Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử và ảnh hưởng của nó lên đời sống xã hội

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ 3 1.1. Hàn Phi Tử - Cuộc đời và tư tưởng: 3 1.1.1.Bối cảnh xã hội Trung Hoa cổ đại thời Hàn Phi Tử: 3 1.1.2. Cuộc đời Hàn Phi Tử: 6 1.1.3. Cơ sở hình thành tư tưởng dùng Pháp Trị của Hàn Phi : 7 1.2. Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử: 8 1.2.1. Lược sử hình thành và phát triển của tư tưởng pháp gia: 8 1.2.2. Những tư tưởng cơ bản trong thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử: 10 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ LÊN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 15 2.1. Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử - Trung Hoa cổ đại, thời Chiến Quốc 15 2.2. Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử - Việt Nam xã hội phong kiến: 17 2.3. Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử - xã hội ngày nay 19 2.3.1. Bối cảnh xã hội ngày nay: 19 2.3.2. Ảnh hưởng của Pháp trị lên đời sống xã hội ngày nay: 18 2.4. Tư tưởng Pháp Trị của Hàn Phi - Những mặt tồn tại và giải pháp 26 2.4.1. Những mặt tồn tại của Pháp trị: 26 2.4.2. Giải pháp khắc phục. 30 2.5. Pháp trị - Hàn Phi Tử và phương Tây, một cái nhìn so sánh 31 CHƯƠNG 3: PHẦN MỞ RỘNG: PHÁP TRỊ TRONG VIỆC QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀY NAY 35 3.1 Vận dụng tư tưởng Pháp trị trong quản lý xã hội và điều hành đất nước 35 3.2. Vận dụng trong quản lý doanh nghiệp. 38 3.2.1 Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước về doanh nghiệp. 38 3.2.2 Nhìn từ góc độ nội bộ doanh nghiệp. 39 KẾT LUẬN 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 MỞ ĐẦU Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại, tư tưởng Pháp gia mà đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử có một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp thống nhất đất nước và phát triển xã hội cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Nội dung cơ bản của tư tưởng Pháp gia là đề cao vai trò của Pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước. Tư tưởng Pháp gia mặc dù chỉ nổi lên trong thời gian ngắn vẫn có giá trị lịch sử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay. Thực vậy, chúng ta phải khẳng định rằng: Bất cứ một xã hội nào từ cổ đại cho đến hiện đại muốn tồn tại và phát triển được đều phải dựa vào sự ổn định và các quy tắc chặt chẽ. Pháp luật luôn là điều cần thiết để duy trì sự ổn định xã hội và tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử luôn được đánh giá cao ở mọi thời đại. Trong quá trình xây dựng xã hội hiện nay, chúng ta nên tham khảo, tiếp thu những hạt nhân tiến bộ của học thuyết này, như: đề cao pháp luật; pháp luật phải phù hợp với đời sống xã hội; và pháp luật phải được thi hành triệt để, nghiêm minh. Trong bài viết này, chúng tôi chọn đề tài: “Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử và ảnh hưởng của nó lên đời sống xã hội hiện đại ngày nay”, nhằm mục đích giải thích, giới thiệu tư tưởng Hàn Phi Tử và tìm hiểu xem tư tưởng đó ảnh hưởng như thế nào trong bối cảnh xã hội hiện nay. Do tư liệu ít, phạm vi bài viết rộng chúng tôi không đủ khả năng khái quát hoặc đưa ra nhận xét hợp lý khi kinh nghiệm thực tiễn không nhiều. Mặt khác do thời gian gấp rút đã làm cho chúng tôi cón nhiều lúng túng khi đưa ra nhận định. Vượt qua những khó khăn ban đầu, chúng tôi luôn cố gắng hoàn thành đề tài này một cách rõ ràng nhất, hy vọng có thể đem đến một cái nhìn khác về tư tưởng này. Xin chân thành cảm ơn.

doc42 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10793 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử và ảnh hưởng của nó lên đời sống xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những điều này, đã tạo ra những bước tiền đề tốt đẹp cho xã hội Việt Nam ngày nay. 2.3. Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử - xã hội ngày nay: 2.3.1. Bối cảnh xã hội ngày nay: Trải qua hàng ngàn năm vận động và phát triển, xã hội loài người có nhiều bước biến chuyển đáng kinh ngạc. Từ khi khai thiên lập địa, con người từ thời kỳ đồ đá, chuyển sang thời kỳ phong kiến, phong kiến suy vong rồi chủ nghĩa tư bản ra đời, thống trị thế giới, và cuối cùng lại đến với xã hội chủ nghĩa. Mỗi thời kỳ xã hội, mỗi quá trình có những thành tựu và khó khăn nhất định, cái mới đi lên thay thế cho cái cũ không phù hợp, tuy nhiên, những chân lý luôn luôn tồn tại và được học hỏi không ngừng. Và Pháp gia của Hàn Phi Tử là một trong những chân lý đó, mặc dù nó có những điểm không tích cực, nhưng nó luôn được vận dụng trong mọi xã hội, đặc biệt là ngày hôm nay, trong thời đại kinh tế thị trường. Pháp quyền không thể đặt bên cạnh các giá trị về tinh thần như chân lý khoa học, sự tận thiện về đạo đứa hay kinh bổn của tôn giáp. Nó chỉ có ý nghĩa tương đối, nội dung của nó một phần nào đó được quyết định bởi những điều kiện kinh tế và xã hội luôn luôn biến đổi. Tuy nhiên, nó lại có ý nghĩa to lớn trong việc ổn định xã hội. Khác với bối cảnh xã hội thời Hàn Phi Tử - thời Xuân Thu – Chiến quốc, xã hội loạn lạc, việc phát hiện sắt đã tạo ra một bước phát triển mới của loài người, đem đến sự phồn vinh về mặt kinh tế, tuy nhiên điều đó tạo ra sự giao tranh giữa các vương triều lúc bấy giờ. Thời đại ngày nay thì khác, không còn có sự thống trị của chế độ phong kiến, theo kinh nghiệm của nhiều nước phát triển cho thấy nền kinh tế thị trường có ba trụ cột: Nhà nước pháp quyền, thị trường và xã hội dân sự; đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc phải dựa trên sự phát triển đồng bộ, hài hòa của cả ba trụ cột ấy. Điều này cho thấy pháp luật rất quan trọng trong mọi thời đại. Ngày nay, kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự tương thích của pháp luật quốc gia với các không gian pháp lý có tính quốc tế đang đòi hỏi mỗi quốc gia phải đẩy mạnh việc đổi mới công tác lập pháp. Bên cạnh đó, xã hội phát triển theo hướng tự do, dân chủ, pháp luật càng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết các mối quan hệ của xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội và mỗi cá nhân. Điều này cho thấy, tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử không chỉ có ích cho Trung Quốc trong khoảng thời gian đó, mà còn đem lại nhiều giá trị tư tưởng bổ ích đến tận ngày hôm nay. 2.3.1. Ảnh hưởng của Pháp trị lên đời sống xã hội ngày nay: Qua thời gian, tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử đã cho thấy được những điều tích cực cũng như những hạn chế, tồn tại. Tuy nhiên, những tư tưởng ấy của ông đã góp phần đặt nên nền móng để xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay, một thể chế nhà nước mà các nước đang hướng tới. Nhà nước pháp quyền được xây