Nghiên cứu trên đã phần nào làm rõ ảnh hưởng to lớn của tưtưởng triết học của
Arixtốt đối với đời sống văn hóa tinh thần của thời đại. Tưtưởng triết học của Arix
-tốt nói riêng và tưtưởng triết học nói chung có những đóng góp to lớn trong đời
sống nhưng cách nhìn nhận và thừa nhận đóng góp của triết học trong đời sống còn
nhiều hạn chế. Hiện nay có hai thái cực trái ngược nhau về đánh giá vai trò của triết
học trong đời sống văn hóa tinh thần. Thái cực thức nhất thủtiêu vai trò của triết học
còn thái cực thứhai tuyệt đối hóa vai trò của triết học.
34 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4062 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tư tưởng triết học của Arixtốt và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của thời đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bách khoa nhất trong các nhà triết học ấy, cũng đã nghiên cứu
những hình thức căn bản nhất của tư duy biện chứng"(13).
Thật vậy, trong hệ thống phạm trù của mình, Arixtốt đã nêu lên mối quan hệ biện
chứng giữa tất cả các phạm trù. Nhờ có bản chất mà toàn bộ các phạm trù đã tạo nên
một hệ thống có kết cấu chặt chẽ. Theo Arixtốt, bản chất được bộc lộ rõ thông qua
các phạm trù khác. Còn các phạm trù khác thể hiện từng mặt, từng khía cạnh của
bản chất. Tất cả các phạm trù đều có đặc tính chung và đặc tính riêng. Đặc tính
chung của các phạm trù thể hiện ở chỗ không một phạm trù nào tồn tại thiếu sự hiện
diện của phạm trù bản chất. Về mặt này mọi phạm trù đều giống nhau bởi chúng đều
là những phạm trù cơ bản và từ các phương diện khác nhau thể hiện cùng một bản
chất, phụ thuộc vào bản chất ở một mức độ giống nhau, còn đặc tính riêng của các
phạm trù thể hiện ở chỗ, mỗi phạm trù riêng biệt chỉ xác định bản chất ở một khía
cạnh nhất định và từ một phía nhất định. Thí dụ, phạm trù chất lượng chỉ vạch ra
mặt chất lượng của bản chất, phạm trù số lượng chỉ vạch ra mặt số lượng của bản
chất... Đặc tính riêng của các phạm trù là ở chỗ chúng không thay đổi vị trí cho nhau
và trong quan hệ với bản chất vị trí đó được xác định một cách nghiêm ngặt. Nội
dung của từng phạm trù rất cụ thể và riêng biệt. Nhưng sự khác biệt giữa các phạm
10
trù của Arixtốt không phải là một sự khác biệt tuyệt đối. Ông không xem xét chúng
một cách hoàn toàn tách biệt nhau mà trong một sự thống nhất và có mối quan hệ
lẫn nhau. Thí dụ, các phạm trù chất và lượng phản ánh hai mặt riêng biệt của bản
chất, nhưng thiếu một trong hai cái đó thì cái kia không có ý nghĩa. Cũng vậy, vật
chất, vận động, không gian, thời gian là những phạm trù luôn được Arixtốt xem xét
trong mối quan hệ lẫn nhau.
Tìm hiểu hệ thống phạm trù của Arixtốt ta thấy rất rõ mối quan hệ biện chứng và
tính nhất quán giữa 4 phạm trù đầu trong số các phạm trù được ông nêu ra trong tác
phẩm "Các phạm trù": bản chất, chất lượng, số lượng, quan hệ. Chính bản thân
Arixtốt đã viết trong tác phẩm "Siêu hình học "Nếu toàn bộ sự tồn tại hiện ra như
một khối thống nhất nào đó, trong trường hợp đó bản chất là bộ phận cơ bản của
khối thống nhất này, còn nếu như để cho sự tồn tại mọc lên thành một hàng liên tục
thì lúc đó bản chất ở vị trí hàng đầu, tiếp đến là chất lượng, sau đó là số lượng"(14).
Đối với Arixtốt việc làm sáng tỏ mặt số lượng của bản chất là điều kiện cần thiết để
hiểu một cách đúng đắn phạm trù chất lượng. Để thiết lập mối quan hệ như vậy giữa
các phạm trù này ông đã đưa ra thí dụ trong giới tự nhiên. Arixtốt phê phán Dênông
không hiểu được sự khác biệt về chất giữa việc một hạt thóc rơi không gây ra tiếng
động và nhiều hạt thóc rơi gây ra tiếng động. Ông cũng đưa ra thí dụ những giọt
nước rơi dần dần làm thủng đá. Ở đây ta nhận thấy Arixtốt đã có những dự đoán về
sự thay đổi số lượng dẫn đến sự thay đổi chất lượng. Tiếp đó ông đã xác định vị trí
của phạm trù quan hệ trong hệ thống phạm trù của mình: "nó đứng sau chất lượng và
số lượng"(15). Arixtốt đã chỉ rõ vị trí của từng phạm trù trong hệ thống phạm trù
chung của ông và phân loại chúng theo nguyên tắc tương đồng và quan hệ của
chúng với bản chất của các sự vật vật chất. Theo Arixtốt, bản chất được xác định
một cách toàn diện về mặt vật chất và hình thức, chất lượng và số lượng, quan hệ và
không gian. Bản chất xuất hiện trong thời gian. Trong sự xác định này bản chất là
kết quả của sự thay đổi và vận động - của sự chuyển từ khả năng thành hiện thực, từ
ngẫu nhiên thành tất nhiên.
11
Hệ thống phạm trù của Arixtốt nói riêng và triết học của ông nói chung là một sự thể
hiện về mặt logic học. Khi nói về bản chất logic trong triết học Arixtốt Lênin đã
viết: "Ở Arixtốt, đâu đâu lôgic khách quan cũng lẫn lộn với lôgic chủ quan và lẫn
lộn một cách khiến cho đâu đâu lôgic khách quan cũng lộ ra"(l6) và "lôgic của
Arixtốt là nhu cầu, là sự cố gắng tìm tòi, là sự đến gần với lôgic của Hêgen"(17).
Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, để nghiên cứu một cách đúng đắn và toàn
diện lịch sử triết học nói chung và về lịch sử phép biện chứng nói riêng cần phải
nghiên cứu một cách có hệ thống các phạm trù triết học theo quan điểm lịch sử triết
học. Điều này có nghĩa là cần phải nghiên cứu các phạm trù trong các hình thức lịch
sử cụ thể của chúng. Các phạm trù phản ánh những nét chung nhất của sự phát triển
tư duy của nhân loại. Cùng với sự phát triển của triết học, các phạm trù cũng thay
đổi và phát triển. Lênin đã nêu lên sự cần thiết phải nghiên cứu các phạm trù trong
mối quan hệ biện chứng với việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng nhân loại. Hệ thống
phạm trù của Arixtốt là một trong những thành tựu đáng kể của lịch sử tư tưởng
nhân loại. Về vấn đề này Enghen đã viết: "Việc nghiên cứu các hình thức tư duy,
các phạm trù lôgic là một nhiệm vụ rất cần thiết và cao cả. Sau Arixtốt chỉ có Hêgen
là người đã giải quyết nhiệm vụ này một cách có hệ thống" .
Tuy nhiên, Arixtốt vẫn chưa vượt được xa hơn những dự đoán thiên tài của ông về
tính hiện thực của các phạm trù và về mối quan hệ biện chứng giữa các phạm trù đó.
Theo Lênin, học thuyết triết học Arixtốt nói chung và hệ thống phạm trù của ông nói
riêng là nét đặc trưng cho tư duy của người Hy Lạp cổ đại và phép biện chứng chất
phác của họ. "Những người Hy Lạp chính đã có một cách đặt vấn đề, tựa hồ như
những hệ thống đưa ra thí nghiệm, một sự phân kỳ ý kiến chất phác, được phản ánh
rất hay ở Arixtốt".
