm 2006
Nguyễn Đức Bách: tập bài giảng về Tư tưởng Hồ Chí Minh,Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội,1999
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1997
Nguyễn Ngọc Minh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự nghiệp xây dựng nhà nước kiểu mới và pháp luật ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1982
Nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, Bộ tư pháp, Hà Nội 1993
Hoàng Thị Kim Quế: Một số dặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 5, năm 2005
Uông Chu Lưu: Nhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và pháp triển ngành tư pháp, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 5, năm 2005
Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng nhà nước và nền pháp lý dân chủ, xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hội luật gia Hà Nội
Vũ Đình Hoè: Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh , Nhà xuất bản văn hoá thông tin, Hà Nội, 2000
Tư tương Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân, Uỷ ban kế hoạch nhà nước, 1992
Các nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới, nhà nước thực sự của dân, Viện nghiên cứu khoa học pháp luật_Bộ tư pháp, Hà Nội, 1997
Trần Dân Tiên: Những Mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Báo Sự thật, Hà Nội, 1976
Nguyễn Văn Huyên: Triết lý phân tích chủ nghĩa Các Mác, Ph.Anghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000
Hoàng Văn Hảo:Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới sự hình thành và pháp triển, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội,1995
Nguyễn Đình Lộc: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, Bộ tư pháp Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý, Hà Nội, 1993
Hồ Chí Minh: Nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản pháp lý,Hà Nội, 1985
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000
Hồ Chí Minh toàn tập, tập3, Nhà xuất bản chính trị quốc qia, Hà Nội, 1995
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1981
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000
Lê Sĩ Thắng, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập II, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 1997
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tư tưởng của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.doc