dựng trên nền tảng của chế độ pháp trị. Nhưng cũng phải nhận thấy rằng, chế độ pháp trị gắn liền với nhà nước pháp quyền hiện nay có những khác biệt so với chế độ pháp trị theo tư tưởng của Hàn Phi Tử. Theo tư tưởng Pháp trị của vị triết gia Trung Quốc cổ đại, pháp luật chỉ là công cụ của Nhà nước, và nhà nước đứng trên pháp luật, có quyền ban hành mọi thứ luật mà nhà nước đó muốn và cần để cai trị. Còn pháp trị gắn với nhà nước pháp quyền thể hiện quan điểm là pháp luật cai trị chứ không phải con người cai trị. Trong trường hợp này, không ai có thể đứng trên pháp luật, kể cả Nhà nước. Việc cai trị, điều hành đất nước theo tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử, thông qua nhà nước pháp quyền hiện nay và thông qua hệ thống pháp luật, luôn luôn chứa đựng cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực lên đời sống kinh tế, xã hội hiện đại mà chúng ta sẽ xem xét sau đây. 2.3.2.1. Những ảnh hưởng tích cực: Thứ nhất, Pháp trị giúp củng cố quyền lực đồng thời hạn chế sự độc đoán của nhà nước. Nhà nước và pháp luật, hai thành tố của thượng tầng chính trị - pháp lý, luôn có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời nhau. Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, những quyền lực đó chỉ có thể được triển khai và phát huy có hiệu lực trên cơ sở của pháp luật. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành, luôn phản ánh những quan điểm và đường lối chính trị của lực lượng nắm quyền; và ngược lại pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và có hiệu lực khi dựa trên cơ sở sức mạnh của quyền lực Nhà nước. Nhà nước quản lý xã hội bằng Pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của xã hội và của từng người dân. Một hệ thống pháp luật tốt (thể hiện qua tính toàn diện, tính thống nhất và tính phù hợp) sẽ giúp Nhà nước quản lý tốt những vấn đề nảy sinh trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, bắt kịp được với trình độ phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với các quan hệ xã hội. Một khi xã hội vận hành tốt trong khuôn khổ hệ thống pháp luật ấy, vai trò, quyền lực của nhà nước sẽ được tăng cường và củng cố. Ngoài ra, trong bối cảnh nước ta khi mà nhiều thế lực thù địch tăng cường việc chống phá chế độ, phá hoại sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa như hiện nay thì phải cần đến sự nghiêm minh của pháp luật để ngăn chặn và ngăn ngừa những hành động phá hoại đó. Bên cạnh đó, pháp trị ngày nay gắn liền với nhà nước pháp quyền mà theo đó, không có một ai kể cả Nhà nước, được đứng trên pháp luật. Hoạt động của Nhà nước cũng phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật mà nó ban hành. Điều này giúp kiểm soát những hoạt động của nhà nước. Thứ hai, pháp luật hỗ trợ việc hình thành và phát triển ý thức đạo đức và định hướng ứng xử. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm để xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức và hành vi ứng xử. Giữa đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗ lẫn nhau. Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các biện pháp tích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp quyền. Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy đủ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng được mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa con người và con người, giữa con người với xã hội. Nền kinh tế thị trường đang lao đi với tốc độ chóng mặt, ngoài những điều tích cực mang lại cho kinh tế - xã hội, thì nó còn kéo theo sự băng hoại, xuống cấp về mặt đạo đức, hành vi ứng xử của một bộ phận không nhỏ người dân. Trong một xã hội mà, ngoài những giá trị truyền thống, đồng tiền và lối sống thực dụng đang được đề cao, thì sự suy đồi về mặt đạo đức là không thể tránh khỏi. Vì đồng tiền, người ta sẵn sàng làm tất cả mọi thứ, bất chấp tất cả để có được nó. Vì đồng tiền, tình cảm cha-con, anh-em, chồng-vợ, bạn bè, … bị đặt xuống hàng thứ yếu, anh em dắt tranh giành đất đai phải dắt nhau ra tòa, bạn bè vì tranh cãi vấn đề tiền bạc mà không nhìn mặt nhau nữa, …Quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội cũng bị hạ thấp đến mức báo động. Văn hóa ứng xử nơi công cộng cũng bị lãng quên, người trẻ bất kính với người lớn đáng tuổi cha tuổi chú mình; người ta sẵn sàng lao vào đấu đá nhau chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ ở trên đường, …Thậm chí còn nguy hại hơn, người ta ngày càng dửng dưng trước nguy hiểm, trước sự an nguy tính mạng của đồng loại. Mới đây, đất nước Trung Hoa đã phải chứng kiến hình ảnh một em bé gái hai tuổi gặp tai nạn nguy hiểm đến tính mạng trước ánh mắt thờ ơ của nhiều người qua đường. Và cũng chẳng cần phải nói đâu xa, ngay ở xã hội ta cũng đầy rẫy những chuyện như vậy. Đó là, câu chuyện một người đàn ông trong lúc giằng co với tên cướp làm túi tiền của mình quăng ra đường và ngay lập tức nhiều người đi đường thay nhau “hôi của”; đó là câu chuyện một “hiệp sĩ” bắt cướp, sau khi quần nhau, tóm gọn tên cướp, quay ra thì mới biết chiếc xe máy của mình đã “không cánh mà bay”, … Hành vi, ứng xử của con người là những vấn đề thuộc về phạm trù đạo đức, thuộc về lương tri của mỗi người. Nhưng một khi đạo đức xuống cấp, lương tri không còn sẽ dẫn đến một lối sống lệch lạc và vô cùng nguy hiểm. Thế nên những hành vi, ứng xử này cần phải được luật hóa và quy định rõ ràng, kèm theo những chế tài thích hợp để mang tính răn đe, buộc con người phải tuân theo những quy tắc ứng xử đã được đề ra, dần dần góp phần củng cố những giá trị đạo đức. Xin được dẫn chứng ra đây một ví dụ để thấy điều này là cần thiết, là đòi hỏi của thực tế những năm qua; Điều 102 Bộ Luật Hình sự quy định “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”. Thứ ba, chế độ pháp trị là nền tảng của hòa bình, trật tự và công bằng trong xã hội hiện đại. - Xét trong phạm vi một quốc gia: Các mối quan hệ xã hội rất đa dạng và vô cùng phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Trong nhịp sống hối hả ấy, con người cứ tất bật lao đi và vì vậy sẽ vô tình hoặc cố ý giẫm đạp lên lợi ích của nhau, vượt qua những chuẩn mực, những giới hạn mà xã hội đã đặt ra và gây ra tình trạng rối loạn trong xã hội. Pháp luật sẽ quy định người ta được làm và không được làm những gì, và đâu là giới hạn. Trong một xã hội mà hệ thống pháp luật vận hành tốt, con người sẽ được đối xử bình đẳng với nhau, có những quyền lợi và nghĩa vụ như nhau trước pháp luật. - Xét trên bình diện quốc tế: Sự xuất hiện của một hệ thống quốc tế dựa trên luật pháp đã tạo nên thế cân bằng quan trọng trong các vấn đề toàn cầu. Việc tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế đã giúp giữ gìn hòa bình và giải quyết xung đột. Luật pháp quốc tế đã cho các quốc gia, không phân biệt