12
2. Arixtốt với cộng đồng chính trị và nhà nước lý tưởng:
Cộng đồng chính trị chính là hình thức tổ chức đời sống chính trị xã hội của Hy Lạp
cổ, nó cũng được hiểu là polis (thành - bang). Khái niệm cộng đồng chính trị được
Arixtốt dùng để phân biệt với đời sống gia đình, để phân biệt lĩnh vực công (public)
với lĩnh vực tư (private) trong cách tổ chức đời sống con người.
Lĩnh vực tư của con người, hay gia đình, theo Arixtốt, là lĩnh vực đời sống được tổ
chức để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu nhất của con người nhằm đảm bảo sự tồn tại
về mặt sinh học của cá thể và duy trì sự tồn tại của giống loài. Sự tồn tại này đòi hỏi
sự liên kết giữa các cá thể một cách tự nhiên, liên kết tiêu biểu nhất là hình thức
sống chung trong gia đình giữa đàn ông và đàn bà. Trong hình thức tổ chức của gia
đình thì người đàn ông đóng vai trò là ông chủ cai trị và điều hành cuộc sống của
người vợ, các con và nô lệ. Đời sống kinh tế của Hy Lạp cổ đại chủ yếu mang tính
tự cung, tự cấp và vì thế, được bó gọn trong lĩnh vực tư của gia đình. Kinh tế được
hiểu là điều hành gia đình (Oikos) (1) và nằm trong “vương quốc thiết yếu” mà ở đó,
cuộc sống của con người bị chi phối bởi các nhu cầu thiết yếu. Ở đây không có sự
bình đẳng, người đàn ông là chủ có quyền quyết định hầu hết mọi việc quan trọng
trong gia đình mà không cần tham vấn các thành viên khác trong gia đình, anh ta
điều hành gia đình thông qua mệnh lệnh và sự cưỡng ép đối với vợ con và nô lệ.
Trong quan điểm của Arixtốt, hình thức liên kết cộng sinh ở dạng gia đình này của
con người không khác mấy so với đời sống của động vật, của xã hội hoang dã bầy
đàn.
Tuy nhiên, ngoài đời sống tư trong gia đình (Oikos), người Hy Lạp còn có đời sống
công, đời sống chính trị (bios politikos) của những công dân dưới dạng thành - bang
(polis). Nếu như sự cần thiết của liên kết gia đình là để đáp ứng các nhu cầu thiết
yếu của cuộc sống và thuộc về “vương quốc của thiết yếu” thì liên kết thành - bang,
(cộng đồng chính trị) xuất hiện là để đáp ứng nhu cầu tự hoàn thiện cao cả của con
người và thuộc về “vương quốc của tự do”. Arixtốt nêu rõ sự hình thành của thành -
13
bang không phải chỉ là sự mở rộng của gia đình, của đời sống tư (kinh tế), mà là liên
kết có sự khác biệt rõ ràng về mục đích: trong khi gia đình được lập ra để duy trì
cuộc sống mang tính sinh học (life) thì mục đích của thành - bang (hay cộng đồng
chính trị) là để nhắm đến cuộc sống phúc lành, hạnh phúc (good life), để tự do hoàn
thiện những tiềm năng trí tuệ và đạo đức của con người .
Khác với lĩnh vực tư được hiểu như đời sống kinh tế gia đình - nơi mà các cá nhân
theo đuổi cái tư lợi cho riêng mình và gia đình mình, lĩnh vực công hay đời sống
chính trị là nơi các công dân cùng nhau theo đuổi sự phát triển chung của cả cộng
đồng, khi mà họ hoàn toàn bình đẳng với nhau, cùng nhau thảo luận và tham vấn để
tìm ra cách thức tổ chức và phát triển cộng đồng hợp lý nhất có thể. Cái chính trị,
trong quan điểm của Arixtốt, cũng chính là cái chung, bởi Koinonia có hàm nghĩa
chứa đựng cái chung (cái công) trong khi Oikos chỉ giới hạn trong gia đình, trong
lĩnh vực của cái kinh tế, cái tư (cái riêng). Cũng cần phải hiểu là cái chung trong
quan niệm của Arixtốt không phải là cái chung mang tính trừu tượng, đứng tách biệt
với cái riêng. Cái chung ở đây không phải đơn giản là cái tổng thể, một tập hợp cơ
học của các cá thể, mà là cái toàn thể mang tính hữu cơ. Tập hợp các hộ gia đình
một cách cơ học thôi thì chưa đủ để tạo ra cộng đồng chính trị hay thành-bang. Mối
liên hệ giữa cái chung và cái riêng (cái tư) cần được hiểu trên cơ sở quan niệm của
Arixtốt về sự khác biệt biện chứng giữa trình tự lôgíc và trình tự hiện hữu, bởi học
thuyết chính trị - xã hội của Arixtốt được thiết lập trên cơ sở siêu hình học của ông.
Cái chung “có trước” cái riêng theo trình tự lôgíc, với tư cách là mục đích hay điều
kiện khả thể cho sự tồn tại của cái riêng. Tuy nhiên, cái chung này không tồn tại một
cách độc lập, đứng bên ngoài cái riêng, mà nó hiện thể (hiện thân) qua cái riêng.
Vậy nên, theo trình tự hiện hữu, chỉ khi xuất hiện cái riêng thì cái chung mới được
phát lộ ra. Tiến trình phát lộ cái chung được trung gian hóa qua sự xuất hiện của cái
riêng hạn định và cũng chỉ thông qua các cái riêng này mà cái chung mới hiện hữu.
Với tư cách mục đích và điều kiện khả thể cho cái riêng, cái chung là cái đem lại ý
14
nghĩa cho sự hiện hữu của cái riêng, là cấu trúc tổ chức, một hình thức thiết lập trật
tự các mối quan hệ của các cái riêng. Mối liên hệ giữa các cái riêng cá biệt không
nảy sinh từ tập hợp ngẫu nhiên của chúng, mà được chế định bởi cái chung, chỉ
trong mối liên hệ với các cá thể khác và tồn tại với tư cách là hiện thể của cái chung,
cái riêng mới nhận được đầy đủ ý nghĩa sự tồn tại của nó.
Từ góc độ về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng như vậy, chúng ta có thể hiểu
vì sao Arixtốt, trong Chính trị học, đã tuyên bố con người là động vật chính trị
(politikon zoon)(3). Chỉ tham dự vào cộng đồng chính trị, nơi mà cái chung hiện hữu,
con người mới thực sự có điều kiện hoàn thiện được bản chất người của mình, tìm
được ý nghĩa đích thực về sự tồn tại của mình. Cái chung, hay cái chính trị, chỉ tồn
tại trong cộng đồng chính trị (polis) thông qua sự tham dự tích cực và chủ động của
các công dân bình đẳng và tự do. Cộng đồng chính trị ấy có thể hiểu là xã hội công
dân, bởi chính cái chung hiện hữu như một thiết chế lịch sử cụ thể ở dạng Ethos (có
thể hiểu là đức lý hay nền đạo đức) là cái nền tảng mà dựa vào đó, bản chất người
của mỗi cá nhân ở dạng tiềm thể (tiềm năng) được triển khai và định hướng. Vì vậy,
Ethos có thể được hiểu là truyền thống văn hóa, ngôn ngữ hay sinh thức (form of
life) của một cộng đồng người. Cũng chính vì thế mà khi nói rằng, về bản chất, con
người là động vật chính trị, Arixtốt còn tuyên bố con người là sinh thể hữu ngôn
(zoon logon ekhon). Tuy nhiên, cái Ethos đó không phải là những khuôn mẫu xơ
cứng, mà nó luôn được đổi mới thông qua hoạt động của công dân trong cộng đồng
chính trị. Không phải ngẫu nhiên mà trong tiến trình tư tưởng của Arixtốt thì điểm
kết thúc của Đạo đức học của Nichomachus lại là điểm xuất phát của Chính trị học.