địa vị chính trị, kinh tế hay quân sự, có tiếng nói bình đẳng, loại bỏ việc sử dụng một cách bất hợp pháp vũ lực. Mặc dù không thể phủ nhận rằng, với tiềm lực hùng mạnh về kinh tế, tài chính, quân sự cũng như ảnh hưởng chính trị to lớn của mình, các cường quốc như Hoa Kỳ, Trung Quốc,… đang cố gắng áp đặt, lèo lái cộng đồng quốc tế theo đường lối của mình, và mặc dù ở một mức độ nhất định nào đó các nước này đã thành công; nhưng cộng đồng quốc tế, thông qua các diễn đàn quốc tế đã góp phần ngăn cản sự bành trướng, áp đặt của các quốc gia này. Chẳng hạn Trung Quốc, vì những mưu lợi kinh tế-chính trị, muốn biến Biển Đông trở thành “sân sau” của mình, liên tục gây bất ổn trong khu vực bất chấp những quy tắc ứng xử về Biển Đông đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Rồi đến Hoa Kỳ, với sự hậu thuẫn của NATO, đã liên tục gây ra chiến tranh ở khắp nơi trên thế giới để tìm kiếm các lợi ích kinh tế… Việc tăng cường ảnh hưởng của các tổ chức quốc tế thông qua các diễn đàn quốc tế, đảm bảo cho những nguyên tắc, luật lệ quốc tế được tôn trọng và thực thi đầy đủ sẽ giúp tạo ra quy tắc ứng xử chung cho các nước, ngăn cản tham vọng bá quyến, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các cường quốc, tạo ra môi trường bình đẳng cho tất cả các nước trong quan hệ quốc tế, góp phần duy trì hòa bình và ổn định chính trị, xã hội trên thế giới. Đó là trên phương diện chính trị, còn trong lĩnh vực thương mại, việc gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới hay các liên kết kinh tế khu vực đã tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các nền kinh tế, giữa các doanh nghiệp của các quốc gia thành viên. Thứ tư, xét trong lĩnh vực kinh tế, hệ thống pháp luật giúp xây dựng và bảo vệ các hoạt động, các mối quan hệ kinh tế. Đứng trên góc độ doanh nghiệp, pháp luật quy định tất cả các doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, được quyền tiến hành những hoạt động mà pháp luật không cấm. Ngoài ra, để bảo vệ các doanh nghiệp, luật pháp cũng quy định ngăn cấm các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp khác. Từ đó, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, khuyến khích các doanh nghiệp không ngừng mở rộng hoạt động của mình. Đứng trên góc độ người tiêu dùng, pháp luật có những quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của họ. Ở các nước phát triển, cùng với sự ra đời các Hiệp hội bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Pháp luật có những quy định đầy đủ và chi tiết về vấn đề này. Còn ở nước ta, chúng ta cũng dần dần cố gắng tiếp cận theo hướng đi này. 2.3.2.2. Những ảnh hưởng tiêu cực: Thứ nhất, tình trạng lạm quyền, lợi dụng pháp luật: Trong hình thức nhà nước pháp quyền mà nhiều nước trên thế giới hiện nay đang hướng tới, pháp luật được đặt ở vị trí tối thượng và không có bất cứ một ai được đứng trên nó, kể cả Nhà nước. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho Pháp luật một sự tôn trọng cao nhất và để tránh tình trạng lạm dụng pháp luật của một bộ phận cán bộ, cơ quan nhà nước. Tuy nhiên trong thực tế, do nhận thức sai về điều này, cộng với sự thiếu hiểu biết, e ngại pháp luật của một bộ phận người dân, đã dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ, cơ quan nhà nước hành xử vượt quá phạm vi quyền hạn của mình, dùng pháp luật như một công cụ phục vụ cho những mục đích không chính đáng. Đây là thực trạng mà hầu hết các nước gặp phải, từ các nước chậm và đang phát triển cho tới các nước phát triển. Và điều này cũng chính một trong những vấn đề nhức nhối của nước ta trong những năm qua. Cùng với sự suy đồi về đạo đức, một số cán bộ đã lợi dụng pháp luật như một công cụ để đe dọa nhân dân hay dùng vào mục đích mưu cầu lợi ích cá nhân. Thứ hai, pháp luật đôi khi mang tính áp đặt. Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, và trong nhiều trường hợp giai cấp cầm quyền không đại diện cho tất cả người dân. Ở nhiều nước trên thế giới với sự tồn tại đồng thời của nhiều đảng phái chính trị, sự lên ngôi của một đảng nào đó thường sẽ dẫn đến những thay đổi trong đường lối hoạt động và ngay cả trong các chính sách pháp luật, phản ánh ý chí, nguyện vọng của một bộ phận cầm quyền và những người ủng hộ và do đó cũng “bỏ rơi” một bộ phận còn lại. Ngay cả ở Việt Nam chúng ta, mặc dù chỉ có một Đảng duy nhất được thừa nhận nhưng không phải lúc nào những chính sách, văn bản pháp luật mà nó ban hành cũng nhận được sự đồng tình từ tất cả người dân. Sự áp đặt của pháp luật là tất yếu vì nó không thể phản ánh được nguyện vọng của tất cả người dân. Thứ ba, cai trị đất nước đơn thuần bằng pháp luật, trong nhiều trường hợp dẫn đến sự cứng nhắc và đôi khi không thể hiện tính nhân văn. Trong một xã hội đề cao nguyên tắc sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật thì tất cả mọi người phải hành xử dựa vào những quy định đã được đặt ra. Những quy định này áp dụng cho tất cả mọi người, trong mọi trường hợp, và như vậy nhiều khi sẽ dẫn đến những vận dụng cức nhắc, thiếu linh hoạt trong những tình huống cụ thể. Cùng là những tình huống và sự kiện giống nhau, nhưng chịu tác động của những yếu tố khác nhau thì phải được xem xét riêng, theo những cách thức không hoàn toàn giống nhau.Việc vận dụng pháp luật trong thực tế mà không xem xét đến những yếu tố đó sẽ khó có thể tạo ra sự thuyết phục và đồng tình từ dư luận. 2.4. Tư tưởng Pháp Trị của Hàn Phi - Những mặt tồn tại và giải pháp 2.4.1 Những mặt tồn tại của Pháp trị: Pháp gia thất bại là do bản thân cách làm của Pháp gia (trong đó có Hàn Phi) tồn tại nhiều điểm quá cực đoan: Học thuyết của Hàn Phi thể hiện sự coi thường trí tuệ và sức mạnh của nhân dân. Nhưng học thuyết của Hàn Phi với nhãn quan của một đại quý tộc, đã thể hiện một sự coi thường sâu sắc trí tuệ cũng như sức mạnh của nhân dân. Dân không phải ngu xuẩn không biết lợi ích lâu dài mà không chịu ra sức làm công trình công cộng, chỉ vì kẻ cầm quyền thường lấy việc công để làm lợi riêng. Học thuyết của Hàn Phi xem con người là ai cũng vì mình, để khuyên vua không nên tin người mà chỉ nên tin vào chính mình, tin vào quyền thế bản thân. Nhưng ở khía cạnh khác, học thuyết của Hàn Phi dựa nhiều vào niềm tin, cụ thể là niềm tin của dân vào tính công minh của pháp luật: theo phép công nhất định được thưởng, trái pháp luật sẽ bị phạt. Cá nhân Hàn Phi có lẽ cũng đã quá tin vào những người cầm quyền. Nhận biết lợi ích chung khác với lợi ích riêng, Hàn Phi chỉ đề ra biện pháp uốn nắn tư lợi của người dưới, không đưa ra cách đề phòng trường hợp kẻ làm vua dùng quyền thế phục vụ lợi ích riêng. Hàn Phi có lẽ tin rằng, kẻ làm vua có trí tuệ nên ý thức được lợi ích lớn nhất của mình là đất nước được giàu mạnh, không để dục vọng nhất thời làm hỏng lợi ích vĩnh