Cái chính trị, hay cái công, dựa trên nền tảng của cái đạo đức, quy định bản sắc
(identity) của công dân trong cộng đồng, đồng thời chỉ có thể tồn tại, duy trì và phát
triển thông qua thực tiễn (praxis) của những công dân đó.
Cộng đồng chính trị hay polis, không những bao gồm các hoạt động chính trị của
công dân, mà còn là một chỉnh thể hữu cơ bao trùm lên mọi khía cạnh khác của cuộc
15
sống của công dân Hy Lạp cổ. Như Heidegger đã nhận xét, polis bao gồm cả “các vị
thần và đền miếu, các lễ hội và trò diễn, các vị lãnh đạo chính trị và hội đồng các
trưởng lão, hội đồng công dân và quân đội, các tướng lĩnh bộ binh và hải quân, các
nhà thơ và nhà tư tưởng…”. Vì vậy, “chúng ta không thể quy polis là một nhà nước
dân sự như thường thấy ở thế kỷ XIX được” (4). Như Andrew Lookyer đã giải thích
rằng, từ gốc từ polis, người Hy Lạp còn có politeia (hiến pháp), polites (công dân),
politeuma (cơ quan điều hành) và politicos (chính trị gia). Hiến pháp chính là “linh
hồn của polis” (5), vì nó quy định các tổ chức của polis, chỉ ra đường lối cụ thể để
đạt đến cuộc sống toàn thiện, đồng thời định đoạt ai là công dân của polis và quy
định quyền lợi cũng như nghĩa vụ của họ. Các nhà lãnh đạo chính trị cũng theo hiến
pháp mà điều hành polis, giúp mọi người hoàn thiện và đạt đến cuộc sống phúc lành.
Như vậy, có thể hiểu polis là một xã hội được tổ chức theo hiến pháp (hay một cách
chính trị, có sự tham gia tích cực của các công dân).
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, trong xã hội Hy Lạp cổ đại không phải tất cả mọi
người đều là công dân, mà công dân chỉ bao gồm những người đàn ông trưởng
thành, có giáo dục và thường là người chủ trong gia đình. Phụ nữ, trẻ em, nô lệ và
người nước ngoài không phải là công dân của thành -bang. Họ bị giới hạn trong lĩnh
vực kinh tế (gia đình), lĩnh vực tư và chịu sự cai quản của người đàn ông chứ không
có quyền được tham gia vào đời sống chính trị, lĩnh vực công của cộng đồng. Đây
cũng chính là những nét hạn chế của quan niệm cộng đồng chính trị Hy Lạp cổ bị
các nhà triết học nữ quyền phê phán mạnh mẽ.
Hêghen nhận thấy những hạn chế mang tính lịch sử(7) của mô hình cộng đồng chính
trị của các triết gia Hy Lạp cổ đại trong việc loại trừ vai trò của hoạt động kinh tế
trong đời sống chính trị của cộng đồng(8). Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa - nền kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, lợi
ích cá nhân đóng vai trò động lực cho sự phát triển này.
16
Arixtốt luận về các cơ quan chính quyền cần thiết cho một quốc gia. Các cơ quan do
Arixtốt đề nghị hơn 2000 năm trước vẫn còn được tổ chức trong các mô hình hiện
nay; cụ thể là cơ quan kiểm soát thị trường nhằm bảo đảm cho việc buôn bán và thi
hành các giao kèo được đúng đắn và trật tự. Cơ quan thứ nhì nhằm kiểm soát các bất
động sản, công cũng như tư, và bảo trì công thự và đường xá. Cơ quan thứ ba cũng
tương tự như cơ quan thứ nhì, nhưng liên quan đến các khu vực ngoài thành phố và
rừng núi (kiểm lâm). Cơ quan thứ tư là ngân khố để thu giữ tiền của nhà nước và để
trả lương cho nhân viên. Cơ quan thứ năm là văn khố lưu giữ tất cả mọi khế ước, tài
liệu công cũng như tư. Cơ quan thứ sáu là cơ quan thi hành các bản án, giam giữ tội
phạm. Trên những cơ quan cần thiết này để điều hành sinh hoạt, một quốc gia còn
cần các cơ quan sau đây: quốc phòng, thanh tra tài chính các cơ quan chính quyền
và quốc dân nghị hội.
3. Arixtốt với tri thức và xúc cảm:
3.1. Giáo dục trong triết học Arixtốt:
Nền giáo dục quốc gia, theo Arixtốt phải là một nền giáo dục toàn diện về thể chất
cũng như tinh thần. Arixtốt cũng quan niệm rằng, giáo dục ảnh hưởng đến tư cách
công dân và muốn xây dựng đạo đức công dân thì phải bắt đầu từ xây dựng đạo đức
cá nhân vì cả hai loại đạo đức này-cơ bản-giống nhau (đã bàn ở Quyển III). Việc
hôn nhân cũng là một vấn đề trọng đại trong việc xây dựng một nhà nước lý tưởng
gồm những công dân khỏe mạnh. Về phương diện sinh lý học, Arixtốt cho rằng thể
chất của cha mẹ ảnh hưởng đến thể chất của con cái. Arixtốt đề nghị là người chồng
nên lớn tuổi hơn người vợ, từ 17 đến 20 tuổi, và lứa tuổi thích hợp nhất cho việc lập
gia đình và sinh sản là người chồng 37 tuổi, người vợ 18 tuổi. Khi con cái lớn lên,
việc giáo dục cần được quan tâm đặc biệt để trẻ em phát triển về thể chất cũng như
đức tính: không nên để trẻ nhỏ từ 5 đến 7 tuổi ở gần dân nô lệ và tuyệt đối cấm
không cho nghe những lời tục tĩu hoặc những hình ảnh dâm ô. Điều này quan trọng
17
đến nỗi nhà nước phải ra luật cấm trên toàn quốc. Sau 7 tuổi, giáo dục trẻ em nên
chia làm hai giai đoạn: từ 7 tuổi đến dậy thì và từ dậy thì tới 21 tuổi.
Arixtốt dành ra Quyển VIII để bàn về giáo dục. Giáo dục là nhiệm vụ của quốc gia
và nhà nước phải xây dựng một hệ thống giáo dục đồng nhất cho mọi công dân.
Arixtốt đề nghị 4 môn học cho chương trình giáo dục: đọc-viết, thể dục, âm nhạc, và
hội họa. Âm nhạc, theo Arixtốt, là một môn học quan trọng, không phải chỉ là môn
học để giải trí, mà là môn học để sử dụng thì giờ nhàn rỗi một cách đúng đắn.[11]
Hơn thế nữa, bản chất của âm nhạc là sự hòa hợp âm thanh, và do đó sẽ khiến cho
tâm hồn dễ đạt được sự cân bằng giữa tình cảm và lý trí (C.5).
Arixtốt cũng đề nghị là dạy cho trẻ em phát triển thể chất trước khi phát triển tinh
thần. Cho nên, trẻ em nên được tập thể dục trước, vì huấn luyện thể chất sẽ giúp trẻ
em phát triển các tập quán tốt như kỷ luật tự giác, rồi đến âm nhạc, sau rốt mới đến
các môn học về tri thức.
Arixtốt mở đầu Chính Trị Luận bằng lập luận rằng "nhà nước, hay cộng đồng chính
trị là cái tốt cao nhất" và lý do để nhà nước hiện hữu là để giúp cho công dân sống
một đời sống "tốt." Do đó, việc giáo dục công dân trở thành những người dân đạo
đức là điều tối quan trọng. Khi một nước có được những người dân vừa học thức lại
vừa đức hạnh, dĩ nhiên đất nước đó phải trở nên tốt hơn. Đó cũng là kết luận tự
nhiên khi Arixtốt chấm dứt Chính Trị Luận bằng chương luận về giáo dục.
Mặc dù đã trên hai ngàn năm, với một số nhận định về nô lệ và phụ nữ đã không còn
hợp thời nữa, nhưng Chính Trị Luận vẫn là một kiệt tác nêu lên những câu hỏi căn
bản của đời sống chính trị "lý tưởng" của mọi quốc gia, và là một trong những tác
phẩm kinh điển của khoa Chính trị học Tây phương.