viễn. Như vậy là Hàn Phi đã quá đề cao kẻ cầm quyền, ông cho rằng con người đều có ham muốn cá nhân, nhưng lại tuyệt đối tin vào kẻ làm vua, coi thường nhân dân, chỉ có nhân dân mới tư lợi cho riêng bản thân mà không hề nghĩ rằng bất cứ một ai cũng đều sẽ có bản tính này. Chính niềm tin mù quáng này đã phần nào làm cho các bậc đế vương càng trở nên bạo tàn, dùng quyền thế để tư lợi, để phục vụ cho lợi ích, ham muốn của riêng bản thân, bỏ qua lợi ích chung của đất nước, của con dân, xem dân chúng là công cụ phục vụ cho nhu cầu của riêng mình. Đồng nhất việc cai trị dựa trên pháp luật với việc cai trị dựa vào các hình phạt nghiêm khắc. Pháp gia quá nhấn mạnh đến biện pháp trừng phạt nặng nề, phủ nhận tình cảm đạo đức, thủ tiêu văn hóa giáo dục… là đi ngược lại xu hướng phát triển của văn minh nhân loại. Pháp gia cho rằng, ngoài pháp luật là chỗ dựa duy nhất để nhà vua tin cậy, tất cả các quan hệ khác như: vua tôi, cha con, anh em, vợ chồng… đều tuyệt đối không thể tin tưởng và luôn phải cảnh giác. Mọi thứ tình cảm như sự kính trọng, thủy chung, trung hiếu… đều không hề tồn tại, là huyễn hoặc xa vời. Đây là một điểm hạn chế, vì rõ ràng trên thực tế những tình cảm này là hoàn toàn có tồn tại. Pháp trị cho rằng bản chất của con người vốn dĩ là tà ác, luôn tranh giành, xâu xé lẫn nhau về lợi ích, cho nên những lời ca ngợi sự tin tưởng giữa con người với con người đều là giả dối, ngây thơ, không đáng tin cậy. Vì vậy, chủ trương dùng hình phạt nghiêm khắc để trừng phạt và răn đe được đặt lên hàng đầu, bỏ qua tất cả những gì gọi là nhân đạo, tình người. Với các nhà Pháp trị, pháp luật được đặt ở vị trí tối thượng và thực sự là thứ đạo đức không có tình cảm. Tuy rằng hình phạt có tác dụng răn đe, nhưng hình phạt quá hà khắc sẽ làm cho dân chúng oán kẻ cầm quyền, hình phạt càng nặng bao nhiêu thì kẻ dưới càng oán kẻ trên nhiều bấy nhiêu. Để đến lúc hình phạt làm cho dân chúng không còn chịu đựng được nữa thì họ sẽ vùng dậy chống đối lại những kẻ cầm quyền. Trong lịch sử đã có trường hợp chứng minh cho điều này, đế quốc Tần đã kết thúc do phong trào của Trần Thắng, Ngô Quảng, Lưu Bang, cả ba người này đều do dẫn phu đi lao dịch không đến đúng hạn, sợ bị quan quân nhà Tần trừng trị mà nổi dậy chống lại bạo Tần. Quan niệm về pháp luật của Pháp gia nói chung và Hàn Phi nói riêng quá máy móc và cứng nhắc, hoàn toàn không có tính linh hoạt trong việc sử dụng pháp luật. Cứng nhắc ở đây được thể hiện ở chỗ, có công chắc chắn sẽ được thưởng, còn có tội thì nhất định phải phạt, giữa thưởng và phạt, chú trọng sử dụng cưỡng chế nhiều hơn. Sử dụng hình phạt một cách cứng nhắc, không tạo điều kiện cho kẻ phạm tội có cơ hội sửa chữa, bù đắp cho tội lỗi của mình. Trong xã hội tồn tại rất nhiều dạng người, do đó động cơ phạm tội của mọi người không phải là hoàn toàn giống nhau. Có những người tâm địa xấu xa, phạm tội vì lợi ích riêng cho bản thân, coi thường sức khỏe và sinh mạng của kẻ khác, nhưng cũng có những người bản chất vốn không xấu, nhưng do hoàn cảnh tác động, hoặc do quá trình trưởng thành không được chỉ dẫn điều hay lẽ phải, lầm đường lạc lối, nếu như áp dụng cùng một loại hình phạt cho hai loại người trên, thì đã làm mất đi tính công bằng được coi là nguyên tắc hàng đầu của Pháp gia. Pháp luật của Pháp gia đặt ra chỉ có một khuôn mẫu duy nhất, áp dụng cho mọi đối tượng phạm tội không phân biệt cao thấp sang hèn. Về nguyên tắc, điều này đã đảm bảo được tính công bằng của luật pháp. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều trường hợp khác nhau xảy ra, cùng một tội danh giết người, nhưng có loại sẵn sàng giết người để chiếm đoạt tài sản, giết người diệt khẩu, thủ tiêu nhân chứng, che giấu hành vi phạm tội của mình… nhưng cũng sẽ có người chỉ giết người để tự vệ, để bảo vệ cho người thân… Việc áp dụng pháp luật và hình phạt một cách cứng nhắc như trên, tuy rằng sẽ trừng phạt được kẻ xấu, có tác dụng răn đe cho những người còn lại, nhưng sẽ có khả năng trách lầm người tốt, bỏ qua nhân tài của đất nước, thậm chí gây nên oán hận trong lòng dân chúng, từ đó dẫn đến khó khăn trong việc trị quốc. Chính sách Pháp trị của Hàn Phi còn có nhược điểm là chưa xét một cách đầy đủ nhu cầu của con người. Hàn Phi nhận ra rằng con người có lòng ham muốn và thích hư danh, nhưng ông đã hoàn toàn bỏ qua ảnh hưởng của các yếu tố còn lại. Hàn Phi xem động cơ hành động của con người chỉ bao gồm lòng hiếu lợi và thói hiếu danh. Thực tế động lực của chúng ta còn bao gồm nhiều thứ khác. Nếu trong xã hội tồn tại những kẻ bệnh hoạn giết người hàng loạt mà không có động cơ, vui sướng trên sự đau đớn của đồng loại thì ngược lại, xã hội cũng tồn tại những người vô cùng vị tha, nhiệt tình giúp người không đòi hỏi sự đền đáp. Cảm giác hạnh phúc khi giúp đỡ người khác là một cảm giác mà người bình thường ai cũng có. Nó xuất phát từ tình thương yêu đồng loại, từ ý muốn kết thân với đồng loại, lưu tâm đến đồng loại, nghĩ đến họ cũng như đang tự nghĩ đến mình. Lòng nhân từ là một tình cảm tự nhiên có ảnh hưởng đến hành động của chúng ta. Đối với Hàn Phi, người dân trong lúc đất nước thịnh vượng chỉ cần được ăn no, được sống yên ổn là đủ, người có học thì phải ra làm quan để giúp ích cho đất nước. Vì thế Hàn Phi, về sản xuất chỉ coi trọng việc binh, nông, coi thường công thương, kẻ sĩ có học nhưng không ra làm quan là kẻ sâu mọt làm hại đất nước. Số lượng người có học vì vậy chỉ cần đủ để làm quan, dân hiếu học là điềm mất nước. Chủ nghĩa thực dụng hẹp hòi này vì vậy không những không thể phát triển toàn diện con người mà còn kiềm hãm khoa học phát triển. Tuy học vấn phải được đưa ra ứng dụng nhưng người học cũng cần phải vươn lên khỏi những cái ích lợi tầm thường trước mắt mới có thể đặt cho mình một căn bản học vấn sâu rộng, từ đó mới mang đến cho nhân loại một sự ứng dụng lớn lao hơn. “Công bằng” trong Pháp trị của Hàn Phi chưa thật sự được gọi là công bằng. Theo quan niệm hiện đại, hàm nghĩa của “Pháp” có hai mặt tích cực và tiêu cực. Tiêu cực được thể hiện ở chỗ có tính phòng ngừa, pháp đã quy định sẵn, ttrường hợp phạm vào lệnh cấm nào, thì phảo chịu theo hình phạt ấy. Còn về mặt tích cực, có những điều khoản bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người dân. Tuy nhiên, nhìn vào cái “Pháp” mà Hàn Phi luôn luôn nhấn mạnh, thì chỉ có mặt tiêu cực. Nói cách khác, Pháp của Hàn Phi, chỉ có những điều do kẻ thống trị đòi hỏi ở nhân dân, ngược lại, nhân dân chẳng có quyền đòi hỏi điều gì ở kẻ thống trị. Xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị nên nội hàm của khái niệm công bằng theo Hàn Phi còn phiến diện và khác xa so với hiện nay bởi đó mới chỉ là quy định công bằng trong phục tùng nghĩa vụ giữa các thành viên trong xã hội, còn công bằng về quyền lợi chưa được đề cập đến. Do vậy mà pháp luật chỉ được chú trọng đến quyền lợi của Nhà nước mà xem nhẹ quyền lợi của người dân và các biện pháp chế tài cũng thường tuyệt đối hoá mặt trừng trị mà chưa nhìn thấy một chức năng không kém phần quan trọng của pháp luật là giáo dục. Trong tư tưởng của Hàn Phi, chữ Pháp hay gắn liền với chữ Cấm. Cái gọi là Pháp đều là lệnh cấm, là những gì mà kẻ thống trị đòi hỏi một chiều ở người dân, ai làm đúng với lệnh đó thì được thưởng, trái với lệnh đó là phải thọ phạt. Thưởng và Phạt chính là hai cái cán, giúp cho kẻ thống trị kiểm soát, thậm chí nô dịch nhân dân. Hàn Phi cho rằng pháp luật là công cụ đắc lực và hiệu nghiệm nhất để duy trì và củng cố quyền lực chính trị của nhà vua – công cụ của đế vương, chỗ dựa vững chắc nhất để đảm bảo an toàn cho sự ngự trị của vua, nên theo ông, nhà vua sáng suốt phải đặt pháp luật lên trên đức hạnh và trên cả người hiền. 2.4.2 Giải pháp khắc phục: Pháp trị của Hàn Phi đề cao tính công bằng nhưng công bằng ở đây lại không bao gồm thương dân, chủ yếu dùng luật pháp để củng cố địa vị của nhà cầm quyền. Chính vì vây, kết hợp Đức trị - dùng đạo đức, với Pháp trị - dùng pháp luật, để trị quốc là điều hết sức cần thiết không chỉ trong thời xưa mà còn trong thời đại ngày nay. Chính từ điểm hạn chế của Pháp trị là dùng hình phạt quá nghiêm khắc để trừng phạt, răn đe, sử dụng kết hợp Đức trị sẽ giúp gạt bỏ điểm hạn chế này và hoàn thiện hơn trong chính sách cai trị đất nước. Có công sẽ được thưởng, có tội sẽ bị phạt là lẽ công bằng đương nhiên, nhưng việc áp dụng Đức trị trong các hình thức xử phạt giúp cho nhà cầm quyền không chỉ răn đe được kẻ phạm tội mà còn củng cố niềm tin của dân chúng, có tác dụng hướng thiện cho người lầm đường lạc lối, tạo cho người có thiện chí một cơ hội thay đổi mình, sửa chữa sai lầm, bù đắp tội lỗi đã gây ra. Không thể phủ nhận một ưu điểm chắc chắn của Pháp trị đó là tính công bằng, tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau trước pháp luật, là điểm tiến bộ của Pháp trị so với chủ trương phân biệt đẳng cấp của Đức trị, pháp luật có tác dụng khuyến khích nhân dân tránh những điều ác và trừng phạt những ai làm điều xấu, bảo vệ nhân dân, giúp cho nhân dân có được cuộc sống bình yên no đủ. Tuy nhiên, công hiệu của Pháp trị chỉ có hiệu quả trong một thời gian ngắn, mà không có tác dụng trong lâu dài. Những hình phạt hà khắc của Pháp trị chỉ có thể cấm điều ác, không thể khuyên điều thiện. Do đó, về hành vi xấu, nó chỉ có thể ngăn chặn mà không thể tiêu diệt, trong khi một đất nước, một xã hội thì cần sự yên ổn lâu dài, nếu chỉ dựa vào Pháp trị thì không thể làm nổi. Cái lợi và cái hại của quản lý bằng Đức trị hây như ngược lại với quản lý bằng Pháp trị, ưu nhược điểm của hai hình thức cai trị này trái ngược nhau. Pháp trị dựa vào sự răn đe, luôn luôn có hiệu quả tức thời, còn Đức trị dựa vào giáo dục, dựa vào tư tưởng để giải quyết vấn đề, như vậy sẽ có hiệu quả chậm hơn. Nhất là việc hình thành đạo đức, thành nếp sống, xây dựng quan niệm giá trị chung thì rất mất thời gian, không thể ngay lập tức thực hiện được. Do vậy, dùng Đức trị để ngăn cấm điều ác, giảm sự lây lan thì tỏ ra lực bất tòng tâm. Đặc biệt là khi quản lý xuất hiện hỗn loạn, đòi hỏi phải dẹp loạn nhanh chóng để lập lại trật tự, kỷ cương, làm cho việc cai trị từ chỗ không có nền nếp chuyển biến thành có nền nếp thì Đức trị tỏ ra mềm yếu, đuối sức, không mang lại tác dụng. Tuy vậy, sau khi một tư tưởng, một quan niệm giá trị đạo đức được mọi người tiếp nhận thì thời gian phát huy tác dụng của nó là tương đối dài, thậm chí là rất sâu xa. Về điểm này quản lý bằng Pháp trị không thể nào so sánh được. Do vậy, có thể nói rằng Pháp trị theo đuổi hiệu quả trong thời gian ngắn, còn Đức trị thì theo đuổi hiệu quả thời gian dài. Pháp trị là quản lý tính chiến thuật, Đức trị là quản lý tính chiến lược. Ưu điểm của Đức trị ở chức năng “khuyên thiện”. Nó không phải là làm giảm lan truyền, ngăn chặn điều ác một cách tiêu cực mà là tích cực tiêu diệt tận gốc cái ác, giải quyết vấn đề từ căn bản. Đặc điểm này của Đức trị là hết sức cần thiết cho việc ổn định lâu dài một đất nước. Trong khi đó chức năng của Pháp trị là dựa vào sức răn đe để duy trì, răn đe ở bên ngoài tới, ép buộc cho con người. Sự phục tùng của mọi người là bị bắt buộc, miễn cưỡng, tiêu cực, không bền vững. Còn chức năng quản lý của Đức trị dựa vào giáo dục để hình thành khống chế bên trong của mọi người, cũng tức là biến mục tiêu, tôn chỉ, quan niệm giá trị chung của đất nước thành mục tiêu, tôn chỉ của bản thân mỗi cá nhân. Tuy nhiên, đường lối của Đức trị và Pháp trị trong cai trị không tuyệt đối bài xích nhau, không phải là không thể cùng tồn tại mà là hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau. Cả hai đường lối này đều có đối tượng và trường hợp thích ứng của mình. Sau khi bổ sung cho nhau, đối với các đối tượng khác nhau, trường hợp khác nhau thì thi hành đường lối quản lý khác nhau, làm cho việc quản lý thích ứng với mọi lĩnh vực, trạng thái và có tính linh hoạt khá lớn, khắc phục điểm hạn chế của riêng Pháp trị. Pháp trị phải lấy Đức trị làm hạt nhân thì mới có thể đạt được hiệu quả cai trị lâu dài. Vậy, Pháp trị và Đức trị là điều kiện cho nhau. Pháp trị là cơ sở tiền đề của thực thi Đức trị, Pháp trị muốn thực sự có tác dụng thì cần có và cũng không thể tách rời sự phối hợp của Đức trị. 2.5. Pháp trị - Hàn Phi Tử và phương Tây, một cái nhìn so sánh: Những nguyên lý do Hàn Phi Tử và phái Pháp gia chủ trương chỉ mới thể hiện được cái mà Tây phương gọi là “Rule by Law” (dụng pháp trị hay pháp quyền), khi chính quyền, mà đại biểu tối cao là nhà vua, biết dùng luật pháp công bằng và rõ ràng để trị dân, chứ Hàn Phi Tử và Pháp gia không giải quyết được vấn nạn trầm trọng của “dụng pháp trị” khi nhà vua phạm pháp hoặc khi nhà vua là một hôn quân. Sau Hàn Phi Tử, Nho gia lại trở thành tư tưởng thống trị xã hội phong kiến. Vấn nạn “dụng pháp trị” lại trở nên trầm trọng hơn nữa với nguyên lý “Lễ bất hạ thứ dân. Hình bất thướng đại phu” tức là lễ không xuống đến hạng thứ dân, và hình phạt không lên đến đại phu (Lễ Ký). Giai cấp thống trị được mặc nhiên đứng ngoài vòng cương tỏa của pháp luật. Ảnh hưởng này còn tồn tại trong các xã hội Á châu cho đến ngày nay. Tại Âu châu, nhất là tại Anh quốc, sau khi chuyển từ phong kiến sang đế chế, biến cố lịch sử Magna Carta (Đại Hiến chương) năm 1215 đã mở đường cho một kỷ nguyên mới trong lịch sử chính trị của nhân loại, khi Vua John bị triều thần (giai cấp quý tộc) buộc phải tuân theo Đại Hiến chương và không được tùy tiện áp dụng quyền hành. Nhà vua cũng bị các điều khoản trong Đại Hiến chương ràng buộc như quý tộc. Nói một cách khác, nhà vua không còn được tùy tiện đứng trên pháp luật như trước nữa. Tuy