Arixtốt đã đi trước thời đại trong việc xây dựng hệ 'thống giáo dục công lập mà ngày
nay, chúng ta vẫn đang thực hiện. Việc thiết lập một sự giảng dạy công cộng là một
18
sự dân chủ hoá của giáo dục. Giáo dục nhất thiết phải là thông nhất và đồng nhất
cho mọi người, kể từ khi lọt lòng cho đến 21 tuổi.
Lý thuyết giáo dục của Arixtốt không mất đi tỉnh thời sự của nó. Điều mà ông nói về
vai trò của giáo dục trong xã hội, về một hệ thống giáo dục thường xuyên và một
nền giáo dục cho hoà bình, về sư phạm học đã khiến cho những người có trách
nhiệm đối với nền giáo dục hiện thời phải suy ngẫm. Đặc biệt, điều đó rất có ý nghĩa
đối với việc xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam, một nền giáo dục đang
thiếu sự định hướng của tư duy triết học.
3.2. Quan điểm về hạnh phúc và sự tự phát triển năng lực của Arixtốt:
Đối với ông, hai bộ môn Đạo Đức Học (ethics) và Chính Trị Học (politics) đều khảo
cứu kiến thức thực tế, đây là sự hiểu biết cho phép con người hành động đúng cách
và sống hạnh phúc. Qua tác phẩm đề tặng cho con trai tên là Nichomachus và được
gọi tên là Nichomachean Ethics (Đạo Đức Học của Nichomachus), Arixtốt đã phân
tích cá tính (character) và trí thông minh (intelligence) khi những tính chất này liên
quan đến hạnh phúc, và ông cho rằng một cuộc đời hạnh phúc của con người là cuộc
đời làm theo lý trí (reason).
Một đưa bé sơ sinh chưa phải là con người, chỉ là một cá nhân tiềm tàng. Để trở
thành một con người thực sự, tiềm năng của nó phải được “nhận thức và phát triển.”
Thí dụ: Đứa bé ấy có thể tiềm ẩn khả năng cảm nhận âm nhạc như Beethoven,
nhưng nếu không nhận thức được tài năng của mình hoặc không có cơ hội phát huy
tài năng ấy, nó vẫn chỉ là một "nhạc sĩ tiềm tàng" cho đến khi phát hiện ra thiên tư
và hoàn thiện kỹ năng âm nhạc của mình.
Theo Arixtốt, mục đích chính đáng nhất của con người trong đời là nhận thức bản
chất thực sự (hoặc nhân cách) của mình một cách toàn diện, là phát triển các tiềm
năng cuả mình đến độ viên mãn và từ đó, tự hoàn thiện chính mình. Một cá nhân
không thực hiện được điều này sẽ luôn dằn vặt, tự bất mãn với chính mình hậu quả
của những thất bại trong đời. Sự suy sụp tính thần ấy bộc lộ rõ ràng qua các biểu
19
hiện buồn chán, đau khổ- những dấu hiệu của một cuộc sống bất hạnh. Ngược lại,
người nào nhận thức và phát huy được bản chất cũng như năng lực tiềm ẩn của mình
sẽ có được cuộc sống thỏa nguyện – một đời sống hạnh phúc.
Con người, như Arixtốt khẳng định, theo đuổi rất nhiều mục tiêu trong đời, nhưng
mục đích tối hậu mà anh ta mưu cầu suốt một đời chính là Hạnh Phúc. Tất cả mục
tiêu khác chỉ là phương tiện để đạt đến hạnh phúc, dạng mục đích luôn được khao
khát thành tựu lấy chính nó. Thí dụ: Tiền bạc chỉ là phương tiện, không phải là mục
đích tối hậu. Nó là loại vật dụng cho phép sở hữu chủ mua sắm những vật dụng
khác, góp phần vào cuộc sống hạnh phúc cá nhân của anh ta. Tương tự như vậy,
công việc hàng ngày, đời sống hôn nhân, các hoạt động xã hội và các dạng tài sản
khác là những nguồn nuôi dượng hạnh phúc của một con người. Mưu cầu hạnh phúc
mang đến mục đích và ý nghĩa cho cuộc sống. Thực tế, nếu một cá nhân bị tước đoạt
cơ hội vươn đến hạnh phúc, mối quan tâm của anh ta dành cho cuộc sống, cũng như
ước muốn tiếp tục tồn tại trong đời, sẽ chấm dứt.
Theo Arixtốt, sự thành tựu hạnh phúc tuỳ thuộc hoàn toàn vào quá trình phát huy
tiềm năng và thiên tư của mỗi cá nhân. Tiến trình nhận thức ấy mang đến đời sống
hạnh phúc. Hơn nữa, một viễn cảnh hạnh phúc sáng lạn hơn. Ngược lại, khi tiềm
năng bản thân bị bỏ phế, ngủ quên và thui chột đi, cá nhân sẽ không tránh khỏi một
đời sống tự dằn vặt, khổ đau và suy sụp. Theo Arixtốt, Thượng Đế sáng tạo ra con
người có mục đích. Không nhận thức ra được mục đích của mình, con người sẽ
không bao giờ cảm thấy thoả mãn với cuộc đời; nhận thức và thực hiện được mục
đích ấy, con người mới tìm thấy sự thoả nguyện, hạnh phúc và cái đẹp của cuộc
sống.
Như đã trình bày ở trên, Arixtốt đồng nhất cuộc sống "chí thiện tận mỹ" (the
summun bonum) với hạnh phúc; hạnh phúc vươn đến chỗ siêu việt khi con người
nhận thức ra được bản chất tối thượng của chính mình. Bản chất tối thượng ấy được
tìm thấy trong lãnh vực tâm hồn, ở khía cạnh tinh thần của cuộc sống- khía cạnh
riêng biệt của giống người. Hoạt động viên mãn của tư tưởng (ở các lĩnh vực khoa
học, triết học, nghệ thuật, tôn giáo, v.v... ) chính là nguồn gốc phát sinh ra niềm
20
hạnh phúc tối thượng. Năng lực tối cao của trí tuệ con người là tư duy, vì thế suy tư
chiêm nghiệm chính là nguồn hoan lạc lớn nhất của con người.
4. Arixtốt với văn học nghệ thuật:
Những tác phẩm của Arixtốt lên đến hàng trăm cuốn. Có người bảo 400 cuốn, có
người bảo 1.000 cuốn. Những cuốn còn lại đến nay chỉ là một số nhỏ nhưng cũng có
thể lập thành một tủ sách. Trước hết là những tác phẩm về luận lí dạy các cách xếp
đặt và phân loại các ý nghĩ. Rồi đến các tác phẩm khoa học như vật lí học, thiên văn
học, khí tượng học, vạn vật học, những sách nói về sự phát triển và suy tàn, về linh
hồn, về cơ thể sinh vật, về cử động và về sự sinh đẻ. Loại thứ ba là những sách dạy
về cách viết văn và làm thơ. Loại thứ tư là những sách về triết lí như đạo đức học,
chính trị học và siêu hình học.
Toàn thể các tác phẩm có thể xem là một bộ bách khoa của Hi Lạp nhưng khác với
bộ bách khoa của các nước khác ở chỗ chỉ do một người viết ra. Công trình của
Arixtốt xứng đáng được so sánh với công trình của Alexandre. Văn chương của
Arixtốt không bóng bẩy và thi vị như của Platôn, đó là một loại văn chương chính
xác và khoa học. Arixtốt phải đặt thêm nhiều từ ngữ mới để có thể diễn tả tư tưởng.
Những từ ngữ Âu Mĩ hiện nay phải mượn ở những tác phẩm của Arixtốt như
faculty, mean, maxim, category, energy, actuality, motive, principle, form .... Những
chữ này không khác gì những viên gạch để xây dựng tư tưởng và góp phần rất lớn
trong công cuộc phát triển tư tưởng đời sau. Arixtốt còn viết nhiều tác phẩm văn
chương nhưng đến nay đã thất truyền.