vậy, trên thực tế, Đại Hiến chương vẫn chỉ là một giao ước giữa giai cấp thống trị với nhau; người dân vẫn còn là thần dân, chứ chưa phải là công dân, mãi cho đến năm trăm năm sau khi Rousseau viết Khế ước Xã hội, và sau khi cuộc Cách mạng Hoa Kỳ thành công, khái niệm công dân và pháp trị (Rule of Law) mới được phát huy, khai triển, và áp dụng rộng rãi tại Tây phương. Thật vậy, James Madison, trong Luận cương về Liên bang số 51, đã viết: “Nếu con người là thần thánh, thì không cần phải có chính quyền; và nếu thần thánh cai trị con người, thì cũng không cần phải có các phương thức nội tại hay từ bên ngoài để kiểm soát chính quyền.” Nhưng khốn thay, con người lại cai trị con người; và không có gì bảo đảm rằng nhà cầm quyền – cá nhân hay tập đoàn cầm quyền – sẽ luôn luôn chí công, vô tư, sẽ không lạm dụng quyền hành cho quyền lợi cá nhân, gia đình. Madison và nhóm Federalist đã đưa ra một số các giải pháp cho bài toán chính quyền nan giải này; trong đó Pháp Trị là một nguyên tắc: tất cả mọi người, kể cả chính quyền, đều nằm dưới pháp luật. Nguyên tắc Pháp Trị, tuy vậy, cũng chỉ là một nguyên tắc, và không có gì bảo đảm rằng nhà cầm quyền sẽ tự buộc mình phải thượng tôn luật pháp; Madison trong Luận cương về Liên bang cũng đã cảnh báo rằng giải pháp tam quyền phân lập, hệ thống kiểm soát từ bên ngoài hay từ bên trong chính quyền cũng chỉ là những “rào cản bằng giấy” không thể ngăn chặn sự lạm quyền và chuyên quyền của nhà cầm quyền. Pháp Trị thực sự chỉ xảy ra khi mọi công dân ý thức được trách nhiệm, bổn phận và quyền lợi của mình và tham gia tích cực vào sinh hoạt chính trị và xã hội của đất nước. Pháp Trị phải được thực hành và trở thành một tập quán, một nếp sinh hoạt của xã hội, của quốc gia, từ các hội đoàn dân sự, tư nhân, đến các cơ quan và tổ chức chính quyền. Theo lý thuyết này thì, trong một đất nước dân chủ tự do, hiến pháp là bộ phận chủ yếu của khế ước xã hội này; nó chính là khế ước cơ bản giữa chính quyền và xã hội dân sự. Từ thời cổ đại, mầm mống về tư tưởng Nhà nước pháp quyền đã xuất hiện cả ở phương Đông và ở phương Tây. Ở phương Đông, đó được xem là tư tưởng pháp trị của các nhà pháp gia như: Quản Trọng, Thương Ưởng, Hàn Phi...Quản Trọng chủ trương đề cao "Luật, lệnh, hình, chính", vua phải giữ pháp, "không vì vua muốn mà thay đổi lệnh, lệnh đáng tôn hơn vua". Hàn Phi coi pháp là chuẩn mực cao nhất của việc cai trị đất nước, khi thi hành pháp luật thì không kể đến tình cảm riêng, không câu nệ chuyện thân sơ, sang hèn, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật. Ở phương Tây, mầm mống tư tưởng pháp quyền lúc bấy giờ là chống lại "thuyết đặc miễn trách nhiệm của nhà vua", tư tưởng về nhà nước pháp quyền ra đời chống lại sự chuyên quyền, độc đoán, gắn liền với việc xác lập và phát triển nền dân chủ; bạo lực, lộng quyền và hỗn loạn là cái tương phản với công bằng, pháp luật, cần phải xóa bỏ. Các nhà tư tưởng pháp quyền thời kì này tiêu biểu là Solon(638-559TCN), Heraclite (530-470 TCN), Socrate (469-399TCN), Platon (427-347 TCN), Aristote (384-322 TCN), Ceceron (106-43 TCN),...Solon chủ trương: "giải phóng tất cả mọi người bằng quyền lực của pháp luật, bằng sự kết hợp giữa sức mạnh và pháp luật", Platon cho rằng Nhà nước phải đặt mình dưới pháp luật là điều kiện tồn tại của pháp luật, Aristote khẳng định pháp luật phải thống trị trên tất cả, ông đề ra "thuyết ba chức năng", phân biệt ba loại quyền lực Nhà nước: nghị viện, chấp hành và xét xử... Ceceron thể hiện tư tưởng của pháp luật bằng cách đặt câu hỏi: "pháp luật là gì nếu không phải là trật tự chung?". Theo ông, pháp luật là cội nguồn tạo ra chế độ Nhà nước và cho rằng: "Nhà nước là Nhà nước pháp quyền không phải do Nhà nước tuân thủ pháp luật của mình mà là vì về cội nguồn, về bản chất, Nhà nước chính là pháp luật, pháp luật tự nhiên của nhân dân". Quan niệm “Pháp Trị” trong tư tưởng Dân Chủ của người Tây Phương chỉ đóng khung trong phạm vi thi hành luật pháp. Theo lý thuyết này, sở dĩ luật pháp phải được thi hành một cách triệt để vì luật pháp chính là sự đảm bảo cho những Quyền của người dân. Người dân, bằng nhiều cách, có thể tham gia vào việc làm ra và sửa đổi luật pháp. Khi được tham gia thi hành, thì mọi người, kể cả những người điều hành quốc gia đều phải tôn trọng luật pháp, vì đó là tiếng nói của dân, là Quyền của dân. Vì thế, khi các nhà dân chủ Tây Phương dùng chữ “Pháp Trị” để nói: “luật pháp là trên hết”, thì họ cũng mặc nhiên nói: “Dân là trên hết” (thời cổ La Mã đã từng có câu “Vox populi, vox Dei” – tiếng nói của dân là tiếng nói của Trời – và “Vox populi, suprema lex” – tiếng Dân là luật tối thượng). Quan điểm này phù hợp với lý tưởng Nhân Trị. Chỉ cần nhắc lại câu của Mạnh Tử, một nhà tư tưởng chủ trương Nhân Trị: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, Quân vi khinh” (dân là quý nhất, quyền lợi phi được coi trọng nhất, thứ đến mới là quyền lợi quốc gia, còn quyền lợi của nhà cai trị phi bị coi là nhẹ nhất). Ngược lại, Pháp Trị trong tư tưởng chính trị Đông Phương không chỉ đóng khung trong “vấn đề luật pháp” mà bao gồm các lãnh vực khác của việc điều hành xã hội. Pháp Trị ở Đông Phương là một khuynh hướng điều hành xã hội nói chung, có tính cách toàn diện, có phạm trù khác với “Pháp Trị” trong tư tưởng “Dân Chủ Pháp Trị” của người Tây Phương. CHƯƠNG 3: PHẦN MỞ RỘNG: PHÁP TRỊ TRONG VIỆC QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀY NAY Kinh tế là một thế giới động luôn phát triển và không ngừng thay đổi, nhất là vào thời đại ngày nay khi chạm ngõ thế kỷ XXI, trên thế giới chu trình toàn cầu hóa là tất yếu khách quan của tăng trưởng, nó tạo ra những khó khăn và thách thức mới cho các doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Việc quản lý tốt hay không, luôn là vấn đề có ảnh hưởng đến sự tồn vong của một doanh nghiệp. Quá trình phát triển các học thuyết quản lý trải qua hàng nghìn năm những gì tích lũy của quá khứ là của cải cho tương lai. Đặc biệt với phong thái quản lý phương Đông – một phong thái gần gũi với Việt Nam vẫn đứng trong thời đại này. Và qua đây, chúng tôi xin vận dụng tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử trong quản lý doanh nghiệp hiện đại, liệu nó có còn đúng đắn hay lỗi thời hay không? 