Arixtot ( ), nhà khoa học, triết học, thiên văn học của Hy Lạp cổ với cuốn “Nghệ
thuật thi ca” ra đời cách chúng ta hơn 2300 năm mang tựa đề là “Poetics”, trùng với
bộ môn thi pháp học hiện nay. Trong tác phẩm của mình, ông nêu lên một học
thuyết cơ bản về nguyên tắc “mô phỏng miêu tả” các hình thức thi ca mà người Hy
Lạp thời đó tiếp nhận. Theo quan điểm của Arixtot thì đặc trưng chủ yếu để phân
21
biệt thi ca với các bộ môn nghệ thuật khác bên ngoài văn chương như : múa, phục
trang biểu diễn, trang trí sân khấu… và các phương tiện ngôn ngữ như phương thức
tu từ. Arixtot nghiên cứu thi ca như một nghệ thuật, xem xét bản chất của sáng tạo
văn chương nói chung chứ không giới hạn vào việc phân tích và hệ thống lại các yếu
tố đã trở thành phương tiện thể hiện ý thức nghệ thuật một cách hạn chế. Công trình
này có ảnh hưởng lớn khắp châu Âu suốt nhiều thế kỷ sau này, do đó, sau này người
ta dịch cuốn “Poetics” của ông là “Nghệ thuật thi ca”, còn thuật ngữ “Poetics” được
sử dụng làm tên gọi cho môn “ Thi pháp học”. Ở Hy Lạp cổ đại, hình thức thơ ca
chủ yếu nhất là kịch.
Ông giao động giữa 2 dòng duy tâm và duy vật, nhưng do không nghi ngờ gì về tính
hiện thực của thế giới xung quanh nên những tư tưởng mỹ học của ông mang xu
hướng duy vật.Arixtốt thừa nhận các tiêu chí cơ bản của vẻ đẹp mà những người đi
trước đã đưa ra như tính quy mô có trật tự, hài hòa. Dấu hiệu tối quan trọng của cái
đẹp mà Arixtốt nhấn mạnh là sự chỉnh thể: phải có đầu, có giữa, có cuối, phải liên
kết giữa các bộ phận trong chỉnh thể một cách hưũ cơ.Arixtốt không thừa nhận sự
đồng nhất cái đẹp với cái có ích; cái có ích chỉ ở hành vi, hành động, trong khi đó
cái đẹp có cả trong sự tĩnh tại.Arixtốt quan niệm nghệ thuật là sự tái tạo hiện thực,
mô phỏng lại hiện thực. Sự mô phỏng tiến hành thông qua nhịp điệu, ngôn từ, giai
điệu – và nó có mặt trong tất cả các loại nghệ thuật từ tạo hình đến ngôn từ, trong cả
thi ca lẫn âm nhạc. Ông cho các loại hình nghệ thuật được phân biệt bởi các phương
thức mô phỏng: âm thanh cho ca hát, âm nhạc; màu sắc và hình thức cho hội họa và
điêu khắc; nhịp điệu chuyển động cho các nghệ thuật múa; ngôn từ và âm lực thi ca;
các loại hình còn được chia theo nghệ thuật vận động (thi ca, âm nhạc, múa) và nghệ
thuật tĩnh tại (hội họa, điêu khắc).
Nghệ thuật không có giá trị độc lập, nó gắn bó với đời sống đạo đức của con người,
nó gột rửa con người khỏi vẩn đục. Tác dụng gột rửa của nghệ thuật sẽ giúp con
22
người vượt qua cơn xúc động, nỗi sợ hãi và có khả năng chống đỡ lại hoàn cảnh bất
hạnh.
5. Triết học của Arixtốt tạo nền tảng cho các ngành khoa học khác:
5.1. Logic học:
Khi bàn tới vấn đề phương pháp trong triết học Arixtốt, chúng ta không thể bỏ qua
các tác phẩm về logic học của ông. Các nhà nghiên cứu lịch sử triết học đã xếp
chúng vào vị trí số một trong số 8 loại tác phẩm của Arixtốt còn lưu lại đến ngày
nay. Vào thời mình, Arixtốt chưa coi logic học là một bộ môn khoa học độc lập. Đối
với ông, nó chỉ là công cụ của các khoa học.
Do vậy, khi tìm hiểu các tác phẩm của Arixtốt về lĩnh vực này, ta thấy thuật ngữ
"logic học” (tiếng Hy Lạp là Logikè) chưa được ông sử dụng với tính cách là danh
từ. Arixtốt mới chỉ sử dụng thuật ngữ này như những tính từ (logikos), thí dụ như:
"tam đoạn luận logic", "lập luận logic", "những vấn đề logic"… Mặc dù vậy, người
đời sau vẫn coi ông là "người cha của logic học" và cho rằng, "từ thời Arixtốt, logic
học… đã là một khoa học hoàn chỉnh”.
Những vấn đề logic được Arixtốt trình bày trong "Organon" đã đề cập tới phương
pháp nhận thức, phương pháp' tư duy. Đúng như nhận xét của nhà nghiên cứu người
Nga M.M Rôdentan: "Arixtốt đã luận giải họe thuyết logic của mình là học thuyết
về phương pháp nhận thức thế giới". Các phương pháp Arixtốt đề cập tới trong triết
học của mình là phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp. Các phương pháp này
được ông trình bày trong mối quan hệ biện chứng, trong đó phân tích, diễn dịch
được đặt lên vị trí hàng đầu.
Tam đoạn luận của Arixtốt. Để hiểu được các phương pháp của Arixtốt và mối quan
hệ giữa chúng, trước hết cần tìm hiểu tam đoạn luận của ông, bởi chính ở đây, ông
đã trình bày một cách đầy đủ nhất về lý luận diễn dịch. Thuật ngữ "Tam đoạn luận”
theo tiếng Hy Lạp là "Syllogismos". Arixtốt là người đầu tiên đưa ra học thuyết về
23
tam đoạn luận và suy lý. Đây chính là cống hiến bất diệt của ông trong lịch sử phát
triển logic học. Arixtốt đã dành cuốn một của tác phẩm "Analitika I" để mô tả chi
tiết tam đoạn luận và coi đó là lý luận diễn dịch. Ba cuốn còn lại (cuốn hai của
"Analitika II", cuốn một và cuốn hai của "Analitika II” ông dành cho việc thảo luận
những vấn đề phương pháp luận có liên quan tới lý luận diễn dịch lôgic và việc áp
dụng phép diễn dịch này về mặt lý luận và thực tiễn.
Trong chương một, cuốn một của "Analitika I"' Arixtốt đã định nghĩa: "Tam đoạn
luận” là một mệnh đề mà trong đó nếu một cái nào đó được giả định, thì một cái
khác nào đó cần phải bắt nguồn từ một cái đã định, vì rằng cái đã định đó là có".
Tam đoạn luận của Arixtốt được cấu thành từ ba phán đoán, trong đó hai phán đoán
là tiền đề, còn phán đoán thứ ba là kết luận . Cũng ở đây, ông đã định nghĩa thế nào
là tiền đề và từ, thế nào là tam đoạn luận hoàn thiện và tam đoạn luận không hoàn
thiện. Ông viết: “Tiền đề là một mệnh đề khẳng định hay phủ định một cái gì đó đối
với một cái gì đó. Có - đó hoặc là tiền đề chung, hoặc là tiền đề riêng, hoặc là tiền đề
bất định", "Từ" là cái được tiền đề tách ra, tức là cái thể hiện và cái mà nó thể hiện
liên kết với nhau bằng động từ “là” hoặc động từ “không phải là", còn "tam đoạn
luận” hoàn thiện là cái mà khi biểu lộ sự cần thiết, nó không cần một cái nào khác
ngoài cái đã được thừa nhận. Tam đoạn luận không hoàn thiện cả cái cần một hoặc
nhiều cái khác [cho nó], tuy rằng cần phải thông qua những từ đã cho, nhưng thông
qua những tiền đề [đã cho] thì không được.
Arixtốt cho rằng cấu trúc của tam đoạn luận được xác định rất chặt chẽ và để có các
phán đoán tạo thành một tam đoạn luận cần phải có chủ từ (subjet) "S",'vị từ
(Predicat) "P" và trung từ (moyen terme) “M", hay như ông thường gọi là "từ nhỏ",
"từ trung" và "từ lớn". Arixtốt đã định nghĩa rõ các khái niệm mà ông đưa ra như
sau: “Tôi gọi từ lớn ngoài cùng là từ mà trong đó bao hàm cả từ trung, từ nhỏ là từ
phụ thuộc vào từ trung, còn "từ trung là từ mà bản thân nó có trong một từ, đồng
thời trong bản thân nó lại bao hàm một từ khác và về vị trí thì nó đứng ở giữa". Từ
24
nhỏ (túc là chủ từ "S") và từ lớn (tức là vị từ úp ") thông qua từ trung "M" tạo ra mối
quan hệ qua lại giữa chủ thể và khách thể. Tùy thuộc vào vị trí của từ trung mà có
các dạng (figures) tam đoạn luận khác nhau.
Khi nói về các dạng tam đoạn luận, Arixtốt đã nêu lên những biến thể (Modus) khác
nhau để xác định tính chất của các tiền đề. Những tiền đề này có thể là tiền đề khẳng
định chung, tiền đề phủ định chung, tiền đề khẳng định riêng và tiền đề phủ định
riêng. Ngoài ra còn có loại tiền đề không xác định. Ông chứng minh rằng chỉ trong
bốn trường hợp sau đầy là có thể rút ra được kết luận:
1) khi kết hợp một tiền đề khẳng định chung này với một tiền đề khẳng định chung
khác,
2) khi kết hợp một tiền đề phủ định chung với một tiền đề khẳng định chung,
3) khi kết hợp một tiền đề khẳng định chung với một tiền đề khẳng định riêng và
4) khi kết hợp một tiền đề phủ định chung với một tiền đề khẳng định riêng.
Như vậy, để có được kết luận thì trong hai phán đoán tiền đề nhất thiết một tiền đề
phải là tiền đề chung còn tiền đề kia nhất định phải là tiền đề khẳng định. Từ hai tiền
đề riêng hay từ hai tiền đề phủ định đều không thể dẫn đến một điều gì cả. Thí dụ,
"Một số người là người da trắng" và "Một số người là vận động viên" hay "Một số
người không phải là người da trắng” và “Một số người không phải là vận động viên"
- từ hai cặp phán đoán tiền đề trên chúng ta không thể rút ra được điều gì ở đây.
Như vậy, tam đoạn luận của Arixtốt là một quá trình vận động của tư duy đi từ cái
chung đến cái đơn nhất. Ông viết: "Quả là không thể kết luận được rằng các góc của
tam giác này bằng hai góc vuông nếu như không phải ở mọi tam giác chúng đều
bằng hai góc vuông, hoặc là con người là sinh vật sống nếu như không phải mọi
người đều là sinh vật sống”.
Phân tích và tổng hợp. Arixtốt đã gọi khoa học về tư duy của mình là "analitika" -
tức là khoa học phân tích và vì vậy, một trong những tác phẩm logic học chủ yếu
của ông có tên gọi "Analitika I" và "Analitika II". Ở đây Arixtốt đã sử dụng danh từ
"sự phân tích" (tiếng Hy Lạp là analysis) như là sự phần giải cái phức tạp thành
25
những cái đơn giản cho tôi khi không thề phân giải hơn nữa, tức là phân giải thành
những khởi nguyên hay tiên đề. ông cho rằng cần phải bất đầu nghiên cứu khoa học
từ việc phân tích những tài liệu kinh nghiệm. Chính vì vậy mà ông đã thu thập được
một khối lượng tài liệu kinh nghiệm vô cùng phong phú đó lịch sử trước đó tích lấy
được và phân tích chúng một cách khoa học trong nhiều lĩnh vực tri thức như triết
học, y học nghệ thuật, sinh vật học, thiên văn… Nếu như trước Arixtốt, tụ nhiên mới
chỉ được nghiên cứu một cách khái quát thì ông là người đầu tiên đã phân tích từng
sự vật và hiện tượng riêng biệt của tự nhiên. Ở đây ông đánh giá cao vai trò của
nhận thức cảm tính và coi cảm giác và kinh nghiệm có một ý nghĩa quan trọng để từ
đó nhận được tri thức về cái chung. Do vậy, Lênin đã gọi “Arixtốt là một người kinh
nghiệm chủ nghĩa, nhưng đang tư duy”.
Trong học thuyết tam đoạn luận của mình, Arixtốt rất đề cao phương pháp phân tích.
Nhưng, sẽ là không đầy đủ nếu cho rằng ông chỉ chú ý tới phương pháp phân tích
mà không quan tâm đến phương pháp tổng hợp. Đúng, vấn đề phân tích và tổng hợp
chỉ được giải quyết tốt để trong phép biện chứng của triết học Mác. Song, ngay từ
thời cổ đại, Arixtốt là người đầu tiên đã nêu lên một cách khá rõ nét vấn đề này và
bước đầu giải quyết nó khi bàn tới mối quan hệ giữa các phạm trù chung và cái đơn
nhất trong học thuyết phạm trù, cũng như khi bàn từ quan hệ giữa chủ từ và vị từ từ
trong học thuật tam đoạn luận của ông.
Theo Arixtốt, phân tích và tồng hợp được thực hiện trong các phán đoán mà từ đó
rút ra kết luận. Trước hết, phán đoán được xây dựng trên cơ sớ của sự phân tích.
Việc xác định chủ từ nằm trong vị từ được tiến hành bằng cách phân tích cái gì quy
về cái gì. Phán đoán S-P cần có sự phân tích sơ bộ nhiều chủ từ mà kết quả của sự
phân tích đó cho phép gắn chủ từ xác định đã cho với vị từ trong phán đoán. Nhưng
mặt khác, do chủ từ và vị từ trong phán đoán không hoàn toàn đồng nhất và trùng
hợp với nhau nên trong phán đoán chúng có thời điểm tổng hợp.
Để thấy rõ hơn vấn đề này, ta quay trở lại thí dụ về Xôcrát và cái chết. Trong phán
đoán “Xôcrát là người" thì ở đây chính là sự xác định bản chất của "Xôcrát". Do
vậy, phán đoán "Xôcrát là người" là phán đoán tổng hợp. Việc quy cái chung cho cái
26
riêng ở đây được thực hiện trên cơ sở của sự tổng hợp. Song, do "con người" ở đây
có sự khác biệt với "Xôcrát" nên phán đoán "Xôcrát là người" lại là một phán đoán
phân tích. Ở đây, sự phân biệt cái chung và cải riêng được thực hiện trên cơ sở của
sự phân tích. Vì thế, bất kỳ một phán đoán logic nào trong tam đoạn luận, nếu được
xây dựng đúng thì nó không chỉ là phán đoán phân tích, hoặc chỉ là phán đoán tổng
hợp, mà nó đồng thời là cái này và cái kia. "Mọi quá trình suy luận được bắt đầu từ
một cái gì đó đã biết và thông qua một quá trình nội tai dẫn đến một cái gì đó mà
trước đây chưa biết. Kết luận "Xôcrát cũng chết" trong tam đoạn luận nói trên là một
tri thức mới trong mối tương quan với các tiền đề. Trong trường hợp ngược lại, chủ
từ và vị từ trong kết luận phải hoặc chỉ đồng nhất, hoặc chỉ khác biệt, điều này có
nghĩa khái niệm "Xôcrát" hoặc hoàn toàn trùng với khái niệm "chết"' lúc đó yếu tố
"sống" đã hoàn toàn bị loại trừ trong Xôcrát. Nếu ngược lại, hai khái niệm này sẽ
hoàn toàn khác biệt nhau và như vậy "Xôcrát" sẽ không khi nào phải chết. Tóm lại,
tam đoạn luận của Arixtốt là sự thống nhất giữa phân tích và tồng hợp. Ông cho rằng
chứng minh có thể thực hiện được chính là vỉ trên cơ sở của "một cái gì đó" luôn tồn
tại đồng thời “một cái khác”.