3.1 Vận dụng tư tưởng của Pháp trị trong quản lý xã hội và điều hành đất nước Hơn 15 năm qua, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta phải tiếp tục đổi mới toàn diện và triệt để các lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là đổi mới hệ thống chính trị XHCN, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Nhận thức rõ yêu cầu đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: "Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật". Trong quá trình kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý xã hội của nhà nước, việc kế thừa có chọn lọc những tư tưởng và học thuyết quản lý xã hội trong lịch sử đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì những tư tưởng và học thuyết quản lý xã hội, kể cả ở phương Đông và phương Tây, đều là sản phẩm trí tuệ con người, đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn lịch sử. Chúng có giá trị nhất định trong việc giúp chúng ta tìm ra những giải pháp hữu hiệu để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử, một trong những tư tưởng chính trị - xã hội nổi bật trong thời kỳ Trung quốc cổ đại, đã để lại nhiều kinh nghiệm lịch sử to lớn đối với quá trình thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật của nhà nước. Pháp trị là chế độ pháp luật của người thống trị xây dựng theo ý chí của mình. Bao gồm định ra pháp luật, nguyên tắc, quy phạm hành động và trạng thái trật tự làm việc dựa theo chế độ pháp luật. Pháp trị gắn bó không tách rời dân chủ. Nó có chung hàm nghĩa với nền chính trị lập hiến, sinh ra đồng thời với hiến pháp. Hiến pháp, do công dân định ra, nó bảo đảm dân quyền, hạn chế chính phủ. Điểm cơ bản của pháp trị là lấy pháp để hạn chế quyền lực của chính phủ, bảo đảm quyền lợi công dân “Quyền lực thuộc về nhân dân”, “Chính phủ phải giữ luật”, là bố cục cơ bản của pháp trị. Do vậy, tiêu điểm chính mà pháp trị quan tâm là hạn chế có hiệu quả vận dụng hợp lý quyền lực công cộng. Theo tư tưởng của Hàn Phi Tử, then chốt của việc xây dựng đất nước giàu mạnh là phải dựa vào pháp luật. Có pháp luật, pháp luật được thi hành một cách phổ quát và đúng đắn thì xã hội mới ổn định, xã hội ổn định lại là tiền đề quan trọng để xây dựng đất nước giàu mạnh, làm cho dân chúng được yên bình, hạnh phúc. Hàn Phi ví pháp luật với dây mực, cái quy, cái củ... tức là những đồ dùng làm tiêu chuẩn để phân biệt đúng sai, phải trái. Pháp không tách rời khỏi Thế và Thuật mà cùng tạo nên một cái kiềng ba chân. Luật pháp phải kịp thời. Hàn Phi viết: “Thời thay mà pháp luật không đổi thì nước loạn, đời đã thay đổi mà cấm lệnh không biến thì nước bị cắt”. Đối với Hàn Phi, pháp luật là thứ “phép công” điều khiển hành vi của mọi người. Trong cai trị - quản lý thì “tiên phú, hậu giáo”- trước hết là làm cho dân giàu sau đó thì giáo dục họ. Trong giáo dục thì “tiên học lễ - hậu học văn”. Nho gia chủ trương cai trị bằng đạo đức, bằng văn và đã phát triển học thuyết- phương pháp Đức trị (Nhân trị). Ngược lại, Pháp gia đã đưa ra một học thuyết và phương pháp cai trị mới - Pháp trị “Pháp bất vị thân”, pháp phải hợp thời, pháp luật phải soạn sao cho dân dễ biết, dễ thi hành; pháp luật phải công bằng, bênh vực kẻ thiểu số; thưởng phải trọng hậu, phạt phải nặng... Đó là tư tưởng về chính trị quản lý xã hội còn có ý nghĩa đối với hiện nay. Vậy, thành công lớn nhất của hệ tư tưởng này, mặc dù còn bị hạn chế dưới góc độ tư tưởng quản lý đã tạo lập nhiều quan điểm quản lý quan trọng thuộc phạm vi quản lý vĩ mô, đã vạch ra được lôgích của quá trình quản lý xã hội bao gồm các mức từ thấp đến cao: “Chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, đã đưa ra được trình tự tiến hành các hoạt động quản lý: “trị đạo, trị học, trị thể, trị tài, trị phong, trị thuật” mà ngày hôm nay trong quản lý nói chung, và quản lý kinh tế nói riêng vẫn còn có thể khai thác và sử dụng tốt. Trên đây là một số ưu điểm nổi bật trong hệ tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử mà chúng ta có thể học hỏi và vận dụng trong quá trình quản lý và điều hành đất nước Áp dụng vào thực tế, Tư tưởng Pháp gia là một trong những tư tưởng chủ yếu và chi phối đời sống chính trị nước ta. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước ta giành được độc lập, với tầm nhìn chiến lược và sự hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực chính trị, chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã chỉ đạo sự ra đời của Hiến Pháp đầu tiên năm 1946, đánh dấu sự tồn tại và phát triển của một quốc gia độc lập. Hiến pháp năm 1946 dần dần được sửa đổi và hoàn thiện để ngày càng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cho đến hôm nay, nhờ sự có mặt của luật pháp mà nước ta đã duy trì được chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, duy trì được sự ổn định chính trị tạo đà cho kinh tế phát triển. Nhờ đó, Việt Nam được đánh giá là một trrong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất khu vực và thế giới. Nhờ pháp luật vì lẽ phải và phục vụ lợi ích chung mà trong những năm qua công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Đó là thành tựu trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng. Nhân dân ta đoàn kết một lòng, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nếp sống tốt đẹp. Trong lĩnh vực chính trị, dân chủ hóa xã hội được mở rộng. Nhân dân là người bỏ phiếu để bầu ra lực lượng đại diện cho mình. Sự công bằng của pháp luật đã đảm bảo cho việc thực hiện nó một cách nghiêm túc. Đó là điểm được áp dụng ở mọi quốc gia, không riêng gì Việt Nam. Trong môi trường công bằng của pháp luật, mọi người dân đều có quyền phát triển tự do và bình đẳng. Yếu tố này không những duy trì sự ổn định chế độ mà còn kích thích việc tìm ra nhân tài cho đất nước. 3.2. Vận dụng trong quản lý doanh nghiệp. 3.2.1 Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước về doanh nghiệp. Theo quan điểm của Hàn Phi, bản tính con người, trong trường hợp này là doanh nghiệp, vốn là “ác”. Chúng ta hiểu vấn đề này như sau. Mọi doanh nghiệp khi thành lập đều hướng đến mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Và để đạt được mục đích đó, doanh nghiệp sẽ tìm đủ mọi cách, thậm chí là mọi thủ đọan để thực hiện. Phải thừa nhận rằng, trong xã hội ngày nay, bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn chân chính vẫn còn có một bộ phận rất lớn các doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt, thực hiện những hoạt động đi ngược lại sự phát triển chung của xã hội. Vì lợi ích của mình, doanh nghiệp sẵn sàng, đôi khi là vô tình hoặc cố ý, giẫm đạp lên những giá trị cơ bản nhất; cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp khác, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm kém chất lượng làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng, xả chất thải ra môi trừơng ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng, gian lận, trốn thuế làm thất thu ngân sách nhà nước, … Vì “bản tính ác” vốn có của các doanh nghiệp, chúng ta không thể trông chờ hay kêu gọi sự thay đổi của họ, mà phải dùng “Pháp” để ngăn chặn họ lại. Nhà nước cần ban hành những bộ luật, quy định hoạt động của các doanh nghiệp, kèm theo đó là những chế tài, hình phạt thích đáng dành cho những vi phạm. Và theo Hàn Phi, vì đời sống xã hội là