Quy nạp và diễn dịch. Đây là hai phương pháp lập luận biện chứng của tư duy logic
được Arixtốt xem xét trong mối quan hệ qua lại với nhau. Trong chương 12, cuốn 1
của tác phẩm "Topika", ông viết: "Sau khi điều này đã được xác định, cần phải xem
xét một cách riêng biệt xem có bao nhiêu loại lập luận biện chứng. Một loại là quy
nạp, còn loại khác là tam đoạn luận. Thế nào là tam đoạn luận, điều này đã được nói
tới trước đây. Quy nạp là sự đi từ cái đơn nhất đến cái chung. Thí dụ, nếu người lái
tàu hiểu rõ công việc của mình là người lái tàu giỏi nhất và cũng như vậy người
đánh xe hiểu rõ công việc của mình là người đánh xe giỏi nhất, thì nói chung, người
hiểu rõ công việc của mình trong từng lĩnh vực là người giỏi nhất. Quy nạp là
[phương pháp] có sức thuyết phục hơn và rõ ràng hơn. Đối với nhạn thức cảm tính,
nó dễ hiểu hơn và được nhiều người sử dụng. Còn tam đoạn luận là "phương pháp”
vô địch và hữu hiệu hơn để chống lại những ai muốn tranh luận. Cần nói thêm rằng,
thuật ngữ "quy nạp" mà Arixtốt đã sử dụng bằng tiếng Hy Lạp là "epagògê" - dẫn
27
dắt. Sau đó thuật ngữ này của ông được dịch ra tiếng Latinh là "inductio". Ngày nay,
hầu hết trong ngôn ngữ của các nước phương Tầy đều sử dụng thuật ngữ "quy nạp"
có gốc từ của tiếng Latinh. Song, khi dịch thuật ngữ "quy nạp" của Anxtốt ra tiếng
Nga các dịch giả đã sử dụng một thuật ngữ thuần túy Nga là "navedenie" để thay
cho thuật ngữ có gốc từ tiếng Latinh.
Trong triết học Arixtốt, học thuyết tam đoạn luận là phương pháp suy lý diễn dịch -
phương pháp suy lý tam đoạn luận đi từ cái chung đến cái riêng, còn quy nạp là
phương pháp suy lý phi tam đoạn luận đi từ cái riêng đến cái chung. Arixtốt đã đem
tam đoạn luận đối lập với quy nạp. Ông viết: "Quy nạp trong chừng mực nào đó đối
lập với tam đoạn luận, bởi vì tam đoạn luận thông qua từ trung chứng minh rằng từ
[lớn] ngoài cùng thuộc về từ thứ ba, còn quy nạp chứng minh thông qua từ thứ ba
rằng từ [lớn] ngoài cùng thuộc về từ trung. Về thực chất, suy lý thông qua từ trung
đứng ở vị trí thứ nhất và được biết nhiều hơn. Nhưng, đối với chúng ta, suy lý thông
qua quy nạp rõ ràng hơn”.
Khi đem đối lập quy nạp với tam đoạn luận, một mặt, Arixtốt đã hoàn toàn đồng
nhất diễn dịch với tam đoạn luận, mặt khác, ông lại tách rời diễn dịch với quy nạp.
Cách lý giải như vậy của ông không đúng với những điều đã được ông trình bày về
tam đoạn luận. Trên thực tế, phép diễn dịch của Anxtốt là phương pháp đi từ cái
chung đến cái riêng, còn tam đoạn luận là một cấu trúc logic đặc biệt và rõ ràng của
sự chứng minh diễn dịch. Suy lý tam đoạn luận vẫn chưa dẫn tới sự chứng minh
diễn dịch, nhưng suy lý diễn dịch không thể thực hiện thiếu tam đoạn luận. Tam
đoạn luận là hình thức của diễn dịch, diễn dịch là nội dung của tam đoạn luận.
Lý luận diễn dịch của Arixtốt được ông trình bày trong tam đoạn luận không chỉ là
sự vận động của tư duy từ cái chung đến cái đơn nhất, đó là quá trình vận động từ
cái đơn nhất đến cái chung. Theo Arixtốt, khi chứng minh rằng "Xôcrát cũng chết"
trên cơ sở "mọi người đều chết", thì trước đó, ở một mức độ nhất đinh, đã phải sử
dụng phép quy nạp. Chúng ta đi tới một kết luận xác thực "Xôcrát cũng chết" trên cơ
sở của một sự xác thực đã được đúc rút từ kinh nghiệm "mọi người đều chết". Do
28
vậy, sự đối láp giữa tam đoạn luận với quy nạp ở đây không phải là sự đối lập tuyệt
đối. Về mặt nào đó, tam đoạn luận của Arixtốt là sản phẩm của sự thống nhất biện
chứng giữa quy nạp và diễn dịch. Theo Arixtốt, trong tam đoạn luận thì diễn dịch
chiếm ưu thế, nhưng quy nạp lại xuất hiện trước diễn dịch.
Mặc dù rất coi trọng vai trò của tam đoạn luận (hay của phương pháp diễn dịch),
song Arixtốt hoàn toàn không xem nhẹ suy lý quy nạp trong quá trình nhận thức.
Theo ông, cái chung được nhận thức thông qua khái niệm, còn cái riêng được nhận
thức thông qua cảm giác. Ông đánh giá cao vai trò cửa nhận thức cảm tính và coi đó
là nguồn gốc để nhận thức cái chung. Arixtốt viết: “Vì vậy người nào không cảm
giác thì không biết cái đó với tính cách là biểu tượng, bởi vì các biểu tượng cũng
chính là các cảm giác, nhưng không có vật chất". Như Arixtốt đã xác định "quy nạp
là sự đi từ cái đơn nhất đến cái chung", vì vậy đối với ông, quy nạp là điều kiện cần
thiết để nhận được cái chung. Ông viết : "Như vậy, rõ ràng là chúng ta cần nhận thức
những [khởi nguyên] đầu tiên thông qua quy nạp, bởi chính như vậy mà tri giác sinh
ra cái chung". Ở đây, Arixtốt hiểu quy nạp không chỉ là nhận thức cảm tính các sự
vật riêng biệt. Nó gắn liền việc vạch rô cái chung trong các sự vật riêng biệt. Theo
Arixtốt, cái chung và cái đơn nhất không phải là hai sự vật đối lập tuyệt đối. Các
đơn nhất thể hiện thông qua cái chung vốn có của nó và không thể tách rời chứng.
Không thể có cái chung thiếu cái đơn nhất và ngược lại. Ông viết: "Quả là chúng ta
không thể nghĩ rằng có một cái nhà - một cái nhà nói chung ngoài những cái nhà cá
biệt".
Arixtốt cho rằng không thể nhận thức được cái chung khi chỉ dựa vào nhận thức cảm
tính. Quy nạp chưa phải là sự chứng minh khoa học nhưng lại là yếu tố cần thiết cho
tư duy khoa học. Quy nạp vạch hướng tiến đến cái chung nhưng chưa ở từng trạng
thái luận giải cái chung. Sự luận giải này được thực hiện bằng cách chứng minh suy
diễn - chứng minh tam đoạn luận. Theo Arixtốt, suy lý quy nạp cho ta tri thức về cái
đơn nhất và không vạch ra được nguyên nhân của các sự vật và hiện tượng, còn suy
lý diễn dịch cho ta tri thức khoa học về cái chung và vạch ra được nguyên nhân các
29
sự vật và hiện tượng. Do vậy, ông đã xếp tư duy lý luận ở vị trí hàng đầu, còn kinh
nghiệm ở vị trí thứ hai và phương pháp diễn dịch đứng trước phương pháp quy nạp.
Song, Arixtốt chưa khi nào xem xét quy nạp và diễn dịch như hai yếu tố loại trừ
nhau trong quá trình nhận thức. Ông cho rằng trong sự hình thành cái chung, tức là
để có được tri thức khoa học về cái tất yếu trong tự nhiên, luôn có sự tham gia của
hai quá trình khác nhau là quy nạp và diễn dịch. Ông viết: "Quả thật, sự hiểu biết
[cái đơn nhất] nhờ cái chung không thể có được nếu thiếu quy nạp, cũng như sự hiểu
biết nó thông qua quy nạp không thể có được nếu thiếu tri giác cảm tính".
Như vậy, trong logic học của Arixtốt phân tích và tổng hợp là hai phương pháp luôn
bổ sung cho nhau và không tách rời nhau. Quá trình suy lý quy nạp đi từ cái đơn
nhất đến cái chung diễn ra nhờ sự phân tích còn quá trình suy lý diễn dịch để từ cái
chung đến cái riêng diễn ra nhờ sự tổng hợp. Theo quan niệm của Arixtốt, quy nạp,
diễn dịch, phân tích, tổng hợp cũng như một số vận động khác nhau của tư duy
không thể tồn tại ở ngoài suy lý tam đoạn luận. Chúng luôn diễn ra trong mới quan
hệ chặt chẽ với tam đoạn luận và thông qua tam đoạn luận. Mặc dù ở một mức độ
nhất đinh, Arixtốt chưa thấy hết được vai trò của quy nạp và đánh giá quá cao vai trò
của diễn dịch trong nhận thức, nhưng về cơ bản, ông đã hiểu đúng nội dung của
chúng và sự thống nhất biện chứng giữa chúng. Do vậy, trong suất một thời gian dài
từ cổ đại tới trung cổ chúng luôn được coi trọng là những phương pháp luận vạn
năng của nhạn thức. Mãi tới thế kỷ XVII - XVIII, với sự phát triển mạnh mẽ của các
ngành khoa học, nhất là các khoa học thục nghiệm, các nhà triết học thời cận đại bắt
đầu nhận thấy những hạn chế trong các phương pháp của Arixtốt và tìm cách xây
dựng một lý luận mới về phương pháp.
5.2. Các ngành khoa học khác:
Arixtốt cũng được biết đến như người cha đỡ đầu của vật lí học, ông đã viết quyển
"Vật lí học" đầu tiên của nhân loại. Phương pháp trình bày của Arixtốt trong cuốn
30
sách này khác hẳn ngày nay. Trong cuốn sách này hoàn toàn không có công thức
toán học và không có thí nghiệm. Ông đi đến kết luận bằng lập luận và bằng trực
giác. Những công trình về sinh học chứng tỏ ông là một nhà thực nghiệm giỏi.
Thời trung cổ, các học thuyết của Arixtốt được nhà thờ công nhận như kinh thánh,
mọi ý kiến phản bác quan điểm của ông đều bị đưa ra xét xử.
Arixtốt đóng góp rất nhiều cho triết học và sinh học. Các công trình về sinh học của
ông đều có cơ sở vững chắc, ông đã liệt kê được 500 loài động vật, 120 loài cá và 60
loài côn trùng. Các quan điểm của ông về vật lí vẫn còn nhiều hạn chế và sai lầm.
IV. Kết luận
Nghiên cứu trên đã phần nào làm rõ ảnh hưởng to lớn của tư tưởng triết học của
Arixtốt đối với đời sống văn hóa tinh thần của thời đại. Tư tưởng triết học của Arix
-tốt nói riêng và tư tưởng triết học nói chung có những đóng góp to lớn trong đời
sống nhưng cách nhìn nhận và thừa nhận đóng góp của triết học trong đời sống còn
nhiều hạn chế. Hiện nay có hai thái cực trái ngược nhau về đánh giá vai trò của triết
học trong đời sống văn hóa tinh thần. Thái cực thức nhất thủ tiêu vai trò của triết học
còn thái cực thứ hai tuyệt đối hóa vai trò của triết học.
Để có thể giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề cụ thể hết sức phức tạp và
vô cùng đa dạng của cuộc sống, chúng ta cần tránh cả hai thái cực sai lầm: hoặc là
xem thường triết học và do đó sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, tuỳ tiện, dễ bằng lòng
với những biện pháp cụ thể, nhất thời, đi đến chỗ mất phương hướng, thiếu nhìn xa
trông rộng, thiếu chủ động và sáng tạo trong công việc; hoặc là tuyệt đối hoá vai trò
của triết học và do đó sẽ sa vào tình trạng áp dụng một cách máy móc những nguyên
lý, những quy luật, những tri thức triết học chung mà không tính đến tình hình cụ
thể đó không nắm được tình hình cụ thể đó trong từng trường hợp cụ thể, hậu quả là
sẽ khó tránh khỏi bị thất bại.
31
Kết hợp chặt chẽ cả hai loại tri thức trên đây tri thức chung (trong đó có tri thức triết
học và tri thức khoa học chuyên ngành) và tri thức thực tiễn (trong đó có sự hiểu
biết tình hình thực tiễn và trình độ tay nghề được biểu hiện qua sự nhạy cảm thực
tiễn) - đó là tiền đề cần thiết đảm bảo thành công của chúng ta trong hoạt động cụ
thể của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
32
1. Giáo trình Đại Cương Lịch Sử Triết Học, NXB Tổng Hợp Tp HCM, năm 2003,
TS Nguyễn Ngọc Thu – TS Bùi Văn Mưa (đồng chủ biên).
2. Tạp chí triết học
3. Website: www.chungta.com.vn
MỤC LỤC
33
I. Phần mở đầu: ............................................................................................................................................ 1
II. Tư tưởng triết học của Arixtốt: ................................................................................................................. 1
1. Thuyê ́t nguyên nhân – cơ sở cu ̉a siêu hình ho ̣c. ....................................................................................... 1
2. Thuyê ́t vâ ̣n đô ̣ng – cơ sở cu ̉a Vâ ̣t lý ho ̣c .................................................................................................... 2
3. Quan niệm vê ̀ sinh thê ̉, con người và linh hô ̀n ......................................................................................... 2
4. Quan niệm vê ̀ nhâ ̣n thư ́c ........................................................................................................................... 3
5. Quan niệm vê ̀ đa ̣o đư ́c, chính trị – xã hô ̣i ................................................................................................. 4
III. Sự ảnh hưởng của tư tưởng triê ́t học của Arixtốt đến đời sống văn hóa Ɵnh thần của thời đại: .......... 6
1. Hê ̣ thô ́ng pha ̣m trù trong triê ́t ho ̣c cu ̉a Arixtô ́t và giá tri ̣ cu ̉a nó: ............................................................ 7
2. Arixtt với cô ̣ng đô ̀ng chính tri ̣ và nhà nước lý tưởng: .......................................................................... 12
3. Arixtô ́t với tri thư ́c và xúc ca ̉m: ............................................................................................................... 16
3.1. Giáo du ̣c trong triết ho ̣c Arixtô ́t: .............................................................................................................. 16
3.2. Quan điểm về hạnh phúc và sự tự phát triển năng lực của Arixtốt: ........................................................ 18
4. Arixtt với văn học nghê ̣ thuật: .............................................................................................................. 20
5. Triết học của Arixtốt tạo nền tảng cho các ngành khoa học khác: ........................................................ 22
5.1. Logic ho ̣c: ................................................................................................................................................. 22
5.2. Các ngành khoa ho ̣c khác: ....................................................................................................................... 29
IV. Kê ́t luâ ̣n .................................................................................................................................................... 30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 31
MỤC LỤC ......................................................................................................................................................... 32
34
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- detai9_dangthiphuonghoa_d1k19_5558.pdf