không ngừng biến đổi, nên những luật này cần phải liên tục thay đổi và cập nhật cho phù hợp với sự vận động và phát triển của xã hội. Thực tế trong những năm qua, chính phủ và nhà nước ta liên tục ban hành và sửa đổi những bộ lụât, quy định điều chỉnh trong lĩnh vực này để làm cơ sở cho việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp. Nhưng để những quy định, pháp luật trên được tôn trọng và thực thi bởi các doanh nghiệp, ngoài yếu tố minh bạch, rõ ràng và tính khả thi thì pháp luật ấy cần phải có “Thế”. Đó là sự cưỡng chế thi hành. Sự cưỡng chế là một yếu tố không thể thiếu trong các văn bản luật. Pháp luật quy định những điều mà các doanh nghiệp được làm và không được phép làm, và kèm theo là những hình thức xử phạt tương ứng. Như vậy, hành vi ứng xử của một doanh nghiệp sẽ chịu sự chi phối của hai yếu tố. Thứ nhất, xuất phát từ chính bản thân của doanh nghiệp. Đó là phương châm, đường lối họat động mà doanh nghiệp đã xác định từ khi mới thành lập và trong quá trình họat động. Thứ hai, đó là những ràng buộc pháp lý, đó là “Pháp” buộc doanh nghiệp phải tuân theo. Một khi doanh nghiệp làm ăn chân chính, vì lợi ích của chính mình và vì lợi ích cộng đồng thì lúc đó “Pháp” đóng vai trò hỗ trợ, bảo vệ doanh nghiệp. Còn ngựơc lại, doanh nghiệp làm ăn thiếu trách nhiệm, gây ảnh hưởng đến cộng đồng, đến xã hội thì “Pháp” sẽ đóng vai trò như một công cụ trừng phạt doanh nghiệp. 3.2.2 Nhìn từ góc độ nội bộ doanh nghiệp: Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế tiến hành các hoạt động kinh tế theo một kế hoạch nhất định nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh việc có một mục tiêu đúng, đường lối hoạt động tốt và kế hoạch hoạt động hiệu quả thì trước hết doanh nghiệp cần có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, môi trường nội bộ thuận lợi, các nguyên tắc, kỷ luật được duy trì và phát huy vai trò của nó. Hay nói cách khác, một doanh nghiệp trước khi muốn đạt được thành công bên ngoài thì cần phải xây dựng nội bộ của mình thành một tập thể vững mạnh, gây dựng một hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng, đối tác bên ngoài. Nhưng sức mạnh nội bộ ấy đến từ đâu? Nếu xem xét một cách rời rạc, doanh nghiệp là một tập hợp của những con người cùng làm việc với nhau để đạt đến mục tiêu chung đã được đặt ra. Nhưng khi nhắc đến con người thì đó là một đối tượng tương đối phức tạp, từ suy nghĩ đến hành động. Theo Hàn Phi, vì cũng là con người cho nên bản chất của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp vốn là “ác”. Nếu hiểu như vậy thì điều này có nghĩa là bên trong mỗi con người, mỗi một nhân viên trong doanh nghiệp, ngoài lợi ích chung của doanh nghiệp thì luôn tồn tại những suy nghĩ về lợi ích riêng, và những lợi ích riêng đó đôi khi lại làm ảnh hưởng đến lợi ích chung. Những xung đột về lợi ích riêng của các nhân viên có nguy cơ làm cản trở việc đạt đến mục tiêu tổ chức. Vì vậy, nếu chiếu theo tư tưởng Hàn Phi thì không thể trông chờ vào việc họ sẽ hy sinh hay nhượng bộ lợi ích riêng, mà cần phải có những biện pháp để ngăn chặn họ lại. Đó là sự cần thiết của việc cần phải có những nội quy của doanh nghiệp để hướng các nhân viên đến những nguyên tắc ứng xử chung. Thế nhưng, để những nội quy, quy tắc ứng xử đó được tuân thủ và thực hiện đầy đủ thì không thể trông chờ vào sự tự nguyện chấp hành của mỗi nhân viên, mà cần phải có một sự áp đặt, cưỡng chế thi hành, tức là phải có “Thế”. Những quy định ấy phải được tuân thủ một cách triệt để và phải có những hình thức thưởng/phạt nghiêm minh áp dụng cho tất cả nhân viên. Việc quản lý con người trong doanh nghiệp thì phải được thực hiện trên hai khía cạnh. Thứ nhất, đó là chính từ bản thân người lao động trong doanh nghiệp. Đó là ý thức mỗi người về trách nhiệm, lợi ích chung, từ việc phải biết hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích tập thể. Thứ hai, khi khi mà ý thức đó chưa đủ mạnh thì cần phải có những quy định ràng buộc, ở đây là những nội quy của tổ chức, doanh nghiệp với những quy định chặt chẽ và chế độ thưởng phạt thích đáng. KẾT LUẬN Trong xuyên suốt bài viết này chúng tôi đã đưa mọi người đến với câu chuyện của Hàn Phi Tử và những ảnh hưởng của ông đến với xã hội Trung Hoa cổ đại cũng như đến với xã hội ngày hôm nay. Không chỉ Pháp trị của Hàn Phi Tử giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa cổ đại, mà nó còn giúp nhân loại có được cái nhìn mới trong việc xây dựng kỷ cương và quản lý đất nước. Pháp trị đã xuất hiện trong lịch sử như một vì sao sáng chói, tuy rằng sau đó khuất chìm sau ánh sáng của Đức trị. Nhưng tư tưởng đề cao pháp luật, coi pháp luật là công cụ quản lý nhà nước và xã hội, cũng như những quan điểm và nguyên tác pháp lý như trên của Pháp trị thực sự là tiến bộ lịch sử, trở thành niềm tự hào và là nét đặc sắc của tư tưởng phương Đông đến mãi sau này. Học thuyết pháp trị do phản ánh đúng quy luật khách quan nên đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử. Ngày nay, chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, thì xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, tạo môi trường pháp lý ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội là yêu cầu hết sức quan trọng. Mặc dù, Pháp luật của chúng ta lại thiếu tính ổn định và sự cụ thể chạt chẽ; ý thức pháp luật của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn thấp dẫn đến việc coi thường trong chấp hành hoặc áp dụng pháp luật tùy tiện… là những nguyên nhân của kỷ cương phép nước không nghiêm. Những hạt nhân tiến bộ của Học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử chắc chắn sẽ cho chúng ta nhiều suy nghĩ trong công tác xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Văn Mưa, Triết học (phần I- Đại cương về lịch sử triết học) Tạp chí khóa học và công nghệ đại _ Đề tài: Tư tưởng trị nước của pháp gia và vai trò của nó trong lịch sử. Tác giả Hồ Thích, dịch giả Huỳnh Minh Đức, Trung Quốc Triết học sử Nguyễn Hiến Lê, Tuân Tử Doãn chính (chủ biên), Đại cương triết học Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1997 Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học Phương Đông, Tập I NXB TPHCM 1991. Nguyễn Hiến Lế và Giản Chi, Hàn Phi Tử, NXB  Văn Hóa 1994 Đàm Gia Kiệm, Lịch sử  Văn hoá trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, H, 1993,  Hà Thúc Minh, Lịch sử  Triết học Trung Quốc, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1998, Lã Trấn Vũ, Lịch sử  tư tưởng chính trị Trung Quốc, Nxb Sự Thật, H,  1964, Nguyễn Ngọc Huy, Tư tưởng phương Đông- Gợi những đIểm nhìn tham chiếu, Nxb Văn học, 1995, Phan Ngọc, Hàn Phi Tử , Nxb Văn học, H, 2001

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử và ảnh hưởng của nó lên đời sống xã hội.doc
Luận văn liên quan